1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát đặc trưng từ, ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt liên hệ chuyển dịch sang tiếng Anh

103 1,4K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

Phân tích biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt về cấu tạo nội dung ngữ nghĩa Tiểu kết Chương 2: Đặc điểm cấu tạo của các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng V

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

PHẠM THỊ TUYẾT THANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ

KHẢO SÁT ĐẶC TRƯNG TỪ, NGỮ CHỈ BỘ PHẬN

CƠ THỂ NGƯỜI TRONG TIẾNG VIỆT

LIÊN HỆ CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH

Chuyên ngành : Ngôn ngữ học

Mã số : 60.22.01

-  Hà Nội 2007  -

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

PHẠM THỊ TUYẾT THANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ

KHẢO SÁT ĐẶC TRƯNG TỪ, NGỮ CHỈ BỘ PHẬN

CƠ THỂ NGƯỜI TRONG TIẾNG VIỆT

LIÊN HỆ CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH

Chuyên ngành : Ngôn ngữ học

Mã số : 60.22.01

Người hướng dẫn khoa học : GS TS Lê Quang Thiêm

-  Hà Nội 2007  -

Trang 3

0.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

0.3 Tư liệu nghiên cứu

0.4 Phương pháp nghiên cứu

0.5 Cấu trúc của luận văn

Chương 1: Cơ sở lý luận, các nguồn tư liệu và phương thức thực

hiện đề tài

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Sự chia cắt thực tế khách quan trong các ngôn ngữ

1.1.2 Cách thức định danh trong ngôn ngữ

1.2 Các nguồn tư liệu

1.3 Phương thức thực hiện đề tài

1.3.1 Phân tích các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng

Việt về cách thức cấu tạo

1.3.2 Phân tích biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt

về cấu tạo nội dung ngữ nghĩa

Tiểu kết

Chương 2: Đặc điểm cấu tạo của các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể

người trong tiếng Việt

Trang 4

2.2 Đặc điểm cấu tạo của các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người

trong tiếng Việt

2.2.1 Cấu tạo từ đơn

2.2.2 Cấu tạo từ ghép

2.2.2.1 Từ ghép phụ nghĩa

2.2.2.2 Từ ghép láy nghĩa

2.2.2.3 Từ ngẫu hợp

2.2.3 Đặc điểm về sự phân bố và tỷ lệ giữa từ thuần Việt và từ Hán

Việt trong các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt

Tiểu kết

Chương 3: Đặc điểm nội dung ngữ nghĩa của các biểu thức chỉ bộ phận

cơ thể người trong tiếng Việt

3.1 Dẫn nhập

3.2 Cấu tạo nội dung ngữ nghĩa của các biểu thức chỉ bộ phận cơ

thể người trong tiếng Việt

3.2.1 Nghĩa của từ thể hiện qua từ điển giải thích

3.2.2 Hiện tượng đa nghĩa

3.2.3 Nghĩa biểu trưng

Tiểu kết

Chương 4: Liên hệ chuyển dịch các biểu thức chỉ bộ phận chỉ cơ thể

người trong tiếng Việt sang tiếng Anh

4.1 Dẫn nhập

4.1.1 Bản chất và đặc điểm của quá trình dịch

4.1.2 Vấn đề tương đương trong dịch thuật

4.2 Liên hệ chuyển dịch các biểu thức chỉ bộ phận chỉ cơ thể người

trong tiếng Việt sang tiếng Anh

4.2.1 Liên hệ chuyển dịch các biểu thức đơn nghĩa

4.2.2 Liên hệ chuyển dịch các biểu thức đa nghĩa

4.2.3 Đề xuất đối với các nhà biên soạn từ điển Việt - Anh

Trang 5

Tài liệu tham khảo

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

0.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Hiện thực trong thế giới thường có những lĩnh vực tồn tại chung và phổ biến cho mọi dân tộc, mọi quốc gia Tuy nhiên cũng có những tồn tại chỉ có ở dân tộc này, quốc gia này mà lại không có ở quốc gia khác, dân tộc khác Nhưng cách thức gọi tên, biểu đạt ý nghĩa, hình dung, tưởng tượng về cái tồn tại chung ấy là không giống nhau Chính cái khác nhau này thể hiện đặc điểm của ngôn ngữ (phương tiện của giao tiếp và tư duy) và văn hoá một cách đậm nét nhất Một trong những đề tài thể hiện cái chung, cái riêng trong tồn tại liên quan đến ngôn ngữ và tư duy ngôn ngữ chính là những từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người

Trong mọi ngôn ngữ đều có những từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người, chúng lập thành một trường từ vựng - ngữ nghĩa riêng, gọi là trường bộ phận

cơ thể người Tính chất quan trọng của trường từ vựng - ngữ nghĩa này thể hiện ở chỗ đa số các tên gọi trong trường đều thuộc vốn từ vựng cơ bản của một ngôn ngữ, chúng là lớp từ thuần ngữ nhất, ít bị pha tạp hoặc biến đổi bởi các quá trình ngôn ngữ và văn hoá Các từ thuộc trường từ vựng này rất hàm súc về ngữ nghĩa, chúng được sử dụng với những biến đổi ngữ nghĩa rất phong phú và linh hoạt trong lời nói

Đề tài mà chúng tôi lựa chọn không chỉ tập trung nghiên cứu đặc trưng của các từ, ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt, mà còn tìm cách liên hệ chuyển dịch các từ, ngữ này sang tiếng Anh Kết quả của sự chuyển dịch này liên quan đến sự giống và khác nhau giữa hai ngôn ngữ cũng như nền văn hoá xã hội của hai đất nước Làm được điều này, chúng tôi hy vọng giúp ích ít nhiều cho việc dạy tiếng Việt cho người Anh và việc dạy tiếng Anh cho người Việt Cung cấp cho người học cơ sở khoa học và có phương pháp hiệu quả hơn trong việc học tiếng và sử dụng tốt hơn văn hoá giao tiếp

Trang 7

bằng ngôn từ, cũng như hiểu được một phần nào về đặc điểm văn hoá xã hội bộc lộ qua bộ phận ngôn ngữ này

2 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Mục đích nghiên cứu của luận văn này là khảo sát, thống kê tương đối đầy đủ các từ, ngữ, hay nói một cách khác là các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể

người Biểu thức mà chúng tôi quan niệm ở đây có thể là từ (từ đơn, từ ghép),

có thể là ngữ, là cụm từ, là ngữ định danh

Thông qua các cuốn từ điển, điều tra thực tế, vốn hiểu biết ngôn ngữ tiếng Việt của bản thân, chúng tôi lên danh sách tạm gọi là đầy đủ những biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người Với các dữ liệu thu được, chúng tôi phân tích, thống kê và tổng hợp để tìm ra kết quả

Do đó, luận văn nhằm thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản sau:

Phân tích đặc điểm của các biểu thức này về cấu tạo (hình thức) và về ngữ nghĩa (nội dung), để từ đó thấy được đặc trưng của chúng trong tiếng Việt

Chỉ ra các phương thức chuyển dịch các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt sang tiếng Anh

3 TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU

Tư liệu nghiên cứu của luận văn này bao gồm các biểu thức chỉ cơ thể người được rút ra từ các cuốn từ điển: từ điển tiếng Việt, từ điển tiếng Anh, từ điển Việt - Anh, từ điển Anh - Việt

Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng các tài liệu khác như: thành ngữ, tục ngữ, các bản dịch, các bài báo, tạp chí… được coi là các tài liệu thể hiện rõ nét nhất về các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người và các nét nghĩa của các biểu thức này trong hoạt động hành chức của chúng

