.Tên người có nghĩa hay không có nghĩa?

Một phần của tài liệu Những đặc trưng xã hội - ngôn ngữ học của tên riêng chỉ người trong tiếng Việt (Trang 51)

3. Các kiểu cấu trúc của tên thật ngườiV iệt

4.1 .Tên người có nghĩa hay không có nghĩa?

Cũng giống như các tên riêng khác, tên người có hay không có nghĩa là một trong những vấn đề phức tạp nhất trong lịch sử Danh xưng học thế giới. Ngay trong Việt ngữ học cũng có hai quan niệm đối lập nhau: tôn riêng có nghĩa và tên riêng không có nghĩa.(Xem Mục 3, Chương I)

Với tư cách là một đơn vị nàm trong hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ, chúng tôi quan niệm răng, tên người là một loại ký hiệu ngôn ngữ đặc biệt có nghĩa hay có ý nghĩa. Tuy nhiên, khác với ý nghĩa vựng của những tên chung, nghĩa của tên người vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính cộng đồng dân tộc. Có thể gọi chung là ý nghĩa xã hội. Chính vì thế mà người ta có thể tìm thấy trong ý nghĩa tên gọi người nhũng dấu ấn về cá nhân và cả những đặc trưng khác về lịch sử- xã hội, về tâm lí- thẩm mỹ, ...đặc trưng cho mỗi một cộng đồng dân tộc nhất định.

Chẳng hạn, theo tác giả Hoàng Tuệ, tên người ở các nước Hồi giáo khá dài và thể hiện nhiều ý nghĩa khác nhau.

Ví dụ trong một cái tên như : Chelkh Abd el- Nasser ben Mohammet ben Abder Rahman el- Thani, thì:

- Cheỉkh

- Abd el- Nasser là tên cá nhân, tong đó: abd = kẻ nô lộ, el- Nasser

là Chúa trong thuộc tính chiến thắng. Như vậy, Abd el- Nasser có nghĩa là “iíẻ nô lệ của Chúa chiến thắng”.

- (ben) Mohammet là tên cá nhân của người cha - (ben) Abder Rahman là tên cá nhân của người ông - (eỉ)- Thani là tên bộ tộc. [28]

Đối với tên người Việt, chúng tôi cho rằng tên họ không có ý nghĩa biểu trưng, mà chỉ thể hiện chức năng định danh chí ra tên gọi dòng họ.

Tên đệm và tên cá nhân đều có ý nghĩa xã hội. Ý nghĩa xã hội của hai thành phần tên đệm và tên cá nhân vừa có giá trị biểu trưng lại vừa có giá trị hàm chỉ.

Ý nghĩa biểu trưng là ý nghĩa được suy ra từ ý nghĩa từ vựng của những từ mà chúng sử dụng làm kí hiệu cho tên riêng. Ý nghĩa này không phải là ý nghĩa biểu vật hay biểu niệm như ở các tên chung.

Ví dụ một người có tên là Trần Trường T họ, có ý nghĩa biểu trưng về sự sống sống lâu hay nói lên ý nguyện được sống lâu của một người họ Trần,...

Ý nghĩa hàm chỉ của tên người là ý nghĩa chỉ ra những dấu hiệu xã hội nào đó thông qua kí hiệu tên gọi. Ý nghĩa hàm chỉ không có mối liên hệ nào với ý nghĩa từ vựng của từ mà nó sử dụng làm tên người.

Ví dụ, một người có tên là Nguyễn Văn Tư, không có mối liên hệ gì về số đếm hay số thứ tự, mà chỉ gọi ra tên riêng của một người bạn đã từng là ân nhân của người mang tên để ghi dấu ấn kỉ niệm. Sau đây là các kiểu ý nghĩa trong tên thật của người Việt.

4.2. Các kiểu V nghĩa trong tên thật người Việt. 4.2.1. Vê nghĩa của tên họ

Trong cấu trúc tên thật của người Việt, tên họ có nghĩa hay không có nghĩa hiện vẫn đang còn là vấn đề khá nan giải.

