Đối với những cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư.doc (Trang 67)

2.4.1.1. Quy hoạch tổng thể nền kinh tế

Nhà nước cần phải công bố những quy hoạch phát triển kinh tế xã hội theo ngành, vùng, miền trong từng thời kỳ. Trước hết, đó là cơ sở để các nhà đầu tư có kế hoạch và căn cứ để lập dự án đầu tư, tranh thủ sự ưu đãi của Nhà nước. Và đây cũng là cơ sở để các Ngân hàng có chiến lược phát triển kinh doanh, cũng như có kế hoạch tín dụng

trung và dài hạn, để đảm bảo khả năng cung cấp vốn kịp thời cho nhà đầu tư, phục vụ cho nhu cầu phát triển của ngành, vùng, địa phương, đồng thời cũng tránh được những rủi ro do đầu tư sai hướng. Đồng thời là cơ sở để cán bộ thẩm định xem xét dự án có phù hợp với tổng thể chung của nền kinh tế, phù hợp với mục tiêu phát triển của từng vùng, từng ngành hay không.

2.4.1.2. Củng cố và phát triển cơ quan tư vấn và hoạt động tư vấn

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay, đặc biệt khi nước ta đã gia nhập WTO, cần phải nhìn lại vai trò của hoạt động tư vấn vì các cơ quan tư vấn sẽ góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế.

Đối với chủ đầu tư, khi họ đã bỏ công sức và tiền bạc ra để tiến hành lập nên một dự án, họ luôn mong muốn dự án đó là hiệu quả và mang lại những mục đích cho họ. Một điều dễ nhận thấy là không phải nhà đầu tư nào cũng am hiểu luật pháp, cũng như mọi lĩnh vực. Do đó, sự cần tới những tham mưu của các công ty tư vấn là rất quan trọng ví dụ như tư vấn về kỹ thuật, thị trường, tư vấn về luật pháp…Đặc biệt khi nước ta đã ra nhập WTO, khi một dự án ra đời mà với mục đích là sản xuất ra sản phẩm để xuất khẩu, thì chủ đầu tư cần phải tìm hiểu kỹ thị trường nước ngoài, về đặc tính sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, thị hiếu người tiêu dùng, và đồng thời cũng phải tìm hiểu những quy định pháp luật của nước sở tại. Điều này là không dễ dàng với các chủ đầu tư, do đó giải pháp nhờ đến sự trợ giúp của các công ty tư vấn là rất cần thiết, đồng thời nó cũng góp phần nâng cao chất lượng của công tác lập dự án, và thuận lợi cho các cán bộ tín dụng trong việc thẩm định dự án.

Đối với các ngân hàng, sự trợ giúp của các công ty tư vấn cũng rất quan trọng, bởi lẽ các cán bộ tín dụng, thẩm định cho dù là người am hiểu về luật pháp thế nhưng họ cũng không thể nắm vững những quy định như những người chuyên về luật. Trong quá trình thẩm định, các cán bộ cũng rất cần đến sự tư vấn của các công ty này để đảm bảo cho sự đánh giá về kỹ thuật, thị trường của các dự án đang xem xét là chính xác. Do đó, nhà nước cần phải có những chính sách để khuyến khích sự phát triển của các công ty nhưng đồng thời cũng có những quy định để xác định rõ phạm vi và quyền hạn, cũng như giám sát hoạt động của các công ty này.

2.4.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2.4.2.1. Nắm bắt các thông tin kinh tế xã hội và định hướng cho các ngân hàng

Với vai trò là người quản lý, thống nhất các hoạt động của các Ngân hàng trong cả nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần phải có trách nhiệm cung cấp những thông tin về tín dụng, về kinh tế phục vụ cho hoạt động thẩm định. Với vai trò quản lý ở tầm vĩ mô, Ngân hàng Nhà nước sẽ rất dễ dàng trong việc phối hợp với các bộ, ngành, các cơ

quan quản lý khác chuyên cung cấp thông tin. Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng một hệ thống cơ chế, báo cáo từ các ngân hàng thương mại, lấy Ngân hàng Nhà nước làm đầu mối nhận và cung cấp các thông tin. Trên cơ sở các thông tin thu và nhận, ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm tổng hợp lại rồi sau đó tính toán chuẩn hóa các thông tin, và đưa các thông tin đó lên mạng để tất cả các Ngân hàng thương mại đều có thể tham khảo.

Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu sắp xếp lại trật tự hệ thống mạng lưới các tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo có sự quản lý và điều hành của Ngân hàng nhà nước trong việc sắp xếp, phân bố hệ thống các mạng lưới các tổ chức tín dụng một cách hợp lý tạo sự bình đẳng và lành mạnh trong kinh doanh. Sau mỗi một giai đoạn, Ngân hàng nhà nước cần tiến hành tổng kết việc đầu tư của các ngân hàng thương mại đối với từng lĩnh vực, từng nghành nghề trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng của các ngân hàng thương mại. Đồng thời, cũng là để các Ngân hàng thương mại chia sẻ và học hỏi những kinh nghiệm của nhau trong quá trình kinh doanh và đặc biệt trong công tác thẩm định.

Ngân hàng Nhà nước cũng cần phải thông báo những kế hoạch định hướng phát triển của toàn hệ thống trong từng năm, từng thời kỳ và cũng như là đề ra các chỉ tiêu, biện pháp để thực hiện kế hoạch đã đề ra. Trên cơ sở đó, các ngân hàng thương mại sẽ xây dựng kế hoạch phát triển riêng cho mình, và có những chỉ tiêu phù hợp với khả năng cũng như tiềm lực của mình.

2.4.2.2. Hướng dẫn thống nhất về nội dung và chỉ tiêu thẩm định cho các ngân hàng thương mại hàng thương mại

Hiện nay, quy trình cũng như nội dung thẩm định giữa các ngân hàng thương mại là không thống nhất, thường là do các Ngân hàng tự quy định. Do đó, để đảm bảo tính thống nhất Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với các bộ như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công nghệ, Bộ xây dựng… để nghiên cứu và đưa ra một quy trình thẩm định thống nhất đảm bảo tính phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam, cũng như phù hợp với điều lệ chung của quốc tế.

2.4.3. Đối với NHĐT&PTVN

Ngân hàng cần tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ thẩm định và tín dụng. Tổ chức thường xuyên các buổi tổng kết, báo cáo toàn ngân hàng để các cán bộ có điều kiện trao đổi kinh nghiệm với nhau. Đồng thời Ngân hàng cũng nên thu thập những ý kiến của các cán bộ để hoàn thiện hơn nữa quy trình và nội dung thẩm định.

NHĐT&PT là đầu mối để cung cấp thông tin về kinh tế xã hội cũng như những thông tin về doanh nghiệp cho các chi nhánh để đảm bảo hoạt động thẩm định mang lại hiệu quả cao.

2.4.4. Đối với chủ đầu tư

Kết quả thẩm định có chính xác hay không phụ thuộc vào rất nhiều những thông tin mà chủ đầu tư cung cấp cho ngân hàng. Bởi tầm quan trọng của nó do vậy khi gửi hồ sơ dự án đến ngân hàng để xin vay vốn, chủ đầu tư cần phải xác định tính chính xác của các thông tin mà mình cung cấp.

Trước hết chủ đầu tư cần tuân thủ các quy trình lập dự án đầu tư theo đúng quy định của pháp luật. Trong quá trình lập dự án, để đảm bảo cho dự án chính xác và mang tính khả thi cao, chủ đầu tư cần phải nghiên cứu kỹ thị trường, kỹ thuật nếu không tự thực hiện được thì chủ đầu tư có thể thuê các chuyên gia. Bởi vì dự án đầu tư cũng là do công sức của chủ đầu tư đóng góp, và là người được hưởng lợi khi dự án đi vào hoạt động, nên càng thực hiện cụ thể, chi tiết bao nhiêu thì, hiệu quả của dự án càng cao. Khi gửi dự án đến xin vay vốn ở ngân hàng, chủ đầu tư cũng cần chú ý cung cấp đầy đủ những giấy tờ theo quy định, điều đó sẽ góp phần đảm bảo về thời gian thẩm định cho dự án.

