Cách gọi tên trong giao tiếp

Một phần của tài liệu Những đặc trưng xã hội - ngôn ngữ học của tên riêng chỉ người trong tiếng Việt (Trang 81)

Khi một cái ten chính thức (tức là tên thật) đã được đăng kí trong giấy khai sinh, thì tên gọi đó đã có giá trị pháp lí và được sử dụng rộng rãi trong các phạm vi giao tiếp khác nhau.

T rong giao tiếp hành chính, người V iệt thường sử dụng hình thức tên thật để ghi tên trong các văn bản chính thức của nhà nước như: G iấy khai sinh, G iấy chứng m inh, các văn bằng chứng chỉ, giấy khen, huân huy chương

Trong giao tiếp gia đình, người Việt thường gọi tên đứa trẻ bằng tên tục (nếu có). Khi đứa trẻ đó đã trưởng thành, người ta chuyển từ cách gọi tên tục sang cách gọi tên thật để thể hiện sự tôn trọng đối với người có tên. Tuy nhiên do thói quen và lối tiết kiệm lời trong giao tiếp ngôn ngữ, người Việt thường chỉ xưng hô với nhau bằng tên cá nhàn, chứ không gọi bằng tên họ như cách gọi của người châu Âu. Điều đáng chú ý là, người Việt chỉ thường xưng hô với nhau bằng âm tiết cuối cùng trong tên cá nhân cho dù tên gọi đó được cấu tạo bằng nhiều âm tiết (tên kép). Cách xưng hô với nhau bằng một âm tiết rời (tiếng) này đang có xu hướng thay đổi. Hiện nay, trẻ em sống ở thành thị, đặc biệt là nữ đã bắt đầu gọi nhau bằng tên kép (thường là hai âm tiết) như: Thùy Dương, Hoài Hương, Chi Mai, Lan Anh, Li Li,...

Tùy theo đặc điểm về nghề nghiệp, trình độ văn hóa, địa vị xã hội của người có tên, mà người ta còn gọi người đó bằng những tên gọi khác tên thật như: bút danh, bí danh, biệt danh,...

Chẳng hạn, một người làm nghề dạy học có thể được gọi bằng: Ông giáo + Tên cá nhân, Bác giáo + Tên cá nhân, Giáo sư + Tên cá nhân,...

Dưới thời phong kiến, để tôn trọng một người nào đó, người Việt còn gọi nhau bằng tên họ chứ không phải bằng tên cá nhân.

Hiện nay cách gọi này vẫn còn được duy trì đối với một số nhân vật người được mọi người kính trọng. Chẳng hạn, người Việt thường gọi Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng cái tên nghe rất thân thuộc nhưng lại rất kính trọng là : Bác Hồ, Ông Hồ, Cụ Hồ.

nhỏ, người phụ nữ không được gọi bằng tên thật của mình, mà thường là những tên tục có ý nghĩa xấu. Lớn lên, họ cũng không được sử dụng tên thật của mình mà được gọi theo tên của dòng họ. Chẳng hạn, một người phụ nữ có tên thật là Vũ Thị Na, nhưng người ta lại thường gọi chi ấy là “Con gái họ Vũ”. Khi đi lấy chồng, người phụ nữ thường được gọi bằng tên của chồng, thậm chí tên của bố mẹ đẻ cũng được mọi người gọi theo tên chàng rể. Khi có con, họ lại được gọi bằng tên con trai cả. Khi có cháu, tên của ông bà nội cũng đực gọi theo tên của cháu đích tôn. Tên thật (còn gọi là tên cái) của người phụ nữ dưới chế độ cũ được rất ít người biết đến, thậm chí ngay cả đến con cái của họ cũng không rõ đến tên thật của mẹ mình. Tên của họ cũng không được ghi vào gia phả của dòng họ nội (nội tộc).

