1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những đặc trưng xã hội - ngôn ngữ học của tên riêng chỉ người trong tiếng Việt

131 2,7K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 48,82 MB

Nội dung

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trong tiếng Việt, tên người làm thành một tiểu hệ thống riêng biệt với nhiều hình thức biểu hiện đa dạng như: tên thật, tên tục, tên huý, tên hiệu, bút da

Trang 2

MỤC LỤC

Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Đối tượng và phạm vi nghiên c ứ u 2

3 Mục đích và ý nghĩa của việc nghiên cứ u 4

4 Nội dung nghiên cứ u 4

5 Phương pháp nghiên c ứ u 5

6 Tư liệu nghiên cứu 6

7 Cấu trúc luận văn 6

( ’hương I- Những cơ sở lí luận của việc nghiên cứu tên riêng 1 Tên người và khoa nhân danh học 8

2 Sự khác biệt giữa tên riêng và tên chung 9

3 Ý nghĩa của tên riên g 12

4 Chức năng của tên riêng 14

5 Đặc điểm ngữ pháp của tên riêng 16

6 Các loại tên riêng .19

7 Lịch sử nghiên cứu tên riêng ở Việt Nam 20

('hương II- Cấu tạo của tên người Việt I Khái niệm về tên người 28

1 ỉ Về thuật ngữ “tên người” 28

1.2 Về khái niệm “ Tên thật” 28

] 3.Về khái niệm “Tổ hợp định danh” 30

2 Các loại thành tố trong tên người V iệt 31

2 ỉ Tên h ọ 31

1 Tên họ đơn 32

2 Tên họ k ép 34

3 Tên họ ghép 36

Ten đệm 37

2.1

2.1

2.1

Trang 3

2.2.2 Tên đệm đ ơ n 39

2.3 Ten cá n h â n 41

2.3.1 Tên cá nhân đ ơ n 42

2.3.2 Tên cá nhân k é p 44

3 Các kiểu cấu trúc của tên thật người V iệt 45

4.Ý nghĩa của tên người .47

4 1 Tên người có nghĩa hay không có nghĩa? 47

4.2 Các kiểu ý nghĩa trong tên người V iệt 48

4.2.1 Về ý nghĩa của tên họ 48

4.2.2 Về ý nghĩa của tên đệm 50

4.2.3 Về ý nghĩa của tên cá n h ân 50

("hương III- Những đặc trưng về mặt xã hội của tên thật người Việt 1 Đặt vấn đề 54

-ì~2 Tên gọi và giai c ấ p 55

2.1 Tên gọi của nông d â n 56

2.1.1 Về tên đ ệ m 56

2.1.2 Vẽ tên cá nhân 57

2.2 Tên gọi của công n h â n 59

2.2.1 Về tên đ ệ m 59

2.2.2 Về tên cá nhân 61

2.3 Tên gọi của tầng lớp trí thức 62

2.3.1 Về tên đ ệ m 62

2.3.2 Về tên cá nhân 63

3 Tên gọi và giới tín h 65

3.1 Tên gọi của n am 66

3.1.1 Về tên đệm 66

3.1.2 Về tên cá n h â n 68

3.2 Tên gọi của n ữ 69

3.2.1 Về tên đ ệ m 69

Trang 4

3.2.2.v ề tên cá nhân

4 Tiểu kết

71 72 ( ’hương IV-Sự hình thành và biến đổi của tên thật người Việt trong đời sống xã hội 1 .Sự hình thành tên gọi 74

2 Cách gọi tên trong giao tiế p 77

3 Sự thav đổi tên gọi 80

4 Cách viết hoa tên người 84

5 Cách sắp xếp tên người 92

K ết lu ận 98

Tài liệu tham k h ả o 100

PhiU lụ c 105

Trang 5

MỎ ĐẨU

ỉ Lý do chọn đề tài

Trong hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ, tên riêng làm thành một mảng tên gọi khá đặc biệt Chúng không chỉ có số lượng rất lớn, mà còn (lược cấu tạo dưới nhiều hình thức rất phong phú và đa dạng như: tên người (Nhân danh), tên đất (Địa danh), tên gọi cơ quan, tổ chức còn gọi là (Hiệu danh), tên gọi sách báo, tên riêng của động vật (Động vật danh), tên riêng của thực vật (Thực vật danh), tên gọi các đồ vật (Đồ vật danh), tên gọi các hiện tượng vũ trụ (Vũ trụ danh), tên gọi thần linh (Thần danh),v.v

Cũng như các từ (còn gọi tên chung), tên riêng tồn tại dưới hình thức các kí hiệu ngôn ngữ Chính vì thế, chúng trở thành đối tượng nghiên cứu trước hết của ngôn ngữ học.Và trong ngôn ngữ học, tên riêng được nghiên

cứu trong một chuyên ngành riêng biệt- đó là Môn tên riêng hay Danh xiũig học (Onomatika).

Môn tên riêng nghiên cứu những quy luật cơ bản về nguồn gốc phát sinh, thành phần cấu tạo, quá trình phát triển và sự hoạt động của các tên riêng trong hệ thống ngôn ngữ

Ở thời kỳ đầu, môn tên riêng chú trọng đến hai lớp tên gọi quan trọng nhất trong hệ thống tên riêng- đó là tên người và tên địa lý Chúng được nghiên cứu trong một chuyên ngành riêng gọi là Nhân danh học (anthroponymie) và Địa danh học (toponymie)

Ngoài Nhân danh và Địa danh, môn tên riêng còn nghiên cứu cả các loại tên riêng khác như: tên riêng của động vật; tên riêng thực vật; tên riêng

đồ vật; tên riêng của các vị thần linh; tên cơ quan và các tổ chức chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội; tên gọi sách báo, các tác phẩm nghệ thuật và các

Trang 6

văn bản hành chính,v.v So với nhân danh và địa danh, các loại tên riêng này có số lượng khiêm tốn hơn và chưa được quan tâm nhiều.

Như vậy, cùng với Địa danh, Nhân danh chiếm một vị trí rất quan trọng trong hệ thống tên riêng Tên người không chỉ là một kí hiệu định danh, gọi tên cho một người cá biệt và duy nhất, mà trong thành phần tạo nên chúng còn chứa đựng những thóng tin mang tính lịch sử, truyền thống, văn hoá, xã hội, đặc trưng cho mỗi cộng đồng dân tôc nhất định

Chính vì thế trong Việt ngữ học, giáo sư Nguyễn Tài cẩ n đã xem tên

người là “ mảng quan trọng n h ấ t” trong tên riêng gốc Việt Nam [2]

Xuất phát từ vị trí quan trọng của tên người trong hệ thống tên riêng của một ngôn ngữ và vai trò quan trọng của chúng trong đời sống xã hội, chúng tôi đã chọn đề tài tên người Việt để làm đối tượng nghiên cứu cho luận văn này

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trong tiếng Việt, tên người làm thành một tiểu hệ thống riêng biệt với nhiều hình thức biểu hiện đa dạng như: tên thật, tên tục, tên huý, tên hiệu, bút danh, bí danh, hài danh, mật danh,v.v

Một người có thể có một hay nhiều tên gọi khác nhau tuỳ thuộc vào lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hoá hay nguyện vọng của mỗi cá nhân Lúc còn nhỏ, trẻ em ở nông thôn nước ta vào thời kì phong kiến trước đây thường được gọi bằng tên tục như: Cu, Cồ, Bồi, Đĩ, Hĩm, Mẹt, Tồ, Tẹt,

Khi đứa trẻ đã trưởng thành, người ta thường sử dụng tên thật (còn gọi là tên khai sinh, tên chính, chính danh hay tên cái) Bên cạnh tên thật, các nhà trí thức và nhà hoạt động chính trị còn có tên Huý, tên Tự, tên Hiệu, Bí danh, Biệt danh, Mật danh, Bút danh,

Chẳng hạn, Nguyễn Thiếp (1723- 1804) người xã Nguyệt Ao (còn

gọi là Nguyệt Úc) huyện La Sơn (nay thuộc huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh)

Trang 7

là người đã giúp Tây Sơn lập Sùng chính thư viện Ngoài ten thật Nguyền Tlìicp, ông còn có tới 12 tên tự và tên hiệu khác nhau.

Ví dụ, tên tự của ông là: Khải Chuyên, Quang Thiếp Ông còn có các ten hiệu là: La Sơn Phu Tử, Lam Hổng Dị Nhân, Hầu Lục Niên, Lục Niên PlìH Tứ, Hạnh Am, Lạp PltoníỊ CưSĩ,

Nguyễn Du (1765-1820) tự là T ố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê gốc ở

làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh ra ở phường Bích Câu, Thãng Long (Hà Nội) Ông là đại thi hào của dân tộc Việt Nam

và là danh nhân văn hoá thế giới

Trong thời kỳ còn hoạt động bí mật, nguyên chủ tịch nước Nguyễn

Lưitng Bằng đã lấy bí danh là Sao Đỏ

Nhà thơ Lê T ư Lành lấy bút danh là Tô Hữu Nhà văn Nguyễn Tuân

có nhiều bút danh khác nhau như: Ngột Lôi Quất, Thanh Hà, Nhất Lang, Tuân, Ân Ngũ Tuyên, Tuấn Thừa sắc.

