1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG EXIMBANK - THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

80 715 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 732 KB

Nội dung

Theo luật Dân sự Việt Nam điều 336, khái niệm bảo lãnh được xác định “Bảolãnh là việc người thứ ba gọi là người bảo lãnh cam kết với bên có quyền gọi làngười nhận bảo lãnh sẽ thực hiện n

Trang 1

Khoa kinh tế và kinh doanh quốc tếChuyên ngành quản trị kinh doanh quốc tế

Giáo viên hướng dẫn : TS Bùi Huy Nhượng

Sinh viên thực hiện : Bạch Quốc Trung

Trang 2

MỤC L ỤC

MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG7 I.BẢO LÃNH VÀ CHỨC NĂNG CỦA BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 7

1 Khái niệm về bảo lãnh và bảo lãnh ngân hàng 7

2.Đặc điểm: 8

3.Chức năng của bảo lãnh ngân hàng 10

4.Vai trò của bảo lãnh 12

II.PHÂN LOẠI BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 14

1 Theo mối quan hệ giao dịch 14

2 Theo tính chất bảo đảm 17

3 Theo tính hiệu lực của bảo lãnh 18

4 Theo tính chất chuyển nhượng 19

5 Theo đối tượng bảo lãnh 19

6 Các loại bảo lãnh khác 22

III.NỘI DUNG CỦA BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 24

1 Trình tự phát hành bảo lãnh ngân hàng 24

2 Nội dung của thư bảo lãnh 26

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 28

I.TỔNG QUAN VỀ EXIMBANK 28

1 Quá trình ra đời và phát triển của Eximbank 28

2 Hoạt động tín dụng 30

3 Hoạt động kinh doanh đối ngoại 32

4 Các hoạt động khác 33

II.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG EXIMBANK 33

1 Quy chế đối với hoạt động bảo lãnh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của Eximbank 33

2 Tình hình hoạt động bảo lãnh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của Eximbank 41

3 Đánh giá chung 52

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 60

I ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI EXIMBANK TRONG THỜI GIAN TỚI 60

1 Sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện và phát triển hoạt động bảo lãnh tại Eximbank 60

2 Định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh tại Eximbank trong thời gian tới 60

II NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 63 1 Ứng dụng chính sách Marketing vào nghiệp vụ bảo lãnh hợp lý và hiệu quả 63

2 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định các yêu cầu bảo lãnh 67

3 Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong hoạt động bảo lãnh 69

4 Tăng cường quỹ ngoại tệ tạo điều kiện bảo lãnh với nước ngoài 70

5 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát 71

6 Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ 71

Trang 3

7 Tiêp tục công tác hiện đại hoá ngân hàng 72

III KIẾN NGHỊ 73

1 Đối với chính phủ và các cơ quan nhà nước 73

2 Đối với ngân hàng nhà nước Việt Nam 74

3 Đối với Eximbank-ngân hàng bảo lãnh 75

4 Đối với doanh nghiệp-người được bảo lãnh 75

KẾT LUẬN 76

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1: Bảo lãnh trực tiếp 15

Sơ đồ 2: Bảo lãnh đối ứng 16

Sơ đồ 3: Xác nhận bảo lãnh 17

Bảng 1: Tình hình nguồn vốn của Eximbank qua các năm 30

Bảng 2: Tình hình cho vay vốn của Eximbank qua các năm 31

Bảng 3: Biểu phí của nghiệp vụ bảo lãnh 36

Bảng 4: Doanh thu bảo lãnh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu 41

Bảng 5: Doanh thu các loại bảo lãnh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu 43

Biểu đồ 1: Bảo lãnh vay vốn xuất nhập khẩu từ 2005 - 2007 45

Biểu đồ 2: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu từ 2005 - 2007 46

Biểu đồ 3: Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước trong hoạt động xuất nhập khẩu 47

năm 2005 - 2007 47

Biểu đồ 4: Bảo lãnh trong thanh toán xuất nhập khẩu giai đoạn 2005 - 2007 48

Biểu đồ 5: Bảo lãnh bảo đảm chất lượng hàng xuất nhập khẩu trong giai đoạn 2005 - 200749 Biểu đồ 6: Bảo lãnh nộp thuế giai đoạn 2005 - 2007 50

Biểu đồ 7: Bảo lãnh hạn ngạch giai đoạn 2005 - 2007 51

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Quá trình hội nhập WTO đưa nước ta đến những cơ hội mới và tháchthức mới Như Nhà nước đã dự báo, khi Việt Nam gia nhập WTO thì ngành chịu ảnhhưởng nhiều nhất đấy là ngành Ngân hàng Một loạt các ngân hàng mới đã được thànhlập, sự đổ xô vào đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng của các doanh nghiệp nước ngoàiđang khiến cho hoạt động của các ngân hàng trong nước trở nên khó khăn hơn Mức

độ cạnh tranh gay gắt hơn không những trong các Ngân hàng với nhau mà còn là Ngânhàng với các tổ chức Tài chính, các Công ty Bảo hiểm…

Ngoài các hoạt động chính của ngân hàng như cho vay hoặc gửi tiết kiệm thìcòn tồn tại các hoạt động ngoại hảng khác Các hoạt đông này hiện nay đang ngàycàng đóng vai trò quan trọng góp phần nâng cao lợi nhuận cho các Ngân hàng đồngthời đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội Một trong các hoạt động ngoại bảng củaNgân hàng hiện nay là hoạt động bảo lãnh

Hoạt động bảo lãnh là một nghiệp vụ được các Ngân hàng thương mại thựchiện khá lâu và góp phần làm đa dạng hóa các dịch vụ của Ngân hàng, nó giúp cho cácdoanh nghiệp có thêm cơ hội phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh và tạo điều kiện chocác doanh nghiệp mở rộng quan hệ thương mại của mình Hiện nay, nhu cầu được bảolãnh trong hoạt động kinh doanh nhất là kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp làrất lớn trong khi sự đáp ứng của các Ngân hàng đối với nhu cầu này còn chưa cao Cácdoanh nghiệp thậm chí là ngay cả các Ngân hàng đang còn gặp rất nhiều vướng mắctrong quá trình thực hiện nghiệp vụ này

Ngân hàng Xuất nhập khẩu – Eximbank đã cho ra đời nghiệp vụ bảo lãnh từ lâu songđối với các nghiệp vụ ngoại bảng khác như nghiệp vụ tín dụng thì nghiệp vụ bảo lãnhngân hàng còn chưa được quan tâm đúng với tiềm năng của Ngân hàng và chưa đápứng tốt nhu cầu bảo lãnh ngày càng nhiều của các doanh nghiệp Ngân hàng Xuất nhậpkhẩu – Eximbank hoạt động liên quan chủ yếu đến các doanh nghiệp có hoạt động gắnnhiều với kinh doanh quốc tế nên ở đây chủ yếu ta sẽ nói đến nghiệp vụ bảo lãnh xuất

nhập khẩu Chính vì vậy mà em đã lựa chọn đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp là “Hoạt

Trang 6

động bảo lãnh xuất nhập khẩu tại ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – thực trạng và các giải pháp hoàn thiện” nhằm có thể tìm ra được những tồn tại, nguyên

nhân của những tồn tại của nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng từ đó có thể đưa ra một sốgiải pháp giúp hoạt động hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu ngày càng tốt hơn

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở phát hiện ra các tồn tại và nguyên nhân của

các tồn tại trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng của Ngân hàng Xuất nhập khẩu –Eximbank thời gian gần đây và từ đó đề ra được các giải pháp cụ thể để nâng cao hoạtđộng bảo lãnh xuất nhập khẩu nói riêng và bảo lãnh ngân hàng nó chung

Để thực hiện được mục tiêu trên thì nhiệm vụ của chuyên đề là:

- Hệ thống hóa lý luận về hoạt động bảo lãnh

- Phân tích thực trạng hoạt đông bảo lãnh xuất nhập khẩu trong Ngân hàng Xuấtnhập khẩu – Eximbank trong thời gian gần đây

- Đề xuất ra các giải pháp để hoàn thiện hơn nghiệp vụ bảo lãnh của Ngân hàngXuất nhập khẩu – Eximbank

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là vấn đề hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu của Ngân

hàng Xuất nhập khẩu – Eximbank

4 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu là hoạt động bảo lãnh nói chung và bảo lãnh xuất nhập

khẩu nói riêng của Ngân hàng Xuất nhập khẩu – Eximbank từ năm 2005 đến 2007

5 Kết cấu của chuyên đề:

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, chuyên đề của em còn được chia làm 3phần:

Chương I: Tổng quan về hoạt động bảo lãnh ngân hàng

Chương II: Thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng

Eximbank Việt Nam

Chương III: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân

hàng Eximbank Việt Nam.

Trang 7

CHƯƠNG I:

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH

NGÂN HÀNG

I.BẢO LÃNH VÀ CHỨC NĂNG CỦA BẢO LÃNH NGÂN HÀNG

1 Khái niệm về bảo lãnh và bảo lãnh ngân hàng

Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay thì hoạt động thương mại đang diễn rangày càng mạnh mẽ, phục vụ cho nhu cầu ngày càng lớn của xã hội về các loại hànghoá, dịch vụ cho sản xuất và tiêu dùng Hàng loạt các tổ chức được thành lập, các hiệpđịnh thương mại được ký kết nhằm thúc đẩy sự giao lưu kinh tế, hoạt động thương mạiphát triển Các hàng rào thương mại được dỡ bỏ và dự đoán thương mại quốc tế sẽ cònphát triển nhanh và mạnh hơn nữa Tuy nhiên, điều này cũng ẩn chứa rất nhiều rủi rocho cac doanh nghiệp khi tham gia vào thương mại quốc tế do những biến động bấtthường về chính trị-kinh tế-xã hội trên toàn cầu Khi thương mại mở rộng không biêngiới thì cũng kéo theo những rủi ro về thông tin không đầy đủ, làm xuất hiện sự thiếutín nhiệm, thiếu tin cậy giữa các doanh nghiệp Đây là một cản trở rất lớn cho hoạtđộng thương mại, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Vìvậy rất cần có một sự đảm bảo để các giao dịch thương mại được diễn ra an toàn, tăng

độ tin cậy giữa các đối tác kinh doanh

Do nhu cầu cần có đảm bảo trong giao dịch đã làm xuất hiện một loại giao dịchmới, đó là giao dịch đảm bảo, dựa vào sự đảm bảo của một bên thứ ba có uy tín, tínnhiệm , có khả năng và tư cách để đảm bảo cho các quan hệ Đó chính là hoạt độngbảo lãnh

1.1 Khái niệm bảo lãnh

Phương thức bảo lãnh là bất cứ một sự bảo lãnh, một sự cam kết hay bất cứ một

sự cam kết thanh toán nào của trung gian tài chính hoặc của pháp nhân hay thể nhânbằng văn bản là sẽ bồi thường một số tiền nhất định, nếu đến hạn mà người được bảolãnh không hoàn thành nghĩa vụ như quy định trên thư bảo lãnh

Trang 8

Theo luật Dân sự Việt Nam điều 336, khái niệm bảo lãnh được xác định “Bảolãnh là việc người thứ ba (gọi là người bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (gọi làngười nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là ngườiđược bảo lãnh) nếu khi đến thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặcthực hiện không đúng nghĩa vụ”.

