Trong các bài thực hành và phần bài tập Địa lý lớp 12, sách giáo khoa không còn chỉ là tài liệu trình bày các kiến thức có sẵn để học sinh dựa vào đó xác định, vẽ biểu đồ rồi trả lời câu
Trang 1PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁCH VẼ BIỂU ĐỒ TRONG TÀI
TẬP ĐỊA LÝ LỚP 12 THPT
Trang 2PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
Sách giáo khoa Địa lý lớp 12 (theo chương trình đổi mới) được biên soạn theo tinh thần cung cấp các tình huống, các thông tin đã được lựa chọn để giáo viên có thể tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tập phân tích, tổng hợp và xử lý thông tin, tạo điều kiện cho học sinh trong quá trình học tập vừa tiếp nhận được các kiến thức, vừa rèn luyện được các kỹ năng và nắm được phương pháp học tập
Bên cạnh các bài học chính, bài đọc thêm, chương trình địa lý lớp 12 có 8 bài thực hành và sau mỗi bài học đều có phần câu hỏi và bài tập để củng cố kiến thức và
kĩ năng của học sinh Các bài thực hành Địa lý và phần bài tập Địa lý trước đây thường bị xem nhẹ mặc dù nó rất quan trọng
Hiện nay, dạy học được coi là quá trình phát triển của bản thân học sinh, việc học tập không chỉ là quá trình lĩnh hội kiến thức có sẵn mà còn là quá trình học sinh
tự khám phá, tự tìm đến với kiến thức mới nhờ sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên Quá trình này được thể hiện rất rõ trong các bài thực hành Địa lý và các bài tập Địa
lý lớp 12
Trong các bài thực hành và phần bài tập Địa lý lớp 12, sách giáo khoa không còn chỉ là tài liệu trình bày các kiến thức có sẵn để học sinh dựa vào đó xác định, vẽ biểu đồ rồi trả lời câu hỏi Do đó cùng với việc đổi mới về kiến thức, chương trình sách giáo khoa thì cần phải có sự đổi mới về phương pháp để tổ chức các hoạt động học tập tự giác, tích cực và độc lập của học sinh Để học sinh có thể tự xác định và
vẽ được biểu đồ và làm trọn vẹn được các bài tập Địa lý
Với phương pháp và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi xin được đưa ra
đề tài: “Phương pháp xác định - cách vẽ biểu đồ trong bài tập địa lý lớp 12 - THPT” để đồng nghiệp nghiên cứu, tham khảo và rất mong nhận được sự đóng góp
của các đồng nghiệp cũng như các tổ chức chuyên môn để đề tài được hoàn thiện hơn
Trang 3PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I CƠ SỞ KHOA HỌC
Trong quá trình hội nhập nền kinh tế ngày nay, giáo dục được coi là một lĩnh vực rất quan trọng và luôn đi trước một bước trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Vì vậy, vấn đề chất lượng dạy - học nói chung và dạy học Địa lý nói riêng ngày càng trở thành mối quan tâm chung của các nhà sư phạm cũng như các nhà
quản lý giáo dục và xã hội Đảng và nhà nước ta đã khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển” Điều đó đã được thể
hiện trong các Nghị quyết của Trung ương
Nghị quyết TW 4 khoá VII đã chỉ rõ phải “Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học Kết hợp học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”