Mặc dù tên người Việt biểu hiện dưới nhiều hình thức đa dạng như vậy, nhưng trong khuôn khổ của một luận văn, chúng tôi chỉ tập trung sự chú ý của mình vào việc khảo sát và miêu tả một loại tên gọi cơ bản và quan trọng nhất- đó là tên thật của người Việt Đây là loại tên gọi cơ bản và chủ yếu nhất trong hệ thống tên người của một ngôn ngữ Bởi vì bất kỳ người nào cũng phải mang tên thật Tên thật là tên gọi có giá trị về mặt pháp lý Chúng được sử dụng chính thức trong các văn bản chính thức của nhà nước Tên thật không chí là tên gọi khu biệt cho tính cá thể đơn nhất của đối tượng được gọi tên mà trong thành phần câu tạo của chúng còn thể hiện được tính dân tộc đặc trưng cho mỗi cộng đồng nhất định

Các loại tên riêng chỉ người khác không nằm trong phạm vi khảo sát chính của luận văn, mà chỉ có giá trị so sánh để làm rõ đối tượng nghiên cứu

3

Trang 8

3 Mục đích và ý nghĩa của việc nghiên cứu

(1) Mục đích của luận văn nhằm khảo sát và miêu tả những đặc trưng về mặt xã hội-ngôn ngữ học của tên thật người Việt Đây là một hướng nghiên cứu mới không chỉ đối với các hiện tượng ngôn ngữ khác trong Việt ngữ học, mà đối với cá việc nghiên cứu tên riêng tiếng Việt Trên bình diện nghiên cứu này, tên người không chỉ được làm rõ về mặt cấu trúc

- ngữ nghĩa, mà còn được miêu tả cả những đặc trưng về mặt xã hội của các

kí hiệu tên gọi được phát sinh và phát triển trong những giai đoạn lịch sử nhất định Nói cách khác, các kiểu cấu trúc của tên thật người Việt cũng như ý nghĩa của chúng ít nhiều cũng phản ánh những dấu hiệu về mặt xã hội thông qua sự phân tầng xã hội

(2) Với tư cách là tên gọi- một loại kí hiệu ngôn ngữ, việc nghiên cứu tên người có ý nghĩa trước hết về mặt ngôn ngữ học Khác với các tên chung (các từ), tên thật của người được chúng tôi xem là một tổ hợp vị định đanh Quan niệm này có nhiều khả năng tiếp cận một cách chân thực, gần với bản chất của tên gọi hơn so với quan niệm xem tên thật là từ giống như những từ loại danh từ khác

Việc nghiên cứu tên thật người Việt trên bình diện xã hội- ngôn ngữ học còn góp phẩn làm rõ bản chất xã hội của các tín hiệu ngôn ngữ, trong

đó tên riêng chỉ người là một loại tín hiệu ngôn ngữ đặc biệt

Về mặt thực tiễn, việc nghiên cứu tên người trẽn bình diện xã hội- ngôn ngữ học còn có ý nghĩa trong việc tìm hiểu những giá trị truyền thống, văn hoá của người Việt thông qua cách đặt tên và gọi tên

4 Nội dung nghiên cứu

Để làm rõ những đặc trưng xã hội- ngôn ngữ học của tên riêng chỉ người trong tiếng Việt, luận văn đã tiến hành việc khảo sát và micu tả những vấn đề cơ bản sa u đây:

Trang 9

(1) Micu tả câu trúc của tên thật người Việt, bao gồm cả việc mô hình hoá cấu trúc khái quát, các kiểu cấu trúc cụ thể và ý nghĩa của tên thật người Việt.

(2) Khảo sát và miêu tả những đặc trưng về mặt xã hội học của tên thật người Việt thông qua sự phân tầng xã hội về mặt giới tính và thành phần giai cấp trong xã hội

(3) Tìm hiểu quá trình hình thành, biến động của tên riêng người Việt trong đời sống xã hội trên cá lĩnh vực văn tự và s;iao tiếp lời nói

5 Phương pháp nghiên cứu

Tên người là đối tượng nghiên cứu không chỉ của ngôn ngữ học, mà còn của nhiều ngành khoa học xã hội khác như : sử học, dân tộc học, tâm lí học, xã hội học, nghiên cứu văn học, Chính vì thế việc nghiên cứu tên riêng có thể được tiến hành bằng các phương pháp của ngôn ngữ học thuần tuý hay bằng các phương pháp nghiên cứu liên ngành của xã hội học, tâm lí học hay dân tộc học,

Trên bình diện thuần tuý ngôn ngữ học, tên người có thể được nghiên cứu trên bình diện cấu trúc, nghĩa là tiến hành việc miêu tả và mô hình hoá tất cả các kiểu cấu trúc tên gọi về mặt hình thức là chủ yếu Sự hình thành và phát triển của tên người trong xã hội có thể được nghiên cứu trên bình diện đồng đại và lịch đại

Ngoài ra, tên người còn được nghiên cứu cả trên bình diện xã hội - ngôn ngữ học, dân tộc- ngôn ngữ học, tâm lí- ngôn ngữ học, Đây là những khuynh hướng nghiên cứu mới mang tính liên ngành, nhằm phát hiện ra những đặc trưng về mặt xã hội, dân tộc hay tâm lí của người đặt tên thông qua các kí hiệu tên gọi

Trong luận văn này, chúng tôi chủ yếu xuất phát từ bình diện xã hội- ngôn ngữ học của tên riêng để tiến hành khảo sát và miêu tả những đặc trưng về mặt xã hội của tên thật người Việt

5

Trang 10

Để thực hiện được điều đó, luận văn đã phái sử dụng đến các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu truyền thống của ngôn ngữ học là thống kê, phân tích, micu tả, mô hình hoá và so sánh các các kiểu cấu trúc tên người cá trên bình diện dồng đại và lịch đại.

Ngoài ra, để làm rõ nhữne, đặc trưng về mặt xã hội của đối tượng nghiên cứu, chúng tôi còn sử dụng đến các phương pháp điều tra của dân tộc học và xã hội học để khảo sát sự biến động của các tên người dưới sự tác động của các nhân tố xã hội

6 Tư liệu nghiên cứu

Để làm rõ nội dung nghiên cứu, luận văn đã tiến hành việc thống kê tên thật của người Việt chủ yếu trên các văn bản hành chính như: sổ theo dõi dân số ở các địa phương, danh sách các cán bộ công nhân viên chức làm việc trong một số cơ quan, tổ chức nhà nước, danh sách học sinh, sinh viên ở các trường mẫu giáo, tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn Hà Nội và

Hà Tây

Các loại tên gọi đó không chỉ được thống kê một cách đơn lẻ, rời rạc,

mà còn được điều tra, xem xét trong cùng một hệ thống với tên gọi của bố

mẹ, anh chị em trong gia đình để thấy được mối liên hệ về mặt cấu trúc cũng như về mặt ý nghĩa của tên gọi

Ngoài ra, để tìm hiểu những đặc trưng về mặt xã hội ngôn ngữ học của tên riêng, luận văn còn tiến hành việc thống kê, điều tra tên gọi theo các phạm vi giới tính và thành phần giai cấp của người có tên xuất hiện ở vùng đồng bằng Bắc bộ (chủ yếu là trên địa bàn Hà Nội và Hà Tây từ năm đầu thế kỷ XX đến nay) Số lượng tên gọi được thu thập qua các thời kì vào khoáng 10.000 đơn vị

7 Cấu trúc của luận vãn

Ngoài phần Mứ đầu, phần Kết luận, phần Tài liệu tham khảo và Phụ lục luận văn gồm 3 chương sau đây:

Trang 11

Chương I- Những cơ sơ lí luận của việc nghiên cứu tên riêng

Chương II- Cấu trúc của tên thật người Việt

Chưưng III- Những đặc trưng về mặt xã hội của tên thật người Việt Chương IV- Sự hình thành và biến động của tên thật người Việt trongđời sống xã hội

7

Trang 12

Chương I

NHŨNG C ơ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC

NGHIÊN CỨU TÊN RIÊNG

1 Tèn người và khoa Nhân danh học

Trong hệ thống tên riêng của một ngôn ngữ, tên người làm thành một mảng tên gọi khá đặc biệt Do mỗi người có một tên gọi riêng, nên tên người có số lượng vô cùng lớn và không xác định So với các loại tên riêng khác, tên người tồn tại dưới nhiều hình thức rất phong phú và đa dạng như: tên tục, tên huý, tên tự, tên hiệu, bút danh, biệt danh, bí danh, hài danh, nghệ danh,

Về cấu tạo, tên người là một hệ thống không đồng loại Trừ tên thật (còn gọi là Tên chính) có cấu tạo khá phức tạp, còn cấu trúc của các loại tên người khác đơn giản hơn và thường được sử dụng trong một phạm vi nhất định

Về ý nghĩa, cũng so với các loại tên riêng khác, tên người là một loại

kí hiệu ngôn ngữ có nhiều khả năng phản ánh một cách nhạy cảm mọi sự biến động diễn ra trong đời sống xã hội Người ta có thể tìm thấy trong ý nghĩa của tên người những dấu hiệu của lịch sử, truyền thống, văn hoá, xã hội và nhiều thứ khác đặc trưng mỗi một cộng đồng dân tộc nhất định Chính vì thế, tên người đã trở thành đối tượng quan tâm nghiên cứu không chi của ngôn ngữ học, mà còn của nhiều ngành khoa học xã hội khác như

sử học, xã hội học, tâm lí học,

Trong ngôn ngữ học tên người được nghiên cứu trong một môn học riêng gọi là Nhân danh học

