0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Têngọi của nam

Một phần của tài liệu NHỮNG ĐẶC TRƯNG XÃ HỘI - NGÔN NGỮ HỌC CỦA TÊN RIÊNG CHỈ NGƯỜI TRONG TIẾNG VIỆT (Trang 70 -70 )

3. Têngọi và giới tính

3.1. Têngọi của nam

Theo truyền thống đặt tên của người Việt, các hình thức tên đệm dược sử dụng trong tên của nam thường là tên đệm zero và tên đệm Văn.

Như vậy là, mức độ phổ biến của hai hình thức tên đệm này trong tên của nam trước đây là khá cao.

Ngoài hai hình thức tên đệm nói trên, trong tên của nam còn sử dụng nhiều hình thức tên đệm khác nh/í? Đức, Đình, Hữu, Xuân, Ngọc, Quang, Công,...

So với tên đệm Văn và đệm zero, thì mức độ phổ biến của các hình thức tên đệm này thường ít hơn.

Theo kết quả điều tra của chúng tôi, trong tổng số 4.000 tên của nam (lược khảo sát ở mọi thời kì, thì sự xuất hiện của hình thức tên đệm Văn

chiếm tỷ lệ 40,88%, các hình thức tên đệm khác chiếm tỷ lệ 46,95% và tên đệm zero chiếm 12,17%.

Có thể hình dung sự khác biệt giữa các hình thức tên đệm sử dụng trong tên của nam qua bảng sau đây:

Tên đệm nam

Văn Đệm khác Zero

Sỏ lượng Tỷ lệ (%) Sô lưựng Tỷ lệ (%) Sô lượng Tỷ lệ (%)

1635 40,88 1878 46,95 487 12,17

Tuy nhiên, việc sử dụng các hình thức tên đệm trong tên của nam có ự phân bố không đồng đều trong các tầng lớp giai cấp khác nhau.(X<?w

Aục 2, Chương IIỉ)

Ví dụ: Nguyễn Duy, Lê M ai, Lê Đạo...

Các tên đệm khác Văn trong tên nam thường có hình thức đa dạng lum tên cúa nữ, nhưng về mặt ý nghĩa thì khá mờ nhạt, không có giá trị biểu trưng hay hàm chỉ rõ ràng như: Đức, Đình, Công, Quang, Hữu, Thế,...

Ví dụ: Vũ Đức Độ, Trinh Đình Bình, Nguyễn Hữu Đang,...

Trước đây, tên đệm của nam thường lưu truyền từ đời này sang đời khác và thống nhất sử dụng trong tên gọi của những người trong một gia đình hay dòng họ.

Chẳng hạn nếu tên của bố là Nguyễn Duy Thinh, thì tên con là

Nguyễn Duy Vượng, tên cháu là Nguyễn Duy Phúc.

Hiện nay, cách đặt tên đệm như vậy nhìn chung đã có sự thay đổi, nhưng ở một số gia đình hay dòng họ vẫn còn duy trì cách đặt tên đệm lưu truyền như vậy với mục đích phân biệt các chi các ngành trong một dòng họ lớn. Có lẽ đây chính là cơ sở để hình thành các tên họ kép sau này.

Trong một số gia đình, tên đệm còn có tác dụng phân biệt thứ bậc của con trai, trong cùng một gia đình. Chẳng hạn, đế phân biệt con trai đầu (con cả) với những người con trai thứ, người Việt dùng các tên đệm như:

Trọng, Thúc hay Quý .

Ví dụ: Nguyễn Trọng Nghĩa, Phan Thúc Luân, Đào Quý Thiện,...

Một số người còn sử dụng tên họ của mẹ (nếu tên họ mẹ không trùng với tên họ bố) để đặt vào vị trí của tên đệm. Điều đó phản ánh tâm lí coi trọng vai trò của phụ nữ trong đời sống gia đình.

Chẳng hạn, tên của bố là Nguyễn Văn Minh, tên của mẹ là Phan Thị Hằng, thì tên của con sẽ là Nguyễn Phan Long.

Đày cũng là cơ sở để hình thành nên tên họ ghép như có người đã quan niệm.

