THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI EXIMBANK TRONG THỜI GIAN TỚI
58
1. Sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện và phát triển hoạt động bảo lãnh tại Eximbank
Việc gia nhập WTO đã mở ra những cơ hội phát triển mới cho thị trường tài chính Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh đó, đầu tư trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng cũng đặt ra nhiều thách thức và rủi ro đối với các ngân hàng thương mại của Việt Nam. Nhờ vậy, thị trường ngân hàng sẽ cạnh tranh lành mạnh hơn, mức độ cạnh tranh cao hơn, với quy mô thị trường có thể tăng từ mức tổng tài sản có của hệ thống ngân hàng chiếm 90% GDP hiện nay lên đến mức 120-140% GDP. Vì vậy, để không ngừng đáp ứng nhu cầu bảo lãnh ngày càng tăng của các doanh nghiệp đồng thời củng cố vị trí cạnh tranh, nâng cao uy tín của mình trong ngành cũng như với các đối tác, Eximbank cần phải phát triển hơn nữa nghiệp vụ bảo lãnh của mình.
Hiện nay, Eximbank cũng như hầu hết các ngân hàng thương mại khác đều rất thận trọng trong việc bảo lãnh mở L/C mua hàng trả chậm, bảo lãnh vay vốn nước ngoài vì đã có rất nhiều vụ án kinh tế lớn xảy ra gây thiệt hại về tài chính và uy tín của các ngân hàng thương mại. Mặc dù các doanh nghiệp đó đã cố tình làm trái, lừa đảo nhưng các ngân hàng lại phải chịu trách nhiệm do những yếu kém về quy trình nghiệp vụ bảo lãnh, sự thoái hoá của không ít cán bộ ngân hàng. Điều này một mặt sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính trong lúc nhu cầu về vốn, trang thiết bị máy móc nhập khẩu từ nước ngoài đang rất lớn, mặt khác cũng làm giảm thu nhập của ngân hàng.
Hơn nữa, bảo lãnh chỉ được coi là một nghiệp vụ đơn giản khi không xảy ra thanh toán. Các ngân hàng Việt Nam thường không đề cập đến yếu tố chứng từ và thường nội địa hoá giao dịch bảo lãnh bằng những việc làm khá tuỳ tiện.
Nhiều khái niệm chung chung, thiếu chuẩn mực được đưa ra trong thư bảo lãnh chính là cơ sở phát sinh tranh chấp giữa các bên. Ví dụ có ngân hàng phát hành thư bảo lãnh với cam kết sẽ trả tiền thay cho bên được bảo lãnh khi họ không trả được tiền nhưng lại không đề cập cụ thể căn cứ nào khẳng định là không thể trả được tiền, hay người được bảo lãnh không muốn trả tiền. Hay như bảo lãnh độc 59
lập và bảo chứng khác nhau về tính chất, nhưng các văn bản pháp luật của ta lại chưa phân biệt hai loại bảo lãnh này. Đây chỉ là một vài ví dụ nhỏ minh chứng cho một thực tế giao dịch bảo lãnh tại Việt Nam là tính pháp lý của bảo lãnh thiếu nhất quán, thiếu đồng bộ, thiếu hướng dẫn giao dịch cụ thể, nhiều khi mang tính tự phát.
Đối với ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam, mặc dù nghiệp vụ bảo lãnh còn chiếm một vị trí khá khiêm tốn so với nghiệp vụ cho vay nhưng cũng còn tồn tại những vướng mắc chung như toàn hệ thống ngân hàng thương mại. Tiềm năng của nghiệp vụ bảo lãnh rất lớn trong bối cảnh hoạt động tài chính-tiền tệ phát triển theo xu hướng toàn cầu hoá kinh tế đòi hỏi Eximbank cần có những giải pháp trước mắt cũng như lâu dài để hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh.