Nghị quyết TW2 khoá VIII tiếp tục khẳng định phải “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn của xã hội môn Địa lí trong nhà trường nói chung và môn Địa lí lớp 12 nói riêng không ngừng cải tiến chương trình, cải tiến phương pháp dạy học nhằm đạt được hiệu quả cao nhất Trong đó "phương pháp xác định - cách vẽ biểu đồ trong bài tập địa lí lớp 12" đóng vai trò quan trọng, nó có nhiệm vụ củng cố, rèn luyện kĩ năng Địa lí cho học sinh một cách thuần thục và chắc chắn hơn
Việc xác định - và cách vẽ biểu đồ trong bài tập, bài thực hành Địa lí không những giúp cho học sinh củng cố kĩ năng vẽ biểu đồ đã học ở lớp 10 - 11 mà còn vận dụng những kiến thức đã học vào nhận xét và giải thích biểu đồ đã vẽ được Từ
Trang 4đó làm cho học sinh có cách nhìn nhận, đánh giá các sự vật, hiện tượng một cách đúng đắn, chính xác và khách quan
Theo cấu trúc chương trình, hầu như sau mỗi bài học ở chương trình Địa lí lớp
12 đều có một bài tập hoặc một bài thực hành vẽ biểu đồ Đây là thuận lợi rất lớn giúp giáo viên thực hiện tốt các phương pháp rèn luyện kĩ năng Địa lí cho học sinh trong quá trình dạy học Từ đó, học sinh nhận thức tri thức một cách khách quan đồng thời thấy rõ những thuận lợi và khó khăn về các vấn đề Địa lí ở nước ta
II CƠ SỞ THỰC TIỄN
Trong các môn học ở nhà trường THPT đều vận dụng rất nhiều các bài tập, bài thực hành Mỗi môn học có một số dạng bài tập với đặc thù riêng, đối với môn Địa
lý cũng vậy Ở đây tôi chỉ xin đưa ra một phần trong tổng hợp phần bài tập Địa lý đó
là dạng bài tập vẽ biểu đồ
Bài thực hành vẽ biểu đồ giúp cho học sinh trong quá trình học tập tiếp thu được kiến thức từ đơn giản đến phức tạp Cũng qua đó mà học sinh bồi dưỡng thêm năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn
Rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh ở các môn học là một quá trình phối hợp nhiều mặt, thể hiện trong chương trình, nội dung của các môn học trong đó có môn Địa lý Song để rèn luyện được kĩ năng đó học sinh cần nhận biết được yêu cầu bài ra, xác định hướng, cách làm bài sau khi đọc kĩ bài
Qua các bài thực hành, bài tập đó giúp cho giáo viên hệ thống các loại biểu đồ, phân loại các dạng bài tập biểu đồ Qua đó tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khả năng giảng dạy bài thực hành và hướng dẫn học sinh làm bài tập Địa lý Học sinh nhận thức được các loại biểu đồ: dạng cột, tròn, đường, miền… Xác định được kiểu biểu đồ khi đọc bất kì một bài tập thực hành nào
Vì vậy "phương pháp xác định - cách vẽ biểu đồ trong bài tập địa lý lớp 12" yêu cầu học sinh phải làm việc độc lập, tích cực để xác định được yêu cầu của bài
Trang 5thực hành, từ đó xác định được cần vẽ loại biểu đồ nào cho phù hợp
III THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1 Những khó khăn khi thực hiện phương pháp xác định - cách vẽ biểu đồ trong bài tập địa lý lớp 12
Đa số học sinh xem môn Địa lí là môn phụ, do đó ít chú ý đến học tập bộ môn này Kết quả cho thấy điểm tổng kết của các em phần lớn chỉ đạt điểm trung bình, nhiều em học môn Địa lí khá, giỏi nhưng khi giáo viên lấy đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi thì các em không tham gia vì cho rằng đây chỉ là môn học phụ Từ đó giáo viên dạy Địa lí làm sao phát huy được năng lực của mình khi phương pháp dạy học được đổi mới, đồ dùng dạy học phong phú, đa dạng
