1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tốt nghiệp: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công trình Việt Nam. Thực trạng và giải pháp

63 879 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 509,5 KB

Nội dung

Trong nền kinh tế mở hiện nay, bất cứ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều mong muốn có được lợi nhuận tối ưu đòi hỏi các doanh nghiệp phải phát triển mạnh mẽ cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Đặc biệt khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đã đem lại cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều những thử thách lớn, vì vậy các doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh hiệu quả nhằm đứng vững và thắng thế trên thương trường. Đứng trước xu thế hội nhập đó, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng năng động trong việc tìm kiếm nguồn hàng, thị trường nhằm mục đích vừa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, vừa nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Nhưng vấn đề quan trọng là làm thế nào để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải mang lại hiệu quả cao, sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp mang đi tiêu thụ phải được thị trường chấp nhận.Ngay từ khi mới ra đời, kế toán đã là công cụ quan trọng phục vụ cho các nhà quản lý kinh tế. Bởi vì căn cứ vào thông tin kế toán các nhà quản lý định ra các kế hoạch, dự án và kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch, các dự án đặt ra. Nhờ có thông tin kế toán người ta có thể xác định được hiệu quả của một thời kỳ kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp để có các quyết định nên đầu tư hay không và cũng biết được doanh nghiệp đã sử dụng số vốn đầu tư đó như thế nào. Vì vậy việc xác định kết quả kinh doanh là vô cùng cần thiết đối với các doanh nghiệp, là thành quả lao động, là mục tiêu sống còn của doanh nghiệp, phản ánh doanh nghiệp đó làm ăn có hiệu quả hay không. Trước sự biến đổi to lớn của nền kinh tế nước ta hiện nay, đặc biệt là chủ trương của nhà nước ta như cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước đã kích thích các doanh nghiệp vươn lên, Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công trình Việt Nam cũng không ngoại lệ. Công ty đã từng bước chuyển mình để cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đồng thời đứng vững được trên thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Để làm được điều đó, công ty đã phải phát huy tất cả tiềm năng, nội lực hiện có, đồng thời cũng có sự đóng góp không nhỏ của các bộ phận trong công ty, trong đó có bộ phận kế toán. Có thể nói rằng bộ phận kế toán là xương sống của một công ty, tất cả những sự phấn đấu đó đều nhằm mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Mục tiêu của các doanh nghiệp là làm sao đó tối đa hoá lợi nhuận, để biết được lợi nhuận là bao nhiêu thì phải thông qua bộ phận kế toán, mà cụ thể là kế toán xác định kết quả kinh doanh. Muốn có được thông tin về lợi nhuận nhanh chóng và chính xác để phục vụ cho những quyết định quan trọng thì phải có một hệ thống kế toán xác định kết quả kinh doanh phù hợp với đặc thù của công ty cũng như quy định chung của nhà nước.

Trang 1

LỜI CẢM ƠN!

Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công trình Việt Nam em

đã có cơ hội tiếp xúc, làm quen với thực tế công tác kế toán Những công việc nàygiúp cho em có điều kiện đem những kiến thức đã học ở trường lớp ra áp dụng vàothực tế, bổ sung thêm kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn sẽ giúp ích cho côngtác của em sau này Để có được kiến thức và kết quả thực tế như ngày hôm nay,trước hết em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kế toán trường Đạihọc Thương Mại đã giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức cơ bản, đặc biệt

là cô Nguyễn Thanh Phương đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập Bêncạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám đốc, các anh chị phòng kếtoán Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công trình Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợigiúp đỡ em hoàn thành tốt quá trình thực tập

Trong thời gian thực tập và làm báo cáo, mặc dù rất cố gắng nhưng do thờigian và còn thiếu kinh nghiệm nhất là bước đầu tiếp cận với tình hình thực tế hoạtđộng sản xuất kinh doanh nên bài luận văn này không thể tránh khỏi những thiếusót nhất định Vì vậy, em rất mong muốn được tiếp thu và chân thành cảm ơn những

ý kiến đóng góp, chỉ bảo để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức và phục vụtốt hơn cho công tác thực tế sau này

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thu Nga

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng em, không sao chép của công

trình khác đã được công bố, số liệu trong luận văn

là do đơn vị thực tế cung cấp Nếu sai em xin hoàn

toàn chịu trách nhiệm.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thu Nga

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1

1.1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1

1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài 2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.4 Phạm vi nghiên cứu 3

1.5 Kết cấu của luận văn 4

CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 5

2.1 Lý luận cơ bản về kế toán xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp 5

2.1.1 Khái niệm và nội dung về kế toán xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp 5

2.1.1.1 Khái niệm 5

2.1.1.2 Nội dung và phương pháp xác định kết quả kinh doanh 5

2.1.2 Quy định kế toán kết quả kinh doanh theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành 10

2.1.2.1 Các quy định về kế toán xác định kết quả kinh doanh theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) 10

2.1.2.2 Quy định theo chế độ kế toán hiện hành 14

2.2 Một số các công trình nghiên cứu về kế toán xác định kết quả kinh doanh đã công bố trước đây 20

2.2.1 Vận dụng nguyên tắc thực hiện đối với ghi nhận doanh thu trong kế toán – Bài viết của TS Lê Văn Liên & Ths Nguyễn Thị Hồng Vân 20

2.2.2 Một số giải pháp về kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần hỗ trợ phát triển tin học HIPT - Luận văn của sinh viên Bùi Thị Châu Loan lớp K38 – D3 trường ĐH Thương Mại 21

2.3 Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu của kế toán xác định kết quả

Trang 4

kinh doanh 23

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH VIỆT NAM 25

3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu về thực trạng kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công trình Việt Nam 25

3.2 Đánh giá tổng quan và các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến kế toán xác định kết quả kinh doanh 27

3.2.1 Đánh giá tổng quan về công ty 27

3.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 27

3.2.1.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty 28

3.2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 28

3.2.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán 30

3.2.2.1 Chính sách kế toán tại Công ty Cổ phần Kỹ Thuật Công trình Việt Nam 30

3.2.2.2 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công trình Việt Nam 31

3.2.2.3 Đánh giá sự ảnh hưởng của bộ máy kế toán đối với kế toán xác định kết quả kinh doanh 32

3.2.2.4 Hình thức kế toán 33

3.2.3 Các nhân tố khác ảnh hưởng đến kế toán xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 34

3.3 Thực trạng công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công trình Việt Nam 35

3.3.1 Đặc điểm kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công trình Việt Nam 35