2. Định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh tại Eximbank trong thời gian tới
Với những mục tiêu phát triển nghiệp vụ bảo lãnh, phát huy tiềm năng của nghiệp vụ này trong tương lai, Eximbank đã xác định cho mình một định hướng phát triển trong thời gian tới, vừa phải phù hợp với nội lực của bản thân vừa thích ứng với hoàn cảnh khách quan, với mục tiêu tổng quát là tiếp tục giữ vị trí là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu, thực hiện kế hoạch lợi nhuận theo xu hướng ngày càng tăng nhanh và ổn định.
Trước tiên, ngân hàng cần tăng cường cải cách một cách triệt để, nâng cao năng lực tài chính và hoạt động, bằng việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, thông qua huy động các nguồn đầu tư trong nước, lựa chọn các đối tác chiến lược lớn có uy tín để tranh thủ vốn, công nghệ và mạng lưới hoạt động toàn cầu của ngân hàng, điều chỉnh lãi suất tiền gửi trung và dài hạn hợp lý.
Ngoài ra, ngân hàng cần cơ cấu đầu tư vốn trong điều kiện mới theo hướng, giảm dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn, tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, phát triển cho vay tiêu dùng đối với các cá nhân trong nền kinh tế.
60
Điểm thứ hai là tăng cường hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán. Các ngân hàng thương mại cần tăng mức vốn đầu tư để trang bị kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, các dự án đầu tư công nghệ cần tính toán kỹ lưỡng để sử dụng công suất phù hợp với chiến lược mở rộng kinh doanh của ngân hàng. Từng bước hiện đại hoá theo hướng tin học hoá các khâu trong thanh toán, truyền nhận thông tin, lưu trữ và quản lý hồ sơ để có thể thích ứng với nền thương mại điện tử.
Điểm thứ ba là nhân lực chất lượng cao là động lực để bức phá. Nâng cao năng lực cán bộ thông qua nâng cao trình độ quản trị điều hành. Việc nâng cao năng lực quản trị của các ngân hàng thương mại sẽ được thực hiện nhanh nhất và hiệu quả nhất thông qua sự trợ giúp của các đối tác chiến lược nước ngoài. Ngân hàng cũng có thể kết hợp với các trung tâm đào tạo hoặc các trường đại học như Học viện Ngân hàng, Đại học Ngoại Thương… để tiến hành đào tạo lại và tiếp nhận sinh viên mới ra trường nhằm có được đội ngũ cán bộ có chuyên môn và phẩm chất đạo đức tốt.
Và một phần quan trọng để khắc phục những rủi ro là thực hiện quản trị ngân hàng thương mại từ chiều rộng sang chiều sâu theo hướng nâng cao năng lực quản trị rủi ro thông qua việc hoàn thiện bộ máy tổ chức quản trị nội bộ, thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra và chế độ báo cáo thường xuyên. Thực tế hiện nay, các ngân hàng chưa chú trọng công tác quản lý rủi ro, kể cả các ngân hàng thương mại nhà nước lẫn các ngân hàng thương mại cổ phần. Do vậy, ngân hàng cần từng bước xây dựng cho mình cơ chế quản lý rủi ro hiệu quả hơn.
Việc bổ sung, hoàn thiện quy chế nghiệp vụ cho phù hợp thực tiễn cũng đóng vai trò rất quan trong. Một mặt sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong kinh doanh, mặt khác vẫn đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của vốn.
Ngân hàng cũng cần đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh trên cơ sở các loại bảo lãnh truyền thống ngân hàng đang thực hiện, nâng cao chất lượng dịch vụ kết hợp với các nghiệp vụ khác đem lại tiện ích tối đa cho khách hàng, và mở rộng khách hàng thuộc các thành phần kinh tế khác nhau theo hướng an toàn và 61
hiệu quả, phát huy hiệu quả hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu tăng lợi nhuận. Dịch vụ ngân hàng là loại hình dịch vụ có tính đặc thù, đòi hỏi uy tín cao. Vì vậy, ngân hàng cần xây dựng cho mình một hình ảnh đẹp, một thương hiệu mạnh, tin cậy.
II. NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG