1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH XÁC ĐỊNH CÁCH VẼ BIỂU ĐỒ TRONG BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÝ 9

29 1,6K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 302,5 KB

Nội dung

I/ Tên đề tài: PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH XÁC ĐỊNH CÁCH VẼ BIỂU ĐỒ TRONG BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÝ 9 II/ Đặt vấn đề : Sách giáo khoa Địa lý lớp 9 theo chương trình đổi mới được biên

Trang 1

I/ Tên đề tài:

PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH XÁC ĐỊNH CÁCH VẼ BIỂU ĐỒ

TRONG BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÝ 9

II/ Đặt vấn đề :

Sách giáo khoa Địa lý lớp 9 (theo chương trình đổi mới) được biên soạntheo tinh thần cung cấp các tình huống, các thông tin đã được lựa chọn đểgiáo viên có thể tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tập phân tích, tổng hợp và

xử lý thông tin, tạo điều kiện cho học sinh trong quá trình học tập vừa tiếpnhận được các kiến thức, vừa rèn luyện được các kỹ năng và nắm đượcphương pháp học tập

Bên cạnh các bài học chính, bài đọc thêm, chương trình địa lý lớp 9 có 10bài thực hành ( theo nội dung giảm tải kiến thức của PPCT mới) và sau mỗibài học đều có phần câu hỏi và bài tập để củng cố kiến thức và kĩ năng củahọc sinh Các bài thực hành Địa lý và phần bài tập Địa lý trước đây thường bịxem nhẹ mặc dù nó rất quan trọng

Hiện nay, dạy học được coi là quá trình phát triển của bản thân học sinh,việc học tập không chỉ là quá trình lĩnh hội kiến thức có sẵn mà còn là quátrình học sinh tự khám phá, tự tìm đến với kiến thức mới nhờ sự giúp đỡ,hướng dẫn của giáo viên Quá trình này được thể hiện rất rõ trong các bài thựchành Địa lý và các bài tập Địa lý lớp 9

Trong các bài thực hành và phần bài tập Địa lý lớp 9, sách giáo khoa khôngcòn chỉ là tài liệu trình bày các kiến thức có sẵn để học sinh dựa vào đó xácđịnh, vẽ biểu đồ rồi trả lời câu hỏi Do đó, cùng với việc đổi mới về kiến thức,chương trình sách giáo khoa thì cần phải có sự đổi mới về phương pháp để tổchức các hoạt động học tập tự giác, tích cực và độc lập của học sinh Để họcsinh có thể tự xác định và vẽ được biểu đồ và làm trọn vẹn được các bài tậpĐịa lý

Với phương pháp và kinh nghiệm của bản thân, tôi mạnh dạn xin đưa ra:Phương pháp giúp học sinh xác định cách vẽ biểu đồ trong bài tập sách giáo

Trang 2

khoa địa lý 9 để đồng nghiệp tham khảo và rất mong nhận được sự đóng gópcủa các đồng nghiệp để bài viết được hoàn thiện hơn.

Giới hạn nghiên cứu của đề tài:

- Đối tượng thực nghiệm : Học sinh lớp 9 ở năm học 2011 - 2012

- Địa bàn thực hiện : Tại trường THCS Võ Thị Sáu

- Nội dung thực hiện : Phương pháp giúp học sinh xác định cách vẽ biểu

đồ trong bài tập sách giáo khoa địa lý 9

III/ Cơ sở lý luận:

Trong quá trình hội nhập nền kinh tế ngày nay, giáo dục được coi là mộtlĩnh vực rất quan trọng và luôn đi trước một bước trong sự phát triển kinh tếcủa mỗi quốc gia Vì vậy, vấn đề chất lượng dạy - học nói chung và dạy họcĐịa lý nói riêng ngày càng trở thành mối quan tâm chung của các nhà sưphạm cũng như các nhà quản lý giáo dục và xã hội Đảng và Nhà nước ta đãkhẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tưcho phát triển” Điều đó đã được thể hiện trong các Nghị quyết của Trungương

Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn của xã hội môn Địa lí trong nhàtrường nói chung và môn Địa lí lớp 9 nói riêng không ngừng cải tiến chươngtrình, cải tiến phương pháp dạy học nhằm đạt được hiệu quả cao nhất Trong