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trang 8

Các phương pháp mà chúng tôi sử dụng trong luận văn này là các phương pháp thường được dùng trong khoa học ngôn ngữ Cụ thể là các

phương pháp sau:

Phương pháp thống kê, định lượng: thông qua các nguồn tài liệu tin cậy, chúng tôi tiến hành điều tra, tập hợp, thống kê các ngữ liệu, tức là các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt

Phương pháp phân tích, nhận diện đặc điểm về mặt cấu tạo và về mặt ngữ nghĩa của các biểu thức này Tức là phân tích cấu tạo từ, cấu tạo ngữ, phân tích các thành tố nghĩa, kể cả phân tích liên hợp giữa đặc điểm cấu tạo

và nội dung nghĩa với cách tư duy, diễn đạt của người Việt để khái quát chỉ ra các đặc trưng của các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt

Phương pháp phân tích thành tố: nói chung phương pháp phân tích thành tố có thể được hiểu là phương pháp nghiên cứu mặt nội dung các đơn vị

có nghĩa, được khởi thảo ra trong phạm vi ngữ nghĩa học cấu trúc và có mục đích là phân giải ý nghĩa ra thành các thành phần ngữ nghĩa tối thiểu (hay còn gọi là các nghĩa vị, các ý sơ đẳng, các nhân tử ngữ nghĩa, các đặc trưng ngữ nghĩa, các thành tố) Đối tượng phân tích bằng phương pháp này là một tổng thể các từ liên quan với nhau về ngữ nghĩa.[41,77]

Phương pháp đối chiếu chuyển dịch: luận văn tập trung đưa ra các biểu thức chỉ cơ thể người trong tiếng Việt trong sự đối chiếu chuyển dịch để tìm

ra các phương thức chuyển dịch các biểu thức này sang tiếng Anh

5 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Nội dung chính của luận văn được sắp xếp theo trình tự như sau:

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3 Tư liệu nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu

Trang 9

5 Cấu trúc của luận văn

PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Xác định cơ sở lý luận, các nguồn tài liệu và phương

thức thực hiện đề tài

Chương 2: Đặc điểm cấu tạo của các biểu thức chỉ bộ phận cơ

thể người trong tiếng Việt

Chương 3: Đặc điểm nội dung ngữ nghĩa của các biểu thức chỉ

bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt

Chương 4: Cách thức chuyển dịch các biểu thức chỉ bộ phận cơ

thể người trong tiếng Việt sang tiếng Anh

PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 10

1.1.1 Sự chia cắt thực tế khách quan trong các ngôn ngữ

Nhiều tác giả cho rằng thực tế khách quan là một dải liên tục khi đi vào ngôn ngữ được chia thành những phân đoạn và sự chia cắt này không có đường phân định ranh giới rõ ràng Nhu cầu nhận thức hiện thực của con người và tiếp đó là sự biểu hiện kết quả nhận thức bằng các phương tiện ngôn ngữ đã đưa con người đến chỗ phải cấu trúc hoá hiện thực theo một kiểu nhất định Có thể tìm thấy hàng loạt sự kiện chứng tỏ thể liên tục thế giới khách quan trong các ngôn ngữ được phân cắt theo kiểu khác nhau và được biểu hiện một cách khác nhau bằng ngôn ngữ Cùng một sự vật, hiện tượng có thể được biểu hiện trong ngôn ngữ khác nhau với mức độ phân hoá khác nhau Một sự vật nào đó trong ngôn ngữ này có thể được thể hiện có tính nhất thể, nghĩa là không được phân chia nhỏ hơn, nhưng trong ngôn ngữ khác lại có thể được thể hiện theo kiểu được phân cắt thành những bộ phận nhỏ hơn có

phân biệt Chẳng hạn, trong tiếng Anh, tiếng Đức ngón tay và ngón chân được thể hiện phân biệt bằng hai từ riêng là finger, toe và finger, zehe còn

trong tiếng Việt lại biểu hiện nhất thể hoá hai biểu vật này chỉ bằng một từ

ngón Khi cần cụ thể hoá, người Việt sẽ dùng đến cụm từ hoặc phương tiện cú

pháp: ngón tay, ngón chân Sự khác nhau giữa các ngôn ngữ về vấn đề này

được thể hiện ở chỗ cách biểu hiện có phân biệt một nội dung nhất định trong ngôn ngữ này có thể là bắt buộc, còn trong ngôn ngữ kia lại là không bắt buộc

Trang 11

Nguyên nhân của sự phân chia liên tục thế giới khách quan trong các ngôn ngữ theo cách khác nhau có thể là không giống nhau Trong một số trường hợp, sự thiếu vắng một từ nào đó có thể là do ở dân tộc này không có khái niệm tương ứng Song, cũng có khi trong tư duy của dân tộc này có phân biệt các khái niệm nhưng lại không có sự phân biệt trong cách thể hiện bằng ngôn ngữ Ngoài ra, cái có vai trò không kém phần quan trọng làm xuất hiện nét khác biệt trong sự phân chia hiện thực là ảnh hưởng của cấu trúc ngôn ngữ

và các phương tiện biểu hiện ngôn ngữ theo truyền thống của một ngôn ngữ nào đó đã được hình thành tới thời điểm tạo ra khái niệm mới.[41,30]

V.F.Humboldt đã từng phát biểu rằng: từ không phải là đại diện của bản thân sự vật… mà là sự biểu hiện quan điểm riêng của chúng ta về sự vật Đây là nguồn gốc chính của sự đa dạng về những cách biểu hiện cho cùng một sự vật Như thế, cùng một sự vật, hiện tượng, tư duy của con người khám phá ra các đặc trưng khác nhau, từ đó mà sự vật mang các tên khác nhau Chính vì sự khám phá hiện thực, chia cắt hiện thực, óc liên tưởng của mỗi dân tộc khác nhau, nên số lượng của các từ biểu thị trong cùng một lĩnh vực thực

tế khách quan ở các ngôn ngữ khác nhau là khác nhau

Theo giả thuyết tính tương đối ngôn ngữ học của E Sapir - B L Whorf: trong các ngôn ngữ dân tộc có nhiều trường hợp đã bộc lộ thực sự

“cách phân cắt thế giới” khác nhau Một bộ phận nào đó của từ vựng trong ngôn ngữ này không tương đương với bộ phận tương ứng trong ngôn ngữ kia,

vì nó biểu thị những đối tượng chỉ vốn có trong lịch sử, đời sống, văn hoá tinh thần của riêng một dân tộc, hoặc là khác biệt căn bản với những cái tương tự trong văn hoá đời sống của dân tộc kia Do vậy, trong các ngôn ngữ này không có các tương ứng từ vựng ổn định, đồng nhất một đối một Song, tuy mỗi dân tộc nhận thức thế giới một cách khác nhau, phân cắt thế giới một cách không giống nhau, nhưng sự tri giác của từng dân tộc về thế giới hiện thực là trùng nhau ở các dân tộc thuộc nền văn hoá và ngôn ngữ khác nhau, vì

Trang 12

nếu không, các dân tộc nói bằng ngôn ngữ khác nhau sẽ không hiểu được nhau

Những gì tồn tại trong thế giới gọi chung là thế giới hiện thực đều được biểu hiện bằng vật chất cụ thể, tuy nhiên trong số này có cái là có thực trong thế giới hiện thực, nhưng cũng có cái do con người tưởng tượng ra Thực tại khách quan bao gồm cả cái cụ thể và cái trừu tượng Những thực tại gần gũi với đời sống con người thì tương đối giống nhau ở các dân tộc, nhưng cách thức gọi tên, biểu đạt ý nghĩa về những thực tại chung này lại không giống nhau ở mỗi dân tộc Có thể nói rằng, bộ phận cơ thể người là một thực tại chung tồn tại