1.2 Khái niệm bảo lãnh ngân hàng

Bảo lãnh ngân hàng chính là cam kết bằng văn bản của ngân hàng (bên bảolãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thaycho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiệnkhông đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh Khách hàng phải nhận nợ vàhoàn trả cho ngân hàng số tiền đã được trả thay

Cam kết bảo lãnh: Là văn bản bảo lãnh của tổ chức tín dụng, bao gồm:

- Thư bảo lãnh: là cam kết đơn phương bằng văn bản của tổ chức tín dụng về

việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi kháchhàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhậnbảo lãnh

- Hợp đồng bảo lãnh: Là thoả thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng và bên

nhận bảo lãnh hoặc giữa tổ chức tín dụng, bên nhận bảo lãnh, khách hàng và các bênliên quan (nếu có) về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay chokhách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đãcam kết với bên nhận bảo lãnh

Trong kinh doanh ngày nay, bảo lãnh ngân hàng luôn được xem như tấm Giấythông hành cho doanh nghiệp trong các hoạt động mua bán trả chậm Việc này khôngnhững tạo thuận lợi cho kế hoạch của doanh nghiệp mà các đối tác kinh doanh cũng sẽ

có cơ sở để tin tưởng doanh nghiệp hơn

2.Đặc điểm:

Bảo lãnh ngân hàng mang tính độc lập

Mặc dù nội dung của bảo lãnh được xây dựng trên cơ sở nội dung của hợp đồngthương mại, hợp đồng vay vốn hay hợp đồng đấu thầu nhưng đặc trưng nổi bật của bảolãnh đó là nó độc lập và tách biệt với các quan hệ thương mại và vay nợ Điều này có

Trang 9

nghĩa là thư bảo lãnh độc lập và tách rời khỏi cơ sở hình thành ra nó Trong bất kỳ mộtbảo lãnh nào cũng tồn tại ít nhất ba mối quan hệ của ba hợp đồng, và tính chất độc lậpcủa của nó được thể hiện rõ nét trong từng mối quan hệ giữa các bên liên quan.

Thứ nhất là quan hệ giữa người được bảo lãnh và người nhận bảo lãnh (người

thụ hưởng) trong hợp đồng thương mại, hợp đồng vay nợ hay đấu thầu Đây là hợpđồng đóng vai trò cốt yếu và là cơ sở cho việc xây dựng hai hợp đồng còn lại

Thứ hai là quan hệ giữa người được bảo lãnh và ngân hàng phát hành bảo lãnh

trong hợp đồng cung cấp dịch vụ hay tài trợ giữa khách hàng và ngân hàng

Thứ ba là quan hệ giữa người thụ hưởng và ngân hàng phát hành bảo lãnh thể

hiện qua cam kết bảo lãnh của ngân hàng đối với khách hàng của mình (người đượcbảo lãnh)

Như vậy các hợp đồng được hình thành xuất phát từ những mối quan hệ giữacác đối tượng riêng biệt, đồng thời do được chi phối bởi các mục đích khác nhau nêntính pháp lý cũng như quyền lợi của các bên liên quan hoàn toàn mang tính độc lập.Mặc dù giữa các hợp đồng đều có sự ràng buộc theo quan hệ liên đới, mỗi hợp đồngvừa là nguyên nhân vừa là kết quả của nhau, song ngân hàng với vai trò là người cungcấp dịch vụ và cam kết thanh toán sẽ phải thự hiện nghiệp vụ bảo lãnh của mình trên

cơ sở độc lập về quyền và nghĩa vụ riêng biệt trong hai hợp đồng

Bảo lãnh ngân hàng là một hoạt động ngoại bảng

Bảo lãnh ngân hàng là một hoạt động ngoại bảng nhưng lại được quản lý như một nghiệp vụ tín dụng

Bản chất của bảo lãnh là một hình thức tài trợ thông qua uy tín Khi phát hành mộtcam kết bảo lãnh, bảng cân đối tài sản của ngân hàng không hề bị thay đổi Do vậy,nghiệp vụ bảo lãnh được coi là một hoạt động ngoại bảng Tuy nhiên, trong trườnghợp bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng theo các điều khoản được nghi trong camkết bảo lãnh, ngân hàng buộc phải sử dụng nguồn vốn của mình để thực hiện nghĩa vụbảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh Nếu bên được bảo lãnh chưa hoàn trả ngay chongân hàng, ngân hàng sẽ cấp một khoản tín dụng bắt buộc cho bên được bảo lãnh Khi

đó, nghiệp vụ bảo lãnh sẽ tác động đến bảng cân đối tài sản của ngân hàng, ảnh hưởngđến khả năng thanh khoản và các chỉ tiêu tài chính của ngân hàng Bởi vây, tuy là một

Trang 10

hoạt động ngoại bảng, bảo lãnh vẫn phải được giám sát và quản lý một cách chặt chẽnhư các hình thức cấp tín dụng khác.

Bảo lãnh ngân hàng mang tính quốc tế và nội địa

So với nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ trong thập niên 30, hoạt độngbảo lãnh chỉ mới được áp dụng từ giữa những năm 60 bắt đầu từ thị trường nội địa củaHoa Kỳ Tuy nhiên, từ năm 1970, bảo lãnh đã được sử dụng rộng rãi trong giao dịchquốc tế như là một công cụ đảm bảo hữu hiệu góp phần thúc đẩy mậu dịch giữa cácnước Các đối tác làm ăn ở các quốc gia khác nhau thường sử dụng nghiệp vụ bảo lãnhcủa ngân hàng như là một hình thức đảm bảo, hạn chế các rủi ro thường gặp do sựthiếu thông tin, sự khác biệt về không gian, văn hoá, tôn giáo hay do những biến động

về môi trường chính trị và xã hội khác nhau Hàng loạt các quy chế quốc tế về bảolãnh như URCG 325 (1978), URDG 458 (1992) lần lượt xuất hiện, góp phần đảm bảoviệc áp dụng thống nhất các tập quán trên trên cơ sở bình đẳng của các bên liên quan

Cùng với sự phát triển của bảo lãnh quốc tế thì bảo lãnh cũng ngày càng phổbiến trong thị trường nội địa vì tính đa dạng của nó Nếu như tín dụng thư chỉ được sửdụng trong lĩnh vực thương mại như là một phương tiện thanh toán an toàn cho cả haiphía, thì bảo lãnh thư là một công cụ được sử dụng rất năng động, có thể đáp ứng cácnhu cầu về thương mại và phi thương mại, tài chính và phi tài chính Tại Việt Namhiện nay, hoạt động bảo lãnh đã thực sự phát huy lợi thế của mình trong mạng lướigiao dịch đang diễn ra trên khắp đất nước Nghiệp vụ bảo lãnh rất thông dụng khôngchỉ trong hoạt động ngân hàng (bảo lãnh trả nợ vay, bảo lãnh rut quá số dư…) mà còntrong các giao dịch ở mọi lĩnh vực khác như trong lĩnh vực xây dựng (bảo lãnh dựthầu, bảo lãnh duy tu), thuế (bảo lãnh trả thuế), hoặc hải quan (bảo lãnh hàng tạmnhập, tái xuất hay tạm xuất tái nhập)

3.Chức năng của bảo lãnh ngân hàng

Chức năng phòng ngừa rủi ro

Đây là chức năng cơ bản của nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng Xuất phát từ sự thiếu tintưởng lẫn nhau giữa các đối tác, sự rủi ro do khách quan cũng như chủ quan, do đó bảolãnh ngân hàng có chức năng là công cụ bảo đảm cho các giao dịch diến ra.Tuy nhiênchức năng này không hoàn toàn trùng khớp với chức năng phòng ngừa rủi ro trong

Trang 11

hoạt động bảo hiểm Điều này được thể hiện rõ nét trong mục đích và hình thức củabảo lãnh Bảo lãnh ngân hàng không bù đắp toàn bộ thiệt hại khi có rủi ro mà nó chỉtrước hết tạo ra sự đảm bảo tín nhiệm giữa các đối tác trong giao dịch và cam kết đền

bù ở một mức độ cụ thể được ghi trong thư bảo lãnh

Chức năng đảm bảo pháp lý

Đây chính là mục tiêu và là chức năng tối quan trọng của nghiệp vụ bảo lãnh,

đó là cung cấp một sự đảm bảo cho người thụ hưởng, không chỉ là bảo đảm về thanhtoán mà còn bảo đảm việc thực hiện hợp đồng và nhờ đó đảm bảo sự công bằng vềquyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng: trong mối quan hệ dân sự cũng nhưkinh tế, ai không thực hiện nghĩa vụ của mình thì người đó phải chịu hậu quả phátsinh Bảo lãnh tạo lập sự đảm bảo về nghĩa vụ tài chính và phi tài chính., trong đónghĩa vụ tài chính đó là người đi vay phải trả nợ cho ngân hàng theo hợp đồng tíndụng, người mua phải trả tiền hàng cho người bán, chủ công trình phải trả tiền thi côngcho nhà thầu… còn nghĩa vụ phi tài chính đó là người bán phải giao hàng theo hợpđồng thương mại cho người mua hay nghĩa vụ nhà thầu phải thực hiện đúng tiến độxây dựng

Như vậy có thể nói bảo lãnh ngân hàng thực chất là hình thức đảm bảo pháp lýtrong giao dịch chứ không hoàn toàn chỉ mang chức năng thanh toán Đặc biệt các thưbảo lãnh dùng trong hợp đồng thi công, hợp đồng bảo hành sản phẩm, dự thầu côngtrình… là những thoả thuận không mang tính chất mua bán hay thanh toán Với chứcnăng đảm bảo pháp lý này, bảo lãnh có tác dụng đem lại sự tín nhiệm cũng như an tâmcho các nhà cung cấp vốn, nhà tài trợ trong giao dịch với đối tác

Chức năng thúc đẩy

Trong nghiệp vụ bảo lãnh, ngân hàng chỉ đứng ra đảm bảo cho việc thực hiệnnghĩa vụ của các doanh nghiệp, tức là chức năng đảm bảo pháp lý Và như vậy, bảnthân các doanh nghiệp sẽ tự mình quyết định cách thức thực hiện các nghĩa vụ đó, tínhtoán sao cho có hiệu quả cũng như phải chịu trách nhiệm trước những hành vi vi phạmcủa mình Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của n gười xin bảo lãnh,buộc họ và các bên có liên quan phải nỗ lực trong việc thực hiện đúng các nghĩa vụtheo yêu cầu của hợp đồng Mặt khác, ngay cả đối với người được thụ hưởng bảo lãnh,

Trang 12

họ sử dụng bảo lãnh chỉ như là một công cụ để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng củaNgười được bảo lãnh, hạn chế rủi ro nên cho dù họ có quyền yêu cầu ngân hàng pháthành bảo lãnh thanh toán khi người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng, nhưng về thựcchất trước và sau khi ký kết, người thụ hưởng vẫn luôn mong muốn người được bảolãnh thực hiện đúng theo hợp đồng chứ không trông chờ vào một khoản bồi hoàn tàichính từ phía ngân hàng phát hành bảo lãnh Nên chức năng đảm bảo thực hiện hợpđồng của bảo lãnh thường được thực hiện hơn chức năng đảm bảo tài chính.

