1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội

126 426 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 839,5 KB

Nội dung

Đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO LÃNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1 Tổng quan chung về bảo lãnh ngân hàng 4

1.1.1 Khái niệm bảo lãnh và bảo lãnh ngân hàng 4

1.1.2 Đặc điểm và tính chất của bảo lãnh ngân hàng 6

1.1.3 Chức năng của bảo lãnh ngân hàng 10

1.1.4 Điều kiện cần thiết để thực hiện bảo lãnh của các Ngân hàng thương mại 11

1.2 Nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu của các Ngân hàng thương mại13 1.2.1 Khái niệm 13

1.2.2 Cơ sở ra đời, tồn tại và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu của các Ngân hàng thương mại 14

1.2.3 Vai trò của hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại 16

1.2.4 Các loại hình bảo lãnh xuất nhập khẩu 19

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu của Ngân hàng thương mại 33

1.3.1 Nhân tố khách quan 33

1.3.2 Nhân tố chủ quan 35

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI 37

2.1 Khái quát về Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 37

2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 37

Trang 2

2.2.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Hà

Nội những năm gần đây 43

2.2.3.1 Hoạt động huy động vốn 43

2.2.3.2 Hoạt động tín dụng 46

2.2.3.3 Công tác thanh toán hàng xuất nhập khẩu 48

2.2.3.4 Kinh doanh ngoại tệ 49

2.2.3.5 Công tác kế toán 50

2.2.3.6 Công tác ngân quỹ 51

2.2.3.7 Hoạt động kinh doanh thẻ và dịch vụ ngân hàng 51

2.2 Thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 53

2.2.1 Các văn bản pháp lý về nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đang áp dụng 53

2.2.2 Quy định và quy trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 56

2.2.3 Các quy định về điều kiện thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 60

2.2.4 Các loại hình bảo lãnh xuất nhập khẩu được áp dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 62

2.2.5 Kết quả hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu 63

2.2.5.1 Bảo lãnh trong nước 64

2.2.5.2 Bảo lãnh nước ngoài 71

2.2.5.3 Kết quả bảo lãnh theo các thành phần kinh tế 72

2.2.5.4 Phí bảo lãnh 75

Trang 3

2.3.1 Thành công 78

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 85

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI 96

3.1 Phương hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội trong thời gian tới 96

3.2 Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 98

3.2.1 Về phía Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 98

3.2.2 Một số kiến nghị 107

3.2.2.1 Đối với Chính phủ 107

3.2.2.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 109

3.2.2.3 Đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 110

3.2.2.4 Đối với khách hàng 111

KẾT LUẬN 113 PHỤ LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

Hình 1.2 Sơ đồ bảo lãnh gián tiếp trong ngoại thương 21 Hình 1.3 Sơ đồ xác nhận bảo lãnh 32

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng doanh số phát sinh các loại hình bảo lãnh trong nước giai đoạn 2006 – 2008 66 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu phát sinh các loại bảo lãnh trong nước trong giai đoạn

2006 - 2008 67 Biểu đồ 2.3: Dư nợ bảo lãnh trong nước giai đoạn 2006- 2008 70 Biểu 2.4: Tăng trưởng nguồn phí thu từ hoạt động bảo lãnh giai đoạn 2006

- 2008 76

Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội giai đoạn 2005 – 2008 44 Bảng 2.2 Doanh số bảo lãnh phát sinh theo loại hình bảo lãnh trong giai đoạn 2006-2008 64 Bảng 2.3: Tình hình giải toả bảo lãnh trong nước trong giai đoạn 2006-2008

68

Bảng 2.4: Số dư bảo lãnh theo loại hình bảo lãnh tính đến 31/12 các năm

2006, 2007 và 2008 69 Bảng 2.5: Tình hình bảo lãnh nước ngoài tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội trong giai đoạn 2006 – 2008 71

Trang 5

đoạn 2006-2008 (Đơn vị: Tỷ đồng, 1000USD, 1000EUR) 74 Bảng 2.8: Dư nợ bảo lãnh theo các thành phần kinh tế năm 2007, 2008 75 Bảng 2.9: Phí thu từ hoạt động bảo lãnh giai đoạn 2006 – 2008 76 Bảng 2.10: Bảo đảm bảo lãnh trong giai đoạn 2006 – 2008 77 Bảng 3.1: Doanh số bảo lãnh xuất nhập khẩu năm 2009 97

Trang 6

GDP Gross Domestic Product Tổng thu nhập quốc nội

WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới

Chữ viết tắt tiếng việt

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦUTính tất yếu của đề tài

Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã phát triển nhanh

cả về quy mô và chất lượng Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việcđiều hành chính sách tiền tệ, ổn định tỷ giá, lãi suất và kiềm chế lạm phát, gópphần làm ổn định kinh tế và tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao.Đặc biệt từ sau khi hội nhập WTO, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã mở rộng rấtnhanh và có những đóng góp quan trọng nhất định đối với công cuộc xây dựngđất nước, xây dựng cơ sở hạ tầng quốc gia, chăm lo cho đội ngũ doanh nghiệp,góp phần phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; đặc biệt tronglĩnh vực thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế phát triển ngày càng sâu rộng mở ra nhiều cơ hội pháttriển cho nền kinh tế Các doanh nghiệp ngày càng có nhiều mối quan hệ kinhdoanh thương mại với các doanh nghiệp trên thế giới Hoạt động của các Ngânhàng thương mại cũng ngày càng phát triển theo hướng đa dạng hoá các loạihình dịch vụ Thương mại quốc tế phát triển tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh chocác doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng làm gia tăng thêm nhiều rủi ro Với vaitrò trung gian trong nền kinh tế, các ngân hàng không ngừng đa dạng hoá cácloại hình dịch vụ như tín dụng, thanh toán xuất nhập khẩu, tài trợ thương mại,

….và đặc biệt là dịch vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu

Là một chi nhánh ngân hàng thuộc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam,được sự uỷ quyền của Ngân hàng trung ương, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nộicũng đã triển khai nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu nhằm phục vụ nhu cầu bảolãnh của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu trong điều

Trang 8

kiện hội nhập kinh tế quốc tế Tuy nhiên, vì là một nghiệp vụ còn khá mới nênnghiệp vụ này chưa phát triển tương xứng với nhu cầu của nền kinh tế Trongthời gian thực tập tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội, xét thấy nghiệp vụ bảolãnh xuất nhập khẩu còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu nên em chọn đề tài

“Nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu: Thực trạng và giải pháp phát triển tại

Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực

tập của mình

Mục đích nghiên cứu đề tài

- Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩucủa các Ngân hàng thương mại

- Phân tích, đánh giá kết quả hoạt động của nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhậpkhẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động bảo lãnh xuất nhậpkhẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu tại các Ngânhang thương mại và thực trạng hoạt động của nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩutại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội Từ đó phân tích những thành công, hạn chế

và nguyên nhân của hạn chế để đề ra các giải pháp phát triển

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là trong những năm gần đây, đặc biệt tronggiai đoạn 2006 – 2008

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp và phương pháp so sánhđược sử dụng xuyên suốt trong quá trình làm chuyên đề

Trang 9

Kết cấu của chuyên đề

Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,chuyên đề gồm 3 chương chính như sau:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về bảo lãnh xuất nhập khẩu của các Ngânhàng thương mại

Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoạithương Hà Nội

Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh xuấtnhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội

Trang 10

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO LÃNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Tổng quan chung về bảo lãnh ngân hàng

1.1.1 Khái niệm bảo lãnh và bảo lãnh ngân hàng

Xét trên phạm vi toàn xã hội, hoạt động “bảo lãnh” đang phát triển hết sứcphong phú và đa dạng như bảo lãnh của một tổ chức quốc tế đối với một nước;bảo lãnh giữa công ty mẹ với công ty con; bảo lãnh của nhà nước với doanhnghiệp; bảo lãnh của ngân hàng với cá nhân, doanh nghiệp,…Chúng ta cũngthường nghe nói đến bảo lãnh xuất nhập cảnh, bảo lãnh tạm tha,…Với mỗi lĩnhvực khác nhau, “bảo lãnh” lại có những đặc trưng riêng

Theo điều 362 - Bộ Luật Dân sự Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam, “bảo lãnh” được hiểu là: “Việc người thứ ba (người bảo lãnh) cam kết

với bên có quyền (người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên

có nghĩa vụ (người được bảo lãnh) nếu khi đến hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ ”