Hiện nay, vai trò của người phụ nữ đã được đề cao.Vì thế tên gọi của họ cũng được sử dụng binh đẳng như tên gọi của nam. Từ khi sinh ra cho đến khi mất đi, người phụ nữ vẫn được sử dụng tên thật (tên chính) của mình trong mọi hoàn cảnh giao tiếp khác nhau.

Trong giao tiếp gia đình người Việt, việc xưng hô còn phải chú ý đến hiện tượng kị húy. Chẳng hạn, một người mang tên chính thức lại trùng tên với một người thân trong gia đình hay dòng họ, thậm chí trùng với cả tên của người hàng xóm do một lí do nào đó (tên của con dâu, con rể mới về), thì khi xưng hô với nhau phải cố ý gọi chệch đi như Hùng thành Hoàng, Vang thành Vàng, Huân thành Huấn hay H uần,...

Ngoài việc gọi tên tránh húy, theo tác giả Phạm Tất Thắng, trong gia đình người Việt việc gọi tên riêng phái diễn ra theo nguyên tắc “từ trên xuống dưới”. Điều đó có nghĩa là, việc gọi nhau bằng tên riêng chỉ xảy ra đối với người thuộc thế hệ trên gọi tên riêng của những người thuộc thế hệ dưứi hoặc người ở vị trí cao hưn gọi tên riêng của người ở vị trí thấp hơn.

Ví dụ: Ông bà gọi tên riêng của cháu, bố mẹ gọi tên riêng con, anh chị gọi tên riêng các em. Trong những trường hợp ngược lại, nếu có gọi tên riêng thì phái đi kèm với từ chỉ quan hệ .

Ví dụ: “Cháu xin lỗi ông Tư ạ ” hoặc “Anh Hùng ơi, giúp em một tay”. [39]

3. Sự thay đổi tên gọi

Cùng tồn tại với cuộc đời của mỗi con người, số phận của tên gọi có thể có những sự biến đổi nhất định. Mỗi người có một tên gọi, nhưng cũng có người có nhiều tên gọi khác nhau. Hiện tượng một người có nhiều tên khác nhau hoặc thay đổi nhiều tên gọi không phải là trường hợp ngẫu nhiên trong cách đật tên và gọi tên của người Việt.

Ví dụ: Lê Quỷ Đôn là một nhà văn hóa lớn của Việt Nam thời Hậu- Lê. Thuở nhỏ ông tên là Lê Danh Phiủmg, sau mới đổi là Quý Đôn. Ông còn có tên tự là Doãn Hậu và hiệu là Q u ế Đường.

Chủ tịch Hồ Chí Minh- danh nhân văn hóa thế giới và là vị lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam có hàng chục bút danh và bí danh khác nhau như: Nguyễn Á i Quốc, Vương p .c . Line, QT, C.B, X YZ, Trần Dân

Tiên, Xung Phong, T.L, Bác Hồ, Trần Lực, T.Lan, Chiến sĩ, Lê Nông, Nói

Thật, Chiến Đấu, Việt Hồng,...

Việc thay đổi tên và có nhiều tên phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có cả yếu tố chủ quan của người đặt tên và cả những nhân tố khách quan mang tính lịch sử- xã hội.

Trước đây, cuộc đời một con người thường có 3 thời kì đặt và đổi tên như sau: hồi nhỏ gọi bằng tên tục; lớn lên gọi bằng tên thật (còn gọi bằng tên húy hay tên chữ); khi chết gọi bằng tên hèm hay tên cúng cơm.

Những người trí thức làm nghề viết văn, làm báo hay các nghệ sĩ còn có tự hay tên hiệu (nay gọi là bút danh). Các nhà hoạt động cách mạng còn có bí danh, mật danh. Một số người khác còn tự đặt cho mình các biệt danh (có người gọi là hài danh),...