đó phương pháp giúp học sinh xác định cách vẽ biểu đồ trong bài tập sáchgiáo khoa địa lí 9 đóng vai trò quan trọng, nó có nhiệm vụ củng cố, rèn luyện

kĩ năng Địa lí cho học sinh một cách thuần thục và chắc chắn hơn

Theo cấu trúc chương trình, hầu như sau mỗi bài học ở Địa lí lớp 9 đều cómột bài tập hoặc một bài thực hành vẽ biểu đồ Đây là một thuận lợi rất lớngiúp giáo viên thực hiện tốt các phương pháp và biện pháp rèn luyện kĩ năngĐịa lí cho học sinh trong quá trình dạy học Từ đó, học sinh nhận thức tri thứcmột cách khách quan đồng thời học sinh thấy rõ những thuận lợi và khó khăn

về các vấn đề Địa lí ở nước ta

Trang 3

Nhằm góp phần nâng cao năng lực tư duy và rèn luyện các kĩ năng thựchành vẽ biểu đồ ở học sinh một cách có hiệu quả Vì vậy, trong quá trình thựchiện đề tài, bản thân đã dựa trên quan điểm của Địa lý học hiện đại, nhữngvấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS do Bộ GiáoDục và đào tạo ấn hành, tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năngmôn địa lí THCS để làm cơ sở lý luận chung cho việc nghiên cứu.

IV/ Cơ sở thực tiễn:

Trong các môn học ở nhà trường THCS đều vận dụng rất nhiều loại bài tập,bài thực hành Mỗi môn học có một số dạng bài tập với đặc thù riêng, đối vớimôn Địa lý cũng vậy Ở đây, tôi chỉ xin đưa ra một phần trong tổng hợp phầnbài tập Địa lý đó là dạng bài tập vẽ biểu đồ

Bài thực hành vẽ biểu đồ giúp cho học sinh trong quá trình học tập tiếp thuđược kiến thức từ đơn giản đến phức tạp Cũng qua đó mà học sinh bồi dưỡngthêm năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn

Rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh ở các môn học là một quá trìnhphối hợp nhiều mặt, thể hiện trong chương trình, nội dung của các môn họctrong đó có môn Địa lý Song để rèn luyện được kĩ năng đó học sinh cần nhậnbiết được yêu cầu bài ra, xác định hướng, cách làm bài sau khi đọc kĩ bài

Từ các bài thực hành, bài tập đó giúp cho giáo viên hệ thống các loại biểu

đồ, phân loại các dạng bài tập biểu đồ Qua đó, tạo điều kiện cho giáo viênphát huy khả năng giảng dạy bài thực hành và hướng dẫn học sinh làm bài tậpĐịa lý lớp 9 đạt hiệu quả, học sinh nhận thức được các loại biểu đồ: dạng cột,tròn, đường, miền… Xác định được kiểu biểu đồ khi gặp bất kì một bài tậpthực hành nào

Vì vậy, phương pháp giúp học sinh xác định cách vẽ biểu đồ trong bài tậpsách giáo khoa địa lý 9 yêu cầu học sinh phải làm việc độc lập, tích cực đểxác định được yêu cầu của bài thực hành, từ đó xác định được việc cần vẽ loạibiểu đồ nào cho phù hợp

Trang 4

Từ thực tế giảng dạy bộ môn địa lí ở Trường THCS Võ Thị Sáu, bản thân tôinhận thấy việc giúp học sinh xác định cách vẽ biểu đồ trong bài tập sách giáokhoa địa lí 9 gặp những khó khăn và thuận lợi sau:

1/ Khó khăn:

* Học sinh:

- Năng lực học tập của từng đối tượng học sinh chưa đều, phần lớn học sinh( trung bình và yếu) còn lúng túng trong việc xử lí số liệu và xác định loạibiểu đồ cần phải tiến hành thực hiện

- Một số em chay lười chưa chịu khó làm các bài tập ở tập bản đồ và sáchgiáo khoa sau mỗi bài học do giáo viên giao về nhà

* Nhà trường:

- Phần lớn các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học ( Tranh ảnh, bản đồ, )

và một số đồ dùng dạy học do giáo viên tự làm ( biểu đồ, lược đồ ) đều bịthiệt hại lớn do hậu quả của bão số 6 ( 2006 ), lũ lụt ( 2009 )

- ĐDDH đã sử dụng quá nhiều năm nên hư hỏng, rách nát, thiếu chính xácgây không ít trở ngại trong dạy và học…

2/ Thuận lợi:

Trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân đã được sự giúp đỡ nhiệt tình củaBan giám hiệu, tổ chuyên môn như việc chỉ đạo áp dụng đổi mới PPDH, giáodục lồng ghép, khai thác nội dung kiến thức, các loại bản đồ, biểu đồ quamạng Internet, dạy học bằng thiết bị điện tử là một việc làm thiết thực giúphọc sinh tích cực, hứng thú học tập bộ môn địa lí

Trên cơ sở đó, tôi đưa ra phương pháp giúp học sinh xác định cách vẽ biểu

đồ trong bài tập sách giáo khoa địa lý 9

V/ Nội dung nghiên cứu:

1/ Thực trạng của vấn đề:

a Những khó khăn khi thực hiện phương pháp giúp học sinh xác định cách vẽ biểu đồ trong bài tập sách giáo khoa địa lý 9:

Trang 5

- Đa số học sinh còn xem môn Địa lí là môn phụ, do đó ít chú ý đến học tậpbộ môn này

- Qua điều tra khảo sát ở các trường trong huyện Đại Lộc hầu hết học sinhđều cho rằng: phương pháp xác định cách vẽ biểu đồ trong bài tập sách giáokhoa địa lý 9 là việc làm quá bình thường và quá dễ Nhưng trong thực tế, khithực hiện thì đây là một điều không phải dễ dàng

- Một khó khăn nữa là việc rèn luyện kĩ năng này chỉ chiếm một thời lượngrất ít trong 1 tiết dạy Do đó, đòi hỏi học sinh phải nghiên cứu trước các yêucầu của bài tập hoặc bài thực hành mà giáo viên đã giao cho, nhưng nhiều emchưa thực sự tập trung và quan tâm đến yêu cầu mà giáo viên đã giao nên đâycũng là khó khăn lớn đối với giáo viên khi thực hiện dạy một bài thực hành vẽbiểu đồ hoặc một bài tập vẽ biểu đồ, do đó:

+ Học sinh không xác định được yêu cầu của đề bài ra

+ Học sinh không xác định được kiểu biểu đồ sẽ vẽ là gì và việc xử lí bảng sốliệu (nếu có)

+ Học sinh chưa vẽ được biểu đồ thích hợp và đúng với yêu cầu đề bài

+ Kỹ năng vẽ biểu đồ của học sinh còn lúng túng

+ Học sinh chưa nắm được các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ

b Một số ưu điểm của giáo viên dạy Địa lí ở các trường THCS:

Qua khảo sát thực tế và tiến hành dự giờ về các bài tập có vẽ biểu đồ, tôinhận thấy:

- Phần lớn giáo viên có quan niệm đúng về chức năng của một bài tập, bàithực hành vẽ biểu đồ thể hiện trong việc chuẩn bị chu đáo về giáo án, yêu cầu,mục đích của bài tập là gì, biểu đồ thể hiện yếu tố nào của đối tượng địa lí.Đây là phần không những rèn luyện kĩ năng kiến thức mà còn củng cố nhữngkiến thức đã học ở trong bài, từ đó giúp học sinh xây dựng được các mối liên

hệ Địa lí

- Hầu hết giáo viên biết vận dụng sáng tạo, khoa học các kĩ năng rèn luyệncho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, do đó đã phát huy được tính

Trang 6

tư duy độc lập cho học sinh, giúp học sinh nắm chắc nội dung của bài học vàrèn luyện tốt kĩ năng thực hành vẽ biểu đồ cho các em.

2 Các biện pháp chủ yếu đê thực hiện phương pháp giúp học sinh xác định cách vẽ biểu đồ:

a Để làm tốt việc xác định: Phương pháp giúp học sinh xác định cách vẽ biểu đồ trong bài tập sách giáo khoa địa lý 9:

- Trong giảng dạy, giáo viên cần lựa chọn các phương pháp tích cực trên cơ

sở coi trọng nhận thức của học sinh, tăng cường vai trò tổ chức lĩnh hội, khámphá kiến thức Trong giờ giảng, giáo viên dành nhiều thời gian cho học sinh

tự làm việc với sách giáo khoa, biểu đồ, lược đồ và với các thiết bị học tậpkhác để học sinh tự chủ động tìm ra kiến thức mới dưới sự hướng dẫn củagiáo viên Tất cả các khâu này, giáo viên phải thể hiện chu đáo, tỉ mĩ, hết sức

cụ thể trong bài soạn, hướng dẫn học sinh ôn lại những kiến thức đã học đểvận dụng và giải thích sau khi vẽ biểu đồ