Trong lĩnh vực ngân hàng, “bảo lãnh” cũng được hiểu theo nhiều góc độkhác nhau:

Xét về góc độ học thuật, bảo lãnh ngân hàng là một hình thức “Tín

dụng chữ ký – Signature Credit”, là hoạt động sinh lời mà ngân hàng không cần

phải bỏ vốn

Theo Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam quy định: “Bảo lãnh

ngân hàng là một trong các hình thức cung cấp tín dụng , được thực hiện

Trang 11

thông qua sự cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng số tiền đã được trả thay” (Giáo trình thanh toán quốc tế - Học viện Ngân hàng)

 Theo điều 2 – Quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng của Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam: “Bảo lãnh ngân hàng là sự cam kết của ngân hàng

với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay”

 Trong lĩnh vực thương mại quốc tế, bảo lãnh ngân hàng được xemnhư là một loại hình tài trợ ngoại thương với mục đích nhằm phòng ngừa các tổnthất cho người thụ hưởng bảo lãnh trong trường hợp có sự vi phạm nghĩa vụ củabên đối tác có liên quan

Ở Việt Nam hiện nay, khái niệm bảo lãnh ngân hàng được quy định trongQuy chế về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước được sửdụng phổ biến hơn cả

Trong một nghiệp vụ bảo lãnh, thường có ít nhất 3 bên tham gia, đó là:người bảo lãnh, người được bảo lãnh (người xin bảo lãnh) và người thụ hưởngbảo lãnh Quan hệ giữa các bên được quy định bới 3 hợp đồng độc lập nhau: hợpđồng giữa người được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh; hợp đồng giữangân hàng phát hành bảo lãnh và người được bảo lãnh; hợp đồng giữa ngân hàngphát hành bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh

Trang 12

Người bảo lãnh – The Guarantor: Là người dùng uy tín của mình

đứng ra cam kết sẽ chịu trách nhiệm thay cho người được bảo lãnh trong trườnghợp họ không thực hiện đúng hợp đồng với bên hưởng thụ bảo lãnh Trong bảolãnh ngân hàng, người bảo lãnh là ngân hàng với khả năng tài chính và uy tínđược bên thụ hưởng chấp nhận Ngân hàng bảo lãnh có khi chỉ là một ngân hàngphục vụ người xin bảo lãnh (trong trường hợp bảo lãnh trực tiếp); và cũng có khi

là hai ngân hàng tham gia, trong đó một ngân hàng phục vụ người xin bảo lãnh,một ngân hàng phục vụ người thụ hưởng bảo lãnh (trong trường hợp bảo lãnhgián tiếp)

Người xin bảo lãnh hay người được bảo lãnh – The Principal: Là

người yêu cầu để được ngân hàng đứng ra bảo lãnh

Người thụ hưởng bảo lãnh – The Beneficary: Là người được ngân

hàng bảo lãnh thanh toán nếu bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng

1.1.2 Đặc điểm và tính chất của bảo lãnh ngân hàng

Bảo lãnh ngân hàng thực chất là lời hứa thanh toán của ngân hàng đối vớingười thụ hưởng bảo lãnh khi người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thựchiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng Do đó, nó là một công cụ bảo đảm chứkhông phải là một công cụ thanh toán với các đặc điểm như sau:

Tính độc lập tương đối

- Độc lập với hợp đồng “chính”: Quan hệ của các bên khi tham gia vào

một “bảo lãnh ngân hàng” được quy định bởi 3 hợp đồng và các bên trong mỗihợp đồng lại có quyền và nghĩa vụ riêng

+ Hợp đồng thứ nhất: hợp đồng giữa người được bảo lãnh và người thụhưởng bảo lãnh

Trang 13

+ Hợp đồng thứ hai: hợp đồng giữa ngân hàng bảo lãnh và người được bảolãnh.

+ Hợp đồng thứ ba: hợp đồng giữa ngân hàng bảo lãnh và người thụhưởng bảo lãnh

Hợp đồng thứ nhất là gốc để hình thành hợp đồng thứ hai và hợp đồng thứ

ba Hai hợp đồng ra đời sau để phục vụ cho hợp đồng thứ nhất Tuy nhiên, hợpđồng thứ nhất sẽ không được thực hiện đầy đủ nếu hai hợp đồng sau không cógiá trị hiệu lực Mối quan hệ giữa ba loại hợp đồng này là mối quan hệ “nguyênnhân - kết quả” Chúng có mối quan hệ khá logic với nhau nhưng quyền và nghĩa

vụ của mỗi bên trong từng hợp đồng lại không bị ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau

Ngân hàng bảo lãnh thực hiện cam kết của mình dựa vào căn cứ duy nhất,

đó là người thụ hưởng bảo lãnh có thoả mãn đầy đủ các điều kiện bảo lãnh nhưhợp đồng đã ký kết hay không Trách nhiệm thanh toán của ngân hàng bảo lãnhkhông chịu sự chi phối của mối quan hệ giữa ngân hàng bảo lãnh và người đượcbảo lãnh Ngay cả khi người được bảo lãnh bị phá sản, mất khả năng thanh toánhay thiếu nợ ngân hàng, , thì ngân hàng vẫn phải hoàn thành nghĩa vụ thanh toáncủa mình đối với người thụ hưởng Ngân hàng bảo lãnh không liên quan đếnquyền, nghĩa vụ cũng như các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thứ nhất giữangười được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh

Người thụ hưởng bảo lãnh nếu thoả mãn đầy đủ các điều kiện của bảo lãnh

sẽ được ngân hàng bảo lãnh thanh toán mà không bị ngăn cản bởi sự ràng buộcvới người được bảo lãnh trong hợp đồng thứ nhất

Theo quan điểm của các ngân hàng thì tính độc lập với hợp đồng “chính”mang lại nhiều thuận lợi do ngân hàng chỉ xem xét sự phù hợp của các chứng từvới các điều khoản và điều kiện của bảo lãnh

Trang 14

- Phụ thuộc vào các điều kiện của bảo lãnh: theo như phân tích ở

trên,“bảo lãnh ngân hàng” mang tính độc lập, nhưng trên thực tế nó còn phụthuộc vào các điều kiện bảo lãnh: bảo lãnh vô điều kiện hay bảo lãnh có điềukiện

Bảo lãnh vô điều kiện là loại bảo lãnh trong đó quy định người bảo lãnh sẽ bồi thường cho người thụ hưởng khi người thụ hưởng có bản tuyên

bố đầu tiên kèm với một lệnh thanh toán chứng minh rằng người được bảo lãnh đã vi phạm nghĩa vụ quy định trong cam kết mà không cần có sự đồng ý của người được bảo lãnh (Giáo trình Thanh toán quốc tế - Đại học Ngoại

thương Loại bảo lãnh này đảm bảo được tính độc lập của “bảo lãnh ngân hàng”

vì nó không có yếu tố thứ ba trong giao dịch Ngân hàng bảo lãnh không được trìhoãn thanh toán với bất cứ lý do gì liên quan đến hợp đồng gốc Chỉ có ngườithụ hưởng là có lợi thế tuyết đối trong loại bảo lãnh này

Bảo lãnh có điều kiện là loại bảo lãnh mà theo đó người bảo lãnh chỉ bồi thường cho người thụ hưởng khi người thụ hưởng có đủ các chứng từ hay các bằng chứng pháp lý chứng minh mình đã thực hiện những nghĩa vụ

cụ thể, hay chứng minh người được bảo lãnh đã vi phạm nghĩa vụ trong cam kết (Giáo trình Thanh toán quốc tế - Đại học Ngoại thương) Đối với loại bảo

lãnh này, các chứng từ được quy định có thể là các chứng từ do bên thứ ba cungcấp, ví dụ như quyết định của trọng tài, phán quyết của toà án,…Trong trườnghợp này, tính độc lập của giao dịch bảo lãnh bị điều chỉnh Ngân hàng bảo lãnhphải tiến hành kiểm tra các chứng từ gửi đến một cách cẩn thận

“Bảo lãnh ngân hàng” mang tính chất độc lập như vậy nhưng cũng chínhtính chất độc lập này đã làm tăng thêm rủi ro trong một giao dịch bảo lãnh, cụthể là tăng thêm rủi ro phải thanh toán hộ Rõ ràng, nếu là bảo lãnh có điều kiện

Trang 15

thì rủi ro phải thanh toán hộ sẽ nhỏ hơn là bảo lãnh vô điều kiện khi xuất hiện sựkhông trung thực của bên yêu cầu bảo lãnh.