Có quan niệm cho rằng, nếu xét về nguồn gốc sâu xa, tên họ của người Việt cũng có nghĩa.

Chẳng hạn, theo tác gia Diệp Đình Hoa, tên họ người Việt có nguồn gốc bản địa và có thê có ý nghĩa nhất định. Ông luận giải rằng, tên họ

họ "Kênh"\ "Nguyễn" cũng có thê từ âm những làng Việt cổ truyền như

"ngòi, nguồn’ chuyển hoá mà thành. [14]

Tác giả Trần Ngọc Thêm cũng dự đoán rằng: tiền thân của họ người Việt từ tên các vật tố (động vật hay thực vật) truyền thống của bộ lạc. Ví dụ như, bộ lạc Gà, Trâu, Hali, Mơling. Tinh hình này kéo dài cho đến đời vua Hùng mới xuất hiện điều kiện để cho ra đời tên họ như ngày nay. [46]

Có lẽ trừ hai tác giả trên, hầu hết các ý kiến hoặc là không cho tên họ người Việt có nghĩa hoặc cố ý né tránh khi bàn đến vấn đề này.

Trong tên gọi của người châu Âu, thành phần tên họ luôn có nghĩa, nhưng ý nghĩa của tên họ lại rất rõ ràng và đa dạng.

Chẳng hạn, theo tác giả Hoàng Tuệ, tên dòng họ của người châu Âu thường có nguồn gốc sâu xa. Các quý tộc thường hay lấy tên lãnh địa làm tên gọi dòng họ. Các dòng họ bình dân thì lấy từ chỉ nghề nghiệp, dáng vẻ, tính tình để làm tên họ.

Chẳng hạn, tên gọi dòng họ của dân tộc Nga: Kuznetsov có nghĩa là “ngiời thợ rèn”, tên họ của người Pháp: Le Bihan có nghĩa là “người bé n h ỏ ’, tên họ của người Đức: Lustiger có nghĩa là “vui tính”, tên họ của ngưM Anh: Taylor có nghĩa là “người thợ may”, tên họ của người Nhật:

H am có nghĩa là “//o a ” và Kawa có nghĩa là “sông”.v.v.. [28]

Đối với tên gọi của người Việt, chúng tôi cho rằng, tên họ chỉ có giá trị Ihu biệt chủ yếu về mặt hình thức- đó là những kí hiệu thuần tuý định dam. Chúng chỉ có chức năng gọi tên để phân biệt dòng họ, chứ bản thân tên gọi đó chưa phản ánh dấu hiệu gì về mặt huyết thống hay nguồn gốc tổ tiên cho một dòng họ nhất định, nghĩa là tên họ không mang ý nghĩa biểu

trưrg hay hàm chỉ.

4.2.2.Vê nghĩa của tên đệm.

Khác với tên họ, trong tên gọi người Việt, thành phần tên đệm hoàn toàn có nghĩa. Chức năng chủ yếu của tên đệm là phân biệt giới tính. Vì thế có thê xem sự phân biệt giới tính cũng là ý nghĩa chủ yếu và quan trọng nhất của tên đệm. Ý nghĩa phân biệt giới tính chủ yếu do hai hình thức tên đệm VănThị đảm nhận. Ngoài ra, tên đệm còn kết hợp với tên cá nhân để tạo ra ý nghĩa chưng cho cả tên gọi hoặc mang ý nghĩa độc lập khác, chẳng hạn như:.

- Chỉ mùa trong năm : Bùi Xuân Dũng, Nguyễn Thu Hà, Mai Đông

Tới,...

- Chí sản vật quý hiếm : Trịnh c ẩ m Tâm, Hoàng Châu Long, Vũ Ngọc

Bội,...

- Chỉ màu sắc: Dương Hồng Hạnh, Phạm HoàngThanh,Bạch

Kim,...

- Chỉ phẩm hạnh con người: Nguyễn Đức Trung, Trần Trung Tín, Mai

Hiếu Thảo,...

- Chỉ vẻ đẹp hình thức: Vũ D iễm Q uỳnh, Phan M ỹ Lô, Vũ Li

Hương,...