Nhàn danh học (anthroponymie) nghiên cứu về tên người Nhiệm vụ

chú yếu của môn học này là nhằm phát hiện ra những quy luật cơ bản về

Trang 13

quá trình hình thành, biến đổi và phát triển của tên người trên cả bình diện cấu trúc- chức năng lẫn bình diện lịch sử- xã h ộ i

Cùng với Địa danh học, Nhân danh học xuất hiện ở châu Âu vào những năm cuối của thế kỷ XIX và bắt đầu phát triển vào đầu thế kỷ XX

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu tên riêng nói chung và tên người nói riêng mới xuất hiện vào khoảng những năm 60-70 của thế kỉ XX Hiện nay, tên riêng chỉ người trong tiếng Việt ngày càng thu hút sự quan tàm chú ý của giới chuyên môn

2 Sự khác biệt giữa tên riêng và tên chung

Trong hệ thống vốn từ của một ngôn ngữ có sự đối lập giữa hai hệ thống tên gọi hoàn toàn khác nhau- đó là tên riêng và tên chung

Trong “Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học”, tên riêng được định nghĩa như sau:

“ Từ, cụm từ hoặc câu dùng để tách biệt đối tượng được gọi tên ra khỏi tập hợp các đối tượng khi cá thể hóa chúng Đặc điểm của tên riêng là dùng để gọi tên (kí hiệu) người hoặc các sự vật riêng lẻ, không liên quan gì đến đặc trưng của chúng, tức là không có sự tương ứng giữa tính chất của sự vật được gọi tên (kí hiệu) và nghĩa của từ, cụm từ hoặc câu” [56]

Tác giả Nguyên Tài c ẩn trong cuốn: ‘T ừ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại” năm 1975 đã viết: “Cũng như ở các ngôn ngữ khác, trong

danh từ tiếng Việt cũng cần phải tách danh từ riêng thành một tiểu loại đặc biệt Bất kì đó là nhân danh hay địa danh, tên sách báo hay tên gọi tổ chức, tên gọi thời đại, danh từ riêng bao giờ cũng có đặc điểm là chí dùng để gọi tên của một sự vật duy nhất, cá biệt Chính đặc điểm này là đặc điểm đã làm cho danh từ riêng khác hẳn các danh từ còn lại, cả về mặt ý nghĩa, cả

về mặt đặc trưng ngữ pháp” [2]

9

Trang 14

Năm 1979, tác giả Nguyễn Văn Thạc cho rằng: “Danh từ riêng là những danh từ về mặt nội dung ý nghĩa chỉ biểu thị một đối tượng, sự vật riêng lẻ, duy nhất không có mối liên hệ nào với đặc trưng của đối tượng sự vật với ý nghĩa của từ Danh từ riêng chỉ là cái tên dùng để gọi chứ không phải từ dùng để hiểu Nó chỉ có ý nghĩa biểu vật chứ không có ý nghĩa biểu niệm Danh từ riêng có thể xem là bộ phận hạt nhân của tên riêng” [32]

Tác giả Đỗ Hfru Châu, năm 1981 viết: “ Tên riêng là tên đặt cho từng cá thể sự vật Tên riêng không phải hoàn toàn không có nghĩa biểu niệm Giả định rằng ở một dân tộc nào đó, tên riêng của người khác hẳn

với tên riêng đất đai, núi sông, khác hẳn với tên riêng động vật, thì chỉ cần nghe tên riêng người nghe sẽ không rơi vào tình trạng mơ hồ chiếu vật Lúc này phạm trù người, đất đai, sông núi mà tên niêng gợi ra (do sự khác nhau trong cách đặt tên) là nét biểu niệm của tên riêng Chức năng

cơ bản của tên riêng là chỉ cá thể sự vật đúng với phạm trù của cá thể được gọi tên bằng tên riêng đó Thí dụ tên riêng chỉ người có chức năng cơ bản

là chỉ cá thể người trong phạm trù người, tên riêng của sông, núi có chức năng cơ bản là chỉ cá thể núi, sông trong phạm trù vật thể tự nhiên Tuy nhiên trong sử dụng, tên riêng có thể được dùng theo lối dịch chuyển phạm trù theo phương thức chuyển nghĩa hoán dụ

Ví dụ: Dùng tên địa phương để chỉ người (Cụ Tiên Điền, Tiên Điên

là tên làng ở đây dùng với nghĩa chiếu vật : Nguyễn Du), dùng tên người

để chỉ tác phẩm nghệ thuật (xem triển lãm Tô Ngọc V ân) dùng tên riêng của hãng sản xuất để gọi tên sản phẩm (dùng Hon đa để gọi tên cho bất

kỳ loại xe máy nào, )

Quan trọng hơn ià tên riêng được dùng trong chức năng xưng hô Tuy

là phạm trù ngôn ngữ học phổ quát, nhưng tên riêng mang đậm bản sắc dân tộc cả về quy tắc đặt tên cả về quy tắc dùng” [3]

Trang 15

Đến năm 2004, sự khác nhau căn bản giữ tên riêng và tên chung đã được tác giả Phạm Tất Thắng phân biệt một cách khá chi tiết Ông viết:

“Tên chung (general names) - đó là những từ chung có ý nghĩa chỉ ra một lớp đối tượng cùng loại; còn tên riêng (proper names) chỉ là những kí

hiệu định danh cho một đối tượng cá biệt, đơn nhất và xác định NÓI cách khác, tên chung có mối liên hệ với khái niệm, còn tên riêng thì không có môi liên hệ với bất kỳ khái niệm nào cả.( )

Ở đâu mà sự vật riêng lẻ được con người chú ý đến, thì ở đó có tên riêng Tên riêng xác nhận sự tồn tại của sự vật, còn tên chung nêu lên đặc tính của sự vật này khác biệt với đặc tính của những sự vật khác cùng loại

Tên riêng thì cá thể hoá, còn tên chung thì khái quát hoá Nếu tính

cá thể của đối tượng được gọi tên trở nên không xác định và có tính khái quát hoá, thì sẽ nảy sinh hiện tượng chuyển tên riêng thành tên chung

Trong bất kỳ một hệ thống ngôn ngữ nào cũng diễn ra một sự chuyển hoá thường xuyên như vậy giữa tên chung và tên riêng Chính sự chuyển hoá này đã làm phong phú thêm vốn từ vựng của ngôn ngữ

Thường là các cá thể bao giờ cũng xuất hiện đầu tiên, nhưng dường như các tên riêng lại xuất hiện sau những tên chung Người ta thường sử dụng các ký hiệu có sẩn là những tên chung để làm tên gọi cho các cá thể

Do vậy có thể xem tên ricng là những kí hiệu ngôn ngữ đặc biệt được tạo thành lừ một hệ thống ký hiệu đã có để gọi tên cho một đối tượng khác.( )

Chức năng cơ bản của tên chung là gọi tên để thông báo, để biểu niệm Còn chức năng của tên riêng là gọi tên để phân xuất và phân biệt với các đối tượng cùng loại

Cũng như tên chung, tên riêng cũng có nghĩa, nhưng tên riêng có nghĩa đồng thời có giá trị chỉ khi nào nó xác lập được mối liên hệ trực tiếp

1 I

Trang 16

của nó với đối tượng, nếu không tên gọi đó chỉ giống như những cái "nhãn"

được dán vào đối tượng hoặc giống như các từ tượng thanh mà thôi

Về nguyên tắc, mọi đối tượng đều có thể có cả tên chung lẫn tên riêng Tuy nhiên những đối tượng có tên riêng thường phải có mối liên hệ đặc biệt đối với con người Nói cách khác, các đối tượng có tên riêng bị quy định bởi các giá trị xã hội của chúng đối với con người [43]

Như vậy sự khác nhau giữa tên rêng và tên chung khòng chỉ về mặt cấu tạo, mà còn cả về chức năng, ngữ nghĩa và những đặc trưng mang tính xã hội khác

3 Ý nghĩa của tên riêng.

Trong lịch sử Danh xưng học, cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến trái ngược nhau về ý nghĩa của tên riêng Tựu trung lại, có hai trường phái đối lập nhau: một trường phái cho rằng tên riêng có nghĩa ; trường phái khác lại quan niệm tên riêng không có nghĩa

Chẳng hạn, Theo J St Mill, tên riêng cũng giống như vệt phấn đánh dấu ở một cái nhà : nó không có nghĩa mà chỉ có mục đích là chỉ ra biểu vật [36]

Theo E S Aznaurova, tên riêng khiếm nghĩa, nó không mang tính thông tin xã hội hoá Bởi vậy ở nó nổi lên rất rõ nội dung hàm chỉ, tức là nội dung ngữ nghĩa tu từ bổ sung được nảy sinh trên cơ sở các mối liên tưởng thường trực trong tâm thức của cộng đồng ngôn ngữ.[ 36]

Theo tác giả Lý Tống Địch của Trung Quốc, thì tên người có ý nghĩa văn học Theo ông, đó là ý muốn chủ quan của người đặt tên được chuyển vào trong mỗi hình thức tên gọi Chẳng hạn muốn con mình học hành uyên bác thì có thể gọi là: Ngạn Bác, Chung Văn, Chung Thư, Văn Uyên, Tam

Tư, Đoan Học, Vãn Lâm [8 I

Trang 17

Trong Việt ngữ học, cũng có hai quan niệm khác nhau về nghĩa của tên riêng.