Bảo lãnh là một mối quan hệ nhiều bên, phụ thuộc lẫn nhau

Như ở các phần trên đã đề cập, trong một giao dịch bảo lãnh có ít nhất

là 3 bên tham gia với 3 hợp đồng được ký kết Vì vậy, “bảo lãnh” không phải chỉ

là mối quan hệ giữa hai bên mà là một mối quan hệ được tạo thành trong mốiquan hệ nhiều bên gồm có:

+ Mối quan hệ cơ sở: là mối quan hệ giữa người được bảo lãnh và người

thụ hưởng bảo lãnh Đây là gốc để hình thành các mối quan hệ khác được quyđịnh bởi các điều khoản và điều kiện thoả thuận trong hợp đồng cơ sở Để thựchiện nghĩa vụ của mình, người được bảo lãnh phải có yêu cầu với ngân hàng bảolãnh để ngân hàng phát hành thư lãnh cho người thụ hưởng

+ Mối quan hệ uỷ thác: tuỳ vào chủ thể trong giao dịch bảo lãnh mà có

các mối hệ uỷ thác khác nhau Đó có thể là:

Mối quan hệ giữa ngân hàng phát hành bảo lãnh và ngân hàng đại lýcủa nó hoặc với ngân hàng do người thụ hưởng bảo lãnh chỉ định Mối quan hệnày được hình thành khi các ngân hàng này thực hiện thông báo bảo lãnh tớingười thụ hưởng

Mối quan hệ giữa ngân hàng bảo lãnh và người thụ hưởng (theo hợpđồng thứ hai) Ngân hàng phải thực hiện đúng cam kết nếu người thụ hưởng thựchiện đúng các điều kiện bảo lãnh Và ngược lại, ngân hàng có quyền từ chối khingười thụ hưởng không thoả mãn các điều kiện bảo lãnh

Mối quan hệ giữa ngân hàng phát hành bảo lãnh với ngân hàng xácnhận, ngân hàng thanh toán

Trang 16

Mối quan hệ giữa người thụ hưởng bảo lãnh với ngân hàng xácnhận, ngân hàng thanh toán.

Các mối quan hệ trên độc lập với nhau nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ,tác động lẫn nhau trong quá trình thực hiện một giao dịch bảo lãnh

Tính chất chứng từ

Giao dịch truyền thống của các ngân hàng là dựa trên cơ sở chứng từ, thểhiện rõ nét nhất là trong phương thức tín dụng chứng từ Trong giao dịch bảolãnh, tính chất chứng từ vẫn được thể hiện nhưng với mức độ thấp hơn Ngânhàng bảo lãnh chỉ xem xét bề mặt các chứng từ xuất trình Nếu các chứng từ làphù hợp, ngân hàng buộc phải thanh toán cho người thụ hưởng bảo lãnh Vàngược lại, ngân hàng có quyền từ chối

1.1.3 Chức năng của bảo lãnh ngân hàng

Chức năng pháp lý

Theo yêu cầu của người xin bảo lãnh, ngân hàng phát hành thư bảo lãnhcho người thụ hưởng bảo lãnh hưởng, điều này có nghĩa là người xin bảo lãnh đãthừa nhận nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của mình và bị ràng buộc trách nhiệm vềmặt pháp lý

Chức năng đôn đốc thực hiện hợp đồng

Khi ngân hàng đã phát hành thư bảo lãnh cho người thụ hưởng bảo lãnhhưởng, nếu người xin bảo lãnh không thực hiện đúng hợp đồng, vi phạm cam kếttrong hợp đồng thì người được bảo lãnh phải bồi thường tổn thất cho người thụhưởng bảo lãnh Bảo lãnh ngân hàng đã buộc người xin bảo lãnh thực hiện hợpđồng một cách nghiêm túc để không phải bồi thường Ngân hàng bảo lãnh vớicam kết của mình thường xuyên kiểm tra, giám sát tạo ra một áp lực thực hiệnhợp đồng và giảm thiểu những vi phạm từ phía người xin bảo lãnh

Trang 17

Chức năng bồi thường

Trong trường hợp người được bảo lãnh không thực hiện hợp đỗng hoặcthực hiện không đúng thì người thụ hưởng bảo lãnh sẽ nhận được khoản bồithường cho những thiệt hại phát sinh Nếu người được bảo lãnh mất khả năngthanh toán thì người thụ hưởng vẫn nhận được khoản bồi thường từ ngân hàngbảo lãnh do đã có cam kết trong hợp đồng thứ ba

Công cụ tài trợ

Bảo lãnh ngân hàng là một công cụ tài trợ tài chính cho người được bảolãnh một cách gián tiếp, áp dụng đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng nhập khẩu(người yêu cầu bảo lãnh là người nhập khẩu) Trong một số trường hợp, thôngqua bảo lãnh mà người được bảo lãnh không phải ký quỹ hoặc được ngân hàngứng trước vốn để thực hiện thanh toán cho bên đối tác (chỉ khi nào người đượcbảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ thì ngân hàng mới thực hiện thay) Như vậy,mặc dù không trực tiếp cấp vốn, không phải ngay lập tức dùng vốn để thực hiệnnghĩa vụ, nhưng với việc phát hành thư bảo lãnh, ngân hàng đã giúp khách hàng

hưởng những thuận lợi về ngân quỹ như khi vạy thực sự

1.1.4 Điều kiện cần thiết để thực hiện bảo lãnh của các Ngân hàng thương mại

Các ngân hàng muốn tham gia giao dịch bảo lãnh phải đáp ứng được một

số điều kiện cơ bản sau đây:

Nguồn tài chính vững chắc : Có thể coi đây là điều kiện đầu tiên,

quan trọng nhất đảm bảo cho các ngân hàng có khả năng thực hiện được nghiệp

vụ của mình Sở dĩ như vậy là vì nghiệp vụ bảo lãnh cũng giống như các nghiệp

vụ khác của ngân hàng, luôn luôn tiềm ẩn những rủi ro trong thanh toán Trongtrường hợp người được bảo lãnh mất khả năng thanh toán, ngân hàng phải thực

Trang 18

hiện thanh toán cho người thụ hưởng Nếu ngân hàng không có những khoản dựphòng từ trước, không có đủ nguồn tài chính thì nghĩa vụ hợp đồng sẽ khó đượcthức hiện đầy đủ Chỉ những ngân hàng có tiềm lực tài chính vững chắc mới có

đủ khả năng và uy tín đóng vai trò là người thứ ba đứng ra bảo lãnh, nhất làtrong lĩnh vực thương mại quốc tế

Dịch vụ bảo lãnh đa dạng với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm

Khách hàng sẽ lựa chọn ngân hàng bảo lãnh cho họ nếu ngân hàng đó cómột dịch vụ bảo lãnh đa dạng, nhanh chóng và tiện lợi; có đội ngũ nhân viênchuyên môn giỏi Nếu không đáp ứng đựơc các yêu cầu đó, ngân hàng đượcchọn sẽ phải chuyển tiếp đến một ngân hàng có quy mô lớn hơn để xử lý Nhưvậy, khách hàng sẽ mất rất nhiều chi phí, chi phí và ngân hàng thì sẽ không có cơhội ký hợp đồng tiếp theo với họ Bởi thế, để thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh mộtcách có hiệu quả, đìều kiện cần có đối với các ngân hàng là cần xây dựng đượcmột hệ thống nhân viên có năng lực giỏi, xây dựng các loại hình bảo lãnh thậtphong phú để phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng

Có mối quan hệ ngân hàng đại lý rộng lớn

Ngoài mối quan hệ với Ngân hàng Nhà nước, để khẳng định và tạo thêm

uy tín cho mình, các ngân hàng phải có một mối quan hệ bền chặt với các ngânhàng đại lý Thương mại quốc tế ngày càng phát triển, ngân hàng nào có mốiquan hệ đại lý rộng lớn thì chắc chắn sẽ có uy tín và được lựa chọn nhiều hơn

Có mối quan hệ tương hỗ, chặt chẽ với các cơ quan tổ chức cung ứng dịch vụ như tổ chức bảo hiểm, tổ chức tín dụng, cục xúc tiến thương

mại,…Dựa vào những lợi ích từ dịch vụ của các tổ chức này, cũng như sự bảo

Trang 19

đảm từ họ, ngân hàng sẽ cân nhắc và xác lập cấu trúc dịch vụ bảo lãnh cho phùhợp.

