Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Nông Nghiệp Hà Nội (Trang 48 - 49)

Năm 2007, số dư tài khoản tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội vào ngày 31/12/2007 là trên 1052 tỷ VND. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là trên 6,691 tỷ VND; tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là trên 365 tỷ VND; tiền gửi tiết kiệm khác là trên 680 tỷ VND. Đây là những con số thể hiện sự phát triển ổn định của Ngân hàng Nông nghiệp trong năm 2007. Năm này, Việt Nam bắt đầu gia nhập WTO nên cũng có nhiều cơ chế mới buộc các doanh nghiệp và Ngân hàng phải có những chuyển biến thích hợp để tiếp tục tồn tại và phát triển. Ngân hàng Nông nghiệp là một trong những Ngân hàng như vậy. Với vai trò là một trong những Ngân hàng đầu ngành, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội nói riêng vẫn vững bước phát triển, xứng đáng là người dẫn đầu trong việc giúp đỡ người nông dân tiếp tục lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho họ cải thiện phần nào cuộc sống vốn khó khăn.

Năm 2008, số dư tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng này tại thời điểm 31/12/2008 là 1.759 tỷ VND. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là trên 2,055 tỷ VND đã giảm so năm 2007; tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là gần 260 tỷ VND giảm so năm 2007 và tiền gửi tiết kiệm khác là gần 1.498 tỷ VND tăng hơn 2 lần so năm 2007.

Tại sao lại có sự biến động bất thường như vậy? Nguyên nhân là do năm 2008 là năm xảy ra lạm phát đối với nền kinh tế Việt Nam. Tỷ lệ lạm phát đã tăng lên đến mức hai con số buộc Chính phủ phải sử dụng các biện pháp bình ổn lạm phát như các chính sách tiền tệ thắt chặt, giảm tiền mặt

trong nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã liên tục tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu làm cho các Ngân hàng thương mại thiếu vốn kinh doanh. Từ đó, các Ngân hàng thương mại phải tìm cách thu hút vốn một cách ồ ạt. Trong hoạt động thu hút tiền gửi tiết kiệm, đã diễn ra một cuộc chạy đua tăng lãi suất giữa các Ngân hàng này. Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội cũng không năm ngoài xu hướng đó. Ngân hàng này không những tăng lãi suất tiền gửi lên đến 19% mà còn đa dạng hoá các hình thức gửi tiền như tiết kiệm VND bảo đảm giá trị theo giá vàng, tiết kiệm VND bảo đảm giá trị theo USD, tiền gửi tiết kiệm có thưởng… Chính điều này làm khách hàng chuyển sang những hình thức tiết kiệm mới nhằm mang lợi nhuận cao hơn. Do đó, những hình thức tiết kiệm truyền thống bị thu hẹp về quy mô, còn những hình thức tiết kiệm mới lại phát triển nhanh chóng làm quy mô tiền gửi tiết kiệm tăng nhanh chóng đáp ứng nhu cầu về vốn của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Nông Nghiệp Hà Nội (Trang 48 - 49)