Hiện tƣợng đa nghĩa

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc trưng từ, ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt liên hệ chuyển dịch sang tiếng Anh (Trang 46)

- Tầng nghĩa biểu trưng Nghĩa biểu trưng (symbolized meaning) (symbolized stratum) Nghĩa biểu tượng (imaginative meaning)

3.2.2.Hiện tƣợng đa nghĩa

ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG NGỮ NGHĨA CỦA CÁC BIỂU THỨC CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƢỜI TRONG TIẾNG VIỆT

3.2.2.Hiện tƣợng đa nghĩa

Nói một cách đơn giản, hiện tượng đa nghĩa là một hiện tượng một đơn vị ngôn ngữ mà cấu tạo nội dung của nó có nhiều nghĩa khác nhau. Như vậy, xét về số lượng nghĩa, xét về đặc điểm cấu tạo ngữ nghĩa của một đơn vị ngôn ngữ cần thiết phân biệt đơn vị một nghĩa và đơn vị nhiều nghĩa (đa nghĩa).

Hiện tượng đa nghĩa biểu hiện một cách điển hình ở cấp độ từ vựng - ngữ nghĩa. Ở cấp độ này hiện tượng đa nghĩa không chỉ bộc lộ gắn liền với đặc điểm của từ mà còn thể hiện đặc điểm cấu tạo và phát triển của hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa của ngôn ngữ. Người ta nhận thấy rằng một từ lúc mới sinh ra chỉ có một nghĩa, theo dòng thời gian tồn tại và phát triển từ trở thành nhiều nghĩa. Sự xuất hiện nghĩa mới của từ có quan hệ với sự phát triển một cách có quy luật và sự giàu có, phong phú của thành phần từ vựng một ngôn ngữ. Nó là kết quả của sự phát triển nghĩa của từ nói riêng và của hệ thống từ

vựng - ngữ nghĩa nói chung, đồng thời cũng là biểu hiện, sản phẩm của sự phát triển ngôn ngữ văn hoá, sự giàu có, phong phú tư duy và kinh nghiệm của cộng đồng người nói một thứ tiếng nhất định. Chính vì vậy, các ngôn ngữ gắn liền với nền văn minh tiên tiến thường phát triển với tỷ lệ cao những từ đa nghĩa. Phát triển từ đa nghĩa còn là một biện pháp, một phương thức làm giàu vốn từ ngữ dân tộc.

Kết quả khảo sát của các nhà nghiên cứu cho thấy rằng: các từ nhiều nghĩa thường là những từ có đời sống lâu dài, được dùng phổ biến rộng rãi trong nhiều văn bản, văn phong đa dạng, phong phú, phần nhiều là các từ thuần và một bộ phận vay mượn được thuần hoá, có cấu tạo vỏ vật chất âm thanh và cấu trúc hình thức đơn giản... Điều này cho thấy hiện tượng đa nghĩa và đặc biệt là đa nghĩa từ vựng có vị trí quan trọng, có ý nghĩa nhiều mặt trong cấu tạo, hoạt động và các mối quan hệ với văn hoá, lịch sử, với quá trình sử dụng sáng tạo ngôn ngữ tự nhiên nói chung và hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa nói chung.

So với nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới, hiện tượng đa nghĩa trong tiếng Việt cũng có những đặc điểm riêng của mình. Hiện tượng đa nghĩa trong tiếng Việt chủ yếu xảy ra ở các từ một âm tiết (hình vị). Những đơn vị đa nghĩa hai, ba âm tiết (hình vị) là rất ít. Theo số liệu thống kê của Lê Quang Thiêm [36, 306], khi tiến hành phân tích một số khá lớn các thực từ (danh từ, động từ và tính từ) gồm 37,088 từ tiếng Việt, thì tỷ lệ từ đa nghĩa cao nhất trong ba từ loại được xem xét là động từ, sau đó là danh từ và cuối cùng là tính từ. Tuy nhiên, nếu tính số lượng từ đa nghĩa thường gặp trong ba từ loại thì sự phân bố lại khác: nhiều nhất là danh từ, sau đó là động từ và cuối cùng mới là tính từ. Như vậy có thể kết luận rằng từ loại có tỷ lệ cao là động từ, còn số lượng từ đa nghĩa nhiều trong ba từ loại lại là danh từ.