- Chỉ sự may mắn: Đặng Phúc Vũ, Dương Lộc Trường, Mai

Thọ Nhân,. ..

Có thể nói, so với thành phần tên cá nhân, ý nghĩa của tên đệm khá mờ nhạt vì ý nghĩa biểu trưng của chúng thường ít có mối liên hệ với hiện thực.

4.2.3. V ề ỷ nghĩa của tên cá nhân.

nghĩa của tên người Việt là nói đến ý nghĩa của tên cá nhân. Điéu này khác với tên gọi của nhiều dân tộc ở châu Âu, ý nghĩa chủ yếu của tên gọi của họ lại do thành phần tên họ đảm nhận.

Về nguyên lí, tên riêng giống như là một tấm gương phản chiếu hiện thực. Nó có khả năng phản ánh một cách nhạy cảm và tức thì mọi sự diễn biến đang xảy ra trong đời sống xã hội. Tuy nhiên không phải bất kỳ sự kiện nào của hiện thực nào cũng được phản ánh vào tên riêng một cách ngẫu nhiên.

Kết quả khảo sát 10.000 tên gọi người Việt ở vùng đồng bằng Bấc bộ đã cho thấy, ý nghĩa của tên gọi người Việt thường biểu trưng cho các sự vật hiện tượng trong ihế giới hiện thực như sau:

- Tên gọi chí các sự vật và hiện tượng tự nhiên như : sông, núi, hồ, biển, mây, gió, sấm, chớp,...

Ví dụ: Lê Văn Sông, Lục Thị Mây, Nguyễn Văn Phong, Hoàng Thanh V â n ,...

- Tên gọi chỉ gọi động thực vật như: hổ, báo, sói, hùm, voi, trăn, tùng, bách....

V í d ụ : Trần Văn Báo, Lê Đình Sói, Phạm Văn Bách, Nguyễn

Thị Phượng,...

- Tên gọi các sản vật quí hiếm: lụa, gấm, vóc, vàng, bạc, châu, báu,.. Ví dụ: Nguyễn Thị Gấm, Trần Thị Lụa, Nguyễn Văn Vàng,.... - Ten gọi chỉ màu sắc: xanh, hồng, hoàng, lục, th a n h ,...

Ví dụ: Nguyễn Thị Xanh, Hoàng HCũt Hồng, Trương Quang Lục,...

- Ten gọi vật liệu, chất liệu như: vàng, bạc, đồng, chì, gạch, ngói, sắt. thép,...

Ví dụ: Nquyển Quưni’ Thép, Trần Văn Gạch, Trương Thị Vàng.... - Tên gọi các dem vị tiền tệ như: quan, ngân, tiền, xu, hào, trinh....

Ví dụ: Phạm Thị Hào, Nguyễn Thị Trinh, Trần Quang Tiền,...

- T ên g ọ i chỉ phương hư ớng như: đ ô n g , tây, n am , b ắ c,...

Ví dụ: Trương H ổng Nam, Trần Vùn Đông, Nguyễn Thị Bắc....

- Tên gọi chỉ các sự kiện lịch sử-chính trị như: độc lập, hòa bình, thống nhất, giải phóng,...

Ví dụ: Trịnh Đình Chiến, Vương Hoà Bình, Nguyễn Trường Kỳ,....

- Tên gọi chỉ số đếm, số thứ tự như: một, hai, ba, nhất, nhị, tư,... Ví dụ: Đàm Thị Sáu, Nguyễn Thị Nám, Trần Thị Mười,...

- Tên gọi chỉ vật dụng gia đình như: cốc, chén, bàn, cối, dần, sàng, lia ,... Ví dụ: Nguyễn Thị Chai, Trần Văn Chén, Nguyễn Thị Quạt,...

- Tên gọi chỉ hình thái văn hóa, văn nghệ như: văn, vũ, thơ, ca, hò, vè,... Ví dụ: Đào Hữu Thơ, Phạm N hư Văn, Trương Đình Nghệ,...

- Tên gọi thể hiện mong muốn về đời sống vật chất và tinh thần như: phúc, lộc, thọ, khang, phú, quý,...