Chẳng hạn, theo tác giá Hoàng Phê: Tên riêng là những kí hiệu thuần túy không có nghĩa Có những tên riêng vốn có nghĩa thì cái nghĩa đó thường cũng không ai nghĩ đến, nó trở thành thật sự “vô nghĩa”.[26]

Ngược lại với quan niệm này, nhiều ý kiến khi đề cập đến tên riêng đéu cho rằng tên riêng có nghĩa, mặc dù quan niệm về nghĩa của tên riêng ở

m ỗi lại không hoàn toàn như nhau

Theo tác giả Hoàng Tuệ: “ tên riêng không phải là một con số, một cái nhãn chỉ có tác dụng đủ để phân biệt, mà là một biểu trưng” [28]

Tác giả Lê Trung Hoa quy tên riêng về những ý nghĩa cụ thể từ đó ông mới đưa ra những cách đặt tên khác nhau [16]

Riêng tác giả Phạm Tất Thắng đã dành hẳn một bài báo nói về ý nghĩa của tên riêng Ông viết: “Về mặt hình thức các tên riêng không có sự khác biệt rõ rệt so với các tên chung Vì rằng, hầu hết các tên riêng đều sử dụng các ký hiệu sẵn có trong hệ thống tên chung để làm ký hiệu cho mình Do vậy sự khác nhau căn bản giữa tên riêng và tên chung không phải

ở mặt hình thức, mà chủ yếu thể hiện qua nội dung, tức là cái nội dung được biểu hiện thông qua ký hiệu ngôn ngữ.”

“(•••) khi thực hiện chức năng định danh, các tên riêng cũng đồng thời thực hiện chức năng biểu vật Bởi vì chức năng định danh chỉ là một dạng của chức năng biểu vật Các tên chung cũng thực hiện chức năng này, nhưng ý nghĩa biểu vật trong các tên chung có tính khái quát, còn ý nghĩa biểu vật trong các tên riền lại mang tính cá biệt và đơn nhất Do vậy để hiểu tên riêng người ta cần phải có sự hình dung rõ ràng và cụ thể về đối tượng được gọi tên chứ không phải thông qua các đặc điểm của nó Một tên riêng bất kỳ (cụ thể là tên người) hoàn toàn xa lạ với chúng ta sẽ không nói lên được điều gi ngoài thứ âm thanh trống rỗng nên chúng ta không thể hiểu

13

Trang 18

biết gì về đối tượng được gọi tên là nam hay nữ, già hay trẻ, cao hay thấp, béo hay gầy”

“(•••) nghĩa của tên riêng chỉ người cũng chính là đối tưựng với đầy

đủ các đặc điểm từ ngoại hình cho đến các đặc điểm về tâm sinh lý giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, của người có tên.”

“Bên cạnh chức năng định danh, tên riêng còn có khả năng phản ánh những tư tưởng, tình cảm hay nguyện vọng của con người đối với việc hiện thực thông qua việc lựa chọn và sử dụng các hình thức ký hiệu tên

gọi.” [36]

Như vậy là theo tác giả Phạm Tất Thắng, tên riêng hoàn toàn có nghĩa Nghĩa của tên riêng (cụ thể là tên người) thường mang giá trị biểutrưng và có giá trị hàm chỉ Ý nghĩa biểu trưng theo ông là ý nghĩa “dựa vào mối liên hệ với ý nghĩa từ vựng của những từ sản sinh ra chúng” Còn ý nghĩa hàm chỉ là ý nghĩa thể hiện những dấu ấn mang tính xã hội của tên gọi Ông gọi chung cho cả hai loại nghĩa này là “ý nghĩa xã hội của các kí hiệu tên riêng”

4 Chức năng của tên riêng

Trong các tài liệu viết về tên riêng tiếng Việt, vấn đề chức năng của tên riêng hiện vẫn chưa có ý kiến thống nhất

Theo tác giả Hoàng Phê: “Chức năng của tên riêng chỉ là để nhận diện, làm sao cho nhận diện đúng, không nhầm và dễ dàng” [26]

Tác giả Hoàng Tuệ lại cho rằng, tên riêng có hai chức năng: chức năng ngữ nghĩa và chức năng xã hội Ông viết: "Một tên riêng tạo nên trong trí óc ta sự liên hệ đến một thực thể trong tính chất cá thể Đó là chức năng ngữ nghĩa của tên riêng Chức năng đó xác định cho tên riêng một vai trò rất quan trọng đối với tư duy, đối với đời sống con người "

Trang 19

v ề chức năng xã hội, ông cho rằng: " Có thể nói một cách khái quát rằng hễ có tên riêng thì một cá thể nhất định đã có quan hệ với xã hội", " ( ) hễ có tên là không tách rời khỏi xã hội", “Các tổ chức, các công trình,

và cả những sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, trong ý nghĩa tinh thần và vật chất, đều bao hàm những quan hệ nhất định với xã hội", " Với chức

năng xã hội của nó, tên riêng không phải là một con số, một cái nhãn chỉ có tác dụng đủ để phân biệt, mà là một biểu trưng", “ Mỗi người cần có khả năng từ những tên riêng ấy liên hệ đến các thực thể cá thể Khả năng đó là một phần không thể không có ở một trình độ tư duy, trinh độ văn hoá Đó là khả năng định hướng của trí óc ta, bao hàm khả năng nhận thức được quan

hệ giữa ta với các cá thể tồn tại trong không gian mênh mông và thời gian bao la Nghĩa là tên riêng phải thực hiện tốt cả hai chức năng: chức năng ngữ nghĩa và chức năng xã hội.” [28]

Tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Chức năng cơ bản của tên riêng là chỉ cá thể sự vật ” và “Quan trọng hơn là tên riêng được dùng trong chức năng xưng hô.” [3]

Trong một bài báo gần đây đăng trên T/c Ngôn ngữ & Đời sống có tên gọi: “Bàn tiếp về tên người”, tác giả Đào Tiến Thi còn cho biết: tên riêng còn có chức năng duy trì bản sắc văn hoá [47]

Theo tác giả Phạm Tất Thắng, chức năng chủ yếu của tên riêng là chức năng định danh Ngoài ra, ông còn cho tên riêng còn có chức năng biểu vật Ông viết: “ khi thực hiện chức năng định danh, các tên riêng cũng đồng thời thực hiện chức năng biểu vật Bởi vì chức năng định danh chỉ là một dạng của chức năng biểu vật” [36]

Tác giả Trần Ngọc Thêm không bàn đến chức năng của tên riêng nói chung mà chỉ đề cập khá kĩ về chức năng của tên người Ông cho rằng, tên người có 5 chức năng sau đây:

15

Trang 20

(1) Chức năng phân biệt Đây là chức năng chính, chủ đạo Bởi vì tên gọi nói chung xuất hiện là do nhu cầu phân biệt.

(2) Chức năng biệt giới (phân biệt nam nữ) Sự phân biệt này mạnh hay yếu tuỳ thuộc vào những đặc trưng về ngôn ngữ, tập quán của mỗi dân tộc

Ví dụ: tên của người Nga phân biệt nam nữ dựa vào các phương tiện ngữ pháp như: Cô va lép xkaja (nữ) Cô va lép xki (nam) Người Việt Nam lại dựa vào phương tiện từ vựng dể phân biệt nam nữ

(3) Chức năng thẩm mỹ là chức năng tồn tại trong tên gọi của mọidân tộc Khi đặt tên, người ta thường liên hệ đến một kỷ niệm một sự kiện

gì hoặc thông qua đó để thể hiện thị hiếu riêng Ngoài ra nó còn có các quy luật khác chi phối như : phong tục, tập quán, truyền thống, mốt,

(4) Chức năng bảo vệ Nếu khéo chọn, tên có thể tránh cho người mang tên khỏi những tai hoạ, thậm chí còn được thần phù hộ

(5) Chức năng xã hội, trong xã hội cũ giữa các tầng lớp vua quan tríthức với dân thường có sự phân biệt rõ rệt Chức năng này còn thể hiện ở sự đổi tên theo lứa tuổi [46]

Như vậy, trong Danh xưng học tiếng Việt, vấn đề chức năng của tên riêng chưa được nghiên cứu nhiều và còn nhiều ý kiến chưa thống nhất Chắc chắn, đây là mảng đề tài còn thu hút sự quan tâm chú ý của giới chuyên môn

5 Đặc điểm ngữ pháp của tên riêng

Theo cách phân loại truyền thống trong Việt ngữ học, tên riêng thường được xếp vào cùng nhóm với từ loại danh từ, vì thế chúng gọi là danh từ riêng, v ề điều này, tác giả Hoàng Tuệ đã viết: “Theo truyền thống rất lâu đời trong ngữ pháp học phương Tây, tên riêng và tên chung được coi

Trang 21

là thuộc cùng một hệ thống, một từ loại danh từ Tên riêng: danh từ riêng; tên chung: danh từ chung Sự phân loại này đã thành một nếp nghĩ.” [28]

Theo tác giả Nguyễn Kim Thản, đặc trưng ngữ pháp của tên riêng nằm trong từ loại danh từ nói chung, nên ngoài những đặc trưng cho cả tiểu loại danh từ nói chung, danh từ riêng còn có những đặc trưng từ vựng- ngữ nghĩa như : “ biểu thị tên gọi của một sinh vật, một tập thể, hay một sự kiện riêng biệt, và nói chung, không bị số từ, lượng từ, phó danh từ và đại từ chỉ định hạn chế.”

