0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Têngọi của công nhân

Một phần của tài liệu NHỮNG ĐẶC TRƯNG XÃ HỘI - NGÔN NGỮ HỌC CỦA TÊN RIÊNG CHỈ NGƯỜI TRONG TIẾNG VIỆT (Trang 63 -63 )

3. Các kiểu cấu trúc của tên thật ngườiV iệt

2.2. Têngọi của công nhân

Giai cấp công nhân là những lớp người thường làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, công trường, hầm mỏ. Phương tiện làm việc của họ chủ yếu bằng máy móc, vì thế năng xuất lao động thường rất cao. So với nông dân, đời sống kinh tế của công nhân thường ổn định hơn do không phải phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên. Hơn nữa, do phải học tập để trang bị kiến thức chuyên môn, nên trình độ văn hóa nói chung của giai cấp công nhân cũng cao hơn nông dân. Chính những đặc điểm này có thể ảnh hưởng đến cách đặt tên gọi người.

2.2.1 .Về tên đệm

Kết quả khảo sát 2.500 tên thật của tên gọi của giai cấp công nhân làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp và công trường xây dựng, trong đó có 1000 tên của nam và 1.500 lên của nữ đã cho biết như sau:

Mức độ phán bố của 2 hình thức ten đệm Văn và tên đệm Thị trong tên thật người Việt chiếm tỷ lệ tương đối cao: tên đệm Văn chiếm 51,8% và tên đệm Thi chiếm 87%.

Các hình thức tên đêm zero và tên đệm khác xuất hiện cũng nhiều han so với tên của giai cấp nông dân.

Sự khác biệt giữa các hình thức tên đệm trong tên của công nhân có thể được hình dung qua bảng sau đây:

Tên Văn Thị Khác Zero

đệm s ỏ lượng Tỷ lệ(%) Sỏ ỉưựng Tỷ lệt %) SỐ lượng Tỷ lệ(%) SỐ lượng Tỷ lệ(%) N am 518 51,8 I f l l f l S l I J ■; 426 42,6 56 5,6 N ữ 1305 87 190 12,67 5 1 0, 33

Nhìn chung, sự xuất hiện của các hình thức tên đệm trong tên gọi của giai cấp công nhân có những đặc điểm sau đây:

- Việc sử dụng hai hình thức tên đệm truyền thống là Văn (trong tên nam) và Thị (trong tên nữ) đã có xu hướng giảm xuống so với tên gọi của giai cấp nồng dân.

- Hình thức tên đệm zero và các hình thức tên đệm khác lại có xu hướng tăng lên so với tên gọi của nông dân.

- Bên cạnh những hình thức tên đệm truyền thống thường gặp trong các tên gọi của nông dân, các tên đệm khác trong tên gọi của công nhân còn xuất hiện thêm một số hình thức tên đệm mới chủ yếu trong tên gọi của nain như: Xuân, M inh, Như, Ngọc, Quốc, Thanh,...

Ví dụ: Nguyễn Xuân Ngọc, Bùi Minh Quốc, Phan Thanh Đạm,...

- Các hình thức tên đệm khác Thị trong tên của nữ công nhân không thây có dấu hiệu phân biệt đáng kể so với tên đệm của nông dân. Điều đó chứng tỏ, trừ hai hình thức ten đệm là VănThị có sự phân biệt tương

các hình thức tên đệm khác là không có sự khác biệt đáng kể giữa hai giai cấp này.

2.2.2.Vê tên cá nhân

Trong hai hình thức tên cá nhân đơn (tên đơn) và tên cá nhân kép (tên kép), hình thức tên đơn vẫn chiếm ưu thê vượt trội so với tên kép trong cách đặt tên của giai cấp công nhân. Tỷ lệ này là 93,6% đối với nam và 89,2% đối với nữ.

