0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Cách sắp xếp tên người

Một phần của tài liệu NHỮNG ĐẶC TRƯNG XÃ HỘI - NGÔN NGỮ HỌC CỦA TÊN RIÊNG CHỈ NGƯỜI TRONG TIẾNG VIỆT (Trang 96 -96 )

Việc xắp xếp thứ tự tên người trên văn bản là công việc tưởng như đơn giản, nhưng lại gây ra nhiều phiền toái nếu không theo những quy định thống nhất.

Hiện nay trên các văn bản hành chính cũng như trên sách báo có nhiều cách sắp xếp tên người không thống nhất và khá lộn xộn. Có tài liệu lấy tên họ làm tiêu chí để sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt. Có tài liệu lại lấy tên cá nhân làm đề mục cho việc sắp xếp thứ tự tên gọi.

Chẳng hạn, Hội đồng biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam có đưa ra hai cách sắp xếp:

(1) Xếp tên người theo thứ tự abc của thành phần tên họ. (2) Xếp theo thứ tự abc của thành phần tên cá nhân.

Trong bảng kết quả tuyển sinh Học viện Quan hệ quốc tế (phụ trang Báo Thanh niên 22- 8- 2002, trang 1) xắp xếp tên người như sau: Lê Thị Hải An, Đặng Ngọc An, Bùi Thúy An, Nguyễn Hoài An, Vũ Tiến An.

Theo tác giá Hồ Hải Thụy, nếu xếp như thế này thì “ Có trời mới biết là theo thứ tự nào” và ” nếu như cỏ khoảng 100 tên An, có lẽ phải dờ tìm mất cả tiếng đồng h ồ ”. [52]

Để khắc phục tình trạng này, một số cơ quan, tổ chức cũng đã đề ra nhiều giải pháp khác nhau.

Trong bài “Tóm tắt cách xếp tên người theo thứ tự báng chữ cái” (Phân môn ngữ pháp tuần 31, Tiếng Việt 2, tập 2, NXBGD 1999). các tác giả đưa ra cách viết như sau:

1. Căn cứ vào chữ đầu, chữ 2, chữ thứ 3 của tên người đê xếp thứ tự 2. Trường hợp trùng tên thì căn cứ vào họ và chữ lót để xếp thứ tự 3. Dựa vào thứ tự dấu thanh để xếp thứ tự trước sau.

Trong cuốn “Hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp cấp 1 PTCS ” (Vụ Giáo dục phổ thông, 1989) có nội dung phần xếp tên theo thứ tự A, B, c như sau:

(1). Xếp chữ cái đầu tiên và lần lượt các chữ cái đứng sau chữ cái đầu tên thí sinh (không phân biệt nam hay nữ) theo đúng trật tự các chữ cái vần quốc ngữ (...). Về dấu theo thứ tự: không dấu, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng.

(2). Tên thí sinh trùng nhau, xếp thứ tự theo: không có tiếng đệm, có tiếng đệm (xếp thứ tự chữ cái như đối với tên). Trường hợp có nhiều tên trùng đệm, căn cứ vào tiếng đệm thứ nhất để xếp tên .

(3). Trường hợp tên và tiếng đệm trùng nhau thì căn cứ vào chữ cái của họ mà xếp.

(4). Trường hợp cả tiếng đệm và tên trùng nhau, xếp thứ tự theo ngày tháng năm sinh.

Theo tác giả Hồ Xuân Tuyên, thì cách viết như sách Tiếng Việt 2 là vô lý. Vì theo ông, dấu thanh lẽ ra phải nằm trong phần tiếng (âm tiết) của tên người mới đúng. [29]

Các tác giả trong cuốn: “Giáo trình phương pháp dạy học tiếng Việt” (NXBGD, 1996) cũng chỉ ra sai sót của cuốn sách trên và xem “đó là điều không hợp lý”. Dấu thanh phải được xem như là một thành tố của tên, nó phải dược xét ngay sau khi xét hết các chữ cái của tiếng chỉ tên người.

Theo tác giả Hồ Xuân Tuyên, về căn bản, quy tắc xếp tên ở sách

Tiếng Việt 2 và văn bản hướng dẫn của Vụ Giáo dục Phổ thông có bốn chỗ khác nhau:

- Quy định về trật tự dấu thanh của tên (dấu sắc ở vị trí thứ 3 hay thứ 5?)

- Đặt ra và không đặt ra trường hợp không có chữ đệm (chữ lót). - Thứ tự tên và họ hay chữ đệm (chữ lót)?

- Tính đến ngày tháng năm sinh và không tính đến ngày thánh năm sinh. Cuối cùng ông đưa ra đề nghị cách xếp tên theo thứ tự bảng chữ cái như sau:

(1). Về trật tự dấu thanh: nên theo trật tự trong sách Tiếng Việt 2 bởi trật tự này thường phù hợp với trật tự trong các cuốn từ điển tiếng Việt, phù hợp với trật tự của các tài liệu Việt ngữ.

(2). Nên đặt ra trường hợp không có chữ lót như văn bản hướng dẫn của Vụ Giáo dục phổ thông. Thực tế có một số người Việt đặt tên không có chữ lót (và cũng có những trường hợp đặt tên có rất nhiều chữ lót)

(3). Thứ tự ưu tiên sau tên nên là chữ lót hay họ? Ở đây theo chúng tôi nên chọn quy định trong sách giáo khoa Tiếng Việt 2, Tiếng Việt 3 có lẽ tốt hơn.

(4). Không nên theo ngày thánh năm sinh, bởi vì ngày tháng năm sinh không nằm trong phạm trù họ và tên người. []29

Tác giả Hồ Hải Thụy đã đề nghị một cách xếp tên người, theo ông là hoàn toàn hình thức như sau:

1.Trong một ten riêng (người) bắt đau lấy một âm tiết cuối cùng để xếp thứ tự ahc.

2. Khi có sự trùng nhau ở âm tiết cuối cùng này thì lấy thứ tự abc của âm thứ nhất để xắp xếp.

3. Khi có sự trùng nhau ở âm tiết thứ nhất này thì lấy thứ tự abc của âm tiết liền ngay sau đó để sắp xếp; cứ thế cho đến âm tiết trước cuối cùng.

Ông còn bổ sung thêm một số trường hợp sau : a. Con số xếp trước con chữ

Ví dụ: Nguyễn Văn 7 đứng trước Nguyễn Văn A.

b. Âm tiết zero xếp trước mọi âm tiết khác Ví dụ: Lê Mai, Lề Anh Mai, Lê Bạch Mai,v.v.

c. Khi trùng toàn bộ các âm tiết thì có thể có các giải pháp bổ sung khác nhau, tùy trường hợp:

- Dùng ngày sinh

- Dùng địa chỉ

- Đặt thêm yếu tố bổ sung tùy tiện. Ví dụ: Long A, Long B,... [52]

Nhìn chung, các giải pháp sắp xếp tên người theo trật tự của bảng chữ cái tiếng Việt (bao gồm cả thứ tự dấu thanh) là hoàn toàn hợp lí. Sự thiếu thống nhất giữa các giải pháp bộc lộ chủ yếu ở chỗ: chúng ta không xác định được ranh giới chính xác giữa các thành phần cấu tạo của tên người. Vì thế chúng ta không thể biết đâu là tên họ đơn hay tên họ kép, tên đơn hay tên kép mà sắp xếp cho chính xác.

Chẳng hạn, đối với một tên gọi là Nguyễn Phan Hoàng Anh, thì nếu lấy tên cá nhân làm cơ sở cho việc sắp xếp, thì chữ đầu tiên là Anh hay là

Hoàng. Nếu lấy, tên họ làm tiêu chí sắp xếp thì, lấy chữ Nguyễn hay cá

Nguyễn Phan làm tiêu chí sắp xếp?

