Việc đẩy mạnh và phát triển hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm trongdân với chi phí hợp lý là vấn đề cần quan tâm và hết sức cần thiết đối với mỗi ngânhàng thương mại hiện nay, giúp c
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-VŨ THỊ HẢI HÀ
HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ TAM ĐIỆP, TỈNH NINH BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-VŨ THỊ HẢI HÀ
HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ TAM ĐIỆP, TỈNH NINH BÌNH
Chuyên Ngành : Tài Chính - Ngân Hàng
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN THANH HUYỀN
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thiện luận văn này tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo vàcác anh chị tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Thànhphố Tam Điệp – Tỉnh Ninh Bình đã cung cấp số liệu bổ sung cho luận văn
Đồng thời tôi cũng xin cảm ơn sự chỉ dẫn của các thầy cô Trường Đại họcThương mại đã giúp tôi nắm bắt được nhiều kiến thức cơ bản để có thể vận dụngtrong thực tế
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thanh Huyền đãgiúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn thạc sỹ này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Vũ Thị Hải Hà
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi Các tàiliệu được sử dụng để phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng và đã đươccông bố theo đúng quy định Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là do tôi tự tìmhiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tế
Học viên
Vũ Thị Hải Hà
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ viii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài 2
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Kết cấu luận văn 4
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5
1.1 Tổng quan về NHTM và nguồn vốn của NHTM 5
1.1.1.Khái quát về NHTM……… 5
1.1.2.Nguồn vốn của NHTM……… …10
1.1.3.Các loại tiền gửi……… …………15
1.2 Hoạt động huy động vốn TGTK của NHTM 16
1.2.1 Khái niệm và tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn TGTK của NHTM 16
1.2.2 Các hình thức huy động vốn TGTK của NHTM 18
1.2.3 Các tiêu chí phản ánh và đánh giá hoạt động huy động vốn TGTK của NHTM 19
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn TGTK của NHTM .26 1.3 Kinh nghiệm về hoàn thiện hoạt động huy động vốn TGTK của một số NHTM 32
Trang 71.3.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển –
Chi nhánh Đà Nẵng 32
1.3.2 Kinh nghiệm của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam… 33
1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho NHN o &PTNT Thành phố Tam Điệp 34
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 36
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NHN 0 &PTNT THÀNH PHỐ TAM ĐIỆP, TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2013-2015 37
2.1 Tổng quan về chi nhánh NHN0&PTNT Thành phố Tam Điệp, Tỉnh Ninh Bình… 37
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHN o &PTNT Thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình 37
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHN o &PTNT Thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình 37
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh NHN 0 &PTNT Thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình 39
2.1.4 Sơ lược về hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHN o &PTNT Thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình 40
2.2 Thực trạng huy động vốn TGTK của chi nhánh NHNo&PTNT Thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình 43
2.2.1 Một số sản phẩm huy động vốn TGTK đã triển khai 43
2.2.2 Quy mô vốn TGTK 43
2.2.3 Phân tích cơ cấu TGTK 45
2.2.4 Đo lường chi phí huy động vốn TGTK 55
2.2.5 Mạng lưới huy động vốn TGTK 58
2.3 Tương quan huy động vốn TGTK và dư nợ cho vay 60
2.3.1 Tương quan huy động vốn TGTK và dư nợ cho vay theo kỳ hạn 61
2.3.2 Tương quan huy động vốn TGTK và dư nợ cho vay theo loại tiền 63
Trang 82.4 Đánh giá công tác huy động TGTK tại NHNo&PTNT Thành phố Tam Điệp 64
2.4.1 Những kết quả đạt được 64
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 66
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 69
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TGTK CỦA NHN O &PTNT THÀNH PHỐ TAM ĐIỆP, TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2020 70
3.1 Định hướng phát triển của chi nhánh NHNo&PTNT Thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 70
3.1.1 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của NHN 0 &PTNT Thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 70
3.1.2 Định hướng hoạt động huy động vốn TGTK của NHN 0 &PTNT Thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 71
3.2 Đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động huy động vốn TGTK tại chi nhánh NHNo&PTNT Thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình 72
3.2.1 Giải pháp liên quan đến chính sách Marketing 72
3.2.2 Giải pháp liên quan đến khách hàng 73
3.2.3 Giải pháp liên quan đến năng lực cán bộ nhân viên ngân hàng 75
3.2.4 Giải pháp liên quan đến cơ cấu vốn 76
3.2.5 Giải pháp khác 76
3.3 Một số kiến nghị 80
3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam… 80
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 81
3.3.3 Kiến nghị với các Bộ ngành liên quan 81
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 82
KẾT LUẬN 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 9NHTM Ngân hàng thương mại
NHN0&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thônNHTW Ngân hàng Trung ương
Trang 10DANH MỤC BẢ
Y
Bảng 2.1 : Quy mô vốn TGTK 44
Bảng 2.2: Phân tích quy mô vốn TGTK 44
Bảng 2.3: Cơ cấu TGTK theo loại tiền 45
Bảng 2.4: Phân tích cơ cấu TGTK theo loại tiền 46
Bảng 2.5: Cơ cấu TGTK theo kì hạn gửi tiền 47
Bảng 2.6: Phân tích cơ cấu TGTK theo kì hạn gửi tiền 48
Bảng 2.7: Cơ cấu TGTK theo loại hình sản phẩm 50
Bảng 2.8: Phân tích cơ cấu TGTK theo loại hình sản phẩm 50
Bảng 2.9: Cơ cấu TGTK theo hình thức trả lãi 51
Bảng 2.10: Phân tích cơ cấu TGTK theo hình thức trả lãi 53
Bảng 2.11: Chi phí huy động vốn TGTK 55
Bảng 2.12: Phân tích chi phí huy động vốn TGTK 55
Bảng 2.13: Biến động lãi suất huy động do NHNN quy định 56
Bảng 2.14: Mạng lưới phòng giao dịch của các ngân hàng trên Thành phố Tam Điệp .58
Bảng 2.15: Tương quan giữa huy động TGTK và dư nợ cho vay 60
Bảng 2.16: Tương quan giữa huy động TGTK và dư nợ cho vay theo kỳ hạn 61
Bảng 2.17: Tương quan giữa huy động TGTK và dư nợ cho vay theo loại tiền 63
Trang 11DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của Chi nhánh NHN0&PTNT Thành phố Tam Điệp .38
Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận sau thuế của NHN0&PTNT Thành phố Tam Điệp 40
Biểu đồ 2.2: Vốn Tiền gửi (triệu đồng) 41
Biểu đồ 2.3: Dư nợ cho vay (triệu đồng) 42
Biểu đồ 2.4: Tình hình biến động lãi suất huy động vốn (%) 57
Biểu đồ 2.5: Tương quan vốn TGTK và Dư nợ trong ngắn hạn 61
Biểu đồ 2.6: Tương quan vốn TGTK và dư nợ trong trung và dài hạn 62
Biểu đồ 2.7: Tương quan vốn TGTK và dư nợ theo loại tiền (%) 63
Trang 12LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển biến rõ rệt
và đạt được những thành tựu đáng kể, về cơ bản chúng ta đã kiềm chế được lạmphát, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao và ổn định, đời sống nhân dân được cảithiện rõ rệt, ký kết và tham gia hơn 11 FTA (hiệp định thương mại tự do) khu vực
và song phương Để tránh nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với các nước khác trongkhu vực và trên thế giói, Đảng và Nhà nước ta chủ trương mở rộng việc phát triểnnền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhànước, với chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhằm đưa nước ta trởthành một nước công nghiệp phát triển vào năm 2020 Tuy nhiên, đi liền với cơ hội
là những thách thức không hề nhỏ, để thực hiện được mục tiêu đó chúng ta cầnlượng vốn rất lớn, đặc biệt là khi Việt Nam đã gia nhập sân chơi quốc tế Do đó,hoạt động huy động vốn đang từng ngày, từng giờ diễn ra và được coi là vấn đề đặcbiệt quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế quốc gia
Có thể nói vốn là điều kiện tiên quyết cho mọi hình thức sản xuất kinh doanhkhác Trong các kênh huy động vốn, huy động vốn qua ngân hàng có ý nghĩa rấtquan trọng (ở Việt Nam 50% nguồn vốn chủ yếu được huy động từ hệ thống cácngân hàng thương mại) Công tác huy động vốn đặc biệt là huy động vốn TGTKkhông chỉ mang ý nghĩa quyết định thắng lợi trong kinh doanh của bản thân ngânhàng mà còn tác động và chi phối sự phát triển về mặt kinh tế xã hội của đất nướcnói chung
Trong tiến trình phát triển nền kinh tế ở Việt Nam đến nay, việc huy độnglượng tiền nhàn rỗi trong dân cư là biện pháp hữu hiệu để đáp ứng kịp thời nhu cầuvốn cho nền kinh tế Trước áp lực gia tăng của nhiều kênh đầu tư, tiền gửi tiết kiệmvẫn được nhiều người lựa chọn Tuy nhiên, đáng chú ý là lãi suất huy động tiền gửitiết kiệm hiện vẫn chưa hấp dẫn đối với tiền nhàn rỗi, nhất là đối với các nhà đầu tư
cá nhân, bên cạnh đó còn có cả sự cạnh tranh trên thị trường các ngân hàng Hiệndòng tiền nhàn rỗi đang băn khoăn chọn kênh bỏ vốn, với kỳ vọng vừa có khả năngsinh lời, vừa mang tính an toàn cao Vì vậy, hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệmcủa các ngân hàng vẫn gặp nhiều khó khăn
Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế thường không ổn định do sự chuyển độngliên tục của dòng tiền Trong khi đó, vốn huy động từ tiền tiết kiệm của khách hàng
Trang 13cá nhân ổn định hơn do người dân gửi tiền vào ngân hàng thương mại với mục đíchtích lũy Việc đẩy mạnh và phát triển hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm trongdân với chi phí hợp lý là vấn đề cần quan tâm và hết sức cần thiết đối với mỗi ngânhàng thương mại hiện nay, giúp các ngân hàng thương mại có chính sách phù hợptrong việc huy động và sử dụng vốn của mình.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHN0&PTNT)Agribank Tam Điệp là một trong những tổ chức tài chính chiếm thị phần lớn trênđịa bàn Thành phố Tam Điệp Tuy nhiên hiện nay Agribank Tam Điệp đang phảicạnh tranh không chỉ với các ngân hàng đã hoạt động nhiều năm trên địa bàn thànhphố như Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Tam Điệp Vietinbank,Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV, Ngân hàng Chính sách xã hội ViệtNam mà còn với ngân hàng Ngoại thương Vietcombank, ngân hàng Quân đội MB,ngân hàng Dầu khí toàn cầu GPBank và các Quỹ tín dụng nhân dân - hiện đang mởrộng phạm vi hoạt động Vì nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động huy độngvốn tiền gửi tiết kiệm và mong muốn Agribank Tam Điệp hoạt động ngày càng hiệu
quả hơn nên tôi chọn đề tài: “Hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
Cho đến nay đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về hoạt động huyđộng vốn của ngân hàng thương mại được thực hiện dưới dạng đề tài nghiên cứu,luận văn như:
- Tác giả Đoàn Thị Thùy Dung (2015) “Phân tích tình hình huy động vốn tạiNgân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Đắk Lắk”, luận văn thạc sĩQuản trị kinh doanh Luận văn này đã đưa ra những cơ sở lý luận cũng như phântích và đánh giá thực tế tình hình huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phầnĐông Á – Chi nhánh Đắk Lắk qua đó đưa ra giải pháp kiến nghị nhằm tăng cườnghuy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Đắk Lắk.Tuy nhiên, đây là luận văn nghiên cứu về hoạt động huy động vốn nói chung màchưa nghiên cứu và phân tích kỹ về tình hình huy động vốn tiền gửi tiết kiệm
- Tác giả Nguyễn Thị Lan Phương (2010) “ Giải pháp tăng cường huy độngvốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam”, luận văn thạc sĩthương mại, nghiên cứu các vấn đề cơ bản về huy động vốn từ bên ngoài tại Ngânhàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam và từ đó đưa ra những giải pháp
Trang 14nhằm tăng cường huy động vốn từ nền kinh tế Luận văn nghiên cứu khá chi tiết vềcông tác huy động vốn trên các mặt: quy mô, cơ cấu, sự ổn định, chi phí vốn và sựphù hợp với sử dụng vốn Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu về thời gian là từ năm
2007 đến nửa đầu năm 2009 nên không còn tính cập nhật
- Tác giả Nguyễn Bạch Hồng (2014) “Hoàn thiện hoạt động huy động vốn tiềngửi tiết kiệm tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chinhánh Đã Nẵng”, luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh Luận văn đã hệ thống hóa cácvấn đề lý luận về huy động vốn tiền gửi tiết kiệm, phân tích thực trạng huy động vốntiền gửi tiết kiệm và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động huy động vốn tiềngửi tiết kiệm tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chinhánh Đà Nẵng Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu về không gian của luận văn là Ngânhàng thương mại cổ phần BIDV Đà Nẵng – phân tích số liệu của Chi nhánh ngân hàngloại I nên sẽ có nhiều nghiệp vụ hiện đại và phát triển hơn so với Chi nhánh loại III nhưNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành phốTam Điệp, tỉnh Ninh Bình còn hạn chế về nghiên cứu marketing ngân hàng
Qua quá trình đánh giá tổng quan các nghiên cứu và tài liệu liên quan đến hoạtđộng huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thương mại, các nghiên cứu đãgóp phần hình thành một cơ sở lý thuyết khá đầy đủ và rõ ràng về khái niệm về vốntiền gửi, vốn tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thương mại và hoạt động huy độngvốn tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng thương mại Tuy nhiên, việc phân tích và đánhgiá các số liệu vẫn còn tổng quát và chưa thực sự phù hợp với thực tế tại Chi nhánhngân hàng trên địa bàn Thành phố công nghiệp đang phát triển như Tam Điệp
Luận văn “Hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Tam Điệp, Tỉnh Ninh Bình” được nghiên cứu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Tam Điệp, Tỉnh Ninh Bình về thực trạng huyđộng vốn tiền gửi tiết kiệm, từ đó đưa ra kiến nghị có thể áp dụng vào thực tiễn củaNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nói riêng và các ngânhàng thương mại Việt Nam nói chung Vì vậy, đề tài mang tính thực tiễn và khôngtrùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đây
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu : Nghiên cứu thực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửitiết kiệm tại NHN0&PTNT chi nhánh Thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình, từ đó đềxuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác huy động TGTK tại Chi nhánh
Trang 15- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận cơ bản về huy động vốn TGTK củaNHTM
Khảo sát và phân tích thực trạng cũng như những mặt còn hạn chế của hoạtđộng huy động TGTK tại NHN0&PTNT chi nhánh Thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình
Đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động huy động TGTK tạiNHN0&PTNT chi nhánh Thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác huy độngTGTK của NHTM, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động TGTK củaNHTM
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu trong luận văn được thu thập từ cácbáo cáo hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán và một sốbáo cáo khác
- Phương pháp phân tích: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp,phương pháp so sánh, phương pháp thống kê…để nghiên cứu thực trạng hoạt độnghuy động vốn TGTK tại Chi nhánh
6 Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu, danh mục bảng biểu và biểu đồ, danh mục từ viết tắt, kếtluận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 phần:
CHƯƠNG 1: Lý luận chung về hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thương mại
CHƯƠNG 2: Thực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại NHN 0 &PTNT Thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2013-2015
CHƯƠNG 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của NHN 0 &PTNT Thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình đến năm 2020
Trang 16CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về NHTM và nguồn vốn của NHTM
1.1.1 Khái quát về NHTM
1.1.1.1 Khái niệm
Thông thường, khi đưa ra khái niệm về một tổ chức người ta thường căn cứvào các chức năng (hay các hoạt động) mà tổ chức đó thực hiện trong nền kinh tế.Đối với NHTM, việc đưa ra khái niệm trong bối cảnh kinh tế hiện nay không phải
dễ dàng và luôn chính xác Bởi vì, không chỉ chức năng của các ngân hàng đangthay đổi mà chức năng của các đối thủ cạnh tranh chính của ngân hàng cũng đangthay đổi không ngừng Thực tế cho thấy, rất nhiều tổ chức tài chính, bao gồm cả cáccông ty kinh doanh chứng khoán, công ty bảo hiểm… đều đang cố gắng cung cấpcác dịch vụ ngân hàng Ngược lại, ngân hàng cũng đối phó với các đối thủ cạnhtranh (các tổ chức phi ngân hàng) bằng cách mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ,hướng về các lĩnh vực bất động sản, môi giới chứng khoán, tham gia các hoạt độngbảo hiểm và thực hiện nhiều dịch vụ mới khác
Ở Mỹ: Ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấpdịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính Theo Đạoluật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: “Ngân hàng thương mại lànhững xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của côngchúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên
đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính” Hay như
ở Ấn Độ, Luật Ngân hàng năm 1950 và được bổ sung năm 1959 đã nêu “Ngân hàng
là cơ sở nhận các khoản tiền ký thác để cho vay, tài trợ, đầu tư” Và theo Luật Ngânhàng của Đan Mạch năm 1930 định nghĩa “Những nhà băng thiết yếu gồm cácnghiệp vụ nhận tiền ký thác, buôn bán vàng bạc, hàng nghề thương mại và các giátrị địa ốc, các phương tiện tín dụng và hối phiếu, thực hiện các nghiệp vụ chuyểnngân, đứng ra bảo hiểm,…” Để hiểu về NHTM thì có rất nhiều định nghĩa khácnhau, nhưng ta thấy rằng NHTM không phải là trung gian tài chính duy nhất Đểphân biệt các NHTM với các trung gian tài chính khác như: Công ty bảo hiểm, quỹđầu tư,… thì cần phải dựa trên tính chất cơ bản của NHTM đó là: NHTM là nơinhận tiền ký thác, tiền ký gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn để sử dụng vào nghiệp vụcho vay, chiết khấu và các dịch vụ kinh doanh khác của chính ngân hàng
Trang 17Ở Việt Nam, theo Khoản 3 Điều 4 Luật Các Tổ chức Tín dụng số47/2010/QH12 ban hành 29/06/2010: “Ngân hàng thương mại là một loại hình ngânhàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanhkhác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.