Sự phân bố của các hình thức tên cá nhân trong tên công nhân có thể được hình dung qua bảng sau đây:

Tên cá nhân

Đơn Kép 2 Kép 3

Số lượng Tỷ lệ (%) Sô lượng Tỷ lệ (%) Sô lượng Tỷ lệ (%)

N a m 936 93,6 64 6,4 0 0

N ữ 1338 89,2 162 10,8 0 0

Như vậy là, so với tên của nông dân, tỷ lệ số người đặt tên kép đôi trong tên nữ của công nhân đã tăng lên đáng kể. Nếu như ở nữ nông dân, số người đặt tên kép đôi chỉ chiếm 0,4%, thì ở nữ công nhân số người đặt tên kép đôi đã tăng lên hơn hai lần tức chiếm khoảng 10,8%. Riêng hình thức tôn kép 3, thì cả tên gọi của nông dân và công nhân chưa có người nào đặt loại tên cá nhân này.

Về mặt ý nghĩa, tỷ lệ người sử dụng tên gọi có nguồn gốc Hán- Việt vẫn là phổ biến, chiếm hơn 80%. Tỷ lệ các tên thuần Việt đã giảm xuống rõ rệt so với tên nông dân, chỉ còn 12%.

Điều đáng chú ý là, bên cạnh những ý nghĩa vẫn thường gặp trong tên của nông dân, thì trong tên gọi của công nhân đã có ý nghĩa biểu trưng cho những nội dung mang tính chính trị, Văn hóa - xã hội như: Nguyễn Kiến Quốc, Trần Văn Chương, Phạm Quyết Chiến, Mai Giải Phóng, Vũ Đản: Đang,...

Ngoài ra, những tên gọi mang màu sắc nghề nghiệp cũng đã thấy xuất hiện, mặc dù với số lượng không nhiều và chưa thật rõ ràng như: Công Nghiệp, Đặng Văn Búa, Mai Thúc Kìm, Lương Văn Xe, Cao Đức Máy,...

2.3. Tên gọi của tầng lớp trí thức

Tầng lớp trí thức thường là những người học rộng và làm nhiều nghề khác nhau như giảng day trong các nhà trường, nghiên cứu trong các Viện khoa học, làm việc trong các tòa báo và nhiều cơ quan văn hóa khác của nhà nước. Họ là những nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ, kĩ sư, bác sĩ, giáo viên, nhà khoa học, các nhà hoạt động chính trị,... Môi trường làm việc của tầng lớp trí thức tập trung phổ biến là ở thành thị vì thế còn được gọi là tầng lớp trí thức thành thị. Do chiếm ưu thế hơn hẳn về trình độ nhận thức và môi trường hoạt động, nên tầng lớp trí thức thành thị có đời sống kinh tế và văn hóa hơn nhiều so với hai giai cấp công nhân và nông dân. Chính những điều kiện thuận lợi này kiện này có thể sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình đặt tên người.

2.3.1 .Về tên đệm

Kết quả khảo sát 2.000 tên thật của trí thức thành thị, trong đó có 1.000 tên của nam và 1.000 tên nữ, bước đầu cho biết như sau: (Xem bảng)

Tên đệm

Văn Thị Khác Zero

lượng Tỷ lệ(%) Sô lượng

Tỷ

1 ệ(%) Sỏ ỉượng Tỷ lé(%) Sô lượng Tỷ \ệ(%)

N am 122 12,2 684 68,4 194 19,4

N ữ 530 53 368 36,83 102 0 , 2

Tỷ lệ phân bô không đồng đều giữa các hình thức tên đệm trong tên gọi của tầng lớp trí thức thành thị có những đặc trưng sau đây:

- Hai hình thức tên đệm truyền thống là VănThị trong tên gọi của trí thức đã bị Ihu hẹp rất nhiều so với cách đặt tên đệm của nông dàn và

công nhân. Đối với tên của nam, tỷ lệ đệm Văn chỉ còn chiếm 12,2%, với ten đệm Thị của nữ là 53%,tức là giảm đi hơn một nửa so với tên đệm của

công nhân.

- Trong khi các hình thức đệm truyền thống giảm một cách đáng kể, thì những hình thức đệm zero và tên đệm khác tăng lên khá mạnh.

