Khách hàng của Ngân hàng là hàng triệu cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội đều gửi tiền tại ngân hàng và thu nhập từ ngân hàng là nguồn thu nhập quan trọng của nhiều hộ gia đình
MỤC LỤC MỤC LỤC . 1 LỜI NÓI ĐẦU 4 NỘI DUNG . 5 CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5 1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại 5 1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại .5 1.1.2. Chức năng của Ngân hàng thương mại .6 1.1.2.1. Trung gian tài chính 6 1.1.2.2. Tạo phương tiện thanh toán 6 1.1.2.3. Trung gian thanh toán .7 1.1.3. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại 8 1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn .8 1.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn .8 1.1.3.3 Hoạt động khác 9 1.2. Tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng thương mại 10 1.2.1. Vai trò nguồn tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng thương mại 11 1.2.2. Phân loại 11 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc gia tăng nguồn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng thương mại .11 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM Ở NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIẾN NÔNG THÔN HÀ NỘI .12 2.1. Khái quát chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội 12 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .12 2.1.2. Cơ cấu bộ máy, tổ chức .16 1 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vài năm gần đây. .25 2.1.3.1. Hoạt động kinh doanh năm 2006 25 2.1.3.2. Hoạt động kinh doanh năm 2008: .31 2.1.4. Những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng .38 2.1.4.1. Thuận lợi: 38 2.1.4.2. Khó khăn: .39 2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam .39 2.2.1. Danh mục các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm trong Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội .39 2.3. Đánh giá thực trạng huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội .48 2.3.1. Những kết quả đạt được 48 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 49 CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP GIA TĂNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TỪ TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM .50 3.1. Định hướng cho hoạt động huy động vốn trong thời gian tới .50 3.1.1. Định hướng cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 50 3.1.2. Định hướng cho hoạt động huy động vốn của Ngân hàng trong thời gian tới .50 3.2. Giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng 51 3.3. Kiến nghị 51 3.3.1. Với Ngân hàng trung ương 51 3.3.2. Với khách hàng .52 KẾT LUẬN .53 2 Danh mục tài liệu tham khảo .54 3 LỜI NÓI ĐẦU Ngân hàng Nông Nghiệp Hà Nội là một chi nhánh lớn của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Nó lớn cả về quy mô nguồn vốn, chất lượng tín dụng và dịch vụ đối với khách hàng. Nguồn vốn của Ngân hàng này được tạo nên do đóng góp rất lớn của huy động từ tiền gửi tiết kiệm. Đây là một vấn đề rất quan trọng đối với Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội nói riêng và các Ngân hàng thương mại nói chung. Đề tài “Giải pháp mở rộng nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội” đã thể hiện những biến động phức tạp của quy mô tiền gửi tiết kiệm trước tình hình kinh tế - xã hội nói chung và nhu cầu riêng của Ngân hàng; những biện pháp mà Ngân hàng sử dụng để chống đỡ những ảnh hưởng có tác nhân từ bên ngoài. Em xin chân thành cảm ơn Ths. Nguyễn Thị Thùy Dương đã có những hướng dẫn quý báu cho em hoàn thành chuyên đề này. Sinh viên Đào Thị Nguyệt Hằng 4 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại. 1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại. Trong bất cứ một nền kinh tế của một quốc gia nào đó, đều có sự góp mặt của Ngân hàng. Nó đóng vai trò trung gian, là cầu nối giữa người tạm thời dư vốn và người thiếu hụt vốn. Ngân hàng là tổ chức tín dụng thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền kinh tế. Nó là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tùy thuôc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng. Khách hàng của Ngân hàng là hàng triệu cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội đều gửi tiền tại ngân hàng và thu nhập từ ngân hàng là nguồn thu nhập quan trọng của nhiều hộ gia đình. Ngân hàng là tổ chức cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một phần đối với Nhà nước (thành