ở tất cả các dân tộc Về tín hiệu ngôn ngữ mà nói, mỗi dân tộc đều có cách gọi tên và biểu đạt ý nghĩa riêng về mỗi bộ phận cơ thể người Cùng một thực tại nhưng cách định danh nó (nói một cách trừu tượng là cách phân chia thực tại) ở mỗi dân tộc là không giống nhau Mỗi dân tộc phân chia thực tế khách quan theo cách của mình, do đó mà tạo ra cách nhìn của mình đối với thực tế và họ biểu hiện kết quả của quá trình nhận thức thế giới khách quan này qua ngôn ngữ theo cách của riêng mình Đây chính là quá trình định danh

1.1.2 Cách thức định danh trong ngôn ngữ

Khi nghiên cứu về ngôn ngữ học, người ta không thể không nói đến sự hình thành cách định danh trong hệ thống ngôn ngữ Vậy định danh là gì? Thuật ngữ này thường được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau Ở đây, chúng tôi hiểu theo quan niệm của một nhà ngôn ngữ học người Nga, Ã.Â.ấợởứàớủờốộ, định danh là “sự cố định (hay gắn) cho một ký hiệu ngôn ngữ một khái niệm - biểu niệm phản ánh những đặc trưng nhất định của một biểu vật - các thuộc tính, phẩm chất và quan hệ của các đối tượng và quá trình thuộc phạm vi vật chất và tinh thần, nhờ đó mà các đơn vị ngôn ngữ tạo thành những yếu tố nội dung của giao tiếp ngôn từ”.(Dẫn theo Nguyễn Đức Tồn) [41,33]

Trang 13

Như đã đề cập ở trên, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia có một cách phân cắt thực tại và cách tri nhận thực tại khách quan riêng, cho nên trong cách định danh ở các ngôn ngữ cũng không giống nhau

Trước hết, chúng tôi muốn nói đến việc lựa chọn đặc trưng của đối tượng để làm cơ sở cho tên gọi của nó Như Lê Nin đã nói: trong quá trình tạo

ra các từ, có ý nghĩa lớn lao là vấn đề lựa chọn “đặc trưng nào đó đập vào mắt

mà tôi lấy làm đại diện cho đối tượng” để làm cơ sở gọi tên đối tượng Vai trò của việc lựa chọn này bị quy định bởi một loạt nhân tố, trong đó một phần thuộc về các đặc điểm sinh lý của con người, một phần thuộc về các chức năng và cơ chế của lời nói Hiển nhiên, các đặc trưng được lựa chọn làm cơ

sở cho tên gọi rất khác nhau trong các ngôn ngữ khác nhau và thậm chí ngay trong cùng một ngôn ngữ Tên gọi của cùng một đối tượng nào đó ngoài thế giới khách quan trong ngôn ngữ này được dựa trên đặc trưng có tính chủ quan, còn trong ngôn ngữ khác lại được dựa trên đặc trưng có tính khách quan Tư duy ngôn ngữ của mỗi dân tộc một khác, có thể với cùng một đối tượng, dân tộc này phát hiện ra đặc trưng hình thức nhưng dân tộc khác lại phát hiện ra đặc trưng chức năng, do vậy đặc trưng được chọn để đặt tên cho đối tượng sẽ khác nhau, và đối tượng sẽ có tên gọi không như nhau ở các dân tộc.Việc chọn đặc trưng này chứ không phải chọn đặc trưng khác phụ thuộc vào thiên hướng quan sát của chủ thể định danh Đặc trưng được chọn có thể

là đặc trưng cơ bản, thuộc bản chất của sự vật, mà cũng có thể là thuộc tính không căn bản, miễn sao đặc trưng được lựa chọn có giá trị khu biệt sự vật ấy với sự vật khác Mặc dù các đặc trưng này là hết sức đa dạng, song trong một

số trường hợp, mỗi ngôn ngữ có thể biểu lộ thiên hướng lấy những đặc trưng

có tính chất nhất định để làm cơ sở gọi tên Do vậy, giá trị của cùng một đặc trưng trong từng ngôn ngữ là không như nhau.Theo kết quả thống kê của Nguyễn Đức Tồn [40], khi định danh 211 tên gọi bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt, người Việt đã dựa vào sáu đặc trưng cơ bản sau:

Trang 14

 Đặc trưng hình thức: đặc trưng này chiếm 52%

Ví dụ: nhãn cầu, lá mía, xương chậu, mắt cá

 Đặc trưng vị trí: số lượng tên gọi có đặc trưng vị trí chiếm gần 22%

Ví dụ: tai trong, mang tai, nhân trung, xương sườn

 Đặc trưng công cụ, chức năng: đặc trưng này là dấu hiệu khu biệt 9% số tên gọi

Ví dụ: dây thanh, ruột thừa, bàn toạ

 Đặc trưng vật lý: đặc trưng này được người Việt sử dụng trong 6,6%

số trường hợp

Ví dụ: ruột già, ruột non, động mạch, tĩnh mạch

 Đặc trưng kích cỡ, kích thước: 6,1% tên gọi bộ phận cơ thể trong tiếng Việt được dựa trên đặc trưng này

Ví dụ: đại não, tiểu não, đại tràng, ngón cái

 Đặc trưng tản mạn khác (màu sắc, cấu tạo, hành vi ): các đặc trưng này chiếm 3,7%

Ví dụ: tròng trắng, huyết mạch

Có ý kiến cho rằng chính đặc điểm của loại hình ngôn ngữ cũng có ảnh hưởng lớn đến cách thức định danh trong từng ngôn ngữ Chẳng hạn, trong tiếng Việt và một số ngôn ngữ khác có các loại từ như: cái, con, chiếc Khi định danh, gọi tên các sự vật trong lời nói, người Việt sử dụng các loại từ khác nhau tuỳ thuộc vào góc độ nhìn sự vật và hiện tượng Ví dụ, với một bộ

phận cơ thể người "phổi", có người thì gọi là lá phổi, có người thì lại gọi là

buồng phổi Hoặc người Việt có thể gọi "tim" là trái tim, con tim, hoặc quả tim Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng khi gọi tên các sự vật, người Việt

đồng thời nhấn mạnh cả đặc trưng của chúng có thể tri giác bằng mắt được Thậm chí, một hiện tượng rất trừu tượng như tình cảm của con người vốn được biểu hiện rất tổng thể bằng từ "lòng" cũng được người Việt vật thể hoá, hình dung có một hình thù nhất định như một vật có mặt phẳng, mỏng, dài:

Trang 15

tấm lòng Trong các ngôn ngữ không có loại từ như tiếng Nga, tiếng Đức,

tiếng Anh thì không có đặc điểm như thế khi gọi tên các sự vật

Tham gia vào quá trình định danh có hai nhân tố đó là: chủ thể định danh và khách thể được định danh Chính việc tách ra đặc trưng này hoặc đặc trưng khác làm cơ sở cho tên gọi có liên quan một cách trực tiếp nhất với đặc tính tri giác đối tượng của chủ thể định danh Có ý kiến cho rằng: khi tách một đối tượng ra khỏi những đối tượng khác đã diễn ra sự “xoay” các mặt khác nhau của nó về phía chủ thể Con người nhìn thấy các mặt, các phía này nhưng không phải thấy chúng ở những góc độ rõ ràng như nhau Chẳng hạn, để gọi tên phần xương của đai hông, trong tiếng Việt chúng ta có

hai từ: xương chậu và xương hông Nếu chủ thể nhìn đối tượng theo hình dáng của nó thì người ta sẽ dùng từ xương chậu, còn từ xương hông sẽ được

