Nghĩa của từ thể hiện qua từ điển giải thích

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc trưng từ, ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt liên hệ chuyển dịch sang tiếng Anh (Trang 40)

- Tầng nghĩa biểu trưng Nghĩa biểu trưng (symbolized meaning) (symbolized stratum) Nghĩa biểu tượng (imaginative meaning)

ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG NGỮ NGHĨA CỦA CÁC BIỂU THỨC CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƢỜI TRONG TIẾNG VIỆT

3.2.1. Nghĩa của từ thể hiện qua từ điển giải thích

Trong luận văn này chúng tôi tiến hành phân tích thành tố nghĩa của các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt trên cơ sở định nghĩa

từ điển của chúng. Cụ thể là chúng tôi áp dụng phương pháp phân tích thành tố vào phân giải lời định nghĩa từ điển của các biểu thức này ra thành các nét nghĩa khu biệt (hay còn gọi là các nghĩa vị) phản ánh những đặc trưng cơ bản của bộ phận cơ thể người được biểu thị.

Ví dụ: tay: chi trên của người từ vai đến ngón tay, cũng như từ cổ tay đến ngón tay.

Trong lời định nghĩa này gồm bốn nét nghĩa: chi - nghĩa vị tên gọi chỉ loại; trên - nghĩa vị vị trí; của người - nghĩa vị tính sở thuộc; từ vai đến ngón tay - nghĩa vị kích thước.

Trong các từ điển giải thích, về cơ bản các soạn giả áp dụng cách tường giải nghĩa theo lối miêu tả. Trong số 345 biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt mà chúng tôi thu thập được từ các cuốn từ điển thì có 278 biểu thức được giải thích theo lối miêu tả, các biểu thức còn lại được giải thích bằng cách sử dụng từ đồng nghĩa.

Ví dụ: nhãn cầu = cầu mắt ven = tĩnh mạch

cốt mạc = màng xương can = gan

xương chậu = xương hông máu = huyết

xương quai xanh = xương đòn cốt = xương

tử cung = dạ con bọng đái = bàng quang

Kết quả phân tích thống kê các định nghĩa trong từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê [28], của Nguyễn Như Ý [50] và của Văn Tân [44] cho thấy các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt được chia thành hai trường nhỏ: trường tên gọi bộ phận cơ thể theo đúng nghĩa của từ như: đầu, mình, chân, tay, mắt, mũi...; trường tên gọi theo "khu vực" trên cơ thể người: thóp, vùng, huyệt, lỗ chân lông...

Sau khi tiến hành phương pháp phân tích thành tố, chúng tôi nhận thấy trong cấu trúc ngữ nghĩa của trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ bộ phận cơ thể nguời trong tiếng Việt xuất hiện mười nét nghĩa sau:

1. Tên gọi chỉ loại "bộ phận chỉnh thể trực tiếp": 63,3% (176/278)

Ví dụ:

cổ chân: phần bàn chân nối với cẳng chân.

tay: bộ phận phía trên của cơ thể người, từ vai đến các ngón, dùng để cầm nắm.

đầu: phần trên cùng có chứa não của cơ thể người, cơ thể một số động vật hoặc trước nhất của cơ thể động vật.

cổ tay: phần nối bàn tay với cẳng tay.

cánh: tay trừ phần bàn tay ra.

2. Vị trí: 55% (153/278). Các yếu tố cụ thể hoá ngữ nghĩa là: trên -

dưới, trước - sau, trong - ngoài, phải - trái...

Ví dụ:

lông mi: lông mọc trên bờ mi mắt.

đầu gối: phần nối phía trước giữa ống chân và đùi.

mang tai: phần đằng sau vành tai.

màng mạch: màng bọc ngoài cầu mắt, ở phía trước màng cứng, phần trước tạo nên tròng đen của con mắt.

thượng vị: phần dưới của dạ dày.

3. Chức năng bộ phận cơ thể: 34% (97/278)chức năng thực hoặc chức

năng biểu trưng của bộ phận cơ thể

Ví dụ:

gan: bộ phận của bộ máy tiêu hoá có chức năng chính là tiết mật để tiêu hoá chất mỡ.

bụng: bụng của con người, coi là biểu tượng của ý nghĩ, tình cảm sâu kín đối với người, với việc.

màng xương: tầng của xương, có chức năng tạo xương.

màng nhầy: lớp mô lót một số bộ phận cơ thể, có chức năng tiết chất nhầy.

mũi: là bộ phận nhô cao ở mặt người và động vật, là cơ quan để thở và ngửi.

4. Tính sở thuộc: 24,4% (68/278)người họăc động vật hay thuộc cả hai

của bộ phận cơ thể nào đó

Ví dụ:

da: lớp mô bọc ngoài cơ thể người và một số động vật. lông: bộ phận thường hình sợi, mọc ở ngoài da cầm thú hay da người, có tác dụng bảo vệ cơ thể.

bụng: phần cơ thể người, động vật có chứa các bộ phận

như gan, ruột…

mắt: cơ quan để nhìn của người hoặc động vật.

chân:bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật,

dùng để đi đứng.