Hiện nay, nhiều loại tên gọi như trước đây đã không còn tồn tại. Phần lớn người Việt chỉ có tên chính (tên thật). Các nhà văn, nhà báo, nhà khoa

học, các nghệ nhân vẫn duy trì tên bút danh. Các nhà hoạt động chính trị, quân sự vẫn có mật danh, bí danh, bí số. Giới thanh thiếu niên hiện nay vẫn sử dụng các hiệt danh, đặc biệt là ưa chuộng cách đặt tên trên Internet gọi là Nicknam. Đày là một từ trong tiếng Anh có nghĩa gần giống với biệt danh hưn là tên tạm, nghĩa là nó nói lên một đặc điểm hay nguyện vọng, ý thích của một người có tên

Ví dụ: Bông Hồng Gai, v ỏ Sò, Hạt D ẻ Cười, Tử Thần, Người Hùng, Chàng Trai Đang Yêu,...

Sau đây, chúng tôi chỉ nói tới sự thay đổi tên thật.

Sự thay đổi tên thật không diễn ra thường xuyên và liên tục như những hình thức tên gọi khác, bởi vì những tên gọi này đã được đăng kí chính thức trong các sổ bộ (trước đây) và nay là sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của chính quyền địa phương. Việc thay đổi tên gọi đó không diễn ra một cách tùy tiện theo ý muốn chủ quan của từng cá nhân, mà phải được cho phép của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng có liên quan.

Có thể có nhiều nguyên nhân của việc thay đổi tên thật chẳng hạn như kị húy, trốn tránh pháp luật, quá nhiều tên giống nhau, do tên xấu hoặc ghi dấu ấn kỉ niệm,...

Việc thay đổi tên có thể thay đổi từng thành phần tên họ, tên đệm, tên cá nhân, thậm chí cả toàn bộ cấu trúc tên. Sau đây là những diễn biến cụ thể trong từng thành cấu tạo của tên thật người Việt:

a. Trước đây, việc thay đổi tên trong lịch sử thường diễn ra ở thành phần tên họ. v ề nguyên tắc, mỗi người chỉ mang một tên họ

trong suốt cuộc đời từ khi sinh ra cho đến khi mất đi. Tuy nhiên, do sự biến động về mặt lịch sử, hiện tượng đổi tên họ có thể xảy ra do mấy nguyên nhân tố sau đây:

(1) Đổi họ do bị bắt buộc, nghĩa là một người nào đó buộc phải đổi ten họ vì những lí do như: mắc phái tội, trốn tội. Chẳng hạn một người nào

đó trong họ bị mắc phái tội phản nghịch, thì những người trong họ sợ liên luỵ đến mình, nên đã phải đổi sang tên họ.

Chẳng hạn, trong lịch sử nước ta, con cháu của chúa Trịnh đã phải đổi sang họ Nguyễn để tránh sự truy đuổi của vua Lê.

(2) Đổi họ do kỵ huý có nghĩa là tránh đặt tên họ trùng với tên của vua chúa. Đây là trường hợp rất hiếm khi xảy ra

(3) Đổi họ do được ban thưởng. Nếu một người nào đó có công lao to lớn đối với triều đình thì được vua ban thưởng cho lấy tên họ của vua.

Ví dụ: Ngô Tuấn (1019- 1105) người thành Thăng Long (nay là Hà Nội). Ống vốn họ Ngô, tự là Thường Kiệt, sau được ban quốc tính họ Lý,

nên người ta thường gọi ông là Lý Thường Kiệt.

(4) Đổi họ do tự mình có thể vì mục đích cá nhân nào đó (tránh sự trả thù chốn tội vì mục đích chính trị, vì yêu m ến,...)

Từ sau Cách mạng tháng Tám, những nguyên nhân đổi họ như trước đây phần lớn không còn được duy trì nữa.

Hiện nay việc đổi tên họ gặp rất nhiều khó khăn do chỗ, những tên họ đó đã được pháp luật thừa nhận và không được thay đổi tuỳ tiện nếu không được phép của chính quyền và cơ quan quản lí hộ tịch.