dùng nếu chủ thể nhìn đối tượng theo vị trí Vấn đề này có liên quan với việc

sử dụng đối tượng nào đó trong thực tiễn và phụ thuộc vào nhu cầu, mục đích của một cộng đồng ngôn ngữ nhất định Chẳng hạn, cùng một bộ phận

cơ thể người tuỳ theo hình thù cụ thể mà người Việt định danh nó bằng các

tên gọi khác nhau đầy hình tượng: mắt - mắt lá răm, mắt bồ câu, mắt lươn,

mắt ốc nhồi, mắt dao cau ; mặt - mặt trái xoan, mặt chữ điền, mặt lưỡi cày, Đó là lý do mà mỗi dân tộc chọn đặc điểm để định danh đối tượng

theo cách riêng của mình và cùng một đối tượng trong các ngôn ngữ khác nhau sẽ được gọi tên theo các cách khác nhau Cùng một đối tượng có thể được gọi tên trong các ngôn ngữ theo cách khác nhau phụ thuộc vào đối lập kiểu nào về tâm lý, lịch sử, dân tộc và xã hội làm cơ sở cho sự định danh Các thủ pháp định danh là chung cho tất cả mọi ngôn ngữ trên thế giới Song, đặc điểm của hệ thống ngôn ngữ, đặc điểm của loại hình ngôn ngữ có ảnh hưởng quan trọng đến đặc tính của các thủ pháp định danh Chính các thủ pháp này làm nên đặc trưng của hành vi ngôn ngữ Theo

Trang 16

Â.À.ẹồðồỏðồớớốờợõ (dthông thường, người ta hay nói đến các cách định danh sau:

 Sử dụng tổ hợp ngữ âm biểu thị đặc trưng nào đó trong số các đặc trưng của đối tượng này

 Mô phỏng âm thanh (tức là tượng thanh)

 Phái sinh

 Ghép từ

 Cấu tạo các biểu ngữ đặc biệt

 Can-ke (hay sao phỏng)

Trang 17

hiện đại có ba khuynh hướng cơ bản trong việc miêu tả bản chất của từ và những nguyên tắc định nghĩa nó:

 Từ chỉ được khảo sát theo quan điểm ngôn ngữ học một phần nào, còn việc giải quyết nó nói chung được chuyển sang các khoa học lân cận như triết học, logic học và tâm lý học

 Từ được xác định một cách phiến diện từ một mặt nào đó của nó, hoặc được xác định một cách rất chung chung, không cụ thể

 Từ được khảo sát từ các mặt khác nhau, nhưng chủ yếu nhấn mạnh những đặc điểm của nó trong mỗi ngôn ngữ riêng biệt

Cái khó nhất trong việc định nghĩa từ là sự khác nhau về cách định hình, về chức năng và các đặc điểm ý nghĩa của từ trong các ngôn ngữ khác nhau cũng như trong một ngôn ngữ do đó không có sự thống nhất trong cách định nghĩa cũng như miêu tả về từ Hiện nay, theo Nguyễn Thiện Giáp [17],

có tới trên 300 định nghĩa về từ Tuy thế, để có cơ sở tiện lợi cho việc nghiên cứu, người ta thường vẫn chấp nhận một khái niệm nào đó về từ tuy không có sức bao quát toàn thể nhưng cũng chỉ để lọt ra ngoài phạm vi của nó một số lượng không nhiều các trường hợp ngoại lệ Với tư cách là một định nghĩa sơ

bộ, có tính chất giả thuyết để làm việc, chúng tôi chấp nhận quan niệm từ, ngữ trong từ điển gọi là từ - từ điển Dựa vào các cuốn từ điển chuẩn trong tiếng Việt, chúng tôi sẽ thu thập được các tư liệu về từ, ngữ (gọi chung là các biểu thức) chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt

Trang 18

cuốn từ điển Trong thời điểm hiện nay, chúng tôi thấy cuốn từ điển tiêu biểu nhất là cuốn từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển học - Viện Ngôn ngữ do Hoàng Phê làm chủ biên Cuốn từ điển này hàng năm đều được bổ sung và tái bản, gồm 1130 trang và có bổ sung thêm 2090 mục từ mới Ngoài ra, chúng tôi có sử dụng thêm cuốn từ điển tiếng Việt của Văn Tân [43] và cuốn Đại từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý [50]

Trong luận văn này, chúng tôi có sử dụng một số thành ngữ và tục ngữ

có các thành tố chỉ bộ phận cơ thể người, nên chúng tôi có khảo sát thêm trong cuốn:

Từ điển thành ngữ và tục ngữ tiếng Việt Nam của Nguyễn Lân xuất bản năm 1989 của nhà xuất bản VHHN

Nhiệm vụ của luận văn đã đề ra là nhằm thống kê, tập hợp tương đối đầy đủ các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt nên chúng tôi

đã khảo sát thêm trong các sách chuyên môn về giải phẫu sinh lý người để thu thập được các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người chi tiết hơn

Vì tiếng Việt là tiếng bản ngữ cho nên chúng tôi bổ sung thêm các biểu thức bình dân chỉ bộ phận cơ thể người mà chúng tôi thu thập được từ lời ăn tiếng nói hằng ngày của người Việt

Về tiếng Anh, chúng tôi tiến hành thu thập tài liệu chủ yếu là từ các cuốn từ điển sau:

Oxford - Advanced Learner‟s Encyclopedic Dictionary Đây là cuốn từ điển gồm 1081 trang, xuất bản năm 1993 và được in tại Hồng Kông

English - Vietnamese Dictionary Từ điển Anh - Việt của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia - Viện ngôn ngữ học, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2047 trang, xuất bản năm 1994

Idiom English - Vietnamese Dictionary Từ điển thành ngữ Anh - Việt của Trung tâm biên soạn dịch thuật sách Sài Gòn, nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh gồm 832 trang, xuất bản năm 2004

Trang 19

Tất nhiên, trong quá trình khảo sát, thu thập tài liệu chúng tôi cũng tham khảo các bài báo, tạp chí, các bản dịch Anh - Việt, Việt - Anh được coi

là những tài liệu thể hiện rõ nét nhất về các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người và hoạt động hành chức của chúng

Sau khi có đầy đủ nguồn tư liệu trên, chúng tôi tiến hành:

Lập bảng danh sách các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt theo thứ tự a,b, c

Tập hợp các thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ bộ phận cơ thể người mang tính chất triết lý, thể hiện ý nghĩa biểu trưng văn hoá

1.3 PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Nhằm nêu bật được đặc trưng của các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt, chúng tôi đi vào khảo sát các biểu thức này ở hai bình diện chủ yếu sau:

 Về cách thức cấu tạo

 Về nội dung ngữ nghĩa

1.3.1 Phân tích các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt về cách thức cấu tạo

Như đã đề cập ở trên, quan niệm về từ, ngữ trong tiếng Việt của các nhà Việt ngữ học không giống nhau nên quan niệm về cách thức cấu tạo chúng cũng có những khác biệt Nhìn chung từ xưa đến nay, những tiếng độc lập, có nghĩa ai cũng coi là từ - từ đơn tiết Còn những tiếng không độc lập thì được xử lý khác nhau Nguyễn Kim Thản phân biệt từ thuần, từ pha, từ phức,

từ chắp; Đỗ Hữu Châu chia ra thành từ láy và từ ghép; Nguyễn Tài Cẩn phân biệt từ ghép nghĩa, từ láy âm và từ ngẫu kết; Nguyễn Văn Tu phân biệt từ ghép bổ nghĩa, từ ghép hợp nghĩa và từ ghép láy âm…Trong luận văn này, chúng tôi tiếp thu cách phân loại từ theo quan điểm của Nguyễn Tài Cẩn [1], tức là phân các đơn vị ngôn ngữ này thành: tiếng, từ ghép nghĩa, từ láy âm và

từ ngẫu kết

Trang 20

1.3.2 Phân tích biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt về cấu tạo nội dung ngữ nghĩa

Khi nghiên cứu về từ tiếng Việt, nghĩa đóng vai trò vô cùng quan trọng Tính đa dạng về nghĩa của từ đã được các nhà ngôn ngữ học quan tâm từ lâu

và họ đã đưa ra khá nhiều cách phân biệt nghĩa của từ

Nguyễn Văn Tu [43] nhấn mạnh nghĩa là phản ánh sự vật, hiện tượng thông qua khái niệm, giá trị ngữ cảnh Theo ông có các thành tố nghĩa của

