1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm tại Công ty TNHH Long Shin

110 1,8K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 1,87 MB

Nội dung

Nằm trong thực trạng chung với các nước đang phát triển, chất lượng vừa là một bài toán vừa là cơ hội đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt đối với các doanh nghiệp chế biến và xuấ

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài:

Trong nền kinh tế thị trường để phát triển bền vững các Công ty và các quốc gia trên thế giới đều rất quan tâm đến ch ất lượng vì chúng ta đang ở trong cuộc “cách mạng chất lượng” Một thời kỳ biến đổi tác động đến mọi kiểu kinh doanh trên mọi lĩnh vực, mọi ngành Đặc biệt hiện nay trên toàn thế giới đã tạo ra cách thức mới trong kinh doanh khiến doanh nghiệp nhận thức được vai trò của chất lượng Khách hàng ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng Để thu hút khách hàng các Công ty có thể đưa chất lượng vào nội dung quản lý Ngày nay, hầu hết các khách hàng đặc biệt là những Công

ty lớn mong muốn người cung ứng cung cấp những sản phẩm và vượt sự mong muốn của họ Nếu như trong những năm trước đây các quốc gia còn dựa vào hàng rào thuế quan, hàng rào kỹ thuật để bảo vệ nền sản xuất trong nước thì ngày nay trong bối cảnh toàn cầu hoá, sự hội nhập WTO và thoả ước về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT), mọi sản phẩm ngày nay đã vượt khỏi biên giới quốc gia

Nằm trong thực trạng chung với các nước đang phát triển, chất lượng vừa là một bài toán vừa là cơ hội đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt đối với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản thì nó quan trọng hơn Tổng cục đo lường chất lượng Việt Nam chủ trương áp dụng chương trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đồng thời còn đẩy mạnh áp dụng ISO 9000 để theo kịp trào lưu chung của toàn thế giới và khu vực Việt Nam đang trong xu thế hội nhập kinh tế, việc nâng cao chất lượng sản phẩm là tất yếu nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế và đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu của xã hội đồng thời tăng vị thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị tường thế giới Để có sự chuyển biến về chất lượng hàng hoá và dịch vụ việc làm trước hết là trang bị những kiến thức về chất lượng cho đội ngũ của các nhà doanh nghiệp nói chung và cho ngành chế biến thuỷ sản nói riêng, mặt khác hình thành một tâm lý hướng về chất lượng, một đạo đức về việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cho thị trường Tất nhiên đó là quá trình lâu dài nhưng nó phải được bắt đầu tiến hành một cách liên tục và bền bỉ

Trang 2

Nhận thức đuợc tầm quan trọng của vấn đề và nhận được sự đồng ý của Khoa Kinh tế trường Đại Học Nha Trang em chọn khoá luận “ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm tại Công ty TNHH Long Shin”

2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu:

Thực trạng chất lượng sản phẩm tại Công ty TNHH Long Shin, các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm tại Công ty

4 Bố cục khoá luận nghiên cứu gồm:

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về chất lượng sản phẩm

Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm tại Công ty TNHH Long Shin

Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty TNHH Long Shin

Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Long Shin, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Ban lãnh đạo cùng toàn thể các anh chị KCS của Công ty Đặc

biệt em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Trâm Anh đã giúp đỡ em hoàn thành

khoá luận này

Tuy nhiên, do thời gian và năng lực của bản thân còn hạn chế nên khóa luận của em còn nhiều thiếu sót Em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy

cô, các anh chị cùng toàn thể các bạn để khoá luận của em hoàn thiện hơn

Nha Trang, tháng 11 năm 2007

Sinh viên thực hiện

Vũ Thị Nhung

Trang 3

Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN

VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Trang 4

1.1.Sản phẩm

1.1.1.Các quan niệm

Sản phẩm là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khác nhau như: công nghệ, tâm lý học, xã hội học… Dưới ánh mắt của của các nhà chuyên môn trong các lĩnh vực tương ứng mà sản phẩm được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau theo những mục tiêu đã định

Theo quan điểm cổ điển: Sản phẩm là tổng hợp các đặc tính vật lý, hoá học

có thể quan sát được và tập hợp trong một hình thức đồng nhất, đó là vật mang giá trị sử dụng, trong nền sản xuất hàng hoá thì sản phẩm chứa đựng những thuộc tính của hàng hoá (có giá trị và giá trị sử dụng)

Trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý chất lượng: Sản phẩm gắn liền với nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng và trong những điều kiện của xã hội với những chi phí nhất định

Trong điều kiện hiện nay sản phẩm được quan tâm một cách rộng rãi, nó không chỉ là sản phẩm vật chất thuần tuý mà là các dịch vụ, quá trình Dịch vụ đó được gọi là khu vực kinh tế thứ 3 (sản phẩm phầm mềm, bao gồm các lĩnh vực kinh

tế như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thông tin, thương mại, du lịch, giao thông vận tải, y tế, đào tạo…)

Kinh tế phát triển thì cơ cấu sản phẩm thay đổi theo hướng tỷ trọng dịch vụ ngày càng tăng Căn cứ vào tỷ trọng khu vực trong GNP mà người ta có thể đánh giá tốc độ phát triển kinh tế của một quốc gia Các sản phẩm dịch vụ không những

là tăng đáng kể giá trị bản thân của sản phẩm mà còn làm tăng thêm giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong khu vực kinh tế thứ nhất (khai khoán và trồng trọt) và thứ 2 (các ngành công nghiệp chế biến)

Theo TCVN 5814-94 (quan điểm có tính chất pháp lý) thì sản phẩm được định nghĩa như sau: Sản phẩm là kết quả hoạt động hoặc các quá trình (có nghĩa là tập hợp nguồn lực và các hoạt động có liên quan để biến đầu vào thành đầu ra) Nguồn lực ở đây được hiểu là bao gồm nhân lực, trang thiết bị công nghệ

Trang 5

Tóm lại, theo quan điểm của kinh tế thị trường thì sản phẩm là bất cứ cái gì

có thể cung cấp cho thị trường nhằm thoả mãn một nhu cầu, một ước muốn nào đó của con người và mang lại hiệu quả kinh tế xã hội Sản phẩm là kết quả của quá trình hoạt động sản xuất vật chất và dịch vụ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân

1.1.2 Các thuộc tính của sản phẩm

Thuộc tính của sản phẩm biểu thị khả năng đáp ứng một nhu cầu nào đó trong điều kiện tiêu dùng xác định Một sản phẩm có nhiều thuộc tính khác nhau nhưng nhìn chung được chia làm 2 nhóm:

1.1.2.1 Thuộc tính công dụng:

Nhóm thuộc tính này phản ánh công dụng đích thực của sản phẩm Nó phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên, bản chất các yếu tố kỹ thuật công nghệ tạo ra sản phẩm Nhóm thuộc tính công dụng có 3 phần:

- Thuộc tính mục đích: nhằm phản án h mục đích chính khi sử dụng sản phẩm

- Thuộc tính kinh tế kỹ thuật: liên quan đến các chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật của sản phẩm, phản ánh trình độ chất lượng đạt được của sản phẩm sau khi hoàn thành quá trình sản xuất

- Thuộc tính hạn chế: là những quy định nhằm đảm bảo khả năng làm việc của sản phẩm, hoặc đảm bảo sự an toàn cho người lao động

1.1.2.2 Nhóm thuộc tính thụ cảm

Nhóm thuộc tính này phản ánh những cảm nhận của người tiêu dùng khi tiếp xúc với sản phẩm Nhóm thuộc tính này phụ thuộc vào nhiều yếu tố cá nhân và các dịch vụ bán hàng, sau bán hàng

Mỗi một người tiêu dùng sẽ có cảm nhận và đánh giá khác nhau khi sử dụng một loại sản phẩm Do đó đây là các thuộc tính khó đo lường và kiểm soát nhất định đối với với doanh nghiệp, để nâng cao chất lượng sản phẩm buộc doanh nghiệp phải quan tâm tới nhóm thuộc tính này

Như vậy, theo quan điểm mới thì sản phẩm có 2 nhóm thuộc tính thụ cảm và công dụng Trong đó nhóm thuộc tính công dụng chiếm từ 20-40% giá trị của sản phẩm, còn thuộc tính thụ cảm chiếm từ 60-80% Điều này chứng tỏ rằng sản phẩm có

Trang 6

chất lượng khi nó có thuộc tính thụ cảm Tuy nhiên, như ta đã biết thuộc tính này rất khó kiểm soát và đánh giá cho nên các doanh nghiệp luôn cần có cuộc điều tra về người tiêu dùng Từ đó sẽ có các điều chỉnh phù hợp đối với sản phẩm nhằm hoàn thiện nó, để người tiêu dùng ngày một yêu thích sản phẩm của doanh nghiệp hơn

1.2 Chất lượng sản phẩm

1.2.1.Các quan niệm:

Trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài chiến lược kinh doanh, chiến lược Marketing, còn có một chiến lược không kém phần quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, đó là chiến lược chất lượng

Chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp là một phạm trù phức tạp, mang tính tổng hợp về kinh tế, kỹ thuật, xã hội, tâm lý, và thói quen tiêu dùng Chẳng hạn người ta nói chất lượng sản phẩm doanh nghiệp này cao hơn doanh nghiệp khác hay mua sản phẩm này thay sản phẩm kia vì chất lượng

- Xét về công cụ hàng hoá:

+ Chất lượng là sự phản ánh tính năng ưu việt của sản phẩm này so với sản phẩm khác Tuỳ theo cách tiếp cận của nhà sản xuất hay của người tiêu dùng, sản phẩm được coi là có chất lượng cao hơn dựa trên những tính năng nhất định nào đó của sản phẩm này so với sản phẩm khác

+ Sản phẩm có chất lượng là sản phẩm được chế tạo một cách hoàn hảo, không sai sót, đạt những yêu cầu đề ra

+ Sản phẩm có chất lượng là sản phẩm dùng được lâu, bền, không có trục trặc, thoả mãn tối đa nhu cầu trong điều kiện chi phí nhất định Sản phẩm nào thoả mãn nhu cầu của khách hàng mong muốn thì sản phẩm đó có trong chất lượng + Chất lượng là những đặc điểm tổng hợp và phức tạp của sản phẩm và dịch

vụ về các mặt: marketing, kỹ thuật chế tạo, bảo dưỡng, thông qua cái đó khi sử dụng sản phẩm sẽ làm cho sản phẩm đáp ứng được mọi mong đợi của khách hàng

+ Cũng có những ý kiến cho rằng: chất lượng là cái tốt nhất, hào nhoáng nhất Ý kiến khác lại cho rằng: chất lượng là cái đạt trình độ chất lượng thế giới

Trang 7

hoặc đạt trình độ chất lượng cao nhất trong điều kiện nhất định Đứng trên góc độ này mà xem xét, trong thời cơ chế thị trường bao cấp người ta quan niệm “ chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu của con người”

- Nếu xem xét chất lượng sản phẩm theo hướng công nghệ thì người ta cho rằng: Chất lượng sản phẩm là tổng hợp những đặc tính bên trong của sản phẩm có thể

đo được hoặc so sánh được, phản ánh giá trị sử dụng và chức năng của sản phẩm đó đáp ứng nhu cầu, định trước và cho nó những điều kiện xác định về kinh tế xã hội

- Nếu quan niệm chất lượng sản phẩm theo khách hàng, thì chất lượng sản phẩm chính là sự phù hợp với những đòi hỏi của của khách hàng Mức độ phù hợp nhu cầu là cơ sở đánh giá trình độ chất lượng sản phẩm đạt được Chất lượng sản phẩm cần thoả mãn không chỉ các chỉ tiêu kỹ thuật mà cả những yêu cầu về mặt kinh tế - xã hội

- Theo quan điểm của tổ chức tiêu chuẩn chất lượng thế giới ISO: Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu Những đặc trưng của nó thể hiện sự thoả mãn nhu cầu trong điều kiên nhu cầu tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng của sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn

- Theo TCVN 5814-94: Chất lượng sản phẩm là tập hợp các đặc tính của một thực thể, đối tượng, tạo cho thực thể đó, đối tượng đó có khả năng thoả mãn nhu cầu nêu ra, không nêu ra hoặc tiềm ẩn

- Theo tiêu chuẩn ISO 9000:2000: Chất lượng là hoàn thành sự thoả mãn của khách hàng bằng cách thoả mãn nhu cầu

Ngày nay quan niệm chất lượng sản phẩm tiếp tục được mở rộng, có thể nhìn nhận chất lượng sản phẩm theo ba quan điểm lớn: kỹ thật, kinh tế và thẩm mỹ Theo quan điểm kỹ thuật: hai sản phẩm có công dụng, chức năng như nhau, sản phẩm nào

có tính chất sử dụng cao thì được coi là có chất lượng cao hơn Theo quan điểm về kinh tế: điều kiện quan trọng không phải là các tính chất sử dụng mà cần phải xem xét giá bán có phù hợp với sức mua của người tiêu dùng hay không và có cung ứng đúng lúc hay không Theo quan điểm thẩm mỹ: kiểu dáng, màu sắc, bao bì có phù hợp với người tiêu dùng hay không

Trang 8

Như vậy: Chất lượng sản phẩm phải được hình thành từ khâu dự đoán, thiết kế, xây dựng phương án của sản phẩm và được sản xuất, chế tạo ra trong sáng tạo Chất lượng sản phẩm được khẳng định và đánh giá trong quá trình tiêu dùng Nói cách khác, chất lượng sản phẩm được hình thành trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nó do nhiều yếu tố bên trong và ngoài doanh nghi ệp quyết định

1.2.2 Đặc điểm, vai trò của chất lượng, các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng 1.2.2.1 Đặc điểm:

Từ các quan niệm trên, ta có thể nói chất lượng sản phẩm có đặc điểm sau:

- Do chất lượng được đòi hỏi bởi sự thoả mãn nhu cầu vì vậy dù bất kỳ lý do nào khác nếu sản phẩm không được người tiêu dùng chấp nhận thì vẫn bị coi là sản phẩm không có chất lượng

Đây là điều kiện hết sức quan trọng, nếu một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, muốn xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp với yêu cầu của khách hàng thì doanh nghiệp đó cần xác định được vấn đề là sản phẩm của mình sẽ đến với đối tượng khách hàng nào, yêu c ầu của họ là phù hợp thì sản phẩm đó mới có giá trị

- Do chất lượng được đo bởi sự thoả mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn biến động nên chất lượng cũng biến động theo không gian, thời gian điều kiện sử dụng

Vì thế khi nói đến chất lượng sản phẩm cần phải gắn với những điều kiện cụ thể của nhu cầu thị trường về các mặt kinh tế, kỹ thuật, xã hội, phong tục tập quán…

- Chất lượng phải là tập hợp các chỉ tiêu đặc trưng phản ánh tính năng công dụng của sản phẩm, đồng thời thoả mãn các loại nhu cầu khác của con người Vì thế khi đánh giá chất lượng của một sản phẩm cần phải tập hợp đầy đủ các chỉ tiêu có liên quan đến việc thoả mãn nhu cầu

- Chất lượng áp dụng cho mọi thực thể: Nghĩa là khi nói đến chất lượng không phải nói đến chất lượng thuần tuý mà nói đến chất lượng của con người, của tất cả các yếu tố

1.2.2.2 Vai trò của chất lượng

Trong những ngành công nghiệp công nghệ cấp cao, sản phẩm của các Công

ty hàng đầu của các nước phát triển như Nhật Bản, Mỹ, Đức đã được khách hàng

Trang 9

trên mọi châu lục tiếp nhận và đánh giá cao về chất lượng và giá cả Sản phẩm của

họ luôn tạo được sự tin tưởng với người tiêu dùng và có tính cạnh tranh cao Các Công ty của mọi quốc gia trên thế giới không có sự lựa chọn nào khác họ phải chấp nhận cuộc cạnh tranh muốn tồn tại và phát triển, phải giải quyết nhiều yếu tố trong

đó yếu tố về chất lượng là yếu tố then chốt

Ngày nay, hầu hết các khách hàng, đặc biệt là các Công ty lớn đều mong mỗi người cung ứng cung cấp những sản phẩm có chất lượng thoả mãn và vượt sự mong muốn của họ Chính sách bảo hành, hoặc sẵn sàng đổi lại không đạt yêu cầu, từng được coi là chuẩn mực một thời, nay cũng không đáp ứng yêu cầu, vì điều kiện này chỉ có ý nghĩa là chất lượng không ổn định Sản phẩm vẫn chưa có sự bảo đảm về chất lượng, mới chỉ có sự bảo đảm sẽ được sửa chữa nếu có vấn đề xảy ra Con người luôn mong muốn sự hoàn hảo hơn, và luôn tìm kiếm để đạt tới sự hoàn hảo

đó Thế giới ngày nay gọi là “thế giới phẳng”, thông tin phát triển rộng khắp, sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện chuyên chở với giá rẻ và đáp ứng nhanh, khiến cho khoảng cách giữa các quốc gia như nhỏ lại Người tiêu dùng được tự do lựa chọn hàng hoá chính vì vậy yếu tố chất lượng được coi trọng hơn bao giờ hết, và chất lượng trở thành một yếu tố cạnh tranh giữa các Công ty Các Công ty đã chuyển vốn và sản xuất vào những quốc gia có khả năng đem lại lợi nhuận cao hơn sản phẩm có thể được thiết kế tại một quốc gia, sản xuất tại một quốc gia khác và thị trường là toàn cầu Các nhà sản xuất, phân phối và khách hàng ngày nay có quyền lựa chọn sản phẩm có chất lượng với giá cả phù hợp mọi nơi trên thế giới

Các cuộc khảo sát của các nhà nghiên cứu trong các nước công nghiệp chủ yếu cho thấy những Công ty thành công trên thương trường là những Công ty đã nhận thức và giải quyết thành công bài toán chất lượng Họ đã thoả mãn khách hàng trong nước và quốc tế Sự phát triển khoa học công nghệ đã cho phép các nhà sản xuất nhạy bén và có khả năng đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng, tạo

ra lợi thế cạnh tranh Các nhà sản xuất cố gắng tận dụng các lợi thế của mình trong

xã hội mang tính toàn cầu hoá, công nghiệp hiện đại để cung cấp sản phẩm và dịch

vụ có chất lượng cao

Trang 10

1.2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng

Chất lượng sản phẩm được hình thành trong suốt quá trình từ khâu nghiên cứu thiết kế đến chế tạo sản xuất và tiêu dùng Do đó chất lượng sản phẩm chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, điều kiện liên quan trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm những ý tưởng hình thành đến lúc sử dụng sản phẩm Tuy nhiên yếu tố trong từng giai đoạn là khác nhau Ta sẽ đi xem xét lần lượt các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng

để sau đó làm cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của Công ty

A Nhóm các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh

a, Nhu cầu của nền kinh tế:

Bất kỳ ở trình độ nào, với mục đích sử dụng gì, chất lượng sản phẩm bao giờ cũng bị chi phối và ràng buộc bởi điều kiện và nhu cầu của nền kinh tế Trong thực

tế không có sản phẩm nào tồn tại và phát triển mà không liên quan tới những điều kiện sau:

+ Đòi hỏi của thị trường: Từng thị trường lại có những nhu cầu khác nhau đối với từng loại đối tượng, thị trường trong nước khác với thị trường nước ngoài

+ Trình độ phát triển của nền kinh tế: phản ánh khả năng của nền kinh tế về tài nguyên, con người, khả năng tích lũy, công nghệ…Nó ảnh hưởng chất lượng sản phẩm chính là sự tương ứng với khả năng này cho phép chọn lựa một mức chất lượng phù hợp với sự phát triển chung của xã hội Chất lượng sản phẩm là một nhu cầu nội tại của bản thân sản xuất cho nên trình độ của chất lượng phải phù hợp với khả năng cho phép và sự phát triển chung của xã hội Hay nói cách khác muốn nâng cao chất lượng sản phẩm thì dựa trên cơ sở phát triển trình độ kinh tế và muốn vậy ngay từ đầu của quá trình phát triển kinh tế phải đảm bảo chất lượng công việc, chất lượng hợp lý nhất cho những sản phẩm làm ra

+ Chất lượng sản phẩm còn chịu ảnh hưởng của các chính sách kinh tế: chính sách phát triển ngành, các chủng loại sản phẩm đầu tư, các quy định về xuất nhập khẩu, và chính sách đối ngoại trong từng thời kỳ…ngay cả chính sách trong sự hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật nhằm tạo con đường đặc thù trong từng thời kỳ nhất

Trang 11

định nào đó cũng trực tiếp chi phối sự thuận lợi hay không thuận lợi cho sự phát triển chung về chất lượng sản phẩm

b, Trình độ phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ

Trong thời đại ngày nay, cùng với một đặc điểm là khoa học trở thành 1 lực lượng trực tiếp sản xuất thì trình độ chất lượng bất kỳ sản phẩm nào cũng gắn liền

và bị chi phối bởi sự phát triển của khoa học kỹ thuật – đặc biệt là sự ứng dụng những thành tựu khoa học vào sản xuất Trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ trong mỗi thời kỳ sẽ là quy định chuẩn mực chất lượng Khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì chuẩn mực về chất lượng trở nên lạc hậu

c, Hiệu lực của cơ chế quản lý kinh tế

Chất lượng sản phẩm luôn chịu sự chi phối ràng buộc của hiệu lực cơ chế quản lý kinh tế, kỹ thuật, xã hội

+ Với cơ sở hệ thống luật pháp chặt chẽ quy định hành vi trách nhiệm là thái

độ pháp lý của nhà sản xuất đối với việc cung ứng sản phẩm đảm bảo chất lượng Nhà nước phải có một cơ chế kiểm tra chặt chẽ mọi hoạt động của nhà sản xuất để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng

+ Căn cứ vào những mục tiêu trong thời kỳ nhà nước cho phép xuất nhập khẩu những loại sản phẩm khác nhau với mức chất lượng khác nhau Điều này làm cho nhà sản xuất cần phải quan tâm khi xây dựng kế hoạch của mình

+ Kế hoạch hoá phát triển nền kinh tế: một quan điểm, một kế hoạch hoá đảm bảo nguyên tắc cân đối các yếu tố vật chất tinh thần (thiết bị, vật tư, lao động…) và cân đối giữa số lượng và chất lượng, cân đối giữa tích luỹ và tiêu dùng, lấy yêu cầu chất lượng và hiệu quả làm điểm xuất phát thì nhất định sẽ đi vào con đường đảm bảo chất lượng Trong quá trình xét duyệt, đánh giá hoàn thành kế hoạch nếu luôn tính đến yếu tố chất lượng, phân tích hiệu quả chúng mang lại… thì chắc chắn sản phẩm làm ra sẽ đạt mức chất lượng hợp lý trong điều kiện cho phép

+ Gía cả : phải xây dựng một mức giá theo đúng quy định của mức chấ t lượng + Chính sách đầu tư: Hình thành cơ chế quản lý trong cơ chế quản lý chung

về kinh tế Mục tiêu chất lượng và hiệu quả phải được thể hiện trong từng việc làm

Trang 12

và kết quả cụ thể trong từng hoạt động có liên quan từ nghiên cứu, thiết kế, chế thử

để tổ chức sản xuất, lưu thông , sử dụng sản phẩm…

+ Chức năng quản lý của nhà nước đối với chất lượng sản phẩm: Xây dựng các chính sách thưởng phạt đối với các chất lượng sản phẩm cũng ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp Ngoài ra, nhà nước hỗ trợ đối với các doanh nghiệp thông qua chính sách về tài chính, thuế…

d, Các yếu tố văn hoá phong tục tập quán

Chất lượng phải là sự đáp ứng và thoả mãn những nhu cầu xác định trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể Do đó quan niệm về chất lượng sản phẩm ở mỗi địa phương, mỗi vùng, mỗi dân tộc khác nhau thì khác nhau, sự khác nhau này thể hiện qua truyền thống văn hoá, điều kiên tự nhiên, phong tục tập quán Từ đó đòi hỏi những chất lượng cũng không giống nhau Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc thâm nhập vào các thị trường, thì truớc hết phải tìm hiểu về văn hoá truyền thống phong tục tập quán của từng thị trường đó

B Các yếu tố thuộc về môi trường bên trong

Khác với các yếu tố trên, các yếu tố thuộc về môi trường bên trong doanh nghiệp có thể điều khiển và kiểm soát được

a, Nguyên vật liệu và hệ thống tổ chức đảm vật tư nguyên liệu của doanh nghiệp:

Nguyên vật liệu là thành phần cấu tạo nên sản phẩm, chủng loại, cơ cấu, tính đồng bộ Chất lượng nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm Để chất lượng sản phẩm ổn định và ngày càng nâng cao các doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược về mua sắm nguyên vật liệu Ngoài ra, chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp còn phụ thuộc rất lớn vào việc thiết lập được hệ thống cung ứng nguyên liệu thích hợp trên cơ sở tạo dựng mối quan hệ lâu dài, hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau giữa người sản xuất và người cung ứng đảm bảo khả năng cung ứng kịp thời, chính xác, đảm bảo số lượng và chất lượng, chủng loại nguyên liệu

b, Lao động

Lao động có vai trò quyết định đến chất lượng sản phẩm, vì lao động là đối tượng trực tiếp tác động một cách trực tiếp đến máy móc thiết bị, nguyên vật liệu ,

Trang 13

thực hiện các quy trình phương pháp công nghệ để sản xuất ra sản phẩm Trình độ chuyên môn tay nghề, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm, tính kỷ luật, tinh thần hiệp tác phối hợp, khả năng thích ứng, nắm bắt thông tin của mọi thành viên trong doanh nghiệp có tác động trực tiếp tới chất lượng sản phẩm Vì vậy các doanh nghiệp cần phải có kế hoạch tuyển dụng lao động một cách khoa học, phải căn cứ nhiệm vụ, công cụ mà sử dụng chọn người, có kế hoạch đào tạo, đào tạo tại lực lượng hiện có

để đáp ứng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm

Con người khi bỏ sức lao động làm bất cứ một công việc nào đó họ đều mong muốn nhận được kết quả và được trả công xứng đáng với công việc mình làm Chính vì vậy khi Công ty có chế độ tiền lương, tiền thưởng hợp lý sẽ khuyến khích được người lao động phát huy cao trí tuệ, tài năng vào công việc được giao, khuyến khích việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vì vậy mà người lao động sẽ quan tâm đến việc nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ Khi chế độ tiền lương, tiền thưởng thấp, chưa công bằng làm cho người lao động gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống từ đó khiến cho người lao động không chú tâm vào công việc mà họ làm, điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm Một chế

độ tiền thưởng hợp lý sẽ khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến cải tiến

kỹ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm Do vậy, các doanh nghiệp cần áp dụng các quy chế thưởng phạt về chất lượng sản phẩm một cách nghiêm minh nhằm thúc đẩy người lao động nâng cao ý thức trách nhiệm, tích cực học hỏi chuyên môn tay nghề

c, Khả năng công nghệ và máy móc thiết bị của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp

Công nghệ là một trong những yếu tố cơ bản tác động mạnh mẽ đến chất lượng sản phẩm trong mỗi doanh nghiệp Chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào trình độ hiện đại, cơ cấu tính đồng bộ, tình hình bảo dưỡng duy trì khả năng làm việc theo thời gian của máy móc thiết bị công nghệ, đặc biệt là những doanh nghiệp

tự động hoá cao, dây chuyền và tính chất sản xuất hàng loạt

Trang 14

d, Trình độ tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của doanh nghiệp:

Trình độ quản lý nói chung và trình độ quản lý chất lượng sản phẩm nói riêng

là một trong những yếu tố góp phần đẩy mạnh tốc độ cải tiến, hoàn thiện chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp Những chuyên gia về chất lượng quản lý cho rằng, thực tế 80% những vấn đề chất lượng là do quản lý gây ra Chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào cơ cấu bộ máy quản lý, khả năng xác định các mục tiêu, chính sách chất lượng và chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình kế hoạch chất lượng

và bao gói, điều kiện vệ sinh, đảm bảo an toàn về sức khoẻ cho người tiêu dùng và thời hạn bảo quản, vận chuyển, phân phối…

b, Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm thuỷ sản

Chất lượng sản phẩm thuỷ sản được xác định trên cơ sở những kết quả kiểm nghiệm những mẫu thử của lô hàng qua các chỉ tiêu cơ bản:

- Thử cảm quan, bao gồm các thao tác: kiểm nghiệm kích cỡ, ngày sản xuất, trọng lượng, xô bình quân, cỡ nhỏ, loại, tạp chất; không đạt về: trọng lượng, xô bình quân…kết luận Sau đó có nhận xét và đề nghị của kiểm nghiệm viên

- Thử hoá học là phương pháp lấy mẫu của lô hàng theo xác suất cho vào dung dịch hoặc giấy thử, nếu có phản ứng sẽ xác định loại hoá chất trong lô hàng

Trang 15

- Thử vi sinh là phương pháp lấy mẫu trên lô hàng theo xác suất sau đó đối chiếu với mẫu bị nhiễm vi sinh bằng dụng cụ kiểm tra, nếu mẫu thử có chứa vi sinh

sẽ phát hiện được

1.3.2 Các quy định về chất lượng thuỷ sản

Để hạn chế những tác động ti êu cực của việc nuôi trồng v à chế biến thuỷ sản, nâng cao chất lượng sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu Trong những năm qua Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản về nuôi trồng đánh bắt, chế biến thuỷ sả n, sử dụng các hoá chất trong nuôi trồng

- Bộ thuỷ sản đã ban hành Quyết định số 649/2000/QĐ-BTS ngày 4/8/2000 ban hành quy chế kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thuỷ sản đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong đó yêu cầu các cơ sỏ sản xuất, kinh doanh hàng thuỷ sản phải tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu nuôi trồng, chế biến, đóng gói, vận chuyển…

- Thông tư liên tịch số 17/2003/TTLT – BTC - BNNPTNT – BTS hướng dẫn kiểm tra, giám sát hàng xuất nhập khẩu thuộc diện kiểm dịch động vật, thực vật, kiểm dịch thuỷ sản cũng đã quy định cho các cơ quan kiểm tra các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng nói trên

- Một số văn bản khác quy định cụ thể về việc cấm sản xuất, lưu thông và sử dụng một số loại kháng sinh, hoá chất trong sản xuất và kinh doanh thức ăn nuôi như: Caburtenol, Cimaterol, Clenbuterol, Chloramphenicol…( Quy định số 54/2002/QĐ – BNNPTNT ngày 20/6/2002); Chỉ thị của Bộ Thuỷ số 07/2001/CT – BTS ngày 24/9/2001 về việc sử dụng Chloramphenicol và quản lý việc sử dụng hoá chất, thuốc thú y tế trong sản xuất thuỷ sản)…Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 109/2003/NĐ/-CP ngày 23/9/2003 về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước trong đó Điều 19 quy định về hoạt động nuôi trồng nuôi trồng thuỷ sản đảm bảo các yêu cầu vệ sinh môi trường và bảo vệ hệ sinh thái ven biển

1.3.3 Thuỷ sản sạch

Trong quá trình hội nhập, các nhà nhập khẩu quốc tế đòi hỏi an toàn thực phẩm và chất lượng khắt khe Để giữ được thị trường các doanh nghiệp phải thích

Trang 16

ứng và thay đổi quan điểm từ số lượng sang chất lượng Vì vậy, sản xuất sản phẩm thuỷ sản sạch là hướng đi bền vững và lâu dài cho ngành thuỷ sản Việt Nam

Sản phẩm thuỷ sản sạch là sản phẩm được sản xuất ra chuỗi từ nuôi trồng, chế biến đến xuất khẩu đều đảm bảo sạch - an toàn- sinh thái

Tháng 7/ 2007, Nhật Bản ra lệnh kiểm tra 100% mặt hàng mực xuất xứ Việt Nam sau khi phát hiện nhiều lô hàng có dư lượng chất Chloramphenicol và có vi trùng gây bệnh đường ruột Đến tháng 8/2007 có 20 tấn mực xuất xứ Việt Nam bị buộc tiêu huỷ tại chỗ hoặc trả về sau khi mẫu hàng được xét nghiệm Lượng hàng này thuộc 7 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản trong nước

Còn đối với mặt hàng tôm, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, bộ y tế

và lao động Nhật Bản vào cuối tháng 9 đã quyết định tăng mức độ kiểm tra từ 5% lên 50% nghĩa là mỗi lô hàng kiểm tra một nửa Đây là những khó khăn đối với doanh nghiệp có mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

Đây không chỉ là vấn đề đặt ra đối với một thị trường Nhật Bản mà còn là khó khăn đối với các thị trường như Mỹ và EU, Nga Bởi đây là những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam Họ cũng có những yêu cầu khắt khe về chất lượng

Để giải quyết vấn đề này, cả một chuỗi từ khâu ao nuôi, đến đánh bắt, chế biến, xuất khẩu cần phải có sự kiểm soát đồng bộ, chứ không hẳn chỉ có một khâu chế biến

Nuôi sạch là hướng đi tất yếu, vùng nuôi phải có quy hoạch, có hệ thống thủy lợi hợp lý, đảm bảo nguồn nước sạch Vùng nuôi được xử lý không những diệt mầm bệnh mà không ẩn chứa (hay phát sinh) độc tố Con giống được kiểm soát từ trong trứng Thức ăn, thuốc chữa bệnh đuợc hợp đồng với Công ty sản xuất thức ăn theo tiêu chuẩn riêng gần với thiên nhiên Quá trình sản xuất ra thành phẩm chịu sự kiểm soát, đánh giá chất lượng của một tổ chức quốc tế

Để thực hiện điều này không phải dễ, hiện nay hộ nuôi phát triển một cách ồ

ạt không có sự quản lý, môi trường nuôi bị ô nhiễm, nếu một hộ nuôi đơn lẻ thực hiện quy trình nuôi sạch theo tiêu chuẩn quốc tế thì khó lòng thực hiện được đòi hỏi phải có sự liên kết quản lý của ngành

Trang 17

Khi các Công ty mua nguyên liệu từ chủ nậu vựa, đại lý hộ nuôi để đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch, Công ty yêu cầu nhà cung cấp phải có chứng nhận về vùng nuôi không bị nhiễm bệnh, lô nguyên liệu không bơm tạp chất Nhiều khi các nhà cung cấp chỉ làm giấy chứng nhận cho có hình thức, theo thủ tục hành chính chứ họ chưa nhận thức được đó là viêc cần phải có và phải thực hiện Chính vì vậy, lô nguyên liệu nhiều khi vẫn không đảm bảo, sản phẩm nuôi có dư lượng kháng sinh

và nghiễm nhiên mặc dù cơ sở chế biến thuỷ sản có thực hiện theo tiêu chuẩn HACCP sản phẩm đuợc chế biến ra vẫn là sản phẩm thuỷ sản không sạch

Để có được sản phẩm thuỷ sản sạch Bộ Thuỷ sản sẽ ban hành quyết định tất

cả các đại lý cơ sở thu mua, cơ sở chế biến nguyên liệu phải đáp ứng quy chuẩn về điều kiện an toàn vệ sinh, rà sát lại để ban hành chế tài xử phạt vi phạm không đáp ứng các điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh, ban hành quyết định trách nhiệm về kiểm soát đưa tạp chất vào nguyên liệu thuỷ sản, tiến tới thực hiện yêu cầu các doanh nghiệp chế biến chỉ thu mua các lô nguyên liệu có chứng nhận chất lượng Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 4 về nuôi thuỷ sản và đứng thứ 8 về xuất khẩu thuỷ sản, thị trường xuất khẩu sang Châu Âu liên tục mở rộng và có sản phẩm thuỷ sạch là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp duy trì và phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu Vì vậy, để có sản phẩm thuỷ sản sạch xuất khẩu Bộ Thuỷ sản đã cấm các doanh nghiệp có từ 2 đến 4 lô hàng bị cảnh báo sẽ không được phép xuất khẩu Chỉ những doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn đảm bảo an toàn thực phẩm của trung tâm vệ sinh an toàn thực phẩm và thú y thuỷ sản ( NAFIQUAVED) mới được phép xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản Hiện nay, Bộ cũng đang tập trung vào quản lý truy xuất nguồn gốc thuỷ sản, các sản phẩm dần phải cấp chứng nhận xuất xứ hàng hoá Nếu sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ thì sẽ không được thị trường trong nước

và thế giới chấp nhận

Thuỷ sản sạch và an toàn phục vụ xuất khẩu là vấn đề cấp bách và sống còn đối với ngành thuỷ sản Việt Nam Các nhà tổ chức quốc tế về thực phẩm, nhà nhập khẩu, doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đang đặt ra nhiều câu hỏi bức bách về chất

Trang 18

lượng sản phẩm, chất lượng nguyên liệu sạch để phục vụ xuất khẩu đang được nhiều người quan tâm

1.3.4 Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là mục tiêu có tầm quan trọng trong chiến lược, kế hoạch, và quá trình phát triển kinh tế Nâng cao chất lượng sản phẩm là con đường ngắn nhất, tiết kiệm và đem lại hiệu quả tối ưu cho nền kinh tế

+ Trong phạm vị một doanh nghiệp: Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ bán được nhiều sản phẩm, sẽ đáp ứng được nhu cầu thị trường, tăng doanh thu từ đó chi phí ẩn sẽ giảm xuống, giảm giá thành mở rộng đầu tư Doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng mức độ tăng phải tăng cao hơn mức độ tăng của giá thành hoặc là giữ nguyên chất lượng sản phẩm, giảm chi phí ẩn

+ Trong phạm vi quốc gia: Khi nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ tiết kiệm được tỷ trọng vốn đầu tư cơ bản vào nền sản xuất hoặc tỷ trọng vốn đầu tư như vậy

sẽ mở rộng quy mô sản xuất, sản xuất nhiều sản phẩm cho xã hội, tiết kiệm tài nguyên, nguyên liệu cho quốc gia, cho doanh nghiệp

+ Đối với đất nước: Nâng cao chất lượng sản phẩm tạo điều kiện để sản phẩm sản xuất trong nước hoà nhập thị trường thế giới, tạo uy tín hàng trong nước, tăng uy tín của quốc gia trên thị trường thế giới, tăng mối liên hệ liên doanh kinh tế với nước ngoài một cách bình đẳng

Việc nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa cả kinh tế, chính trị lẫn xã hội

- Về mặt kinh tế: Nếu các doanh nghiệp biết cách giảm chi phí ẩn của sản xuất thì giá thành của sản phẩm sẽ giảm Tứ đó lợi nhuận của doanh nghiệp tăng, quy mô sẽ sản xuất sẽ được mở rộng, sẽ tiết kiệm được vốn đầu tư ban đầu và hơn

cả là vị thế cạnh tranh của sản phẩm sẽ tăng khi giá thành giảm

- Về mặt chính trị: Một quốc gia có nhiều sản phẩm được đánh giá có chất lượng cao, được nhiều nước trên thế giới công nhận thì sẽ có vị thế hơn trong mối quan hệ chính trị Còn quốc gia nào có chất lượng sản phẩm luôn thua kém sẽ làm mất uy tín, mất vị thế trước thế giới do đó sẽ không đem lại cơ hội phát triển cho nền kinh tế nước mình

Trang 19

- Về mặt xã hội: Khi chất lượng sản phẩm cao thì sẽ kích thích được người tiêu dùng dẫn đến kích thích đầu tư sản xuất, đóng góp ngân sách nhà nước tăng, nộp thuế tăng xã hội sẽ phát triển hơn

Như vậy, việc nâng cao chất lượng sản phẩm không chỉ có lợi cho doanh nghiệp mà còn có lợi cho cả người tiêu dùng và toàn xã hội

1.4 HACCP( Hazard Analysis Cristical Control Points - Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn )

1.4.1 Khái niệm và lợi ích của HACCP

Để đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, các nước phát triển như

Mỹ, EU, Canada… đã bắt buộc áp dụng hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn HACCP trong ngành công nghệp chế biến thực phẩm cũng như cho các thực phẩm của các nước khác nhập khẩu vào nước họ Các tổ chức quốc tế như Tổ chức Nông nghiệp và lượng thực của liên hiệp quốc (FAO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO)… cũng đã khuyến khích áp dụng

hệ thống HACCP cho thực phẩm

Tại Việt Nam, khái niệm HACCP mới được tiếp cận từ những năm đầu của thập kỷ 90, tuy nhiên do trình độ kinh tế kỹ thuật còn thấp nên điều kiện tiếp cận với

hệ thống HACCP còn hạn chế Ngày nay, với mục tiêu bảo vệ sức khoẻ nhân dân,

mở rộng thị trường, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, các ngành đã có nhiều hoạt động thiết thực để thúc đẩy quá trình đổi mới hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm, đặc biệt là áp dụng HACCP, từng bước thay thế cho cách kiểm soát chất lượng truyền thống là dựa trên kiểm tra sản phẩm cuối cùng

+ Khái niệm về HACCP

HACCP là một hệ thống quản lý chất lượng mang tính phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm dựa vào việc phân tích các mối nguy và kiểm soát các mối nguy đáng kể tại các điểm tới hạn

Nguyên lý của HACCP là xem xét và phát hiện các mối nguy về an toàn thực phẩm nói chung, thuỷ sản nói riêng kể từ khâu khai thác nguyên liệu, trong bảo quản chế biến đến tiêu thụ sản phẩm cuối cùng Trong hệ thống mối nguy phương

Trang 20

pháp này cho phép chọn lọc những điểm nút (điểm nóng) mà thiết lập điểm kiểm soát tới hạn tại đó, sẽ khống chế được toàn bộ quá trình Nguyên lý này có ý nghĩa quan trọng đối với sản phẩm thực phẩm vì nó chuyển hướng hoạt động quản lý chất lượng dựa trên sản phẩm cuối cùng (giải quyết việc đã nói) sang kiểm soát toàn bộ quá trình (phòng ngừa từ xa) và vì nó tập trung liểm soát ở điểm nút nên tiết kiệm hay nói cách khác là có hiệu quả kinh tế cao

+ Những lợi ích của HACCP trong công tác quản trị các mặt hàng thuỷ sản

- Nó đáp ứng được quan điểm quản lý chất lượng và các yêu cầu nhập khẩu trên thế giới

- Có thể giảm được chi phí sai hỏng do vậy phải tăng chi phí phòng ngừa, nhưng hiệu quả trong sản xuất kinh doanh tăng, thông thường chi phí phòng ngừa thấp hơn chi phí sửa chữa

- Giúp nhà sản xuất có phản ứng kịp thời với các vấn đề trong sản xuất liên quan tới chất lượng vệ sinh an toàn chất lượng thuỷ sản

- Tạo niềm tin cho người tiêu dùng thuỷ sản, tạo uy tín trong kinh doanh

- Là công cụ tối ưu dể kiểm soát an toàn thuỷ sản

- Tiết kiệm được chi phí về mặt xã hội cụ thể, giảm chữa bệnh do thực phẩm gây ra

1.4.2.Nguyên tắc

Nguyên tắc 1: Phân tích mối nguy và các biện pháp phòng ngừa

Để biết được các mối nguy cụ thể ở mỗi công đoạn nhất định của quá trình chế biến hoặc ở một trạng thái vật chất nhất định (nguyên liệu, thành phẩm) chúng

ta cần đánh giá mức độ quan trọng của mối nguy đó để xác định xem đó có phải là mối nguy hại đáng kể hay không Việc này rất phức tạp, vì dễ có khả năng đề xuất phải kiểm soát tất cả các mối nguy ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm Nhưng thực

ra HACCP chỉ tập trung vào các mối nguy đáng kể hay xảy ra và có khả năng xảy,

có nhiều khả năng gây ra những rủi ro không chấp nhận được cho sức khoẻ người tiêu dùng Sau khi hoàn tất việc đánh giá các mối nguy đáng kể thì phải tiến hành xác lập các biện pháp cụ thể Có thể dùng biện pháp tổng hợp để kiểm soát một mối

Trang 21

nguy nhưng cũng có thể dùng một biện pháp để kiểm soát nhiều mối nguy khác nhau Khi xác định các biện pháp cần lưu ý các mối nguy nào có thể kiểm soát được bằng việc áp dụng chương trình tiên quyết thì ghi rõ kiểm soát bằng GMP hay SSOP Còn đối với các mối nguy không thể kiểm soát đầy đủ tại cơ sở (như mối nguy đối với nguyên liệu) thì cần ghi rõ các biện pháp kiểm soát và nơi thực hiện các biện pháp đó

Nguyên tắc 2: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP)

Điểm kiểm soát tới hạn là điểm, bước hoặc thủ tục tại đó có thể tiến hành các biện pháp kiểm soát nhằm ngăn ngừa, loại trừ hoặc giảm thiểu các mối nguy đáng

kể về an toàn thực phẩm tới mức chấp nhận được Đối với mỗi mối nguy đáng kể đã được xác định trong nguyên tắc 1 thì cần phải có một hay nhiều CCP để kiểm soát các mối nguy đó Các CCP là những điểm cụ thể trong quá trình sản xuất mà ở đó diễn ra các hoạt động kiểm soát của chương trình HACCP Các CCP có thể thay đổi tuỳ theo sự khác nhau về bố trí mặt bằng xí nghiệp, định dạng sản phẩm, quy trình công nghệ, loại thiết bị sử dụng, nguyên vật liệu và các chương trình tiên quyết

Nguyên tắc 3: Thiết lập các ngưỡng tới hạn

Ngưỡng tới hạn là một chuẩn mực nhằm xác định ranh giới giữa mức chấp nhận được và mức không thể chấp nhận được Mỗi CCP phải có một hoặc nhiều giới hạn cho mỗi mối nguy đáng kể Khi vi phạm giới hạn tới hạn, phải tiến hành hoạt động sửa chữa để đảm bảo an toàn thực phẩm Trong nhiều trường hợp, giới hạn có thể không rõ ràng hoặc không có, do vậy vẫn phải tiến hành thử nghiệm hoặc thu thập thông tin từ các nguồn như các tài liệu khoa học, các hướng dẫn, quy trình của cơ quan có thẩm quyền, các chuyên gia hoặc các nghiên cứu thực nghiệm Nếu không có các thông tin cần thiết để xác định ngưỡng tới hạn thì phải chọn trị số an toàn Cơ sở và tài liệu tham khảo để thiết lập ngưỡng tới hạn phải là một phần tài liệu hỗ trợ cho kế hoạch HACCP

Nguyên tắc 4: Thiết lập hệ thống giám sát CCP

Hệ thống giám sát là các hoạt động được tiến hành một cách tuần tự bằng việc quan trắc hay đo đạc các thông số cần kiểm soát để đánh giá một điểm CCP

Trang 22

nào đó có được kiểm soát hay không Hệ thống giám sát phải được xác định một cách cụ thể như: giám sát cái gì? Giám sát các ngưỡng tới hạn và các biện pháp phòng ngừa như thế nào? tần suất giám sát như thế nào và ai sẽ giám sát

Nguyên tắc 5: Xác lập các hành động khắc phục

Khi vi phạm các ngưỡng tới hạn tại các CCP phải thực hiện các hành động khắc phục ngay Các hành động khắc phục được tiến hành nhằm khôi phục sự kiểm soát của quá trình, xử lý các sản phẩm vi phạm trong thời gian xảy ra sai lệch và xác định cách xử lý an toàn các sản phẩm đã bị ảnh hưởng Thường thì các hành động khắc phục dự kiến trong kế hoạch HACCP sẽ được kiểm chứng hiệu quả của nó trong khi thực tế khắc phục sự vi phạm sau đó sẽ được điều chỉnh các hành động khắc phục trong kế hoạch HACCP nhằm đảm bảo hợp lý và hiệu quả hơn

Nguyên tắc 6: Thiết lập hệ thống tài liệu, hồ sơ chương trình HACCP

Lưu trữ và kiểm soát hồ sơ là một nhiệm vụ quan trọng của chương tình HACCP Hồ sơ HACCP là một bằng chứng quan trọng chứng minh rằng kế hoạch của doanh nghiệp có được xây dựng chính xác và đúng thủ tục hay không, kế hoạch HACCP có được vận hành và tuân thủ một cách triệt để hay không

Tài liệu hỗ trợ HACCP gồm có các tài liệu hình thành trong quá trình xây dựng kế hoạch HACCP và các chương trình tiên quyết như GMP, SSOP, các ghi chép, báo cáo thu thập được trong quá trình áp dụng kế hoạch HACCP

Nguyên tắc 7: Xác lập các thủ tục thẩm định

Một chương trình HACCP đã được xây dựng công phu, đảm bảo các nguyên

và đầy đủ các bước nhưng vẫn chưa thể khẳng định chương trình HACCP đó áp dụng một cách có hiệu quả Do vậy, cần phải thiết lập các thủ tục thẩm định bao gồm các phương pháp đánh giá, lấy mẫu thử nghiệm sản phẩm nhằm đánh giá kết quả áp dụng chương trình HACCP, qua đó có thể phát hiện một số mối nguy chưa được kiểm soát đúng mức hoặc một số hoạt động khắc phục thiếu hiệu quả và đó chính là cơ sở để bổ sung, sửa đổi chương trình HACCP Theo quan niệm chung thì thẩm định bao gồm các hoạt động thẩm tra nhằm đánh giá độ tin cậy của kế hoạch HACCP và mức độ tuân thủ kế hoạch HACCP

Trang 23

* Sự cần thiết của HACCP đối với sự phát triển của doanh nghiệp

HACCP là một phương pháp quản lý nhằm giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, chế biến thực phẩm kiểm soát được đầy đủ từ đầu vào nguyên liệu đến đầu ra của sản phẩm Việc kiểm soát này nhằm tìm ra những nguy cơ có thể ảnh hưởng đến vệ sinh, an toàn thực phẩm trong suốt quá trình, sản xuất, chế biến Từ

đó doanh nghiệp có thể tìm ra cách khắc phục và phòng ngừa những nguy cơ đó Toàn bộ việc kiểm soát này phải ghi lại thành hồ sơ để theo dõi và để xuất trình theo yêu cầu của khách hàng (các đối tác, người tiêu dùng)

Khi doanh nghiệp được cấp chứng nhận thực hiện HACCP, khách hàng có thể tin tưởng doanh nghiệp này làm ăn nghiêm túc, minh bạch.Gỉa sử có một khách hàng là người tiêu dùng khiếu nại do ăn phải sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất bị đau bụng hoặc “ngộ độc thực phẩm”, khách hàng có thể tin tưởng là doanh nghiệp

có thể truy lại được hồ sơ về sản phẩm đó, xác định rõ nguyên nhân nào khiến khách hàng bị ngộ độc, trách nhiệm thuộc về ai…Từ đó, doanh nghiệp có hướng đi phù hợp, khách quan với khiếu nại của khách hàng (thông qua việc hợp tác với khách hàng, với đại diện Hội Người tiêu dùng, các cơ quan thực thi pháp luật) do có

hồ sơ minh chứng

Vì vậy khi doanh nghiệp thực hiện HACCP và được chứng nhận từ một Công ty chuyên về đánh giá quản lý chất lượng, doanh nghiệp đó sẽ được phần thưởng là sự chọn lựa của khách hàng đối với sản phẩm thực phẩm do doanh nghiệp sản xuất và chế biến Còn khi doanh nghiệp không thực hiện HACCP, làm sao khách hàng giám tin để mua hàng của doanh nghiệp

Trang 24

Chương 2:

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY

Trang 25

2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Long Shin

2.1.1 Sự hình thành và phát triển của Công ty TNHH Long Shin

Hình 2.1: Công ty TNHH Long Shin

Công ty TNHH Long Shin là doanh nghiệp liên doanh giữa Công ty Shin Hao Food Co.,Ltd; trụ sở đặt tại: No.2/3 Fu Chuan Town- Min Hsiung Jia Yih City- Taiwan và Công ty TNHH Long Sinh; trụ sở đặt tại: 37 Hoàng Văn Thụ- Nha Trang- Khánh Hoà, được thành lập tại Việt Nam với thời gian hoạt động là 40 năm theo Giấy phép đầu tư số 003/2000/QĐ-GPĐT ngày 05 tháng 6 năm 2000 và Giấy phép điều chỉnh số 003/GPĐC 1- KCN-KH ngày 23 tháng 5 năm 2002 do Ban Quản

lý các Khu công nghiệp Khánh Hoà cấp Thành lập doanh nghiệp liên doanh để sản xuất chế biến hàng thủy sản và thực phẩm xuất khẩu

Tên giao dịch của Công ty TNHH Long Shin là: Long Shin Corporation, tên viết tắt là Long Shin Corp, trụ sở và nhà xưởng đặt tại Khu công nghiệp Suối Dầu- Huyện Cam Lâm - Tỉnh Khánh Hòa

Điện thoại: 84(58) 743137/ 743139; Fax: (58) 743140

Email : longshin@dng.vnn.vn

Website : www.Longshin.com/www.longshin.com.vn

Trang 26

Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và mở tài khoản tại ngân hàng theo các quy định của pháp luật Việt Nam

Công ty đã mở tài khoản tại Ngân hàng Ngoại thương Nha Trang với:

- Tài khoản Việt Nam đồng: 4200406237

- Tài khoản ngoại tệ : 4221013710000019

Vốn đầu tư của Doanh nghiệp liên doanh là 1.000.000 USD, vốn pháp định của Doanh nghiệp liên doanh là 1.000.000 USD Trong đó:

- Bên Việt Nam góp: 200.000 USD chiếm 20% vốn pháp định, trong đó bằng: + Tiền : 120.000 USD

+ Giá trị máy móc thiết bị : 70.000 USD

+ Giá trị quyền sử dụng đất : 10.000 USD

- Bên nước ngoài góp: 800.000 USD, chiếm 80% vốn pháp định, trong đó bằng: + Tiền : 380.000 USD

+ Giá trị máy móc thiết bị : 420.000 USD

Thị trường chính: Đài Loan, Hàn Quốc, Inđônêxia, Mỹ, ít nhất 90% sản phẩm của doanh nghiệp để xuất khẩu số còn lại được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam

Công ty một số sản phẩm chính như: tôm sú đông lạnh, tôm hùm đông lạnh,

cá đông lạnh, tôm tẩm bột, thịt ghẹ đông lạnh, vỏ sò nhồi hải sản, miến bao tôm, chả

rế, sò ngọt, càng ghẹ bọc thịt ghẹ, mực lá phi lê sushi,

Sau một năm xây dựng cơ sở hạ tầng trên diện tích 10000m2 tại Khu Công Nghiệp Suối Dầu, ngày 1/4/2001 Công ty TNHH Long Shin chính thức đi vào hoạt động, năm 2003 Công ty đã nhận được bằng khen của Bộ Thương Mại

Qua 6 năm thành lập, đến nay quy mô sản xuất của Công ty đã được mở rộng với 4 nhà xưởng, tổng số lao động là 850 người, đảm bảo thu nhập ổn định cho 850 người với thu nhập bình quân hơn 1 triệu đồng/người/tháng, vào những tháng mùa

vụ số lao động của Công ty lên tới 1000 người Các mặt hàng kinh doanh của Công

ty không ngừng được đa dạng hoá, đến năm 2006 có tới 26 sản phẩm chính được xuất sang nhiều nước khác nhau trên thế giới Mặc dù luôn coi thị trường nước ngoài là thị trường mục tiêu của Công ty, nhưng trong một vài năm trở lại đây Công

ty cũng đã xây dựng chiến lược nhằm khai thác thị trường nội địa, sản phẩm của

Trang 27

Công ty đã có mặt trên các thị trường trong nước như: TP Hồ Chí Minh, Nha Trang,

Đà Nẵng, Đà Lạt…

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty

a Chức năng:

Trong nền kinh tế thị trường để tồn tại và phát triển như ngày hôm nay Công

ty TNHH Long Shin đã thực hiện chức năng kinh doanh sản xuất chế biến thủy sản

và thực phẩm xuất khẩu

b Nhiệm vụ:

+ Căn cứ vào quyết định thành lập Công ty có các nhiệm vụ chủ yếu sau: + Tổ chức kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký kinh doanh, thực hiện sản xuất kinh doanh thủy sản và thực phẩm xuất khẩu

+ Thực hiện chế độ hạch toán kinh tế theo quy định (hạch toán ki nh tế độc lập) + Tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tự bù đắp chi phí, bảo toàn và phát triển vốn, làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước

+ Thực hiện đầy đủ các chế độ, thể lệ quản lý kinh tế kỹ thuật của nhà nước + Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên

+ Thực hiện các chế độ về bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh trật tự xã hội + Giải quyết công ăn việc làm, chăm lo cải thiện điều kiện làm việc cho cán

bộ công nhân viên, nâng cao mức sống cho người lao động

+ Được quyền thanh lý các tài sản không còn phù hợp với lao động sản xuất

ở Công ty, quyền mua sắm trang thiết bị phù hợp với năng lực và tình hình sản xuất kinh doanh, tổ chức sản xuất của Công ty

2.1.3 Công tác tổ chức quản lý

a Công tác tổ chức quản lý của Công ty

Cơ cấu tổ chức của công ty được bố trí theo cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng, vừa phát huy năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng vừa đảm bảo quyền chỉ huy của hệ thống trực tuyến

Trang 28

Sơ đồ 2.1 : Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty

P TỔ CHỨC- HC P KẾ HOẠCH-KD PHÓ QUẢN ĐỐC NL GIÁM ĐỐC SX

Y TẾ CÂY CẢNH BẾP

PHÓ TỔNG GĐ THỨ I TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

Trang 29

Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận

- Hội đồng quản trị: bao gồm các thành viên sau

Ông Cheng Tien Lu Chủ tịch

Ông Vương Vĩnh Hiệp Phó chủ tịch

Ông Mai Quảng Liêm Ủy viên

Ông Lin Chin Cheng Ủy viên

Chức năng chủ yếu của HĐQT là:

 Quyết định mọi chính sách, chiến lược hoạt động của Công ty

 Quyết định việc tăng giảm vốn điều lệ, quyết định điều lệ và phương thức huy động vốn

 Quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư có giá trị lớn

 Bầu, bổ nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐQT, quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc

 Quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty

 Quyết định thành lập chi nhánh văn phòng đại diện

 Quyết định giải thể Công ty

- Ban Tổng Giám Đốc: bao gồm các thành viên sau

Ông Cheng Tien Lu Tổng Giám đốc

Ông Vương Vĩnh Hiệp Phó Tổng Giám đốc Thứ nhất

Ông Mai Quảng Liêm Phó Tổng Giám đốc

Tổng Giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau:

 Thi hành chính sách của HĐQT, giám sát và chịu trách nhiệm trước HĐQT

 Quyết định tất cả các vấn đề có liên quan tới hoạt động hàng ngày của Công ty

 Ban hành quy chế quản lý nội bộ của Công ty

 Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức của Công ty, trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên HĐQT

Trang 30

 Thực hiện các quyền được giao một cách chân thực vì lợi ích của Công ty

 Không được lạm dụng địa vị quyền hạn sử dụng tài sản của Công ty để thu lợi ích cho riêng bản thân mình, không tiết lộ bí mật của Công ty trừ trường hợp được HĐQT chấp nhận

Phó Tổng Giám đốc Thứ nhất: Là người giúp việc cho Tổng Giám đốc được

phân công phụ trách về nhân sự

Phó Tổng Giám đốc: Là người giúp việc cho Tổng Giám đốc được phân công

phụ trách quản lý sản xuất

- Phòng kế toán: gồm có bốn người thực hiện chức năng và nhiệm vụ sau:

Tham mưu về công tác kế toán tài chính, thực hiện nhiệm vụ kế toán và đôn đốc thực hiện kế hoạch tài chính của Công ty

Nghiên cứu, xác định kế hoạch tài chính hàng tháng, hàng quý, hàng năm, giúp Ban Tổng Giám đốc quản lý và sử dụng nhân viên có hiệu quả

Đảm bảo kết quả tài chính tồn quỹ hàng tháng, quý, năm cho ban Giám đốc, có trách nhiệm tham gia phối hợp với các phòng ban để tổ chức hoạt động nhằm đảm bảo kinh doanh có hiệu quả cho Công ty

- Phòng Tổ chức- hành chính: thực hiện chức năng và nhiệm vụ sau:

Tham mưu cho ban Tổng Giám đốc về tổ chức lao động, tiền lương, các chế độ, chính sách xã hội Tổ chức các mặt công tác về hành chính quản trị

Tham mưu cho ban Tổng Giám đốc công tác quản lý cán bộ, đề xuất phương hướng công tác cán bộ, nắm toàn bộ tình hình đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty Tổ chức thực hiện tiếp nhận, phân phối, lưu trữ công văn của Công ty

Trực tiếp phụ trách phòng y tế, đội bảo vệ, phiên dịch, chăm sóc cây cảnh

- Phòng Kế hoạch – Kinh Doanh: bao gồm 12 người có chức năng và nhiệm vụ sau:

 Tham mưu cho ban Giám đốc trong việc quản lý, tiêu thụ sản phẩm (gồm xuất khẩu ra nước ngoài và tiêu thụ ở thị trường nội địa) và các hoạt động Marketing

 Chủ động thực hiện công tác kinh doanh hàng quý, năm

 Tìm đối tác giao dịch mua bán

Trang 31

Liên hệ với cơ quan nhà nước, các công ty, các hãng tàu có liên quan phục vụ cho công tác xuất khẩu và tiêu thụ nội địa

Tham mưu hướng dẫn cho các bộ phận thu mua nguyên liệu, các bộ phận sản xuất theo tiêu chuẩn trong đơn đặt hàng của khách hàng

Phụ trách thảo hợp đồng và tiến hành giao dịch với khách hàng

Trực tiếp quản lý đội xe

Đội xe: có trách nhiệm vận chuyển, chuyên chở nguyên liệu,máy móc thiết bị mua về và tiêu thụ sản phẩm, phân phối sản phẩm, phục vụ việc đưa đón công nhân

đi làm

Phó quản đốc nguyên liệu: có những chức năng và nhiệm vụ sau:

Quản lý về mặt nguyên liệu cho công ty

Lập kế hoạch thu mua nguyên liệu theo yêu cầu sản xuất

+ Đội thu mua: chịu sự quản lý trực tiếp của phó quản đốc nguyên liệu,

giám đốc sản xuất và có nhiệm vụ chủ yếu là thu mua nguyên liệu từ các vùng, các trạm của Công ty Tìm kiếm thông tin về nguồn hàng, giá cả báo về cấp chủ quản Tiến hành mua nguyên liệu, bảo quản và chuyên chở nguyên liệu

+ Giám đốc sản xuất: Điều hành tất cả các hoạt động liên quan tới sản xuất

tại Công ty, nắm tình hình sản xuất, chất lượng, số lượng hàng hóa trong kho, trang

+ Phòng KCS – Vi sinh: gồm có 20 người trong đó có 18 người thuộc KCS

và 2 người thuộc bộ phận vi sinh, có chức năng và nhiệm vụ sau:

Nhiệm vụ của bộ phân KCS: kiểm tra quản lý chất lượng sản phẩm, giám sát quá trình chế biến, xây dựng lịch trình chế biến, các quy trình quản lý chất lượng, nghiên cứu sản phẩm mới

Trang 32

Nhiệm vụ của bộ phận vi sinh: thực hiện kiểm tra vi sinh, kháng sinh trong

nguyên liệu thu mua cũng như toàn bộ quá trình làm ra sản phẩm trên cơ sở đó sẽ phối hợp với các phòng ban liên quan để xây dựng hướng giải quyết đối với nguyên liệu của sản phẩm không đạt tiêu chuẩn nhằm đảm bảo uy tín và giảm tối đa thiệt hại của công ty

+ Bộ phận thống kê: có nhiệm vụ nắm bắt được số liệu trong quá trình sản xuất, thống kê kịp thời và chính xác tình hình nguyên liệu bán thành phẩm

+ Phòng R&D (nghiên cứu và phát triển sản phẩm): có nhiệm vụ nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, thị trường mới, làm hàng mẫu

+ Điều hành sản xuất: bố trí dây chuyền sản xuất, điều phối số lượng công

nhân, lượng nguyên liệu theo thời vụ tại phân xưởng sản xuất, quản lý trực tiếp các phân xưởng sản xuất, bộ phận tạp vụ, tiếp nhận - phục vụ, bao trang, chế biến