Chức năng tài trợ

Chức năng này được thể hiện rõ nét trong việc cấp bảo lãnh cho người xin bảolãnh Không phải bất cứ yêu cầu bảo lãnh nào cũng được ngân hàng chấp nhận, nó cònphụ thuộc và nhiều điều kiện cụ thể Do đó bảo lãnh ngân hàng có chức năng tài trợgián tiếp để các doanh nghiệp có đủ điều kiện thực hiện các giao dịch, được nhận cáckhoản tiền ứng trước, nhận được các khoản tín dụng hàng hoá và tín dụng tiền tệ Bêncạnh đó, do bảo lãnh chủ yếu được sử dụng trong các hợp đồng thi công và thậm chímột số hợp đồng buôn bán lớn, có tính phức tạp như các hợp đồng bảo lãnh liên quanđến các công trình xây dựng lớn, hay các mua bán vật tư, thiết bị sản xuất theo phươngthức trả chậm với các đối tác quốc tế Hầu hết các hợp đồng này đều đòi hỏi phải cómột khoảng thời gian dài mới hoàn tất Nên Người được bảo lãnh sẽ gặp nhiều rủi ro

và gặp nhiều rủi ro về tài chính, cho nên khi một ngân hàng đứng ra phát hành bảolãnh thanh toán hay bảo lãnh hoàn tiền ứng trước, bảo lãnh vay vốn cho Người đượcbảo lãnh đồng nghĩa với việc ngân hàng cung cấp một công cụ tài trợ, giúp Ngườiđược bảo lãnh có được khoản tài trợ ngắn hạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Sự tài trợ này cũng có thể được cung cấp trực tiếp do uy tín và quan hệ lâu dàicủa khách hàng với ngân hàng, hoặc do sự chỉ định của chính phủ để doanh nghiệp cóthể thực hiện được các dự án lớn, phát triển các ngành mũi nhọn trong toàn bộ cơ cấunền kinh tế

4.Vai trò của bảo lãnh

4.1 Đối với ngân hàng

Bảo lãnh ngân hàng ra đời làm phong phú hơn hoạt động kinh doanh của ngânhàng, là một trong những dịch vụ hiện đại được các ngân hàng thương mại không

Trang 13

ngừng hoàn thiện, mở rộng và phát triển đáp ứng được các yêu cầu tổng hợp cũng nhưtính đặc thù cao của nền kinh tế Ngày nay, bảo lãnh ngân hàng đã trở thành mộtnghiệp vụ chủ yếu của các ngân hàng thương mại trên thế giới.

Từ khi ra đời và trong quá trình phát triển của mình, bảo lãnh ngân hàng luôn

cố gắng phát huy đầy đủ vai trò và các chức năng quan trọng của mình Chính vì thế,ngày nay nghiệp vụ bảo lãnh được coi là một trong các công cụ kiểm soát hữu hiệu,điều tiết nền kinh tế quốc dân nói chung và ngành ngân hàng nói riêng Bản thân cácngân hàng thương mại ngày nay không còn xem bảo lãnh đơn thuần là tín dụng giántiếp mà là một nghiệp vụ đem lại cho ngân hàng các lợi ích thiết thực sau:

Thu phí dịch vụ

Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh để thu phí dịch vụ theo phần trăm tínhtrên doanh số bảo lãnh Ngân hàng có thể thu phí một lần đối với các khoản bảo lãnhngắn ngày như bảo lãnh dự thầu, hoặc thu hàng quý đối với các khoản bảo lãnh dàingày như bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Nguồn vốn từ khoản ký quỹ

Luật pháp bắt buộc muốn được bảo lãnh thì khách hàng phải ký quỹ bảo lãnh.Khoản này sẽ được gửi vào tài khoản phong toả tại ngân hàng bảo lãnh trong suốt thờigian bảo lãnh, cho nên đối với ngân hàng thì đây là nguồn vốn khá ổn định mà thôngthường là được quy định không phải trả lãi

Lãi cho vay ký quỹ

Do thông thường tiền khách hàng phải ký quỹ tại ngân hàng để được bảo lãnh

là khá lớn nên trong đó có thể có một phần là vốn tự có của khách hàng và phần lớn làkhách hàng phải thế chấp tài sản để vay tiền ký quỹ bảo lãnh nên ngân hàng có thể vừacho vay ký quỹ tương đối an toàn, lại vừa thu được lãi vay

Hoạt động an toàn

Nội dung của thư bảo lãnh thường có các điều kiện ràng buộc rõ ràng và minhbạch, do đó ngân hàng có thể đảm bảo hoạt động của mình diễn ra an toàn, ràng buộckhách hàng xin bảo lãnh phải thực hiện các dịch vụ thanh toán đồng thời thu được phídịch vụ cho ngân hàng

4.2 Đối với doanh nghiệp

Trang 14

Đối với bên được hưởng bảo lãnh

Bảo lãnh có tác dụng đảm bảo cho doanh nghiệp an tâm khi tham gia vào cácgiao dịch, đặc biệt là giao dịch quốc tế, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian vàchi phí, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh Đồng thời bảo lãnh cũng đảm bảo bù đắp thiệthại nhanh nhất khi có rủi ro Trong giao dịch bảo lãnh, người được hưởng bảo lãnhluôn được ưu tiên thanh toán theo yêu cầu đầu tiên

Đối với bên xin bảo lãnh

Trước hết bảo lãnh tạo điều kiện cho doanh nghiệp có đủ tư cách tham gia đấuthầu hoặc thực hiện hợp đồng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bảolãnh ngân hàng còn giúp doanh nghiệp tìm được nguồn vốn để mua sắm trang thiết bị,công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo cơ hội mở rộng thị trường ra nướcngoài qua hoạt động thương mại quốc tế

Hơn nữa, để được ngân hàng đồng ý bảo lãnh, doanh nghiệp phải có chế độhạch toán kế toán minh bạch, tình hình tài chính lành mạnh, vì ngân hàng coi việc cấpbảo lãnh như một hình thức cấp tín dụng và doanh nghiệp phải thoả mãn những điềukiện nhất định Bảo lãnh ngân hàng có vai trò thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao hiệuquả sản xuất, có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ của mình theo hợp đồng

II.PHÂN LOẠI BẢO LÃNH NGÂN HÀNG

1 Theo mối quan hệ giao dịch

1.1 Bảo lãnh trực tiếp

Bảo lãnh trực tiếp là loại bảo lãnh trong đó ngân hàng phát hành cam kết khônghuỷ ngang, trực tiếp trả tiền cho người thụ hưởng hay nói cách khác chịu mọi tráchnhiệm và nghĩa vụ trực tiếp đối với người nhận bảo lãnh Bảo lãnh trực tiếp thườngđược ngân hàng người xin bảo lãnh phát hành Trong trường hợp người nhận bảo lãnh

ở một nước khác, bảo lãnh sẽ được thông báo qua ngân hàng đại lý tại nước sở tại củangân hàng phát hành Ngân hàng này chỉ đóng vai trò là ngân hàng thông báo vàchuyển nội dung thư bảo lãnh chứ không được coi là ngân hàng thanh toán, khôngchịu trách nhiệm về nội dung thư bảo lãnh và các tranh chấp phát sinh nếu có sau này

Trang 15

Sơ đồ 1: Bảo lãnh trực tiếp

Trường hợp đặc biệt của phương thức bảo lãnh trực tiếp là bảo lãnh phát hành tráiphiếu Ngân hàng phát hành cũng có nghĩa vụ trực tiếp với công ty thực hiện pháthành trái phiếu nhưng người yêu cầu bảo lãnh và người thụ hưởng là một Ngânhàng và công ty phát hành trái phiếu sẽ ký kết hợp đồng bảo lãnh thanh toán quatrái phiếu đối với người mua Nếu công ty không thu đủ số tiền cần huy động tronglần phát hành trái phiếu, ngân hàng sẽ bù đắp Loại hình bảo lãnh này hiện đangđược sử dụng phổ biến và thông dụng không chỉ trong giao dịch tại thị trường nộiđịa mà cả trong giao dịch quốc tế Tuy nhiên, bảo lãnh trực tiếp dễ gây rủi ro dokhoảng cách xa xôi và thủ tục đòi tiền phức tạp

1.2 Bảo lãnh gián tiếp

Bảo lãnh gián tiếp là một bảo lãnh mà trong đó ngân hàng bảo lãnh đã pháthành bảo lãnh theo chỉ thị của một nhân hàng trung gian phục vụ cho người được bảolãnh dựa trên một bảo lãnh khác gọi là bảo lãnh đối ứng Người được bảo lãnh khôngchịu trách nhiệm bồi hoàn trực tiếp cho ngân hàng phát hành mà chính ngân hàngtrung gian chịu trách nhiệm bồi hoàn Cũng tương tự như bảo lãnh trực tiếp, ngân hàngphát hành bảo lãnh có thể thông báo trực tiếp tới người hưởng thụ hay thông qua mộtngân hàng thông báo

Ngân hàng thứ nhất (hay còn gọi là ngân hàng chỉ dẫn) đồng ý phát hành mộtthư bảo lãnh theo chỉ thị của người xin bảo lãnh đến ngân hàng thứ hai thụ hưởng,

Ngân hàng phát hành(Issuing bank)

Bên thụ hưởng(Beneficiary)

Bên được bảo lãnh(Principal)

Ngân hàng Thông báo(Advising bank)

Thông báo

(1) Hợp đồng

thương mại

(2) Yêu cầu phát hành bảo lãnh

Bảo lãnh

(3) cam kết

bảo lãnh

Trang 16

đồng thời chỉ thị cho ngân hàng thứ hai (ngân hàng phát hành bảo lãnh trực tiếp) pháthành thư bảo lãnh cho người thụ hưởng Quan hệ giữa ngân hàng thứ nhất và ngânhàng thứ hai cũng tương tự như quan hệ giữa ngân hàng thứ nhất và người được bảolãnh Trong hình thức bảo lãnh này, ngân hàng thứ hai là ngân hàng cam kết đảm bảotrực tiếp và chịu nghĩa vụ tài chính với người nhận bảo lãnh Người hưởng không đượcquyền và không phải đòi tiền tại ngân hàng chỉ thị mà là tại ngân hàng phát hành.

Khi nhận được đòi tiền, ngân hàng phát hành thanh toán cho người thụ hưởng

và thu lại số tiền này từ tài khoản của ngân hàng chỉ thị theo cam kết trong bảo lãnhđối ứng

Sơ đồ 2: Bảo lãnh đối ứng

Bảo lãnh đối ứng được sử dụng chủ yếu trong trường hợp Bên thụ hưởng làngười nước ngoài, Ngân hàng phát hành là ngân hàng đại lý của Ngân hàng chỉ thị tạiquốc gia của Bên thụ hưởng Bảo lãnh đối ứng cũng được sử dụng khi Ngân hàng pháthành là do Bên thụ hưởng chỉ định, nhưng lại không có quan hệ với Bên được bảolãnh Khi đó, Bên được bảo lãnh có thể yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hànhmột bảo lãnh đối ứng cho Ngân hàng phát hành

(Principal)

Ngân hàng Thông báo(Advising bank)

Thông báo

(1) Hợp

đồng thương mại

Bảo lãnh

(4)Cam

kết bảo lãnh

Ngân hàng chỉ thị

(Instructing bank)

(2) Yêu cầu phát hành

(3) Bảo lãnh đối ứng

Trang 17

khi thông báo cho bên thụ hưởng.