1.2 Nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu của các Ngân hàng thương mại

+ Rủi ro đối với người xuất khẩu nếu người nhập khẩu sau khi nhận hàng

bị mất khả năng thanh toán hoặc cố tình ép giảm giá,…

Để tránh được các rủi ro nêu trên và đảm bảo quyền lợi cho các bên thamgia thương mại quốc tế, cần có sự bảo đảm của bên thứ 3 - cam kết bồi thườngcho bên bị thiệt hại do bên đối tác gây ra Trên thực tế, người có khả năng đứng

ra với vai trò là người thứ 3 thường là các ngân hàng Bởi lẽ, để thực hiện đượcngay việc bồi thường này thì người thứ 3 phải là người có uy tín, có khả năng tàichính được cả hai bên tin tưởng Do đó, trong các hợp đồng kinh tế, khi nói đến

“Bảo lãnh” người ta thường nghĩ ngay đó là “ Bảo lãnh ngân hàng” – BankGuarantees Nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo lãnh phát sinh khi khách hàng cần:

• Ngân hàng chứng minh năng lực tài chính, khả năng thanh toán

• Ngân hàng chứng minh khả năng thực hiện các cam kết của hợp đồng

Như vậy, nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu của các NHTM được hiểu là

“các hoạt động mang tính bảo lãnh của ngân hàng nhằm đáp ứng những nhu cầu đặc thù về tài chính và uy tín trong kinh doanh của các doanh nghiệp

Trang 20

xuất khẩu và nhập khẩu trong quá trình giao dịch ngoại thương” (Giáo trình

Thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu- Học viện Ngân hàng) Nó là một

nghiệp vụ nằm trong nghiệp vụ bảo lãnh nói chung của ngân hàng

Quá trình giao dịch ngoại thương là toàn bộ diễn biến của một thương vụxuất - nhập khẩu Nó có thể được hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình bắt đầu từ khitìm kiếm đối tác, thiết kế sản phẩm, chào hàng, đặt hàng, ký hợp đồng cho đếnkhi hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng

Thông thường, thời gian của một quy trình nghiệp vụ xuất - nhập khẩu làtương đối ngắn Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thời gian có thể kéo dài, ví

dụ như đối với các công trình, dự án hoặc thương vụ lớn Chính yếu tố thời giannày đã quyết định đến thời hạn của bảo lãnh Vì thế, thời hạn của bảo lãnh hếtsức linh hoạt, tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của các bên tham gia

Đối tượng trong một giao dịch bảo lãnh xuất nhập khẩu thường là hànghoá, dịch vụ hoặc công trình dự án

Trong thương mại quốc tế, nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu của ngânhàng được xem là loại hình tài trợ ngoại thương

1.2.2 Cơ sở ra đời, tồn tại và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu của các Ngân hàng thương mại

Thương mại quốc tế ngày càng phát triển làm gia tăng sự cạnh tranh trongmôi trường kinh doanh Các nhà xuất khẩu hàng hoá không chỉ phải cạnh tranhvới các nhà xuất khẩu trong nước, mà còn phải cạnh tranh với các nhà xuất khẩunước ngoài nhằm chiếm lĩnh thị phần Trong khi đó, người tiêu dùng, người nhậpkhẩu lại có yêu cầu ngày càng khắt khe đối với hàng hoá, không chỉ ở chấtlượng, giá cả, mẫu mã,… mà còn ở nhiều yếu tố khác Muốn giành ưu thế trongkinh doanh, người xuất khẩu buộc phải đưa ra những lời chào hàng hấp dẫn,

Trang 21

những điều kiện ưu đãi Một trong số đó là sự ưu đãi trong thanh toán Ngườinhập khẩu có thể ko cần phải thanh toán ngay nhưng người xuất khẩu cần có sựbảo đảm từ phía người nhập khẩu để họ chắc chắn rằng họ có thể thu hồi đượcvốn nhanh nhất.

Đối lập với mong muốn của người xuất khẩu, người nhập khẩu luôn mongmuốn trì hoãn việc thanh toán vì không phải lúc nào họ cũng có đủ vốn Nhưng

cơ hội kinh doanh thì không thể bỏ lỡ Người nhập khẩu cần có một nguồn ngoạilực trợ giúp, nhất là đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ

Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu luôn luôn tiềm ẩn những nguy cơdẫn đến rủi ro và thất bại, ngoài những khó khăn giống như các doanh nghiệpsản xuất kinh doanh nội địa, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi kinh doanhcòn có khả năng gặp phải rất nhiều nguy cơ khác xuất phát từ các yếu tố đặc thùtrong thương mại quốc tế như: rủi ro tỷ giá, sự thay đổi luật pháp, sự khác biệt vềphong tục tập quán,…Trước đó, người ta đã sử dụng các công cụ kiểm soát như:bảo lãnh hối phiếu (bằng cách ghi ‘good as aval” vào mặt trước hoặc sau của tờhối phiếu); chấp nhận của ngân hàng (Bank’s acceptance) hay tín dụng chứng từ(Documentary Credits) Nhưng đây mới chỉ là các công cụ để đối phó với rủi rokhông thanh toán Để đối phó với các rủi ro do việc không thực hiện đồng, người

ta đã sử dụng công cụ như thư tín dụng dự phòng (Stand by letter of credit) vàbảo lãnh độc lập Tuy nhiên, các công cụ này vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thoảmãn được các yêu cầu từ khách hàng

Hoạt động xuất nhập khẩu luôn luôn giữ một vai trò quan trọng trongchiến lược thúc đẩy quan hệ kinh tế của bất cứ quốc gia nào Đẩy mạnh hoạtđộng xuất nhập khẩu được xem như là một trong những nhiệm vụ quan trọnggóp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Vì vậy, ngoài các chính sách ưu đãi xuất

Trang 22

nhập khẩu thì cũng cần phải có chính sách bảo lãnh xuất nhập khẩu nhằm tạođiều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Nghiệp vụbảo lãnh xuất nhập khẩu ra đời, là một bộ phận của nghiệp vụ bảo lãnh ngânhàng với đối tượng bảo lãnh chính là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhậpkhẩu đã phần nào giải quyết được yêu cầu đó.

1.2.3 Vai trò của hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại

Đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu

Bảo lãnh xuất nhập khẩu ra đời cùng với các dịch vụ ngân hàng khác đãgóp phần làm giảm rủi ro cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong hoạt độngkinh doanh Thông qua nghiệp vụ của mình, ngân hàng đã gián tiếp cung cấp chodoanh nghiệp một sự bảo đảm nhằm giải quyết những khó khăn về tài chính,đồng thời tăng thêm uy tín cho mình và cho các doanh nghiệp Vì các doanhnghiệp xuất nhập khẩu không phải lúc nào cũng tin tưởng hoàn toàn vào phía đốitác, nên thông qua nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng các doanh nghiệp dễ dàng tiếpcận đến hợp đồng hơn khi có bên yêu cầu bắt buộc phải có sự bảo lãnh Nghiệp

vụ bảo lãnh ngân hàng giúp các bên tin tưởng vào nhau hơn và đề phòng đượccác rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng Ngoài ra:

* Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu

- Nếu là bảo lãnh thực hiện hợp đồng nhập khẩu (tức là người nhập

khẩu yêu cầu ngân hàng phát hành bảo lãnh cho người xuất khẩu hưởng, cam kết sẽ thanh toán) trong một số trường hợp, khi tham gia vào giao dịch bảo lãnh,

doanh nghiệp sẽ không phải ký quỹ nên có thể sử dụng số vốn hiện có của mình

để đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh Hơn nữa, không phải lúc nào doanhnghiệp cũng có đủ vốn để nhập khẩu hàng hoá, trong khi có quá nhiều các doanh

Trang 23

nghiệp cạnh tranh Để không bị bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, doanh nghiệp nhờ tới

sự bảo lãnh của ngân hàng để ngân hàng đứng ra cam kết hoặc trả trước chongười xuất khẩu Thay vì phải vay vốn từ ngân hàng, doanh nghiệp chỉ dựa vào

uy tín của ngân hàng để tham gia thương vụ và chỉ phải trả một khoản phí nhỏ

Do đó, doanh nghiệp tiết kiệm được khoản vay vốn Nếu là các doanh nghiệp cóquy mô nhỏ, chưa có uy tín lớn trên thương trường thì việc dựa vào uy tín củangân hàng là vô cùng cần thiết