Trong số 415 biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người mà chúng tôi tiến hành khảo sát thì số lượng từ đa nghĩa là 145, chiếm 34,93%. Hầu hết các từ

đa nghĩa này là các từ đơn, và là từ thuần Việt, đều có từ ba, bốn nghĩa trở lên. Ở một số biểu thức chỉ các bộ phận chính trong cơ thể người như: đầu, mình, chân, tay, mặt, mũi... thì số lượng nghĩa cao hơn rất nhiều. Số lượng nghĩa tối đa lên tới 9 nghĩa.

Trong cuốn "Từ điển tiếng Việt" của Viện Ngôn ngữ học xuất bản năm 2003, do Hoàng Phê chủ biên, từ ĐẦU có 9 nghĩa sau:

1. Phần trên cùng của thân thể con người hay phần trước nhất của thân thể động vật, nơi có bộ óc và nhiều giác quan khác.

2. (Dùng hạn chế trong một số tổ hợp). Đầu của người, coi là biểu tượng của suy nghĩ, nhận thức. Vấn đề đau đầu. Cứng đầu.

3. Phần có tóc mọc trên đầu người; tóc (nói tổng quát). Gãi đầu gãi tai. Chải đầu. Mái đầu xanh. Đầu bạc.

4. Phần trước nhất hoặc phần trên cùng của một số vật. Đầu máy bay.

Trên đầu tủ. Sóng bạc đầu.

5. Phần có điểm xuất phát của một khoảng không gian hoặc thời gian, đối lập với ở cuối. Đi từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh. Nhà ở đầu làng. Đầu mùa thu. Những ngày đầu tháng.

6. Phần ở tận cùng, giống nhau ở hai phía đối lập trên chiều dài của một vật. Hai bên đầu cầu. Nắm một đầu dây. Trở đầu đũa.

7. Vị trí hoặc thời điểm thứ nhất, trên hoặc trước tất cả các vị trí, thời

điểm khác. Hàng ghế đầu. Lần đầu. Tập đầu của bộ sách. Đếm lại

từ đầu. Dẫn đầu.

8. Dùng để chỉ từng đơn vị để tính đổ đồng về người, gia súc, đơn vị diện tích. Sản lƣợng tính theo đầu ngƣời. Mỗi lao động hai đầu

lợn. Tăng số phân bón trên mỗi đầu mẫu.

9. (Kết hợp hạn chế). Từ dùng để chỉ đơn vị máy móc nói chung. Đầu

Như chúng ta thấy từ đa nghĩa có ít nhất là hai nghĩa trở lên, vậy làm thế nào để xác định được kết cấu ngữ nghĩa của từ đa nghĩa? Thực tế ngôn ngữ học cho thấy, ngữ nghĩa của các đơn vị từ vựng không phải là sự tập hợp giản đơn của các nghĩa khác nhau mà là một hệ thống các yếu tố có liên hệ và quy định lẫn nhau.[17,154]. "Từ đa nghĩa là từ mà nội dung bao gồm một số nghĩa khác nhau, các nghĩa này tập hợp thành một hệ thống nằm trong các mối quan hệ liên kết với nhau, gồm một vài nét nghĩa chung và nhiều nét nghĩa loại biệt thường biểu thị các đối tượng khác nhau nhưng lại được đặt cơ sở trên một sự giống nhau về chức năng, hình thức hoặc thuộc tính nào đó của đối tượng."[36, 305]. Như vậy, rõ ràng muốn xác định kết cấu ngữ nghĩa của từ phải tách các nghĩa khác nhau của từ ra và phải làm sáng tỏ những mối liên hệ và sự quy định lẫn nhau giữa các nghĩa đó.