3.3.2 Tổ chức công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công trình Việt Nam 37

3.3.2.1 Chứng từ sử dụng 37

3.3.2.2 Tài khoản sử dụng 38

3.3.2.3 Phương pháp hạch toán 39

Trang 5

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH VIỆT NAM 44

4.1 Đánh giá thực trạng kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Kỹ thuật Công trình Việt Nam 44

4.1.1 Ưu điểm 44

4.1.2 Tồn tại cần khắc phục 46

4.1.2.1 Về tài khoản 46

4.1.2.2 Về phương pháp hạch toán 46

4.1.2.3 Về sổ kế toán 47

4.2 Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công trình Việt Nam 47

4.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện 47

4.2.2 Yêu cầu khi hoàn thiện 48

4.3 Giải pháp hoàn thiện kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công trình Việt Nam 48

4.3.1 Về tài khoản 48

4.3.2 Về phương pháp hạch toán 49

4.3.3 Về sổ sách kế toán 56

4.3.4 Về biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận 56

4.3.5 Về tổ chức lao động 56

4.3.6 Về công tác quản lý tài chính 57

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

GTGT: Giá trị gia tăng

TNDN: Thu nhập doanh nghiệp

Trang 7

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Trong nền kinh tế mở hiện nay, bất cứ một doanh nghiệp nào khi tham gia vàohoạt động sản xuất kinh doanh đều mong muốn có được lợi nhuận tối ưu đòi hỏi cácdoanh nghiệp phải phát triển mạnh mẽ cả chiều rộng lẫn chiều sâu Đặc biệt khinước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đã đem lại cho các doanhnghiệp nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều những thử thách lớn, vì vậy các doanhnghiệp phải có chiến lược kinh doanh hiệu quả nhằm đứng vững và thắng thế trênthương trường Đứng trước xu thế hội nhập đó, các doanh nghiệp Việt Nam ngàycàng năng động trong việc tìm kiếm nguồn hàng, thị trường nhằm mục đích vừa đápứng nhu cầu của người tiêu dùng, vừa nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.Nhưng vấn đề quan trọng là làm thế nào để hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp phải mang lại hiệu quả cao, sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệpmang đi tiêu thụ phải được thị trường chấp nhận

Ngay từ khi mới ra đời, kế toán đã là công cụ quan trọng phục vụ cho các nhàquản lý kinh tế Bởi vì căn cứ vào thông tin kế toán các nhà quản lý định ra các kếhoạch, dự án và kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch, các dự án đặt ra Nhờ có thôngtin kế toán người ta có thể xác định được hiệu quả của một thời kỳ kinh doanh và tìnhhình tài chính của doanh nghiệp để có các quyết định nên đầu tư hay không và cũngbiết được doanh nghiệp đã sử dụng số vốn đầu tư đó như thế nào Vì vậy việc xácđịnh kết quả kinh doanh là vô cùng cần thiết đối với các doanh nghiệp, là thành quảlao động, là mục tiêu sống còn của doanh nghiệp, phản ánh doanh nghiệp đó làm ăn

có hiệu quả hay không

Trước sự biến đổi to lớn của nền kinh tế nước ta hiện nay, đặc biệt là chủtrương của nhà nước ta như cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước đã kích thích cácdoanh nghiệp vươn lên, Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công trình Việt Nam cũngkhông ngoại lệ Công ty đã từng bước chuyển mình để cạnh tranh với các doanh

Trang 8

nghiệp trong và ngoài nước, đồng thời đứng vững được trên thị trường cạnh tranhkhốc liệt như hiện nay Để làm được điều đó, công ty đã phải phát huy tất cả tiềmnăng, nội lực hiện có, đồng thời cũng có sự đóng góp không nhỏ của các bộ phậntrong công ty, trong đó có bộ phận kế toán Có thể nói rằng bộ phận kế toán làxương sống của một công ty, tất cả những sự phấn đấu đó đều nhằm mục tiêu cuốicùng là lợi nhuận Mục tiêu của các doanh nghiệp là làm sao đó tối đa hoá lợinhuận, để biết được lợi nhuận là bao nhiêu thì phải thông qua bộ phận kế toán, mà

cụ thể là kế toán xác định kết quả kinh doanh Muốn có được thông tin về lợi nhuậnnhanh chóng và chính xác để phục vụ cho những quyết định quan trọng thì phải cómột hệ thống kế toán xác định kết quả kinh doanh phù hợp với đặc thù của công tycũng như quy định chung của nhà nước

Xác định được tính cấp thiết của kế toán xác định kết quả kinh doanh trong cácdoanh nghiệp và qua một thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Kỹ thuật Côngtrình Việt Nam em nhận thấy rằng công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh củacông ty còn một số bất cập: Việc xác định giá vốn của hàng xuất kho trong công tychưa thực sự hợp lý, công ty thường xuyên bị khách hàng chiếm dụng vốn, số lượnghàng tồn kho nhiều ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, công tyvẫn chưa thực hiên tốt công tác kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán do Bộ tàichính ban hành

1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài

Luận văn tập trung nghiên cứu về kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty

cổ phần kỹ thuật công trình Việt Nam Kết quả kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp phảnánh chân thực tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Thôngqua chỉ tiêu này, các nhà quản trị có thể theo dõi, đánh giá và đưa ra những điềuchỉnh kịp thời trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp Đồng thời, các thông tin

về doanh thu, chi phí, lợi nhuận là những thông tin cần thiết đối với các nhà đầu tưcũng như các chủ thể có lợi ích liên quan

Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán xác định kết quả kinh doanh đối với sựtồn tại và phát triển của doanh nghiệp, trên cơ sở những kiến thức đã học ở trường

Trang 9

kết hợp với việc tìm hiểu thực tế công tác kế toán của Công ty Cổ phần Kỹ thuậtCông trình Việt Nam em đã chọn đề tài “Kế toán xác định kết quả kinh doanh tạiCông ty Cổ phần Kỹ thuật Công trình Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” làm đềtài cho luận văn tốt nghiệp của mình.