- Trong một tiết thực hành vẽ biểu đồ, giáo viên phải hướng dẫn học sinhchuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cần thiết cho tiết học: máy tính cá nhân, thước

kẻ, compa, bút màu để giúp học sinh chủ động trong khi vẽ biểu đồ

b Biện pháp thực hiện:

* Giới thiệu cách vẽ - xác định biều đồ trong sách giáo khoa Địa lý 9

Để xác định được yêu cầu bài ra và tiến hành vẽ biểu đồ, học sinh cần hiểukhái niệm biểu đồ

b.1 Khái niệm biểu đồ:

Biểu đồ là một hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng động thái pháttriển của một hiện tượng (như quá trình phát triển kinh tế qua các năm…),mối tương quan về độ lớn giữa các đại lượng (so sánh sản lượng thủy sản giữacác vùng kinh tế…) hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể (cơ cấu ngànhcủa nền kinh tế)

Các loại biểu đồ rất phong phú, đa dạng Mỗi loại biểu đồ thể hiện nhiều chủthể khác nhau, nên khi vẽ biểu đồ cần đọc kĩ yêu cầu đề ra, xác định chủ thể

Trang 7

thể hiện trên biểu đồ (động thái phát triển, so sánh tương quan độ lớn hay thểhiện cơ cấu) để chọn loại ra biểu đồ thích hợp nhất.

b.2 Các loại biểu đồ:

Các loại biểu đồ bao gồm:

+ Biều đồ hình tròn

+ Biểu đồ hình cột (cột đơn, cột kép, cột chồng, thang ngang)

+ Biểu đồ đường (Đồ thị đường biểu diễn)

+ Biểu đồ kết hợp (cột + đường)

* Yêu cầu:

+ Đọc bảng số liệu, xử lý số liệu (khi đề cho số liệu tuyệt đối), nếu đề ra là sốliệu tương đối thì tiến hành các bước vẽ ngay không cần xử lý số liệu

+ Chú ý tỉ lệ đường tròn (nếu bài cho số liệu tuyệt đối)

+ Trường hợp bài cho số liệu tương đối thì vẽ các đường tròn có kích thướcbằng nhau Nếu bài cho số liệu tuyệt đối thì phải tính tỉ lệ đường tròn (R- r).Nhưng, đối với cấp học THCS tỉ lệ đường tròn chỉ yêu cầu ở mức độ tươngđối, vì vậy chỉ cần đường tròn sau to hơn đường tròn trước một chút (nếu sốliệu cho là tăng) hoặc nhỏ hơn (nếu số liệu cho là giảm)

+ Để chia các đại lượng chính xác theo tỉ lệ cần lấy tỉ lệ x 3,60 để tính góc ởtâm

+ Chọn ký hiệu thích hợp để thể hiện trên biểu đồ

+ Tên biểu đồ

* Biểu đồ hình cột:

Trang 8

- Sử dụng biểu hiện trạng thái phát triển so sánh tương quan về độ lớn giữacác đại lượng hoặc thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể.

- Biểu đồ hình cột sử dụng để thể hiện tương quan về độ lớn giữa các đạilượng

* Yêu cầu:

+ Chọn kích thước biểu đồ phù hợp với khổ giấy cho phép

+ Các cột khác nhau về độ cao (tùy theo số liệu đề bài), còn bề ngang phảibằng nhau

+ Tên biểu đồ

* Biểu đồ đường (Đồ thị đường biểu diễn):

- Được dùng để thể hiện tiến trình động thái phát triển của một hiện tượng quathời gian

* Yêu cầu:

+ Hệ trục toạ độ: trục đứng (trục tung) thể hiện đơn vị sản lượng

+ Trục ngang (trục hoành) thể hiện năm

+Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả 2 trục sao cho biểu đồ phù hợp với khổ giấy(cân đối)

+ Xác định khoảng cách cân đối phù hợp

- Với biểu đồ này nếu bài ra có 2 đại lượng khác nhau (đơn vị tính khác nhau)thì vẽ 2 trục đứng: Trục biểu hiện đơn vị A, trục biểu hiện đơn vị B

- Cũng có thể bài ra yêu cầu có nhiều đại lượng cùng đơn vị tính (%) thì cầnbiểu hiện rõ đường biểu diễn (ký hiệu) của từng ký hiệu

- Ký hiệu đường biểu diễn cần được phân biệt:

+ Màu sắc (đen, xanh, đỏ…)

+ Ký tự riêng (thường được dùng nhiều)

* Biểu đồ kết hợp cột và đường:

- Dùng để thể hiện động lực phát triển và mối tương quan về độ lớn giữa cácđại lượng

Trang 9

-Đối với loại biểu đồ kết hợp khi thực hiện: Cần chú ý thể hiện rõ nhất mốitương qua giữa 2 loại biểu đồ được vẽ kết hợp.