Chúng ta hãy xét trường hợp từ ĐẦU sau đây:

1. Từ ĐẦU (như đã dẫn ở trên) có nghĩa cơ bản như sau: "Phần trên

cùng của thân thể con người hay phần trước nhất của thân thể động vật, nơi có bộ óc và nhiều giác quan khác."

Các nghĩa khác của từ ĐẦU đã phát triển dựa theo một thuộc tính nào đó của nghĩa cơ bản. Dòng nghĩa phái sinh này mạnh nhất đã phát triển dựa vào biểu tượng và vị trí của từ ĐẦU.

1.a. Vị trí trên hết hoặc trước hết. Nghĩa này thường kèm theo sắc thái vị trí danh dự, vị trí điều khiển, lãnh đạo ( đầu đàn, dẫn đầu, đứng đầu, đầu tầu). Ngoài ra còn có các kết hợp khác như: đầu đạn, đầu bàn, đầu gối, đầu mấu...

1.b. Vị trí tận cùng. Nghĩa này cũng năng động, linh hoạt thể hiện trong nhiều trường hợp: đầu nhà, đầu phố, đầu sông, đầu ngõ, đầu đường... Ở nghĩa này ĐẦU có thêm sắc thái "đằng, phía".

2. Dòng nghĩa thứ hai phát triển dựa vào thuộc tính về chức năng điều khiển của bộ óc. Do đó đã tạo ra nghĩa thứ hai là "trí tuệ, ý chí", thể hiện trong các kết hợp: đầu não, đương đầu, to đầu, cứng đầu...

3. Nghĩa phái sinh thứ ba, độc lập với với hai dòng nghĩa trên, là nghĩa "chỉ đơn vị": đầu trâu, đầu lợn, đầu mẫu, cá kể đầu rau kể mớ...

Ta có sơ đồ kết cấu nghĩa của từ ĐẦU như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các nghĩa phái sinh có thể quan hệ trực tiếp với nghĩa cơ bản (1.a, 2, 3), có thể quan hệ gián tiếp với nghĩa cơ bản thông qua một nghĩa khác (1.b thông qua 1.a). Tất cả các nghĩa trên liên hệ với nhau làm thành một hệ thống. Với những điều trình bày trên, chúng ta thấy rằng đa nghĩa nghĩa là kết quả của quá trình chuyển nghĩa. Sự chuyển nghĩa của từ là việc mở rộng dung lượng nghĩa của cùng từ ấy để nội dung có thể đánh dấu sự vật, hiện tượng, khái niệm mới có mối quan hệ nhất định với nội dung nghĩa ban đầu. Cách thức cụ thể là sự chuyển đổi các dấu hiệu của nghĩa cơ bản hay là của một nghĩa nào đó để gọi nội dung mới, khái niệm mới có quan hệ nào đó với nghĩa đã có. Sự chuyển nghĩa được thực hiện trên tư duy hình tượng. Khi khảo sát về bình diện cấu tạo nội dung ngữ nghĩa của các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt, chúng tôi thấy đặc điểm của quá trình chuyển nghĩa của các biểu thức này khá phong phú và đa dạng.

Số lượng từ chỉ bộ phận cơ thể người đã nhiều, người Việt Nam lại ghép các từ ấy lại để thành các từ mới. Ví dụ: đã có bụng, lòng, dạ, ruột

gan, chúng ta lại có các từ ghép: bụng dạ, lòng dạ, ruột gan; đã có mặt, mũi, và mày, chúng ta lại có: mặt mày mặt mũi; đã có taychân, chúng ta lại có chân taytay chân… Lượng từ vựng chỉ các bộ phận trên

Chỉ đơn vị

Trí tuệ, ý chí

Nghĩa cơ bản Vị trí trên hết, trước hết

cơ thể, do đó, tăng vọt. Và một điều đáng lưu ý là cấu trúc ý nghĩa của chúng cũng khá đa dạng.