Theo khoản 1 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước số 46/2010/QH12 ban hành29/06/2010 đưa ra định nghĩa : “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứngthường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi, cấp tín dụng vàcung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản”
1.1.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại
a) Chức năng trung gian tín dụng
Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là “cầu nối”giữa người dư thừa vốn và người có nhu cầu về vốn Thông qua việc huy động cáckhoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, NHTM hình thành nên quỹ chovay để cung cấp tín dụng cho nền kinh tế Với chức năng này, NHTM vừa đóng vaitrò là người đi vay vừa đóng vai trò là người cho vay, đồng thời NHTM đã góp phầntạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền, ngân hàng và người đi vay,thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế
Đối với người gửi tiền, họ thu được lợi từ khoản vốn tạm thời nhàn rỗi củamình dưới hình thức lãi tiền gửi mà ngân hàng trả cho họ Hơn nữa, ngân hàng cònđảm bảo cho họ sự an toàn về khoản tiền gửi và cung cấp các dịch vụ thanh toántiện lợi
Đối với người đi vay, họ sẽ thỏa mãn được nhu cầu vốn để kinh doanh, chitiêu, thanh toán mà không phải bỏ ra nhiều sức lực, thời gian cho việc tìm kiếm nơicung ứng vốn tiện lợi, chắc chắn và hợp pháp
Đối với NHTM, họ sẽ tìm kiếm được lợi nhuận cho bản thân mình từ chênhlệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới Lợi nhuậnnày chính là cơ sở để tồn tại và phát triển của NHTM
Đối với nền kinh tế, chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩytăng trưởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuấtđược thực hiện liên tục và để mở rộng quy mô sản xuất NHTM đã biến vốn nhànrỗi không hoạt động thành vốn hoạt động, kích thích quá trình luân chuyển vốn,thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển
Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất củaNHTM vì nó phản ánh bản chất của NHTM là đi vay để cho vay, nó quyết định sự
Trang 18tồn tại và phát triển của ngân hàng Đồng thời nó cũng là cơ sở để thực hiện cácchức năng khác
b) Chức năng trung gian thanh toán
NHTM làm trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầu củakhách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa,dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và cáckhoản thu khác theo lệnh của họ Ở đây, NHTM đóng vai trò là người “thủ quỹ”cho các doanh nghiệp và cá nhân bởi ngân hàng là người giữ tài khoản của họ.NHTM thực hiện chức năng trung gian thanh toán trên cơ sở thực hiện chứcnăng trung gian tín dụng vì tiền đề để khách hàng thực hiện thanh toán qua ngânhàng chính là một phần tiền gửi trước đó Việc các NHTM thực hiện chức năngtrung gian thanh toán có ý nghĩa rất to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế Với chứcnăng này, các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán thuậnlợi Nhờ đó, các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian đi tớigặp chủ nợ hay người thanh toán và lại đảm bảo được việc thanh toán an toàn Qua
đó, chức năng này thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độlưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế Đồng thời, việc thanh toán khôngdùng tiền mặt qua ngân hàng đã giảm được lượng tiền mặt trong lưu thông, dẫn đếntiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt như chi phí in ấn, đếm nhận, bảo quản tiền,…Đối với ngân hàng, chức năng này góp phần tăng thêm lợi nhuận cho ngânhàng thông qua việc thu lệ phí thanh toán Thêm nữa, nó lại làm tăng nguồn vốn chovay của ngân hàng thể hiện trên số dư trong tài khoản tiền gửi của khách hàng.Chức năng trung gian thanh toán cũng chính là cơ sở hình thành chức năng tạo tiềncủa NHTM
c) Chức năng “tạo tiền”
Khi có sự phân hóa trong hệ thống ngân hàng thì ngân hàng trung gian khôngcòn thực hiện chức năng phát hành giấy bạc ngân hàng nữa Nhưng với chức năngtrung gian tín dụng và trung gian thanh toán, NHTM có khả năng tạo tiền tín dụng(hay tiền ghi sổ) thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tạiNHTM Đây chính là một bộ phận của lượng tiền được sử dụng trong các giao dịch.Ban đầu từ những khoản tiền dự trữ tăng lên, NHTM sử dụng để cho vay bằngchuyển khoản, sau đó những khoản tiền này sẽ được quay lại NHTM một phần khinhững người sử dụng tiền gửi vào dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn Quá trình nàytiếp diễn trong hệ thống ngân hàng và tạo nên một lượng tiền gửi (tức tiền tín dụng)
Trang 19gấp nhiều lần số dự trữ tăng thêm ban đầu Mức mở rộng tiền gửi phụ thuộc vào hệ số
mở rộng tiền gửi Hệ số này, đến lượt nó chịu tác động bởi các yếu tố: tỷ lệ dự trữ bắtbuộc, tỷ lệ dự trữ vượt mức và tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi thanh toán của côngchúng Với chức năng “tạo tiền”, hệ thống NHTM đã làm tăng phương tiện thanh toántrong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội Rõ ràng khái niệm vềtiền hay tiền giao dịch không chỉ là tiền giấy do NHTW phát hành ra mà còn bao gồmmột bộ phận quan trọng là lượng tiền ghi sổ do các NHTM tạo ra
Khả năng mở rộng
tiền gửi của NH =
Số tiền gửi huy động ban đầu x
Hệ số nhân mở rộng tiền tệ
Hệ số nhân mở rộng tiền tệ = Tỷ lệ dự trữ bắt buộc1
Chức năng này cũng chỉ ra mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và lưu thôngtiền tệ Một khối lượng tín dụng mà NHTM cho vay làm tăng khả năng tạo tiền củaNHTM, từ đó làm tăng lượng tiền cung ứng
Chức năng “tạo tiền” của hệ thống NHTM liên quan chặt chẽ với chính sáchtiền tệ của NHTW Thông qua hệ thống NHTM, NHTW có thể tăng hoặc giảmlượng tiền tương ứng
Các chức năng của NHTM có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung, hỗ trợ cho nhau,trong đó chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản nhất, tạo cơ sở cho việcthực hiện các chức năng sau Đồng thời khi ngân hàng thực hiện tốt chức năng trunggian thanh toán và chứ năng tạo tiền lại góp phần làm tăng nguồn vốn tín dụng, mởrộng hoạt động tín dụng
1.1.1.3 Vai trò của NHTM
Cùng với sự phát triển đa dạng các nghiệp vụ kinh doanh, ngân hàng ngàycàng thực hiện nhiều vai trò mới để có thể duy trì khả năng cạnh tranh và đáp ứngnhu cầu của xã hội Các ngân hàng ngày nay có những vai trò cơ bản sau:
Thứ nhất, NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế
Thực tế cho thấy, để phát triển các đơn vị kinh tế cần phải có một lượng vốnlớn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác Bằng vốn huyđộng được trong xã hội thông qua hoạt động tín dụng, NHTM đã cung cấp vốn chomọi hoạt động kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn một cách kịp thời cho quá trình sảnxuất Nhờ đó các doanh nghiệp, cá nhân có điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến máymóc, công nghệ để tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượngsản phẩm cho xã hội
Trang 20Thứ hai, NHTM là cầu nối các doanh nghiệp với thị trường.
Bước sang cơ chế thị trường, sự phát triển của tín dụng NH đã làm biến đổihoạt động thủ công trong các nhà máy, xí nghiệp, thay vào đó là các dây chuyền sảnxuất hiện đại năng suất cao, thực hiện chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến-đây là điều rất khó thể thực hiện bằng vốn tự có của các doanh nghiệp Bên cạnh đó,tín dụng NH còn cung cấp một phần vốn không nhỏ trong việc tăng cường nguồnvốn lưu động của các doanh nghiệp Một khía cạnh khác đòi hỏi sự có mặt của tíndụng ngân hàng đối với doanh nghiệp đó là ngân quỹ để đào tạo đội ngũ lao độngphù hợp với sự phát triển của khoa học- kỹ thuật- công nghệ cao, đặc biệt là trongđiều kiện nước ta vẫn còn thiếu nhiều những chuyên gia đầu ngành, những cán bộ
có năng lực và những công nhân lành nghề
Thứ ba, NHTM là người thực hiện các chính sách kinh tế của Chính phủ, góp
phần điều tiết sự tăng trưởng kinh tế và theo đuổi các mục tiêu xã hội
Việc hoạch định chính sách tiền tệ thuộc về Ngân hàng Trung ương Để thựcthi chính sách tiền tệ, Ngân hàng Trung ương phải sử dụng các công cụ như lãi suất,
dự trữ bắt buộc, thị trường mở… Chính các ngân hàng thương mại là chủ thể chịutác động trực tiếp của các công cụ này và đồng thời đóng vai trò cầu nối trong việcchuyển tiếp các tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế Bởi vì hoạt độngkinh doanh của ngân hàng thương mại gắn liền với các hoạt động kinh doanh củacác doanh nghiệp, các tổ chức và các chủ thể khác trong nền kinh tế Mặt khác,cũng qua ngân hàng thương mại và các định chế tài chính trung gian khác, tình hìnhsản lượng, giá cả, công ăn việc làm, nhu cầu tiền mặt, lãi suất, tỷ giá… của nền kinh
tế được phản hồi về cho Ngân hàng Trung ương để Chính phủ và Ngân hàng Trungương có những chính sách điều tiết thích hợp với từng tình hình cụ thể
Thứ tư, NHTM là cầu nối cho việc phát triển kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia.
Với xu hướng phát triển của nền kinh tế là hướng hội nhập vào cộng đồngkinh tế khu vực và toàn thế giới, việc mở rộng quan hệ giao lưu kinh tế là một tấtyếu, qua đó giúp cho mọi quốc gia phát huy được lợi thế của mình Thông quanghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu, quan hệ thanh toán với các tổ chức tài chính, ngânhàng và doanh nghiệp quốc tế, ngân hàng thương mại giúp cho việc thanh toán,trao đổi mua bán được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, an toàn, hỗ trợ đắc lực chocác hoạt động kinh tế đạt hiệu quả cao, đồng thời góp phần khẳng định vị trí vànâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, của NHTM trên trường quốc tế
Trang 211.1.2 Nguồn vốn của NHTM
1.1.2.1 Khái niệm
Như tất cả loại hình doanh nghiệp khác, khi bắt đầu thành lập, ngân hàng phảichứng minh cho cơ quan chức năng biết khả năng tài chính của mình, một trongnhững khoản mục phải chứng minh là nguồn vốn ban đầu vì nó đóng vai trò quantrọng đối với hoạt động của một ngân hàng, nó thể hiện năng lực tài chính, đồng thời
là cơ sở để đánh giá giá trị và dự báo sự phát triển trong tương lai của một ngân hàng.Nguồn vốn của NHTM được định nghĩa là “toàn bộ nguồn tiền tệ mà ngânhàng tạo lập, huy động được để cho vay, đầu tư và thực thi các dịch vụ ngân hàng”(1) Nguồn vốn của ngân hàng có quan hệ mật thiết với tất cả các chủ thể liên quan
tới ngân hàng, đặc biệt là khách hàng và nhà đầu tư
1.1.2.2 Vai trò nguồn vốn của NHTM
Nguồn vốn đóng vai trò tạo lập, duy trì và phát triển ngân hàng
Một ngân hàng muốn hoạt động không thể thiếu vốn Nguồn vốn chính là nềntảng ban đầu cho mọi hoạt động, nó thể hiện tính tự chủ tài chính cũng như khảnăng của một ngân hàng Một ngân hàng mới thành lập cần vốn để xây dựng cơ sở
hạ tầng, trang bị những điều kiện làm việc, thuê nhân viên…
Trong yếu tố cạnh tranh, để duy trì và phát triển hoạt động, bản thân mỗi ngânhàng phải tự ý thức cần phải bổ sung nguồn vốn Nếu ngân hàng nào không thựchiện, sẽ gặp khó khăn trong hoạt động
Nguồn vốn là cơ sở và phát triển hoạt động cho vay
Huy động vốn và cho vay là hai hoạt động cơ bản của NHTM Hai hoạt độngnày có mối quan hệ tương hỗ với nhau, nếu không có nguồn huy động thì ngân hàngkhó lòng cho vay và thực hiện cung cấp các dịch vụ, ngược lại hoạt động cho vay cótác động trở lại hoạt động tạo nguồn thông qua việc kích thích các NHTM gia tăngnguồn vốn
Vốn của ngân hàng được xem như là một phương tiện để điều tiết sự tăng trưởng,đảm bảo sự phát triển của ngân hàng Vốn cần phải được phát triển tương ứng với sựtăng trưởng của cả danh mục cho vay và đầu tư những tài sản rủi ro khác
Nguồn vốn dùng để bù đắp rủi ro
Việc trích lập các quỹ để phòng ngừa và bù đắp rủi ro luôn được thực hiệnđịnh kỳ ở các NHTM, vì thế mỗi quốc gia đều có quy định về tỷ lệ an toàn vốn so
Trang 22với tài sản Nếu NHTM không đáp ứng được tỷ lệ an toàn như quy định ngân hàng
đó sẽ rơi vào tình trạng mất thanh khoản
Nguồn vốn là cơ sở tạo niềm tin cho khách hàng
Vốn chủ sở hữu của NHTM là cơ sở để xác định niềm tin của công chúng, mộtngân hàng có quy mô vốn lớn sẽ được dân chúng tin tưởng hơn so với ngân hàng cóquy mô vốn nhỏ hơn nếu không xét tới các yếu tố khác
Với cơ chế công bố thông tin của các NHTM hiện nay, khách hàng sẽ tìm tớingân hàng nào có những thông tin tốt và vốn sẽ là thông tin đầu tiên mà khách hàngquan tâm
Nguồn vốn cung cấp khả năng tài chính và phát triển dịch vụ mới
Ngân hàng luôn cần bổ sung vốn để thúc đẩy tăng trưởng và chấp nhận rủi rogắn với sự ra đời của những sản phẩm dịch vụ mới Nguồn vốn của ngân hàng chủyếu sử dụng trong cho vay, ngoài ra các NHTM sử dụng nguồn vốn để góp vốn cổphần, liên doanh, mua chứng khoán Mặt khác để phân tán rủi ro, ngân hàng mởrộng kinh doanh ra các lĩnh vực khác như kinh doanh chứng khoán, cho thuê tàichính, bảo hiểm
1.1.2.3 Các loại nguồn vốn của NHTM
Theo tiêu thức nguồn hình thành, nguồn vốn của NHTM bao gồm:
a) Vốn chủ sở hữu
“Vốn chủ sở hữu là vốn riêng của một NHTM Bao gồm số vốn ban đầu và số vốn gia tăng không ngừng cùng với sự phát triển của NHTM” (2).