3.1.2.Vê tên cú nhân

Trong các hình thức tên cá nhân, tên đưn vẫn là hình thức tên gọi được sử dụng khá phổ biến trong tên gọi của nam. Trong 4.000 tên gọi của nam, thì các tên đơn xuất hiện là 3.455, chiếm tỷ lệ 86,38%.

So với tên đơn, các tên kép của nam không nhiều, chỉ chiếm 13,55%. Điều đó chứng tỏ người việt vẫn ưa chuộng cách đặt tên đơn hơn là tên kép.

Tên cá nhàn

nam

Đơn Kép 2 Kép 3

Sô lượng Tỷ lệ (%) Sô lượng Tỷ lệ (%) Sô lượng Tỷ lệ (%)

3455 86,38 542 13,55 3 0,07

Các tên đơn và tên kép của nam cũng có sự phân biệt khá rõ ràng trong cách đặt tên của các tầng lớp giai cấp khác nhau trong xã hội (Xem Mục2, Chương ỈU)

Về nguyên tắc, tên cá nhân của nam và tên cá nhân của nữ không có gì để phân biệt rõ rệt về mặt ý nghĩa. Tuy nhiên dựa vào nhận thức của người bản ngữ, người Việt vẫn có thể phân biệt một cách tương đối chính xác tên của nam hoặc tên của nữ cả về hình thức lẫn nội dung ý nghĩa.

- Về

hình thức, có một số tên đơn thường dùng trong tên gọi của nam, mà ít sử dụng trong tên của nữ như: Hùng, Tuấn, Sơn, Dũng, Bình,

Hài, Nam, Quang, Trí, Hưng, Đức, Vịnh,...

Tên kép của nam tuy ít, nhưng cũng thể hiện những đặc trưng riêng. Chúng thường sử dụng những tên gọi là địa danh hay những từ ghép có nguồn gốc Hán- Việt và với ý nghĩa thâm thúy, sâu sắc.

Ví dụ: Hoàn ạ Trường Sơn, Trịnh Hỏa Bình, Mai Thành Đ ạt, Nguyền Tương Lai. Phạm Quyết Tháng, Vũ N hư Hổ,...

-Về ý nghĩa, tên của nam cũng thường biểu trưng cho những nội dung hiện thực sau đây:

- Chỉ các hiện tượng tự nhiên như: giông, bão, phong, sấm, chớp, ... Ví dụ: Vũ Bão, Đào T h ế Phong, Lê Phong Ba,...

- Chỉ phẩm chất đạo đức con người như: hiền, lành, thiện, đức, tâ m ,...

Ví dụ: Vũ Hữii Đức, Mai Chí Thiện, Nquyển Đức Tâm,... - Chỉ chỉ sự thông minh, tài giỏi như: tài, giỏi, minh, m ẫn...

Ví dụ: Nguyễn Vãn Tài, Trần Đức Giỏi, Nguyễn Quang Sáng, Trần Minh Man,...

- Chỉ sự thành đạt như: thành, đạt, hiển, vinh,...

Ví dụ: Hoàng Tất Thắng, Vũ Hiển Vinh, Nguyễn Thành Công,...

- Chỉ sự khỏe mạnh như: tuấn, tú, hùng, dũng, mạnh, khoẻ,... Ví dụ: Nguyễn Văn Mạnh, Trần Tuấn Tú, Vũ N hư Khoẻ,... 3.2. Tên của nữ

3.2.1 V ê tên đệm

Trong tên của nữ, hình thức tên đệm Thị được sử dụng ở mức độ khá phổ biến, chiếm tới 64,86%. Tên gọi Thị là một yếu tố gốc Hán. Ở Trung Quốc, Thị được dùng như tên gọi cá nhân như: Vương M ã Thị, Vương Tôn M ã T'hỉ.

Theo tác giả Lí Tống Địch, Thị tượng trưng cho địa vị chính trị của những người sống trong thị tộc, đồng thời cũng tượng trưng cho quyền lực và của cải. [8]

Đối với người Việt, Thị dường như không mang nghĩa rõ ràng mà chỉ là kí hiệu chủ yếu dùng để phân biệt giới tính trong tên của nữ. Ngoài tên đệm Thị, trong tên nữ còn sử dụng các hình thức tên đệm khác.