Ví dụ: Trần Đình Phúc, Trịnh Thị Giàu, Nguyễn Văn Sang,..

- Tên gọi các hàng can chi (tính năm âm lịch) như: tí, sửu, dần, mão,

thin,...

Ví dụ: Nguyễn Thị Giáp, Phan Văn Quý, Trần Văn Thìn,....

Bên cạnh những ý nghĩa biểu trưng nói trên, tên gọi người Việt còn có ý nghĩa hàm chỉ về những dấu ấn kỷ niệm nào đó của người đặt tên như: lấy tên bạn bè, tên của ân nhân cứu mạng, tên quê hương sứ sở, tên gọi có môi liên hệ đến hình thức của tên gọi những người thân trong gia đình,...

Nhìn chung các phạm vi ngữ nghĩa biểu hiện trong các tên gọi người là rất phong phú và đa dạng. Trên đây mới chỉ là những phạm vi ngữ nghĩa thường gặp trong tên người Việt. Các phạm vi ngữ nghĩa khác có những dấu hiệu khu biệt không rõ ràng.

Tóm lại, tên thật người Việt là một tổ hợp định danh gồm 3 thành tố: Tên họ - Tên đệm - Tên cá nhân. Mỗi thành tố như vậy là một đơn vị định

danh duy nhất. Chúng có thể tách ra khỏi cấu trúc để hoạt động một cách tương đối độc lập.

Về mặt cấu trúc, tên thật người Việt tồn tại dưới hai mô hình tổng quát: (1) [Tên họ - Tên cá nhân] và (2) [Tên họ - Tên đệm - Tên cá nhân] và 9 mô hình cấu trúc cụ thể.

Tất cả các thành phần trong tên đều tồn tại phổ biến dưới hình thức đơn âm tiết. Trừ thành phần tên đệm, hai thành tố tên họ và tên cá nhân còn có cấu trúc kép hoặc ghép.

Tên người là một loại đơn vị từ vựng đặc biệt. Chúng có nghĩa, nhưng không phải là ý nghĩa từ vựng như các từ mà ý nghĩa của nó có giá trị biểu trưng hay hàm chỉ nhất định. Ý nghĩa của tên người mang tính xã hội và phải có mối liên hệ với một đối tượng nhất định.

Chương III

NHỮNG ĐẶC TRƯNG VỂ MẶT XÃ HỘI CỦA TÊN THẬT NGƯỜI VIỆT

1. Đặt vấn đề

Tên người là một hiện tượng xã hội phức tạp. Nó xuất hiện và hành chức trong những thời kì nhất định của lịch sử xã hội. Việc con người lựa chọn hình thức tên gọi này hay khác, suy cho cùng đều chịu sự quy định của các yếu tố lịch sử- xã hội. Chính vì thế mà trong cách đặt tên của người Việt, có sự xuất hiện ngày càng nhiều những hiện tượng không tuân theo những quy tắc đặt tên truyền thống như: sự xuất hiện ngày càng nhiều của tên họ kép hoặc ghép, các tên đệm truyền thống như VănThị lại đang có xu hướng mất dần, tên cá nhân cúng có xu hướng đa tiết hóa, cấu trúc của tên thật người Việt ngày càng được kéo dài ra, v.v... Tất cả những hiện tượng đó có thể sẽ không thể giải thích được nếu chúng ta chỉ đứng trên bình diện cấu trúc để nghiên cứu tên riêng.

Để có thể giải thích được những hiện tượng nói trên, chúng tôi xuất phát từ bình diện xã hội- ngôn ngữ học để nghiên cứu tên người. Vì rằng, theo tác giả Nguyễn Văn Khang: “ Ngôn ngữ học xã hội ra đời như là sự bù đắp những gì còn thiếu hụt của ngôn ngữ học truyền thống ” và nhờ có ngôn ngữ học xã hội, mà đã liên kết được các nhân tố xã hội để nghiên cứu ngôn ngữ, giúp cho việc sử lí hàng loạt các vấn đề ngôn ngữ trong sử dụng, góp phần vào việc định hướng sử dụng ngôn ngữ [19]