Qua điều tra khảo sát ở các trường, hầu hết học sinh đều cho rằng, phương pháp xác định - cách vẽ biểu đồ trong bài tập địa lý lớp 12 là quá bình thường và khá đơn giản Nhưng trong thực tế, khi thực hiện thì đây là một điều không dễ dàng
Một khó khăn nữa là việc rèn luyện kĩ năng này chỉ chiếm một thời lượng rất
ít trong 1 tiết dạy do đó đòi hỏi học sinh phải nghiên cứu trước các yêu cầu mà bài tập hoặc bài thực hành mà giáo viên đã giao cho, nhưng nhiều em chưa thực sự tập trung và quan tâm đến yêu cầu mà giáo viên đã giao nên đây cũng là khó khăn lớn đối với giáo viên khi thực hiện dạy một bài thực hành vẽ biểu đồ hoặc một bài tập vẽ biểu đồ, do đó:
- Học sinh không xác định được yêu cầu của đề bài
- Học sinh không xác định được kiểu biểu đồ sẽ vẽ là gì và việc xử lí bảng số liệu (nếu có)
- Học sinh chưa vẽ được biểu đồ thích hợp và đúng với yêu cầu đề bài
- Kỹ năng vẽ biểu đồ của học sinh còn lúng túng
- Học sinh chưa nắm được các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ
Từ đó tỉ lệ học sinh đọc và biết phân tích bảng số liệu, xác định loại biểu đồ thích hợp đối với bài yêu cầu còn thấp, số lượng học sinh biết xác định ngay được cách vẽ biểu đồ đúng chiếm tỉ lệ không cao Do đó, tôi đã thực hiện khảo sát phương
Trang 6pháp xác định - cách vẽ biểu đồ trong phần bài tập địa lý lớp 12 đối với học sinh lớp 12B
Lớp T/số học sinh Biết xác định và vẽ đúng Chưa biết cách xác định
Vì vậy kết quả bài tập trong quá trình điều tra chưa cao, cụ thể:
Lớp TS học sinh Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu, kém
Tỷ lệ
Từ những lí do trên chính là thực trạng cần giải quyết, tháo gỡ
2 Một số ưu điểm của giáo viên dạy Địa lí ở các trường THPT
Qua khảo sát thực tế và tiến hành dự giờ đồng nghiệp khi dạy các bài có vẽ biểu đồ, tôi nhận thấy:
- Phần lớn giáo viên có quan niệm đúng về chức năng của một bài tập, bài thực hành vẽ biểu đồ thể hiện trong việc chuẩn bị chu đáo về giáo án, yêu cầu, mục đích của bài tập là gì, biểu đồ thể hiện yếu tố nào của đối tượng địa lí Đây là phần không những rèn luyện kĩ năng kiến thức mà còn củng cố những kiến thức đã học ở trong bài, từ đó học sinh xây dựng được các mối liên hệ Địa lí
- Hầu hết giáo viên biết vận dụng sáng tạo, khoa học các kĩ năng rèn luyện cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, do đó đã phát huy được tính tư duy độc lập cho học sinh, giúp học sinh nắm chắc nội dung của bài học và rèn luyện tốt kĩ năng cho các em
Trang 7IV CÁC BIỆN PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Để làm tốt việc xác định "Phương pháp xác định - cách vẽ biểu đồ trong bài tập địa lý lớp 12" cho học sinh
- Trong giảng dạy, giáo viên cần lựa chọn các phương pháp tích cực trên cơ sở coi trọng nhận thức của học sinh, tăng cường vai trò tổ chức lĩnh hội, khám phá kiến thức Trong giờ giảng, giáo viên giành nhiều thời gian cho học sinh tự làm việc với sách giáo khoa, biểu đồ, lược đồ và với các thiết bị học tập khác để học sinh tự chủ động tìm ra kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của giáo viên Tất cả các khâu này, giáo viên phải thể hiện chu đáo, tỉ mĩ, hết sức cụ thể trong bài soạn, hướng dẫn học sinh ôn lại những kiến thức đã học để vận dụng vào giải thích sau khi vẽ biểu đồ
