CỔ PHẦN KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH VIỆT NAM
4.3.2. Về phương pháp hạch toán
Giải pháp thứ nhất: Để xác định chính xác hơn giá vốn hàng xuất bán, kế toán nên áp dụng phương pháp giá thực tế đích danh cho từng lần xuất hàng. Vì theo phương pháp này giá vốn của hàng xuất bán sẽ chính xác hơn so với phương pháp bình quân gia quyền, góp phần xác định đúng hơn kết quả bán hàng từ đó xác định đúng doanh thu và kết quả kinh doanh. Hơn thế nữa, việc áp dụng phương pháp này giúp kế toán biết được ngay giá vốn của hàng hoá bất kỳ thời điểm nào mà không cần thiết phải đến tận cuối tháng mới xác định được.Việc xác định giá vốn hàng xuất bán theo phương pháp giá đích danh sẽ dễ dàng hơn và đem lại kết quả chính xác hơn.
Ví dụ cụ thể: Trong tháng 11 năm 2008, tình hình nhập xuất Thép tấm như sau: Số lượng tồn đầu kỳ: 45.500 tấm, đơn giá 15.053 đ/tấm
Ngày 02/11 nhập kho: 54.000 tấm, đơn giá 16.000 đ/tấm Ngày 06/11 nhập kho: 39.000 tấm, đơn giá 15.600 đ/tấm Ngày 12/11 xuất kho 65.000 tấm
Ngày 27/11 xuất kho 20.000 tấm Ngày 29/11 xuất kho 35.000 tấm
Để tính giá vật liệu xuất kho theo giá thực tế đích danh:
Ngày 12/11 xuất 65.000 tấm , trong đó 45.500 tấm đầu kỳ, 15.000 tấm nhập ngày 02/11 và 4.500 tấm nhập ngày 06/11.
45.500 x 15.053 + 15.000 x 16.000 + 4.500 x 15.600 = 995.111.500(đ) Ngày 27/11 xuất 20.000 tấm của số nhập ngày 02/11.
=> Giá thực tế xuất ngày 27/11 là: 20.000 x 16.000 = 320.000.000(đ)
Giải pháp thứ hai: Công ty nên áp dụng hình thức bán hàng trả góp, trả chậm với mức giá trả góp trả chậm cao hơn mức giá trả ngay. Điều này sẽ tạo ra sự phân biệt giữa những khách hàng trả ngay và trả chậm. Những khách hàng muốn mua với giá rẻ hơn thì sẽ phải thanh toán ngay tiền máy điều hoà sau khi giao máy, giúp doanh nghiệp giải quyết được tình trạng nợ đọng vốn. Đối với những khách hàng thanh toán chậm sẽ phải chịu mức giá cao hơn mức giá trả tiền ngay, phần chênh lệch giữa giá bán trả ngay và trả chậm sẽ bù đắp được phần giá trị bị mất đi trong thời gian bị chiếm dụng vốn. Khi áp dụng hình thức bán hàng trả góp, trả chậm kế toán sử dụng tài khoản 3387 “Doanh thu chưa thực hiện” để phản ánh chênh lệch giữa giá bán trả ngay và giá bán trả chậm.
Khi bán hàng trả góp, trả chậm thì ghi nhận doanh thu bán hàng theo giá bán trả tiền ngay, phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay phản ánh vào tài khoản 3387, KT ghi:
Nợ TK 111,112: Ghi số tiền đã trả
Nợ TK 131: Ghi số tiền khách hàng còn nợ
Có TK 511: Ghi theo giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT Có TK 3331: Ghi số thuế GTGT phải nộp
Có TK 3387: Phần chênh lệch giữa giá bán trả góp, trả chậm với giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT
Khi thu tiền các kỳ tiếp theo, căn cứ vào chứng từ thanh toán, kế toán ghi: Nợ TK 111,112: Số tiền khách hàng thanh toán
Có TK 131: Số tiền khách hàng thanh toán
Cuối kỳ, tính toán và xác định chênh lệch giữa giá bán trả góp, trả chậm vàgiá bán trả ngay vào doanh thu hoạt động tài chính
Nợ TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính
Giải pháp thứ ba: Do phương thức bán hàng thực tế tại công ty có nhiều khách hàng chịu tiền hàng, việc thu tiền hàng gặp khó khăn và tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến việc giảm doanh thu của doanh nghiệp. Vì vậy, để phản ánh tình hình biến động của các khoản dự phòng phải thu khó đòi kế toán sử dụng Tài khoản 139 - Dự phòng phải thu khó đòi, tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng khách hàng, từng nội dung, từng khoản nợ. Khi hạch toán tài khoản này kế toán cần phải thực hiện theo nguyên tắc sau:
Cuối niên độ kế toán doanh nghiệp nên tính toán khoản nợ có khả năng đòi hoặc không đòi được để trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi, tính vào hoặc ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp của kỳ báo cáo.