5. Cấu trúc : 19,7% (55/278)

Ví dụ:

lợi: phần thịt bao phủ xung quanh chân răng.

não: khối tập trung các thần kinh trung ương nằm trong hộp sọ.

thuỷ tinh thể: bộ phận của mắt dưới dạng thấu kính trong suốt, lồi hai mặt co giãn được.

cầu mắt: phần chính của mắt, có hình cầu nằm ở trong ổ mắt.

màng mạch: màng bọc ngoài cầu mắt, ở dưới màng cứng,

phần trước của nó làm thành tròng đen của mắt.

6. Kích thước: 15,1% (42/278)chỉ đại lượng tương đối hoặc tuyệt đối

Ví dụ:

ruột non: đoạn ruột nối dạ dày với ruột già, có chức năng tiêu hoá và hút chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.

bẹn: chỗ nếp gấp giữa đùi và bụng dưới.

bụng dưới: phần dưới của bụng người từ rốn trở xuống.

mình: bộ phận cơ thể người hoặc động vật, không kể đầu

(đuôi) và các chi.

7. Hình thức/ hình dạng : 12,2% (34/278)

Ví dụ:

hoa tay: đường vân xoáy tròn ở đầu ngón tay.

dạ dày: phần của ống tiêu hoá phình thành túi lớn, chứa và làm tiêu hoá thức ăn.

xương sườn: xương dẹt hình cung bắt đầu từ xương sống tới xương ngực.

xương đòn: xương dài và mảnh nối xương mỏ ác với xương bả vai.

cơ vòng: cơ hình vòng, viền mép lỗ của một cơ quan.

8. Thuộc tính vật lý: 10,4% (29/278)

Ví dụ: tuỷ: phần giữa mềm của xương hoặc răng.

lợi: phần thịt bao giữ xung quanh chân răng.

xương: bộ phận cứng và chắc làm nòng cốt cho cơ thể

và động vật.

thịt: phần mềm dưới da bao phủ trong cơ thể.

9. Màu sắc : 3,23% (9/278)

Ví dụ:

óc: khối mềm, màu trắng đục chứa ở trong hộp sọ, cơ sở

hoạt động thần kinh cấp cao.

tuỷ sống: chất tuỷ màu trắng đục, dạng ống dài ở trong cột sống.

tròng đen: phần màng cứng của cầu mắt, có màu đen. mật: nước màu vàng xanh, có vị đắng do gan tiết ra để tiêu hoá chất mỡ.

máu: chất lỏng màu đỏ, chảy trong cơ thể của người và

động vật.

10. Thời gian: 0,7% (2/278)

Ví dụ:

răng khôn: răng hàm mọc sau cùng ở người lớn tuổi. răng sữa: răng mọc ở trẻ con và thú nhỏ, khi lớn thì rụng đi và được thay thế.

Chúng ta có thể tổng hợp kết quả phân tích các nét nghĩa của các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt trên cơ sở định nghĩa từ điển như sau:

STT Các nét nghĩa Kết quả phân tích

1 Tên gọi chỉ loại "bộ phận - chỉnh thể trực tiếp" 176/278 (63,3%)

2 Vị trí 153/278 (55%) 3 Chức năng bộ phận cơ thể 97/278 (34%) 4 Tính sở thuộc 68/278 (24,4%) 5 Cấu trúc 55/278 (19,7%) 6 Kích thước 42/278 (15,1%) 7 Hình thức/ hình dạng 34/278 (12,2%) 8 Thuộc tính vật lý 29/278 (10,4%) 9 Màu sắc 9/278 (3,23%) 10 Thời gian 2/278 (0,7%)

Dựa vào kết quả phân tích trên, chúng tôi nhận thấy trong mười nét nghĩa được phân tích này không phải chúng đều có vai trò như nhau. Trong cấu tạo nội dung nghĩa của các biểu thức này các nét nghĩa có vị trí quan

trọng thường xuất hiện trong nhiều tổ hợp, có những nét nghĩa lại xuất hiện ít hơn. Điều này chứng tỏ những dấu hiệu, thuộc tính, đặc trưng của hiện thực được con người tri nhận và định danh không giống nhau.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng trường từ vựng - ngữ nghĩa tên gọi bộ phận cơ thể người là "nhóm chức năng", cấu trúc của trường này được xây dựng theo kiểu "bộ phận - chỉnh thể" [41]. Kết quả nghiên cứu này cùng với kết quả thống kê của chúng tôi cho phép khẳng định rằng trong số mười nét nghĩa trên, các nét nghĩa "tên gọi chỉ loại", "vị trí", "chức năng" và "tính sở thuộc" thuộc về hạt nhân cấu trúc ngữ nghĩa của trường. Thuộc về ngoại vi cấu trúc ngữ nghĩa của trường này là các nét nghĩa còn lại: "cấu trúc", "kích thước", "hình thức", "thuộc tính vật lý", "màu sắc" và "thời gian". Trình tự đã dẫn của các nét nghĩa nói trên phản ánh khoảng cách của mỗi nghĩa tới hạt nhân của cấu trúc ngữ toàn trường. Dựa vào đây có thể xác định được sự chuyển nghĩa của các từ chỉ bộ phận cơ thể thường diễn ra trên cơ sở các nét nghĩa nào, các từ nào nằm ở hạt nhân, các từ nào thuộc ngoại vi của trường.

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc trưng từ, ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt liên hệ chuyển dịch sang tiếng Anh (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)