HẠCH TOÁN, PHÂN TÍCH, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG, GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DA DÂY NỊT TRÂU (B) , CÔNG TY CỔ PHẦN DA TÂY ĐÔ
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HẠCH TOÁN VÀ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DA DÂY NỊT TRÂU (B) TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DA TÂY ĐÔ Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Th.S: VŨ THỊ HỒNG NHUNG NGUYỄN VĂN KHA Mã số sv : 4031064 Lớp : Kế toán khoá 29 SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 1 Cần Thơ-2007 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra ngày càng mạnh mẽ và khốc liệt. Đặc biệt là nước ta hiện nay đã gia nhập vào WTO thì các doanh nghiệp Việt Nam cũng có nhiều thuận lợi và khó khăn. Khó khăn là ở chổ các doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh với hàng hoá từ nước ngoài nhập vào với nhiều chủng loại và giá cả khác nhau. Ngoài ra các doanh nghiệp Việt Nam còn phải cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp trong nước. Vì thế, mỗi doanh nghiệp phải tìm cho mình biện pháp cạnh tranh hoàn hảo hơn nữa và phương hướng hoạt động tốt hơn để tồn tại và phát triển. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì sản phẩm là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên, sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra phải là một sản phẩm có chất lượng kinh tế cao và đạt được trình độ xuất khẩu. Sản phẩm của một doanh nghiệp sản xuất ra có cạnh tranh được với các sản phẩm khác trên thị trường hay không, ngoài yếu tố chất lượng ra còn có một yếu tố hết sức quan trọng đó là giá thành của sản phẩm. Giá thành sản phẩm hợp lý và được thị trường chấp nhận thì nó sẽ góp phần đem lại lợi ích kinh tế cao cho doanh nghiệp. Cho nên các doanh nghiệp luôn quan tâm đến tình hình giá thành sản phẩm tại đơn vị và tìm những biện pháp làm giảm giá thành để đưa doanh thu ngày càng được tăng lên và đạt được mục tiêu đề ra. Cụ thể là tại “Công Ty Cổ Phần Da Tây Đô”, là một công ty chuyên sản xuất các loại da đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Vì thế, Ban lãnh đạo công ty ngoài việc quan tâm đến chất lượng sản phẩm còn quan tâm đến tình hình giá thành sản phẩm tại đơn vị. Công ty đã lựa chọn hình thức kế toán, phương pháp tính giá thành phù hợp và biện pháp để làm giảm giá thành sản phẩm góp phần làm tăng lợi nhuận cho công ty, thúc đẩy hoạt động ổn định hơn. Tiến trình thực hiện giá thành sản phẩm tại “Công Ty Cổ Phần Da Tây Đô”, được thể hiện trong những chương sau. SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 2 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. 1.2.1. Mục tiêu chung. Mục tiêu chung là hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm “Da Dây Nịt Trâu” và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành để làm cơ sở cho việc đề ra một số biện pháp nhằm làm giảm giá thành thực tế của sản phẩm “Da Dây Nịt Trâu” tại công ty trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể. - Tiến hành tập hợp chi phí sản xuất ở từng công đoạn trong quá trình sản xuất của công ty. - Tiến hành tính giá thành sản phẩm ở từng công đoạn cụ thể của công ty. - Phân tích biến động giá thành để từ đó đưa ra biện pháp làm giảm giá thành sản phẩm tại công ty. - Đề xuất giải pháp nhằm làm giảm giá thành bằng cách làm giảm các chi phí sản xuất tại công ty. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 1.3.1. Không gian. Các chi phí sản xuất được dùng để tính giá thành sản phẩm và số liệu dùng để phân tích biến động giá thành sản phẩm được thu thập tại phòng kế toán của “Công Ty Cổ Phần Da Tây Đô” đặt tại số 02 – đường Lê Hồng Phong – Quận Bình Thủy – TP. Cần Thơ. 1.3.2. Thời gian nghiên cứu. Phần tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì số liệu được tập hợp trong một tháng (tháng 2 năm 2007). Còn phần phân tích tình hình biến động giá thành thì số liệu được tập hợp cùng kỳ qua 3 năm gần nhất từ năm 2005 đến năm 2007. 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là giá thành của sản phẩm “Da Dây Nịt Trâu”. 