- Các hình thức đệm khác Văn trong các tên nam của tầng lớp trí là khá đa dạng về hình thức và phong phú về nội dung ý nghĩa. Các hình thức trong tên đệm của nam thường sử dụng các từ Hán-Việt mang ý nghĩa xã hội sâu xa như: Trường, Trí, Thanh, Tiến, Hà, Bảo, Phương, Kim,...

Ví dụ: Nguyền Trường Chinh, Trần Trí Dũng, Nguyễn Tiến Lê, Nguyền Thanh Sơn, Hoàng Kim Đính, Lâm Bảo Ngọc,...

- Các hình thức đệm khác Thị trong các tên nữ trí thức có xu hướng thiên về hình thức và có ý nghĩa biểu cảm như: Kiều, Huyền, Diệu, Mỹ, Diệp, Mộng Hoài, Ly, Tố, Nga, ....

Ví dụ: Đoàn Kiều Trang, Trần Diệu Lan, Mai Huyền Mi, Lê Mộng Điệp,...

- Hình thức tên đệm zero trong tên nữ lại có xu hướng tăng lên rõ rệt. Có lẽ đây là đặc trưng khá nổi bật trong tên của nữ thành thị. Bởi lẽ, trong tên gọi của công nhân, đặc biệt là nông dân, hình thức tên đệm này chỉ thường sử dụng trong tên của nam. Tuy nhiên, trong têngọi của trí thức, hình thức tên đệm này thường rất khó phân biệt với tên cá nhân kép 2 (tên đôi). Chúng cũng có thể trở thành một thành tố cấu tạo của tên kép (?)

Ví dụ: V ũ Thanh Nga, Lê M ỹ Hạnh, Nguyễn Diệu Huyền, Phan Ly Ly, Mai Quỳnh Trang, ...

2.3.2. Vê tên cá nhân

Trong tên gọi của trí thức, các hình thức đặt tên đơn vẫn được sử dụr»iZ khá phổ biến. Tý lệ này là 78% trong tên nam, và 62,9% trong tên của

nữ'. Các hình thức tên kcp có sự phân bố không đồng đều giữa tên nam và tên của nữ.

Sau đây lù bảng phân bô của các tên cá nhân trong tên gọi của tầng lớp trí thức: Tê n cá nhân Đơn Kép 2 Kép 3 Sỏ lượng Tỷ lệ (%) S ỏ l ư ợ n g Tỷ lệ (%) Sô lượng Tỷ lệ (%) Nam 780 78 219 21,9 1 0,1 N ữ 629 62,9 369 36,9 2 0,2

Nếu so với cách đặt tên cá nhân của giai cấp công nhân và nông dân, thì tên cá nhân của tầng lớp trí thức có những đặc điểm sau đây:

- Tỷ lệ phân bố rất cao của hình thức tên đơn đã chứng tỏ hình thức tên đơn vẫn là hình thức tên gọi phổ biến, được người Việt ưa chuộng sử dụng. Đây vẫn là cách đặt tên truyền thống của người Việt phù hợp đối với mọi thành phần giai cấp trong xã hội.

- Số người ưa thích cách đặt tên kép, đặc biệt là tên kép đôi có xu hướng phát triển mạnh.

- Các tên kép có độ dài 3 âm tiết chiếm tỷ lệ không đáng kể, chí có 3 trường hợp xuất hiện. Điều đó chứng tỏ, người Việt (ở miền Bắc), kể cả giới trí thức vẫn không ưa chuộng sử dụng cách đặt tên dài.

- v ề ý nghĩa, tuyệt đại đa số tên gọi của tầng lớp trí thức thường có nguồn gốc Hán - Việt hơn là những kí hiệu có nguồn gốc thuần Việt. So với nông dân và công nhân, thì cách đặt tên Nôm ở tầng lớp trí thức chí còn 0,7%.

- Nội dung ý nghĩa hiểu trưng của tên trí thức thường lù rất đa dạng và phong phú, phản ánh mọi khía cạnh khác nhau của đời sống, từ vẻ đẹp tự

- Ý nghĩa của tên gọi trí thức không chỉ có ý nghĩa biểu trưng, mà còn có giá trị hàm chỉ. Chẳng hạn, có tên gọi gợi lên sự liên tưởng về hình

thức tên gọi của bố mẹ và con.