Đặc điểm cơ bản của nguồn vốn này là:
- Tỷ trọng vốn này trong tổng nguồn vốn thường là rất nhỏ (thường từ 5-10%)
- Có tính ổn định cao và luôn được bổ sung trong quá trình tồn tại và phát triểncủa NHTM
- Quyết định quy mô hoạt động NHTM và là nhân tố xác định tỷ lệ an toàntrong hoạt động kinh doanh của NHTM
Thành phần vốn chủ sở hữu của ngân hàng bao gồm:
- Vốn điều lệ
Là nguồn vốn đầu tư ban đầu của chủ ngân hàng Vốn điều lệ đươc ghi trongbản điều lệ của ngân hàng Vốn điều lệ phải đạt mức tối thiểu theo quy định củapháp luật và được gọi là vốn pháp định Tùy vào từng loại hình ngân hàng màChính phủ quy định mức vốn pháp định khác nhau
- Vốn bổ sung trong quá trình hoạt động
Trang 23Ngân hàng kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ nên những điều kiện pháp lý vềvốn phải tuân thủ nghiêm ngặt Ngoài ra, việc bổ sung vốn trong quá trình hoạtđộng luôn là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi ngân hàng, góp phần nâng cao vị thế củaNHTM Tùy vào điều kiện cụ thể mà ngân hàng có thể gia tăng vốn theo phươngthức khác nhau (bổ sung từ nguồn lợi kinh doanh, phát hành thêm cổ phần, gópthêm, cấp thêm) và tuân thủ theo các quy định của pháp luật.
- Các quỹ (Quỹ thặng dư vốn cổ phần, Quỹ dự phòng tổn thất, Quỹ bảo tồn
vốn, Quỹ khác)
Hoạt động của ngân hàng không thể thiếu các quỹ, mỗi quỹ có mục đích riêng
và việc trích lập phải đảm bảo nguyên tắc và quy định trong hạch toán kế toán.b) Vốn tiền gửi
Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ với chức năng huy động vốn và sửdụng nguồn vốn đó để cho vay và đầu tư Ngân hàng huy động vốn từ dân chúng,trả lãi cho các khoản tiền gửi đó, sử dụng vốn đó vào mục đich kinh doanh củamình là cho vay và đầu tư với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận Vì thế, vốn tiền gửi lànguồn vốn quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh của một NHTM Ngân hàngthực hiện việc mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng,bằng cách đó ngân hàng huy động tiền của doanh nghiệp, tổ chức và dân cư
“ Tiền gửi là tài sản bằng tiền của các tổ chức và cá nhân mà ngân hàng đang tạm thời quản lí sử dụng với trách nhiệm hoàn trả” (3).
Đặc điểm của vốn tiền gửi:
- Tiền gửi trong NHTM chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của NHTM
- Các NHTM hoạt động được chủ yếu nhờ vào nguồn vốn tiền gửi
- Tiền gửi là nguồn vốn không ổn định, khách hàng có thể rút tiền của họ màkhông bị ràng buộc, nếu có ngân hàng chỉ phạt bằng việc trả lãi suất thấp hơn lãi đãcam kết với khách hàng Chính vì vậy, NHTM cần phải duy trì một lượng tiền dựtrữ đảm bảo khả năng thanh khoản, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu rút tiền của kháchhàng Điều này được thể hiện ở việc các NHTM thực hiện yêu cầu của Ngân hàngTrung ương trong việc duy trì số dư tối thiểu tiền mặt tại quỹ, số dư tối thiểu tạiNgân hàng Trung ương Ngoài ra, để đảm bảo tốt hơn khả năng thanh toán, NHTMcòn gửi tiền ở các tổ chức tín dụng khác
Với vai trò quan trọng của tiền gửi và đồng thời cũng là yếu tố thể hiện nănglực cạnh tranh giữa các ngân hàng, ngân hàng cần có chiến lược tạo lập và sử dụngđúng đắn và hiệu quả vốn tiền gửi Một trong những chiến lược của các NHTM là
Trang 24đưa ra những biện pháp nhằm tăng tiền gửi và để có được nguồn tiền có chất lượngngày càng cao, các ngân hàng đã áp dụng nhiều hình thức huy động khác nhau như :tiền gửi thanh toán ( tiền gửi không kì hạn), tiền gửi có kì hạn của các tổ chức và cánhân, tiền gửi tiết kiệm của dân cư, huy động vốn thông qua việc phát hành kìphiếu, chứng chỉ tiền gửi
c) Các nguồn vốn phi tiền gửi
- Tiền vay
Sự phát triển của ngân hàng, đăc biệt là sự lớn mạnh của hoạt động tín dụngđòi hỏi các ngân hàng cần bổ sung những nguồn vốn mới dồi dào hơn so với nguồnvốn truyền thống Đó là lý do khiến ngân hàng tìm tới thị trường tiền tệ Hiện nay,NHTM có thể sử dụng một số kênh:
Thứ nhất, vay Ngân hàng Trung ương
Ngân hàng Trung ương đóng vai trò là người cho vay cuối cùng trong nềnkinh tế Khi rơi vào tình trạng thiếu vốn hoặc cần giải quyết nhu cầu cấp bách trongchi trả, các NHTM có thể vay tiền tại NHTW Hình thức cho vay chủ yếu củaNHTW là chiết khấu hoặc tái cấp vốn NHTM có thể sử dụng giấy tờ có giá để táichiết khấu hoặc cầm cố thương phiếu tại NHTW Để làm được điều này các NHTMphải đáp ứng những điều kiện NHTW đưa ra Về phía NHTW, ngân hàng vừa thựchiện vai trò là người cho vay cuối cùng vừa đảm bảo sự kiểm soát chặt chẽ nguồnvốn cấp cho các NHTM Vì thế, NHTW thường ưu tiên tái chiết khấu cho nhữnggiấy tờ có giá thời gian đáo hạn ngắn, khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ cao, đặcbiệt là đáp ứng được mục tiêu đã đặt ra của Chính phủ trong từng thời kỳ
Ngoài ra, NHTW có hình thức cho vay thanh toán đối với các NHTM Khi cácNHTM tham gia hệ thống thanh toán bù trừ, nếu ngân hàng nào thiếu vốn trongthanh toán sẽ được NHTW cho vay để đảm bảo các phiên giao dịch thanh toán bùtrừ được thực hiện hoàn tất Khi cho vay thanh toán, NHTW áp dụng một trong haiphương thức: cho vay qua đêm và cho vay thấu chi
Thứ hai, vay các NHTM và các tổ chức tín dụng khác
Ngành ngân hàng càng phát triển thì hoạt động thanh toán giao dịch liên ngânhàng càng phát triển Cụ thể là giữa các NHTM có thể vay mượn nhau trên thịtrường liên ngân hàng Về thực chất các NHTM chuyển vốn cho nhau trong mộtthời gian ngắn với mức lãi suất hợp lý để đảm bảo mức dự trữ tiền gửi theo quyđịnh và đáp ứng nhu cầu ngân quỹ đột xuất Đây là hoạt động hết sức quan trọng đểđảm bảo khả năng thanh khoản của các NHTM vì trong ngắn hạn một NHTM có
Trang 25thể tạm thời thiếu vốn để thực hiện nghĩa vụ khách hàng mà không muốn quyết toánmột hợp đồng tín dụng khác chưa đến hạn thanh toán Trong khi đó có những ngânhàng đang có dự trữ vượt yêu cầu do tiền huy động tăng và có chính sách giảm chovay trong một khoản thời gian.
Thứ ba, vay trên thị trường tài chính
NHTM có thể huy động vốn trên thị trường tài chính Ngân hàng có thể thựchiện huy động vốn bằng cách phát hành giấy tờ có giá như: kỳ phiếu, tín phiếu, tráiphiếu Khi sử dụng phương pháp huy động vốn này, các NHTM xác nhận nghĩa vụtrả nợ trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kếtkhác Thời hạn huy động vốn có thể là ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, cụ thể:
Huy động vốn ngắn hạn: để huy động vốn ngắn hạn, các NHTM phát hànhgiấy tờ có giá ngắn hạn (dưới 12 tháng) như: kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn,tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác
Huy động vốn trung và dài hạn: muốn huy động vốn trung và dài hạn cácNHTM có thể phát hành trái phiếu
Thực chất, đây là khoản vay không có đảm bảo và thông thường NHTM có uytín, trả lãi suất cao sẽ vay mượn được nhiều hơn Trong trường hợp tự bản thậnNHTM không thể trực tiếp đứng ra vay thì có thể vay thông qua các ngân hàng đại
lý hoặc được bảo lãnh của một ngân hàng khác Thủ tục của việc huy động vốn nàyđược đánh giá tương đối phức tạp so với các hình thức khác
- Vốn phi tiền gửi khác
Ngoài vốn vay, vốn phi tiền gửi khác gồm: tiền trong thanh toán, nguồn ủythác, thuế chưa nộp, tiền lương chưa trả
Tiền trong thanh toán
Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm hoạt động thanh toánquốc tế, thanh toán trong nước và thanh toán nội bộ Các hoạt động này hình thànhnguồn vốn trong thanh toán của các NHTM
Thanh toán quốc tế: là các khoản tiền ký quỹ của khách hàng cho chuyển tiềnquố tế, nhờ thu và mở thư tín dụng trong khoảng thời gian chờ thanh toán
Thanh toán trong nước: là các khoản tiền khách hàng chuyển ủy nhiệm chi đềnghị chuyển tiền nhưng qua giờ thanh toán bù trừ, tiền chờ thanh toán séc bảo chi…Thanh toán nội bộ: đó là các khoản thuế chưa nộp, lương chưa trả, phúc lợichưa chia,…
Các khoản treo chờ xử lý
Trang 26Ngân hàng trong quá trình hoạt động thường có những giao dịch chưa xácđịnh đúng phát sinh giao dịch mà phải chờ xử lý, khi đó ngân hàng sẽ hạch toángiao dịch đó và tài khoản treo chờ xử lý Ngân hàng có thể coi đây như một nguồnvốn và được phép sử dụng khi chưa xác định được nguyên nhân và quyết toán.