- Nếu là bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu (người xuất khẩu yêu

cầu ngân hàng bảo lãnh phát hành bảo lãnh cho người nhập khẩu hưởng).Trong

trường hợp này, người nhập khẩu được đảm bảo là sẽ nhận được hàng hoá theođúng hợp đồng cơ sở Nếu người xuất khẩu không giao hàng đủ hoặc không thựchiện đúng các nghĩa vụ theo như hợp đồng đã ký thì người nhập khẩu chắc chắn

sẽ nhận được tiền bồi thường Nhờ vào sự bảo lãnh của ngân hàng mà rủi ro chongười nhập khẩu giảm đi đáng kể

* Đối với doanh nghiệp xuất khẩu

- Nếu là bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu: vì người xuất khẩu là

người xin bảo lãnh nên nếu vi phạm hợp đồng, người xuất khẩu phải bồi thườngtổn thất cho người nhập khẩu Bảo lãnh ngân hàng đóng vai trò đôn đốc ngườixuất khẩu thực hiện hợp đồng một cách nghiêm túc để không phải bồi thường

- Nếu là bảo lãnh thực hiện hợp đồng nhập khẩu: người thụ hưởng bảo

lãnh là người xuất khẩu nên người xuất khẩu được bảo đảm là sẽ được thanhtoán đầy đủ kể cả trong trường hợp người nhập khẩu phá sản, mất khả năngthanh toán

Đối với các NHTM

Trang 24

Giống như các nghiệp vụ khác, nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu cũngmang lại nguồn thu cho ngân hàng thông qua tiền lãi và phí.

Không những đóng góp vào lợi nhuận của ngân hàng, bảo lãnh xuất nhậpkhẩu còn làm gia tăng tính đa dạng trong hình thức bảo lãnh nói riêng, loại hìnhdịch vụ nói chung và hoạt động của toàn ngân hàng

Có thể nói bảo lãnh nói chung và bảo lãnh xuất nhập khẩu của ngân hàngnói riêng là hình thức kinh doanh khá an toàn Ngân hàng luôn thận trọng trongviệc xử lý các yêu cầu bảo lãnh do tính phức tạp của thương mại quốc tế nên hạnchế được nhiều rủi ro bị mất vốn Mặt khác, các khách hàng xin được bảo lãnhđều có tài khoản tại ngân hàng nên ngân hàng hoàn toàn có thể quản lý cácnguồn thanh toán, tránh được tình trạng xoay vốn của khách hàng khi chưa đếnhạn thanh toán

Một vai trò nữa của nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu nói riêng và bảolãnh ngân hàng nói chung là thông qua nghiệp vụ, ngân hàng thực hiện đượcchính sách khách hàng - một trong những chính sách quan trọng nhằm phát triểnhoạt động kinh doanh của ngân hàng Ngân hàng áp dụng hình thức bảo lãnh vớinhiều ưu đãi cho các khách hàng truyền thống, qua đó sẽ thu hút được nhiềukhách hàng mới Bên cạnh đó còn giúp cho các dịch vụ khác phát triển như:thanh toán, huy động vốn, tín dụng,…

Một lợi ích nữa cũng hết sức quan trọng là thông qua bảo lãnh xuất nhậpkhẩu, ngân hàng nâng cao được vị thế và uy tín trên trường quốc tế Vì giao dịchbảo lãnh xuất nhập khẩu không phải chỉ thực hiện với các doanh nghiệp trongnước, mà còn có sự tham gia của các doanh nghiệp và ngân hàng nước ngoài Do

đó, ngân hàng có thể mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý của mình để hoạt động

Trang 25

có hiệu quả hơn Mặt khác, giao dịch bảo lãnh thành công sẽ khẳng định thêm uytín cho ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh và khả năng phát triển.

Đối với nền kinh tế

Dựa vào mục 1.2.2 ta có thể khẳng định bảo lãnh xuất nhập khẩu ra đời làmột tất yếu khách quan, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế Nhờ có bảolãnh xuất nhập khẩu nói riêng và bảo lãnh ngân hàng nói chung mà các đối táctin tưởng nhau hơn, họ có cơ sở để tin rằng họ có thể tránh được các rủi ro có thểphát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng Do đó họ an tâm xúc tiến ký kếtnhiều hợp đồng kinh tế hơn và thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ đã cam kết.Bảo lãnh đem lại lợi ích cho các bên tham gia và do đó cũng đem lại lợi ích chonền kinh tế

Cũng chính vì bảo lãnh xuất nhập khẩu có các chức năng như một công cụbảo lãnh ngân hàng nên nó còn tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh,tăng tính năng động cho nền kinh tế và ổn định thị trường Điều này khôngnhững thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển mà còn là tiền đề thúc đẩy quan hệkinh tế với các quốc gia khác nữa

1.2.4 Các loại hình bảo lãnh xuất nhập khẩu

a/ Căn cứ vào phương thức phát hành bảo lãnh

 Bảo lãnh trực tiếp (Direct Guarantee)

Là loại bảo lãnh ngân hàng, trong đó ngân hàng bảo lãnh cam kết bồithường không huỷ ngang trực tiếp cho người thụ hưởng bảo lãnh Sau khi đã bồithường cho người thụ hưởng, ngân hàng sẽ truy đòi bồi hoàn trực tiếp từ ngườixin bảo lãnh.1

1 Giáo trình Thanh toán quốc tế - Học viện ngân hàng (2008).Tr 521

Trang 26

Ngân hàngthông báo

Thông thường, một giao dịch bảo lãnh có 3 bên tham gia: ngân hàng bảolãnh, người xin bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh Nhưng khi người thụhưởng ở nước ngoài thì thường có thêm một ngân hàng nữa tham gia làm đại lýcho ngân hàng phát hành bảo lãnh Ngân hàng đại lý này là tại nước người thụhưởng, làm nhiệm vụ thông báo thư bảo lãnh cho người thụ hưởng

Hình 1.1 Sơ đồ bảo lãnh trực tiếp trong ngoại thương

Trang 27

Ngân hàng chỉ thị

Ngân hàngbảo lãnh

Người xinbảo lãnh

Người thụhưởng bảo lãnh

 Bảo lãnh gián tiếp (Indirect Guarantee)

Là loại bảo lãnh ngân hàng trong đó người xin bảo lãnh yêu cầu ngân hàngphục vụ mình (ngân hàng chỉ thị) đề nghị ngân hàng ở nước ngoài (ngân hàngbảo lãnh) phát hành thư bảo lãnh (gọi là bảo lãnh gốc) và chuyển cho người thụhưởng.2

Ngân hàng chỉ thị phải phát hành một thư bảo lãnh cho ngân hàng bảolãnh hưởng Thư bảo lãnh gọi là thư bảo lãnh đối ứng hay bảo lãnh giáp lưng(Counter Guarantee or Back – to – Back Guarantee) Nghĩa vụ bảo lãnh đượcquy định cụ thể trong thư bảo lãnh này

Khi xảy ra vi phạm hợp đồng, người thụ hưởng sẽ truy đòi ngân hàng pháthành bảo lãnh; ngân hàng phát hành bảo lãnh sẽ truy đòi ngân hàng chỉ thị vàngân hàng chỉ thị truy đòi người xin bảo lãnh Loại bảo lãnh này có lợi chongười thụ hưởng do ngân hàng phát hành bảo lãnh ở tại nước họ nên họ đượcthuận tiện hơn trong giao dịch hoặc đòi tiền sau này

Hình 1.2 Sơ đồ bảo lãnh gián tiếp trong ngoại thương

Nguồn: Giáo trình Thanh toán quốc tế - Học viện Ngân hàng

2 Giáo trình Thanh toán quốc tế - Học viện Ngân hàng (2008) Tr 522

Trang 28

Trong đó:

(1) Hợp đồng cơ sở giữa người xin bảo lãnh và người hưởng thụ bảo lãnh.(2) Người xin bảo lãnh yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chỉ thị cho ngânhàng đại lý phát hành thư bảo lãnh và chuyển cho người thụ hưởng

