3. Các kiểu cấu trúc của tên thật ngườiV iệt
2.3. Têngọi của tầng lớp trí thức
Tầng lớp trí thức thường là những người học rộng và làm nhiều nghề khác nhau như giảng day trong các nhà trường, nghiên cứu trong các Viện khoa học, làm việc trong các tòa báo và nhiều cơ quan văn hóa khác của nhà nước. Họ là những nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ, kĩ sư, bác sĩ, giáo viên, nhà khoa học, các nhà hoạt động chính trị,... Môi trường làm việc của tầng lớp trí thức tập trung phổ biến là ở thành thị vì thế còn được gọi là tầng lớp trí thức thành thị. Do chiếm ưu thế hơn hẳn về trình độ nhận thức và môi trường hoạt động, nên tầng lớp trí thức thành thị có đời sống kinh tế và văn hóa hơn nhiều so với hai giai cấp công nhân và nông dân. Chính những điều kiện thuận lợi này kiện này có thể sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình đặt tên người.
2.3.1 .Về tên đệm
Kết quả khảo sát 2.000 tên thật của trí thức thành thị, trong đó có 1.000 tên của nam và 1.000 tên nữ, bước đầu cho biết như sau: (Xem bảng)
Tên đệm
Văn Thị Khác Zero
Sô
lượng Tỷ lệ(%) Sô lượng
Tỷ
1 ệ(%) Sỏ ỉượng Tỷ lé(%) Sô lượng Tỷ \ệ(%)
N am 122 12,2 684 68,4 194 19,4
N ữ 530 53 368 36,83 102 0 , 2
Tỷ lệ phân bô không đồng đều giữa các hình thức tên đệm trong tên gọi của tầng lớp trí thức thành thị có những đặc trưng sau đây:
- Hai hình thức tên đệm truyền thống là Văn và Thị trong tên gọi của trí thức đã bị Ihu hẹp rất nhiều so với cách đặt tên đệm của nông dàn và
công nhân. Đối với tên của nam, tỷ lệ đệm Văn chỉ còn chiếm 12,2%, với ten đệm Thị của nữ là 53%,tức là giảm đi hơn một nửa so với tên đệm của
công nhân.
- Trong khi các hình thức đệm truyền thống giảm một cách đáng kể, thì những hình thức đệm zero và tên đệm khác tăng lên khá mạnh.
- Các hình thức đệm khác Văn trong các tên nam của tầng lớp trí là khá đa dạng về hình thức và phong phú về nội dung ý nghĩa. Các hình thức trong tên đệm của nam thường sử dụng các từ Hán-Việt mang ý nghĩa xã hội sâu xa như: Trường, Trí, Thanh, Tiến, Hà, Bảo, Phương, Kim,...
Ví dụ: Nguyền Trường Chinh, Trần Trí Dũng, Nguyễn Tiến Lê, Nguyền Thanh Sơn, Hoàng Kim Đính, Lâm Bảo Ngọc,...
- Các hình thức đệm khác Thị trong các tên nữ trí thức có xu hướng thiên về hình thức và có ý nghĩa biểu cảm như: Kiều, Huyền, Diệu, Mỹ, Diệp, Mộng Hoài, Ly, Tố, Nga, ....
Ví dụ: Đoàn Kiều Trang, Trần Diệu Lan, Mai Huyền Mi, Lê Mộng Điệp,...
- Hình thức tên đệm zero trong tên nữ lại có xu hướng tăng lên rõ rệt. Có lẽ đây là đặc trưng khá nổi bật trong tên của nữ thành thị. Bởi lẽ, trong tên gọi của công nhân, đặc biệt là nông dân, hình thức tên đệm này chỉ thường sử dụng trong tên của nam. Tuy nhiên, trong têngọi của trí thức, hình thức tên đệm này thường rất khó phân biệt với tên cá nhân kép 2 (tên đôi). Chúng cũng có thể trở thành một thành tố cấu tạo của tên kép (?)
Ví dụ: V ũ Thanh Nga, Lê M ỹ Hạnh, Nguyễn Diệu Huyền, Phan Ly Ly, Mai Quỳnh Trang, ...
2.3.2. Vê tên cá nhân
Trong tên gọi của trí thức, các hình thức đặt tên đơn vẫn được sử dụr»iZ khá phổ biến. Tý lệ này là 78% trong tên nam, và 62,9% trong tên của
nữ'. Các hình thức tên kcp có sự phân bố không đồng đều giữa tên nam và tên của nữ.
Sau đây lù bảng phân bô của các tên cá nhân trong tên gọi của tầng lớp trí thức: Tê n cá nhân Đơn Kép 2 Kép 3 Sỏ lượng Tỷ lệ (%) S ỏ l ư ợ n g Tỷ lệ (%) Sô lượng Tỷ lệ (%) Nam 780 78 219 21,9 1 0,1 N ữ 629 62,9 369 36,9 2 0,2
Nếu so với cách đặt tên cá nhân của giai cấp công nhân và nông dân, thì tên cá nhân của tầng lớp trí thức có những đặc điểm sau đây:
- Tỷ lệ phân bố rất cao của hình thức tên đơn đã chứng tỏ hình thức tên đơn vẫn là hình thức tên gọi phổ biến, được người Việt ưa chuộng sử dụng. Đây vẫn là cách đặt tên truyền thống của người Việt phù hợp đối với mọi thành phần giai cấp trong xã hội.
- Số người ưa thích cách đặt tên kép, đặc biệt là tên kép đôi có xu hướng phát triển mạnh.
- Các tên kép có độ dài 3 âm tiết chiếm tỷ lệ không đáng kể, chí có 3 trường hợp xuất hiện. Điều đó chứng tỏ, người Việt (ở miền Bắc), kể cả giới trí thức vẫn không ưa chuộng sử dụng cách đặt tên dài.
- v ề ý nghĩa, tuyệt đại đa số tên gọi của tầng lớp trí thức thường có nguồn gốc Hán - Việt hơn là những kí hiệu có nguồn gốc thuần Việt. So với nông dân và công nhân, thì cách đặt tên Nôm ở tầng lớp trí thức chí còn 0,7%.
- Nội dung ý nghĩa hiểu trưng của tên trí thức thường lù rất đa dạng và phong phú, phản ánh mọi khía cạnh khác nhau của đời sống, từ vẻ đẹp tự
- Ý nghĩa của tên gọi trí thức không chỉ có ý nghĩa biểu trưng, mà còn có giá trị hàm chỉ. Chẳng hạn, có tên gọi gợi lên sự liên tưởng về hình
thức tên gọi của bố mẹ và con.
Ví dụ: Tên của bố là Vũ Văn Hội thì tên của con là Vũ Quang Nghị; tên của mẹ là Phạm Thị Thuần thì tên của con là Trần Văn Khiết, Trần Thị Thục.
Kết hợp tên của bố là Ngiivễn Đức Tiến với tên của mẹ là Vương Mai Giang để tạo thành tên con là Nquyển Giáng Tiên.