* Yêu cầu:

Kết hợp yêu cầu của biểu đồ hình cột và đường biểu diễn

* Biểu đồ miền : ( kết hợp biểu đồ cột chồng và biểu đồ đường)

- Dùng để thể hiện cả hai mặt cơ cấu và động thái phát triển của đối tượng

- Ranh giới của biểu đồ miền là đường biểu diễn

- Giá trị đại lượng trên trục đứng (trục tung) là %

Nếu bài ra cho số liệu đơn vị tuyệt đối thì cần phải xử lý số liệu từ đơn vịtuyệt đối sang số liệu đơn vị tương đối

* Yêu cầu:

-Vẽ hệ trục toạ độ ( phần dương ) rồi vẽ hai trục phụ tương ứng tạo thànhhình chữ nhật:

+ Hai trục tung ( phải, trái ) tỉ lệ 100%

+ Hai trục hoành ( trên, dưới) theo tỉ lệ thời gian

- Lần lượt xác định toạ độ giao điểm của từng yếu tố theo từng thời điểm

- Nối các đường biểu diễn (đường phân miền)

3 Các bước tiến hành vẽ biểu đồ:

a Đọc kĩ yêu cầu của đề:

Có nhiều loại biểu đồ Để vẽ biểu đồ, học sinh cần đọc kĩ bài ra vẽ biểu đồ:

về quá trình gia tăng dân số, cơ cấu lao động, tình hình sản xuất lương thực ởmột vùng kinh tế hay của Việt Nam

+ Biều đồ hình tròn

+ Biểu đồ hình cột (cột đơn, cột kép, cột chồng, thang ngang)

+ Biểu đồ đường (Đồ thị đường biểu diễn)

+ Biểu đồ kết hợp (cột + đường)

+ Biểu đồ miền

- Xử lý số liệu (từ số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối) đơn vị % nếu yêucầu bài ra vẽ biểu đồ hình tròn hoặc miền

Trang 10

- Xác định tỉ lệ đường tròn.

- Vẽ biểu đồ

+ Vẽ

+ Ghi bảng chú giải (kí hiệu)

+ Tên biểu đồ (tên chung nếu là biểu đồ so sánh)

b Một số lưu ý khi vẽ biểu đồ:

- Đọc kĩ số liệu của đề ra

- Nếu là biểu đồ tròn: khi vẽ đường tròn, vẽ 1 bán kính trùng với phương kimđồng hồ chỉ 12 giờ và chia theo chiều kim đồng hồ

- Bất cứ một biểu đồ nào cũng cần chú giải và tên biểu đồ

Trên đây là các dạng biểu đồ thường gặp khi làm bài tập, bài thực hành Địa

lí Trong quá trình giảng dạy tiến hành làm bài tập, bài thực hành vẽ biểu đồtôi nhận thấy vẽ biểu đồ hình tròn rất khó vì: Nếu đề bài cho số liệu tương đốithì học sinh dễ nhận biết và không cần xử lý mà tiến hành các bước vẽ luôn.Song nếu số liệu là tuyệt đối (thô) thì học sinh khó nhận biết để vẽ biểu đồ hìnhtròn, cần xử lí số liệu về tương đối trước khi vẽ

Qua nhiều năm giảng dạy Địa lí lớp 9 tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệmphương pháp giúp học sinh xác định cách vẽ biểu đồ hình tròn nhằm giúp họcsinh có kĩ năng thuần thục hơn trong kĩ năng vẽ biểu đồ của mình

*Ví dụ: Tiết 10 - Bài 10: THỰC HÀNH

VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO CÁC LOẠI CÂY, SỰ TĂNG TRƯỞNG ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM

(Trang 38 sách giáo khoa Địa lý 9).