Tuy nhiên trên thực tế có nhiều hiện tượng cần thiết phải đổi tên họ vì các lý do sau đây:

- Tên họ của bố và tên họ của con đẻ không giống nhau.

Chẳng hạn, theo tin Truyền hình VTVI ngày 1/ 7/2005, ở xã Liên Khc, huyện Khoái Châu, tính Hưng Yên có 9 dòng họ xin đổi tên họ. Nguycn nhân là ớ mỗi dòng họ như vậy không có sự thống nhất giữa tên họ bố và con.

Ví dụ: bố có tên là Lu Đình Cung (Lu là tên đệm), con gái là Đình Thị Nhàn (Đình là tên họ gốc), hay bô là Đổ Bá Lu, con gái là Bá Thị Vượng (Bá là họ gốc).

- Một đứa trẻ muốn mang tên họ của bố mẹ nuôi thì cũng phải xin thay đổi tên họ gốc của mình.

- Đối với trường hợp con không rõ bố, thì người mẹ có quyền quyết định cho con theo họ của mình. Vấn đề này đã được pháp luật Việt Nam công nhận: đứa trẻ mang họ mẹ có quyền lợi bình đẳng hoàn toàn như đứa trẻ mang họ bố.

Hiện nay, do số lượng các tên họ đơn giống nhau về tên gọi nhưng không cùng nguồn gốc tổ tiên hay cùng huyết thống, nên một số dòng họ đã xin đổi từ tên họ đơn sang tên họ kép.

Chẳng hạn, theo kết quả điều tra của tác giả Lê Trung Hoa ở vùng Bắc bộ có tỷ lệ người trùng tên họ Nguyễn chiếm số lượng lớn nhất với

48,136%, tiếp đó là các họ Trần (11,528%), họ Lê (7,832%), Phan

(5,456%), Phạm (4,136%), V õ (2,816% ),... [ 15]

b. Sự biến động của tên đệm trong cách đặt tên cũng dẫn đến hiện tượng đổi tên.

Theo truyền thống, người Việt thường sử dụng hai hình thức tên đệm

“V ă n ” cho tên nam và “Thị” cho tên nữ. Song hai hình thức tên đệm này ngày càng không đáp ứng được tâm lí - thẩm mỹ ngày càng phát triển của người Việt. Vì thế sự xuất hiện của hai hình thức tên đệm này đã dần vắng mặt trong các tên gọi của người Việt. Thậm chí có người còn cho rằng, tên đệm Thị còn có ý miệt thị đối với phụ nữ. Chính vì vậy, người ta chuyển sang sử dụng nhiều hình thức tên đệm khác.

Việc lựa chọn các hình thức tên đệm khác đã làm cho tiêu chí khu biệt về giới tính đang có xu hướng mờ dần trong các tên gọi người Việt. Điều này đã dẫn tới một thực tế là, người ta rất khó phân biệt tên nam và tên nữ, đặc biệt đối với người nước ngoài. Vì thế có nên bắt buộc sử dụng lại hai hình thức tên đệm truyền thống này hay không, đặc biệt đối với tên nữ. Đày là một vấn đề khá nan giải đang đặt ra trước các nhà quản lí hộ tịch cũng như giới chuyên môn.

e. Trong tên thật người Việt, tên cá nhân là một thành phần đóng vai trò rất quan trọng trong việc khu biệt tính cá thể đơn nhất cho đối tượng được gọi tên. Hiện nay, việc sử dụng các hình thức tên đưn và tên phức đang có sự biến động sâu sắc. Các tên đơn ngày càng trùng lặp nhiều, dẫn đến hiện tượng nhàm chán và đơn điệu, thậm chí khi xưng hô nghe gọn lỏn không cân đối và mất lịch sự.