 Ý nghĩa biểu niệm

 Ý nghĩa biểu thái

 Ý nghĩa ngữ pháp Nguyễn Thiện Giáp [17] giải thích rõ các thành tố ngữ nghĩa:

 Nghĩa sở biểu

 Nghĩa sở chỉ

 Nghĩa sở dụng

 Nghĩa kết cấu Cần nhận thấy rằng ngữ nghĩa của các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt theo phạm vi khảo sát của chúng tôi là nghĩa từ vựng (lexical meaning) Vì vậy, loại “nghĩa kết cấu” hay “ý nghĩa ngữ pháp” của Nguyễn Thiện Giáp và Đỗ Hữu Châu không thuộc đối tượng khảo sát của luận văn Hơn nữa, tuy tên gọi các loại nghĩa của hai tác giả này có hàm ý khác nhau nhưng về cơ bản đều chỉ rõ các loại nghĩa định danh và nghĩa hệ thống của từ, ngữ Theo hướng này, gần đây có tác giả đã nghiên cứu sâu hơn

Trang 21

về các chức năng của đơn vị từ vựng, chủ yếu là chức năng định danh và cấu tạo hệ thống Ông đã đưa ra kiến giải mới về nghĩa của từ vựng Đó là quan niệm tầng nghĩa, kiểu nghĩa từ vựng của Lê Quang Thiêm [35] Theo ông, chúng ta có thể hình dung sơ đồ tầng nghĩa và kiểu nghĩa từ vựng như sau:

Có thể nói rằng đi theo hướng chức năng và tri nhận luận kết hợp với cấu trúc hệ thống từ vựng, các kiểu nghĩa, tầng nghĩa chỉ ra trong kiến giải này là khá chi tiết và phù hợp với thực tiễn hành chức và thể hiện chúng trong các loại hình hoạt động phong cách chức năng và tư duy giao tiếp đa dạng của chủ thể ngôn ngữ Trong luận văn này chúng tôi không đi sâu vào phân tích bình diện ngữ nghĩa của các biểu thức chỉ bộ phận người trong tiếng Việt mà chỉ nhận diện miêu tả chúng nhằm mục đích liên hệ chuyển dịch sang tiếng Anh Vì vậy, trong luận văn này chúng tôi xin được khảo sát, phân tích nội dung nghĩa của các biểu thức chỉ

bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt ở hai phạm vi sau:

 Nghĩa của từ thể hiện qua từ điển giải thích: đây chính là loại nghĩa chúng tôi rút ra trong các cuốn từ điển tường giải Dựa vào các định nghĩa trong từ điển, chúng tôi tiến hành khảo sát các nét nghĩa trong cấu trúc ngữ nghĩa của trường từ vựng ngữ nghĩa này Đồng thời chúng tôi muốn xét đến hiện tượng đa nghĩa để tiện cho việc liên hệ chuyển dịch các đơn vị ngôn ngữ này sang tiếng Anh

Trang 22

 Nghĩa biểu trưng: là loại nghĩa dành cho nội dung nghĩa những từ

mà hình thức ngữ âm (mô phỏng âm thanh) hoặc hình thức cấu âm (mô phỏng cấu hình) như có liên hệ đến nội dung được biểu hiện của từ Đây là nghĩa những từ mà một thời ta gọi là từ tượng thanh, tượng hình Những từ có nghĩa biểu trưng này là kết quả của quá trình biểu trưng hoá mà Hoàng Tuệ đã tổng kết: “quá trình biểu trưng hoá của tín hiệu, một quá trình vốn có nguồn gốc tâm lý của nó trong đời sống xã hội và được ghi lại một cách tế nhị, độc đáo trong ngôn ngữ.” [42]

Điều dễ nhận thấy là sự lựa chọn của chúng tôi không mâu thuẫn với lý luận mà còn phù hợp với thực tiễn tư liệu và ứng dụng nhiều mặt.Về tư liệu, chúng tôi sử dụng được thành quả của các từ điển tường giải hiện hành của hai ngôn ngữ Anh, Việt - điều mà chúng tôi chưa có điều kiện tổng hợp tư liệu từ văn cảnh, ngữ cảnh thuộc loại hình phong cách chức năng sâu hơn Thêm nữa là trong định nghĩa từ điển có cả kiểu nghĩa chuyên môn, tức là kiểu nghĩa của thuật ngữ thuộc về tầng nghĩa trí tuệ, còn tầng nghĩa biểu trưng thì ở mức độ này hay mức độ khác đã được tổng hợp trong nội dung nghĩa bóng hay các kiểu nghĩa biểu trưng hoá Như vậy, trong cơ sở lý luận của các kiểu nghĩa chúng tôi đã dựa trên quan điểm truyền thống, trên tư liệu từ điển tường giải kết hợp với những kiến giải mới hiện nay ở mức độ cần thiết

Trang 23

TIỂU KẾT

Trong chương này luận văn đã đề cập đến sự chia cắt thực tế khách quan và cách thức định danh trong các ngôn ngữ Cùng một sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan nhưng mỗi dân tộc lại lựa chọn những đặc trưng khác nhau để đặt tên cho các sự vật, hiện tượng ấy Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mỗi ngôn ngữ có thể biểu lộ thiên hướng lấy những đặc trưng có tính chất nhất định để làm cơ sở gọi tên Ngoài ra, đặc điểm của loại hình ngôn ngữ cũng là một trong những nguyên nhân khiến các dân tộc có các cách định danh khác nhau đối với cùng một sự vật Các thủ pháp định danh là chung cho tất cả mọi ngôn ngữ trên thế giới Song, đặc điểm của hệ thống ngôn ngữ, đặc điểm của loại hình ngôn ngữ có ảnh hưởng quan trọng đến đặc tính của các thủ pháp định danh Chính các thủ pháp này làm nên đặc trưng của hành vi ngôn ngữ Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi xem xét một trong các dạng định danh đó là định danh bằng từ và từ tổ

Định hướng của sự vận dụng vào phân tích ngữ liệu tiếng Việt chúng tôi sẽ tiến hành hai bình diện chính là cấu tạo và ngữ nghĩa của các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người( có liên hệ chuyển dịch sang tiếng Anh) Cơ sở lý luận về cấu tạo từ và ngữ nghĩa chúng tôi đã chọn cách hiểu truyền thống, phổ biến của các nhà Việt ngữ học nhằm khai thác ngữ liệu từ điển đã có kết hợp với những kiến giải có tính đổi mới gần đây.Tiếp theo, luận văn cũng đã giới thiệu các nguồn tư liệu làm cơ sở cho việc khảo sát đặc trưng các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt ở trên cả hai bình diện: cách thức cấu tạo và nội dung ngữ nghĩa trong chương tiếp theo và cuối cùng là cách chuyển dịch sang tiếng Anh

Trang 24

 Sự đồng nhất và khác biệt về phương thức cấu tạo

 Sự đồng nhất và khác biệt về từ tố, chủ yếu là về tính độc lập hay không độc lập, về tính từ loại của từ tố