1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. Khi nói về “Giá Thành Sản Phẩm” thì cũng không xa lạ với chúng ta, vấn đề này đã được nhiều người nghiên cứu qua. Tuy vấn đề về giá thành có giống nhau SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 3 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung về lý thuyết hạch toán. Nhưng nó khác nhau là ở chổ nội dung phản ánh, cách trình bày. Nguyên nhân là mỗi đề tài nghiên cứu được thực hiện ở nhiều đơn vị khác nhau và có nhiều sản phẩm khác nhau nên giá thành cũng được hạch toán một cách khác nhau. Ví dụ: Luận Văn Tốt Nghiệp của 2 sinh viên khoa KT – QTKD trường ĐHCT về giá thành sản phẩm: “Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Xi Măng PC30” của Lương Gia Lệ và đề tài “Kế Toán Chi Phí Và Tính Giá Thành Thùng Carton” của Hà Thị Huyền. + Đối với đề tài của sinh viên Lương Gia Lệ. Nội dung chính trong đề tài này là chủ yếu đi sâu vào tập hợp chi phí và hạch toán giá thành cho sản phẩm “Xi Măng PC 30” tại Xí Nghiệp Xi Măng 406. Trụ sở đặt tại: Tổ 5, Khóm 6, Thị Trấn Cái Vồn, Huyện Bình Minh, Tỉnh Vĩnh Long. + Đối với đề tài của sinh viên Hà Thị Huyền. Nội dung chính trong đề tài này là tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ và tiến hành tính giá thành sản phẩm “Thùng Carton”. Ngoài ra còn đánh giá tình hình giá thành tại đơn vị và phân tích tình hình biến động giá thành sản phẩm để đề ra biện pháp làm giảm giá thành tại Doanh Nghiệp Bao Bì Thanh Long. Trụ sở đặt tại: 21/5B Phan Huy Ích, P.12, Q. Gò Vấp, TP. HCM. SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 4 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN. 2.1.1. Những vấn đề chung. 2.1.1.1. Chi phí. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì vấn đề chi phí được coi là vấn đề nhạy cảm nhất. Vì vậy, trong quá trình sản xuất sản phẩm các doanh nghiệp luôn quan tâm đến tình hình tập hợp và phân loại chi phí một cách cẩn thận góp phần làm cho giá thành sản phẩm được chính xác hơn. a) Khái niệm. Chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm và đạt được mục đích là tạo ra được sản phẩm với nhiều chủng loại khác nhau. 2.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất. Phân loại chi phí sản xuất là một nội dung quan trọng hàng đầu cần phải thực hiện để phục vụ cho việc hạch toán, theo dõi, quản lý chặt chẽ các loại chi phí phát sinh cũng như việc tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm. Có nhiều tiêu thức để phân loại chi phí mỗi cách phân loại sẽ đáp ứng một hoặc một số yêu cầu quản lý nhất định. Tuy nhiên, có ba cách phân loại quan trọng được sử dụng để phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý và tính giá thành sản phẩm. a) Phân loại theo yếu tố chi phí ( nội dung kinh tế). Chi phí sản xuất kinh doanh trong ngành công nghiệp được qui định bao gồm các yếu tố: + Chi phí nguyên, vật liệu. + Chi phí nhân công. + Chi phí khấu hao tài sản cố định. + Chi phí dịch vụ mua ngoài. + Chi phí khác bằng tiền. b) Phân loại theo khoản mục chi phí( công dụng và địa điểm phát sinh). Chi phí sản xuất sản phẩm được quy định gồm 3 khoản mục: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 5 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung + Chi phí nhân công trực tiếp. + Chi phí sản xuất chung. c) Phân loại theo mối quan hệ với thời kỳ xác định lợi nhuận. Theo cách phân loại này thì chi phí được chia làm hai loại: + Chi phí sản phẩm: Là những chi phí trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm hoặc mua hàng hóa bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung (đối với các sản phẩm công nghiệp) riêng đối với sản phẩm xây lắp thì có thêm chi phí sử dụng máy thi công…. Chi phí sản phẩm được coi là gắn liền với từng đơn vị sản phẩm, hàng hóa khi chúng được sản xuất ra hoặc mua vào, chúng gắn liền với sản phẩm hàng hóa tồn kho chờ bán và khi sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ mới trở thành phí tổn để xác định kết quả kinh doanh . + Chi phí thời kỳ: Là những chi phí phát sinh trong một thời kì và được tính vào hết phí tổn trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh: Bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp. Đối với các nhu cầu sản xuất dài và trong kỳ không có hoặc ít có doanh thu thì chúng được tính thành phí tổn của kỳ sau để xác định kết quả kinh doanh. d) Ngoài hai cách phân loại trên để phục vụ cho việc phân tích, đánh giá tình hình sử dụng chi phí, chi phí sản xuất còn được phân loại thành. + Chi phí ban đầu và chi phí chuyển đổi. + Chi phí cơ bản và chi phí chung. + Chi phí bất biến và khả biến. + Chi phí chờ phân bổ và chi phí trích trước. + Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. + Chi phí tổng hợp và chi phí đơn nhất. + Chi phí năm trước và chi phí năm nay. 2.1.1.3. Khái niệm, phân loại giá thành. a) Khái niệm. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa được tính trên một đại lượng kết quả sản phẩm hoàn thành nhất định. SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 6 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu mang tính giới hạn và xác định, vừa mang tính chất chủ quan và khách quan. Trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh, cũng như tính đúng đắn của những giải pháp quản lý mà doanh nghiệp đã thực hiện để nhằm mục đích hạ thấp chi phí, tăng cao lợi nhuận. b) Phân loại. > Phân loại giá thành theo thời điểm xác định giá thành. Theo cách phân loại này thì giá thành được chia làm 3 loại: + Giá thành kế hoạch: Là loại giá thành được xác định trước khi bắt đầu sản xuất của kỳ kế hoạch dựa trên các định mức và dự toán của kỳ kế hoạch. Giá thành kế hoạch được coi là mục tiêu mà doanh nghiệp phải cố gắn thực hiện hoàn thành nhằm để thực hiện mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. + Giá thành định mức: Là giá thành được xác định trên cơ sở định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. Giá thành định mức được xem là căn cứ để kiểm soát tình hình thực hiện các định mức tiêu hao các yếu tố vật chất khác nhau phát sinh trong quá trình sản xuất. Giá thành định mức cũng được xây dựng trước khi bắt đầu sản xuất. + Giá thành thực tế: Là giá thành được xác định trên cơ sở các khoản hao phí thực tế trong kỳ để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành thực tế được xác định sau khi đã xác định được kết quả sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế là căn cứ để kiểm tra, đánh giá tình hình tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành và xác định kết quả kinh doanh. > Phân loại theo nội dung phát sinh chi phí. Theo cách phân loại này thì giá thành sản phẩm được chia làm 2 loại: + Giá thành sản xuất: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất. + Giá thành toàn bộ: Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất tiêu thụ sản phẩm. Cách phân loại này giúp cho nhà quản lý biết được tình hình kết quả kinh doanh của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 7 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung > Phân loại theo nội dung cấu thành giá thành. Theo cách phân loại này thì giá thành sản phẩm được chia làm 2 loại: + Giá thành sản xuất: Là toàn bộ chi phí sản xuất có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành. Đối với doanh nghiệp sản xuất gồm 3 khoản mục chi phí: chi phí nguyên vật trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. + Giá thành toàn bộ: Là toàn bộ chi phí có liên quan đến một khối lượng sản phẩm hoàn thành từ khi sản xuất đến khi tiêu thụ sản phẩm. Giá thành toàn bộ còn gọi là giá thành đầy đủ và được tính như sau: Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất + Giá thành ngoài sản xuất (giá thành tiêu thụ) > Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là biểu hiện hai mặt của quá trình sản xuất kinh doanh. Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều giống nhau ở chổ là cả hai đều thể hiện bằng tiền những chi phí về lao động sống và lao động vật hóa bỏ ra. Mặt khác, giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều khác nhau ở chổ là về lượng. Khi nói đến chi phí sản xuất là giới hạn cho chúng một thời kỳ nhất định, không phân biệt là cho sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa, còn khi nói đến giá thành sản phẩm là xác định một lượng chi phí sản xuất nhất định, tính cho một đại lượng kết quả nhất định. Chi phí và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và có mối quan hệ mật thiết với doanh thu, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, do vậy được chủ doanh nghiệp rất quan tâm. Tổ chức kế toán chi phí, giá thành sản phẩm một cách khoa học, hợp lý và đúng đắn có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, giá thành sản phẩm. Việc tổ chức kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chi phí quản lý phát sinh ở doanh nghiệp, ở từng bộ phận, từng đối tượng góp phần tăng cường quản lý tài sản, vật tư lao động tiền vốn một cách tiết kiệm, có hiệu quả. Mặt khác, tạo điều kiện phấn đấu tiết kiệm chi phí hạ thấp giá thành sản phẩm. Đó là một trong những điều kiện quan trọng tạo cho doanh nghiệp một ưu thế cạnh tranh. SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 8 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung 2.1.2. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 2.1.2.1. Chi phí sản xuất thực tế. a) Khái niệm. Chi phí sản xuất thực tế chính là những chi phí đã phát sinh có những chứng cứ, chứng từ nhất định. Chi phí sản xuất thực tế thường được thu thập sau khi quá trình sản xuất đã xảy ra ở một thời kỳ sản xuất nhất định. Đây cũng là cơ sở để phân biệt chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất định mức, chi phí sản xuất dự toán. b) Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất thực tế. c) Tập hợp chi phí sản xuất. + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí nguyên liệu, vật liệu liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm như: chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu…. Chứng từ sử dụng: phiếu xuất kho, hóa đơn mua hàng, các chứng từ khác > Quá trình sản xuất tại công ty thì nguyên vật liệu đầu vào được mua như sau: Chủ yếu da trâu nguyên liệu được mua trong nước không có nhập khẩu được khách hàng quen biết và có quan hệ làm ăn lâu dài cung cấp. Và họ đem đến tận công ty để bán, về giá thì được hai bên mua bán theo giá thị trường. > Quá trình xuất kho nguyên vật liệu (NVL): Đối với nguyên vật liệu (NVL) chính thì công ty xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Còn nguyên vật liệu (NVL) phụ (hóa chất) thì xuất kho theo phương pháp bình quân theo từng loại nguyên liệu xuất. + Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm toàn bộ tiền lương, các khoản trích theo lương tính vào chi phí như: KPCĐ, BHXH, BHYT của công nhân sản xuất sản phẩm. Các chứng từ như: bảng chấm công, bảng thanh toán lương,… Tiền lương công nhân sản xuất tại công ty được tính như sau: Tổng quỹ lương được tính theo % Doanh thu sản phẩm bán ra trong kỳ. SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 9 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung Lương từng nhân viên = ∑ ( Hệ số lương x số nhân viên) Tổng quỹ lương + Chi phí sản xuất chung: Bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất sản phẩm không thuộc 2 khoản mục chi phí trên như: tiền lương, kinh phí công đoàn của nhân viên phân xưởng, chi phí quản lý …và gồm các chứng từ sau: phiếu thanh toán, bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ nguyên, vật liệu, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ. + Phân bổ chi phí: ∑ CPPSTK Hệ số phân bổ chi phí = ∑ T iêu thức phân bổ Mức phân bổ = Hệ số phân bổ x Tiêu thức phân bổ cho Cho từng đối tượng chi phí từng đối tượng 2.1.2.2. Gía thành thực tế. a) Khái niệm. Giá thành thực tế sản phẩm là những chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định. b) Đối tượng tính giá thành. Đối tượng tính giá thành sản phẩm là khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định mà doanh nghiệp cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. c) Kỳ tính giá thành. Kỳ tính giá thành sản phẩm là khoản thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất và nhu cầu thông tin về giá thành. Kỳ tính gía thành có thể được xác định khác nhau. + Hàng tháng ở những doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. + Quý hoặc năm ở những doanh nghiệp xây lắp. + Khoảng thời gian theo từng thời vụ, quý, năm ở những doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp. SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 10 [...]... bỏ dần vào trong quá trình sản xuất 3.2.2 Đặt điểm về sản phẩm tính giá thành Sản phẩm dùng để tính giá thành ở đây là Da Dây Nịt Trâu được làm từ nguyên liệu chính là da trâu Mỗi miếng da trâu thì được dùng để sản xuất ra 2 loại sản phẩm đó là: Da Dây Nịt Trâu (Đầu), Da Dây Nịt Trâu (Thân) + Da dây nịt trâu (đầu): Đây là loại sản phẩm được sản xuất từ da ở phần đầu của con trâu + Da dây nịt trâu (thân):... (thân): Đây là loại sản phẩm được sản xuất từ da ở phần thân của con trâu Vì vậy, có 2 loại da dây nịt để tính giá thành đó là: Da Dây Nịt Trâu (Đầu) và Da Dây Nịt Trâu (Thân), ta có sơ đồ như sau: SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 27 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung Da ở phần đầu Da dây nịt trâu (đầu) Da ở phần thân Da dây nịt trâu (thân) Da trâu Hình 7: NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM TÍNH GIÁ THÀNH 3.2.3 Quy... vào quy trình tính giá thành chung ở trên ta có quy trình sau: Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu Chi phí nhân công trực tiếp WB(B) dây nịt DC dây nịt (B) Da trâu và hóa chất Chi phí sản xuất chung Da dây nịt (B) Chi phí sản xuất chung Hình 9: QUY TRÌNH TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DA DÂY NỊT TRÂU (ĐẦU) VÀ DA DÂY NỊT TRÂU (THÂN) SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 28 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ... trình tính giá thành sản phẩm tại công ty Chi phí sản xuất chung Nguyên vật liệu Nguyên vật liệu Da Wetblue (Giai đoạn 1) Chi phí sản xuất chung Da màu ( dyed crust) (Giai đoạn 2) Chi phí nhân công trực tiếp TP Da màu (Giai đoạn 3) Chi phí nhân công trực tiếp Hình 8: QUY TRÌNH TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 3.2.3.1 Quy trình tính giá thành sản phẩm ( da dây nịt trâu đầu và da dây nịt trâu thân) Dựa vào quy trình... hoặc hệ thống các phương pháp được sử dụng để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm theo từng khoản mục chi phí sản xuất đã xác định cho từng đối tượng tính giá thành Căn cứ vào đặc điểm sản xuất, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý về giá thành, kế toán có thể lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp Do Công Ty Cổ Phần Da Tây Đô sản xuất sản phẩm với quy trình công nghệ sản xuất phức... cuối kỳ và chọn phương pháp tính giá thành cho phù hợp với quy trình sản xuất sản phẩm của công ty + Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 11 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung Sản phẩm dở dang là sản phẩm mà tại thời điểm tính giá thành chưa hoàn thành về mặt kỹ thuật sản xuất và thủ tục quản lý ở các giai đoạn của quy trình công nghệ chế biến sản phẩm Sản phẩm dở dang... square feet), Da Wetblue Dây Nịt Trâu (B) Thân”: 21.628,25( square feet) Từ bảng số liệu trên tiến hành phân bổ chi phí nhân công trực tiếp Hệ số phân bổ chi phí nhân công trực tiếp = 14.171.874 79.680,5 Từ hệ số trên ta tập hợp được chi phí nhân công trực tiếp của Da Wetblue Dây Nịt Trâu (B) Đầu” Và Da Wetblue Dây Nịt Trâu (B) Thân” 14.171.874 Chi phí nhân công = (Da wetblue dây nịt trâu (B) đầu)79.680,5... là những sản phẩm đang còn trên quy trình công nghệ chế biến hoặc có thể chưa hoàn tất thủ tục kiểm tra chất lượng Đánh giá sản phẩm dở dang là xác định chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang cuối kỳ tại công ty Cổ Phần Da Tây Đô được xác định trực tiếp tại phân xưởng sản xuất theo 100% giá trị nguyên liệu xuất ra trong kỳ + Phương pháp tính giá thành Phương pháp tính giá thành là... kế toán - công ty Cổ Phần Da Tây Đô ) + Giá trị da wetblue dây nịt trâu (thân)” chuyển qua giai đoạn 2 Nợ TK 155: 597.203.498 đồng Có TK 154: 597.203.498 đồng Ta có sơ đồ luân chuyển bán thành phẩm qua giai đoạn 2 của Da wetblue dây nịt trâu (đầu) và Da wetblue dây nịt trâu (thân) như sau: Tồn kho 12.026,25 (square feet) x 16.982 Da wetblue dây nịt trâu( đầu) 12.026,25 (square feet ) Da wetblue dây. .. chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, thực tế phát sinh ở (giai đoạn n) (8): Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí thực tế phát sinh ở (giai đoạn n) vào tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ở (giai đoạn n) (9): Giá thành thực tế thành phẩm nhập kho (giai đoạn n) 3.2 HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Công ty Cổ Phần Da Tây Đô là một công ty có qui mô sản xuất