Một yêu cầu nữa cũng phải đặt ra đó là, chủ đầu tư cần phải cung cấp chính xác và càng chi tiết cụ thể về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp, thì hiệu quả của thẩm định càng được nâng cao. Đồng thời đây cũng là điều kiện cần để thẩm định theo đúng thời gian quy định, điều này sẽ có lợi trước hết cho chủ đầu tư vì khi thẩm định theo đúng thời gian thì dự án sẽ nhanh chóng được đưa vào thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra.

KẾT LUẬN

Trong xu thế tất yếu hiện nay khi nền kinh tế càng phát triển, khi các doanh nghiệp càng chú trọng tới hoạt động đầu tư thì đồng nghĩa với việc hoạt động tín dụng càng diễn ra mạnh mẽ và càng phức tạp hơn. Vấn đề đặt ra cho các ngân hàng thương mại là vừa phát triển kinh doanh, gia tăng lợi nhuận nhưng cũng phải đảm bảo an toàn nguồn vốn tín dụng. Vì vậy, nâng cao chất lượng cho công tác thẩm định chính là đầu tư cho sự phát triển lâu dài của ngân hàng.

Thẩm định là một công việc rất khó khăn vì đối với mỗi dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau lại có một đặc điểm riêng, nên khi tiến hành thẩm định đòi hỏi cán bộ thẩm định phải vận dụng linh hoạt các phương pháp. Mặt khác, khi thẩm định cần phải vận dụng rất nhiều kiến thức thực tế không thể chỉ dựa nguyên vào lý thuyết, kết quả của thẩm định có ảnh hưởng rất lớn tới quyết định của Ban lãnh đạo. Chính vì tầm quan trọng của công tác thẩm định nên việc đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng của công tác này là rất cần thiết.

Tuy nhiên, do còn những hạn chế về kiến thức thực tế cũng như về thời gian, nên những giải pháp và kiến nghị mà em đưa chỉ là những đóng góp rất nhỏ vào việc nâng cao chất lượng của công tác thẩm định tại NHĐT&PT chi nhánh Đông Đô. Đồng thời bài viết của em sẽ không tránh khỏi những sai sót, em kính mong sẽ nhận được sự đóng góp của các thầy cô trong bộ môn và của các anh chị trong Phòng Thẩm định và quản lý tín dụng của chi nhánh. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ... 1