Tiền ủy thác
Tiền ủy thác là nguồn tiền mà NHTM được Nhà nước hoặc các tổ chức tíndụng khác ủy nhiệm cho thực hiện một nhiệm vụ nào đó Các nghiệp vụ ủy thác baogồm: ủy thác cho vay, ủy thác đầu tư, ủy thác cấp phát,…Với chức năng này,NHTM thể hiện là một tổ chức tài chính trung gian, kênh dẫn vốn cho những chủthể nhận vốn đúng mục đích Nguồn vốn này bổ sung vào tổng nguồn vốn kinhdoanh của NHTM
1.1.3 Các loại tiền gửi
1.1.3.1 Tiền gửi thanh toán
Việc mở tài khoản và cung cấp dịch vụ thanh toán là một trong những dịch vụđầu tiên của một NHTM Khách hàng nộp tiền vào ngân hàng và khoản tiền này sẽđược hạch toán vào tài khoản thanh toán Thực chất đây là tiền mà doanh nghiệphoặc cá nhân gửi vào ngân hàng, nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ
Đặc điểm:
- Lãi suất của khoản tiền trong tài khoản thanh toán tại ngân hàng thường rất
thấp ( hoặc bằng không), tuy nhiên khách hàng có thể sử dụng một số dịch vụ kèmthêm với tài khoản thanh toán như : thanh toán séc tiền mặt, séc bảo chi, cho vaythấu chi với mức phí thấp và những giá trị gia tăng như : tặng quà, dịch vụ
- Số dư không ổn định : Thực chất tiền gửi thanh toán là tiền gửi không kì hạn
vì thế khách hàng có thể sử dụng ( khách hàng có thể rút tiền mặt bằng séc tiền mặthoặc giấy rút tiền, chuyển khoản bằng ủy nhiệm chi ) bất kể lúc nào Chính vì vậyngân hàng cần có nguồn tiền dự trữ để đảm bảo việc chi trả cho khách hàng
Tiền gửi thanh toán của khách hàng cung cấp lượng lớn vốn cho ngân hàng, có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động của ngân hàng Khi khách hàng sử dụngdịch vụ này của ngân hàng sẽ tiết kiệm được chi phí lưu thông thông qua việc thanhtoán không dùng tiền mặt, sử dụng dịch vụ hiện đại của ngân hàng đặc biệt là giảmđược rủi ro mất mát khi khách hàng tự quản lí tiền của mình
1.1.3.2 Tiền gửi tiết kiệm
Trong dân chúng luôn tồn tại các khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng Khi
đó họ có thể tới ngân hàng để nhờ ngân hàng giữ hộ và mong muỗn ngân hàng sẽ
Trang 27trả một khoản lãi Đó là hành vi gửi tiết kiệm tại ngân hàng Để có thể sự dụng tiềngửi, ngân hàng phải cam kết trả cho người gửi tiền một khoản lãi Phần lãi này sẽđược tính toán dựa trên số tiền gửi và kì hạn.
Các ngân hàng sử dụng nhiều chiến lược để tăng lượng vốn tiền gửi tiết kiệmnhư việc mở rộng mạng lưới chi nhánh hoặc đưa ra các hình thức huy động đa dạng
và lãi suất hấp dẫn, kì hạn đa dạng và quà tặng có giá trị Ngoài ra, ngân hàng còncho phép khách hàng thế chấp sổ tiết kiệm để vay vốn nếu khách hàng đáp ứng đầy
đủ điều kiện về vốn vay
TGTK thuộc nhóm tài khoản phi giao dịch, có định hướng hưởng lãi và lànguồn vốn có tính ổn định cao tại ngân hàng Đây là một trong những nguồn tiềnquan trọng bậc nhất của ngân hàng hiện đại
1.1.3.3 Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội
Nhiều doanh nghiệp, tổ chức xã hội có các hoạt động thu, chi tiền theo các chu
kì xác định Họ gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi đồng thời tính toán nhu cầuvốn ở một thời điểm nhất định để lựa chọn kì hạn gửi tiền Khi lựa chọn hình thứcgửi tiền này khách hàng sẽ phải đến các trụ sở của ngân hàng để rút tiền, không sửdụng tiện ích thanh toán thông qua thẻ, tuy nhiên khách hàng sẽ được hưởng lãi suấttiền gửi cao hơn Mức lãi suất tiền gửi có kì hạn phụ thuộc vào thời hạn ghi trên hợpđồng và thông thường thời hạn gửi càng dài thì lãi suất càng cao và ngược lại
1.1.3.4 Tiền gửi của các ngân hàng khác
Để đảm bảo khả năng thanh khoản hoặc nhờ thanh toán hộ hoặc nằm trongchiến lược sử dụng vốn của mình, các ngân hàng thường có những giao dịch nhận gửitiền qua nhau Ngân hàng gửi tiền tại một ngân hàng khác được coi là một kháchhàng và được hưởng những quyền lợi như một khách hàng gửi tiền thông thường
1.2 Hoạt động huy động vốn TGTK của NHTM
1.2.1 Khái niệm và tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn TGTK của NHTM
Vốn tiền gửi của NHTM rất đa dạng, bao gồm: tiền gửi thanh toán, tiền gửi có
kì hạn của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội, tiền gửi tiết kiệm dân cư, tiền gửicủa các ngân hàng khác Trong đó, nguồn vốn từ huy động TGTK là mối quan tâmhàng đầu của tất cả các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh của mình
Theo điều 6 Quyết định số 1160/2004/QĐ – NHTW “Tiền gửi tiết kiệm làkhoản tiền được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết
Trang 28kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận TGTK và được bảo hiểm theoquy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi”.
Về bản chất, đây là một phần thu nhập của người gửi tiền chưa được sử dụngtới Họ gửi vào ngân hàng với mục đích tích lũy tiền một cách an toàn và hưởng lãisuất theo quy định Tiền gửi tiết kiệm là một dạng đặc biệt của tích lũy tiền tệ trongtiêu dùng
Hình thức phổ biến của loại tiền gửi này là tiết kiệm có sổ, người gửi tiềnđược ngân hàng cấp cho một quyển sổ dùng để theo dõi tiền gửi vào và rút ra đồngthời quyển sổ này cũng chứng nhận số tiền đã gửi, có thể đem cầm cố hoặc thế chấpvay vốn
TGTK của khách hàng là một bộ phận vốn quan trọng, chủ yếu mà ngân hàng huyđộng được để quản lí, sử dụng cho vay và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác
- Đối với khách hàng : Trong thực tế, khi có cơ hội, những người có ít tiền thì
đầu tư nhỏ, người có nhiều tiền thì đầu tư lớn, thậm chí vay thêm vốn tín dụng đểđầu tư Tuy nhiên không phải ai cũng có kĩ năng kinh doanh, nên khi có được mộtkhoản tích lũy nhất định, những người này gửi tiết kiệm như là một kênh an toànnhất để bảo toàn vốn, đồng thời thu được một khoản lợi tức định kì
- Đối với ngân hàng : Vốn là một trong những yếu tố quyết định quy mô hoạt
động của ngân hàng, ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.Đặc biệt, TGTK là dòng tiền được đưa vào sản xuất kinh doanh có định hướng,đúng địa chỉ nên ngân hàng có thể kiểm soát được rủi ro
Việc huy động vốn TGTK có vai trò to lớn đối với các cá nhân, dân cư, tổchức kinh tế, đối với nền kinh tế và đối với bản thân ngân hàng
- Đối với các cá nhân, tổ chức và dân cư: Huy động vốn TGTK đáp ứng được
nhu cầu bảo quản tài sản, tích lũy những khoản tiền nhỏ thành khoản tiền lớn trongthời gian nhàn rỗi
- Đối với nền kinh tế: Nguồn vốn tiết kiệm từ dân chúng luôn là nguồn lực
mạnh mẽ và an toàn nhất để phát triển kinh tế so với các hình thức huy động vốnkhác Việc huy động vốn tiết kiệm sẽ tích tụ, tập trung từ nhiều nguồn nhỏ lẻ, nhànrỗi từ dân cư đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy quá trình luânchuyển vốn nhanh chóng
- Đối với bản thân ngân hàng và hệ thống ngân hàng: Nguồn vốn huy động từ
TGTK là nguồn vốn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động củaNHTM Nguồn vốn này sẽ được sử dụng để cho vay – hoạt động đem lại lợi nhuận
Trang 29lớn nhất cho ngân hàng Đồng thời, nếu quy mô huy động vốn của ngân hàng nóichung và huy động vốn TGTK của ngân hàng nói riêng lớn sẽ tạo điều kiện để mởrộng kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh cho ngân hàng Ngoài việc kiểm soátđược khối lượng TGTK vào ngân hàng, huy động vốn TGTK còn góp phần ổn địnhtiền tệ.
đó, tiền gửi này không gửi vì mục đích thanh toán mà hầu như là dùng để trang trảicho những chi tiêu cần thiết, đột xuất, gửi với mục đích an toàn và ngoài ra cònđược một khoản lợi tức được tính theo lãi suất gửi không kì hạn
- TGTK có kì hạn
Là một cam kết gửi tiền giữa khách hàng và ngân hàng trong một kì hạn nhấtđịnh Mục đích của khách hàng khi đến với loại tiết kiệm này là kiếm lợi và an toàn.Đến hết kì hạn gửi tiền, nếu khách hàng không rút tiền, ngân hàng sẽ nhập tiềnlãi vào gốc và tái gửi tự động Lãi của tiền gửi có thể được trả trước hay trả sau, tủythuộc vào yêu cầu của khách hàng Đặc biệt, tất cả các sổ tiết kiệm có thể được xem
là tài sản cầm cố để vay vốn hay là chứng từ có giá để chiết khấu đối với một sốngân hàng
TGTK có kì hạn thường được chia thành 2 loại : TGTK có kì hạn < 12 tháng
và TGTK có kì hạn > 12 tháng Và lãi suất của TGTK > 12 tháng thường cao hơnTGTK < 12 tháng
TGTK kì hạn <12 tháng : Đây là sản phẩm tiết kiệm có kì hạn mà khách
hàng gửi tiền với thời hạn dưới 1 năm
TGTK kì hạn >12 tháng : là sản phẩm tiền gửi có kì hạn lớn hơn 1 năm.
1.2.2.2 Căn cứ theo loại tiền mang gửi tiết kiệm
- TGTK bằng VND: là loại TGTK mà số dư tiền gửi ghi bằng tiền Việt Nam
Đồng và được hưởng lãi suất tiền Việt Nam được quy định tại thời điểm gửi tiền.Đây
là loại TGTK chiếm tỉ trọng chủ yếu của vốn TGTK của các NHTM ở Việt Nam
- TGTK bằng ngoại tệ: là loại tiền gửi mà số dư tiền gửi ghi bằng đồng ngoại tệ,
được hưởng lãi suất theo lãi suất ngoại tệ tiền gửi, và ngoại tệ chủ yếu là đồng USD
Trang 30Trong hai loại TGTK thì lãi suất huy động của VND bao giờ cũng cao hơn lãisuất huy động bằng USD Hiện nay, theo Thông tư 07/2014/TT-NHNN và Quyếtđịnh 2589/QĐ-NHNN, NHTW áp mức trần lãi suất huy động của các ngân hàng đốivới tiền VND là 6,5%/năm, đối với USD là 0%/năm, đối với EUR là 0,75%/năm.