Kết quả khảo sát 6.000 tên của nữ cho thấy, sự phân bố của các hình thức ten đệm như sau:

Tên đệm Nữ Thị Đệm khác Zero S ô l ư ợ n g Tỷ lệ (%) S ỏ l ư ợ n g Tỷ lệ (%) S ô l ư ợ n g Tỷ lệ (%) 3892 64,86 1640 27,33 468 7,8

Như vậy, về mặt hình thức, các tên đệm trong tên nữ có sự phân bố không đồng đều giữa hình thức tên đệm Thị và các hình thức tên đệm khác. Điều đáng chú ý là, các hình thức tên đệm khác trong tên nữ có sỏ lượng ít hơn và rất khó phân biệt về mặt giới tính. Cụ thể như sau:

- Tên đệm zero vốn là hình thức thường xuất hiện trong các tên của nam. Do sự xuất hiện của các tên kép, đồng thời với sự vắng mặt của hình thức tên đệm Thị, nên trong tên nữ có thể tồn tại hình thức tên đệm này.. Tuy nhiên, việc xác định tên đệm zero trong tên nữ không dễ dàng, nếu như không có sự hiểu biết rõ ràng về đối tượng được gọi tên.

- Tương tự như hình thức tên đệm zero, các hình thức tên đệm khác trong tên nữ cũng gặp trất nhiều khó khăn trong việc xác định chúng trong tên của nữ.

Chẳng hạn, trong các tên gọi: Nguyễn Thúy Hiên, Đặng Phương Thảo, Phan Kim C7ỉ/,...thì Thúy, Phương, Kim là tên đệm hay là một yếu tố của tên kép?

Tuy nhiên theo cảm nhận của người Việt, thì trong tên nữ vẫn có những hình thức thường chỉ dùng trong tên của nữ, mà rất ít dùng trong các tên của nam như: Thúy, K im, Mộnẹ, Hoài, Diệp, Mỹ, Diệu, Diễm, Thanh, Châu,

Ví dụ: Đào Kim M in li, Lê Thu Hương, N guyễn Diệu L a n, Thanh Trâm ,...

3.2.2. Tên cá nhân của nữ

Trong hai hình thức tên đơn và tên kép, tên của nữ thường sử dụng hình thức tên đơn vẫn là chủ yếu, chiếm tỷ lệ 78,58%. Số tên cá nhân còn lại là các hình thức tên kép.

Sự phân bố của các hình thức tên cá nhân trong tên của nữ có thể hình dung qua bảng sau đây:

Tên cá nhân nữ

Đơn Kép 2 Kép 3

Sô lượng Tỷ lệ (%) Sô lượng Tỷ lệ

(%) Sỏ lưựng Tỷ lệ (%)

4715 78,58 1280 21,33 5 0,08

Một điều dễ dàng nhận thấy là, trong các tên của nữ có sự tăng lên đáng kể của các hình thức tên kép, đặc biệt là hình thức tên đôi. Các tên kép này thường xuất hiện nhiều trong tên gọi của nữ trí thức thành thị (Xem Mục 2, Chương III)

Về mặt ý nghĩa, các tên cá nhân của nữ thường biểu trưng cho các sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội như:

- Chỉ tên gọi các loài hoa như: Cúc, Mai, Trúc, Sen,...

Ví dụ: Lê Thị Cúc, Phạm Thị Mai, Nguyễn Thu Trúc,...

- Chỉ tên gọi các loại chim như: Oanh, Yến, Phượng, Khuyên,... Ví dụ: Nguyễn Bào Oanh, Trần Kim Yừn, Lê T ố Loan,...

- Chỉ tên gọi các sản vật quí hiếm như: Ngọc, Ngủ, Gấm, Lụa... Ví dụ: Trương Hồng Ngọc, Nguyễn Thị Tơ, Phạm Thị Lụa,...

- Chỉ phẩm chất, đạo đức con người như: Hiển, Lành, Dàng, Vui...,

Ví dụ: Nguyễn Minh Hiền, Lê Thi Lành, Nguyễn Thị Vui,...