CHƯƠNG 1 ... 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ... 2

CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ ... 2

1.1. Vài nét khái quát về NHĐT&PTVN chi nhánh Đông Đô ... 2

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển- chi nhánh Đông Đô ... 2

1.1.2. Mô hình tổ chức của Chi nhánh ... 3

1.1.3. Phạm vi thẩm định ... 4

1.2. Quy trình và phương pháp thẩm định dự án đầu tư ... 4

1.2.1. Quy trình thực hiện thẩm định dự án đầu tư ... 4

1.2.2. Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư ... 6

1.2.2.1. Phương pháp so sánh các chỉ tiêu ... 7

1.2.2.2. Phương pháp thẩm định theo trình tự ... 7

1.2.2.3. Phương pháp phân tích độ nhạy ... 8

1.2.2.4. Phương pháp dự báo ... 8

1.2.2.5. Phương pháp triệt tiêu rủi ro ... 8

1.3. Nội dung thẩm định ... 9

1.3.1. Kiểm tra những tài liệu, hồ sơ vay vốn ... 9

1.3.1.1. Đề nghị vay vốn ... 9

1.3.1.2. Hồ sơ khách hàng vay vốn ... 9

1.3.1.3. Hồ sơ về dự án vay vốn ... 10

1.3.1.4. Hồ sơ bảo đảm tiền vay ... 11

1.3.2. Thẩm định khách hàng vay vốn ... 11

1.3.2.1. Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng ... 11

1.3.2.2. Thẩm định năng lực và uy tín của khách hàng ... 11

1.3.2.3. Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng ... 12

1.3.3. Thẩm định dự án đầu tư ... 13

1.3.3.1. Xem xét đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của dự án ... 13

1.3.3.2. Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án ... 13

1.3.3.3. Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án 14

1.3.3.4. Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật ... 15

1.3.3.5. Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án ... 16

1.3.3.6. Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn ... 16

1.4. Nghiên cứu quá trình thẩm định của dự án đầu tư “Dự án trung tâm thương

mại và dịch vụ Ngọc Khánh” ... 20

1.4.1. Thẩm định khách hàng vay vốn ... 21

1.4.1.1. Năng lực pháp lý của khách hàng vay vốn ... 21

Tổng cộng ... 21

Tổng cộng ... 22

1.4.1.2. Tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của khách hàng ... 25

1.4.2. Thẩm định dự án đầu tư ... 27

1.4.2.1. Kiểm tra hồ sơ pháp lý của dự án ... 27

1.4.2.2. Giới thiệu chung về dự án đầu tư ... 27

1.4.2.3. Giới thiệu chủ đầu tư ... 27

1.4.2.4. Mục tiêu và sự cần thiết phải đầu tư ... 28

1.4.2.5. Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra, giá bán sản phẩm ... 29

1.4.2.6. Khả năng cung cấp nguyên vật liệu và yếu tố đầu vào của dự án ... 34

1.4.2.7. Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật ... 34

1.4.2.8. Về tổ chức, quản lý và thực hiện dự án ... 37

1.4.2.9. Tổng mức vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, suất đầu tư ... 37

1.4.2.10. Nhận định những rủi ro ... 40

1.4.2.11. Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án ... 41

1.4.2.12. Hiệu quả kinh tế ... 42

1.4.2.13. Hiệu quả xã hội ... 43

1.4.2.14 Tác động môi trường ... 43

1.4.2.15. Những thuận lợi và khó khăn của dự án ... 44

1.4.3. Kết luận của tổ thẩm định về dự án ... 45

1.4.3.1.Về doanh nghiệp vay vốn: ... 45

1.4.3.2.Về dự án đầu tư ... 45

1.4.4. Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư “Dự án TTTM và dịch vụ Ngọc Khánh” ... 47

1.4.4.1. Những kết quả đạt được ... 47

1.4.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân ... 48

1.5. Đánh giá chung về công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh trong thời gian qua ... 48

1.5.1. Những kết quả đạt được ... 48

1.5.2. Những tồn tại và nguyên nhân. ... 50

1.5.2.1. Những tồn tại ... 50

1.5.2.2. Những nguyên nhân ... 52

CHƯƠNG 2 ... 53

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ .. 53

2.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của chi nhánh trong năm 2007 ... 53

2.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của toàn chi nhánh ... 53

2.1.2. Định hướng và mục tiêu phát triển của hoạt động thẩm định ... 55

2.2. Về phía Nhà nước và cơ quan hữu quan ... 56

2.2.1. Xây dựng một hệ thống luật pháp ổn định lâu dài ... 56

2.2.2. Xây dựng một hệ thống kiểm toán và kế toán hoàn chỉnh, có hiệu lực ... 57

2.2.3. Xây dựng một môi trường kinh doanh đồng nhất và cạnh tranh ... 58

2.3. Về phía NHĐT & PT Việt Nam chi nhánh Đông Đô ... 59

2.3.1. Công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ thẩm định ... 59

2.3.2. Nâng cao chất lượng thu thập thông tin ... 60

2.3.3. Hiện đại hóa công nghệ, trang thiết bị và phương tiện làm việc ... 62

2.3.4. Thành lập quỹ hỗ trợ, tăng kinh phí cho công tác thẩm định ... 62

2.3.5. Hoàn thiện phương pháp và nội dung thẩm định dự án đầu tư ... 63

2.3.6. Cải tiến quá trình tổ chức và điều hành công việc ... 66

2.3.7. Nâng cao chất lượng quản lý rủi ro của dự án ... 66

2.4. Những kiến nghị ... 67

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư.doc (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w