phố, tỉnh …). Đối với các doanh nghiệp ngân hàng thường là tổ chức cung cấp tín dụng để phục vụ cho việc mua hàng hóa dự trữ hoặc xây dựng nhà máy, mua sắm trang thiết bị. Các khoản tín dụng của ngân hàng cho chính phủ (thông qua mua các chứng khoán của Chính phủ) là nguồn tài chính quan trọng để đầu tư phát triển. Vai trò của Ngân hàng trong nền kinh tế là không nhỏ và Ngân hàng được coi là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất. Nó thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ, vì vậy là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của Chính phủ nhằm ổn định kinh tế. 5 1.1.2. Chức năng của Ngân hàng thương mại. 1.1.2.1. Trung gian tài chính. Ngân hàng được sinh ra với nhiệm vụ là cầu nối cho những đối tượng tạm thời dư thừa vốn và đối tượng thiếu hụt vốn cần vốn để hoạt động kinh doanh. Do đó Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động là chuyển tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi sự tiếp xúc với 2 loại cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế: các cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu, tức là chi cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập vì thế họ là những người cần bổ sung vốn; và các tổ chức, cá nhân thặng dư trong chi tiêu, tức là thu nhấp hiện tại của họ lớn hơn các khoản chi tiêu cho hàng hóa, dịch vụ và do vậy họ có tiền để tiết kiệm. 2 loại cá nhân và tổ chức trên tồn tại hoàn toàn độc lập với Ngân hàng. Và điều tất yếu là tiền sẽ chuyển từ nhóm thặng dư sang nhóm thâm hụt nếu cả 2 đều có lợi. Như vậy thu nhập gia tăng là động tạo ra mối quan hệ tài chính giữa 2 nhóm. Lúc đầu hình thành quan hệ trực tiếp – tức là người có thặng dư chi tiêu trực tiếp cho người thâm hụt chi tiêu vay. Mặc dù vậy quan hệ trực tiếp đã gặp nhiều giới hạn do sự không phù hợp về quy mô, thời gian, không gian… Nó cản trở quan hệ trực tiếp phát triển và tạo điều kiện nảy sinh trung gian tài chính. Những trung gian tài chính này đã tập hợp những người tiết kiệm và đầu tư, vì vậy mà giải quyết được mâu thuẫn của tín dụng trực tiếp. 1.1.2.2. Tạo phương tiện thanh toán. Trong hệ thống tiền tệ, tiền – vàng có chức năng quan trọng là làm phương tiện thanh toán nhưng các Ngân hàng không tạo được tiền kim loại. Vì vậy, ban đầu các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán thay cho tiền kim loại dựa trên số lượng tiền kim loại đang nắm giữ. Với nhiều ưu thế, dần dần giấy nợ của ngân hàng đã thay thế tiền kim loại làm phương tiện lưu thông và phương tiện cất giữ; nó trở thành tiền giấy mà chúng ta đang sử 6 dụng phổ biến hiện nay. Càng ngày việc thanh toán qua ngân hàng càng phát triển, các khách hàng nhận thấy nếu họ có được số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán, họ có thể chi trả để có được hàng hóa và các dịch vụ theo yêu cầu. Nếu một khách hàng vay một món tiền của Ngân hàng thì số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên, đi đôi với điều đó là khách hàng có thể dùng nó để mua hàng hóa và dịch vụ. Do đó, bằng việc cho vay các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán. Không chỉ bằng cách cho vay, Ngân hàng tự nó cũng có thể tạo phương tiện thanh toán. Toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng tạo phương tiện thanh toán khi các khoản tiền gửi được mở rộng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác trên cơ sở cho vay. Khi khách hàng tại một ngân hàng sử dụng khoản tiền vay để chi trả thì sẽ tạo nên khoản thu của một khách hàng khác tại một ngân hàng khác từ đó tạo ra các khoản cho vay mới. trong khi không một ngân hàng riêng lẻ nào có thể cho vay lớn hơn dự trữ dư thừa, toàn bộ hệ thống ngân hàng có thể tạo ra khối lượng tiền tăng gấp bội thông qua hoạt động cho vay. 1.1.2.3. Trung gian thanh toán. Ngân hàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia. Thay mặt khách hàng, ngân hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hóa và dịch vụ. Để việc thanh toán nhanh chóng, thuận tiệ và tiết kiệm chi phí, ngân hàng đưa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ… cung cấp mạng lưới điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần. Các ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông quan ngân hàng trung ương hoặc thông qua các trung tâm thanh toán. Công nghệ thanh toán qua ngân hàng càng đạt hiêu quả cao khi quy mô sử dụng công nghệ đó càng được mở rộng. Vì vậy, công nghệ thanh toán hiện đại qua ngân hàng thường được các nhà quản lý tìm cách áp dụng rộng rãi. Nhiều hình thức thanh toán 7 được chuẩn hóa góp phần tạo tính thống nhất trong thanh toán không chỉ giữa các ngân hàng trong một quốc gia mà còn giữa các ngân hàng trên toàn thế giới. Các trung tâm thanh toán quốc tế được thiết lập đã lam tăng hiệu quả của thanh toán qua ngân hàng, biến ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán quan trọng và có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho nên kinh tế toàn cầu. 1.1.3. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại. 1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn. Đầu tiên, các Ngân hàng thương mại muốn đi vào hoạt động được thì điều đáng chú ý hơn cả là hoạt động huy động vốn. Ngân hàng thương mại nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. Ngoài ra, Ngân hàng thương mại còn phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam; vay vốn của Ngân hàng Nhà nước… 1.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn. Các Ngân hàng huy động vốn nhằm mục đích kinh doanh tiền, đó được coi là hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng. Theo quy định của pháp luật, Ngân hàng được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước như bao thanh toán, tài trợ xuất khẩu, tài trợ nhập khẩu, cho vay thấu chi, cho vay theo hạn mức tín dụng và hạn mức tín dụng dự phòng…Trong đó, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất. Sau đây là một số đặc điểm của một số hình thức sử dụng vốn cảu Ngân hàng thương mại. • Hoạt động cho vay có hai loại là cho vay ngắn hạn và cho vay trung và dài hạn. Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhi cầu vốn cho sản xuất 8 kinh doanh, dịch vụ và đời sống. Cho vay trung và dài hạn lại mhawmf mục tiêu thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. • Nghiệp vụ bảo lãnh: Các Ngân hàng thương mại được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh khác bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh . Mức bảo lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của một Ngân hàng thương mại không vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng. • Chiết khấu: Các Ngân hàng thương mại được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với tổ chức tín dụng khác. • Nghiệp vụ cho thuê tài chính: Theo quy định, Ngân hàng được hoạt động cho thuê tài chính nhưng phải thành lập công ty cho thuê tài chính riêng. Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính được thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính. • Bao thanh toán: Có nhiều loại bao thanh toán mà một Ngân hàng thương mại có thể cung cấp cho khách hàng như bao thanh toán truy đòi, bao thanh toán miễn truy đòi, bao thanh toán ứng trước hay bao thanh toán chiết khấu, bao thanh toán khi đáo hạn trong phạm vi buôn bán nội địa lẫn quốc tế. 1.1.3.3 Hoạt động khác. Ngoài những hoạt động sử dụng vốn kể trên, Ngân hàng thương mại còn có một số những hoạt động khác như hoạt động thanh toán và Ngân quỹ bao gồm cung cấp các phương tiện thanh toán; thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng; thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ; thực hiện dịch vu thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện 9 dịch vụ thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà Nước cho phép; thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng; tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán kiên Ngân hàng và tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép. Không chỉ có vậy, Ngân hàng còn tham gia những hoạt động khác như: Góp vốn và mua cổ phần (được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phiếu của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật); tham gia thị trường tiền tệ; kinh doanh ngoại hối; ủy tahcs và nhận ủy thác; cung ứng dịch vụ bảo hiểm; tư vấn tài chính và bảo quản vật quý giá. 1.2. Tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng thương mại. Tiền gửi tiết kiệm là một thuật ngữ chuyên ngành của ngành Tài chính – Ngân hàng và được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực Ngân hàng. Nó là một trong những khoản mục nguồn vốn của Ngân hàng,đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng này. Nếu quy mô tiền gửi tiết kiệm nhỏ sẽ hạn chế tín dụng, còn quy mô tiền gửi tiết kiệm lớn không những mở rộng tín dụng mà còn đẩy mạnh sự phát triển của các nghiệp vụ khác. Nghiệp vụ đầu tiên mà các Ngân hàng thực hiện khi vừa mới đi vào hoạt động đó là mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng. Đó là cách thức để Ngân hàng huy động tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức và dân cư. Trong quy chế về tiền gửi tiết kiệm (ban hành kèm theo quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13 tháng 9 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) thì tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. 