Ví dụ: Tên của bố là Vũ Văn Hội thì tên của con là Vũ Quang Nghị; tên của mẹ là Phạm Thị Thuần thì tên của con là Trần Văn Khiết, Trần Thị Thục.

Kết hợp tên của bố là Ngiivễn Đức Tiến với tên của mẹ là Vương Mai Giang để tạo thành tên con là Nquyển Giáng Tiên.

3. Tên gọi và giới tính

Giới tính của con người là một vấn đề liên quan đến mọi mặt của cuộc sống. Vì thế, giới tính là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của xã hội. Trong mối quan hệ với ngổn ngữ, tác giả Nguyễn Văn Khang đã chỉ ra ba vấn đề nổi lên như sau:

T hứ nhất, sự khác nhau về ngôn ngữ giữa mỗi giới là do cấu tạo cơ thể người như vị trí của phần “chứa” ngôn ngữ ở trong não cũng như đặc điểm về sinh lí cấu âm.

T hứ hai, sự khác nhau về ngôn ngữ giữa mỗi giới còn được thể hiện ở ngôn ngữ để nói về mỗi giới.

Thứ ba, sự khác nhau về ngôn ngữ giữa mỗi giới thể hiên ở ngôn ngữ được mỗi giới sử dụng. Đó là sự khác nhau về sự diễn đạt, cách sử dụng ngôn ngữ của mối giới để biểu thị cùng một vấn đề” . [19]

Xuất phát từ quan điểm nêu trên, chúng tôi tiến hành khảo sát 4.000 tên nam và 6.000 tên nữ để tìm hiểu những đặc trưng về giới tính có ảnh hưởng lên cách cách đặt tên thật của người Việt.

Như đã biết, trong thành phần cấu tạo của tên thật người Việt, tên họ là làm thành một tập hợp hữu hạn, đóng về nguyên tắc, do đó chúng rất ít chịu sự tác động của các nhân tố xã hội. Chính vì thế, luận văn này chỉ tiến

hành việc khảo sát về hai thành phần còn lại trong tên gọi người Việt - đó là tên đệm và tên cá nhân. Cụ thê như sau:

3.1. Tên gọi của nam3.1.1 V ề tên đệm của nam 3.1.1 V ề tên đệm của nam

Theo truyền thống đặt tên của người Việt, các hình thức tên đệm dược sử dụng trong tên của nam thường là tên đệm zero và tên đệm Văn.

Như vậy là, mức độ phổ biến của hai hình thức tên đệm này trong tên của nam trước đây là khá cao.

Ngoài hai hình thức tên đệm nói trên, trong tên của nam còn sử dụng nhiều hình thức tên đệm khác nh/í? Đức, Đình, Hữu, Xuân, Ngọc, Quang, Công,...

So với tên đệm Văn và đệm zero, thì mức độ phổ biến của các hình thức tên đệm này thường ít hơn.

Theo kết quả điều tra của chúng tôi, trong tổng số 4.000 tên của nam (lược khảo sát ở mọi thời kì, thì sự xuất hiện của hình thức tên đệm Văn

chiếm tỷ lệ 40,88%, các hình thức tên đệm khác chiếm tỷ lệ 46,95% và tên đệm zero chiếm 12,17%.

Có thể hình dung sự khác biệt giữa các hình thức tên đệm sử dụng trong tên của nam qua bảng sau đây:

Tên đệm nam

Văn Đệm khác Zero

Sỏ lượng Tỷ lệ (%) Sô lưựng Tỷ lệ (%) Sô lượng Tỷ lệ (%)

1635 40,88 1878 46,95 487 12,17

Tuy nhiên, việc sử dụng các hình thức tên đệm trong tên của nam có ự phân bố không đồng đều trong các tầng lớp giai cấp khác nhau.(X<?w

Aục 2, Chương IIỉ)

Ví dụ: Nguyễn Duy, Lê M ai, Lê Đạo...