(3) Ngân hàng chỉ thị phát hành thư bảo lãnh đối ứng cho ngân hàng bảolãnh hưởng

(4) Ngân hàng bảo lãnh phát hành thư bảo lãnh và chuyển cho người thụ

hưởng

b/ Căn cứ vào mục đích bảo lãnh

 Bảo lãnh dự thầu (Bid Bond hay Tender Guarantee) là cam kết

của tổ chức tín dụng với bên mời thầu, để bảo đảm nghĩa vụ tham gia dự thầucủa khách hàng Trường hợp, khách hàng phải nộp phạt do vi phạm quy định đấuthầu mà không nộp hoặc không nộp đầy đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì tổ

chức tín dụng sẽ thực hiện thay.(Điều 5, khoản 2 - Quy chế bảo lãnh ngân hàng

của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 26/2006)

- Trong thương mại quốc tế, đấu thầu được sử dụng nhằm tìm được nguồncung cấp tối ưu nhất với các bên tham gia:

(1) Chủ thầu hay người mời thầu (người mua, ngươì nhập khẩu): là ngườithụ hưởng bảo lãnh

(2) Người dự thầu (người bán, người cung ứng, nhà xuất khẩu): người xinbảo lãnh (người được bảo lãnh)

- Mục đích của bảo lãnh dự thầu là nhằm bù đắp những thiệt hại cho chủthầu như thiệt hại về thời gian, thiệt hại về tài chính do những vi phạm của người

dự thầu gây ra Đó có thể là những vi phạm như rút đơn thầu, trúng thầu nhưngkhông ký kết hợp đồng cung ứng, …

Trang 29

- Trong hồ sơ xin dự thầu, người dự thầu phải nộp kèm đơn dự thầu mộtthư bảo lãnh dự thầu do một ngân hàng phát hành Mức bảo lãnh theo thông lệ làtừ 2% đến 5% giá trị hợp đồng Thư bảo lãnh dự thầu là sự đảm bảo cho bên chủthầu rằng đơn dự thầu là một đề nghị nghêm túc và nếu trúng thầu, bên dự thầu

sẽ ký kết hợp đồng

Ngân hàng cấp bảo lãnh dự thầu đồng nghĩa với việc ngân hàng có sự bảođảm rằng năng lực tài chính của người dự thầu là lành mạnh Nếu trúng thầu,ngân hàng sẽ có thể cung cấp thêm cho khách hàng các dịch vụ bảo lãnh khácnhư bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán,

- Theo quy định thông thường, thời hạn bảo lãnh dự thầu sẽ kết thúc nếu:+ Người dự thầu trúng thầu và đã ký bảo lãnh thực hiện hợp đồng

+ Người dự thầu không trúng thầu Trong trường hợp này, đôi khi trongthư bảo lãnh có điều khoản quy định là nó sẽ phải được trả lại cho chủ thầu

 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng (Performance Bond/Guarantee) là

cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc thực hiệnđúng và đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bênnhận bảo lãnh Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải bồi thườngcho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì tổ

chức tín dụng sẽ thực hiện thay (Điều 5, khoản 4 – Quy chế bảo lãnh ngân hàng

của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 26/2006)

Đây là loại bảo lãnh được sử dụng phổ biến nhất, và có thể không phải yêucầu một loại bảo lãnh nào khác ngoài nó quá trình mua bán ngoại thương Loạibảo lãnh này thường có hiệu lực ngay khi chấm dứt hiệu lực của bảo lãnh dựthầu

- Các bên tham gia bảo lãnh thực hiện hợp đồng bao gồm:

Trang 30

(1) Nhà nhập khẩu (người đặt hàng, người mua): người thụ hưởng bảolãnh.

(2) Nhà xuất khẩu (người cung ứng, người bán): người xin bảo lãnh

(3) Ngân hàng phát hành bảo lãnh hoặc ngân hàng đại lý (nếu có)

- Mục đích của bảo lãnh thực hiện hợp đồng đó là: đôn đốc nhà xuất khẩuphải thực hiện đúng những cam kết trong hợp đồng và bồi thường cho nhà nhậpkhẩu nếu nhà xuất khẩu vi phạm hợp đồng như không giao hàng, giao hàngkhông đủ, giao hàng chậm, giao hàng không đúng chất lượng, số lượng,…

- Theo quy định của các ngân hàng, mức bảo lãnh thực hiện hợp đồng làtuỳ theo giá trị hợp đồng và tính chất của thương vụ, nhưng thông thường là từ5% – 10% giá trị của hợp đồng cơ sở Bảo lãnh hết hiệu lực khi người được bảolãnh hoàn thành nghĩâ vụ cung ứng hàng hoá

 Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh hoàn trả tiền đặt cọc hoặc

bảo lãnh tiền đặt cọc (Repayment/Advanced Payment Guarantee)

“Đặt cọc” là việc nhà nhập khẩu chuyển một số tiền ký quỹ nhất định đểđảm bảo thực hiện hợp đồng, đồng thời yêu cầu người xuất khẩu đề nghị mộtngân hàng phát hành bảo lãnh cho khoản tiền đặt cọc đó Thư bảo lãnh trongtrường hợp này gọi là bảo lãnh tiền đặt cọc Và thông thường, khoản tiền đặt cọcnày không được tính lãi

Trong một số hợp đồng thương mại lớn, để giúp nhà xuất khẩu có vốn banđầu để sản xuất hàng hoá, người xuất khẩu và người nhập khẩu thường quy địnhmột tỷ lệ theo giá trị hợp đồng phải được ứng trước cho nhà xuất khẩu Nhà nhậpkhẩu chuyển cho nhà xuất khẩu khoản tiền ứng trước này và yêu cầu người xuấtkhẩu đề nghị một ngân hàng phát hành bảo lãnh cho khoản tiền ứng trước đó

Trang 31

Thư bảo lãnh trong trường hợp này gọi là bảo lãnh tiền ứng trước Thông thườngtiền ứng trước sẽ được tính lãi phát sinh.

Theo Điều 5, khoản 6 Quy chế bảo lãnh ngân hàng của Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam số 26/2006: Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước (bảo lãnh hoàn

trả tiền đặt cọc hay bảo lãnh tiền đặt cọc) là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải hoàn trả tiền ứng trước mà không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay

- Mục đích của loại bảo lãnh này là đảm bảo cho người nhập khẩu đượcnhận lại số tiền đã đặt cọc hay ứng trước trong trường hợp người xuất khẩukhông hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng Mục đích này có thể rộng hơn so vớitrường hợp bảo lãnh thực hiện hợp đồng vì nếu hợp đồng bị huỷ bỏ thì thư bảolãnh tiền ứng trước sẽ bị đòi tiền bồi thường cộng với khoản tiền đã ứng trước

- Các bên tham gia gồm có:

(1) Người nhập khẩu (người mua, người đặt hàng): người thụ hưởng bảolãnh

(2) Người xuất khẩu (người bán, người cung ứng): người yêu cầu bảolãnh

(3) Ngân hàng phát hành bảo lãnh hoặc ngân hàng đại lý của nó

Thông thường, mức đặt cọc hay ứng trước là từ 5% đến 20% giá trị hợpđồng Tuỳ vào tính chất và quy mô của thương vụ mà sẽ có quy định khác Sốtiền bảo lãnh trong loại bảo lãnh này sẽ có giá trị đúng bằng số tiền đã đặt cọchay ứng trước

Trang 32

Giá trị bảo lãnh cũng được điều chỉnh giảm dần theo các chuyến giao hàngđối với hợp đồng quy định hàng hoá được giao nhiều lần Vì vậy, trong thư bảolãnh loại này thường có điều khoản quy định rõ việc giảm dần giá trị bảo lãnhtương ứng với hàng hoá đã được giao Sau mỗi đợt giao hàng, người xuất khẩuphải xuất trình các chứng từ cần thiết cho ngân hàng để chứng minh hàng hoá đãđược giao.

Loại bảo lãnh này hết hiệu lực khi người bán giao hàng lần cuối cộng vớimột số ngày nhất định để người thụ hưởng làm thủ tục đòi tiền nếu ngườ bán viphạm hợp đồng

 Bảo lãnh thanh toán hay bảo lãnh trả chậm (Payment Garantee)

Là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ thựchiện nghĩa vụ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàngkhông thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi

đến hạn (Điều 5, khoản 2 – Quy chế bảo lãnh ngân hàng của Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam số 26/2006)

Loại bảo lãnh này được sử dụng trong các hợp đồng mua bán thiết bị hànghoá trả chậm Quan hệ giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu thực chất làquan hệ tín dụng Người xuất khẩu có thể gặp rủi ro nếu người nhập khẩu khôngthanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ Do vậy, người xuất khẩu có thể yêucầu một bảo lãnh trả chậm của ngân hàng Thư bảo lãnh này gọi là bảo lãnhthanh toán hay bảo lãnh trả chậm Ngân hàng bảo lãnh sẽ chịu trách nhiệm trảthay cho người thụ hưởng bảo lãnh (người xuất khẩu) nếu người nhập khẩu(người được bảo lãnh) vi phạm cam kết một số tiền phù hợp với hợp đồng cơ sở

Trang 33

Trong bảo lãnh thanh toán này còn có một số loại bảo lãnh khác có kèmtheo điều kiện như: bảo lãnh thanh toán kèm chứng từ (DocumentaryGuarantee), bảo lãnh thanh toán kèm theo phán quyết của toà án,…

+ Bảo lãnh thanh toán kèm chứng từ là một loại bảo lãnh thanh toán trong

đó điều kiện thanh toán là phải có chứng từ xác nhận của bên thứ ba như giấychứng nhận xuất xứ (C/O) do Phòng thương mại cấp, giấy phép xuất - nhập khẩucủa cơ quan hải quan,…

+ Bảo lãnh thanh toán kèm theo phán quyết của toà án là loại bảo lãnhthanh toán mà điều kiện thanh toán là người thụ hưởng phải xuất trình một phánquyết của toà án hoặc trọng tài khẳng định việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng vànghĩa vụ bồi thường cho người thụ hưởng Loại bảo lãnh này khá phức tạp nênhầu như không được sử dụng

Bảo lãnh thanh toán hay bảo lãnh trả chậm có giá trị bảo lãnh thường là100% giá trị hợp đồng Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh do các bên tự thoả thuậnnhưng thông thường là khi đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán

Đây là loại bảo lãnh đang được sử dụng khá phổ biến ở các nước đangphát triển, trong đó có Việt Nam Các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng đã có

dự đoán là loại bảo lãnh này trong thời gian tới sẽ có thể thay thế hình thức thanhtoán theo phương thức tín dụng chứng từ

 Bảo lãnh bảo hành (Warranty Guarantee)

Là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việckhách hàng thực hiện đúng các thoả thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợpđồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh Trường hợp khách hàng vi phạm chấtlượng sản phẩm và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện

hoặc thực hiện không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay (Điều 5,

Trang 34

khoản 5 – Quy chế bảo lãnh ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 26/2006)

Loại bảo lãnh này thường áp dụng trong đấu thầu xây dựng để bảo hànhcông trình hoặc bảo lãnh trong các hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ Trongthương mại quốc tế, bảo lãnh này nhằm đảm bảo cho chất lượng các sản phẩmnhập khẩu trong suốt thời gian bảo hành của sản phẩm Trong thời hạn bảo hành,nếu có sự cố vi phạm chất lượng sản phẩm trong phạm vi được bảo lãnh, ngườinhập khẩu sẽ yêu cầu người xuất khẩu xử lý Nếu người xuất khẩu không thựchiện đúng nghĩa vụ thì ngân hàng bảo lãnh sẽ trả tiền bảo lãnh như một khoảnbồi thường để người nhập khẩu (người thụ hưởng) thuê công ty khác sửa chữa,bảo hành

Bảo lãnh bảo hành có thời gian hiệu lực trong thời hạn bảo hành của sảnphẩm và có giá trị nhỏ từ 2% đến 5% giá trị hợp đồng

 Bảo lãnh vay vốn

Là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh (người cho vay),

về việc sẽ trả nợ thay cho khách hàng (người đi vay) trong trường hợp kháchhàng không trả hoặc không trả đầy đủ, đúng hạn nợ vay đối với bên nhận bảo

lãnh (Điều 5, khoản 1 – Quy chế bảo lãnh ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước

Việt Nam số 26/2006)

Ngân hàng có thể bảo lãnh cho khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp, tổchức,…vay vốn trong nước và vay vốn ở nước ngoài Loại bảo lãnh này kháphức tạp với khối lượng tiền bảo lãnh thường có giá trị lớn Do đó, trước khichấp nhận bảo lãnh, ngân hàng cần xem xét kĩ đến khả năng trả nợ của kháchhàng, tính khả thi của dự án kinh doanh, tài sản thế chấp,…

Trang 35

Trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, ngân hàng đứng ra bảo lãnhcho cả người xuất khẩu và người nhập khẩu trong trường hợp họ muốn vay vốntừ cá nhân hay tổ chức tín dụng nào đó mà yêu cầu phải có bảo lãnh.

Trị giá của bảo lãnh là do sự thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng,bằng với số tiền được bảo lãnh hoặc có tính thêm tiền lãi và chi phí phát sinh

Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh vay vốn do sự thoả thuận giữa ngân hàng

và khách hàng Nó có thể trùng với thời hạn mà khách hàng đã thoả thuận vớibên cho vay, hoặc có thể gia hạn thêm ít nhất là 10 ngày kể từ ngày nợ đến hạn

c/ Căn cứ vào đối tượng bảo lãnh

 Bảo lãnh trong nước

Là loại bảo lãnh ngân hàng mà người xin bảo lãnh, người thụ hưởng bảolãnh và ngân hàng phát hành bảo lãnh ở trong cùng một phạm vi quốc gia Đâythực chất là loại bảo lãnh trực tiếp

Bảo lãnh trong nước có các hình thức bảo lãnh như: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnhthực hiện hợp đồng, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh bảo hành,bảo lãnh tiền ứng trước,…

 Bảo lãnh nước ngoài

Là loại bảo lãnh ngân hàng mà người xin bảo lãnh và người thụ hưởng bảolãnh không cùng ở một phạm vi quốc gia Các hình thức bảo lãnh trong loại bảolãnh này có thể là:

Trang 36

Ở nước ta, hai hình thức bảo lãnh được áp dụng phổ biến đó là bảo lãnhbằng cách phát hành thư bảo lãnh và bảo lãnh bằng cách phát hành L/C trả chậm.

d/ Một số loại bảo lãnh khác

Trong hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế, ngoài các loại bảo lãnh

cơ bản như đã trình bày ở trên, các NHTM còn sử dụng một số nghiệp vụ bảolãnh khác nhằm đảm bảo quyền lợi cho các nhà xuất nhập khẩu Vì phạm vi bàiviết có hạn nên tác giả chỉ có thể nêu thêm một số loại bảo lãnh như sau:

 Bảo lãnh nhận hàng (Shipping Guarantee/ Delivery Guarantee)

Trong thương mại quốc tế, khi đi nhận hàng, người nhập khẩu phải xuấttrình chứng từ hàng hoá Trong trường hợp hàng về trước chứng từ, người nhậpkhẩu không thể trì hoãn việc nhận hàng vì có thể vi phạm hợp đồng, hoặc ảnhhưởng đến tiến độ kinh doanh của mình Do vậy, người nhập khẩu yêu cầu ngânhàng phát hành một bảo lãnh để có thể nhận hàng mà không có vận đơn gốc.Trong trường hợp này, bảo lãnh nhận hàng là sự bảo đảm từ phía ngân hàng (saukhi đã ký kết với người mua/ nhà nhập khẩu ) cho người vận chuyển hoặc nhàxuất khẩu cho việc giao hàng hóa mà chưa cần xuất trình vận đơn đường biển.Nếu người nhập khẩu sau khi đã nhận hàng hoá mà không hoàn thành nghĩa vụhợp đồng với người xuất khẩu thì ngân hàng sẽ phải thanh toán cho người xuấtkhẩu hoặc người vận chuyển hàng hoá

Bảo lãnh nhận hàng tạo điều kiện cho khách hàng có thể lấy hàng trướckhi nhận được bộ chứng từ vận chuyển và cho bất kỳ một lí do nào khác nhưthay thế vận đơn đường biển cũ đã bị thất lạc Bảo lãnh nhận hàng thường đượcphát hành kèm với Thư tín dụng

Trang 37

Để được ngân hàng phát hành bảo lãnh nhận hàng, người nhập khẩu phải

ký quỹ 100% giá trị hợp đồng cơ sở Nếu người nhập khẩu có mối quan hệ lâudài với ngân hàng thì mức ký quỹ này có thể được điều chỉnh giảm đi