Có khi từ ghép được hình thành chỉ cốt cho thuận miệng. Nói “tóc tai”, nhưng thật ra, chỉ có “tóc” là quan trọng, còn “tai” chỉ là từ đệm. Có khi chúng hình thành như một sự tổng hợp: râu riarâuria nói chung. Nhưng trong phần lớn các trường hợp, ý nghĩa của các từ ghép này đều vượt ra ngoài và vượt lên trên ý nghĩa của hai từ tố gốc. “Chân tay” là chân và tay nói chung, nhưng “chân tay” và „tay chân” thì không chỉ có taychân mà còn có người: những kẻ thuộc hạ để sai khiến. Cũng như vậy, “tai mắt” là thuộc hạ, nhưng chỉ giới hạn trong công việc rình rập, theo dõi, góp nhặt tin tức. “Vai vế” thành ra địa vị; “máu mặt” thành ra thế lực. Ngoài mối quan hệ gần xa với nghĩa gốc (bụng, ruột, gan), cả ba từ bụng dạ, lòng dạruột gan

đều có những hướng phát triển riêng. Trong khi “lòng dạ” thiên về tính tình, thường mang một chút màu sắc tiêu cực (“lòng dạ đàn bà”); “bụng dạ” lại thiên về nhận thức (“Bận làm việc túi bụi, còn bụng dạ nào mà nói chuyện thơ văn”); còn “ruột gan” lại thiên về khía cạnh tình cảm. Có điều gì tâm đắc với nhau người ta không phơi bày lòng dạ hay bụng dạ mà là phơi bày ruột gan

cho nhau xem. Nói đến ruột gan là nói đến những gì sâu kín nhất, tha thiết nhất, chân thành nhất.

“Mặt mày” và “mặt mũi” đều có nghĩa là diện mạo nhưng khác với “mặt mày”, từ “mặt mũi” còn có nghĩa là thể diện, đặc biệt thường đựơc dùng khi thể diện đã bị sứt mẻ khá nhiều và người ta không muốn bị tổn hại hoàn toàn: “Sau khi bị án tù vì tội ăn trộm gà, ông ấy không còn mặt mũi nào mà về làng nữa.”

Cũng có yếu tố “máu” nhưng “máu thịt” lại khác với “máu mủ” hay ruột thịt. “Máu thịt” có ý nghĩa vừa hẹp hơn lại vừa rộng hơn hai từ kia. Hẹp hơn bởi vì nếu chỉ họ hàng thân tộc thì “máu mủ” và “ruột thịt” có thể chỉ cả quan hệ hàng ngang, giữa anh, em, và rộng hơn giữa họ hàng với nhau. Còn

“máu thịt” thì chỉ giới hạn trong phạm vi hàng dọc, chỉ quan hệ giữa cha mẹ và con cái, với ý nghĩa xem con cái như là chính máu thịt của cha mẹ. Từ “máu thịt” không mở rộng tới quan hệ họ hàng. Tuy nhiên, ở khía cạnh khác, từ “máu thịt” lại có ý nghĩa rất rộng, không chỉ giới hạn trong quan hệ giữa người với người. Quan hệ máu thịt là thứ quan hệ gắn bó đến mức cực kỳ sâu sắc, không dễ gì phai nhạt được. Chúng ta có thể nói đến quan hệ máu thịt của mình đối với quê hương, đất nước.

Cả hai từ “miệng lưỡi” và “mồm mép” đều chỉ khả năng ăn nói, nhưng có lẽ từ “miệng lưỡi” là có ý nghĩa hoàn toàn tích cực. Người miệng lưỡi là người vừa có tài diễn đạt vừa có tài biện luận. Đó là người không dễ gì bị lấn áp. Trong khi đó, “mồm mép” hầu như chỉ tập trung vào khả năng ăn nói chứ không hệ liện hệ gì đến khả năng biện luận. Người mồm mép chỉ có thể là người đa ngôn, lém lỉnh chứ chưa chắc đã là người lý sự, thông minh hay uyên bác. Bởi vậy, từ này thường gắn liền với ý chê bai.