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Xuất phát từ sự cần thiết khách quan của việc tổ chức Xác định kết quả kinhdoanh trong doanh nghiệp, nghiên cứu đề tài này nhằm những mục tiêu cụ thể sau:

- Về mặt lý luận: Đề tài này góp phần làm rõ hơn nữa bản chất, nội dung vàphương pháp kế toán xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp nóichung theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành

- Về mặt thực tiễn: Việc nghiên cứu đề tài giúp chúng ta thấy được rõ hơn vềthị trường tiêu thụ của doanh nghiệp, đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanhnghiệp, cũng như những trình tự trong hạch toán của các phần hành kế toán mà cụthể là kế toán xác định kết quả kinh doanh Với những gì thực tế thấy được kết hợpvới những kiến thức đã học để rút ra những sự khác nhau cơ bản giữa thực tế và lýthuyết Đồng thời qua đó nhận định, đánh giá, rút ra ưu và nhược điểm về hệ thống

kế toán của công ty nói chung và kế toán xác định kết quả kinh doanh nói riêng.Trên cơ sở những nhận định đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống

kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công trình ViệtNam sao cho phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán để hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp ngày càng có hiệu quả hơn

Trang 10

1.5 Kết cấu của luận văn

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài

Chương 2: Lý luận cơ bản về kế toán xác định kết quả kinh doanh

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và thực trạng kế toán xác định kết quả

kinh doanh tại Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công trình Việt Nam Chương 4: Đánh giá thực trạng và các giải pháp hoàn thiện kế toán xác định

kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công trình Việt Nam.

Trang 11

CHƯƠNG 2

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH

KẾT QUẢ KINH DOANH

2.1 Lý luận cơ bản về kế toán xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

2.1.1 Khái niệm và nội dung về kế toán xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp

lỗ Đây là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

2.1.1.2 Nội dung và phương pháp xác định kết quả kinh doanh

Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được cấu thành bởi hai bộ phận là kếtquả hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động khác

- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Là lãi hoặc lỗ của các hoạt độngkinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp bao gồm cả hoạt động đầu tư tài chính

- Kết quả hoạt động khác: Là lãi hoặc lỗ của các hoạt động không thườngxuyên của doanh nghiệp, doanh nghiệp không dự tính trước các hoạt động này

a) Kết quả hoạt động kinh doanh

Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh,hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu

Kết quả hoạt động kinh doanh được xác định theo công thức sau:

và cungcấp dịch

vụ trongkỳ

-Chiếtkhấuthươngmại

-Giảmgiáhàngbán

-Doanhthuhàngbán bịtrả lại

-Thuế TTĐB,thuế XK, thuếGTGT theophương pháptrực tiếp phảinộp

Trang 12

+ Doanh thuhoạt độngtài chính - Chi phítài chính -

Chi phí bánhàng, chi phíquản lý doanhnghiệp

Trong đó:

1) Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là số chênh lệch giữa

tổng số doanh thu với các khoản giảm giá hàng bán, doanh thu của số hàng bán bịtrả lại, chiết khấu thương mại và số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu hay thuếGTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp

2) Giảm giá hàng bán là số tiền giảm trừ cho khách hàng trên giá bán đã thoả

thuận do các nguyên nhân thuộc về người bán như: hàng kém phẩm chất, khôngđúng quy cách, giao hàng không đúng thời gian, địa điểm trong hợp đồng…

3) Chiết khấu thương mại: Là số tiền thưởng cho khách hàng tính trên giá bán

đã thoả thuận và được ghi trên các hợp đồng mua bán hoặc các cam kết về mua bán

và phải được thể hiện rõ trên chứng từ bán hàng

4) Doanh thu hàng bán bị trả lại: Là doanh thu của số hàng đã được tiêu thụ

(đã ghi nhận doanh thu) nhưng bị người mua trả lại Nguyên nhân trả lại thuộc vềphía người bán (vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng như không phùhợp yêu cầu, quy cách kỹ thuật, hàng kém phẩm chất, không đúng chủng loại…)

5) Giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán là trị giá thực tế của số hàng xuất kho đã tiêu thụ cộng vớikhoản chi phí được tính vào giá vốn trừ đi các khoản hoàn nhập dự phòng hàng tồn khoTrị giá thực tế của hàng xuất kho đã tiêu thụ được tính theo một trong cácphương pháp sau: Phương pháp bình quân gia quyền, Phương pháp nhập trước xuấttrước, phương pháp nhập sau xuất trước và phương pháp thực tế đích danh

6) Doanh thu hoạt động tài chính là doanh thu phát sinh từ các giao dịch mà

doanh nghiệp thực hiện thuộc hoạt động tài chính như tiền lãi, tiền bản quyền Baogồm: Lợi nhuận nhận được từ cơ sở liên doanh đồng kiểm soát; Lãi trái phiếu và

Trang 13

mua bán chứng khoán; Lãi cho thuê tài chính, hoạt động cho thuê TSCĐ dài hạn;Lãi cho vay, lãi tiền gửi; Lãi do bán ngoại tệ; Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn;Khoản chiết khấu tín dụng do thanh toán sớm cho người bán….

7) Chi phí tài chính là những khoản chi phí phát sinh từ các giao dịch mà

doanh nghiệp thực hiện thuộc hoạt động tài chính như lãi tiền vay, chi phí sử dụngbản quyền, lỗ đầu tư chứng khoán Bao gồm: Chi phí liên quan đến hoạt động gópvốn vào cơ sở liên doanh đồng kiểm soát; số vốn không thu hồi được do cơ sở liêndoanh đồng kiểm soát bị thua lỗ; chi phí trong quá trình cho thuê TSCĐ, khấu haoTSCĐ cho thuê; chi phí môi giới, giao dịch trong quá trình bán chứng khoán, chiphí kinh doanh ngoại tệ; các khoản chiết khấu cho khách hàng…

8) Chi phí bán hàng: Là các khoản chi phí mà doanh nghiệp chi ra phục vụ

cho việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ

Chi phí bán hàng thường bao gồm: Tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả chonhân viên bán hàng, hoa hồng đại lý, chi phí môi giới, tiếp thị, bảo quản, vậnchuyển, khấu hao TSCĐ, chi phí công cụ dụng cụ, quảng cáo, chi phí dịch vụ muangoài và các chi phí bằng tiền khác

9) Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là các khoản chi phí mà doanh nghiệp chi ra

để phục vụ cho quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí chung khác

có liên quan đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp thường bao gồm: Tiền lương và các khoản phụcấp, bảo hiểm, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp, khấu haoTSCĐ dùng cho doanh nghiệp, chi phí vật liệu, đồ dùng văn phòng, các khoản thuế,phí, lệ phí, chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí khác bằng tiền chungcho toàn doanh nghiệp như lãi vay, dự phòng, tiếp tân, tiếp khách…

b)Kết quả hoạt động khác

Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và chiphí khác ngoài dự tính của doanh nghiệp, hay những khoản thu không mang tínhchất thường xuyên, hoặc những khoản thu có dự tính nhưng ít có khả năng xảy ra

do nguyên nhân chủ quan hay khách quan mang lại

Công thức xác định:

Trang 14

Kết quảhoạt động khác =

Thu nhậpkhác - Chi phí khácTrong đó:

Thu nhập khác: là các khoản thu nhập góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ

hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu gồm: Thu thanh lý, nhượng bánTSCĐ; giá đánh giá lại của vật tư hàng hóa, TSCĐ; thu tiền phạt do khách hàng viphạm hợp đồng; thu về các khoản nợ phải trả không xác định được chủ, các khoảnthu năm trước bỏ sót nay phát hiện ra ghi bổ sung; thu hồi các khoản nợ khó đòi đã

xử lý xóa sổ

Chi phí khác: là những khoản chi phí phát sinh liên quan đến các hoạt động

xảy ra không thường xuyên, bất thường doanh nghiệp không dự kiến trước đượcngoài các hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính Ngoài racòn bao gồm các khoản chi phí kinh doanh bị bỏ sót từ những năm trước nay pháthiện ghi bổ sung Thuộc chi phí khác bao gồm một số khoản chi phí sau:Chi phíthanh lý, nhượng bán TSCĐ; giá đánh giá lại của vật tư hàng hóa, TSCĐ; tiền phạt

do vi phạm hợp đồng; số tiền bị phạt thuế, ngân sách truy thu thuế; các khoản chiphí kinh doanh bị bỏ sót những năm trước nay phát hiện ra ghi bổ sung và cáckhoản chi phí khác

c) Kết quả kinh doanh trước thuế

Kết quả kinh doanh trước thuế chính là thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.Đây là cơ sở để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp phải nộptrong kỳ Kết quả kinh doanh trước thuế bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh vàkết quả hoạt động khác

Công thức xác định:

Kết quả kinh doanh

Kết quả từ hoạtđộng kinh doanh +

Kết quả hoạt động

khác

d) Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là tổng giá trị của thuế hiện hành và thuếhoãn lại được tính đến khi xác định lợi nhuận hoặc lãi, lỗ ròng của kỳ Chi phí thuếthu nhập doanh nghiệp là số thuế TNDN phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong

Trang 15

năm và thuế suất thuế TNDN.

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành: Là số thuế TNDN phải nộptính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế TNDN hiện hành

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành chỉ được hạch toán để xác địnhkết quả kinh doanh khi quyết toán năm nhưng trong năm doanh nghiệp vẫn phải tạmtính và nộp thuế TNDN vào NSNN Việc tạm nộp và quyết toán thuế đều phải căn

cứ vào tờ khai thuế TNDN Hàng quý khi xác định được thu nhập chịu thuế củaquý, DN phải lập tờ khai thuế và ghi nhận số thuế TNDN hiện hành tạm phải nộpvào chi phí thuế TNDN theo mức thuế suất mà doanh nghiệp phải chịu

Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế, doanh nghiệp xác định vàghi số thuế TNDN thực phải nộp trong năm là chi phí thuế TNDN hiện hành Đây làkhoản chi phí hợp lý của doanh nghiệp để xác định kết quả kinh doanh trong năm

- Chi phí thuế TNDN hoãn lại: Là số thuế TNDN sẽ phải nộp trong tương laitính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN trong năm hiện hànhChi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lạiphải trả trong năm và tài sản thuế thu nhập hoãn lại của doanh nghiệp

Cơ sở để xác định hai khoản mục này là các khoản chênh lệch tạm thời phátsinh do có sự khác biệt về thời điểm doanh nghiệp ghi nhận thu nhập hoặc chi phí

và thời điểm pháp luật về thuế quy định tính thu nhập chịu thuế hoặc chi phí đượctrừ khỏi thu nhập chịu thuế

e) Kết quả kinh doanh sau thuế

Kết quả kinh doanh sau thuế chính là kết quả tài chính của doanh nghiệp Kếtquả tài chính có thể lãi hoặc lỗ Trong trường hợp kết quả tài chính là lãi thì lãi đó

sẽ được phân phối theo các quy định về phân phối lợi nhuận Nếu kết quả tài chính

là lỗ thì doanh nghiệp sẽ phải bù lỗ từ các nguồn khác nhau như quỹ dự phòng tàichính, quỹ đầu tư phát triển

Kết quả kinh doanh sau

Kết quả kinhdoanh trước thuế -

Chi phí thuế thu nhậpdoanh nghiệp

2.1.2 Quy định kế toán kết quả kinh doanh theo chuẩn mực và chế độ kế

Trang 16

toán hiện hành

Để nghiên cứu và hoàn thiện kế toán theo chủ đề nghiên cứu của đề tài này,

em nhận thấy rằng cần tìm hiểu những quy định trong chuẩn mực kế toán và chế độ

kế toán liên quan đến đối tượng cần nghiên cứu trong đề tài

2.1.2.1 Các quy định về kế toán xác định kết quả kinh doanh theo chuẩn mực

kế toán Việt Nam (VAS)

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam ra đời nhằm làm cơ sở pháp lý cho cáchoạt động sản xuất kinh doanh Chuẩn mực kế toán Việt Nam là những quy định vàhướng dẫn các nguyên tắc, nội dung phương pháp và thủ tục kế toán làm cơ sở ghichép kế toán và lập BCTC nhằm đạt được sự đánh giá trung thực hợp lý, kháchquan về thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Các quy định về các hoạt động trong công tác kế toán xác định kết quả kinhdoanh được thể hiện trong ba chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS):

- Chuẩn mực kế toán số 01 - Chuẩn mực chung

- Chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác

- Chuẩn mực kế toán số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp

- Và một số các chuẩn mực kế toán khác: Chuẩn mực kế toán số 02, 03, 04, 16.Trong các doanh nghiệp, để xác định kết quả kinh doanh một cách xác thựcnhất thì việc ghi chép kế toán và lập các báo cáo tài chính theo các chuẩn mực kếtoán và chế độ kế toán ban hành đều phải tuân thủ các nguyên tắc của chuẩn mực kếtoán số 01, cụ thể bao gồm những nguyên tắc sau:

- Cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính của doanh nghiệp liên quanđến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ

kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực

tế chi tiền hoặc tương đương tiền

- Hoạt động liên tục: Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định làdoanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục kinh doanh bình thường trongtương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phảingừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình

- Giá gốc: Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc Giá gốc của tài sản được

Trang 17

tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trịhợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận.

- Phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau.Khi ghinhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liênquan đến việc tạo ra doanh thu đó

- Nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọnphải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm

- Thận trọng: Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lậpcác ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn Nguyên tắc thận trọngđòi hỏi:

 Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn

 Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập

 Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí

 Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn vềkhả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng

về khả năng phát sinh chi phí

- Trọng yếu: Thông tin được coi là trọng yếu trong trườnghợp nếu thiếu thôngtin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tàichính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính

Các chỉ tiêu doanh thu bán hàng - cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính, thunhập khác ghi nhận trong kỳ và là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh cuối kỳ, việcghi nhận các chỉ tiêu này phải tuân thủ theo quy định của chuẩn mực kế toán số 14

Theo chuẩn mực kế toán số 14 doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn tất cả 5 điều kiện sau:

 Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền

sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua

 Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữuhàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa

 Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

Trang 18

 Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng

 Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ, doanh thu được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn tất cả 4 điều kiện sau:

 Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

 Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó

 Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán

 Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giaodịch cung cấp dịch vụ đó

Doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia doanh thu được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau:

 Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó

 Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

Thu nhập khác quy định trong chuẩn mực này bao gồm các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên, ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu gồm:

 Thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ

 Thu về tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng

 Thu tiền bảo hiểm được bồi thường

 Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kỳ trước

 Khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập

 Thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại

Trang 19

theo chính sách kế toán do doanh nghiệp lựa chọn và số liệu theo quy định của cácchính sách thuế hiện hành

Thu nhập chịu thuế: Là thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của một kỳ,

được xác định theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và là

cơ sở để tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (hoặc thu hồi được)

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp): Là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại

(hoặc thu nhập thuế thu nhập hiện hành và thu nhập thuế thu nhập hoãn lại) khi xácđịnh lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ

- Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành: Là số thuế thu nhập doanh nghiệp

phải nộp (hoặc thu hồi được) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế thu nhậpdoanh nghiệp của năm hiện hành

Công thức xác định thuế TNDN hiện hành:

- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp

trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế thu nhập doanhnghiệp trong năm hiện hành

Công thức xác định thuế TNDN hoãn lại phải trả:

Thuế thu nhập

hoãn lại phải trả =

Tổng chênh lệch tạm thờichịu thuế trong năm x

Thuế suất thuếTNDN hiện hànhChênh lệch tạm thời chịu thuế trong năm: Là các khoản chênh lệch tạm thờilàm phát sinh thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trongtương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quanđược thu hồi hay được thanh toán

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận cho tất cả các khoản chênh lệchtạm thời chịu thuế trừ khi thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ ghi nhận banđầu của một Tài sản hay Nợ phải trả của một giao dịch mà giao dịch này không ảnhhưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế TNDN (hoặc lỗ tính thuế) tại

Trang 20

thời điểm phát sinh giao dịch

- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Là thuế TNDN sẽ được hoàn lại trong tương

lai tính trên các khoản: Chênh lệch tạm thời được khấu trừ; Giá trị được khấu trừchuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng; Giá trị được khấutrừ chuyển sang năm sau của các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng

Công thức xác định thuế Tài sản thuế TNDN:

năm

+

Giá trị được khấutrừ chuyển sang nămsau của các khoản lỗtính thuế và ưu đãithuế chưa sử dụng

x

Thuế suấtthuế TNDNhiện hành

Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm

phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trongtương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc Nợ phải trả liên quanđược thu hồi hay được thanh toán

Doanh nghiệp chỉ được ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại tính trên cáckhoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ này khi và chỉ khi chắc chắn có đủ lợinhuận tính thuế trong tương lai để sử dụng các khoản chênh lệch tạm thời đượckhấu trừ, các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi về thuế chưa sử dụng

- Chênh lệch tạm thời: Là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của các khoản mục Tài

sản hay Nợ phải trả trong Bảng cân đối kế toán và cơ sở tính thuế thu nhập của cáckhoản mục này

2.1.2.2 Quy định theo chế độ kế toán hiện hành

Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thực hiện công tác kế toán theo 2 chế độ

kế toán hiện hành do Bộ Tài Chính ban hành bao gồm:

- Chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết định 15/2006/QĐ – BTC

- Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Quyết định 48/2006/QĐ – BTC

Có nhiều điểm khác biệt rõ nét giữa hai chế độ kế toán trên về chuẩn mực kếtoán, hệ thống tài khoản kế toán, hình thức kế toán, báo cáo tài chính Do sự giớihạn về trang viết cũng như thực trạng công ty nơi em thực tập đang áp dụng quyết

Trang 21

định số 15 nên em đưa ra những vấn đề cơ bản về kế toán xác định kết quả kinhdoanh theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộtài chính.

Quy định chứng từ sử dụng để kế toán xác định kết quả kinh doanh theo quyết định 15/2006/QĐ - BTC

- Bảng kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả hoạt động khác

- Các chứng từ gốc phản ánh các khoản doanh thu, chi phí tài chính và hoạtđộng khác

- Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng thông thường

- Phiếu thu, phiếu chi

- Giấy báo Nợ, giấy báo Có

- Tờ khai thuế TNDN

- Quyết toán thuế TNDN

Quy định vận dụng tài khoản kế toán để kế toán xác định kết quả kinh doanh theo quyết định 15/2006/QĐ – BTC

Để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp kếtoán sử dụng tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh Tài khoản này dùng đểxác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác củadoanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm Kết quả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động tàichính và kết quả hoạt động khác Kế toán xác định kết quả kinh doanh của doanhnghiệp được tiến hành theo nguyên tắc sau:

- Tài khoản này phải phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản kết quả hoạt độngkinh doanh của kỳ kế toán theo đúng quy định của chính sách tài chính hiện hành

- Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loạihoạt động (Hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch

vụ, hoạt động tài chính….) Trong từng loại hoạt động kinh doanh có thể cần hạchtoán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại dịch vụ

- Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là số

Trang 22

doanh thu thuần và thu nhập thuần.

- Tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo quyđịnh của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán doanh nghiệp

Các chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính,chi phí tài chính, thu nhập khác, chi phí khác cuối kỳ kết chuyển về tài khoản 911.Khi hạch toán trong kỳ phải tuân thủ theo những quy định sau:

Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp được hạch toán theo quy định sau:

 Đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theophương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá bán chưa cóthuế GTGT

 Đối với sản phẩm hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGThoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp thì doanh thubán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán

 Đối với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặcbiệt hoặc thuế xuất khẩu thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giáthanh toán (Bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu)

 Những doanh nghiệp nhận gia công vật tư, hàng hóa thì chỉ phản ánh vàodoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ số tiền gia công thực tế được hưởng, khôngbao gồm giá trị vật tư hàng hóa nhận gia công

 Đối với trường hợp cho thuê tài sản, có nhận trước tiền cho thuê của nhiềunăm thì doanh thu cung cấp dịch vụ ghi nhận của năm tài chính được xác định trên

cơ sở lấy tổng số tiền nhận được chia cho số kỳ nhận trước tiền

 Không hạch toán vào tài khoản 511 các trường hợp sau:Trị giá hàng hóa, vật

tư, bán thành phẩm xuất giao cho bên ngoài gia công chế biến; Trị giá sản phẩmhàng hóa và dịch vụ cung cấp giữa công ty, tổng công ty với các đơn vị hạch toánphụ thuộc và các đơn vị thành viên; Trị giá hàng hóa gửi bán theo phương thức gửibán đại lý, ký gửi; Trị giá sản phẩm hàng hóa đang gửi bán, dịch vụ hoàn thành đãcung cấp cho khách hàng nhưng chưa được xác định là đã bán; Doanh thu hoạt

Trang 23

động tài chính và các khoản thu nhập khác không được coi là doanh thu bán hàng

 Đối với các khoản doanh thu từ hoạt động mua bán chứng khoán, doanh thuđược ghi nhận là số chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá gốc, số lãi về trái phiếu, tínphiếu hoặc cổ phiếu

 Đối với khoản doanh thu từ hoạt động mua bán ngoại tệ, doanh thu được ghinhận là số chênh lệch lãi giữa giá ngoại tệ bán ra và giá ngoại tệ mua vào

 Đối với khoản tiền lãi đầu tư nhận được từ khoản đầu tư cổ phiếu, trái phiếuthì chỉ có phần tiền lãi của các kỳ mà doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư này mớiđược ghi nhận là doanh thu phát sinh trong kỳ, còn khoản lãi đầu tư nhận được từcác khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư đó thìghi giảm giá gốc khoản đầu tư trái phiếu, cổ phiếu đó

 Đối với khoản thu nhập từ nhượng bán các khoản đầu tư vào công ty con,công ty liên doanh, công ty liên kết, doanh thu được ghi nhận vào TK 515 là sốchênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá gốc

Kế toán thu nhập khác của doanh nghiệp được hạch toán theo quy định sau:

 Chỉ phản ánh vào thu nhập khác theo đúng nội dung đã được quy định trongchuẩn mực kế toán

 Ngoài ra thu nhập khác còn bao gồm: các khoản tiền thưởng của khách hàngliên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếucó), thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức cá nhân tặngcho doanh nghiệp

Kế toán giá vốn hàng bán của doanh nghiệp được hạch toán theo quy định sau:

Trang 24

 Đối với phương pháp kê khai thường xuyên: Bên Nợ của tài khoản phản ánhtrị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp theo từng hoá đơn Bên

Có kết chuyển giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ hoàn thành đã được xácđịnh tiêu thụ vào bên Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

 Đối với doanh nghiệp áp dụng kiểm kê định kỳ: Bên Nợ TK 632 phản ánh trịgiá vốn của hàng hoá đã xuất bán trong kỳ Bên Có tài khoản 632 phản ánh kếtchuyển giá vốn của hàng hoá đã gửi bán nhưng chưa xác định là tiêu thụ Cuối kỳkết chuyển giá vốn của hàng hoá đã xuất bán vào bên Nợ TK 911 để xác định kếtquả kinh doanh

 Khoản lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được hạch toán vào tài khoản 632khi hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được ghi giảm giá vốn hàng bán

 Khoản hao hụt, mất mát hàng tồn kho sau khi trừ đi các khoản bồi thườngđược hạch toán vào tài khoản 632

 Khoản chi phí chung cố định cao hơn mức bình thường được hạch toán vàotài khoản 632

Kế toán chi phí khác của doanh nghiệp được hạch toán theo quy định sau:

 Tài khoản này phản ánh các khoản chi phí do các sự kiện hay các nghiệp vụriêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp

 Nội dung phản ánh các khoản chi phí khác phải tuân thủ theo nội dung đãđược quy định ở chuẩn mực kế toán

Để phản ánh lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp và xác định xem doanhnghiệp có làm ăn hiệu quả hay không thì ngoài kết quả từ hoạt động kinh doanh vàkết quả từ hoạt động khác kế toán còn phải trừ đi khoản chi phí thuế thu nhập doanhnghiệp phải nộp, lúc này kế toán sử dụng tài khoản 821 – Chi phí thuế thu nhậpdoanh nghiệp Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế TNDN của doanh nghiệpbao gồm chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinhtrong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trongnăm tài chính hiện hành

- Tài khoản 8211 “Chi phí thuế TNDN hiện hành”: Tài khoản này dùng để phản

Trang 25

ánh chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm của doanh nghiệp Kế toán chiphí thuế TNDN hiện hành của doanh nghiệp được hạch toán theo quy định sau:

 Hàng quý, kế toán căn cứ vào tờ khai thuế TNDN để ghi nhận số thuế TNDNhiện hành tạm phải nộp vào chi phí thuế thu nhập hiện hành

 Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế

- Nếu số thuế TNDN hiện hành tạm phải nộp trong năm < số phải nộp trongnăm đó, kế toán ghi nhận số thuế TNDN hiện hành phải nộp thêm vào chi phí thuếTNDN hiện hành

- Nếu số thuế TNDN hiện hành tạm phải nộp trong năm > số phải nộp của năm

đó, kế toán phải ghi giảm chi phí thuế thu nhập hiện hành là số chênh lệch giữa số thuếthu nhập hiện hành tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp

 Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu liên quan đến khoản thuếTNDN phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch toán tăng (hoặc giảm)

số thuế TNDN phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành củanăm phát hiện sai sót

 Cuối năm tài chính kế toán phải kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hànhphát sinh trong năm vào tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh” để xác địnhkết quả sản xuất kinh doanh trong năm

- Tài khoản 8212 “Chi phí thuế TNDN hoãn lại”: Tài khoản này dùng để phản

ánh chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm của doanh nghiệp Kế toán chiphí thuế TNDN hoãn lại của doanh nghiệp được hạch toán theo quy định sau:

 Cuối năm tài chính, kế toán phải xác định số thuế thu nhập hoãn lại phải trả

để ghi nhận vào chi phí thuế TNDN hoãn lại Đồng thời phải xác định tài sản thuếTNDN hoãn lại để ghi nhận vào thu nhập thuế TNDN (Ghi giảm chi phí thuếTNDN hoãn lại)

 Kế toán không được phản ánh vào tài khoản này tài sản thuế thu nhập hoãnlại hoặc thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch được ghi nhậntrực tiếp vào vốn chủ sở hữu

 Cuối kỳ, kế toán phải kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và

Trang 26

số phát sinh bên Có TK 8212- “Chi phí thuế TNDN hoãn lại” vào tài khoản 911 –

“Xác định kết quả kinh doanh”

2.2 Một số các công trình nghiên cứu về kế toán xác định kết quả kinh doanh đã công bố trước đây.

2.2.1 Vận dụng nguyên tắc thực hiện đối với ghi nhận doanh thu trong kế toán – Bài viết của TS Lê Văn Liên & Ths Nguyễn Thị Hồng Vân

Cơ sở của nguyên tắc thực hiện: Theo nguyên tắc thực hiện thời điểm để DT đượcxác định là “thực hiện” phải thoả mãn 2 điều kiện: DT đạt được và có thể xác định

DT được coi là đạt được khi đơn vị kế toán hình thành hoặc gần như hìnhthành những công việc cần phải thực hiện đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sẽcung cấp cho khách hàng để nhận được lợi ích kinh tế tương ứng với doanh thu

DT coi là có thể xác định khi thu được tiền hàng hoặc có quyền pháp lý thutiền tương ứng với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán được

Trong các hoạt động nói trên, theo nguyên tắc thực hiện, vào thời điểm hoạtđộng bán sản phẩm (giao hàng - chuyển quyền sở hữu) cho khách hàng được thựchiện là thời điểm ghi nhận doanh thu, việc ghi nhận doanh thu ở những khâu trước

đó đồng nghĩa với việc phá vỡ nguyên tắc thực hiện

Tính khách quan khi xác định mức doanh thu:

Nếu như ghi nhận doanh thu trước lúc bán hàng thì mức doanh thu được xácđịnh khó có thể đảm bảo tính khách quan do công việc này phụ thuộc rất nhiều vào

ý kiến chủ quan của nhà quản lý Trong khi đó, bán hàng là nghiệp vụ trao đổingang giá giữa bên bán và bên mua Mức giá bán tương ứng với doanh thu đượcbên mua và bên bán thương lượng và thoả thuận Tính khách quan của doanh thuđược thể hiện ở chính điểm này

Tính xác thực của chi phí và tính phù hợp giữa doanh thu và chi phí

Giữa doanh thu và chi phí có mối quan hệ tương ứng và phù hợp nhau trongquá trình xác định kết quả kinh doanh Cùng với việc ghi nhận doanh thu thì phầnlớn chi phí tương ứng với mức doanh thu đó đã phát sinh Vào thời điểm bán hàng,khi doanh thu được ghi nhận thì đại bộ phận chi phí được coi là đã phát sinh thực tế

2.2.2 Một số giải pháp về kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty

Trang 27

Cổ phần hỗ trợ phát triển tin học HIPT - Luận văn của sinh viên Bùi Thị Châu Loan lớp K38 – D3 trường ĐH Thương Mại

1 Công ty có phát sinh khoản chi phí trả lãi tiền vay và kế toán đã phản ánhchi phí này vào tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp Việc hạch toán nhưvậy là sai quy định và bạn đã giải quyết vấn đề này như sau:Theo quy định thì đây

là một khoản chi phí tài chính không phải là chi phí quản lý doanh nghiệp Khi phátsinh trả lãi tiền vay, KT ghi:

Khi phát sinh chiết khấu thương mại Khi phát sinh giảm giá hàng bán

Nợ TK 521 Nợ TK 532

Nợ TK 3331 Nợ TK 3331

Có TK 131 Có TK 111,112, 335

2.2.3 Quyết toán thuế TNDN theo quy định hiện hành đối với việc hạch toán

kế toán – Bài viết của chi Đoàn giáo viên Khoa kế toán - Học viện tài chính.

Trong quá trình quyết toán thuế TNDN một trong những công việc mà cácdoanh nghiệp phải làm là xác định phần chênh lệch tạm thời giữa kế toán và thuếnhằm xác định chi phí thuế thu nhập hoãn lại hay thu nhập thuế thu nhập hoãn lại đểxác định chi phí thuế TNDN hiện hành và xác định kết quả của doanh nghiệp

Xác định phần chênh lệch tạm thời giữa kế toán và thuế

1) Điều chỉnh tăng tổng lợi nhuận trước thuế TNDN ( Mã số B1)

Trang 28

Mã số B1 = Mã số B2 + Mã số B3 + Mã số B16

1.1 Các khoản điều chỉnh tăng doanh thu (Mã số B2)

Trường hợp điển hình dẫn đến tăng doanh thu tính thuế TNDN trong nămnhưng chưa đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu theo chế độ kế toán

Ví dụ: Công ty A sản xuất ôtô đã ký hợp đồng bán 3 chiếc ôtô với giá trị300trđ/chiếc Công ty đã xuất hoá đơn trong năm 2008 nhưng tới ngày kết thúc nămtài chính (31/12/2008) xe vẫn chưa được chuyển giao cho người mua Giá thành sảnxuất của 3 chiếc xe này là 250 trđ/chiếc

Nợ TK 111, 112, 131: 900 Nợ TK 111, 112, 113: 990

Có TK 131 – Khách hàng trả trước: 900 Có TK 511: 900

Do chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu, như

chưa chuyển giao quyền sở hữu

Có TK 3331: 90Đồng thời :

Nợ TK 632: 750

Có TK 156: 750

Do vậy công ty A phải điều chỉnh tăng doanh thu chịu thuế TNDN và ghidoanh thu bán 3 chiếc xe là 900 trđ vào chỉ tiêu mã số B2 của Tờ khai quyết toánthuế TNDN năm 2008

1.2 Chi phí của phần doanh thu điều chỉnh giảm (Mã số B3)

Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ các chi phí liên quan đến việc tạo ra các khoảndoanh thu được ghi nhận là doanh thu theo chế độ kế toán nhưng được điều chỉnhgiảm khi tính thu nhập chịu thuế trong kỳ theo các quy định của Luật thuế

Ví dụ: Như VD1 ở trên, công ty A đã xuất hoá đơn trong năm 2008 nhưng xe

được giao cho khách hàng vào tháng 1 năm 2009 Giá thành sản xuất của 3 chiếc xenày là 250trđ/chiếc

Theo kế toán: Do năm 2009, 3 xe này mới được bán nên định khoản:

Nợ TK 131: 990

Có TK 511: 900

Có TK 3331: 90

Đồng thời: Nợ TK 632: 750

Trang 29

Có TK 156: 750

Theo thuế: Tuy nhiên vì doanh nghiệp đã xuất hoá đơn trong năm 2008 nêntheo quy định của luật thuế giá trị của 3 chiếc xe này được coi là doanh thu để tínhthuế TNDN của năm 2008 nên sẽ được loại ra khỏi doanh thu tính thuế của năm

2009 Do vậy giá thành của 3 chiếc xe này cũng được loại ra khỏi chi phí được trừkhi tính thu nhập chịu thuế của năm 2009

2.3 Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu của kế toán xác định kết quả kinh doanh.