Trong trường hợp Bên được bảo lãnh vi phạm các nghĩa vụ đã cam kết, Ngânhàng xác nhận sẽ thay mặt Bên thụ hưởng tiến hành truy đòi đối với Ngân hàng pháthành và Ngân hàng phát hành sẽ bồi thường cho Bên thụ hưởng thông qua Ngân hàngxác nhận Nếu Ngân hàng phát hành không thực hiện được nghĩa vụ bảo lãnh thì Ngânhàng xác nhận phải thực hiện thay và coi đây là một khoản cho vay bắt buộc đối vớiNgân hàng phát hành

Sơ đồ 3: Xác nhận bảo lãnh

Với xác nhận bảo lãnh, Bên thụ hưởng sẽ được đảm bảo chắc chắn hơn bằng uy tín

và khả năng tài chính của hai ngân hàng: Ngân hàng phát hành và Ngân hàng xácnhận Xác nhận bảo lãnh chủ yếu áp dụng trong trường hợp Bên thụ hưởng thiếuthông tin về Ngân hàng phát hành hoặc khó khăn trong việc trực tiếp thực hiệnquyền truy đòi

2 Theo tính chất bảo đảm

2.1 Bảo lãnh vô điều kiện

Bảo lãnh vô điều kiện hay còn gọi là bảo lãnh theo yêu cầu là dạng bảo lãnh cótính chất độc lập với các giao dịch khác, kể cả hợp đồng là cơ sở để bảo lãnh được

phát hành Do vậy, nó được goi theo thuật ngữ chung là Independent Guarantee.

Người phát hành bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ của mình ghi trong bảo lãnh ngay

Ngân hàng phát hành (Issuing bank)

Bên thụ hưởng(Beneficiary)

Bên được bảo lãnh

(Principal)

Ngân hàng Xác nhận(Confirming bank)

(4) Xác

nhận bảo lãnh và thông báo

(1) Hợp

đồng thương mại

(2) Yêu

cầu phát hành bảo lãnh

(3) Tư bảo

lãnh

Trang 18

khi nhận được yêu cầu (first demand, on demand) thông qua việc xuất trình một số

chứng từ do người nhận bảo lãnh hay còn gọi là người thụ hưởng bảo lãnh phát hành,

mà không được viện dẫn bất kỳ một lý do chủ quan hay khách quan nào Loại bảo lãnhnày thường được sử dụng rất phổ biến vì sự thuận tiện và lợi thế cho người thụ hưởng

và phù hợp với tập quán và thông lệ giao dịch của ngân hàng thương mại trên thế giới.Tuy nhiên, cũng vì vậy mà nó có một nhược điểm là có thể xảy ra gian lận, thậm chílừa đảo nếu người thụ hưởng là đối tác không trung thực gian dối do việc đòi bồithường mang tính chủ quan

2.2 Bảo lãnh có điều kiện

Theo hình thức bảo lãnh này thì người hưởng thụ bảo lãnh nếu muốn được bồithường thiệt hại thì phải xuất trình chứng từ của phía thứ ba hoặc của toà án chứng minh sự

vi phạm nghĩa vụ hợp đồng của người được bảo lãnh Do có những điều kiện xác lậpchứng từ như vậy nên bảo lãnh có điều kiện về bản chất rất tương đồng với nghiệp vụ bảohiểm, theo đó người được bảo hiểm phải xuất trình các chứng từ chứng minh sự tổn thất thìmới được bồi thường Mặc dù các điều kiện này gây khó khăn cho người thụ hưởng doviệc bồi thường không được thực hiện ngay, mà phải qua các thủ tục pháp lý khác nhưngphía người được bảo lãnh và ngân hàng phát hành lại hài lòng vì nó đảm bảo tính kháchquan Tuy nhiên, quan trọng và có ý nghĩa hơn là nó có tác dụng ngăn ngừa tối đa sự gianlận hoặc lừa đảo của phía người nhận bảo lãnh, điều có thể xảy ra và đã xảy ra trên thế giới

và ngay cả ở Việt Nam

Do tính chất kém linh hoạt và không phù hợp với thông lệ giao dịch của ngânhàng nên bảo lãnh có điều kiện ít được sử dụng trong nghiệp vụ ngân hàng Người tacho rằng dạng bảo lãnh này không đúng với bản chất của bảo lãnh theo đúng nghĩa của

nó mà thuộc kiểu bảo đảm trong lĩnh vực bảo hiểm Bảo lãnh có điều kiện hiện nay chỉđược sử dụng nhiều ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi và rất ít được ưa chuộng tại Châu

Âu Một số nước khác thì chấp nhận dạng bảo lãnh được pha trộn tính chất của hai loạibảo lãnh vô điều kiện và bảo lãnh có điều kiện, miễn rằng các bên chấp nhận và ngânhàng đồng ý phát hành

3 Theo tính hiệu lực của bảo lãnh

Trang 19

Theo tính hiệu lực của bảo lãnh, bão lãnh được chia thành bảo lãnh theo món,bảo lãnh theo hạn mức và bảo lãnh tuần hoàn:

- Bảo lãnh theo món là bảo lãnh do ngân hàng phát hàng theo hợp đồng bảo

lãnh ký kết từng lần Theo đó hợp đồng bảo lãnh chỉ có hiệu lực một lần duy nhất Bảolãnh theo món thường được áp dụng đối với khách hàng không có nhu cầu được bảolãnh thường xuyên

- Bảo lãnh theo hạn mức là bảo lãnh do ngân hàng phát hành theo hợp đồng bảo

lãnh hạn mức đã được ký kết áp dụng trong một thời gian nhất định Khi có nhu cầuđược bảo lãnh, khách hàng chỉ cần trình các giấy tờ cần thiết và ký kết với ngân hàngmột hợp đồng bảo lãnh nhỏ căn cứ theo hợp đồng bảo lãnh chính Bảo lãnh theo hạnmức được áp dụng với những khách hàng có nhu cầu bảo lãnh thường xuyên, chủ yếu

là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp xây lắp

- Bảo lãnh tuần hoàn là loại bảo lãnh ngân hàng mà hiệu lực và giá trị của nó tự

động lặp lại sau một khoảng thời gian nhất định Bảo lãnh tuần hoàn được áp dụng chủyếu với những khách hàng có nhu cầu bảo lãnh với giá trị ổn định theo một chu kỳnhất định ví dụ như bảo lãnh thanh toán để nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sảnxuất…

4 Theo tính chất chuyển nhượng

Theo tính chất chuyển nhượng của bảo lãnh, có hai loại: bảo lãnh có thể chuyểnnhượng và bảo lãnh không thể chuyển nhượng:

- Bảo lãnh có thể chuyển nhượng là loại bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh có thể

chuyển quyền thụ hưởng cho một đối tượng khác không giới hạn

- Bảo lãnh không thể chuyển nhượng là loại bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh

không được chuyển quyền thụ hưởng cho đối tượng khác

Tính chất chuyển nhượng của bảo lãnh phải được quy định rõ ngay khi pháthành bảo lãnh

5 Theo đối tượng bảo lãnh

Cách phân loại này dựa trên tính chất của hợp đồng cơ sở giữa người được bảolãnh và người thụ hưởng bảo lãnh

5.1 Bảo lãnh dự thầu

Trang 20

Đây là cam kết của của tổ chức tín dụng với bên mời thầu, để bảo đảm nghĩa vụtham gia dự thầu của khách hàng Trường hợp, khách hàng phải nộp phạt do vi phạmquy định đấu thầu mà không nộp hoặc không nộp đầy đủ tiền phạt cho bên mời thầu

thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay

Bảo lãnh dự thầu thường có giá trị 1%-5% giá trị hợp đồng với điều kiện thanhtoán là theo yêu cầu (on demand) Nếu người dự thầu hoạt động ở nước ngoài, chủcông trình sẽ yêu cầu bảo lãnh dự thầu gián tiếp Người thụ hưởng bảo lãnh (chủ côngtrình) sẽ có quyền đòi tiền khi người dự thầu vi phạm cam kết dự thầu, ngay cả trườnghợp người dự thầu không cung cấp bảo lãnh thực hiện hợp đồng sau khi ký hợp đồng

5.2 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu:

Trong hoạt động xuất nhập khẩu quốc tế, đây là cam kết của ngân hàng với bênnhận bảo lãnh, bảo đảm việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàngtheo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh Trường hợp khách hàng vi phạm hợpđồng và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiệnkhông đầy đủ thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu thanh toán bảo lãnh : khôngthực hiện đúng tiến độ giao hàng, hay tiến độ xây dựng công trình và ngân hàng sẽthanh toán thay

Hiện nay bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu được sử dụng rất phổbiến tại Việt Nam do trong giao dịch thương mại, người mua nước ngoài lo ngại phíaViệt Nam không giao hàng hoặc giao hàng không đúng thời hạn quy định trong hợpđồng Bên cạnh đó, trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới thìnhu cầu đối với bảo lãnh dự thầu cũng ngày càng tăng do ngày càng nhiều các doanhnghiệp Việt Nam cũng như nước ngoài tham gia đấu thầu các công trình mang tầm cỡquốc gia và quốc tế

5.3 Bảo lãnh thanh toán trong hoạt động xuất nhập khẩu

Đây là cam kết của ngân hàng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ thực hiện nghĩa

vụ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặcthực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn Ngân hàng camkết sẽ chi trả tiền thi công công trình, phí sửa chữa thiết bị, tiền thuê máy móc, chuyêngia, công nghệ hay tiền bán hàng hoá, tiền gia công cho người nhận bảo lãnh

Trang 21

Bảo lãnh thanh toán thường có những điều kiện trả tiền mang tính khách quanhơn là các bảo lãnh vô điều kiện khác Nó yêu cầu người hưởng phải xuất trình hoáđơn bán hàng cho người mua và có thể được xác thực bởi một bên thứ ba như hải quancửa khẩu Thông thường bảo lãnh thanh toán bằng 100% giá trị hợp đồng Thời hạnhiệu lực của bảo lãnh thanh toán do các bên tự thoả thuận, thường kết thúc khi việcthanh toán hoàn tất Thời hạn và giá trị của bảo lãnh thanh toán có thể giảm dần theotiến độ thanh toán cho người hưởng.