- Không trực tiếp làm vị ngữ, mà phải kết hợp với hệ từ là, hoặc không phải, không phải là ở trước nó Không đặt sau các từ : đã, đừng, sẽ.

- Có thể kết hợp với một trong các từ loại sau đây: số từ, đại từ chỉ số (tất cả, cả), lượng từ (những, các) phó danh từ (con, cái, )

- Không đặt sau: hãy, đừng, chớ,

Đối với danh từ riêng chỉ tên người, đặc trưng ngữ pháp nói trên cũng không tuyệt đối

Theo ông, những danh từ riêng chỉ người có đặc điểm chung là: có thể đặt sau những phó danh từ có tác dụng phân biệt tính biệt, tuổi tác, trọng hay khinh

Ví dụ: cụ Hồ, ông Nguyễn, cậu Nam, chị Thu, thằng Tí,

Trường hợp đặc biệt, danh từ riêng chỉ người có thể kết hợp với đại từ chỉ định

Trong trường hợp có hai người trùng tên nhau, danh từ riêng chỉ người có thể đặt sau một số từ

Ví dụ: Trong ìớp này có hai Bảo.

Ngoài ra, danh từ riêng chỉ tên người có thể đặt sau một nếu từ này có nghĩa như một mình.

Trang 22

Ví dụ: “ Thêm một Thứ nữa vừa là bày ” " một Bính còn chả lọt huống hồ lại đèo thêm một con”

- Tự xưng có ý nhấn mạnh: Bảo này quyết không sợ quân thù\

- Đặt sau tổ hợp: Cái + phó danh từ và có ý khinh bỉ

Ví dụ: Cái thằng Ngọc kia! Mày có im đi không'?” [33]

Trong cuốn “Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại', tác giả

Nguyễn Tài c ẩ n cũng cho rằng: trong danh ngữ, danh từ riêng thường thường chỉ đứng một mình, đứng ở vị trí trung tâm, còn ở vị trí phụ thì đều

bỏ trống Đôi khi danh từ riêng cũng tạo thành danh ngữ, nghĩa là dùng có kèm thêm một đôi từ phụ nào đó, nhưng ngay những lúc này cũng có những nét đặc biệt làm cho danh từ riêng khác hẳn với các tiểu loại danh từ khác Điều đó thể hiện ở chỗ:

- Danh từ riêng đôi khi có thể dùng kèm với “ cả ”, “íứ/ cả ” trong danh ngữ

Ví dụ: cả Hà Nội, cả Nguyễn VănNam, cả Sống mòn

- Trường hợp danh từ riêng không dùng để gọi tên một sự vật duy nhất, cá biệt mà lâm thời dùng rộng ra để chỉ nhiều sự vật có đặc điểm

giống như sự vật có tên riêng đó thì có thể dùng được “ những, các”.

Ví dụ: “ Tất cả những gì mà chúng ta gọi là đẹp đ ẽ đã được Vũ Trọng Phụng dựng lên thành người, những Nghị Hách, những Tuyết, Loan" Hoặc “ S ẽ còn những Điện Biên Phủ chờ đợi lũ chúng nó ở châu

M ỹ là- tinh và ở châu Phi”.

- Khi tình cờ có đến hai ba sự vật trùng tên, cùng gọi chúng bằng một danh từ riêng, thì có thể kết hợp với số từ

Ví dụ: Ớ đây có hai Nguyền Ván Nam, anh cần gặp Nam nào?

Trang 23

Như vậy, danh từ riêng mang những đặc trưng ngữ pháp rất khác so với danh từ chung Chính vì thế mà tác giả Hoàng Tuệ cũng đã từng nhậnxét rằng:

Nếu căn cứ chức năng ngữ nghĩa khác nhau của tên riêng và tên chung, thì có thể thấy rằng tên riêng đáng được tách ra thành một hệ thống; còn danh từ chung có thể với động từ và tính từ làm thành một hệ thống khác, vì những loại này đều biểu thị khái niệm: khái niệm về sự vật (danh từ chung), về hoạt động (động từ) về tính chất (tính từ)” [28]

6 Các loại tên riêng

Trong lịch sử Việt ngữ học, trước đây cũng đã có một vài tác giả tiến hành việc phân loại tên riêng tiếng Việt Có lẽ người đầu tiên phân loại tên riêng đó là tác giả Hoàng Tuệ Ông phân chia tên riêng làm các loại sau đây:

(1) Tên người: Nguyễn Trãi, Lê Lợi

(2) Tên nơi chốn: Hà Nội, Thăng L ong, gồm cả sao Hoả, sao

(5) Tôn công trình: Truyện Kiều, Tháp Chăm,

Bên cạnh đó ông còn nhắc đến tên riêng của súc vật, gia súc, nhưng theo ông, những tên riêng này không quan trọng [28]

Năm 1992, tác giả Lê Trung Hoa cho rằng, tên riêng có hai loại: nhân danh và địa danh [16]

Gần đây nhất, vào năm 2003, tác giả Phạm Tất Thắng đã phân chia tên riêng một cách khá chi tiết Theo ông tên riêng tiếng Việt gồm có 13 loại sau đây:

19

Trang 24

1 Tên người,

2 Tên Thánh, Thần, tên Phật

3 Tên văn vật

4 Tên thời đại, thời kỳ, thời nhật

5 Tên công trình kiến trúc, cơ quan, xí nghiệp, tàu bè, vũ k h í

6 Tên sách báo, vở diễn, phim ảnh

7 Tên sự kiện, phong trào xã hội, nhân vật, địa danh lịch sử, nhãn hiệu hàng hoá

8 Tên đất (địa danh)

9 Tên các vùng không gian - vũ trụ, thiên hà, chòm sa o

10 Tên các thiên thể

11 Tên các thiên tai

12 Tên gia súc, gia cầm

13 Tên cây cỏ, hoa lá [40]

Tóm lại, trong cách phân loại trước đây, của hầu hết các tác giả đều thống nhất cho rằng, tên riêng tiếng Việt chủ yếu gồm có nhân danh, địa danh; tên cơ quan, tổ chức; tên gọi sách báo Các loại tên riêng khác vẫn chưa được phân ioại một cách rõ ràng trong hệ thống tên riêng

7 Lịch sử nghiên cứu tên người ở Việt Nam

Vấn đề nghiên cứu tên riêng chỉ người trên thế giới đã có lịch sử khá lâu đời Ở Pháp, nó được nghiên cứu từ thế kỉ XVII, ở Anh có từ thế

kỷ XIX

Còn ở Việt Nam, vào khoảng những năm 50- 60 của thế kỉ XX, việc nghiên cứu tên người Việt mới chính thức được đặt ra Nhưng phải đến những năm 70, trước sự đòi hỏi về sự thống nhất cách viết hoa tên riêng tiếng Việt và tên riêng nước ngoài trên sách báo tiếng Việt, thì vấn đề tên riêng tiếng Việt mới thực sự thu hút sự chú ý của giới chuyên môn Nhìn chung, ở giai đoạn này, các công trình nghiên cứu về tên riêng thường tập

Trang 25

Sau đây là một số công trình và tác giả tiêu biểu viết về tên riêng trong thời kì này:

Lê Anh Hiền: Bàn về qui tắc viết hoa tên riêng chỉ người, chỉ đất trong tiếng Việt ,T/c Ngôn ngữ, 1972

Nguyễn Quang Lệ: v ề việc viết hoa tên riêng ,T/c Ngôn ngữ, 1972 Nguyễn Huy Minh: v é qui tắc viết hoa tên người, tên đất ,T/c Ngôn

1992, tác giả Lê Trung Hoa đã xuất hản tác phẩm “Họ và tên người Việt Nam” Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu và có tính hệ thống nhất

từ trước đến nay về tên gọi của người Việt Nam trên bình diện dân tộc- ngôn ngữ học

21

Trang 26

Đến năm 1996, trong luận án PTS với đề tài: “Đặc điểm của lớp tên

riêng chỉ người (chính danh) trong tiếng Việt ” [38], tác giả Phạm Tất

Thắng đã tiến hành việc khảo sát và miêu tả một cách có hệ thống tên chính

(chính danh) của người Việt

Hiện nay, nhân danh học tiếng Việt đang ngày càng thu hút sự quan

tâm chú ý của nhiều người Nhiều luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ cũng bắt

đầu chú ý đến tên người Các phạm vi nghiên cứu cũng như phương pháp

tiếp cận đối tượng cũng phát triển một cách đa dạng Các công trình nghiên

cứu không chỉ dừng lại ở mục đích chính tả, mà còn đi sâu hơn vào viêc

khai thác bình diện văn hoá- xã hội và những vấn đề khác xung quanh tên

người Chúng ta có thể nhận thấy điều này qua một số công trình tiêu biểu

sau đây:

Phạm Hoàng Gia: Vê s ố phận của các họ kép và họ ghép người Việt,

T/c Ngôn ngữ và đời sống, s l, 1999

Nguyễn Văn Khang: Bình diện xã hội ngôn ngữ của vấn đề họ trong

tiếng H án, T/c Ngôn ngữ và Đời sống, S.10, 2002

Vị Nghĩa Thư Sinh: Lại bàn vê' tên người và cách gọi tên T/c Ngôn

ngữ và Đời sống, s 9, 2002

Phạm Tất Thắng: Một cách phân loại tên riêng trong tiếng Việt, T/c

Ngôn ngữ và Đời sống, s 11, 2003.