(Bài này chỉ tập trung vào các phần có liên quan đến đề tài Bài 1: Vẽ biểu đồhình tròn thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây ở nước ta năm

Trang 11

1990 và 2002, chớ không đi sâu vào các chi tiết của bài) theo bảng số liệu sauđây:

Bảng 10.1 Diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây (nghìn ha)

Năm

Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác 1366,1 2173,8

- Biết xử lý bảng số liệu theo các yêu cầu riêng của vẽ biểu đồ

- Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ cơ cấu (hình tròn)

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

* Giáo viên:

Bảng phụ kẽ sẵn, máy tính cá nhân, thước đo độ, compa, thước kẽ

* Học sinh:

- Máy tính cá nhân, thước đo độ, compa, bút chì, bút dạ màu

- Compa, thước, máy tính

- Bảng số liệu đã xử lý ( Bài tập 1)

III.TIẾN TRÌNH THỰC HÀNH:

Đối với bài tập này cần thực hiện theo trình tự các bước sau đây.

1 Yêu cầu học sinh đọc đề bài:

- Đọc kĩ yêu cầu của đề bài

- Đọc kĩ bảng số liệu của để ra

=> Từ đó xác định được biểu đồ cần phải vẽ

Trang 12

2 Giáo viên nêu cho học sinh quy trình vẽ biểu đồ:

* Đây là một bài thực hành khó bởi vì số liệu thô Do đó, một số học sinhkhó nhận biết cần vẽ loại biểu đồ gì, nên giáo viên cần hướng dẫn học sinh xử

lí bảng số liệu

Đối với bài này cần tiến hành theo các bước sau đây

a Bước 1: Lập bảng số liệu đã xử lí theo mẫu Chú ý làm tròn số sao cho

các thành phần phải đúng 100%

b Bước 2: Vẽ biểu đồ cơ cấu theo quy tắc: Bắt đầu vẽ từ "Tia 12 giờ", vẽ

theo chiều kim đồng hồ

c Bước 3: Đảm bảo tính chính xác: Phải vẽ các hình quạt với tỉ trọng của

từng thành phần trong cơ cấu Ghi trị số % vào các hình quạt tương ứng (chú

ý để hình vẽ đẹp: Các trị số phần trăm ở từng biểu đồ cơ cấu có ít thành phần

và bán kính lớn thường biểu thị trong hình tròn)

- Vẽ đến đâu kẻ vạch (tô màu) đến đó Đồng thời thiết lập bảng chú giải

3 Giáo viên hướng dẫn tổ chức cho học sinh tính toán:

a Bước 1: Giáo viên dùng bảng phụ kẻ sẵn khung của bảng số liệu (bỏ

Trang 13

+ Tính cơ cấu diện tích gieo trồng cây lương thực (là x).

* Để lớp học sôi nổi giáo viên nên tổ chức cho học sinh hoạt động 4 nhómtheo 2 cặp "chạy tiếp sức" cho nhau

+ 2 Nhóm 1 & 2: Tính cơ cấu diện tích.

Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác 15,1 17,0

4 Tổ chức cho học sinh vẽ biểu đồ :

- Đối với bài này không yêu cầu học sinh so sánh quy mô diện tích gieo trồngcác loại cây năm 1990 và năm 2002 để tính toán bán kính của biểu đồ tròn,

mà bán kính cho trước

+ Biểu đồ năm 1990 có bán kính 20 mm và năm 2002 có bán kính 24 mm

* Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ năm 1990 trên bảng

* Học sinh vẽ tiếp biểu đồ năm 2002, thiết lập bảng chú giải

Trang 14

17

17

64.8

Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây ở nước ta năm

1990 - 2002

VI/ Kết quả nghiên cứu:

Trước khi vận dụng SKKN, ngay từ đầu năm ở tháng 9, dưới sự chỉ đạo của

tổ chuyên môn, bản thân đã tổ chức cho HS kiểm tra để nắm bắt tình hình học tập của các em

* Lần 1: ( Chưa áp dụng SKKN ) - Ngày kiểm tra: 20/ 9/ 2011

9/1

9/2

9/3

9/4

33

33

32

34

72%

65%

69%

71%

* Lần 2: ( Đã áp dụng SKKN ) - Ngày kiểm tra: 15/ 12/ 2011

13.3

15,1

71.6

Cây lương thực Cây công nghiệp Cây thực phẩm, cây

ăn quả, cây khác.

Ngày đăng: 28/03/2015, 15:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w