Căn cứ lập dự phòng là phải có bằng chứng đáng tin cậy về các khoản nợ phải thu khó đòi (Khách hàng bị phá sản hoặc bị tổn thất, thiệt hại lớn về tài sản….nên không hoặc khó có khả năng thanh toán, công ty đã làm thủ tục đòi nợ nhiều lần nhưng vẫn không thu được nợ. Theo quy định hiện hành thì các khoản phải thu dược coi là khoản phải thu khó đòi phải có các bằng chứng chủ yếu sau:
- Số tiền phải thu phải theo dõi được cho từng đối tượng, theo từng nội dung, từng khoản nợ, trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi
- Phải có chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ chưa trả bao gồm: Hợp đồng kinh tế, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ….
Căn cứ để được ghi nhận là một khoản nợ phải thu khó đòi:
- Nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ, bản cam kết hợp đồng hoạc cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được nợ
- Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể
Để tính toán mức dự phòng khó đòi, công ty đánh giá khả năng thanh toán của mỗi khách hàng là bao nhiêu phần trăm trên cơ sở số nợ thực tế và tỷ lệ có khả năng khó đòi tính ra dự phòng nợ thất thu.
Công ty phải dự kiến tổn thất có thể xảy ra và tiến hành lập dự phòng khoản nợ phải thu khó đòi, với mức lập cụ thể như sau:
- Khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm lập mức là 30% khoản nợ đó
- Khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm lập mức là 50% - Khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm lập mức là 70%
- Khoản nợ từ 3 năm trở lên thì coi như không đòi được nữa và kế toán làm các thủ tục để xoá nợ
Khi lập dự phòng phải thu khó đòi phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, nội dung từng khoản nợ, số tiền phải thu của đơn vị nợ hoặc người nợ trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi. Phải có đầy đủ chứng từ gốc, giấy xác nhận của đơn vị nợ, người nợ về số tiền nợ chưa thanh toán như là các hợp đồng kinh tế, các khế ước về vay nợ, các bản thanh lý về hợp đồng để có căn cứ lập các bảng kê phải thu khó đòi.
Cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp căn cứ vào các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được, kế toán tính và xác định số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập hoặc hoàn nhập
+ Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi
+ Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí:
Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi
Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Các khoản nợ khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được được phép xoá nợ. Việc xóa nợ các khoản nợ phải thu khó đòi phải theo chính sách tài chính hiện hành. Căn cứ vào quyết định xoá nợ về các khoản nợ phải thu khó đòi, ghi:
Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (Nếu đã lập dự phòng) Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (Nếu chưa lập dự phòng) Có TK 131, 138
Đồng thời ghi vào bên Nợ TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”
Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó thu hồi được nợ, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112…. Có TK 711.
Đồng thời ghi vào bên Có TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”
Giải pháp thứ tư: Khi sản phẩm được nhập kho, số lượng hàng hoá trong kho là rất lớn và không thể tránh khỏi sự giảm giá thường xuyên của hàng hoá trong kho. Vì vậy công ty nên dự tính khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phản ánh trên tài khoản 159. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là việc tính trước vào giá vốn hàng bán phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn so với giá ghi sổ của kế toán hàng tồn kho. Cuối kỳ, kế toán nhận thấy có bằng chứng chắc chắn về sự giảm giá thường xuyên cụ thể xảy ra trong kỳ, kế toán tiến hành trích lập dự phòng.
Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm giúp công ty bù đắp các thiệt hại thực tế xảy ra do hàng tồn kho giảm giá, đồng thời cũng để phản ánh giá trị thực tế hàng tồn kho của công ty nhằm đưa ra hình ảnh thực về tài sản của công ty khi lập báo cáo tài chính.
Tuy nhiên, công ty nên mở dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo đúng nguyên tắc và quy định sau:
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc và được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ.
- Việc lập dự phòng chỉ lập cuối niên độ kế toán năm khi lập báo cáo tài chính. Khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được thực hiện theo đúng các quy định của chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho và quy định của chế độ tài chính hiện hành.
- Không được lấy phần tăng giá của mặt hàng này để bù đắp cho phần tăng giá của mặt hàng khác
- Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải tính theo từng thứ vật tư, hàng hóa, sản phẩm tồn kho.
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho của niên độ trước chưa dùng đến được hoàn nhập hết vào cuối niên độ kế toán sau, sau đó mới lập dự phòng cho niên độ kế toán tiếp theo.
Việc trích lập dự phòng giảm giá phải dựa trên nguyên tắc chỉ trích lập tại thời điểm cuối niên độ kế toán, sản phẩm trong kho có giá thực tế trên thị trường thường thấp hơn giá trị ghi sổ. Mức trích lập được tính theo công thức:
Mức dự phòng giảm giá phải lập cho năm tới =
Số sản phẩm i tồn cuối niên độ x
Mức giảm giá sản phẩm i Mức giảm giá
sản phẩm i = Đơn giá ghi sổ - Đơn giá thực tế trênthị trường
Cuối kỳ kế toán năm (hoặc quý), doanh nghiệp căn cứ vào tình hình giảm giá hàng tồn kho, doanh nghiệp tính toán khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần lập
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Cuối kỳ kế toán năm (hoặc quý) tiếp theo:
+ Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
+ Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch nhỏ hơn, ghi:
Nợ TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho) Ví dụ cụ thể: Ngày 31/12/2008, công ty kiểm kê hàng tồn kho và nhận thấy
sản phẩm thép tấm của công ty đã bị giảm giá trên thị trường nhưng công ty lúc này đã không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Việc không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho như vậy là vi phạm nguyên tắc thận trọng trong kế toán.
Trong trường hợp này công ty nên tiến hành trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho như sau:
Kế toán lập biên bản kiểm kê hàng hóa tồn kho công ty ngày 31/12/2008 trong đó có: Mã hàng Tên hàng ĐVT Số lượng tồn Giá thực tế nhập kho Giá trị thuần có thể thực hiện được V001 Thép tấm Tấm 24.000 15.053 14.775
Căn cứ vào bảng kiểm kê trên, kế toán xác định số dự phòng phải trích lập cho từng hàng hóa: Số dự phòng cần lập cho hàng i = Giá thực tế nhập kho của hàng i - Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng i x Số lượng hàng i tồn kho => Số dự phòng phải trích lập cho mặt hàng Thép tấm là: (15.053 – 14.575) x 24.000 = 11.472.000 đồng Kế toán định khoản: Nợ TK 632: 11.472.000 Có TK 159: 11.472.000
Việc tính lập dự phòng được thực hiện dưới bảng sau: Mã hàng Tên hàng Số lượng Đơn giá hàng tồn Giá trị thuần có thể thực hiện Số dự phòng cần lập Số dự phòng đã lập Số phải trích lập thêm Số hoàn nhập dự phòng A B C 1 2 3 4 5 = 3-4 6= 4-3 ….. ……. ……. ……. Cộng Cộng Cộng Cộng
Qua việc tính toán ở trên ta thấy số dự phòng phải trích lập cho mặt hàng Thép tấm là 11.472.000 đồng. Như vậy, nếu doanh nghiệp không trích lập dự phòng thì lúc này chi phí của doanh nghiệp sẽ giảm đi 11.472.000 và kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp sẽ tăng lên 11.472.000. Điều này không phản ánh đúng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, sẽ đưa ra các thông tin thiếu chính xác cho các nhà lãnh đạo, từ đó các nhà lãnh đạo sẽ đưa ra các chiến lược kinh doanh sai lệch.