4. Tiểu kết

Trên cơ sở của việc khảo sát những đặc trưng về mặt xã hội của 10.000 tên thật của người Việt xuất hiện ở vùng đồng bằng Bắc bộ từ đầu thế kỉ XX trở lại đây, hước đầu chúng tôi có những nhận xét như sau:

(1). Giữa tên gọi của nam và tên gọi của nữ người Việt có sự khác biệt tương đối rõ rệt về các hình thức đặt tên đệm và tên cá nhân.

- Đối với tên đệm, hình thức tên đệm phổ biến trong các tên nam và nữ vẫn là hai hình thức tên đệm truyền thống mà người Việt vẫn ưa chuộng sứ dụng - đó là tên đệm Văn (trong tên nam) và Thị (trong tên nữ). Riêng tên hình thức tên đệm Thị của nữ có xu hướng ngày càng bị thu hẹp phạm vi sử dụng. Hiện tượng này có thể phản ánh về ý thức đề cao vai trò của phụ nữ không chỉ trong xã hội, mà còn đối với cả cách đặt tên và gọi tên.

- Hình thức tên đệm zero vẫn là hình thức đệm đặc trưng cho tên của nam, mặc dù vẫn có một số tên gọi nữ chỉ xuất hiện hai thành phần tên họ và tên cá nhân.

- Các hình thức tên đệm khác đệm zero, đệm VănThị có xu hướng phát triển, nhưng không có sự biến động lớn. Số lượng các kiểu tên đệm này là hữu hạn và thường có ý nghĩa xã hội khá mờ nhạt.

- Đối với tên cá nhân, cả nam và nữ đều ưa chuộng cách đặt tên đơn hơn là tên kép. Tuy nhiên so với nam, nữ thường thích đặt tên kép hơn và thường là tên đôi.

(2). Sự hình thành của các tên đệm và tên cá nhân có sự khác biệt đáng kể trong tên gọi của các giai cấp nông dân, công nhân và tầng lớp trí thức thành thị.

- Về tên đệm, hai hình thức tên đệm truyền thống là Văn trong tên nam có xu hướng giảm dần lừ nông dân (75,6%) đến công nhân (51,8%) và cuối cùng là tầng lớp trí thức(12,2%). Tương tự như vậy, hình thức tên đệm

Các hình thức tên đệm khác tuy có tăng lên, nhưng cũng chỉ tập trung chủ yếu của giai cấp công nhân và tầng lớp trí thức thành thị.

- Đối với tên nhân, tình hình sử dụng các hình thức tên đơn, tên đôi và tên kép 3 trong các giai cấp nông dân, công nhân và tầng lớp trí thức

cũng có sự phân biệt đáng kể. Nhìn chung, hình Ihức đặt tên đơn vẫn là cách đặt tên được các giai cấp khác nhau ưa chuộng sử dụng. Các hình thức thức tên đôi có xu hướng phát triển trong mọi tầng lớp giai cấp khác nhau, nhung chủ yếu vẫn là ở tầng lớp trí thức thành thị.

ChưưngIV

S ự HÌNH THÀNH VÀ BIẾN ĐỔI CỦA

TÊN NGƯỜI VIỆT TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 1. Sự hình thành tén gọi

Tên riêng của mỗi con người được coi là một “báu vật” rất thiêng liêng. Tên gọi đó không chỉ gắn liền với suốt cuộc đời của mỗi con người, mà nó còn mãi để lại những dấu ấn kỉ niệm đối với những người thàn trong gia đình họ ngay cả khi người đó đã mất đi. Chính vì thế, việc đặt tên gọi cho mỗi con người khi sinh ra là một cồng việc vô cùng quan trọng.

ở mỗi dân tộc khác nhau, việc đặt tên cho trẻ sơ sinh lại xuất phát từ những quan niệm không hoàn toàn như nhau.

Chẳng hạn, ở Hawai việc đặt tên cho đứa trẻ là công việc của mọi người trong gia đình. Một số cộng đồng người ở Ohio (Hoa Kỳ), một người trong gia đình chọn một cái tên nào đó khi họ thức giấc lúc nửa đêm. Hôm sau cái tên đó được nêu ra để cha mẹ đứa bé lựa chọn và quyết định.