 Sự đồng nhất và khác biệt về quan hệ cú pháp giữa các từ tố

Nhưng do cách hiểu về phương thức, về tính chất thành tố tạo từ và về quan hệ giữa các từ tố khác nhau cho nên các kết quả phân loại cũng khác nhau Như đã đề cập trong chương trước, chúng tôi chọn quan điểm của Nguyễn Tài Cẩn về cấu tạo từ để phân tích đặc điểm cấu tạo của các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt

Không lấy tiêu chí ngữ nghĩa của các kiểu cấu tạo từ làm tiêu chí quyết định khi phân biệt các từ ghép, tác giả đã dựa vào mặt quan hệ giữa các thành

tố trực tiếp để phân biệt các từ ghép thành ba kiểu lớn sau: từ ghép nghĩa, từ láy âm và từ ngẫu kết.Ta cũng có thể hiểu đây là ba phương thức cấu tạo từ

Dưới đây là cách phân loại từ Tiếng Việt của tác giả:

2.1.1 Từ đơn

Tiếng là đơn vị có đủ cả hai đặc trưng "đơn giản nhất về tổ chức" và

"có giá trị về mặt ngữ pháp" Khi tiếng hoạt động độc lập thì đây là từ - từ đơn Hay nói cách khác, theo Nguyễn Tài Cẩn, từ đơn là tiếng hoạt động độc lập

Trang 25

Theo tác giả, phần lớn các tiếng ở trong tiếng Việt đều có tính chất cố định (hoặc độc lập hoặc không độc lập, hoặc có nghĩa hoặc không có nghĩa) nên đều có thể thống kê và xếp thành từng loại

2.1.2 Từ ghép

Do quan niệm tiếng là hình vị, tác giả đã chủ trương tất cả các tổ hợp

âm tiết chặt chẽ, cố định đều là từ ghép (từ đa tiết)

Dựa vào mặt quan hệ giữa các thành tố trực tiếp, tác giả phân từ ghép thành ba kiểu lớn: từ ghép nghĩa, từ láy âm và từ ngẫu kết

còn giữ lại một thành tố có nghĩa mà thôi Ví dụ từ chợ búa chỉ còn có nghĩa

ở từ chợ, từ đường sá chỉ còn nghĩa ở từ đường Các thành tố búa, sá hiện nay

đều đã mất nghĩa

Từ ghép láy nghĩa: là kiểu từ ghép nghĩa trong đó có các thành tố trực

tiếp có vai trò bình đẳng với nhau và có ý nghĩa láy nhau

Ví dụ: binh lính thị phi

hư vô thanh danh

Từ ghép phụ nghĩa: là kiểu từ ghép nghĩa có một thành tố trực tiếp

đứng làm nòng cốt rồi bên cạnh ghép thêm một thành tố khác, đứng làm thành tố phụ

Ví dụ: hải quan cải tiến

tương đối vô ích

Trang 26

cỏn còn con sạch sành sanh Láy tư: lủng cà lủng củng vất va vất vưởng

bổi hổi bồi hồi xơ xơ xác xác

2.1.3 Từ ngẫu hợp

Từ ngẫu hợp: kiểu từ ghép trong đó các thành tố trực tiếp được kết hợp

với nhau một cách ngẫu nhiên, không dựa trên cơ sở quan hệ ý nghĩa, cũng không dựa trên quan hệ ngữ âm, có thể tạm gọi là từ ghép ngẫu hợp

Ví dụ: bù nhìn a xít

a pa tit bồ hóng Chúng tôi chấp nhận quan điểm của Nguyễn Tài Cẩn như trên, tức là chúng tôi chấp nhận phương thức cấu tạo từ để phân tích cấu tạo các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt

ừ quan điểm được tiếp nhận này, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích đặc điểm cấu tạo các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt

Trang 27

2.2 ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA CÁC BIỂU THỨC CHỈ

BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI TRONG TIẾNG VIỆT

Như chúng ta đã biết các từ, ngữ chỉ bộ phận cơ thể người nói chung là thường không được thống kê, giới thiệu đầy đủ và chi tiết trong các cuốn từ điển Với mục đích là khảo sát và thống kê tương đối đầy đủ các biểu thức này, ngoài tư liệu là các cuốn từ điển thông dụng như từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, Văn Tân và cuốn Đại từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý, chúng tôi đã tiến hành khảo sát từ nhiều nguồn khác như: các sách chuyên môn về giải phẫu sinh lý người, về nhân chủng học, qua vốn từ tiếng Việt của bản thân, của bạn bè

và của người thân Sau khi khảo sát các nguồn tư liệu này, chúng tôi thu được bức tranh toàn cảnh là 415 biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt Một điều đáng lưu ý ở đây là trong số 415 biểu thức này có khá nhiều các biểu thức là yếu tố Hán - Việt thường được dùng như những hình vị cấu tạo từ (chẳng

hạn như: cốt, can, phế, nhĩ, nhục, tì, khẩu ) Trong y học, đặc biệt là trong đông

y, các biểu thức này được dùng như những thuật ngữ một cách khá phổ biến, chúng được dùng để gọi tên một bộ phận nào đó của bộ phận cơ thể người Như vậy trên quan điểm ngôn ngữ chúng là các từ độc lập hay còn gọi là từ đơn

Khi phân tích 415 biểu thức trên, chúng tôi thu được kết quả phân loại cụ thể như sau: tổng số lượng từ đơn là 120 và từ ghép là 293 và từ ngẫu hợp là 2

2.2.1 Cấu tạo từ đơn

Theo quan điểm của Nguyễn Tài Cẩn, từ đơn là tiếng có khả năng hoạt động độc lập, tự do tạo câu nói Số lượng từ đơn chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt mà chúng tôi thống kê được là 120 chiếm 28,91% Cụ thể là các từ sau:

Trang 29

Về phương diện ý nghĩa, chúng ta nhận thấy tất cả những từ này đều

là những từ tự thân có nghĩa, hoạt động độc lập, là danh từ chỉ một bộ phận nào đó trên cơ thể người

Ví dụ:

bụng: bộ phận cơ thể người hoặc động vật, chứa ruột, dạ dầy gan: bộ phận của bộ máy tiêu hoá có chức năng chính là tiết mật

để tiêu hoá chất mỡ

mũi: bộ phận nhô lên ở giữa mặt người và động vật có xương

sống, là cơ quan dùng để thở và ngửi

cánh: tay người, trừ bàn tay ra

miệng: bộ phận hình lỗ trên mặt người và động vật, dùng để ăn

uống, kêu, hót

Trên quan điểm về cách sử dụng, những từ này không bị ràng buộc

vào một hay một số tổ hợp nào nhất định, nó có thể tách ra khỏi tổ hợp chứa đựng nó để tham gia vào sự thành lập tất cả mọi tổ hợp mà điều kiện có nghĩa

và từ loại cho phép Nói khác đi chúng chính là những từ độc lập

Ví dụ:

- bắp trong bắp cơ, bắp đùi, bắp tay, bắp vế

- cơ trong cơ bắp, cơ thắt, cơ thể, cơ vòng, cơ trơn

- màng trong màng xương, màng bụng, màng phổi…

- lông trong lông chân, lông mày, lông nheo, lông mi

- xương trong xương chậu, xương sườn, xương đòn

2.2.2 Cấu tạo từ ghép

Trang 30

Như đã đề cập ở trên, theo Nguyễn Tài Cẩn, tất cả các tổ hợp âm tiết chặt chẽ, cố định đều là từ ghép Ông dựa vào quan hệ giữa các thành tố trực tiếp, phân từ ghép thành ba kiểu lớn: từ ghép nghĩa, từ láy âm và từ ngẫu kết

Số lượng từ ghép chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt mà chúng tôi thống kê được là 293 từ, chiếm 70,60%