5.4 Bảo lãnh vay vốn

Đây là cam kết của ngân hàng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ trả nợ thay chokhách hàng trong trường hợp khách hàng không trả hoặc không trả đầy đủ, đúng hạn

nợ gốc và lãi đối với bên nhận bảo lãnh ngay khi bên này có yêu cầu

Bảo lãnh vay vốn mang tính rủi ro cao cho ngân hàng bảo lãnh nên việc thực hiệnchúng rất phức tạp và đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng về phía ngân hàng Ngân hàng cần phảixem xét đến tính khả thi của dự án vay vốn, các điều kiện về tài sản cầm cố, thế chấp, mức

ký quỹ phù hợp Có trường hợp ngân hàng bảo lãnh có thể yêu cầu ký quỹ dến 100% giátrị thư bảo lãnh Thời hạn hiệu lực do các bên tự thoả thuận Giá trị bảo lãnh có thể gồm cả

nợ gốc lẫn lãi tuỳ thuộc yêu cầu của bên cho vay

5.5 Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước

Đây là cam kết của ngân hàng với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụhoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảolãnh Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải hoàn trả tiền ứng trước màkhông hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ thì ngân hàng sẽ thực hiện thay

Bảo lãnh này chỉ có hiệu lực khi hợp đồng cơ sở đã được thực hiện Thời hạncủa bảo lãnh thường gắn liền với thời hạn của hợp đồng cơ sở và giá trị bảo lãnh có thểgiảm dần theo kỳ hạn trả nợ hoặc tiến độ giao hàng

Bảo lãnh trả nợ vay thường được thực hiện trong hệ thống các ngân hàngthương mại Việt Nam hay giữa các ngân hàng trong nước và nước ngoài nhằm mụctiêu luôn đảm bảo nguồn tài trợ cho Việt Nam được hoàn trả đủ và đúng hạn

Trang 22

6 Các loại bảo lãnh khác

6.1 Thư tín dụng dự phòng

Thư tín dụng dự phòng là loại tín dụng chứng từ hoặc một thoả thuận tương tự,

dù được gọi hay miêu tả thế nào, theo đó ngân hàng cam kết với người thụ hưởng sẽtrả một khoản tiền mà người yêu cầu mở tín dụng thư đã thanh toán hoặc ứng trước,hay thanh toán một khoản nợ của người mở, hoặc bồi thường những thiệt hại do người

mở không thực hiện được nghĩa vụ của mình

6.2 Bảo lãnh vận đơn

Mục đích của bảo lãnh này là nhằm bảo vệ những người có quyền lợi chínhđáng trước sự lợi dụng vận đơn Trị giá bảo lãnh thường từ 100%-150% giá trị hànghoá để có thể bù đắp thiệt hại phát sinh Bảo lãnh vận đơn gồm hai loại chính:

- Loại thứ nhất: người xuất khẩu là người đề nghị phát hành bảo lãnh Ngânhàng sẽ cam kết với nhà nhập khẩu bồi thường mọi thiệt hại phát sinh đối với ngườinày do việc vận hơn gốc không được xuất trình hoặc xuất trình không kịp thời

- Loại thứ hai: người nhập khẩu là người đề nghị phát hành bảo lãnh Ngânhàng cam kết với người vận tải sẽ chịu bồi thường mọi thiêt hại nếu hàng hoá đượcgiao không có chứng từ cho một người không có quyền nhận hàng, do chứng từ thấtlạc hoặc đến chậm hơn tàu, hoặc chủ hãng vận tải được uỷ nhiệm nhận hàng không cóchứng từ

6.3 Bảo lãnh sai sót chứng từ nhờ thu

Mục đích của loại bảo lãnh này là nhằm đền bù thiệt hại trong khuôn khổphương thức thanh toán nhờ thu do việc xuất trình giấy tờ, chứng từ không phù hợphoàn toàn với những điều khoản của hợp đồng mua bán hoặc số lượng chứng từ thiếukhông được bổ sung

6.4 Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm

Là cam kết của của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc kháchhàng thực hiện đúng các thoả thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã kýkết với bên nhận bảo lãnh Trường hợp khách hàng vi phạm chất lượng sản phẩm và

Trang 23

phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy

đủ thì ngân hàng sẽ thực hiện thay

6.5 Bảo lãnh hối phiếu

Là cam kết của ngân hàng sẽ trả tiền cho người hưởng lợi khi hối phiếu đến hạntrả tiền mà người được bảo lãnh không thực hiện các trách nhiệm về tài chính củamình như đã quy định Với hình thức bảo lãnh này phải ghi rõ nội dung và kèm theochữ ký của người đại diện đứng ra bảo lãnh Ngân hàng chịu trách nhiệm đến mức nhưtrách nhiệm của người được bảo lãnh đối với bên thụ hưởng trừ khi ngân hàng đã quyđịnh trong hối phiếu

6.6 Bảo lãnh thuế quan

Trong nhiều trường hợp hàng hoá được nhập khẩu vào một nước nào đónhằm mục đích trưng bày tại triển lãm hay tham dự hội chợ trong một khoảng thờigian xác định rồi sẽ tái xuất Hay trong trường hợp một công ty thi công cần nhập khẩumáy móc vào một nước nào đó để thi công nhưng sau khi thi công xong lại xuất khẩumáy móc đó về bản quốc Những hàng hoá hay máy móc đó theo quy định của hảiquan các nước thì sẽ không phải nộp thuế xuất nhậnp khẩu Do vậy, hải quan nước màhàng hoá đó được tạm nhập, tái xuất sẽ yêu cầu chủ hàng phải có một bảo lãnh nhằmđảm bảo rằng nếu quá thời hạn đăng ký mà hàng hoá hay máy móc đó không tái xuấtthì hải quan sẽ có quyền yêu cầu Người bảo lãnh thanh toán tiền thuế nhập khẩu vàtiền phạt

Trang 24

lãnh hay không Có các loại thoả thuận giữa ngân hàng và nhà phát hành chứng khoán

là: cam kết làm hết sức mình (best effort), cam kết hoặc là mua hết hoặc là không mua

gì hết (all or none), cam kết sẵn sàng hỗ trợ (stand by).

III.NỘI DUNG CỦA BẢO LÃNH NGÂN HÀNG

Tổ chức tín dụng kiểm tra các tài liệu, nếu phù hợp với cam kết bảo lãnh thìthực hiện nghĩa vụ bảo lãnh Sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, tổ chức tín dụng yêucầu khách hàng thực hiện việc bồi hoàn theo các bước sau:

Đối với trường hợp bảo lãnh thông thường

- Tổ chức tín dụng bảo lãnh thông báo cho khách hàng kèm các tài liệu liên quan,yêu cầu khách hàng hoàn trả số tiền mà tổ chức tín dụng đã trả thay

- Sau khi nhận được thông báo của tổ chức tín dụng khách hàng có nghĩa vụ hoàntrả nợ hoặc có văn bản xác nhận nợ với tổ chức tín dụng về số tiền mà tổ chứctín dụng đã trả thay Sau 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, nếu kháchhàng chưa hoàn trả, hoặc chưa có văn bản xác nhận nợ thì tổ chức tín dụng hạchtoán ghi nợ cho khách hàng ( ngày hạch toán ghi nợ là ngày tổ chức tín dụng đãthực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho khách hàng) Khách hàng phải chịu lãi suất nợquá hạn do các bên thỏa thuận nhưng không quá 150% lãi suất trong hợp đồnggiữa khách hàng và bên nhận bảo lãnh ( trong trường hợp bảo lãnh vay vốn)hoặc lãi suất cho vay ngắn hạn mà tổ chức tín dụng đang thực hiện, kể từ ngày

tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với số tiền đã trả thay

Trang 25

- Trường hợp vì lý do khách quan như thiên tai, hỏa hoạn, những khó khăn tàichính tạm thời và những lý do khách quan khác hoặc việc trả nợ cho bên nhậnbảo lãnh không phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh, khách hàng chưa thựchiện được nghĩa vụ đúng hạn đối với bên nhận bảo lãnh Trên cơ sở đề nghị củakhách hàng trong văn bản xác nhận nợ, tổ chức tín dụng có thể xem xét định lại

kỳ hạn trả nợ và áp dụng lãi suất cho vay thông thường đối với số tiền mà tổchức tín dụng đã trả thay

- Tổ chức tín dụng bảo lãnh có quyền thực hiện các biện pháp như phát mại tàisản bảo đảm, trích tài khoản của khách hàng ( nếu có thỏa thuận trước), khởikiện ra cơ quan pháp luật và các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm khác theo quyđịnh tại Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ và cácvăn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định này để thu hồi số tiền đã trả thay

Đối với trường hợp bảo lãnh đối ứng

Sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng, bên phát hành bảo lãnh đối ứng cóquyền yêu cầu khách hàng hoàn trả cho mình số tiền bên phát hành bảo lãnh đối ứng

đã trả cho tổ chức tín dụng bảo lãnh Trình tự thực hiện việc hoàn trả nợ hoặc nhận nợgiữa bên phát hành bảo lãnh đối ứng và khách hàng thực hiện tương tự như đối với bảolãnh thông thường

Đối với trường hợp xác nhận bảo lãnh

Sau khi bên xác nhận bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay cho bên đượcxác nhận bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được xác nhận bảolãnh hoàn trả cho mình số tiền bên xác nhận bảo lãnh đã thanh toán cho bên nhận bảolãnh Trình tự thực hiện việc hoàn trả nợ hoặc nhận nợ của bên được xác nhận bảolãnh đối với bên xác nhận bảo lãnh thực hiện tương tự như đối với bảo lãnh thôngthường

Việc bảo lãnh chấm dứt trong các trường hợp sau:

- Nghĩa vụ bảo lãnh được tổ chức tín dụng bảo lãnh thực hiện đầy đủ

- Nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt theo quy định của pháp luật

Trang 26

- Bên được bảo lãnh đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với bên nhận bảolãnh.

- Bên nhận bảo lãnh đồng ý hủy bỏ bảo lãnh theo các quy định của pháp luật

- Việc bảo lãnh được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác do các bên thỏathuận

- Thời hạn của bảo lãnh đã hết hiệu lực trong trường hợp bảo lãnh có quy đinh vềthời hạn hiệu lực của bảo lãnh

- Tổ chức tín dụng bảo lãnh chấm dứt hoạt động thì nghĩa vụ bảo lãnh được thựchiện theo quy định của pháp luật có liên quan

Ngoài ra cần lưu ý xử lý trong một số trường hợp sau:

- Đối với trường hợp tổ chức tín dụng bảo lãnh cho một nghĩa vụ mà nhiều kháchhàng cùng tham gia thực hiện thì các bên tham gia có trách nhiệm hoàn trả nợhoặc nhận nợ với tổ chức tín dụng theo tỷ lệ tương ứng với phần nghĩa vụ củamình trong nghĩa vụ chung Nếu một trong các bên tham gia không thực hiệnđược phần nghĩa vụ của mình thì tổ chức tín dụng có quyền yêu cầu bất kỳ bênnào trong số các bên tham gia phải thực hiện phần nghĩa vụ đó

Trường hợp chỉ một tổ chức tín dụng trong số nhiều tổ chức tín dụng đồng bảo lãncho một nghĩa vụ của khách hàng được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnhcủa mình thì những tổ chức tín dụng khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh củamình nhưng không phải chịu trách nhiệm về phần nghĩa vụ bảo lãnh của tổ chức tíndụng được miễn

2 Nội dung của thư bảo lãnh

Tuỳ thuộc vào từng loại bảo lãnh mà nội dung của bảo lãnh phải được diễn đạtnhằm nêu bật nghĩa vụ của người bảo lãnh và quyền của người nhận bảo lãnh, đồngthời nó còn phụ thuộc vào biểu mẫu của từng ngân hàng, hoặc tập quán của từng quốcgia, từng khu vực trên thế giới, hay theo qui định quốc gia của ngân hàng phát hành.Tuy nhiên, nhìn chung các phần của nội dung bảo lãnh được sắp xếp tương đối giốngnhau, thể hiện thông lệ vốn có trong giao dịch bảo lãnh, cụ thể:

Trang 27

1 Tên gọi của bảo lãnh, số tham chiếu, ngày phát hành

2 Tên, địa chỉ của ngân hàng phát hành

Tên, địa chỉ của người thụ hưởng

3 Đối tượng được bảo lãnh: Hợp đồng cơ sở, ngày của hợp đồng và các chi tiếtliên quan khác

4 Tên và địa chỉ của người uỷ nhiệm bảo lãnh

5 Cam kết của ngân hàng bảo lãnh

6 Giá trị của bảo lãnh

7 Thời hạn của bảo lãnh: Ngày có giá trị, ngày và nơi hết hiệu lực của bảo lãnh

8 Những diễn đạt có tính đặc thù của bảo lãnh hoặc các điều khoản về thuế, phí

9 Điều kiện thanh toán: thủ tục và chứng từ đòi tiền

10 Yêu cầu hoàn trả bảo lãnh cho ngân hàng phát hành

11 Luật hoặc qui tắc áp dụng

Trang 28

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

I.TỔNG QUAN VỀ EXIMBANK

1 Quá trình ra đời và phát triển của Eximbank

Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT củaChủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân Hàng Xuất Nhập KhẩuViệt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những ngân hàng thương mại

cổ phần đầu tiên của Việt Nam

Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990 Ngày 06/04/1992,Thống Đốc Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phépNgân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng

VN tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân Hàng Thương Mại Cổ PhầnXuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank),gọi tắt là Vietnam Eximbank Đến tháng 12 năm 2006 vốn điều lệ của Eximbank là1.870.124.000.000 đồng VN Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bànhoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP Hồ Chí Minh và 29 Chinhánh, phòng giao dịch được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, vàTP.HCM Đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 640 ngân hàng ở trên 65 quốc gia trênthế giới

Năm 1991 và năm 1992 được Ngân Hàng Nhà Nước và Bộ Tài Chính tín nhiệmgiao thực hiện một phần chương trình tài trợ không hoàn lại của Thụy Điển cho cácđơn vị Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu

Năm 1993, Vietnam Eximbank được chọn để thực hiện chương trình viện trợ

của chính phủ Thụy Sĩ, và bản thân ngân hàng cũng nhận được một phần viện trợ từ

chương trình này Ngân hàng cũng đã tham gia vào hệ thống thanh toán bù trừ điện tử

của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam

Năm 1995, Vietnam Eximbank là thành viên Hiệp hội các định chế tài trợ pháttriển khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ADFIAP), được Ngân Hàng Nhà Nước

Trang 29

chọn là ngân hàng đầu mối tham gia chương trình hàng đổi hàng với Indonesia theoBản ghi nhớ giữa Bộ Thương Mại Việt Nam với Phòng Thương Mại và Công Nghiệpnước cộng hòa Indonesia và cũng được chọn là 1 trong 6 ngân hàng Việt Nam thamgia thực hiện Dự án hiện đại hoá ngân hàng (Bank Modernization Project) do NgânHàng Nhà Nước Việt Nam tổ chức với sự tài trợ của Ngân Hàng Thế Giới Ngân hàngcũng đã được hai tổ chức thẻ tín dụng lớn nhất thế giới là Master Card International vàVisa International chấp nhận làm thành viên chính thức (principal member)

Năm 1998 được CHASE MANHATTAN BANK (US) New York tặng giảithưởng “1998 Best Services Quality Award”

Năm 2005, ngân hàng được nhận cúp vàng top ten sản phẩm uy tín chất lượng

cho sản phẩm hỗ trợ du học trọn gói do Cục sở hữu trí tuệ và Hội sở hữu trí tuệ côngnghiệp Việt Nam, Trung tâm Công nghệ thông tin & tư vấn quản lý QVN cùng báo

điện tử Saigon News hợp tác tổ chức Tháng 11/2005, Eximbank là ngân hàng đầu tiên

tại Việt Nam phát hành thẻ thanh toán Quốc tế mang thương hiệu Visa Debit

Tháng 01/2006, đã vinh dự được nhận bằng khen do ngân hàng Standard

Chartered Bank trao tặng về chất lượng dịch vụ điện thanh toán quốc tế (chất lượngdịch vụ tốt nhất trong lĩnh vực thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán viễn thông liênngân hàng) và nhận giải cúp vàng thương hiệu Việt trong cuộc bình chọn CÚP VÀNGTOPTEN THƯƠNG HIỆU VIỆT (lần thứ 2) do Mạng Thương Hiệu Việt kết hợp cùngHội sở hữu công nghiệp Việt Nam hợp tác tổ chức

Tháng 04/2006, Eximbank đạt giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam

2005” do độc giả của Thời Báo Kinh tế Việt nam bình chọn Quy trình đánh giá và lựachọn được Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp cùng Cục xúc tiến Thương Mại tổchức

Bước sang năm 2007, trong bối cảnh nhiều cơ hội và thách thức đan xen, ngânhàng xác định đây sẽ là năm bản lề tăng tốc phát triển đối với tất cả các lĩnh vực hoạtđộng, tạo tiền đề cho sự phát triển và hội nhập sau này Và vào tháng 8/2007, một sựkiện được coi là “chấn động” trong cộng đồng ngân hàng Việt Nam, khi mà Eximbank

đã chọn được đối tác chiến lược là Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC),một trong số ít Tập đoàn ngân hàng lớn nhất của Nhật Bản và thế giới, đã khẳng địnhnhững nỗ lực phấn đấu của toàn bộ cán bộ công nhân viên ngân hàng với mục tiêu làm

Trang 30

thế nào để Eximbank trở thành một ngân hàng có tầm cỡ không chỉ trong nước mà còntrong khu vực.

2 Hoạt động tín dụng

2.1 Tổng nguồn vốn kinh doanh và vốn huy động

Đặc điểm nổi bật nhất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng xuất nhậpkhẩu trong vài năm qua là tổng nguồn vốn kinh doanh liên tục tăng nhanh và ổn định.Nếu như cuối năm 2004, tổng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng chỉ đạt con số là8.268 tỷ VNĐ thì bước sang năm 2005 con số này đã tăng 3.101 tỷ (37,50%); cuốinăm 2006, ngân hàng đã có tổng số vốn kinh doanh lên tới 11.369 tỷ VNĐ, tăng37,51% so với năm 2005 Đặc biệt trong năm 2007, tổng nguồn vốn kinh doanh củangân hàng đạt 31.689 tỷ VNĐ, tăng 83% so với năm 2006 Sỡ dĩ có được kết quả tíchcực trên là do ngân hàng đã nghiêm túc triển khai các giải pháp cho vay hiệu quả, tăngtrưởng nhưng vẫn luôn đảm bảo an toàn tín dụng

Đóng góp lớn trong mức tăng ổn định của tổng nguồn vốn kinh doanh là tổngvốn huy động của ngân hàng cũng liên tục tăng theo thời gian

Bảng 1: Tình hình nguồn vốn của Eximbank qua các năm

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Eximbank qua các năm)

Tổng vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế của Eximbank trong năm 2007đạt 24.913 tăng gần 85% so với năm 2006, trong đó huy động từ doanh nghiệp đạt7.015 tỷ, cá nhân đạt 17.898 tỷ đồng

2.2 Hoạt động tín dụng

Tính đến cuối năm 2007, tổng dư nợ đạt 18.700 tỷ, tăng 83% so với năm 2006, Chiếm

tỉ trọng khoảng hơn 50% tổng tài sản hiện có của Eximbank

Trang 31

Dư nợ cho vay doanh nghiệp năm 2007 đạt 11078 tỷ đồng, trong đó cho vaydoanh nghiệp nhà nước đạt 989 tỷ đồng, chiếm khoảng 5% tổng dư nợ cho vay, chovay đối với các doanh nghiệp khác là 10077 tỷ đồng, chiếm 54% tổng dư nợ cho vay.

Với chính sách đẩy mạnh cho vay tiêu dùng cá nhân, đa dạng hoá sản phẩm tíndụng cá nhân đã góp phần làm cho hoạt động tín dụng bán lẻ của Eximbank khôngngừng phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, đặc biệt tại Hà Nội và thành phố HồChí Minh Cho vay cá nhân đạt 7600 tỷ đồng, tăng 49% so với đầu năm Tỷ lệ dư nợcho vay cá nhân chiếm tỉ trọng 41% trong tổng dư nợ cho vay; trong đó: dư nợ cho vay

cá nhân thuần tuý đạt khoảng 4600 tỷ đồng, dư nợ cho vay cầm cố là 2400 tỷ đồng, dư

nợ chiết khấu thẻ tiết kiệm đạt hơn 500 tỷ đồng

Bên cạnh yếu tố tăng trưởng, ngân hàng luôn chú trọng đến công tác kiểm soátchặt đồng thời chú trọng cải tiến nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, duy trì cơcấu tín dụng an toàn và hiệu quả nhằm hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh, đẩymạnh cho vay vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tài trợ xuất nhập khẩu, mở rộng hạnmức tín dụng đối với khách hàng có uy tín và đã có thời gian hợp tác lâu dài, thay đổi

cơ cấu tổ chức hướng tới khách hàng, triển khai nghiệp vụ xuất khẩu trọn gói nhằm tạođiều kiện tăng trưởng tín dụng gắn kết với tăng trưởng tài trợ và thanh toán xuất nhậpkhẩu Nhờ đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ được kiểm soát ở mức 0,8%, thấp hơn sovới chuẩn quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam Hoạt động tín dụng tăngtrưởng khá và an toàn cũng góp phần thúc đẩy các hoạt động dịch vụ kinh doanh ngoại

tệ và thanh toán xuất nhập khẩu

Bảng 2: Tình hình cho vay vốn của Eximbank qua các năm

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Eximbank các năm 2006, 2007)

3 Hoạt động kinh doanh đối ngoại

Trang 32

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh vàng và thanh toán quốc tế là những mảngnghiệp vụ thế mạng của Eximbank Đây là một trong số ít các ngân hàng thương mạiđược phép thực hiện thí điểm nghiệp vụ Option giữa ngoại tệ và VNĐ, và cũng là ngânhàng thương mại duy nhất được phép thực hiện thí điểm nghiệp vụ mua bán ngoại tệmặt theo tỉ giá thoả thuận Bên cạnh đó, nhờ áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro hiệuquả cũng như chính sách tỷ giá linh hoạt, cạnh tranh mà mà Eximbank đã đạt được cáckết quả khả quan Trong năm 2007, doanh số mua bán ngoại tệ đạt 13.310 triệu USD,tăng khoảng 50% so với năm 2006, trong đó, doanh số bán ngoại tệ - VNĐ đạt 7,1 tỷUSD, tăng 42% so với năm 2006; thu nhập kinh doanh ngoại tệ trong năm đạt 51,06 tỷđồng Đối với hoạt động kinh doanh vàng, doanh số mua bán vàng trong năm 2007 đạt3.072 ngàn lượng, tăng 144,6% so với năm 2006 (1.256 ngàn lượng); thu nhập từ hoạtđộng kinh doanh vàng đạt 80,34 tỷ đồng, tăng 138% so với năm 2006 (33,76 tỷ đồng).