1.2.2.3 Căn cứ theo hình thức trả lãi
- TGTK thông thường: Là loại TGTK mà khách hàng sẽ được trả lãi khi đến
hạn đã yêu cầu trong mẫu đơn Giấy gửi tiền của ngân hàng
- TGTK trả lãi trước: Đây là sản phẩm tiết kiệm mà khách hàng gửi theo
những kỳ hạn định trước, lãi được trả một lần ngay khi khách hàng gửi tiền
-TGTK trả lãi định kì: Đây là sản phẩm tiền gửi mà khách hàng gửi theo
những kỳ hạn định trước, lãi được trả nhiều lần sau mỗi định kỳ
- TGTK rút gốc linh hoạt: Đây là sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn mà trong
thời gian gửi, khách hàng được rút gốc linh hoạt một phần/ toàn bộ số tiền gốc trêntài khoản, số dư còn lại trên tài khoản khách hàng vẫn được nhận lãi theo quy địnhkhi mở tài khoản
1.2.2.4 Căn cứ theo loại hình sản phẩm
- TGTK dự thưởng: Đây là một trong những sản phẩm TGTK của NHTM
nhằm thu hút khách hàng Khách hàng tham gia gửi tiền sẽ nhận được một mã số dựthưởng tương ứng với từng quy định cụ thể của mỗi chương trình dự thưởng Đồngthời, lãi suất dự thưởng sẽ áp dụng với từng kì hạn tiết kiệm mà ngân hàng đó đangniêm yết mà mã dự thưởng là một phần tách rời với lãi suất
Thông thường, ngân hàng sẽ đưa ra loại sản phẩm TGTK dự thưởng vào cácdịp lễ tết hoặc các ngày kỉ niệm
- TGTK truyền thống: Là loại TGTK không nằm trong chương trình dự thưởng
1.2.3 Các tiêu chí phản ánh và đánh giá hoạt động huy động vốn TGTK của NHTM
1.2.3.1 Các tiêu chí định lượng
a) Quy mô TGTK
Tốc độ tăng trưởng của quy mô vốn TGTK
Tốc độ tăng trưởng ¿Quy mô vốn TGTK năm N−Quy mô vốnTGTK năm N−1
100%
Giá trị tăng trưởng = Quy mô vốn TGTK năm N – Quy mô vốn TGTK năm N-1
Trang 31Hai tiêu chí trên phản ánh sự tăng trưởng của nguồn TGTK của ngân hàng.Nếu tốc độ tăng trưởng lớn hơn 100% chứng tỏ quy mô, khối lượng vốn TGTK củangân hàng được mở rộng hơn so với năm trước, tương ứng với kết quả là số phầntrăm vượt bậc của năm nay so với năm trước và giá trị tăng trưởng tưng ứng Việc
mở rộng quy mô huy động TGTK một cách liên tục cộng với tốc đọ tăng trưởngngày càng cao thì sẽ chứng tỏ hoạt động của ngân hàng ngày càng lớn, công tác huyđộng TGTK của ngân hàng được cải thiện và nâng cao
Ngoài ra, ta còn tính tỉ trọng của nguồn TGTK so với tổng nguồn vốn huy động :
Tỉ trọng TGTK = Tổng nguồn vốn Quy môTGTK × 100%
Tỉ trọng TGTK cho ta biết nguồn vốn TGTK chiếm bao nhiêu phần trăm trongtổng nguồn vốn huy động của ngân hàng
b) Cơ cấu TGTK
Có nhiều cách phân loại TGTK như sau:
Theo loại tiền : VND, ngoại tệ
Theo kì hạn gửi tiền: TGTK không có kì hạn, TGTK kì hạn dưới 12th,TGTK kì hạn trên 12th
Theo loại hình sản phẩm: TGTK truyền thống, TGTK dự thưởng
Theo hình thức trả lãi
Tỉ trọng từng loại vốn TGTK = Tổng nguồnTGTK VốnTGTK loại i × 100%
Cơ cấu vốn TGTK là tỉ trọng mỗi loại tiền gửi trên tổng nguồn TGTK Tiêuchí này cho biết tỉ lệ giữa các loại nguồn vốn TGTK, loại TGTK nào nhiều nhất,loại nào ít nhất Từ đó ta thấy sự phù hợp cân đối giữa các loại nguồn vốn TGTKtrong tổng nguồn TGTK hay chưa, ngân hàng định hướng đầu tư hoặc cho vay vàolĩnh vực nào, với quy mô tương ứng bao nhiêu thì cũng sẽ có kế hoạch xây dựng cơcấu nguồn vốn TGTK tưng ứng Ngoài ra cơ cấu này còn chịu tác động bởi mụcđích gửi tiền của khách hàng, tình hình kinh tế, khả năng chống đỡ rủi ro của ngânhàng Cơ cấu nguồn TGTK cần đa dạng, cân đối trong đó cần đảm bảo một tỉ lệ hợp
lí giữa vốn TGTK nội tệ và ngoại tệ, có kì hạn và không kì hạn, Từ đó, ngân hàng
có những chính sách phù hợp với mục tiêu phát triển ngân hàng và đáp ứng kịp thờinhu cầu của khách hàng hơn
Tỉ lệ tăng trưởng ¿VốnTGTK loại inăm N −VốnTGTK loại i năm N−1
Giá trị tăng trưởng = Vốn TGTK loại i năm N – Vốn TGTK loại i năm N-1
Trang 32Tỉ lệ tăng trưởng và giá trị tăng trưởng của từng loại vốn TGTK sẽ giúp ta cócái nhìn chi tiết hơn về sự tăng trưởng của nguồn vốn TGTK, đồng thời từ đó ngânhàng có thể tìm hiểu phần nào thị hiếu ngày ngày thay đổi của khách hàng.
c) Mạng lưới huy động vốn TGTK
Mạng lưới huy động vốn nói chung cũng như mạng lưới huy động vốn TGTKnói riêng được thể hiện thông qua số lượng và địa điểm của các phòng giao dịch đểphục vụ khách hàng có nhu cầu gửi tiền Các NHTM có thể nhận ra lợi ích quantrọng bằng cách hình thành mạng lưới giao dịch Hình thành mạng lưới cho phépviệc theo đuổi quy mô và phạm vi tiếp cận với khách hàng tiềm năng, cũng như việccung cấp một mạng lưới an toàn sẽ tạo thành cơ chế hỗ trợ lẫn nhau và có thể bùđắp rủi ro
Trong bối cảnh thị trường tài chính cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc mởrộng mạng lưới, nâng cao chất lượng dịch vụ là bài toán sống còn của các ngânhàng Không chỉ cạnh tranh về lãi suất, ngân hàng còn phải đối mặt với sự cạnhtranh khốc liệt trong việc mở rộng phạm vi hoạt động, và khi lãi suất được cào bằng
và được đưa về mức cố định, ngân hàng phải nghĩ ra các chính sách linh hoạt mớimong kéo vốn về phía mình Việc thu hút vốn là vấn đề nan giải của hầu hết cácNHTM, và mở rộng quy mô cũng nằm trong chiến lược thu hút vốn bên cạnh lãisuất Cạnh tranh là nguyên nhân chính khiến các NHTM phải mở rộng quy mô,chiếm lĩnh thị phần, việc tiếp cận được dịch vụ đến với mỗi người dân đã là thắnglợi bước đầu của ngân hàng
Tuy nhiên, các ngân hàng luôn phải xem xét đến tính hiệu quả trong việc mởrộng mạng lưới hoạt động của mình để tránh rơi vào tình trạng phạm vi hoạt độnggiàn trải và không hiệu quả
d) Chi phí huy động vốn TGTK
Trong huy động TGTK, NHTM thường tìm kiếm những nguồn tiền sao chochi phí huy động vốn TGTK bình quân là nhỏ nhất và sử dụng vốn đó để cho vayvới lãi suất chấp nhận được trên thị trường
Chi phí huy động = Lãi suất trả cho nguồn huy động + Chi phí huy động khác
Cùng với một mức chi phí trả lãi bình quân, sự đa dạng trong lãi suất cho phùhợp với mỗi hình thức huy động TGTK là cần thiết Nếu chính sách lãi suất phù hợpthì ngân hàng sẽ tối thiểu hóa được chi phí trong khi vẫn hoàn thành kế hoạch vềnguồn vốn
Trang 33Chi phí huy động vốn TGTK là khoản chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra để thực
hiện việc huy động vốn TGTK của ngân hàng
Tỉ lệ tăng trưởng¿Chi phí huy động vốnTGTK năm N−Chi phí huy động vốnTGTK năm N−1
100
Giá trị tăng trưởng = Chi phí huy động TGTK năm N – Chi phí huy động TGTK năm N-1
Tỉ lệ tăng trưởng và giá trị tăng trưởng của chi phí huy động vốn TGTK cho biếtmỗi năm ngân hàng phải bỏ ra bao nhiêu tiền để huy động TGTK Dựa vào đó, ngânhàng có thể tính toán được lợi nhuận thu được bằng cách lấy doanh thu trừ đi chi phí
Sự thay đổi của chi phí huy động TGTK qua từng năm sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận cuốicùng của ngân hàng, do vậy ngân hàng cần phải theo dõi chi phí huy động TGTK đểtính toán đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn
Tỉ suất chi phí huy động TGTK bình quân = Chi phí huy động vốn TGTK VốnTGTK huy động × 100%
Chi phí huy động TGTK bình quân là khoản chi phí chiếm tỉ trọng lớn nhất,
đây là yếu tố quyết định đến việc hoạch định lãi suất cho vay, do vậy ngân hàng cần
phải phân tích cụ thể tiêu chí lãi suất bình quân Tiêu chí này phản ánh số tiền mà
ngân hàng phải bỏ ra cho một đồng vốn TGTK huy động được Nếu chi phí huy
động TGTK bình quân giảm theo từng năm, kèm theo sự tăng trưởng về quy mô
vốn TGTK chứng tỏ công tác huy động vốn TGTK của ngân hàng đạt được những
thành tựu nhất định
e) Sự phù hợp giữa huy động TGTK với sử dụng vốn TGTK huy động được
Cơ cấu huy động vốn trong đó có vốn TGTK phải phù hợp với cơ cấu sử
dụng vốn Vốn huy động ngắn hạn phải được sử dụng cho vay ngắn hạn, không nên
sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn, khi đó NH có thể sẽ phải đối
mặt với rủi ro thanh khoản
Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn được phản ánh qua một số tiêu
chí sau:
- Mối quan hệ phù hợp, cân đối về quy mô
Khả năng đáp ứng nhu cầu kinh doanh luôn là vấn đề mà các ngân hàng quan
tâm Để đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn TGTK, thường sử dụng
chỉ tiêu so sánh nguồn vốn TGTK huy động được với nhu cầu tín dụng, thanh toán
và các nhu cầu khác để thấy nguồn vốn TGTK huy động có thể đáp ứng được bao
nhiêu, ngân hàng phải vay thêm bao nhiêu để thỏa mãn nhu cầu ấy Tương quan
Trang 34giữa vốn huy động TGTK và dư nợ cho vay sẽ cho ngân hàng biết với nguồn vốnTGTK mà ngân hàng huy động được có hợp lí với nhu cầu tín dụng hay không, từ
đó ngân hàng sẽ thực hiện các nghiệp vụ nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng vốn,không có tình trạng bất hợp lí giữa vốn TGTK huy động với nhu cầu sử dụng vốn
Chênh lệch giữa Vốn TGTK và Dư nợ = Vốn TGTK – Dư nợ cho vay
Chênh lệch giữa vốn TGTK và Dư nợ sẽ cho biết nguồn vốn TGTK có đủ đểđáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của hàng năm của ngân hàng hay không, phản ánh sựcân đối giữa nguồn vốn TGTK huy động được với hoạt động tín dụng, đầu tư
Tỉ lệ dư nợ / TGTK = Tổng nguồn vốn TGTK Tổng dư nợ × 100%
Bên cạnh đó, Tỉ lệ dư nợ / TGTK cho ta biết ngân hàng có thực hiện đúng theoquy định của NHTW hay không Theo Điều 18 Thông tư số 13/2010/TT-NHTW vềQuy định các tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng: Tổ chức tíndụng chỉ được sử dụng nguồn vốn huy động để cấp tín dụng không được vượt quá
80% đối với ngân hàng
85% đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Mối quan hệ cân đối về cơ cấu: Ngân hàng phải có cơ cấu vốn hợp lý
Cơ cấu vốn huy động TGTK gồm:
Nếu nguồn vốn ngân hàng huy động không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay đốivới nền kinh tế, ngân hàng sẽ không phát huy được hết khả năng sinh lời và khôngđạt được hiệu quả kinh doanh như mong muốn Bên cạnh đó, ngân hàng còn phảigánh chịu những thiệt hại do việc bị mất khách hàng từ tay các ngân hàng khác vànhững chi phí cơ hội không đáng có
Trang 35Nếu ngân hàng huy động được một lượng lớn nguồn vốn TGTK nhưngkhông sử dụng hết nguồn vốn này, ngân hàng phải trả các chi phí huy động và philãi cho khoản vốn bị đóng băng mà không có khoản thu nào để bù đắp lại.