Bộ phận tạp vụ: làm vệ sinh trong phân xưởng

Bao trang: cấp đông và bao gói sản phẩm

Chế biến: trực tiếp thao tác các công đoạn chế biến tạo ra thành phẩm

Cơ khí- điện nước: cung cấp điện, nước cho hoạt động sản xuất v à hoạt động khác

Bộ phận nhà bếp: phục vụ ăn uống, trà nước cho cán bộ công nhân viên trong

Công ty và khách của Công ty

b Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty

Hoạt động sản xuất của công ty được đièu hành trực tiếp bởi giám đốc điều hành sản xuất theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu sản xuất của Công ty

Tạp vụ Tiếp

nhận_PV

Bao trang

Chế biến

CK_ĐN

Nhà bếp

Trang 33

Những thuận lợi và khó khăn của Công ty:

* Thuận lợi:

- Công ty nằm trong khu CN cho nên xa khu dân cư, thuận lợi cho việc xử lý nước thải, không bị ngập hay gây ô nhiễm cho nhân dân, thuận lợi trong việc bốc xếp hàng hoá xuất nhập khẩu

- Nguyên tắc bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý không gây chồng chéo, phế liệu ở các phân xưởng đều có lối ra riêng, các khu được bố trí riêng biệt có lối đi riêng không ảnh hưởng lẫn nhau

- Công ty có bốn phân xưởng trong đó:

Phân xưởng 1 và phân xưởng 4 thực hiện chức năng sơ chế

Phân xưởng 2 thực hiện chức năng tinh chế

Phân xưởng 3 sản xuất các mặt hàng luộc

- Phân xưởng 1 (sơ chế), phân xưởng 2 (tinh chế ), phân xưởng 3 (hàng luộc

đã đạt tiêu chuẩn được cấp Code EU năm 2004 và năm 2005 đủ tiêu chuẩn để được xuất khẩu sang Hàn Quốc

* Khó khăn:

- Phân xưởng I, II còn hẹp do đó một số sản phẩm phải di chuyển qua lại giữa các phân xưởng sản xuất làm kéo dài thời gian chế biến và vận chuyển, gián đoạn sản xuất

- Bố trí phòng bao bì còn hẹp không đủ chứa

- Mặt bằng khu xử lý nước thải còn gần khu chế biến, gần nhà bếp gây mùi khó chịu Văn phòng không tập trung Hệ thống cây xanh c òn ít ảnh hưởng đến mỹ quan

c Phương hướng phát triển của Công ty trong tương lai:

Chiến lược của Công ty trong thời gian tới được cụ thể qua những mục tiêu sau:

* Mục tiêu giữ vững và phát triển thị trường truyền thống:

- Thị trường trọng tâm hiện nay của Công ty là thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường Đài Loan và mục tiêu trong những năm tới của Công ty đối với thị trường này là giữ vững khách hàng hiện tại và tìm kiếm khách hàng mới

Trang 34

- Hiện nay Công ty đã có đủ điều kiện để tham gia vào thị trường EU tuy nhiên Công ty chưa tìm kiếm được khách hàng, vì vậy mục tiêu của Công ty là nỗ lực tìm kiếm khách hàng nhằm thâm nhập vào thị trường này

- Sản phẩm của Công ty đã có mặt trên thị trường Mỹ, nhưng vẫn còn rất hạn chế Do đó tăng thị phần là mục tiêu của Công ty

* Phát triển thị trường nội địa

* Mục tiêu nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm, hạ giá thành:

- Để thực hiện được các mục tiêu trên, Công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm thiết bị, nâng cao tay nghề người lao động, nâng cao chất lượng nguyên vật liệu

- Đa dạng hóa sản phẩm theo hướng chuyên môn hóa thích nghi nhanh chóng với thị trường, giảm thiểu rủi ro

2.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.:

Trang 35

Bảng 2.1: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

2005/2004 2006/2005 STT CHỈ TIÊU 2004 2005 2006

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.305.044 4.728.821 5.471.601 423.778 9.84 742.779 15.71

10 Lợi nhuận thuần 2.304.273 263.460 1.530.019 -2.040.813 -88.57 1.266.559 480.74

11 Thu nhập khác 289.903 552.370 216.383 262.467 90.54 -335.987 -60.83

12 Chi phí khác 9.505 4.815 482.651 -4.690 -49.35 477.836 9.924,92

13 Lợi nhuận từ hoạt động khác 280.398 547.555 -266.268 267.157 95.28 -813.823 -148.63

14 Lợi nhuận thuần trước thuế 2.584.670 811.015 1.263.751 -1.773.655 -68.62 452.736 55.82

15 Lợi nhuận thuần sau thuế 2.584.670 811.015 1.263.751 -1.773.655 -68.62 452.736 55.82

Trang 36

Nhận xét:

Qua phân tích bảng ta thấy doanh thu liên tục tăng lên qua các năm cụ thể:

năm 2005 tăng 32.124.627ngđ tương đương tăng 21,40% so với năm 2004, năm

2006 tăng 38.749.836ngđ tương đương tăng 21,26% so với năm 2005 do Công ty có

đầu tư mở rộng và đa dạng hoá mặt hàng hơn so với năm khác để đáp ứng nhu cầu

ngày càng cao của người tiêu dùng

Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế có sự biến động Năm 2005 giảm 1.773.655ngđ

tương ứng giảm 68,82% nguyên nhân do các khoản giảm trừ doanh thu của năm

2004 Công ty không hạch toán ngay mà chuyển qua năm 2005 Mặt khác, chi phí

bán hàng năm 2005 tăng 246,57% so với năm 2004 vì năm 2005 Công ty mới thực

sự thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường nội địa vì vậy cần chi phí cho việc thiết lập đại lý và nhà phân phối hàng cho Công ty tại thị trường nội địa

Lợi nhuận sau thuế năm 2006 tăng 452.735ngđ tương ứng tăng 55,82% do

Công ty đã ổn định đi vào sản xuất và làm ăn có hiệu quả

Các chỉ tiêu LNST/DTT, LNST/VKD, LNST/VCSH cho ta biết cứ 100đ

doanh thu thuần, vốn kinh doanh, vốn chủ sở hữu bỏ ra thì từ được lợi nhuận là bao

nhiêu Năm 2005 các chỉ tiêu này giảm xuống, nhưng đến năm 2006 các chỉ tiêu

này đã tăng lên Điều này cho thấy trong năm 2005 Công ty vẫn còn gặp khó khăn

trong sản xuất kinh doanh nhưng đến năm 2006 Công ty phần nào đã khắc phục

được những khó khăn này và bước đầu làm ăn có hiệu quả hơn

2.1.5 Một số chỉ tiêu phản ánh tài chính:

Tổng TSNH

* Chỉ tiêu thanh toán hiện thời Rc: Rc =

Tổng nợ ngắn hạn

Trang 37

Bảng 2.2: Khả năng thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh

Tuy nhiên hệ số này còn thấp, để đảm bảo an toàn cán cân thanh tóan và duy trì sản xuất kinh doanh ổn định thì Công ty cần phải nâng cao hệ số này

* Chỉ tiêu về khả năng thanh tóan

Chỉ tiêu này phản ánh nếu các khỏan nợ cần được thanh toán ngay thì công ty

Trang 38

công nợ đến hạn Vì vậy, Công ty cần có biện pháp đối với hàng tồn kho, các khỏan phải thu

* Chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay:

Chi phí lãi vay + lợi nhuận trước thuế

Khả năng thanh toán lãi vay =

Chi phí lãi vay

Bảng 2.3: Khả năng thanh toán lãi vay

Đvt:1000 đ

(2006/2005)

Nguồn : phòng kế toán

Nhận xét:

Qua bảng ta thấy, chỉ số khả năng thanh tóan lãi vay năm 2005 là 1,62, năm

2006 là 1,68 đều lớn hơn 1, chứng tỏ Công ty đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay và có khả năng thanh tóan các khỏan lãi vay

Tóm lại: Qua việc phân tích khả năng thanh toán của Công ty ta nhận thấy

các khoản vốn của Công ty chủ yếu là vốn vay mặc dù Công ty sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay này nhưng cho thấy Công ty chưa thực sự chủ động về hoạt động tài chính

2.1.6 Tình hình tiêu thụ sản phẩm

Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh nhưng đóng một vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với sản phẩm thủy sản Nếu sản phẩm sản phẩm sản xuất ra mà không tiêu thụ được sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến

sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Do vậy mà tiêu thụ luôn là mối quan tâm của các doanh nghiệp, đó là việc thường xuyên và liên tục, là yếu tố quan trọng góp phần

Trang 39

đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, giúp gia tăng lợi nhuận, đưa sản phẩm Công ty đến tay người tiêu dùng

2.1.6.1 Theo cơ cấu mặt hàng

a, Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Các mặt hàng của Công ty ngày càng phong phú, có thêm nhiều mặt hàng mới, tuy nhiên các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty vẫn là các sản phẩm đông lạnh tôm, cá, ghẹ, mực, trong đó tôm sú đông lạnh vẫn là mặt hàng được ưa chuộng nhất và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty q ua các năm

: Tôm đông lạnh : Mặt hàng khác

Biểu đồ 2.1: Thể hiện (%) doanh thu xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng tôm

đông lạnh 2004-2006

Năm 2005

90.69

9.31 Năm 2004

96.54

90.93 9.07

Trang 40

Bảng 2.4: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo doanh thu

Đvt:USD

Ngày đăng: 26/03/2015, 16:17

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w