- Tầng nghĩa biểu trưng Nghĩa biểu trưng (symbolized meaning) (symbolized stratum) Nghĩa biểu tượng (imaginative meaning)
ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG NGỮ NGHĨA CỦA CÁC BIỂU THỨC CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƢỜI TRONG TIẾNG VIỆT
3.2.3. Nghĩa biểu trƣng
Biểu trưng là một hiện tượng khá lý thú và phổ biến ở các dân tộc. Biểu trưng là lấy một sự vật, hiện tượng nào đó để biểu hiện một cách tượng trưng, ước lệ một cái gì đó có tính chất khái quát, trừu tượng. Khi một sự vật, hiện tượng có giá trị biểu trưng thì nó và kèm theo tên gọi của nó sẽ gợi lên trong ý thức người bản ngữ sự liên tưởng khá bền vững. Biểu trưng phản ánh mối quan hệ giữa hiện thực khách quan với nhận thức và khả năng liên tưởng của người bản ngữ. Nghĩa biểu trưng phản ánh quan niệm tâm lý của mỗi tộc người và liên quan đến các hiện tượng trong đời sống xã hội, lịch sử văn hoá và phong tục tập quán của người dân.
Các giá trị biểu trưng được phản ánh không chỉ trong cấu trúc ý nghĩa của các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người mà còn nằm trong các ý nghĩa ngoại vi của cấu trúc. Có thể trong một chừng mực nào đó các định nghĩa trong từ điển không phản ánh được một cách đầy đủ nghĩa biểu trưng của các biểu thức này thì chúng ta có thể dựa vào một nguồn tài liệu vô cùng phong phú đó là các thành ngữ, tục ngữ và ca dao.
Trong phần này, chúng tôi sẽ phân tích một hiện tượng biểu trưng khá lý thú ở người Việt là lấy một số bộ phận cơ thể, thường là các bộ phận chính trên khuôn mặt và chủ yếu là các cơ quan nội tạng để biểu trưng cho thế giới tâm lý tình cảm của con người.
Trước hết, có thể nói rằng mỗi dân tộc có cách biểu trưng riêng đối với mỗi bộ phận cơ thể người. Nếu so sánh với các ngôn ngữ khác, thì có thể nhận thấy rõ những nét riêng của tiếng Việt trong cách biểu trưng tâm lý, tình
cảm qua cách sử dụng các tên gọi bộ phận cơ thể người. Để biểu thị các trạng thái tâm lý, tình cảm, ở các ngôn ngữ khác rất hiếm khi sử dụng tên gọi bộ phận cơ thể người. Người ta không dùng một bộ phận cơ thể nào đó để biểu trưng cho toàn bộ thế giới nội tâm nói chung của con người. Có thể nói rằng cách dùng một bộ phận cơ thể nào đó để biểu trưng cho các trạng thái tâm lý, tình cảm được người Việt sử dụng rất tự nhiên và phổ biến. Dưới đây là một số tên gọi bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt có ý nghĩa biểu trưng như vậy.
Đầu óc: trong tiếng Việt, đầu óc được coi là biểu tượng của trí tuệ, suy
nghĩ và nhận thức. Một người chưa có những suy nghĩ chín chắn, đúng đắn, nhận thức về các vấn đề còn nông cạn sẽ được coi là người có “đầu óc non nớt”. Ngược lại, một người có tầm nhìn sâu, rộng, có suy nghĩ thấu đáo, tư duy tốt được coi là: “hơn hẳn một cái đầu” so với người khác. Một vấn đề khúc mắc, phức tạp, nan giải, chưa có hướng giải quyết, được gọi là “ vấn đề đau đầu”. Người có “đầu óc kinh doanh” là người nhanh nhậy với thương trường, tính toán giỏi, có tài kinh doanh.
Mắt: Cũng giống như người phương Tây, mắt được người Việt đánh
giá là bộ phận khá quan trọng. Từ xa xưa, các cụ đã có câu “giàu hai con mắt, khó hai bàn tay”. Mắt được người Việt coi là biểu tượng của cái nhìn, là năng lực quan sát của con người. Và gần đây, đôi mắt được coi là “cửa sổ tâm hồn” của mỗi người. Đôi mắt có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống tình cảm của người Việt. Phương thức bộc lộ tình cảm chủ yếu của chúng ta là qua đôi mắt. Theo kinh nghiệm sống của cha ông chúng ta, tính cách, bản chất của con người phần nào được bộc lộ qua đôi mắt của người đó:
Người khôn con mắt đen sì Người dại conmắt nửa chì nửa thau.
(Tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan) hoặc:
Những người ti hí mắt lươn
(Tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan) Trong thơ,văn, hình ảnh đôi mắt xuất hiện khá nhiều. Cậu thanh niên mới lớn trong thơ Nguyên Sa ngày xưa bắt đầu bước vào thế giới tình yêu bằng đôi mắt:
Chân díu bước và mắt nhìn vương vướng Nàng đến gần, tôi chỉ dám quay đi.