Đứng trước tình hình này, chúng tôi đề nghị hai giải pháp sắp xếp tên người Việt như sau:

1. Giải pháp thứ nhất gọi là cách xếp xuôi, nghĩa là xuất phát từ tiếng thứ nhất trong tên gọi người để làm tiêu chí cho việc sắp xếp thứ tự. Đối với người Việt, tiếng thứ nhất này chắc chắn là tên họ hay thuộc về thành phần tên họ. Tiếp đến là tiếng thứ hai, thứ ba,...cho đến tiếng cuối cùng và xếp lần lượt theo bảng chữ cái ABC. Có thể gọi cách xếp này là xếp theo tên họ.

Ví dụ: Nguyễn Nam, Nguyễn Đức Nam, Nguyễn Hữu Nam,... Nguyễn Đức Nam, Nguyễn Đức Phổ, Nguyễn Đức Thanh,...

Nguyễn Đức Nam Đông, Nguyễn Đức Nam Tây, ...

Phạm Chuyên, Phạm Hổ, Phạm Thành,...

Trần Công Lập, Trần Đức Lương, Trần Thị Thúy,...

2. Giải pháp thứ hai ngược lại với giải pháp thứ nhất gọi là cách xếp ngược- đó là cách xếp xuất phát từ tiếng cuối cùng của tên gọi người để làm tiêu chí cho việc sắp xếp thứ tự.

Cách xếp này gọi là xếp theo tên hay tên cá nhân, bởi vì chắc chắn, âm tiết cuối cùng này là tên cá nhân hay thuộc về thành phần tên cá nhân trong tên người. Tiếng thứ hai, thứ ba,...trong cách xếp ngược cũng được sắp xếp theo thứ tự của bảng chữ cái tiếng Việt nhưng theo chiều ngược về phía tên họ.

Ví dụ: Phạm Đức, Trần Đức, Vũ Đức,...

Nguyễn Thị An, Đào Thị Bé, Vũ Thị Hương,... Lê Văn Lan, Vũ Văn Minh, Đặng Vũ Xuân,...

Điều đáng chú ý là, cách xếp ngược này vẫn giữ nguyên vị trí cấu tạo của tên gọi theo trật tự: [Họ- Đệm-Tênỉ, chứ không nên đảo vị trí của tên cá nhàn lên đầu bảng xếp loại như trước đây đã từng làm như: Nguyễn Nam

v ề dấu thanh, chúng tôi đ ồn g ý với quan niệm cho rằng, dấu thanh là của âm tiết hay thuộc về âm tiết nhất định, vì thế cách xếp âm tiết cũng theo thứ tự dấu thanh đã được ghi trong hệ thống âm vị tiếng Việt là: không dấu (thanh 1), thanh huyền (thanh 2), thanh ngã (thanh 3), thanh hỏi (thanh 4), thanh sắc (thanh 5), thanh nặng (thanh 6).

Ví dụ: Nguyễn Đức Nam Đông

Nguyễn Đức Nam Đồng Nguyễn Đức Nam Đống

Nguyễn Đức Nam Đổng Nguyễn Đức Nam Đống Nguyễn Đức Nam Động

Ưu điểm của hai cách xếp trên có thể khắc phục được triệt để những rắc rối trong việc xác định thành phần cấu tạo của tên gọi người Việt, đặc biệt đối với người nước ngoài.

Bên cạnh những cơ sở về mặt ngôn ngữ học nói trên, cách sắp xếp tên người cũng cần phải tính cả đến những yếu tố phi ngôn ngữ như: ngày, tháng, năm sinh, quê quán, thành phần dân tộc và các yếu tố khác. Bởi vì, sự giống nhau hoàn toàn về mặt hình thức của tên người không phải là hiện tượng ngẫu nhiên mà có tính quy luật trong hệ thống tên riêng của ngôn ngữ vì thế hiện tượng này vẫn có thể xảy ra.

Cũng như quy tắc viết hoa tên riêng, mọi quy ước rồi cũng sẽ trở thành thói quen tâm lí. Cái khó là ở chỗ, chúng ta cần phải lựa chọn giải pháp nào hợp lí nhất và hợp pháp hóa chúng để đưa vào sử dụng một cách chính thức.