Trên đại thể các phạm vi nghiên cứu tên người ở Việt Nam thường

tập trung ở các mảng đề tài sau đây:

a Về nguồn gốc hình thành tên người Việt, có nhiều ý kiến tương đối thống nhất xung quanh hai thành phần "tên họ" và "tên đệm" Cụ thể

như sau:

Trang 27

- Đối với "tôn họ", có nhiều ý kiến cho rằng: tên họ của người Việt có

gốc tích từ Trung Quốc, đều thấy có ở Trung Quốc hoặc trùng với tên họ

của người Trung Quốc,

Một số ý kiến khác lại cho biết: tên họ của ta có cả họ thuần Việt như

họ Hồng Bàng, họ Trưng và một số tên họ khác chưa xác định được nguồn

gốc rõ ràng như họ Lý, Khiếu, Lữu, Ca, Tiến,

- Đối với "tên đệm', có hai ý kiến trái ngược nhau:

Theo Nguyễn Kim Thản, tên đệm ra đời muộn hơn tên họ [33]

Đối lập với ý kiến trên, Trần Ngọc Thêm cho rằng, tên đệm ra đời

cùng với tên họ [46]

Riêng đối với toàn bộ cấu trúc tên, tác giả Trần Ngọc Thêm dự đoán

rằng: quá trình hình thành hệ thống "tên họ - tên riêng" của người Việt bắt

đầu từ thế kỷ III trước Công nguyên và cho đến sau Cách mạng tháng Tám

(1945) mới hoàn toàn kết thúc [46]

Như vậy, cho đến nay, về vấn đề nguồn gốc tên người Việt vẫn chưa

có sự nhất trí cao Các ý kiến nêu ra còn thiếu sức thuyết phục vì phần

nhiều còn ở dưới dạng giả thuyết

b Về cấu trúc tên người Việt, hầu hết các tác giả đều thống nhất cho rằng, tên người Việt có hai dạng cấu trúc theo mô hình tổng quát sau đây:

1) Họ - Tên2) Họ - Đệm - Tên

Do còn có quan niệm khác nhau về cấu tạo của các thành tố tham gia vào toàn bộ cấu trúc tên, nên còn nhiều ý kiến chưa thống nhất về các kiểu

mô hình cấu tạo cụ thể của tên gọi người Việt

Chẳng hạn, năm 1975, tác giả Nguyễn Kim Thản đưa ra 3 kiểu tên

gọi của người Việt như sau:

23

Trang 28

Kiểu I : a- Lê Thị Bé

b- Nguyễn Hữu Ngoan c- Nguyễn Nam Chi d- Vũ Minh Châu

Kiểu I I I : a - Trần Thị Bạch Mai

b - Ngô Vi Chi Lăng

c - Hoàng Xuân Liên Hương [33]

Năm 1992, tác giả Lê Trung Hoa cho rằng người Việt chỉ có tên họ đem, còn Tên đệm và Tên cá nhân đều có cấu trúc phức, nên đã mô hình hoá tên chính của người Việt như sau:

Ho (A)

Đơn (B) Phức (B') Đơn (C) Phức ( C )

ABC : Nguyễn Lê Hải Đăng Nguyễn Thị cẩm Thạch

AB'C : Trần Văn Hiến Minh Phan Ngọc Lan Hồng

A BC’ : Trần Thành Đăng Chân Tín Nguyên cửu Thị Kim Chi [ 16]Năm 1972, tác giả Dương Lan Hải quan niệm, tên họ người Việt có

cả tên họ đơn và ghép, v ề tên đệm, ông cho rằng có thể có hai tên đệm và chỉ có tên đơn Chính vì thế ông đã đã đưa ra 6 mô hình cấu trúc tên chính của người Việt như sau:

- Họ -Đệm- Tên, : Nguyễn Văn Bái

-Họ- Đệm- Đệm- Tên, : Nguyễn Thị Ngọc Hoa

- Họ- Họ- Tên, : Trịnh Đỗ Cương

Trang 29

- Họ- Họ- Đệm- Tên, : Lê Nguyễn Thanh Hằng

- Họ- Họ- Đệm- Đệm- Tên : Nguyễn Trần Thị Phương Liên [13] Tác giả Phan Thiều quan niệm tên đệm có cấu tạo phức hợp, còn tên

họ và tên cá nhân chỉ có cấu tạo đơn âm tiết, nên ông đã đưa ra một công thức chung nhất cho tên người Việt là:

[Họ- Đệm - Tên] [50]

Ngược lại với Phan Thiều, tác giả Lê Xuân Thại cho ràng, chỉ có tên đệm mới có cấu tạo đơn âm tiết, còn Tên họ và Tên cá nhân đều có cấu trúc ghép hoặc kép, ông đã đưa ra 6 mô hình cấu trúc tên chính như sau:

Nguyễn Thanh Nguyễn Đức Hồng

Lê Quang Huy Nguyễn Thị Lan Anh Nguyễn Hoàng Thanh Nguyên Khoa Diệu Hồng [35]

- Họ đơn - Tên đơn

- Họ đơn- Đệm- Tên đơn

- Họ đơn - Tên ghép

- Họ đơn- Đệm- Tên ghép

- Họ ghép (kép) - Tên đơn

- Họ ghép (kép)- Tên ghép Năm 2003, tác giả Phạm Tất Thắng lại phân chia tên gọi người Việtthành 9 kiểu cấu trúc sau đây:

- Kiểu cấu trúc I: Họ đơn- ộ- Tên đơn

Ví dụ: Nguyễn/ Trãi, Lê Lợi, Phạm Hổ, Mai Hiền, v.v.

- Kiểu cấu trúc I I : Họ đơn - Đệm -Tên đơn

Ví dụ : Nguyễn Vãn Trỗi, V õ Thị Sáu, Trần Đức Hợp, v.v.

Ví dụ : Hoàng Trường Sơn, Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Thu Thuỷ, Phạm Hoàng Anh, v.v.

- Kiểu cấu trúc IV : Họ kép - (ị) -Tên đơn

Ví dụ : Tôn Thất/ Tùng, Nguyễn Tài/ Thu, Phạm Gia / Hùng, v.v.

25

Trang 30

Ví dụ : Nguyễn Sĩ /Văn Chương, Tôn Thất/ Quang Minh, Tôn Nữ/ Minh Nguyệt, v.v.

- Kiểu cấu trúc VI : Họ đơn- Đệm - Tên kép

Ví dụ: Nguyễn/ Thị/ Thu Hằng, Trần /Thị/ Mai Hương, Vũ /Thị / Noen, v.v.

- Kiểu cấu trúc VII : Họ kép - Đệm - Tên đơn

Ví dụ : Tôn N ữ [Thị / Huyền, Hồ Đắc/ Văn/ Trung, Nguyễn Đức /

Sĩ / Tiến v.v.

- Kiểu cấu trúc VIII: Họ kếp - ộ- Tên kép (3)

Ví dụ : Tôn N ữ/D iệp Minh Tuyền, Nguyễn Đình /Văn Công Tín, v.v.

- Kiểu cấu trúc IX : Họ đơn- Đệm- Tên kép (3)

Ví dụ : Lâm /Thị /Bạch Ngọc Lan, Nguyễn/ Văn / Thái Học Sinh, Vũ /Dức / Trường Scm Đông, v.v.

Ngoài các kiểu cấu trúc thường gặp nói trên, tác giả cũng cho biết có

một vài tên gọi khá dài cũng đã bắt đầu xuất hiện như: Lâm Thị Bạch Ngọc

Mỹ Nhân, Công Tằng Tôn Nữ Thị Hoa, Cao Tằng Tôn Nữ Kiều Thị Hữu

Hảo, v.v [41]

Mặc dù những tên gọi này xuất hiện không nhiều, nhưng sự xuất hiện của những tên gọi như vậy đã phản ánh xu hướng phát triển ngày càng đa dạng trong cách đặt tên của người Việt

Dưới sự tác động mạnh mẽ của nhiều nguyên nhân xã hội, hình thức tèn người Việt đang có sự biến động Cách đặt tên truyền thống có xu hướng bị thu hẹp phạm vi sử dụng Chính vì vậy, khi nghiên cứu về tên người, bên cạnh việc miêu tả cấu trúc, người ta còn phải chú ý đến các mặt khác mang tính xã hội của các hiện tượng ngôn ngữ

c v ể chính tả - cách viết hoa tên người Việt

Trên các văn bản sách báo tiếng Việt từ đầu thế kỉ XX đến nay, tình t-ạng viết hoa tên riêng diễn ra một cách khá lộn xộn và tuỳ tiện Cùng một

Trang 31

tên gọi nhưng lại có nhiều cách viết khác nhau Chẳng hạn, Phan Bội Cháu

được viết thành:

Phan- bội- Châu Phan - Bội Châu Phan- Bội- Châu Phan bội Châu Phan Bội Châu

Xuất phát từ mục đích thống nhất cách viết hoa cho tên gọi người và các tên riêng khác trên các văn bản chính thức của nhà nước, năm 1972 Viện Ngôn ngữ học, với tư cách là một cơ quan chuyên môn, đã đề ra bản "

D ự thảo quy tắc viết hoa" [57]

Sau khi bản Dự thảo được công bố, có nhiều ý kiến tham gia thảo

luận khá sôi nổi Hầu hết các tác giả đều nhất trí với cách viết hoa tên người

Việt như bản “Dụ* thảo ” đã đề ra, nhưng cũng có một số ý kiến lại có chủ

trương hơi khác Chính vì thế, cho đến nay cách viết hoa tên riêng trên sách báo tiếng Việt tuy đã được cải thiện đáng kể, nhưng vẫn chưa hoàn toàn thống nhất Đây vẫn còn là vấn đề cần được tiếp tục thảo luận

27

Trang 32

CẤU TẠ O CÚA TÊN TH Ậ T NGƯ ỜI V IỆ T

1 Khái niệm về tên người

1.1 Về thuật ngữ “ Tên người”

Xung quanh việc sử dụng thuật ngữ “tên người”, xưa nay có nhiều

cách gọi chưa thống nhất

Đối với toàn bộ cấu trúc “ Họ - Đệm- Tên ” có nhiều cách gọi khác

nhau như: tên người, tên chỉ ngưòi, tên riêng chỉ người, tên gọi người, Đối với các thành tố “tên đệm” có người dùng bằng thuật ngữ “lên lót” Đối

với “tên cá nhân” tức là bộ phận thứ ba trong cấu trúc tên, thì cũng có nhiều cách gọi khác nhau như: tên, tên riêng, tên gọi, tên chính,

Các cách gọi khác nhau này gây khá nhiều phiền toái trong hoạt động giao tiếp cũng như trong lĩnh vực nghiên cứu

Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi thống nhất sử dụng các thuật ngữ trong lĩnh vực nghiên cứu tên riêng chỉ người như sau:

Đối với tên gọi của các thành tố tham gia vào cấu trúc tên chính,

chúng tôi sử dụng thuật ngữ "tên đệm” thay cho cách gọi “tên lót” Dùng thuật ngữ “tên cá nhân”âể thay cho cách gọi “rért” hay “tên riêng".

Sử dụng thuật ngữ “tên người” hay “Nhân danh” để thay cho cách gọi “ Danh từ riêng chỉ người ” như trước đây.

ỉ 2 V ề khái niệm “ Tên thật

Như đã biết, trong hệ thống tên riêng của một ngôn ngữ, tên người làm thành một tiểu hệ thống riêng biệt với nhiều hình thức biểu hiện đa dang như: tên thật, tên tục, tên hiệu, bút danh, bí danh, hài danh, mật danh,v.v

Trong số các hình thức tên gọi người nói trên, tên thật (còn gọi là tên húy, tên chính, chính danh, nguyên tên, tèn khai sinh hay tên cái) là một

Chưưng II

Trang 33

hình thức tên gọi cơ bản và chủ yếu nhất So với các hình thức tên gọi người khác, tên thật có những đặc trưng sau đây:

Tên thật là loại tên gọi thường được cha mẹ đặt cho từ khi sinh ra cho đến khi mất đi Các hình thức tên gọi khác có thể do chính người có tên đặt khi họ đã trưởng thành

Tên thật không chỉ dùng để gọi mà còn có giá trị về mặt pháp lí Chúng phải được đăng kí chính thức trong các sổ hộ tịch của chính quyền địa phương và được sử dụng trong các văn bản hành chính của nhà nước như: giấy khai sinh, chứng minh thư, bản khai lý lịch, các văn bằng chứng

c h ỉ ” Điều này đã được ghi rõ trong “Điều lệ đăng kí hộ tịch” do Chính

phủ ban hành Các hình thức tên gọi người khác có thể không cần tuân theo những thủ tục hành chính như vậy

Tên thật có phạm vi sử dụng rất rộng lớn, và trong mọi hoàn cảnh giao tiếp khác nhau Các hình thức tên gọi khác có phạm vi sử dụng tương đối hạn chế và có thể được thay đổi tuỳ thuộc vào ý muốn chủ quan của người có tên

Chẳng hạn, tên tục là tên gọi khi ở nhà giữa những người thân trong gia đình Khi trưởng thành, ngoài tên thật, một người nào đó có thể còn có một hay nhiều tên gọi khác tuỳ thuộc vào nghề nghiệp, chức danh hay địa

vị của người đó trong xã hội Chẳng hạn, bút danh là tên gọi khác tên thật của các nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ hay nhà khoa học Bí danh hay mật danh thường là tên gọi khác tên thật của các nhà hoạt động cách mạng Tên thuỵ, Tên hèm hay Tên cúng cơm là tên gọi dành cho những người đã chết, dùng

để gọi tên khi cúng giỗ,v.v

Về cấu tạo, tên thật phải được tạo thành từ 3 yếu tố: tên họ, tên đệm

và tên cá nhân Các hình thức tên gọi người khác đơn giản hơn và thường chỉ gồm một thành tố

29

Trang 34

Vc ý nghĩa, ngoài giá trị khu biệt về tính cá thê đơn nhất, tên thật còn thể hiện những đặc trưng về gia đình, dòng họ và cả những dấu hiệu mang tính dân tộc của người có tên.

Việc thay đổi tên thật không phải diễn ra một cách tuỳ tiện, mà phải được sự chấp nhận của cơ quan quản lí hộ tịch Sự thay đổi của các loại tên người khác không cần phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt này

Chẳng hạn, một nhà văn có thê có nhiều bút danh khác nhau

Ví dụ, nhà văn Đoàn Văn Giỏi (tên thật) có nhiều bút danh nhau

như:: Đoàn Giói, Nguyễn Hoài, Nhất Tlĩanli, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư,

Chính vì tên thật có vai quan trọng trong hệ thống tên riêng tiếng Việt, nên trong luận văn này, chúng tôi đã chọn loại tên gọi này để làm đối tượng nghiên cứu cho mình

1.3 Vê khái niệm “T ổ hợp định danh ”

Trong lịch sử nghiên cứu về tên riêng tiếng Việt, khi nói đến cấu tạo của tên người Việt, các ý kiến trước đây thường xếp tên riêng nói chung vào loại từ và sử dụng thuật ngữ “ danh từ riêng chỉ người” để chỉ cấu trúc: Họ - Đệm - Tên Nội dung của những thuật ngữ này không phản ánh hết được những đặc trưng về mặt cấu trúc của tên chính người Việt

Vào năm 1996, tác giả Phạm Tất Thắng đã sử dụng thuật ngữ “Tổ hợp định danh”để chỉ cấu trúc tên gọi ngườiViệt Theo tác giả, tên chính (chính danh) của người Việt là một tổ hợp định danh bao gồm 3 danh tố kết

hợp chặt chẽ với nhau theo trật tự: Họ- Đệm- Tên cá nhân. Mỗi một danh tố

đó là một đơn vị định danh riêng biệt Chúng có cấu trúc riêng và có khả năng tách ra khỏi kết cấu tên gọi để hoạt động một cách tương đối độc lập

Đây là một khái niệm có khả năng phản ánh đúng với cấu trúc chức năng của tên gọi người Việt Chính vì thế, chúng tỏi đã sử dụng khái niệm này đê làm cơ sở lí thuyết cho việc nghicn cứu của mình Tuy nhiên, chúng

tôi sử dụng các thuật ngữ “Tên họ" thay cho “ Danh tỏ h ọ ”, “Tên đệm '

Trang 35

thay cho “Danh tổ đệm” và “Tên cá n h â n ' thay cho “ Danh tố tên cá nhân"

mà tác gia Phạm Tất Tháng đã sứ dụng trước đây

Sau đây là đặc điểm cấu tạo của các loại thành tố

2 Các loại thành tỏ trong tên thật người Việt

2 1, Tên họ

Trong tên thật của người Việt, tên họ đứng ở vị trí đầu tiên trong cấu trúc: [Họ - Đệm - Tên cá nhân] Đối với tên gọi của người Hán ở Trung Ọuốc, người Thái hay người Tày Nùng ở Việt Nam, vị trí của tên họ cũng đứng ở vị trí tiên của cấu trúc tên gọi

Trong tên gọi của nhiều dân tộc trên thế giới, thì thành phần tên họ lại thường nằm ở vị trí cuối cùng của tên gọi

Chẳng hạn như tên của người Nga cấu tạo theo mô hình: [ Tên- Tên cha- Tên họ]

V í dụ: Paven Anđrăyvich Belốp, Alếch xây Ivanovich Garin,

Trong tên của người Pháp hay người Anh, thành phần tên họ cũng

luôn đứng ở vị trí cuối cùng như: Jean Lefevre (tên người Pháp), Tony Blair

(tên người Anh),

Về mạt cấu tạo, đa số các tác giả nhất trí cho rằng, tên họ người Việt tồn tại chủ yếu dưới hình thức đơn âm tiết (còn gọi là họ đơn) Một số người khác lại khẳng định: bên cạnh tên họ đơn, tên họ người Việt còn có

cả họ kép và họ ghép

Những người bảo vệ quan niệm họ kép cho rằng, họ kép - đó là loại

từ đa âm tiết, do đó không thể chia cắt hoặc thay thế bất kỳ một thành phần nào trong đó Thành phần thứ nhất trong tôn họ kcp là những tên họ đơn có sẵn, còn thành phần thứ hai đứng sau đó chỉ là yếu tố đóng vai trò thành tố phụ