Theo thông tin của tác giả Trần Tất Chủng đăng trên Báo Phụ nữ Việt Nam, số 33 ra ngày 19/ 8 /1991, ở Ma-đa-gát-xca có cách đặt tên rất độc đáo. Đứa trẻ sau khi sinh được 3 tháng tuổi thì được tiến hành lễ cắt tóc. Gia đình phải chuẩn bị nhiều hoa quả để cầu mong cho cuộc sống của con cái mình sẽ thành đạt. Sau khi lễ cắt tóc được tiến hành xong, đứa trẻ cũng mới chính thức được đặt tên. Nếu đứa trẻ sinh ra vào ngày xấu thì phải đặt tên sao cho tên gọi đó kị với ngày đó như: tên có sức khoẻ, chó con, chiến thắng hay vô địch,... Người ta có thể lấy tên của anh hoặc chị của đứa trẻ bị chết non để họ khỏi giận. Điều đáng chú ý là, nếu đứa trẻ sinh vào ngày 1 hoặc 2 tháng 9 âm lịch (theo lịch của Mađagaxca) thì nó bị coi là có “ số sừng”, nghĩa là lớn lên nó có thể giết chết cha mẹ.Vì thế người ta phải giết chết đứa trẻ này bằng cách dìm xuống nước. Một số cha mẹ đứa trẻ sợ cảnh giết người này, nên đã đặt đứa trẻ ở cửa chuồng bò vào đêm hôm trước.

Sáng hôm sau khi thả bò ra, nếu đứa trẻ may mắn không bị bò dẫm chết, thì coi như nó đã được giải hạn, trở thành “số lành” và có thể nuôi được. Một số người khác trỏ quấn đứa trẻ vào một mảnh vải rồi đem bỏ ra đường. Nếu ai hiếm con mà bí mật nhặt đem về giấu trong nhà, thì họ có thể nuôi được

VI quan hệ giữa đứa trẻ với họ không xung khắc. Theo tác giả, có lẽ đây là một hủ tục độc nhất vô nhị trên hành tinh này còn tồn tại.

Đối với người Việt, việc đặt tên cho trẻ sơ sinh tuy không theo những quy định nghiêm ngặt có tính hủ tục, nhưng ở mỗi địa phương lại có những cách đặt tên khác nhau.

Chẳng hạn, dưới chế độ phong kiến trước đây, trẻ sơ sinh chưa được đặt tên gọi chính thức. Khi đứa trẻ đã đến tuổi đi học thì mới được đặt tên chính (gọi là tên húy) để ghi vào sổ họ (gia phả). Việc đặt tên vào sổ họ trước tiên phải làm lễ yết cáo tổ tiên. Lễ yết cáo này chỉ gồm nén hương, cơi trầu và chén rượu để tế lễ tổ tiên. Sau iễ yết cáo, tên đứa trẻ sẽ được đối chiếu với gia phả. Nếu tên gọi này không phạm húy với tổ tiên thì coi là được. Riêng con gái không được ghi tên vào sổ họ.

Sau khi vào họ, bố mẹ đứa trẻ phải có cơi trầu tới trưởng ngõ, trưởng giáp, trưởng xóm để xin cho con vào ngõ, vào giáp, vào xóm (chủ yếu đối với con trai). Kể từ khi được vào giáp, vào xóm, vào ngõ, thì đứa trẻ đó có bổn phận phải đóng góp cũng như được hưởng mọi quyền lợi của một người trong ngõ, giáp và trong xóm.

Sau khi vào họ vào ngõ vào xóm, thì lại phải xin vào làng. Đây mới là việc quan trọng. Đứa con vào làng phải có trầu cau cáo lễ Đức Thành hoàng làng tại đình làng, sau đó phải có trà thuốc cho các vị tiên chỉ hoặc lí

Một phần của tài liệu NHỮNG ĐẶC TRƯNG XÃ HỘI - NGÔN NGỮ HỌC CỦA TÊN RIÊNG CHỈ NGƯỜI TRONG TIẾNG VIỆT (Trang 70 -70 )

×