Trong thời đại thông tin phát triển như hiện nay, ngoài những yếu tố thói quen tâm lí của người sử dụng, một giải pháp sắp xếp tên riêng còn phái chiếu cố đến phương tiện máy tính.

Đúng như lời nhận xét của tác giả Hồ Hái Thụy: “Chỉ cần một chuẩn sắp xếp dứt khoát là có thể tạo ra một phần mềm rất gọn nhẹ cho máy vi tính, và như vậy hàng triệu tên người có thể được sắp xếp trong vài phút”. [52]

KẾT LUẬN

Với đè tài “Những đặc trưng xã hội- ngôn ngữ học của tên riêng chỉ người trong tiếng Việt”, trong luận văn này, chúng tôi đã tiến hành việc kháo sát và miêu tả những đặc trưng về mặt xã hội của 10.000 tên thật của người Việt ở vùng đồng bằng Bắc bộ xuất hiện từ đầu thế kỉ XX đến nay (chủ yếu trên địa bàn Hà Nội và Hà Tây).

Luận văn đã xuất phát từ quan niệm cho rằng: tên thật của người Việt là m ột Tổ hợp định danh (THĐD), nghĩa là chúng được cấu tạo gồm 3 thành tố: tên họ, tên đệm và tên cá nhân; mỗi thành tố như vậy là một đơn vị định danh đơn nhất. Chúng có cấu trúc riêng và có khả năng hoạt động độc lập trong các phạm vi giao tiếp. Trên có sở đó, luận văn đã tiến hành việc miêu tả cấu trúc- ngữ nghĩa và khảo sát những đặc trưng về mặt xã hội của tên thật của người Việt và bước đầu cũng đã có những nhận xét như sau:

1. Về cấu trúc, tên thật người Việt là một tổ hợp định danh gồm 3 thành phần kết hợp chặt chẽ với nhau tạo thành cấu trúc: Tên họ- Tên đệm- Tên cá nhân. Mỗi một thành phần như thế là một đơn vị định danh đơn nhất. Vì mỗi thành phần như vậy có cấu trúc và ý nghĩa riêng, nên chúng có thể tách khỏi tổ hợp để hoạt động một cách tương đối độc lập.

2. Tên người là một hiện tượng xã hội, vì thế quá trình đặt tên và gọi tên người trong xã hội cũng phàn ánh rõ những đặc trưng mang tính xã hội. Điều đó thể hiện chỗ: tên người có khả năng phản ánh những đặc trưng về mặt giới tính và giai cấp nhất định. Cụ thể là:

- Giữa tên gọi của nam và tên gọi của nữ người Việt có sự khác biệt tương đối rõ rệt về các hình thức đặt tên đệm và tên cá nhân.

Riêng hình thức tên đệm Thị có xu hướng mất dần trong tên gọi của nữ. Điều này phản ánh ý thức đề cao vai trò của phụ nữ trong cách đặt tên và gọi tên. Theo tác giả Lê Trung Hoa: “Sở dĩ phụ nữ ngày nay không thích dùng từ Thị nhiều vì nó chỉ có chức năng biệt giới, không có chức năng thẩm mỹ nên đơn điệu và trong nhiều trường hợp được dùng để chỉ phụ nữ với ý nghĩa xem thường..” . [16]

+ Đối với tên cá nhân, người Việt thường ưa chuộng cách đặt tên đơn hơn là tên kép. Tuy nhiên, các hình thức tên kép vẫn đang có xu hướng phát triển, đặc biệt là ở giới nữ nói chung và ở nữ trí thức thành thị nói riêng.

- Sự hình thành của các tên đệm và tên cá nhân có sự khác biệt đáng kể trong tên gọi của các giai cấp nông dân, công nhân và tầng lớp trí

thức thành thị,

+ Đối với tên đệm, hai hình thức tên đệm truyền thống là VănThị

có xu hướng giảm dần từ nông dân đến công nhân và cuối cùng là đến tầng lớp trí thức. Các hình thức tên đệm khác tuy có tăng lên, nhưng cũng chỉ tập trung chủ yếu của giai cấp công nhân và tầng lớp trí thức thành thị.