- Đảm bảo mục tiêu mở rộng thị phần và tốc độ tăng trưởng thị phần
Mở rộng thị phần là việc duy trì và mở rộng các điểm giao dịch tiếp xúc vớikhách hàng, thực chất là giữ vững và tăng thêm khách hàng cho ngân hàng
Mở rộng thị phần theo chiều rộng nghĩa là tìm kiếm khách hàng mới, kháchhàng theo vùng địa lý và tăng TGTK cũng như dư nợ cho vay với khách hàng cũ
Mở rộng thị phần theo chiều sâu nghĩa là phân đoạn cắt lớp thị trường để thỏamãn nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng gửi tiền tiết kiệm cũng như kháchhàng có nhu cầu vay vốn Qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng đểthỏa mãn từng lớp nhu cầu, từ đó mở rộng theo vùng địa lý Đó là vừa tăng quy môTGTK và dư nợ cho vay, vừa tạo nên sự đa dạng về sản phẩm Ngân hàng có thể tăngquy mô đối với những sản phẩm đã cung cấp trước đó đồng thời giới thiệu và khuyếnkhích khách hàng sử dụng sản phẩm mới Sự đa dạng về sản phẩm dịch vụ và nângcao quy mô TGTK, dư nơ cho vay chính là mở rộng thị trường theo chiều sâu
Tổng quát lại, dù mở rộng thị phần theo chiều rộng hay chiều sâu thì cũng phảidẫn đến tăng tổng quy mô vốn huy động và sử dụng vốn của ngân hàng, từ đó tiếntới đầu tư phát triển theo quy mô mới
Trong điều kiện hiện nay, duy trì và mở rộng thị phần là khách quan đối vớicác ngân hàng, là điều kiện cho các ngân hàng có thể tồn tại và phát triển Trong sựcạnh tranh kinh doanh tiền tệ, việc mở rộng thị phần khiến cho ngân hàng tránhđược tình trạng bị tụt hậu Cơ hội sẽ đến với ngân hàng nhạy bén, am hiểu thịtrường Mở rộng thị phần giúp ngân hàng đẩy mạnh tốc độ phát triển, khai thác triệt
để tiềm năng của thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận và khẳngđịnh vai trò của ngân hàng trên thị trường Cho nên, duy trì và mở rộng thị phần lànhiệm vụ thường xuyên và liên tục của mỗi ngân hàng Tuy nhiên, ngân hàng cũngcần phải có chính sách lãi suất hợp lý và đảm bảo giữ được uy tín của ngân hàngtrên thị trường
1.2.3.2 Các tiêu chí định tính
a) Mức thuận lợi và lợi ích của khách hàng gửi tiền
Đây là nhân tố quan trọng trong mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng.Mặc dù các ngân hàng ngày nay cạnh tranh với nhau chủ yếu ở chất lượng sảnphẩm dịch vụ nhưng giá cả mỗi ngân hàng vốn là một nhân tố hấp dẫn khách hàng
Trang 36Nghĩa là ngân hàng phải trả cho khách hàng thỏa đáng nếu không muốn nói là tốthơn các ngân hàng khác Một khách hàng không muốn mang vốn nhàn rỗi của mìnhđầu tư vào sản xuất kinh doanh, họ có thể mang đến ngân hàng để gửi tiết kiệm thulãi tiền gửi Ngân hàng nào đem lại cho khách hàng mức lợi nhuận tối đa và lợi íchtốt nhất ngân hàng đó sẽ huy động được vốn nhàn rỗi từ khách hàng.
Hiện nay khi NHTW ban hành cơ chế lãi suất thỏa thuận, tức là giao quyền quyếtđịnh và lãi suất huy động và cho vay cho các ngân hàng Ngân hàng nào đưa ra mức lãisuất huy động vừa có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác lại vừa hấp dẫnđược khách hàng thì chứng tỏ hoạt động huy động vốn của ngân hàng đó rất tốt Hơnnữa, nếu ngân hàng rút ngắn được quy trình huy động vốn, hạ được chi phí huy độngvốn đảm bảo thuận lợi cho người gửi tiền về thời hạn, loại tiền, lãi suất huy động, điểmgiao dịch thì khách hàng sẽ đem vốn nhàn rỗi gửi tại ngân hàng đó Một số ngân hàngkhi cần một khối lượng vốn lớn đã áp dụng TGTK có thưởng Hình thức đó phần nàohấp dẫn được khách hàng bởi khách hàng là người luôn được hưởng lợi mà hoàn toànkhông gặp rủi ro nào hết Việc huy động vốn theo hình thức này có thể được tổ chứctheo từng đợt huy động vốn, giá trị của giải thưởng tùy thuộc vào lượng tiền dự địnhtrong đợt huy động Phương pháp này xét kỹ còn có lợi hơn phương pháp lãi suất, mặc
dù bản chất là giống nhau Ngân hàng bị giảm một phần lợi nhuận nhưng bù lại sốlượng khoản giao dịch tăng lên nên cuối cùng lợi nhuận ngân hàng sẽ tăng Bên cạnh
đó ngân hàng có thể áp dụng một số biện pháp khác như tặng quà nhân dịp lễ tết haynhững ngày trọng đại đối với khách hàng có số tiền gửi lớn và thường xuyên
Thông thường tại các ngân hàng hiện nay, mỗi khi khách hàng có nhu cầu gửithêm tiền mặt hoặc rút ra thì họ phải trực tiếp mang sổ tiết kiệm tới tổ chức tín dụngnơi họ gửi vào Khi có sự thỏa thuận giữa các ngân hàng với nhau thì khách hàng cóthể gửi tiền vào và rút tiền ra tại nơi thuận tiện nhất đối với họ Điều này cần có sựtăng cường quan hệ chặt chẽ giữa các ngân hàng Mỗi ngân hàng không thể tự khépkín hoạt động của mình mà cần có sự liên kết với nhau, như vậy khả năng cung cấpcho khách hàng của mình mới phát triển và hiệu quả
b) Uy tín ngân hàng và số lượng vốn bị rút trước hạn
Ngân hàng muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì phải tạo được uy tínđối với khách hàng Uy tín của ngân hàng có sự tác động tới công tác huy động vốn
và sử dụng vốn của ngân hàng Khi ngân hàng có uy tín, khách hàng sẽ tìm đến vớingân hàng đó để giao dịch, ngân hàng thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi từ kháchhàng Ngược lại, khi ngân hàng mất uy tín, khách hàng sẽ không đến với ngân hàng
vì họ sợ gặp rủi ro Khi đó, những khách hàng đã gửi tiền tại ngân hàng sẽ tìm cách
Trang 37rút tiền gửi ra khỏi ngân hàng mặc dù số tiền gửi đó chưa đến hạn và khách hàng phảichịu thiệt vì số tiền lãi mà họ được hưởng sẽ tính theo lãi suất thấp hơn hoặc lãi suấtbằng không Mặt khác, cũng có thể khách hàng rút trước hạn do có tình huống độtxuất nhưng nhìn chung nếu số lượng vốn bị rút trước hạn quá lớn, ngân hàng đó sẽrơi vào tình trạng mất cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn TGTK của NHTM
Nhu cầu về vốn của các NHTM là rất lớn và việc tạo lập vốn cho Ngân hàng
là một vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Đểtạo lập và duy trì được khối lượng vốn với qui mô lớn và có tính ổn định cao thìNgân hàng phải có chiến lược khai thác vốn hợp lý trên cơ sở tận dụng tối đa nhữngnhân tố tích cực và hạn chế những nhân tố tiếu cực ảnh hưởng tới công tác huyđộng vốn của Ngân hàng Cụ thể trong công tác huy động vốn TGTK của cácNHTM chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau
1.2.4.1 Nhân tố khách quan
a) Chu kỳ phát triển kinh tế
Tình trạng phát triển của nền kinh tế là một nhân tố vĩ mô có tác động trực tiếpđến hoạt động của NHTM nói chung và đến hoạt động huy động vốn TGTK nóiriêng Trong điều kiện nền kinh tế phát triển tăng trưởng và ổn định, thu nhập củangười dân được đảm bảo và ổn định thì nhu cầu tích luỹ của dân cư cao hơn từ đólượng tiền gửi vào Ngân hàng tăng lên hay khả năng huy động vốn tăng lên Mặtkhác khi nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định thì nhu cầu sử dụng vốn tăng lên,Ngân hàng có thể mở rộng khối lượng tín dụng bằng cách tăng lãi suất huy độngnhằm kích thích người dân gửi tiền vào Ngân hàng để tạo nguồn vốn nhằm đáp ứngnhu cầu tiền tín dụng của nền kinh tế Ngược lại, khi nền kinh tế lâm vào tình trạngsuy thoái, thu nhập thực tế của người lao động giảm và ngày càng biến động, điềunày sẽ làm giảm lòng tin của khách hàng vào sự ổn định của đồng tiền hơn nữa khithu nhập thấp thì lượng tiền nhàn rỗi trong toàn nền kinh tế sẽ giảm xuống màlượng tiền dân cư đã ký thác vào hệ thống Ngân hàng còn có nguy sơ bị rút ra Khi
đó Ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong công tác huy động vốn, quản ký dự trữ vàcủng cố lòng tin của khách hàng vào hệ thống Ngân hàng
b) Môi trường pháp lý
Mọi hoạt động kinh doanh, trong đó hoạt động của Ngân hàng đều phải chịu
sự điều chỉnh của pháp luật Các hoạt động của các NHTM chịu sự điều chỉnh của