Ví dụ Nguyễn Côiìíi, Nquyển Khoa, NiỊitvễn Tài,

31

Trang 36

Một số người khác cho ràng, tên họ người Việt không có "họ kép”

mà chỉ có "họ ghép" Họ ghép khác họ kép ở chỗ: cả hai thành tố trong cấu trúc họ ghép đều là tên họ có sẵn được ghép lại với nhau, trong đó, yếu tố đi sau là thành tố phụ có ý nghĩa chỉ tên họ mẹ của người mang tên, kiểu::

Trần Lê, Phan Huỳnh, Vũ Phạm, Lê Nguyễn

Trên cơ sở của những ngữ liệu được khảo sát, chúng tôi cho rằng, tên

họ của người Việt có cả tên họ đơn, họ kép và họ ghép Cụ thể như sau:

2.1.1 Tên họ đơn

Tên họ đơn là tên họ tồn tại dưới hình thức đơn âm tiết (một tiếng hoặc một chữ) Tên họ đơn là hình thức tên gọi cơ bản và chủ yếu trong tên gọi của người Việt

Do có nhiều tên họ đơn, nên tên họ của người Việt thường giống nhau (tên gọi đồng âm) Có nhiều dòng họ hoàn toàn khác nhau về nguồn gốc huyết thống nhưng được kí hiệu bằng tên gọi giống nhau Trong trường hơp trùng tên họ như vậy, người ta thường dựa vào yếu tố đệm phân biệt Vì thế, đã làm xuất hiện tên họ kép

Việc xác định tên họ đơn một cách chính xác là công việc rất khó khăn do nhiều nguyên nhân như: đổi họ, lấy theo họ vua, tên họ đồng âm hoặc có nhiều biến âm như: Chu - Châu, L ã - Lữ, Vũ - Võ, Hoàng -

Tác giả Phạm Tất Thắng đưa ra con số thống kê là 174 tên họ (kể cả

đóng âm) Tác giả còn coi biến thể của một số tên họ như: Chu - Châu, Vũ

- V õ , Hoàng - Huỳnh, là hai tên họ hoàn toàn khác nhau (xét theo quan

điểm ngôn ngữ học thì đó là những đơn vị định danh riêng biệt) [38]

Trang 37

Qua cứ liệu khảo sát, chúng tôi thống kê được 1 18 tên họ đơn người Việt Sau đây là danh sách cụ thể (xếp theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt):

- An, Âu

- Bùi, Bế, Bạch, Bành

- Chu, Cao, Cung, Cầm, Cù, Chử, Công, Cấu, Chí, Chẩu

- Dương, Doãn, Diệp,

- Đồ, Đặng, Đinh, Đào Đàm, Đậu Đồng Đườnẹ, Đoàn, Đăng, Đoản, Đới

- Giang, Giản, Giáp

- Hoàng, Hà, Hạ, Huỳnh, Hoa, Hàn, Hồ, Hứa, Hồng, Hán

- Khuất, Khúc, Khổng, Kiều, Kim

- Lê, Lại, Lâm, Lương, Lý, Lã, Lưu, Luyện, La, Lữ, Lục

- Ưông

- Vương, Văn, Vũ, Võ, Vi, Việt

Trong số những họ đơn nói trên có 10 tên họ xuất hiện với tần số cao

Cụ thể như sau:

3 3

Trang 38

Tên họ kép là tổ hợp đa âm tiết (thông thường là hai âm tiết) dùng để

gọi tên cho một dòng họ duy nhất và xác định Khác với tên họ đơn, các

tên họ kép này vốn không phải là những tên họ có sẵn như tên họ, mà chúng

được hình thành do nhu cầu phân biệt các tên họ đồng âm hoặc phân biệt

các chi, ngành trong một dòng họ lớn

Chẳng hạn, để phân biệt họ Nguyễn này so với dòng họ Nguyễn

khác, người ta sử dụng thêm một yếu tố bất kỳ để kết hợp với tên họ

Nguyễn có sẩn đứng trước nó Các yếu tố bất kỳ này ban đầu có thể là

những tên đệm Do nhu cầu phân biệt, chúng kết hợp chặt chẽ với tên họ

đơn có sẵn đứng trước để trở thành một yếu tố trong tên họ kép

Ví dụ: Nguyễn C ônẹ (Năng), Nguyễn Khoa (Hùng), Nguyễn Tài

(Thu),v.v.

Xung quanh vấn đề tên họ kép của người Việt, cũng có nhiều ý kiến

khác nhau Tác giả Phạm Thuận Thành ở Bắc Ninh cho rằng người Việt

Trang 39

không có họ kép kể cả họ kép gốc Hán như họ T ư Mã, Công Tôn ở

(1) Tên họ kép là một tổ hợp đa âm tiết có kết cấu chặt chẽ tạo thành một khối vững chắc nên không thể thay thế hay hoán đổi vị trí của bất cứ thành tố nào trong kết cấu đó

V í dụ: Tôn Thất, Tôn Nữ, Công Tằng Tôn Nữ, Hoàng Phủ,

(2) Tên họ kép được hình thành do sự qui ước của một nhóm người

hay của một dòng họ nhất định Loại này mang tính xã hội yếu ớt, chỉ có giá trị trong một phạm dòng họ hay ở một vài địa phương nhất định

Ví dụ: Nguyễn Đức, Nguyễn Hữu, Nguyễn Thế, Tôn Gia, Tôn Quang, Tôn Tích,

So với loại thứ nhất, loại tên họ kép này có kết cấu lỏng lẻo hơn Vì thế người ta có thể sử dụng một trong hai thành tồ' trong kết cấu để thay thế cho toàn bộ tên họ

Nguyên nhân nảy sinh các tên họ kép loại này là nhằm khắc phục tình trạng đồng âm trong các tên họ đơn Một nguyên nhân khác dẫn đến sự hình thành tên họ kép là sự phân biệt giữa các chi, ngành trong một họ lớn Theo quan niệm dân gian đối với một dòng họ lớn thì cứ đến 5 đời không cúng giỗ thì thành một tổ phân chi gọi là “Ngũ đại mai thần chủ”, có nghĩa

là một dòng họ có từ 5 đời trở lên, nếu có con trai thì được tách thành chi và được lập ra thành nhà thờ riêng Và để phân biệt chi họ này với chi họ kia, người ta quy ước ra một tên họ mới trên cơ sở vẫn giữ nguyên tên họ đơn vốn có Một tên họ kép trong đó thành tố thứ nhất thường là tên họ có sẵn, thành tố thứ hai thường là tên đệm của chi trưởng Dần dần, tổ hợp tên họ

35

Trang 40

và tên đệm đó được sử dụng như là tên họ kép trong tên gọi của các thế hộ con cháu sau này.

Đứng ở vị trí thứ hai trong các tên họ kép ở loại thứ hai thường là các

kí hiệu như: Đức, Đình, Quang, Công, Hữu, Văn, Viết, Thế, Gia, Bá, Như, Trọng

Đáng chú ý là các tên họ kép thuộc loại thứ hai thường chỉ là do sự qui ước của một nhóm người trong phạm vi một dòng họ hoặc ở một chi họ nhất định, nên tính xã hội hóa của những tên họ kép này chưa cao Vì thế, các tên họ kép này dễ dàng bị thay đổi mà không vi phạm bất kì một quy ước nào Chúng chưa được cộng đồng chấp nhận sử dụng như là một tên họ

có sẵn Đó là nguyên nhân khiến nhiều người không thừa nhận sự tồn tại của các tên họ kép

Hiện nay phần lớn các tên họ kép vẫn chưa được đăng ký chính thức trong các sổ hộ tịch của chính quyền địa phương Chúng chỉ có giá trị sử dụng trong phạm vi khá hẹp giữa những người trong một dòng họ hoặc ở một địa phương nhâì định Việc nhận biết chúng chỉ có thể qua mối quan hệ giữa tên gọi và đối tượng được gọi tên Theo tác giả Nguyễn Kim Thản thì việc xác định tên riêng nhiều khi phải dựa vào sự hiểu biết của con người mang tên hoặc của gia đình, dòng họ [33]

Trên thực tế thì việc nhận biết tên họ kép là rất khó khăn do chúng chưa có dấu hiệu rõ ràng để phân biệt tên họ kép với “tên đệm”

Ví dụ: cùng tên Nguyễn Đức cảnh, ở người này Nguyễn Đức là tên

họ kép, ở người kia Nguyễn là tên họ đơn còn Đức là tên đệm.

2.1.3 Tên họ ghép

Họ ghép là tên họ được cấu tạo từ hai họ đơn có sẵn liên kết lại với nhau trong đó tên họ đơn đứng ở vị trí thứ nhất chỉ ra tên họ bố, còn tên họ đ<m đứng ớ vị trí thứ hai họ mẹ

Ngày đăng: 31/03/2015, 14:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w