Ở Việt Nam hiện nay, loại bảo lãnh này được sử dụng như ở hầu hết cácngân hàng, nhưng vì nó tiềm ẩn nhiều rủi ro nên doanh thu từ dịch vụ này chưacao Một số ngân hàng có dịch vụ bảo lãnh này như: Ngân hàng Ngoại thương(Vietcombank); Ngân hàng Á Châu (ACB); VID Public Bank – Ngân hàng liêndoanh đầu tiên tại Việt Nam giữa Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam(BIDV) và Ngân hàng Public Bank Berhad của Malaysia; Ngân hàng phát triểnnhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB),…

 Bảo lãnh hải quan (Custom Guarantee)

Trong thực tiễn kinh doanh thương mại quốc tế, có rất nhiều trường hợphàng hoá được nhập khẩu vào một quốc gia nào đó nhưng không phải vì mụcđích kinh doanh mà là phục vụ cho nhu cầu triển lãm, tham dự hội chợ trong mộtthời gian ngắn, sau đó sẽ được tái xuất Những hàng hoá này không phải nộp bất

kì một khoản thuế nhập khẩu nào Trong trường hợp này, Hải quan của nước màhàng hoá được tạm nhập này sẽ yêu cầu người nhập khẩu phải có một bảo lãnhđảm bảo rằng nếu sau khi hết hạn đăng ký triển lãm, hội chợ mà người nhậpkhẩu không tái xuất hàng hoá thì Hải quan sẽ rút tiền thanh toán từ bảo lãnh này

và xem đó như một khoản tiền nộp thuế nhập khẩu

Hình thức bảo lãnh này chưa được áp dụng phổ biến, chủ yếu được thựchiện ở các nước thuộc cộng đồng Châu Âu (EC)

 Bảo lãnh hối phiếu (Draft Guarantee)

Loại bảo lãnh này có tính chất tương tự như bảo lãnh thanh toán Tuy nhiên,

cơ chế của nó thì khác Bảo lãnh hối phiếu là cam kết trả tiền của ngân hàng bảo

Trang 38

Ngân hàng xác nhận

Ngân hàng bảo lãnh

Người thụ hưởng bảo lãnh

Người xin bảo lãnh

lãnh cho người thụ hưởng nếu đến hạn thanh toán mà người yêu cầu bảo lãnhkhông thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đã quy định trên hối phiếu đó

Hình thức bảo lãnh được thực hiện bằng cách ghi chữ “good as aval” vàomặt trước hoặc mặt sau của tờ hối phiếu và ngân hàng bảo lãnh sẽ ký tên lên hốiphiếu Ở một số nước, ngân hàng còn thực hiện bảo lãnh hối phiếu bằng cáchphát hành một văn thư riêng gọi là “bảo lãnh bí mật” vì người trả tiền hối phiếukhông muốn người thứ ba biết tình hình tài chính của họ đến mức cần bảo lãnh

 Xác nhận bảo lãnh ( Confirm Guarantee)

Là một bảo lãnh ngân hàng do một ngân hàng (ngân hàng xác nhận) pháthành cho người thụ hưởng để đảm bảo khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh củangân hàng phát hành thư bảo lãnh (ngân hàng được xác nhận) Trong trường hợpngân hàng phát hành thư bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủnghĩa vụ của mình như đã cam kết với người thụ hưởng thì ngân hàng xác nhận

sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho ngân hàng phát hành bảo lãnh

Trang 39

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu của Ngân hàng thương mại

Là một loại hình kinh doanh dịch vụ của hệ thống các NHTM, hoạt động

bảo lãnh xuất nhập khẩu cũng chịu nhiều tác động bởi các nhân tố khách quannhư môi trường luật pháp, môi trường kinh tế, môi trường chính trị - xã hội,khách hàng (người được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh),… và các nhân

tố chủ quan xuất phát từ bản thân các NHTM

1.3.1 Nhân tố khách quan

Môi trường

Nhân tố môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu

bao gồm môi trường luật pháp, môi trường kinh tế và môi trường chính trị - xãhội

Trang 40

Đối với một nền kinh tế có sự quản lý của Nhà nước như ở Việt Nam hiệnnay, yếu tố luật pháp giữ một vai trò đặc biệt quan trọng Luật pháp tạo môitrường pháp lý cho tất cả các hoạt động kinh doanh được tiến hành một cáchthuận lợi và có hiệu quả, đồng thời cũng là cơ sở để giải quyết các tranh chấp,khiếu nại (nếu có) Xét trong lĩnh vực ngân hàng, yếu tố luật pháp có tác động rấtlớn đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩunói riêng Một môi trường pháp lý đồng bộ, chặt chẽ, phù hợp với sự phát triểnkinh tế đất nước sẽ đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống các NHTMcũng như hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Ngượclại, môi trường pháp lý không đồng bộ, thiếu chặt chẽ lại hay thay đổi sẽ làm ảnhhưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến khảnăng thực hiện hợp đồng bảo lãnh của các doanh nghiệp Yếu tố luật pháp liênquan đến hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu như các Quy chế về bảo lãnh ngânhàng, các quy định về thủ tục công chứng, chứng nhận quyền sở hữu tài sản,… Hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu của các NHTM cũng chịu sự tác độngkhá lớn từ môi trường kinh tế Một nền kinh tế phát triển ổn định sẽ tạo nhiềuthuận lợi cho các doanh nghiệp là các khách hàng của ngân hàng trong hoạt độngsản xuất kinh doanh Doanh nghiệp không chịu sự biến động bất ngờ của thịtrường tài chính nên có khả năng chiếm lĩnh thị trường và thực hiện tốt các nghĩa

vụ hợp đồng Ngược lại, nền kinh tế có quá nhiều sự bất ổn sẽ làm cho doanhnghiệp có thể mất khả năng thực hiện hợp đồng, gây ra rủi ro cho các ngân hàngbảo lãnh

Môi trường chính trị - xã hội ổn định đặc biệt có ý nghĩa đối với các giaodịch bảo lãnh có yếu tố nước ngoài Một nền chính trị ổn định làm tăng thêm cơhội hợp tác kinh doanh với đối tác nước ngoài cho các doanh nghiệp Việt Nam

Ngày đăng: 23/04/2013, 22:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Sơ đồ bảo lãnh trực tiếp trong ngoại thương - Đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Hình 1.1. Sơ đồ bảo lãnh trực tiếp trong ngoại thương (Trang 27)
Hình 1.1. Sơ đồ bảo lãnh trực tiếp trong ngoại thương - Đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Hình 1.1. Sơ đồ bảo lãnh trực tiếp trong ngoại thương (Trang 27)
Hình 1.2. Sơ đồ bảo lãnh gián tiếp trong ngoại thương - Đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Hình 1.2. Sơ đồ bảo lãnh gián tiếp trong ngoại thương (Trang 28)
Hình 1.2. Sơ đồ bảo lãnh  gián tiếp trong ngoại thương - Đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Hình 1.2. Sơ đồ bảo lãnh gián tiếp trong ngoại thương (Trang 28)
Hình 1.3. Sơ đồ xác nhận bảo lãnh - Đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Hình 1.3. Sơ đồ xác nhận bảo lãnh (Trang 39)
Hình 1.3. Sơ đồ xác nhận bảo lãnh - Đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Hình 1.3. Sơ đồ xác nhận bảo lãnh (Trang 39)
Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội giai đoạn 2005 – 2008 - Đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Bảng 2.1 Nguồn vốn huy động của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội giai đoạn 2005 – 2008 (Trang 51)
Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội giai đoạn 2005 – 2008 - Đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Bảng 2.1 Nguồn vốn huy động của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội giai đoạn 2005 – 2008 (Trang 51)
Bảng 2.2 Doanh số bảo lãnh phát sinh theo loại hình bảo lãnh trong giai đoạn 2006-2008 3  - Đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Bảng 2.2 Doanh số bảo lãnh phát sinh theo loại hình bảo lãnh trong giai đoạn 2006-2008 3 (Trang 71)
Bảng tổng hợp dưới đây sẽ cho chúng ta thấy được doanh số phát sinh của các loại bảo lãnh trong nước của chi nhánh từ năm 2006 đến năm 2008. - Đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Bảng t ổng hợp dưới đây sẽ cho chúng ta thấy được doanh số phát sinh của các loại bảo lãnh trong nước của chi nhánh từ năm 2006 đến năm 2008 (Trang 71)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w