Trang 38luật các tổ chức tín dụng và hệ thống các văn bản pháp luật khác của nhà nước Mặtkhác, ở Việt nam hiện nay các NHTM được tổ chức theo mô hình tổng công ty dovậy các chi nhánh Ngân hàng trong hoạt động của mình ngoài việc phải tuân thủtheo pháp luật và các văn bản dưới luật của nhà nước ban hành còn phải tuân thủtheo các quy định mà NHTW ban hành cụ thể trong từng thời kỳ về lãi suất, dự trữ,hạn mức cho vay… trong sự ràng buộc của pháp luật, các yếu tố của nghiệp vụ huyđộng vốn TGTK thay đổi làm thay đổi qui mô và chất lượng hoạt động huy độngvốn TGTK Mặt khác, các NHTM là các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực tiền
tệ, là lĩnh vực chứa đựng rủi ro rất lớn do vậy mà Ngân hàng phải tuân thủ chặt chẽcác qui định của pháp luật
c) Môi trường cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là hiện tượng phổ biến và khách quan.Ngành Ngân hàng là một trong những ngành có mức độ cạnh tranh cao và ngàycàng phức tạp Trong những năm qua, thị trường tài chính ngày càng trở nên sôiđộng hơn do sự tham gia của nhiều loại hình Ngân hàng và các tổ chức tài chính phiNgân hàng Hiện nay số lượng Ngân hàng được phép hoạt động ngày càng tăngcùng với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của nhiều tổ chức phi Ngân hàng, trongkhi đó nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế là có hạn Từ đó làmmất tính độc quyền của hệ thống Ngân hàng và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt độngcủa Ngân hàng Ngoài ra, hình thức cạnh tranh không đa dạng như các ngành kháclàm cho tính cạnh tranh của Ngân hàng ngày càng cao Các ngân hàng cạnh tranhchủ yếu bằng hình thức lãi suất và dịch vụ Hiện nay ở nước ta các Ngân hàng chủyếu cạnh tranh bằng hình thức lãi suất, chưa phổ biến hình thức cạnh tranh bằngdịch vụ Do đó Ngân hàng phải xây dựng được mức lãi suất như thế nào là hợp lýnhất, hấp dẫn nhất kết hợp với danh tiếng và uy tín của mình để tăng được thị phầnhuy động Điều này là rất khó khăn vì nếu lãi suất cao hơn đối thủ cạnh tranh thì lãisuất cho vay cũng phải tăng lên để đảm bảo Ngân hàng vẫn có lãi, nếu lãi suất thấphơn thì không hấp dẫn được khách hàng Do cạnh tranh tăng lên, lãi suất huy độnghiện nay có xu hướng tăng lên trong khi các dịch vụ liên quan đến tiền gửi khôngtăng lên một cách tương ứng
d) Môi trường văn hoá xã hội
Đây cũng là nhân tố được các nhà kinh doanh ngân hàng quan tâm vì nó cókhả năng chi phối rất lớn đến hành vi tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng củakhách hàng Đó là: phong tục tập quán, trình độ dân trí, lối sống của người dân…
Trang 39Chẳng hạn như thói quen của người dân trong việc sử dụng tiền mặt, với tâm lý longại trước sự sụt giá của đồng tiền cũng như sự hiểu biết của người dân về các ngânhàng và hoạt động của ngân hàng sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động huy độngvốn TGTK của ngân hàng.
Nếu như dân cư có sự hiểu biết về ngân hàng cũng như các hoạt động cungcấp dịch vụ của ngân hàng và thấy được những tiện ích, lợi ích ngân hàng mang lạithì họ sẽ gửi nhiều tiền vào ngân hàng hơn và như vậy công tác huy động vốn cũngthuận lợi hơn
Ở các nước phát triển dân chúng có thói quen gửi tiền vào ngân hàng và thựchiện thanh toán qua ngân hàng Tuy nhiên với đại bộ phận các nước đang phát triểnnhư nước ta, dân chúng chưa có thói quen gửi tiền vào ngân hàng để sử dụng dịch
vụ ngân hàng, họ có thói quen cất trữ tiền mặt, vàng bạc và ngoại tệ nên nó là nhân
tố ảnh hưởng mạnh tới công tác huy động vốn TGTK của NHTM
e) Yếu tố tiết kiệm của dân cư
Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng chủ yếu được hình thành từ việc huyđộng các nguồn tiền tệ nhàn rỗi trong dân cư Đây là lượng tiền nhàn rỗi chủ yếu cóđược do việc người dân tiết kiệm tiêu dùng ở hiện tại để kỳ vọng sẽ được chi tiêunhiều hơn trong tương lai Do đó công tác huy động vốn TGTK chịu ảnh hưởng rấtlớn của yếu tố này Yếu tố tiết kiệm của dân cư lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tốnhư thu nhập của dân cư, thói quen chi tiêu bằng tiền mặt và đặc biệt là sự ổn địnhcủa nền kinh tế Nếu nền kinh tế mất ổn định, giá trị đồng tiền luôn biến động thì xuhướng chung của dân cư sẽ đổi các đồng tiền bản tệ ra các đồng tiền mạnh (Ngoạitệ) hay cất trữ vàng bạc, mua bất động sản là những tài sản có tính ổn định caohơn Ngoài ra việc phân bố dân cư ở các vùng lãnh thổ khác nhau thì yếu tố tâm lý,văn hoá và lối sống cũng khác nhau Do đó Ngân hàng phải nắm bắt được yếu tốtâm lý của dân từ đó để đưa ra các hình thức huy động vốn phù hợp
1.2.4.2 Nhân tố chủ quan
a) Chiến lược kinh doanh của NHTM
Mỗi ngân hàng phải tự hoạch định cho mình một chiến lược kinh doanh riêngbiệt, phù hợp với các điều kiện bên trong và bên ngoài ngân hàng, thấy được điểmmạnh, điểm yếu cũng như những cơ hội và thách thức Trên cơ sở đó dự đoán sựthay đổi của môi trường để xây dựng được chiến lược kinh doanh phù hợp mà trong
đó chiến lược phát triển qui mô và chất lượng nguồn vốn là một bộ phận quan trọngtrong chiến lược tổng thể của ngân hàng Trong từng thời kỳ, dựa trên chỉ tiêu được
Trang 40giao về hoạt động huy động vốn, sử dụng vốn và các hoạt động khác của NHTWcùng với tình hình thực tế của từng ngân hàng, ngân hàng phải lập kế hoạch và lêncân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn Mặt khác, trong chiến lược kinh doanhcủa mình ngân hàng cần phải đặc biệt chú trọng vào chi phí vốn phải chịu trong huyđộng Phải tìm kiếm nguồn vốn và thời hạn hợp lý thông qua việc lựa chọn các hìnhthức huy động khác nhau, có như vậy ngân hàng mới chủ động trong việc tìm kiếm
và sử dụng vốn
b) Các hình thức huy động vốn TGTK
Việc thoả mãn được những nhu cầu đa dạng của khách hàng sẽ góp phần nângcao hiệu quả hoạt động huy động vốn TGTK Trong nền kinh tế thị trường thì hiệntượng cạnh tranh là tất yếu, việc đáp ứng nhu cầu khách hàng là điều kiện tiên quyết
dể đạt được thắng lợi trong kinh doanh Một ngân hàng có các hình thức huy động
và kỳ hạn huy động vốn phong phú, linh hoạt, thuận tiện hơn sẽ có sức thu hútkhách hàng mới và duy trì những khách hàng hiện có hơn những ngân hàng khácKhi hình thức huy động vốn TGTK đa dạng và hấp dẫn thì sẽ làm cho sốlượng người gửi tiền tăng lên và khi dó chi phí huy động sẽ giảm xuống Hơn nữa,hình thức huy động vốn TGTK phong phú cũng là điều kiện để thu hút nhữngkhoản vốn từ nhiều nguồn khác nhau với những tính chất khác nhau về số lượng,chất lượng và kỳ hạn Từ đó sẽ giúp ngân hàng sử dụng vốn linh hoạt, an toàn vàhiệu quả hơn
c) Chính sách lãi suất
Điều đầu tiên mà bất kỳ một cá nhân hay tổ chức kinh tế nào cũng muốn thamkhảo khi gửi tiền vào ngân hàng chính là lãi suất Vì vậy chính sách lãi suất là mộttrong những chính sách quan trọng nhất trong số các chính sách bổ trợ cho công táchuy động vốn đặc biệt là huy động vốn TGTK của ngân hàng Ngân hàng sử dụng
hệ thống lãi suất như là một công cụ quan trọng trong việc huy động và thay đổi qui
mô nguồn vốn thu hút vào ngân hàng, đặc biệt là quy mô TGTK Để duy trì và thuhút thêm nguồn vốn TGTK, ngân hàng cần phải ấn định mức lãi suất cạnh tranh,thực hiện ưu đãi về lãi suất cho khách hàng lớn, gửi tiền thường xuyên
Tuy nhiên không phải ngân hàng cứ đưa ra mức lãi suất cao là thu hút đượcnhiều nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư mà vấn đề là ở chỗ với mức lãi suất cụ thể màngân hàng đưa ra sẽ đem lại cho người gửi tiền mức lợi tức thực tế là bao nhiêu.Ngoài ra quyết định mức lãi suất còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như thờigian đáo hạn của khoản tiền gửi, khả năng chuyển hoán giữa các kỳ hạn, mức độ rủi