Ngày xưa, Thuý Kiều và Kim Trọng cũng từng:
Đầu mày cuối mắt càng nồng càng yêu Thuý Kiều và Từ Hải cũng như thế:
Hai bên cùng liếc hai lòng cùng ưa.
Tim: Với người Anh, hình ảnh trái tim được dùng để làm biểu tượng cho tâm hồn, tư tưởng và cho tình cảm của con người. Tình yêu ở trong tim, niềm vui và nỗi buồn cũng ở trong tim. Sự chung thuỷ người ta để trong tim, tất cả những gì bí mật cũng được chôn kín trong trái tim.
Chẳng hạn, khi chàng trai muốn dâng tặng tất cả tình cảm trong lòng mình cho người anh ta yêu. Anh ta cất lên lời ca: "Last Christmas I gave you
my heart but very next day you gave it away". (Noel trước anh trao tặng trái tim của anh cho em nhưng ngay ngày sau đó em đã quẳng nó đi). Một ví dụ khác: It broke his heart when she left (khi cô bỏ đi, trái tim anh ấy tan nát). Vẫn như thế, hình ảnh trái tim với ý nghĩa biểu trưng trên đã thể hiện trong nhạc phẩm: "You are my heart, you are my soul" (Em là trái tim của anh, em là linh hồn của anh).
Hình ảnh trái tim trong tiếng Việt có lẽ phạm vi biểu trưng có phần hẹp hơn. Trong tiếng Việt, tim chỉ được coi là biểu tượng của tình cảm và tình yêu. Khi muốn chiếm được tình cảm hay tình yêu của người khác, người Việt thường nói là "chinh phục trái tim". Khi đất nước chúng ta còn tạm thời chia cắt, miền Nam vẫn còn chịu ách đô hộ của bọn thực dân, Bác Hồ kính yêu của chúng ta luôn hướng về miền Nam với một tình cảm đặc biệt, chính vì thế Bác đã nói: "Miền Nam trong trái tim tôi". Tuy nhiên, ý nghĩa biểu trưng
"tình cảm, tình yêu" của từ tim có lẽ mới chỉ được xuất hiện và cố định hoá trong tiếng Việt tưởng chừng vài chục năm trở lại đây, khi có sự tiếp xúc giữa hai nền văn hoá - ngôn ngữ Việt Nam và châu Âu. Ý nghĩa biểu trưng này của từ tim không hề xuất hiện trong các cuốn từ điển tiếng Việt được xuất bản trước đây, kể cả cuốn "Từ điển tiếng Việt" do Văn Tân chủ biên. Phải chăng vì thế mà trong hàng ngàn các câu ca dao, dân ca nói về tình yêu trai gái không hề có hình ảnh trái tim với ý nghĩa biểu trưng như thế.
Bụng - dạ: Người Việt đã sử dụng hai bộ phận cơ thể này để biểu trưng
cho phạm vi tư duy, thái độ và tình cảm của con người.
Bụng: Bụng là nơi chứa lục phủ, ngũ tạng (lục phủ: dạ dày, mật, bàng
quang, ruột non, ruột già; ngũ tạng: tim, gan, lá lách, phổi, thận) của con người. Theo quan niệm dân gian, bụng là nơi chứa đựng trí tuệ, tư duy của con người. Bụng được coi là cơ quan suy nghĩ như óc hay là não vậy. Theo quan niệm của người phương Đông chúng ta thì lý trí, suy nghĩ và tình cảm nằm trong bụng chứ không phải ở trong đầu. Nên ta hay nói: định bụng sẽ đi ngay, bụng tôi có sao nói vậy, nghĩ bụng, thực bụng, bụng làm dạ chịu, nghĩ thầm trong bụng... Thậm chí, tất cả mọi tri thức, sách vở học được, theo lối nghĩ của ông cha ta, cũng đều được tích chứa ở trong bụng cả. Vì vậy, mới có giai thoại phơi bụng cho khỏi ẩm mốc các thiên kinh sử. Tú Xương, khi đi thi, để kiểm tra lại kiến thức của mình đã không sờ vào đầu mà sờ vào bụng:
Tiễn chân cô mất ba đồng lẻ Sờ bụng thầy không thấy một chữ gì
Cuối cùng, thi hỏng, thay vì than như người Anh nói là: heart-broken (tan nát cả trái tim), Tú Xương lại thấy đau trong bụng:
Bụng buồn còn biết nói năng chi Đệ buồn nhất là cái hỏng thi.
