Cổ phần hỗ trợ phát triển tin học HIPT - Luận văn của sinh viên Bùi Thị Châu Loan lớp K38 – D3 trường ĐH Thương Mại
1. Công ty có phát sinh khoản chi phí trả lãi tiền vay và kế toán đã phản ánh chi phí này vào tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp. Việc hạch toán như vậy là sai quy định và bạn đã giải quyết vấn đề này như sau:Theo quy định thì đây là một khoản chi phí tài chính không phải là chi phí quản lý doanh nghiệp. Khi phát sinh trả lãi tiền vay, KT ghi:
Nợ TK 635 Nợ TK 242
Có TK 111, 112. 335
Định kỳ phân bổ lãi vay: Nợ TK 635 Có TK 242
2. Trong quá trình bán hàng công ty có phát sinh chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán, kế toán hạch toán chung trên tài khoản 521 - Chiết khấu bán hàng. Việc hạch toán như vậy làm sai ý nghĩa của 2 khoản mục này, dù không làm thay đổi doanh thu thuần nhưng việc hạch toán như vậy là không đúng và bạn đã giải quyết vấn đề này như sau:
Khi phát sinh chiết khấu thương mại Khi phát sinh giảm giá hàng bán Nợ TK 521 Nợ TK 532
Nợ TK 3331 Nợ TK 3331
Có TK 131 Có TK 111,112, 335
2.2.3. Quyết toán thuế TNDN theo quy định hiện hành đối với việc hạch toán kế toán – Bài viết của chi Đoàn giáo viên Khoa kế toán - Học viện tài chính.
Trong quá trình quyết toán thuế TNDN một trong những công việc mà các doanh nghiệp phải làm là xác định phần chênh lệch tạm thời giữa kế toán và thuế nhằm xác định chi phí thuế thu nhập hoãn lại hay thu nhập thuế thu nhập hoãn lại để
xác định chi phí thuế TNDN hiện hành và xác định kết quả của doanh nghiệp Xác định phần chênh lệch tạm thời giữa kế toán và thuế
1) Điều chỉnh tăng tổng lợi nhuận trước thuế TNDN ( Mã số B1) Mã số B1 = Mã số B2 + Mã số B3 + Mã số B16
1.1. Các khoản điều chỉnh tăng doanh thu (Mã số B2)
Trường hợp điển hình dẫn đến tăng doanh thu tính thuế TNDN trong năm nhưng chưa đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu theo chế độ kế toán.
Ví dụ: Công ty A sản xuất ôtô đã ký hợp đồng bán 3 chiếc ôtô với giá trị 300trđ/chiếc. Công ty đã xuất hoá đơn trong năm 2008 nhưng tới ngày kết thúc năm tài chính (31/12/2008) xe vẫn chưa được chuyển giao cho người mua. Giá thành sản xuất của 3 chiếc xe này là 250 trđ/chiếc.
Theo Kế toán Theo Thuế
Nợ TK 111, 112, 131: 900 Nợ TK 111, 112, 113: 990 Có TK 131 – Khách hàng trả trước: 900 Có TK 511: 900 Do chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu, như
chưa chuyển giao quyền sở hữu
Có TK 3331: 90 Đồng thời :
Nợ TK 632: 750 Có TK 156: 750
Do vậy công ty A phải điều chỉnh tăng doanh thu chịu thuế TNDN và ghi doanh thu bán 3 chiếc xe là 900 trđ vào chỉ tiêu mã số B2 của Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2008.
1.2. Chi phí của phần doanh thu điều chỉnh giảm (Mã số B3)
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ các chi phí liên quan đến việc tạo ra các khoản doanh thu được ghi nhận là doanh thu theo chế độ kế toán nhưng được điều chỉnh giảm khi tính thu nhập chịu thuế trong kỳ theo các quy định của Luật thuế.
Ví dụ: Như VD1 ở trên, công ty A đã xuất hoá đơn trong năm 2008 nhưng xe
được giao cho khách hàng vào tháng 1 năm 2009. Giá thành sản xuất của 3 chiếc xe này là 250trđ/chiếc
Theo kế toán: Do năm 2009, 3 xe này mới được bán nên định khoản: Nợ TK 131: 990
Có TK 511: 900 Có TK 3331: 90
Đồng thời: Nợ TK 632: 750 Có TK 156: 750
Theo thuế: Tuy nhiên vì doanh nghiệp đã xuất hoá đơn trong năm 2008 nên theo quy định của luật thuế giá trị của 3 chiếc xe này được coi là doanh thu để tính thuế TNDN của năm 2008 nên sẽ được loại ra khỏi doanh thu tính thuế của năm 2009. Do vậy giá thành của 3 chiếc xe này cũng được loại ra khỏi chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế của năm 2009.