Từ giữa năm 2006, ngân hàng đã triển khai thêm hai sản phẩm mới là kinh doanh vàng

kỳ hạn và quyền chọn vàng, góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của kháchhàng, đến nay đã có hơn 1000 hợp đồng kỳ hạn quyền chọn vàng với hơn tổng giá trị130.653 lượng Với lợi thế kinh doanh ngoại tệ, ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầungoại tệ, ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu ngoại tệ mặt đa dạng của khách hàng vớimạng lưới gần 900 ngân hàng đại lý ở các quốc gia, doanh số kiều hối đạt 556.73 triệuUSD, tăng 34,6% so với năm 2006

Hoạt động thanh toán quốc tế cũng là thế mạnh truyền thống của Eximbank từtrước đến nay Tổng doanh số thanh toán quốc tế năm 2007 đạt khoảng 2.600 triệuUSD, tăng khoảng 16% so với năm 2006 Trong đó thanh toán hàng xuất khẩu đạt456,4 triệu USD, tăng 23% so với năm 2006, doanh số thanh toán hàng nhập khẩu đạt1.575 triệu USD, tăng 66% so với năm 2006 Doanh số thanh toán phi mậu dịch đạt

587 triệu USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái Với bề dày kinh nghiệm vàchuyên môn trong lĩnh vực thanh toán quốc tế cùng với đội ngũ cán bộ nhân viên cótrình độ, chuyên môn sâu, luôn sẵn sàng phục vụ, hướng dẫn tư vẫn cho khách hàng.Chính vì thế ngân hàng luôn nhận được đánh giá cao về chuyên môn, chất lượng dịch

vụ thanh toán quốc tế, đặc biệt là công tác tư vấn hiệu quả cho khách hàng

4 Các hoạt động khác

Trang 33

Với lợi thế là một trong những ngân hàng đầu tiên của Việt Nam là thanh viên chínhthức của tổ chức thẻ Visa và MasterCard quốc tế, Eximbank đã phát hành thẻ tín dụngquốc thế Eximbank Visa, MasterCard, và thẻ ghi nợ quốc tế Eximbank Visa Debit bêncạnh thẻ nội địa Eximbank Card Số lượng thẻ phát hành trong năm 2007 đạt 23.684thẻ, thẻ Visa Debit đạt13.779 thẻ, thẻ Eximbank Card là 27.275 thẻ Doanh số thanhtoán thẻ quốc tế trong năm 2007 đạt hơn 85 triệu USD, tăng 73% so với năm 2006.Doanh số giao dịch qua máy ATM đạt 783 tỷ đồng

Về hoạt động đầu tư tài chính, năm 2007, ngân hàng đã có tổng số dư tiền gửitrên thị trường liên ngân hàng là 3.392 tỷ đồng, thu lãi 177.23 tỷ đồng Để đa dạng hoádanh mục đầu tư và tận dụng thời cơ, đầu năm 2007, ngân hàng đã thành lập phòngĐầu tư tài chính nhằm đưa nguồn vốn vào sử dụng với mức sinh lợi cao Tổng danhmục đầu tư công cụ tài chính qua các loại trái phiếu chính phủ, trái phiếu đô thị, cổphiếu đến cuối năm 2007 đạt 1.970 tỷ đồng Trong đó, số vốn dùng để đầu tư chochứng khoán được phân bổ 9,73% cho đầu tư cổ phiếu và chứng chỉ quỹ phần còn lạiđược phân bổ vào danh mục các loại trái phiếu

Hoạt động quản lý rủi ro cũng được ngân hàng quan tâm đúng mức.Eximbank đã thành lập Uỷ ban quản lý tài sản Nợ quá hạn Có (ALCO) để xây dựngcác hạn mức, giới hạn trong hoạt động kinh doanh, làm cơ sở để ban hành các công cụquản trị rủi ro khá hữu hiện Ngân hàng cũng đang kiện toàn hệ thống xử lý trung tâm,triển khai mở rộng hệ thống ứng dụng xử lý nghiệp vụ lõi đến toàn bộ các chi nhánh,phòng giao dịch trong hệ thống để đảm bảo tính đồng bộ của một kênh cung cấp sảnphẩm dịch vụ qua toàn bộ mạng lưới các điểm giao dịch, đẩy mạnh đầu tư phát triển

hệ thống IT nhằm mở rộng và hoàn thiện các kênh phân phối điện tử và phát triển cácphương tiện thanh toán ngân hàng hiện đại như thẻ thông minh, thanh toán quaInternet, điện thoại di động

II.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG EXIMBANK

1 Quy chế đối với hoạt động bảo lãnh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của Eximbank

1.1 Đối tượng bảo lãnh

Trang 34

Đối tượng được bảo lãnh trong hoạt động xuất nhập khẩu của ngân hàng

Eximbank bao gồm:

- các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đang hoạt động trên lãnhthổ Việt Nam

- các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động tại Việt Nam

- hợp tác xã và các tổ chức khác có đủ điều kiện hoạt động theo điều 94 BộLuật dân sự

- Các tổ chức kinh tế nước ngoài tham gia các hợp đồng hợp tác kinh doanh

Những đối tượng bị hạn chế không đựơc Eximbank xem xét bảo lãnh bao

1.2 Hình thức bảo lãnh và các loại bảo lãnh

Các hình thức bảo lãnh chủ yếu trong hoạt động xuất nhập khẩu của ngân hàng Eximbank bao gồm:

- Thư bảo lãnh ( Letter of Guarantee hoặc Standby L/C): được sử dụng trong cáctrường hợp bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh vay vốn phục vụ cho hoạt độngkinh doanh quốc tế

- Mở L/C trả chậm (Deferred L/C): thường được áp dụng trong bảo lãnh vayvốn phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu trong đó Bên cho vay chính làbên bán thiết bị nước ngoài hoặc bên tài trợ cho Bên bán thiết bị nướcngoài

- Ký bảo lãnh trên Hối phiếu (Bill of Exchange) hoặc giấy nhận nợ(Promissory notes): thường được áp dụng trong bảo lãnh vay vốn phục vụcho hoạt động xuất nhập khẩu

1.3 Điều kiện bảo lãnh

Trang 35

Điều kiện bảo lãnh của Eximbank phù hợp với các quy định trong Quy chế bảolãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định 26/2006/QĐ-NHNN.

Điều kiện chung

- Có tư cách pháp nhân, thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam

- Hoạt động kinh doanh có lãi

- Có hợp đồng liên quan đến việc bảo lãnh

- Không có nợ quá hạn đối với ngân hàng, không có nợ quá hạn với nước ngoài,không có nợ thuế với ngân sách nhà nước tại thời điểm xin bảo lãnh

- Có bảo đảm hợp pháp cho bảo lãnh theo yêu cầu của ngân hàng: có đủ tài sảnthế chấp hợp pháp hoặc được bảo lãnh bằng tài sản thế chấp hợp pháp của bên thứ ba.Tài sản thế chấp là các động sản, bất động sản Riêng đối với các doanh nghiệp nhànước, việc sử dụng tài sản hình thành bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước để thế chấpphải được cơ quan tài chính cung cấp (chủ sở hữu, đại diện) đồng ý bằng văn bản.Theo quy định mới hiện hành thì tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận việc ápdụng hay không áp dụng các biện pháp đảm bảo tài cho bảo lãnh tuỳ thuộc vào đặcđiểm của tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính và uy tín của khách hàng

- Có yêu cầu bảo lãnh của bên cho vay

Điều kiện riêng

- Trường hợp bảo lãnh vay vốn XNK, Bảo lãnh thanh toánXNK, ngoài các qui

định tại Điều kiện chung, khách hàng cần có thêm các điều kiện sau:

• Có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, bảo lãnh, thanh toán

• Có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất/kinh doanh khả thi, hiệu quả khi đềnghị bảo lãnh vay vốn

• Đáp ứng các điều kiện đối với khách hàng vay vốn được qui định tại bảnHướng dẫn của ngân hàng về Quy chế cho vay đối với khách hàng

• Trong trường hợp vay vốn nước ngoài, khách hàng phải thực hiện đúng cácqui định của pháp luật về quản lý vay và trả nợ nước ngoài

+ Khoản vay xin bảo lãnh phải nằm trong tổng hạn mức vay vốn nước ngoàiđược chính phủ phê duyệt và được ngân hàng nhà nước chấp thuận bằng văn bản

Trang 36

+ Có hợp đồng vay vốn nước ngoài trong đó phải ghi rõ các điều kiện cụ thể vềlãi suất, thời hạn vay, thời gian ân hạn và ngày trả nợ cuối cùng, điều kiện rút vốn vàhình thức bảo lãnh.

+ Có đề án khả thi về sử dụng vốn vay và trả nợ nước ngoài được cấp chủ quảnchấp nhận

- Trường hợp phát hành bảo lãnh thực hiện hợp đồng XNk, bảo lãnh bảo đảmchất lượng sản phẩm XNK, ngoài các điều kiện qui định chung, ngân hàng sẽ xem xét:mức độ tín nhiệm; khả năng tài chính; năng lực chuyên môn; biện pháp bảo đảm chobảo lãnh hoặc ký quỹ để quyết định phát hành bảo lãnh

- Riêng đối với khách hàng ký quỹ tương đương 100% trị giá bảo lãnh và cácchi phí cần thiết, khách hàng chỉ cần đáp ứng điều kiện qui định tại điều kiện chung

1.4 Phí bảo lãnh

Mức phí do 2 bên thoả thuận, mức tối đa không quá 2%/ năm tính trên số tiềncòn đang được bảo lãnh, mức phí tối thiểu là 300.000 đồng Ngoài ra, có thể thanhtoán một số chi phí hợp lý khác liên quan theo thoả thuận bằng văn bản của 2 bên

Phí bảo lãnh được ngân hàng tính theo công thức sau:

Phí bảo lãnh = Trị giá bảo lãnh x mức phí bảo lãnh x thời gian bảo lãnh/360 ngàyTrong đó:

Trị giá bảo lãnh: số tiền ngân hàng nhận bảo đảm thanh toán

Thời gian bảo lãnh: thời gian thư bảo lãnh có hiệu lực

Theo mức biểu phí dịch vụ ngân hàng áp dụng đối với khách hàng giao dịchngoại tệ tại Eximbank, mức phí bảo lãnh được quy định như sau:

Bảng 3: Biểu phí của nghiệp vụ bảo lãnh

b Ký quỹ dưới 100% hoặc miễn ký quỹ Tối thiểu 20 USD

Trang 37

1.a

- Trị giá chưa ký quỹ (Phí thu tròn 1/2 tháng)

Bảo đảm bằng thẻ tiết kiệm, GTCG do Eximbank phát hành 0,20%/quý

Bảo đảm bằng thẻ tiết kiệm, GTCG của Ngân Hàng khác,

c Có Ngân hàng nước ngoài bảo lãnh cho doanh nghiệp 0,066%/tháng

3 Thông báo thư bảo lãnh của Ngân hàng khác 20 USD

4 Thông báo tu chỉnh thư bảo lãnh của Ngân hàng khác 10 USD

5 Sửa đổi thư bảo lãnh

tối thiểu 20 USD

1.5 Thời hạn bảo lãnh

Thời hạn bảo lãnh được xác định căn cứ vào thời hạn thực hiện từng nghĩa vụ

đã được các bên tham gia thoả thuận bằng văn bản, nhưng phải phù hợp với các vănbản quy định của nhà nước về điều lệ, trình tự, quy chế xuất nhập khẩu…