2.2.2.1 Từ ghép phụ nghĩa

Từ ghép phụ nghĩa là từ ghép có một thành tố trựctiếp đứng làm nòng cốt rồi bên cạnh ghép thêm một thành tố khác đứng làm thành tố phụ Trong

số 295 từ ghép nghĩa trên, phần lớn đều là từ ghép phụ nghĩa Loại từ ghép này chiếm 65,06% (270/415)

Trang 33

Xét về phương diện nghĩa thành tố trực tiếp, chúng ta nhận thấy các

từ ghép nghĩa này có ba trường hợp sau:

- Trường hợp cả hai thành tố đều độc lập cả

Ví dụ: bàn chân, bàn tay, bắp đùi, răng cửa, đại não, tay phải…

- Trường hợp một thành tố độc lập, một thành tố không độc lập

Ví dụ: tá tràng, màng tang, manh tràng…

- Trường hợp cả hai thành tố đều không độc lập

Ví dụ: khí quản, bao tử, bàng quang, âm hành, âm hộ, lưỡng quyền…

Phần lớn là các từ ghép phụ nghĩa này đều thuộc vào hai trường hợp đầu, tức là cả hai thành tố đều độc lập hoặc một thành tố độc lập, một thành tố không độc lập

Xét về quan hệ giữa các thành tố trực tiếp, chúng tôi nhận thấy

phần lớn các từ ghép phụ nghĩa này được đặt theo quan hệ thuận (thành tố chính + thành tố phụ), số lượng các từ ghép phụ nghĩa đặt theo quan hệ nghịch (thành tố phụ + thành tố chính) chiếm tỷ lệ rất thấp Dù thuộc quan

hệ thuận hay quan hệ nghịch thì tính định danh xác định được phải nhờ thành tố chính vì thành tố chính nêu lên nội dung ý nghĩa gốc làm cơ sở cho

ý nghĩa của cả tổ hợp, còn thành tố phụ chỉ bổ sung thêm một chi tiết phụ

làm cho ý nghĩa của tổ hợp trở nên cụ thể hơn So sánh não với tiểu não,

tràng với manh tràng, ngón với ngón tay, xương với xương sườn… Điều này

Trang 34

chúng tỏ trong từ ghép phụ nghĩa vai trò và chức năng của các thành tố trực tiếp không bình đẳng như nhau

2.2.2.2 Từ ghép láy nghĩa

Từ ghép láy nghĩa là kiểu từ ghép trong đó các thành tố trực tiếp có vai trò bình đẳng với nhau và có ý nghĩa láy nhau

Trong tổng số 295 từ ghép nghĩa thì số lượng từ ghép láy nghĩa rất ít chỉ

có 23 từ (chiếm 5,54%) Các từ ghép láy nghĩa này chúng tôi không tìm thấy nhiều trong các cuốn từ điển, phần lớn các từ ghép này chúng tôi thu thập được qua lời ăn tiếng nói của người dân trong cuộc sống hàng ngày

Phần lớn các từ ghép láy nghĩa này đều xây dựng trên cơ sở những thành tố có nghĩa, chính vì vậy mà các từ ghép láy nghĩa thường có ý nghĩa khái quát, tổng hợp Chúng ta hãy so sánh mức độ khái quát, tổng hợp về ý

nghĩa giữa tóc và tóc tai; mặt và mặt mũi; chân và chân cẳng; mồm và mồm

miệng… Trong phần lớn các trường hợp nghĩa của các từ ghép này đều vượt

ra ngoài và vượt lên trên ý nghĩa của hai từ tố gốc

Tất cả các từ ghép láy nghĩa này đều có khả năng đối ứng với từ đơn tiết và đều có khả năng dễ dàng tách đôi tạo thành một tổ hợp tự do hay một dạng tách lâm thời

Ví dụ: Mặt mũi mặt với mũi

rửa mặt rửa mũi mặt với mũi nào

Trang 35

2.2.2.3 Từ ngẫu hợp

Kiểu từ ghép trong đó các thành tố kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên, không dựa trên quan hệ ý nghĩa, cũng không dựa trên quan hệ ngữ âm, được gọi là từ ngẫu hợp

Một điều khá ngạc nhiên và thú vị là trong tổng số 415 biểu thức chỉ bộ phận người trong tiếng Việt mà chúng tôi thu thập được qua rất nhiều nguồn

tư liệu thì chỉ có duy nhất 2 biểu thức thuộc địa hạt từ ngẫu hợp Đó là từ a

mi dan (amidan) và từ ven (tĩnh mạch) Đây là hai từ thuộc ngôn ngữ Ấn - Âu

được du nhập vào tiếng Việt

Sau khi khảo sát về cấu tạo của 415 biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy số lượng từ đơn chỉ chiếm khoảng 1/3(28,91%), từ ghép chiếm gần 2/3(71,09%), trong đó 65,06% là từ ghép phụ nghĩa, 5,54% là từ ghép láy nghĩa và từ ngẫu hợp là 0,48%

Các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người chỉ là một trong những trường từ vựng - ngữ nghĩa của hệ thống từ vựng tiếng Việt Kết quả khảo sát trên chúng tôi nhận thấy trường từ vựng - ngữ nghĩa này cũng có đầy đủ những đặc trưng cơ bản của từ vựng tiếng Việt Trong trường từ vựng này, số lượng

từ đơn không nhiều lắm, chỉ chiếm gần 30%, kết quả này hoàn toàn trùng khớp với nhận xét của hầu hết các nhà Việt ngữ học: "tuy số lượng không nhiều lắm (chiếm gần 1/3 tổng số) nhưng từ đơn có vị trí vô cùng quan trọng trong vốn từ vựng tiếng Việt Chúng là nòng cốt, là xương sống của vốn từ tiếng Việt" [40] "Từ đơn với đặc trưng ngữ nghĩa của riêng mình, chúng sẽ được dùng để cấu tạo hàng loạt các từ phức "[4]

Ví dụ: Từ đơn màng đã được dùng để cấu tạo tới 12 từ phức sau:

màng bụng màng cứng màng lưới màng nhầy màng nhĩ màng mạch màng óc màng phổi màng tang

Trang 36

màng tế bào màng trinh màng xương

2.2.3 Đặc điểm về sự phân bố và tỷ lệ giữa từ thuần Việt và từ Hán Việt trong các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt

Tiếng Việt và tiếng Hán đều là những ngôn ngữ có lịch sử lâu đời Trong quá trình tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ, tiếng Việt đã tiếp nhận một khối lượng khá lớn các từ, ngữ của tiếng Hán để làm giàu thêm kho từ ngữ của mình Trong tổng số 415 biểu thức chỉ bộ phận cơ thể này bao gồm cả từ thuần Việt và từ Hán Việt Nói chung, các bộ phận bên ngoài phần lớn đều là

thuần Việt: tóc, tai, trán, miệng, cằm, vai, ngực, ức, bụng…; trong khi đó các

bộ phận bên trong lại thường là các từ hán Việt: tuỷ, não, tâm, can, mật, tiểu

trường, đại trường… Tuy nhiên, ở từng vùng cụ thể, sự phân bố cũng như tỷ

lệ và chức năng giữa hai lớp từ vựng này lại khác hẳn nhau

Ví dụ như ở vùng mặt, không khó khăn lắm khi nhận ra, thứ nhất, số lượng từ Hán Việt tương đối ít, thứ hai, phần lớn gắn liền với khoa tướng số:

thái dương, lưỡng quyền và nhân trung Tả một cô gái đang yêu, chúng ta dùng

chữ gò má: “gò má đỏ au”; nhưng khi muốn nhấn mạnh đến tính khí hay số

mệnh của cố gái đó, chúng ta lại dùng hai chữ lưỡng quyền, chủ yếu tập trung

vào đặc điểm chính: cao hay thấp

Ở tứ chi cũng thế, từ Hán Việt gần như không có, toàn bộ đều là các từ

thuần Việt Liên quan đến tay, ta có: cánh tay, bàn tay, bắp tay, cổ tay, nắm

tay, cùi chỏ, cườm tay, mu bàn tay, lòng bàn tay, đốt ngón tay, móng tay, chỉ tay Dưới chân thì có: đầu gối, ống quyển, bụng chân, cổ chân, bàn chân, gót chân, (gan) bàn chân, ngón chân, không có từ Hán Việt nào cả