Nói một cách khác, ngôn ngữ học- xã hội “ nghiên cứu tất cả các hiện tượng ngôn ngữ mang tính xã hội” . [19]

Trên tinh thần đó, việc tìm hiểu những đặc trưng xã hội- ngôn ngữ học của tên người Việt có thể tiến hành cả trên bình diện đồng đại hay lịch đại, đối với mọi lớp người có lứa tuổi và giới tính khác nhau, thuộc các tầng

lớp giai cấp, trình độ chuyên môn và học vấn khác nhau,v.v... Suy cho cùng, đó là sự phân tầng giai cấp trong cách đặt tên của người Việt.

Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một luận văn, chúng tôi chỉ tập trung vào việc khảo sát những đặc trưng mặt xã hội trên các mặt giới tính và thành phần giai cấp của tên thật người Việt xuất hiện từ đầu thế kỷ XX trớ lại đây.

Sau đây là những nội dung cụ thể.

2. Tèn gọi và giai cấp

Ngôn ngữ và giai cấp là một trong những vấn đề quan trọng nhất của ngôn ngữ học đại cương. Cho đến nay, dường như không còn ai nghi ngờ về tính phi giai cấp của ngôn ngữ, nhưng những ảnh hưởng của các giai cấp đối với ngôn ngữ như thế nào, thì đây vẫn còn là vấn đề khá nan giải.

Trong cuốn “Ngôn ngữ học xã hội- Những vấn đề cơ bản”, tác giả của nó đã chỉ ra rằng: “ ... Bản thân ngôn ngữ không có tính giai cấp, nhưng những giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau có ảnh hưởng tới việc sử dụng ngôn ngữ và làm cho ngôn ngữ trong sử dụng vừa phản ánh vừa mang tính đặc thù giai cấp hoặc đặc thù của một tầng lớp xã hội nào đó. Đây chính là nguyên nhân nảy sinh ra sự phân tầng xã hội trong sử dụng ngồn ngữ..” [19]

Chúng tôi cho rằng, cũng như đối với các hiên tượng ngôn ngữ khác, những đặc trưng vể giai cấp cũng có ảnh hưởng đến quá trình đặt tên riêng của người Việt. Nói một cách khác, những đặc trưng về nghề nghiệp, về trình độ văn hóa, về kinh tế, về môi trường sống,...của mỗi tầng lớp giai cấp khác nhau cũng có thể ít nhiều ảnh hưởng đến sự hình thành tên gọi người.

Sau đây là những kết quả khảo sát bước đầu của chúng tôi về sự hình thành của tên thật người Việt ở giai cấp: nông dân, công nhân và tầng lớp trí thức thành thị.

2.1 .T ên gọi của nông dân

Trong lịch sử cũng như hiện nay, giai cấp nông dân Việt Nam thường sòng chủ yếu bằng nghề làm ruộng. Ngoài ra ở một số nơi họ còn làm nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt vải, nghề đánh bắt cá, trồng rừng và làm nhiều nghề thú công khác. So với các tầng lớp giai cấp khác trong xã hội, nông dân nước ta có nền kinh tế tự cung tự cấp và phụ thuộc chủ yếu vào tự nhiên, vì thế cuộc sống của họ còn khá nghèo nàn. Trình độ văn hóa nói chung cũng còn thấp kém hơn so với giai cấp công nhân và tầng lớp trí thức. Chính những đặc điểm này có thể cũng ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của tên gọi người.

2.1.1 .Về tên đệm

Qua khảo sát 3.000 tên gọi trong đó có 1.000 tên nam và 2000 tên của nữ nông dân, tỷ lệ phân bố của các hình thức tên đệm xuất hiện trong tên gọi là như sau:

Tên đệm Văn chiếm 75,6%, tên đệm Thị chiếm 93,6%, tên đệm khác và tên đệm zero chiếm tỷ lộ rất thấp.

Sự khác biệt giữa các hình thức đệm đó có thể được hình dung qua bảng sau: Tên đệm

Một phần của tài liệu Những đặc trưng xã hội - ngôn ngữ học của tên riêng chỉ người trong tiếng Việt (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)