Bụng còn được coi là biểu tượng của thái độ, tình cảm con người. Tình yêu cũng như vui buồn, hờn giận chúng ta đều để trong bụng. Một cô gái cảm
thấy tự giận mình khi không kiềm chế được tình cảm của mình, khi cô đã trót "phải lòng" một" chàng trai:
Gió sao gió mát sau lưng
Bụng sao bụng nhớ người dưng thế này (sđd, tr.275)
Nhưng không bao lâu sau, khi biết rằng tình cảm của mình đã được đáp lại, cô gái như “mở cờ trong bụng", vui sướng thốt lên:
Trăng non lấp ló đầu cành
Đến nay mới biết bụng mình thương tôi. (Dân ca Thanh Hoá)
Một chàng trai đã lâu không nhận được thư của người yêu thổ lộ tình cảm để thanh minh cho tình yêu, lòng chung thuỷ của mình đã viết:
Em chớ thấy anh lắm bạn mà ngờ
Bụng anh vẫn phẳng như tờ giấy phong.
(Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan) Khi đánh giá thái độ cư xử của con người, người Việt sử dụng hàng loạt các tổ hợp khác nhau. Người ta có thể khen một người là tốt bụng, thực bụng hay rộng bụng... hoặc chê là xấu bụng, bẩn bụng, độc bụng...
Dạ: đồng nghĩa với bụng, song ý nghĩa có phần hẹp hơn. Dạ được dùng
để nói về mặt chức năng tiêu hoá thức ăn. Về nét nghĩa biểu trưng bụng và dạ
đồng nghĩa với nhau nên cũng có nghĩa biểu trưng khá giống nhau bởi các từ đồng nghĩa, cùng trường nghĩa thường phát triển thêm các nghĩa bóng theo cùng một hướng. Xét về khả năng biểu trưng hoá tình cảm con người, hai từ
bụng và dạ giống nhau ở chỗ chúng thường kết hợp với các tính từ đứng trước để tạo ra những tổ hợp song tiết cố định biểu thị các trạng thái tình cảm của con người. Chẳng hạn, vui bụng, vui dạ, mát dạ,sướng bụng, sướng dạ...
Thật khó để diễn tả được tâm trạng, trạng thái của những người đang yêu. Khi được gặp lại người yêu của mình sau bao ngày xa cách, cô gái vui mừng khôn xiết thốt lên:
Cao ly sắc với ngưu hoàng
Uống không mát dạ bằng thiếp với chàng gặp nhau. (sđd, tr. 254)
Vì hoàn cảnh, điều kiện, chành trai lại phải tạm thời ra đi, họ lại phải chia tay nhau. Vẫn biết là sự xa cách này chỉ là tạm thời, chia tay để hẹn ngày tái ngộ nhưng tràng chai vẫn thấy bồn chồn, bâng khuâng trong buổi tiễn đưa:
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi. (Tố Hữu) Chàng trai cất bước không nổi vì:
Chỉ ngũ sắc xanh đỏ tím vàng Bùa yêu ăn phải, dạ càng ngẩn ngơ.
(Tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan) Tuy nhiên, bên cạnh những nét nghĩa giống nhau, nghĩa biểu trưng của hai từ này vẫn có sự khác biệt khá tinh tế. Bụng và dạ đều biểu trưng cho tư duy nhưng bụng được dùng để nói về mặt ý nghĩ, suy nghĩ, còn dạ thì lại được dùng để biểu trưng cho khả năng nhận thức và ghi nhớ của con người. Chúng ta thường nghe thấy nghĩ bụng, định bụng... chứ chúng ta không bao giờ nghe thấy nghĩ dạ, định dạ... Một người thông minh được gọi là một người sáng dạ, chứ không phải là một người sáng bụng. Hơn nữa, chúng ta thấy dường như khả năng kết hợp từ vựng và khả năng tạo từ của dạ lớn hơn
bụng. Vì thế, khi biểu thị những trạng thái tâm lý tình cảm thoả mãn, dễ chịu, trong tiếng Việt chỉ dùng hả dạ, hởi dạ chứ không dùng hả bụng, hởi bụng.
Lòng: Để biểu trưng cho những tâm trạng, trạng thái tình cảm, xúc cảm
Giận nhau, chúng ta nói là "mất lòng nhau". Đối xử tốt với nhau để “vừa lòng nhau”. Trong thơ ca dân gian thường dùng phổ biến cách nói này để diễn tả lòng người:
Vì cam cho quýt đèo bòng Vì em nhan sắc cho lòng nhớ thương. hay:
Bây giờ kẻ Bắc, người Đông
Kể sao cho xiết tấm lòng tương tư. và:
Từ ngày anh gặp mặt nàng
Lòng càng ngao ngán, dạ càng ngẩn ngơ.
(sđd, tr. 256, 267, 274)
Chàng trai, trước giờ chia tay với người yêu tâm trạng rối bời, ở thì không được mà đi thì không đành:
Nỗi về nỗi ở chưa xong Bối rối trong lòng như đánh cờ vây.
(Tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan) Và cuối cùng, chàng trai vẫn phải ra đi, nhưng cũng không quên dặn dò người yêu của mình:
Đôi ta dã trót lời nguyền
Chớ xa xôi mặt mà quyên mảng lòng.
(Tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan) Với ý nghĩa biểu trưng này, từ lòng đã đi vào các tác phẩm thơ văn. Nhà thơ Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều bất hủ của mình đã sử dụng khá nhiều lần từ lòng để diễn tả tâm trạng, trạng thái tình cảm của các nhân vật:
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Lòng đâu sẵn mối thương tâm. hoặc:
Đã lòng hiển hiện cho xem Tạ lòng nàng lại nối thêm vài lời.
Thi sĩ Hàn Mặc Tử và nhà thơ Tố Hữu đã dùng từ lòng với cách biểu trưng này trong thơ của mình:
Hoa lá ngây tình không muốn động
Lòng em hồi hộp quá chi Hằng ơi! Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Ngoài ý nghĩa biểu trưng trên, lòng còn được người Việt dùng biểu trưng cho ý chí của con người, kể cả ý chí kiên quyết, cứng rắn lẫn ý chí mềm yếu, thiếu kiên quyết. Chẳng hạn:
Lòng em đã quyết thì hành Đã cấy thì gặt với anh một mùa.
(sđd, tr.253)
Người Việt có thể nói: bền lòng, vững lòng, đồng lòng... và cũng có thể nói: mềm lòng, nản lòng, ngả lòng...
Ruột: Ngoài ý nghĩa biểu trưng quan hệ gia đình máu mủ như: anh ruột, cô ruột, dì ruột.... từ ruột còn có ý nghĩa biểu trưng về tâm trạng, sự chịu đựng về tình cảm rất cụ thể và "trực quan" của con người. Người ta thường hay nói: đau ruột, héo ruột, đứt ruột, điên ruột, sốt ruột, não ruột, rầu ruột... Chúng ta gặp cách biểu trưng này khá phổ biến trong thơ ca dân gian:
Yêu nhau ruột héo, xương mòn Yêu nhau đến mức thác còn yêu nhau.
(sđd, tr 319) hay:
Thò tay mà ngắt ngọn ngò Thương em đứt ruột giả đò làm ngơ.
Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
(Tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan) và:
Chiều chiều chẳng cắt mà đau Cách em một phút ruột rầu như dưa.
(Tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan) Trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, chúng ta cũng thấy chữ
ruột được dùng với ý nghĩa biểu trưng này:
Tai nghe ruột rối bời bời hoặc:
Tơ tình đứt ruột, lửa phiền cháy gan.
Đôi khi, ruột còn được dùng để biểu trưng cho cả trí nhớ. Chẳng hạn như: lú ruột, rối ruột...
Gan: Người Việt coi gan là biểu tượng của tinh thần, ý chí mạnh mẽ, bền bỉ, vững vàng, kiên định không lùi bước trước khó khăn, thử thách. Chính vì thế mà người Việt thường nói: bền gan, thi gan đọ sức, bé người mà to gan…Ngoài ra, gan cũng được coi là biểu tượng của tinh thần dám đương đầu với mọi sự nguy hiểm, dám chịu đựng: có gan vào hang bắt cọp, có gan chịu đòn, gan lì tướng quân…
Gan cũng còn có thể biểu trưng cho cả tâm trạng, tình cảm tiêu cực (như căm thù, tức giận) của con người: sốt gan, căm gan, sôi gan, bầm gan...
Người Việt còn lấy gan để làm biểu tượng cho khí tiết của con người: Nuốt búa to gan ai đó tá.
(Thơ văn trào phúng Việt Nam từ thế kỷ XIII đến 1945)
Máu và tiết: Hai từ này đồng nghĩa với nhau, nhưng nếu xét về ý nghĩa
trực tiếp nghĩa của máu có phần rộng hơn. Xét về ý nghĩa biểu trưng hai từ này lại không hề có sự tương đồng.
Chúng ta thấy máu được người Việt dùng để biểu trưng cho đặc trưng tâm lý có tính cá nhân của một con người, làm cho người ta hướng về một
hoạt động nào đó một cách đam mê, không còn biết suy nghĩ gì nữa: máu tham, máu ghen, máu cờ bạc, máu rượu chè, máu làm ăn...
Trong khi đó, tiết cũng là máu của con người, nhưng lại được coi là biểu trưng của tình cảm tức giận, sôi sục: cáu tiết, nóng tiết, điên tiết, ngứa tiết....
Sự phân tích trên cho thấy giữa các bộ phận trong cơ thể người dường như có sự phân công chức năng nào đó khi biểu trưng cho các phương diện