Các tên đệm khác Văn trong tên nam thường có hình thức đa dạng lum tên cúa nữ, nhưng về mặt ý nghĩa thì khá mờ nhạt, không có giá trị biểu trưng hay hàm chỉ rõ ràng như: Đức, Đình, Công, Quang, Hữu, Thế,...

Ví dụ: Vũ Đức Độ, Trinh Đình Bình, Nguyễn Hữu Đang,...

Trước đây, tên đệm của nam thường lưu truyền từ đời này sang đời khác và thống nhất sử dụng trong tên gọi của những người trong một gia đình hay dòng họ.

Chẳng hạn nếu tên của bố là Nguyễn Duy Thinh, thì tên con là

Nguyễn Duy Vượng, tên cháu là Nguyễn Duy Phúc.

Hiện nay, cách đặt tên đệm như vậy nhìn chung đã có sự thay đổi, nhưng ở một số gia đình hay dòng họ vẫn còn duy trì cách đặt tên đệm lưu truyền như vậy với mục đích phân biệt các chi các ngành trong một dòng họ lớn. Có lẽ đây chính là cơ sở để hình thành các tên họ kép sau này.

Trong một số gia đình, tên đệm còn có tác dụng phân biệt thứ bậc của con trai, trong cùng một gia đình. Chẳng hạn, đế phân biệt con trai đầu (con cả) với những người con trai thứ, người Việt dùng các tên đệm như:

Trọng, Thúc hay Quý .

Ví dụ: Nguyễn Trọng Nghĩa, Phan Thúc Luân, Đào Quý Thiện,...

Một số người còn sử dụng tên họ của mẹ (nếu tên họ mẹ không trùng với tên họ bố) để đặt vào vị trí của tên đệm. Điều đó phản ánh tâm lí coi trọng vai trò của phụ nữ trong đời sống gia đình.

Chẳng hạn, tên của bố là Nguyễn Văn Minh, tên của mẹ là Phan Thị Hằng, thì tên của con sẽ là Nguyễn Phan Long.

Đày cũng là cơ sở để hình thành nên tên họ ghép như có người đã quan niệm.

3.1.2.Vê tên cú nhân

Trong các hình thức tên cá nhân, tên đưn vẫn là hình thức tên gọi được sử dụng khá phổ biến trong tên gọi của nam. Trong 4.000 tên gọi của nam, thì các tên đơn xuất hiện là 3.455, chiếm tỷ lệ 86,38%.

So với tên đơn, các tên kép của nam không nhiều, chỉ chiếm 13,55%. Điều đó chứng tỏ người việt vẫn ưa chuộng cách đặt tên đơn hơn là tên kép.

Tên cá nhàn

nam

Đơn Kép 2 Kép 3

Sô lượng Tỷ lệ (%) Sô lượng Tỷ lệ (%) Sô lượng Tỷ lệ (%)

3455 86,38 542 13,55 3 0,07

Các tên đơn và tên kép của nam cũng có sự phân biệt khá rõ ràng trong cách đặt tên của các tầng lớp giai cấp khác nhau trong xã hội (Xem Mục2, Chương ỈU)

Về nguyên tắc, tên cá nhân của nam và tên cá nhân của nữ không có gì để phân biệt rõ rệt về mặt ý nghĩa. Tuy nhiên dựa vào nhận thức của người bản ngữ, người Việt vẫn có thể phân biệt một cách tương đối chính xác tên của nam hoặc tên của nữ cả về hình thức lẫn nội dung ý nghĩa.

- Về

hình thức, có một số tên đơn thường dùng trong tên gọi của nam, mà ít sử dụng trong tên của nữ như: Hùng, Tuấn, Sơn, Dũng, Bình,

Một phần của tài liệu NHỮNG ĐẶC TRƯNG XÃ HỘI - NGÔN NGỮ HỌC CỦA TÊN RIÊNG CHỈ NGƯỜI TRONG TIẾNG VIỆT (Trang 63 -63 )

×