10 [...]... Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên Tiền gửi tiết kiệm khác Tiền gửi tiết kiệm bậc thang theo thời gian từ 12 tháng đến dưới 24 tháng Tiền gửi tiết kiệm bậc thang theo thời gian... khoản Nợ Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên Tiền gửi tiết kiệm khác Tiền gửi tiết kiệm bậc thang 423801 theo thời gian từ 12 tháng đến dưới 24 tháng Tiền gửi tiết kiệm bậc thang... mục tiền gửi tiết kiệm tại thời điểm 31/12/2008 tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội 32 Trong năm 2008, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã thực hiện áp dụng các hình thức huy động vốn với nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích đối với khách hàng gửi tiền như huy động tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm dự thưởng bằng vàng, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm. .. mục tiền gửi tiết kiệm tại thời điểm 31/12/2007 tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Hà nội Đạt được kết quả trên là do NHNoHN đã thực hiện đa dạng hóa các hình thức huy động vốn với nhiêù sản phẩm dịch vụ tiện ích đối với khách hàng gửi tiền như huy động tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm khuyến mại bằng tiền và hiện vật đối với khách hàng có số dư tiền gửi lớn, tiết kiệm dự thưởng, 26 tiết kiệm. ..1.2.1 Vai trò nguồn tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng thương mại 1.2.2 Phân loại Tiền gửi tiết kiệm được chia thành hai loại chính Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm của tổ chức, cá nhân gửi vào Ngân hàng thương mại nhằm mục đích nhờ Ngân hàng thanh toán hộ cho những hàng hóa và dịch vụ mà khách hành đã mua Khoản tiền này có lãi suất rất thấp nhưng bù vào đó khách hàng được hưởng... của Ngân hàng với mức phí thấp Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm cảu cá nhân, tổ chức gửi vào Ngân hàng thương mại nhằm mụ đích an toàn và sinh lợi Khoản tiết kiệm này có lãi suất cao hơn so với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn tùy theo độ dài của kỳ hạn 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc gia tăng nguồn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng thương mại Thứ nhất, chính sách tiền tệ của Nhà... Ngân hàng cần nhiều vốn Điều này đòi hỏi nó phải tích cực thu hút vốn bằng nhiều hình thức Trong đó có việc thu hút thêm tiền gửi tiết kiệm bằng cách tăng lãi suất, khuyến mại, tặng quà… Mặt khác, có những lúc các Ngân hàng dư thừa vốn Vì vậy, Ngân hàng hạ lãi suất xuống để giảm lượng tiền gửi vào 11 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM Ở NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIẾN NÔNG... thuộc lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp được điều động từ Ngân hàng Công -Nông- Thương thành phố Hà Nội và 12 chi nhánh Ngân hàng phát triển nông nghiệp huy n được đổi tên từ các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước đã hội tụ về trụ sở chính tại số 77 Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Với 1.182 lao động, 18 tỷ nguồn vốn, chủ yếu là tiền gửi Ngân sách huy n và 16 tỷ dư nợ mà hầu hết là nợ cho vay các xí nghiệp Quốc... đến việc gia tăng nguồn tiền gửi tiết kiệm của các Ngân hàng thương mại Thực tế cho thấy, nếu Nhà nước thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt hoặc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì buộc các Ngân hàng phải tìm mọi cách thu hút tiền gửi tiết kiệm, làm cho các khoản tiền gửi tiết kiệm tăng lên nhanh chóng Thứ hai, đó là nhu cầu vốn của các Ngân hàng thương mại Tùy từng thời kỳ phát triển của Ngân hàng mà có... THÔN HÀ NỘI 2.1 Khái quát chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Được thành lập theo quyết định số 51-QĐ/NH/QĐ ngày 27/6/1988 của Tổng Giám đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nay là Thống đốc NHNN Việt Nam) Chi nhánh Ngân Hàng Phát triển Nông Nghiệp Thành phố Hà Nội (nay là NHNo&PTNT Hà Nội) trên cơ sở 28 cán bộ cùng với 21 Công ty, xí nghiệp