- Trong một tiết thực hành vẽ biểu đồ, giáo viên phải hướng dẫn học sinh chuẩn
bị đầy đủ các đồ dùng cần thiết cho tiết học: máy tính cá nhân, thước kẻ, compa để giúp học sinh chủ động trong khi vẽ biểu đồ
2 Biện pháp thực hiện
* Giới thiệu cách vẽ - xác định biều đồ Địa lý lớp 12
Để xác định được yêu cầu bài ra và tiến hành vẽ biểu đồ, học sinh cần hiểu khái niệm biểu đồ
2.1 Khái niệm
Biểu đồ là một hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng động thái phát triển của một hiện tượng (như quá trình phát triển kinh tế qua các năm…), mối tương quan về độ lớn giữa các đại lượng (so sánh sản lượng thủy sản giữa các vùng kinh tế…) hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể (cơ cấu ngành của nền kinh tế)
Các loại biểu đồ rất phong phú, đa dạng Mỗi loại biểu đồ thể hiện nhiều chủ thể khác nhau, nên khi vẽ biểu đồ cần đọc kĩ yêu cầu đề ra, xác định chủ thể thể hiện trên biểu đồ (động thái phát triển, so sánh tương quan độ lớn hay thể hiện cơ cấu) để chọn loại biểu đồ thích hợp nhất
Trang 82.2 Các loại biểu đồ
- Các loại biểu đồ bao gồm:
+ Biểu đồ hình cột (cột đơn, cột kép, cột chồng, thang ngang)
+ Biều đồ hình tròn (hoặc hình vuông)
+ Đồ thị (đường biểu diễn)
+ Biểu đồ kết hợp (cột + đường)
+ Biểu đồ miền
a Biểu đồ hình cột: Bài 19
- Sử dụng biểu hiện trạng thái phát triển so sánh tương quan về độ lớn giữa các đại lượng hoặc thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể
- Biểu đồ hình cột sử dụng để thể hiện tương quan về độ lớn giữa các đại lượng
* Yêu cầu:
+ Chọn kích thước biểu đồ phù hợp với khổ giấy
+ Các cột khác nhau về độ cao (tùy theo số liệu đề bài), còn bề ngang phải bằng nhau
+ Tên biểu đồ
b Biểu đồ hình tròn: Bài tập trang 96, Bài 29, Bài 38, Bài 40
- Biểu đồ hình tròn thường được dùng để thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể
Đối với biểu đồ hình tròn: nếu đề bài cho số liệu tương đối thì không cần xử lý mà tiến hành các bước vẽ luôn Song nếu số liệu là tuyệt đối (thô) thì cần xử lí số liệu về tương đối trước khi vẽ
* Yêu cầu:
+ Đọc bảng số liệu, xử lý số liệu (nếu cho số liệu tuyệt đối), nếu là số liệu tương đối thì tiến hành các bước vẽ
Trang 9+ Chú ý tỉ lệ đường tròn (nếu bài cho số liệu tuyệt đối)
Nếu bài cho số liệu tương đối thì vẽ các đường tròn có kích thước bằng nhau Nếu bài cho số liệu tuyệt đối thì phải tính tỉ lệ đường tròn (R- r) ta cho tổng nhỏ nhất R1 = 1, lần lượt lớn dần lấy tổng sau R2/ R1 = căn bậc hai là được bán kính của các hình tròn
+ Để chia các đại lượng chính xác theo tỉ lệ cần lấy tỉ lệ x 3,60 để tính góc ở tâm + Chọn ký hiệu thích hợp để thể hiện trên biểu đồ
+ Tên biểu đồ
c Vẽ đồ thị (đường biểu diễn) Bài 23, H 31.3
- Được dùng để thể hiện tiến trình động thái phát triển của một hiện tượng qua thời gian
* Yêu cầu:
+ Hệ trục toạ độ: trục đứng thể hiện đơn vị sản lượng
+ Trục ngang thể hiện năm
- Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả hai trục sao cho biểu đồ phù hợp với khổ giấy (cân đối)
+ Xác định khoảng cách cân đối phù hợp
- Với biểu đồ này nếu bài ra có 2 đại lượng khác nhau (đơn vị tính khác nhau) thì vẽ 2 trục đứng: Trục biểu hiện đơn vị A, trục biểu hiện đơn vị B