Hiện nay, xu hướng đặt tên phức ngày càng được người Việt ưa chuộng sứ dụng. Vì thế, hiện tượng đổi tên đã gâv cho thành phần này một áp lực rất nặng nề.

Rõ ràng là, việc đổi tên không chỉ là vấn đề bó hẹp trong phạm vi của ngôn ngữ học, mà là hiện tượng mang tính xã hội sâu sắc.

4. Cách viết tên hoa người

Khác với viết tên chung, tên riêng nói chung và tên người nói riêng đều được viết hoa. Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng viết hoa tên riêng trên các văn bản tiếng Việt vẫn diễn ra một cách khá tuỳ tiện và không thống nhất. Cùng một tên riêng nhưng lại được viết dưới nhiều hình thức khác nhau. Thậm chí sự khác nhau đó còn diễn ra ngay trên cùng một văn bản.

Ví dụ: Báo “Cứu quốc” số 83, ngày 5-11-1945 viết: “ Sau Nguyễn-

1 ri-Phương, Tôn-thất-Thuyết, Phan-đình-Phùng, Hoàng-hoa-Thám đến

những cuộc khởi nghĩa Thái-nguyên, Yên-bái....

Tạp chí nghiên cứu văn học số 10 năm 1962 viết: “Bùi huy Bích căn

cứ vào việc Nguyễn trung Ngạn làm quan ở Nghệ an mà cho rằng ông vịnh cửa Thần đầu ở Hà tĩnh

Để khắc phục tình trạng trên, vào năm 1971, V iện Ngôn ngữ học đã mở Hội nghị bàn về quy tắc dấu câu và quy tắc viết hoa và đến năm 1972, thì công bố bản “D ự thảo quy tắc viết h o a ' đăng trên Tạp chí ngôn ngữ, số 1, 1972.

I. Viết hoa tên người

1. Tên của người Việt Nam và tên của người nước ngoài dịch theo âm Hán-Việt: viết hoa tất cả các chữ đầu âm tiết, dù đó là tên có tiếng đệm hay la tên đôi, tên kcp hoặc tên ghcp, dù đó là tên thường hay là tên hiệu, biệt hiệu, bút danh, v.v...

Ví dụ: Nguyễn Huệ, Phan Bội Châu, Nguyễn Thị Minh Khai, Tô'Như, Thép Mới, Lý Thái Tổ, L ổ Tấn, Kim Nhật Thành,...

2. Tên của người nước ngoài không dịch theo âm Hán- Việt: viết hoa chừ đầu âm tiết thứ nhất của mỗi từ, các âm tiết khác không viết hoa (có gạch nối giữa các âm tiết của từng từ)

Ví dụ: Vơ- la- đi- mia l- lích Lê- nin, A- lêch- dăng Đờ Rốt

3. Có một số từ vốn là danh từ chung hoặc số từ nhưng đã kết hợp chặt chẽ với một danh từ riêng làm thành một tên gọi thông tục hoặc biệt hiệu, những từ này viết hoa.

Ví dụ: Đồ Chiểu, Tú Xương, Ba Lưu, Tư Lành,...

II. Viết hoa tên địa lý

1. Tên địa lý của Việt Nam và tên địa lý của nước ngoài dịch theo âm Hán-Việt: viết hoa tất cả các chữ đầu âm tiết (không gạch nối)

Ví dụ: Hà Nội, Huế, Sài Gòn, P ơL ây Cu, Bắc Kinh, Mông CỔ

2. Tên địa lý nước ngoài không dịch theo âm Hán- Việt: viết hoa chữ đầu âm tiết thứ nhất, các âm tiết khác không viết hoa (có gạch nối)

Ví dụ: Ru- ma-ni, xỏ- plìi-a, Pa-ri.

III. Viết hoa tên các tổ chức xã hội, cơ quan, xí nghiệp, trường

Một phần của tài liệu Những đặc trưng xã hội - ngôn ngữ học của tên riêng chỉ người trong tiếng Việt (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)