+ Đối với tên cá nhân, tình hình sử dụng các hình thức tên đơn, tên kép trong các tầng lớp xã hội cũng có sự phân biệt đáng kể. Nhìn chung, hình thức đặt tên đơn vẫn là kiểu tên gọi được các giai cấp khác nhau ưa chuông sử dụng. Các hình thức thức tên đôi cũng có xu hướng phát triển nhưng tập trung chủ yếu vẫn là ở tầng lớp trí thức thành thị

Tóm lại, trong khuôn khổ của một luận văn, chúng tôi chỉ có thể dừng lại ở việc khảo sát và miêu tả những đặc trưng chủ yếu về mặt xã hội của tên thật người Việt. Thậm chí ngay trên bình diện xã hội của đối tượng nghiên cứu vẫn còn nhiều lĩnh vực khác vẫn chưa được khảo sát, chẳng hạn như vấn đề tên gọi và tôn giáo, tên gọi và lứa tuổi, tên gọi và truyền thống, tên gọi và văn hoá, ...

Hi vọng rằng, mảng đề tài hấp dẫn này sẽ còn thu hút sự quan tâm chú ý của chúng tôi trong thời gian sắp tới.

TAI LIỆU TH A M KHA O

1. Đình Cao, Chung quanh chuyện người Việt mình đặt tên, T/c Ngôn ngữ

& Đời sống, s. 1-2, Hà Nội, 2002

2. Nguyễn Tài cẩn , Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb KHXH, H, 1975

3. Đỗ Hữu Châu, T ừ vựng- ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H, 1981 4. Trần Trí Dõi, Không gian ngôn ngữ và tính k ế thừa đa chiều của địa

danh, ị qua phân tích một vài địa danh ở Việt Nam), Ngôn ngữ và sự phát triển văn hoá xã hội, 2001

5. Trần Trí Dõi, Vê một vài địa danh, tên riêng gốc Nam Đảo trong vùng Hà N ội xưa, T/c Ngôn ngữ và văn hoá, 990 năm Thăng Long- Hà Nội, 2000

6. Trần T rí Dõi, Vê m ột vài địa danh biên giới T ây N am : M ột vài nhận xét và những kiến nghị, Ngôn ngữ và sự phát triển văn hoá xã hội, 2001

7. Hữu Đ ạt, Trần Trí Dõi, Đào Thanh Lan, C ơ sở tiếng V iệ t, Nxb GD, 1998

8. Lí Tống Địch, Những điều lí thú xung quanh vấn đê họ tên, Nxb vãn hóa thông tin, H, 2003

9. Dương Xuân Đống, Từ Thị trong họ tên người phụ nữ Việt Nam, T/c

Ngôn ngữ & Đời sống, s .l- 2, 2002

10. Dương Kỳ Đức, Văn hoá trong tên người Việt, Ngữ học trẻ '98, Hội ngôn ngữ học, H, 1998

11. Phạm Hoàng Gia, v ề s ố phận của tên họ kép hay ghép của người Việt, T/c Ngôn ngữ & Đời sống,

s.

1,1999

13. Dương Lan Hải, Bàn thêm một sô điểm xung quanh việc viết hoa tên riêng, T/c Ngôn ngữ, s. 1, 1972

14. Diệp Đình Hoa, Từ làng Nguyễn hay Nguyên xá đến nhận xét dân tộc- ngỏn ngữ học, Báo cáo KH, Hội nghị Đông phương học IV, Tp. HCM,

1986

15. Lê Trung Hoa, Cách đặt tên chính của người Việt, (Kinh), Trong" Tiếng Việt và các ngôn ngữ dân tộc phía nam", Nxb KHXH, H. 1992

16. Lê Trung Hoa, Họ và tên người Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội, 1992 17. Quan Hi Hoa, Cách đặt tên cho con, Nxb Văn hoá thông tin, H, 2000

Một phần của tài liệu NHỮNG ĐẶC TRƯNG XÃ HỘI - NGÔN NGỮ HỌC CỦA TÊN RIÊNG CHỈ NGƯỜI TRONG TIẾNG VIỆT (Trang 96 -96 )

×