- Cũng có thể bài ra yêu cầu có nhiều đại lượng cùng đơn vị tính (%) thì cần biểu hiện rõ đường biểu diễn (ký hiệu) tránh từng ký hiệu
+ Ký hiệu đường biểu diễn cần được phân biệt:
- Màu sắc (đen, xanh, đỏ…)
- Ký tự riêng (thường được dùng nhiều)
d Biểu đồ kết hợp cột và đường: Xem H 27.2,H 31.6
- Dùng để thể hiện động lực phát triển và mối tương quan về độ lớn giữa các đại lượng
- Biểu đồ kết hợp : kết hợp đề mục 1 và 3 trong phần b của bài Cần chú ý thể hiện rõ nhất mối tương qua giữa 2 loại biểu đồ được vẽ kết hợp
Trang 10* Yêu cầu:
+ Kết hợp yêu cầu của biểu đồ hình cột và đường biểu diễn
đ Biểu đồ miền : Bài tập trang 143
- Dùng để thể hiện cả hai mặt cơ cấu và động thái phát triển của đối tượng
- Ranh giới của biểu đồ miền là đường biểu diễn
- Giá trị đại lượng trên trục đứng là %
Nếu bài ra cho số liệu đơn vị tuyệt đối thì cần phải xử lý số liệu từ đơn vị tuyệt đối sang số liệu đơn vị tương đối
2.3 Đọc kĩ yêu cầu
Có nhiều loại biểu đồ Để vẽ biểu đồ, học sinh cần đọc kĩ bài ra vẽ biểu đồ về quá trình gia tăng dân số, cơ cấu lao động, tình hình sản xuất lương thực ở một vùng kinh tế hay của Việt Nam
+ Biểu đồ cột (thang ngang)
+ Biều đồ tròn (vuông)
+ Đồ thị (đường biểu diễn)
+ Biểu đồ kết hợp (cột + đường)
+ Biểu đồ miền
2.4 Các bước tiến hành vẽ biểu đồ
- Xử lý số liệu (từ số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối) đơn vị % nếu yêu cầu bài ra vẽ biểu đồ hình tròn hoặc miền
- Xác định tỉ lệ đường tròn
- Vẽ biểu đồ
+ Vẽ
+ Ghi bảng chú giải (kí hiệu)
+ Tên bản đồ (tên chung nếu là biểu đồ so sánh)
2.5 Một số lưu ý khi vẽ biểu đồ
- Đọc kĩ số liệu bài ra
- Tuyệt đối không dùng màu để tô, kí hiệu trên bản đồ
Trang 11- Nếu là biểu đồ tròn: khi vẽ đường tròn, vẽ 1 bán kính trùng với phương kim đồng hồ chỉ 12 giờ và chia theo chiều kim đồng hồ
- Bất cứ một biểu đồ nào cũng cần chú giải và tên bản đồ
Trên đây là các dạng biểu đồ thường gặp khi làm bài tập, bài thực hành Địa lí Trong quá trình giảng dạy tiến hành làm bài tập, bài thực hành vẽ biểu đồ tôi nhận thấy vẽ biểu đồ hình tròn rất khó vì: Nếu đề bài cho số liệu tương đối thì học sinh dễ nhận biết và không cần xử lý mà tiến hành các bước vẽ luôn Song nếu số liệu là tuyệt đối (thô) thì học sinh khó nhận biết để vẽ biểu đồ hình tròn, cần xử lí số liệu về tương đối trước khi vẽ
Qua nhiều năm giảng dạy Địa lí lớp 12 tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm phương pháp xác định - cách vẽ biểu đồ hình tròn nhằm giúp học sinh có kĩ năng thuần thục hơn trong kĩ năng vẽ biểu đồ của mình
Ví dụ:
Bài 29 - Trang 128 sách giáo khoa Địa lý 12 ( Ban cơ bản)
- Bài tập số 1:
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo
thành phần kinh tế của nước ta năm 1996 và 2005
* Mục tiêu
- Học sinh biết cách xác định - cách vẽ biểu đồ hình tròn
* Các thiết bị cần thiết
+ Giáo viên:
- Bảng phụ kẽ sẵn, máy tính cá nhân, thước đo độ, compa, thước kẽ
+ Học sinh:
- Máy tính cá nhân, thước đo độ, compa, bút chì, bút dạ màu
Các bước tiến hành
Đối với bài tập này cần trình tự các bước sau đây
1 Yêu cầu học sinh đọc đề bài:
- Đọc kĩ yêu cầu đề bài
- Đọc kĩ bảng số liệu để
=> Từ đó xác định được biểu đồ cần vẽ