Khi tiến hành nghiên cứu đề tài kế toán xác định kết quả kinh doanh em đi sâutìm hiểu các vấn đề về chứng từ kế toán, tài khoản kế toán sử dụng và sổ sách kế toánđang áp dụng tại các doanh nghiệp cũng như tại Công ty Cổ phần Kỹ thuật Côngtrình Việt Nam theo quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán ban hành

Hạch toán ban đầu: Đó là các chứng từ kế toán, chứng từ phản ánh sự biếnđộng của đối tượng hạch toán và làm căn cứ tổng hợp kế toán.Chứng từ được lậptheo mẫu do Nhà nước quy định và có đầy đủ chữ ký của những người có liên quanmới được coi là hợp lệ Chứng từ sử dụng nhằm cung cấp nhanh chóng những thôngtin cần thiết cho lãnh đạo, đồng thời phục vụ cho yêu cầu ghi sổ kế toán Để phục

vụ cho công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh, công ty sử dụng các chứng từsau: Hoá đơn GTGT, Hoá đơn bán hàng, Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy báo Nợ, giấybáo Có, Bảng tính kết quả hoạt động kinh doanh , kết quả hoạt động tài chính và kếtquả hoạt động khác, giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản, cácchứng từ phản ánh các khoản doanh thu, chi phí tài chính và hoạt động khác

Tài khoản kế toán: Tài khoản kế toán được sử dụng để theo dõi và phản ánhtình hình, sự biến động của từng loại tài sản, nguồn vốn Tuỳ thuộc vào quy mô, vàođiều kiện kinh doanh cụ thể và vào loại hình hoạt động trên cơ sở hệ thống tàikhoản thống nhất do Nhà nước ban hành, mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn những tàikhoản thích hợp để vận dụng vào công tác kế toán Hiện nay, kế toán xác định kếtquả kinh doanh tại các doanh nghiệp, kế toán đã sử dụng các tài khoản 911, 421,

641, 642, 632, 635, 511, 515, 711, 811 và được theo dõi chi tiết đến các tài khoản

Trang 30

cấp 2 và cấp 3 Tại công ty Cổ phần Kỹ thuật Công trìnhViệt Nam kế toán đã sửdụng đến các tài khoản cấp 2 để chi tiết cho từng mục đích sử dụng Tuy nhiên việcchi tiết đến các tài khoản cấp 2 chưa phản ánh rõ và chính xác từng hoạt động Cụthể hơn đó là công ty có rất nhiều công trình phải thực hiện trong một kỳ kế toánnhưng doanh thu của các công trình này kế toán đã không sử dụng đến tài khoảncấp 3 Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc cung cấp các thông tin cho cácnhà quản lý của công ty.

Sổ kế toán: Sổ kế toán là một phương tiện vật chất cơ bản, cần thiết đểngười làm kế toán ghi chép, phản ánh một cách có hệ thống các thông tin kế toántheo thời gian cũng như theo đối tượng Hiện nay, có 5 hình thức sổ cơ bản, cácdoanh nghiệp có thể lựa chọn một trong năm hình thức sau sao cho phù hợp với đặcđiểm kinh doanh của mình: Hình thức Nhật ký chung; Hình thức Nhật ký - Sổ cái;Hình thức Chứng từ ghi sổ; Hình thức Nhật ký chứng từ và Hình thức trên máy vitính Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công trình Việt Nam đã áp dụng hình thức kế toánNhật ký chung vào công tác kế toán Hình thức kế toán Nhật ký chung bao gồm cácloại sổ sau: Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt, Các sổ kế toán chi tiết và Sổcái Công ty sử dụng các sổ kế toán chi tiết và Sổ cái các TK: 911, 421, 641, 642,

635, 511, 515, 711, 811 còn các Sổ nhật ký đặc biệt thì doanh nghiệp chưa áp dụng

vào công tác kế toán của mình.Vì vậy, công ty nên mở các sổ nhật ký đặc biệt, sổnhật ký đặc biệt được mở riêng cho một số đối tượng, ghi chép song song với Nhật

ký chung, Sổ này được mở tùy thuộc vào tính chất phát sinh của loại đối tượng,cũng như yêu cầu quản lý của đơn vị

Trang 31

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH

KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH VIỆT NAM

3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu về thực trạng kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công trình Việt Nam.

Để có thể đưa ra được các giải pháp để hoàn thiện hơn các công tác kế toán tạidoanh nghiệp nói chung thì việc tìm hiểu về thực trạng công tác kế toán tại doanhnghiệp đó là vô cùng cần thiết

Có rất nhiều các phương pháp để thu thập và phân tích, xử lý dữ liệu để sửdụng cho nhiều loại đề tài khác nhau Nhưng tất cả các phương pháp nghiên cứuđều phải dựa trên các hoạt động thực tế phát sinh tại chủ thể cần nghiên cứu để phục

vụ cho vấn đề cần nghiên cứu

Trước khi tiến hành phỏng vấn - khảo sát, người nghiên cứu phải khảo sát đốitượng nghiên cứu trước khi bắt tay vào phỏng vấn Câu hỏi phù hợp với từng đốitượng được tiến hành phỏng vấn nhằm tìm ra được vấn đề còn tồn tại, cần thiết đượcđưa ra để tìm giải pháp hoàn thiện tốt nhất cho vấn đề cần nghiên cứu của đề tài a) Phỏng vấn trực tiếp: Là phương pháp dùng một hệ thống câu hỏi miệng đểngười được phỏng vấn trả lời bằng miệng nhằm thu được những thông tin nói lênnhận thức hoặc thái độ của cá nhân họ đối với một sự kiện hoặc vấn đề được hỏi b) Phỏng vấn dưới hình thức câu hỏi đóng: Là hình thức người điều tra đưa racâu hỏi cùng với nó là các phương án trả lời, theo đó người trả lời chọn một hoặcnhiều phương án trả lời phù hợp với ý kiến của mình

c) Phỏng vấn dưới hình thức câu hỏi mở: Là loại câu hỏi trong đó chỉ nêu cáccâu hỏi không có các phương án trả lời có sẵn như trong câu hỏi đóng Người đượchỏi phải tự trả lời bằng ngôn ngữ của mình

Ngày đăng: 26/03/2015, 06:05

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w