Ở phần ngực thì ngược lại, hầu hết các từ bên trong lại là từ Hán Việt:

tâm, phế, mạch, động mạch, tĩnh mạch, tâm thất, tâm bì Tất cả các thuật ngữ

gốc Hán này gắn liền với khoa học giải phẫu Phải chăng khi tiếp xúc với người Trung Hoa, ngành giải phẫu học của chúng ta chưa phát triển lắm nên chúng ta

Trang 37

chưa có tên gọi cho các bộ phận bên trong lồng ngực của con người Và vì chưa có cho nên chúng ta mới phải vay mượn từ tiếng Hán Có lẽ với một số bộ

phận khác cũng như vậy chăng? Sọ là từ thuần Việt nhưng bộ phận bên trong

sọ là tuỷ thì lại là từ Hán Việt Da là từ thuần Việt nhưng gân, do chữ cân mà

ra, lại là từ Hán Việt Thịt là từ thuần Việt nhưng bộ phận nhỏ của thịt là cơ, cơ

bắp thì lại là từ Hán Việt

Ở vùng hạ bộ hay âm bộ, tức là bộ phận sinh dục, ngược lại, vừa có tên gọi thuần Việt vừa có tên gọi Hán Việt Trong phần lớn các trường hợp, đặc biệt hai từ chính chỉ bộ phận sinh dục nam và nữ, người ta có khuynh hướng sử

dụng từ Hán Việt Những từ như: dương vật, âm vật hay ngọc hành đều có âm

hưởng thanh tao hơn những từ thuần Việt tương ứng Nguyên tắc lựa chọn ở đây chủ yếu là nguyên tắc "đạo đức" hoặc ít nhất là lịch sự để tránh cảm giác sỗ sàng, thô tục, thậm chí, thô bỉ Tuy nhiên, nguyên tắc này chỉ đúng trong một

số từ chính mà thôi Trên thực tế, những chữ cửa mình hay dạ con không hề gợi cảm giác thô tục hơn chữ âm hộ hay tử cung

Nếu ở vùng ngực, hầu hết các bộ phận bên trong đều là từ Hán Việt và nếu ở vùng hạ bộ hay âm bộ, hầu hết các bộ phận đều có tên gọi vừa bằng chữ thuần Việt vừa bằng chữ Hán Việt thì trong vùng bụng, số lượng các bộ phận

có tên gọi thuần Việt và các bộ phận có tên gọi Hán Việt lại xem như ngang

bằng nhau Thuần Việt thì có: ruột, cật, ruột già, ruột non, lá lách, lá mía, dạ

con, bọng đái Hán Việt thì có: thận, mật, gan, tràng, tì, tuỵ, bàng quang

Giữa hai lớp từ thuần Việt và Hán Việt trong vùng bụng, lớp từ thuần Việt rõ

ràng là có mức độ phổ biến cao hơn hẳn Trừ các từ mật và gan không có từ

tiếng Việt tương đương để thay thế, hầu hết các từ khác đều có tiếng Việt tương đương và trong những trường hợp ấy, từ thuần Việt bao giờ cũng thông dụng

hơn bởi nó gần gũi với đời sống của người Việt hơn Chẳng hạn, giữa chữ ruột

và chữ trường (tràng), trong ngôn ngữ hàng ngày, người Việt từ xưa đến nay vẫn dùng và thích dùng chữ ruột hơn chữ tràng Khi nói một nỗi đau đứt ruột

Trang 38

hay một tiếng kêu đứt ruột, chúng ta có cảm giác là đỡ sáo cũ hơn là nói một nỗi đau đoạn trường hay một tiếng kêu đoạn trường Cũng như thế, chữ thận,

gốc chữ Hán, chỉ phổ biến khi nói về thân thể con người từ khía cạnh y học,

vượt ra ngoài khía cạnh y học, người ta hay dùng chữ quả cật, thuần Việt: "no cơm ấm cật" hay "chung lưng đấu cật" Khi nói về loài vật, chữ thận ấy hoàn toàn bị lép vế trước chữ quả cật và một chữ thuần Việt khác quả bầu dục

Như vậy, chúng ta thấy ở từng vùng cụ thể trên cơ thể người, sự phân bố cũng như tỷ lệ và chức năng giữa hai lớp từ vựng thuần Việt và Hán Việt không giống nhau Ở một số bộ phận cơ thể mà có cả từ thuần Việt lẫn từ Hán Việt thì người Việt có xu hướng thích dùng từ thuần Việt hơn vì chúng có những ưu điểm và lợi thế hơn hẳn, chúng là những từ, ngữ có từ lâu đời, gắn

bó, gần gũi hơn đối với người dân Việt

Trang 39

sử dụng, những từ này không bị ràng buộc vào một hay một số tổ hợp nào nhất định, nó có thể tách ra khổi tổ hợp chứa đựng nó để tham gia vào sự thành lập tất cả mọi tổ hợp mà điều kiện có nghĩa và từ loại cho phép vì chúng chính là những tiếng độc lập

Số lượng từ ghép mà chúng tôi khảo sát được là 293 chiếm 70,60%, trong đó gồm 270 (65,06%) từ ghép phụ nghĩa, 23 (5,54%) từ ghép láy nghĩa

và 2(0,48%) từ ngẫu hợp Trong địa hạt từ ghép nghĩa này, nói chung, xét ở phương diện nghĩa của các thành tố trực tiếp cũng như quan hệ giữa các thành

tố trực tiếp đều khá đơn giản

Với kết quả thu được, chúng tôi nhận thấy về mặt cấu tạo các biểu thức chỉ bộ phận trên cơ thể người trong tiếng Việt có thể nói là tương đối đơn giản Tất cả các biểu thức này đều cùng một từ loại (danh từ) và có cùng một chức năng cơ bản là định danh Chính vì thế về mặt cấu tạo, các biểu thức này không có những tổ hợp phức tạp, khó phân tích như với một số đơn vị ngôn ngữ khác trong hệ thống từ vựng tiếng Việt

Tuy nhiên, tính đa dạng về nguồn gốc và hoạt động chức năng các lớp biểu thức định danh cũng cho thấy sự tiếp xúc vay mượn từ vựng tiếng Việt, đồng thời cũng cho thấy dấu ấn văn hoá lưu giữ trong các lớp từ ngữ này

Dựa vào đặc điểm cấu tạo của các biểu thức này, chúng tôi tiếp tục tiến hành khảo sát cấu tạo nội dung ngữ nghĩa của chúng trong chương tiếp theo

Trang 40

- Nghĩa của từ thể từ thể hiện trong từ điển giải thích

- Nghĩa biểu trưng

3.2 CẤU TẠO NỘI DUNG NGỮ NGHĨA CỦA CÁC BIỂU THỨC CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI TRONG TIẾNG VIỆT

3.2.1 Nghĩa của từ thể hiện qua từ điển giải thích

Trong luận văn này chúng tôi tiến hành phân tích thành tố nghĩa của các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt trên cơ sở định nghĩa

Ngày đăng: 31/03/2015, 14:21

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w