Cội nguồn của phần lớn các khác biệt giữa các từ ngỡ như đồng nghĩa vừa nêu trên chủ yếu nằm ngay trong sắc thái ngữ nghĩa của các từ tố gốc. Đã đành “mồm” cũng là “miệng”, nhưng người Việt Nam nào cũng biết sắc thái biểu cảm của từ “mồm” thường nghiêng về khía cạnh tiêu cực. Chẳng hạn, khi ta muốn khen một cô gái, người ta chỉ có thể nói: “Miệng cô ấy đẹp thật” chứ không ai nói “Mồm cô ấy đẹp thật”. Trong các cuộc đấu khẩu ở Việt Nam, để cho nặng lời, người ta không dùng từ “miệng” mà là từ “mồm”, cách nói “vả vào mồm” bao giờ cũng giữ giằn hơn là “vả vào miệng”...

Như vậy, trước và trong quá trình chuyển nghĩa của các từ ghép, từng từ tố chỉ các bộ phận cơ thể người cũng được chuyển nghĩa. Nhờ sự chuyển nghĩa này các từ chỉ bộ phận cơ thể trở thành những từ có sức "sản sinh" rất cao: từ thân thể con người, chúng được dùng để chỉ nhiều sự vật, hiện tượng hay đặc điểm khác nhau trong xã hội. Trong sự chuyển nghĩa ấy, thân thể con người tự nhiên trở thành trung tâm, thành trục quy chiếu để từ đó người ta

định danh những sự vật khác hoặc những mối quan hệ giữa người và người, giữa người và vật. Mũi con người có hình thù khá nhọn và là phần nhô ra phía trước ư? Vậy thì, những gì có đầu nhọn và nhô ra sẽ được gọi là "mũi", từ đó ta không những có mũi dao, mũi kéo, mũi kim, mà còn có mũi thuyền, thậm chí mũi Cà Maumũi tiến quân,... Đầu con người có khối hình cầu, ở trên cùng, có chức năng suy nghĩ và điều khiển toàn thân thể. Từ sự tương đồng về hình dạng, chúng ta có: đầu gối, đầu đạn, đầu đập...; từ sự tương đồng về vị trí, ta có: đầu núi, đầu hồi, đầu danh sách...; từ sự tương đồng về chức năng, ta có: đầu sỏ, đầu mục, đầu têu, đầu trò, đứng đầu, dẫn đầu, đương đầu... Cổ

cũng thế. Nó thon, nhỏ, nối liền đầu và thân ư? Vậy thì, chúng ta có: cổ chai,

cổ lọ, chổ chày... Nó có chức năng giữ cái đầu mà cái đầu lại được xem là biểu tượng của trí tuệ, cho nên nó sẽ trở thành biểu tượng của ý chí và quyền lực, từ đó chúng ta có: cưỡi cổ, lôi cổ, cứng cổ, siết cổ, hay một cổ hai tròng... Tay người có chức năng nắm giữ. Vậy thì tay đã trở thành từ chỉ sự sở hữu:

tay trắngtay không. Tay có chức năng hành động nên nó trở thành từ chỉ sự thực hiện: ra tay, xuống tay, non tay, mát tay... Tay là bộ phận phụ thuộc nên chúng ta có: tay chân, tay sai, tay trong, tay ngoài... Ở chữ mặt, chúng ta cũng có thể nhận thấy quá trình chuyển nghĩa mà ở đó con người được coi là một cái trục như thế.Trên thân thể con người, mặt là bộ phận phía trước và bên ngoài, từ đó nảy sinh ra các từ: mặt bàn, mặt đất, mặt nước, rồi xa hơn nữa là mặt trăng, mặt trời. Khái niệm "phía trước" và "bên ngoài" gắn liền với không gian, từ đó, dẫn đến khái niệm: mặt trước, mặt sau, cuối cùng, được trừu tượng hoá thành một khía cạnh hay phương diện của một vấn đề: mặt

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc trưng từ, ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt liên hệ chuyển dịch sang tiếng Anh (Trang 46)