1.6 Đồng tiền sử dụng trong bảo lãnh

Là đồng tiền được quy định trong hợp đồng hoặc văn bản thoả thuận giữa bênđược bảo lãnh và bên thụ hưởng bảo lãnh Eximbank nhận bảo lãnh bằng ngoại tệtrong trường hợp các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu

1.7 Phạm vi bảo lãnh

Trang 38

Phạm vi bảo lãnh là nghĩa vụ tài chính của Bên được bảo lãnh mà Bên bảo lãnhcam kết thực hiện thay Eximbank chỉ thực hiện bảo lãnh đối với các nghĩa vụ sau:

- Nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi vay và các chi phí có liên quan đến khoản vay

- Nghĩa vụ thanh toán tiền mua vật tư, hàng hoá, máy móc, thiết bị và các khoảnchi phí để khách hàng thực hiện các dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh, dịch

vụ đời sống, đầu tư phát triển

- Nghĩa vụ thanh toán các khoản thuế, các nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước

- Nghĩa vụ khác khi tham gia thực hiện hợp đồng theo các quy định của phápluật

Số dư bảo lãnh của ngân hàng đối với một khách hàng không được vượt quá 180 tỷ(tương đương với 15% vốn tự có của Eximbank) Trường hợp yêu cầu bảo lãnh vượt quá

180 tỷ, ngân hàng thực việc đồng bảo lãnh theo quy định của pháp luật

Các chi nhánh chỉ được phát hành bảo lãnh trong phạm vi mức phán quyết đãđược Tổng Giám đốc Eximbank Việt Nam uỷ quyền phê duyệt Trường hợp vượt mứcphán quyết, chi nhánh phải có tờ trình trình Hội sở

1.8 Bảo đảm cho bảo lãnh

Căn cứ vào đặc điểm của tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính và

uy tín của khách hàng, Eximbank và khách hàng thoả thuận áp dụng hoặc không ápdụng các biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh Các hình thức bảo đảm cho bảo lãnh baogồm: ký quỹ, cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh của bên thứ ba và các biệnpháp bảo đảm khác theo quy định của pháp luật

1.9 Thẩm quyền ký bảo lãnh

Theo quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh của các ngân hàng ban hành kèm theoquyết định 26/2006/QĐ-NHNN của thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam ra ngày26/6/2006 về quy chế bảo lãnh ngân hàng, tổng giám đốc hoặc phó tổng giám đốc làngười ký bảo lãnh và có thể uỷ quyền cho giám đốc các chi nhánh ngân hàng tỉnh,thành phố thay mình ký bảo lãnh trong phạm vi nhất định và phải chịu trách nhiệm vềviệc làm của người được uỷ quyền.Việc uỷ quyền phải được thực hiện bằng văn bản

và người được uỷ quyền không được phép uỷ quyền lại cho người khác

1.10 Quỹ bảo lãnh

Trang 39

Quỹ bảo lãnh được lập ra để sử dụng trong trường hợp bên được bảo lãnhkhông trả được nợ đến hạn cho bên cho vay thì ngân hàng bảo lãnh phải dùng quỹ bảolãnh để trả thay Nếu ngân hàng bảo lãnh đã sử dụng hết quỹ bảo lãnh để trả thay chomột khoản bảo lãnh mà vẫn không đủ thì phải dùng tiếp vốn kinh doanh để trả, đồngthời thực hiện các chế tài tín dụng và quy định của pháp luật để thu hồi số tiền trả thay

và tiền cho vay bắt buộc

Quỹ bảo lãnh của Eximbank được xác định căn cứ vào số vốn được phép sửdụng kinh doanh (gồm cả VNĐ và ngoại tệ) và mục tiêu kinh doanh của từng thời kỳquý, năm

Trường hợp đến hạn khách hàng được bảo lãnh không trả được nợ, ngân hàngnhận bảo lãnh phải trả thay, chi nhánh ngân hàng nhận bảo lãnh phải trích quỹ bảolãnh của mình đang có tại trung tâm điều hành để trả thay Nếu còn thiếu phải dùngvốn kinh doanh tại chi nhánh hoặc xin vốn điều hoà nội bộ Trung tâm điều hànhkhông dùng vốn đã ký quỹ bảo lãnh của toàn hệ thống cho chi nhánh trong trường hợptrả thay đó

1.11 Trách nhiệm của các bên tham gia bảo lãnh

Bên xin bảo lãnh

Khách hàng có nhu cầu bảo lãnh phải gửi đến ngân hàng đơn xin bảo lãnh vàcác tài liệu có liên quan theo quy định Sau khi được chấp thuận, khách hàng làm thủtục giao nộp tài sản thế chấp cho Eximbank Tài sản thế chấp bảo lãnh phải đáp ứng đủcác điều kiện sau:

- Đối với tài sản là bất động sản: phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu (bảngốc), có chứng nhận của cơ quan công chứng nhà nước, có thể chuyển nhượngđược dễ dàng

- Đối với các trái phiếu, tín phiếu: phải còn thời hạn thanh toán, người phát hành

là các tổ chức có tín nhiệm, có thể chuyển nhượng được dễ dàng, thuộc quyềnthụ hưởng của doanh nghiệp xin bảo lãnh

- Đối với vàng, đá quý: phải được kiểm định bởi ngân hàng bảo lãnh hoặc cơquan chuyên môn do ngân hàng bảo lãnh chỉ định Doanh nghiệp xin bảo lãnh

tự đóng gói, niêm phong, có sự chứng kiến của ngân hàng bảo lãnh trước khigiao cho ngân hàng bảo lãnh

Trang 40

Trong thời gian bảo lãnh, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm giữ gìn, bảo quảnnhững tài sản thế chấp được tiếp tục quản lý hay sử dụng, nếu bị mất mát, hư hỏng thì phảihoàn toàn chịu trách nhiệm Trường hợp tài sản thế chấp là các chứng từ có giá hết hạntrước thời hạn bảo lãnh thì doanh nghiệp phải đổi tài sản đủ tiêu chuẩn để thế chấp Nếukhông đủ tài sản thế chấp để thay thế thì doanh nghiệp được bảo lãnh phải chịu phạt vớimức bằng 1%/tháng tính trên giá trị tài sản thế chấp còn thiếu.

Đồng thời doanh nghiệp được bảo lãnh còn phải:

- Cung cấp đầy đủ, chính xác và trung thực các tài liệu và các thông tin theo yêucầu của ngân hàng bảo lãnh;

- Thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh;

- Thanh toán đầy đủ và đúng hạn phí bảo lãnh cho ngân hàng theo thoả thuận;

- Trường hợp ngân hàng bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ cho người bảo lãnhthì doanh nghiệp phải làm giấy nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng số tiền ngân hàng

đã trả thay, bao gồm cả gốc, lãi và các chi phí trực tiếp phát sinh từ việc thực hiệnnghĩa vụ bảo lãnh Trong trường hợp chưa hoàn trả được cho ngân hàng, bên nợ phảichịu lãi suất phạt đối với khoản nợ ngân hàng đã trả thay, tối đa bằng 150% lãi suấttrong hợp đồng vay vốn giữa khách hàng và bên nhận bảo lãnh (trường hợp bảo lãnhvay vốn) hoặc lãi suất cho vay thông thường mà bên bảo lãnh đang áp dụng, kể từngày ngân hàng thực hiện trả thay

- Chịu sự kiểm tra, kiểm soát và báo cáo tình hình hoạt động có liên quan đếngiao dịch bảo lãnh cho ngân hàng

Bên nhận bảo lãnh

Trước hết, ngân hàng cần có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốncủa khách hàng xin bảo lãnh Nếu phát hiện doanh nghiệp vi phạm, tuỳ mức độ ngânhàng có thể lập biên bản yêu cầu khách hàng thực hiện đúng cam kết Nếu khách hàng

vi phạm nghiêm trọng thì ngân hàng có thể rút quyền bảo lãnh và yêu cầu doanhnghiệp trả nợ trước hạn

Khi bảo lãnh lưu giữ tài sản thế chấp, ngân hàng phải có trách nhiệm giữ gìn,bảo quản Nếu để xảy ra tình trạng mất mát, hư hỏng tài sản thế chấp, ngân hàng phảichịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại vật chất Đối với bảo lãnh vay vốn nước ngoài,trước khi đến hạn trả nợ 30 ngày, ngân hàng phải thông báo cho khách hàng biết để

Ngày đăng: 30/03/2015, 09:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1) Đinh Xuân Trình- Giáo trình thanh toán quốc tế - Nhà xuất bản Lao động xã hội- 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thanh toán quốc tế
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động xã hội-2006
2) Học viện Ngân hàng - Giáo trình tín dụng ngân hàng – Nhà xuất bản Thống kê 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tín dụng ngân hàng
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê 2001
3) Học viên Ngân hàng - Quản trị ngân hàng– Nhà xuất bản Thống kê 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị ngân hàng
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê 2001
5) Lê Hồng Tâm, Bàn thêm về vai trò, chức năng của bảo lãnh ngân hàng, Tạp chí 76 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn thêm về vai trò, chức năng của bảo lãnh ngân hàng
6) Lê Hồng Tâm, Các hình thức và nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng, Tạp chí Tài chính - số 4 tháng 7+8/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các hình thức và nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng
7) Lê Hồng Tâm, Nghiệp vụ bảo lãnh - nguồn tài trợ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, Tạp chí Thương mại - Số 26 tháng 7/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ bảo lãnh - nguồn tài trợ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
8) Lê Hồng Tâm, Rủi ro vay vốn ngoại tệ và sự lựa chọn nghiệp vụ bảo lãnh, Tạp chí Thương mại - Số 32 tháng 9/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rủi ro vay vốn ngoại tệ và sự lựa chọn nghiệp vụ bảo lãnh
9) Lê Hồng Tâm, Về thực trạng bảo lãnh tại các NHTM Nhà nước, Tạp chí Ngân hàng - Số Chuyên đề, tháng 6/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về thực trạng bảo lãnh tại các NHTM Nhà nước
10) Luật các Ngân hàng Thương mại và tổ chức tín dụng- Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật các Ngân hàng Thương mại và tổ chức tín dụng
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị Quốc gia
11) Nguyễn Trọng Thuỳ- Bảo lãnh tín dụng dự phòng và những điều luật áp dụng- Nhà xuất bản Thống kê, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo lãnh tín dụng dự phòng và những điều luật áp dụng
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
12) Quy chế bảo lãnh ngân hàng - Ban hành kèm theo Quyết định 26/2006/QĐ- NHNN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế bảo lãnh ngân hàng
13) Trần Bùi Quốc Huệ, Nhận diện rủi ro trong bảo lãnh xây dựng và giải pháp phòng ngừa, Tạp chí Ngân hàng - Số 8 năm 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận diện rủi ro trong bảo lãnh xây dựng và giải pháp phòng ngừa
4) Báo cáo kết quả bảo lãnh và kinh doanh của Eximbank Việt Nam các năm 2002, 2003, 2004, 2005 và 2006 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w