Ngoài việc khắc phục những hạn chế, thiếu sót, bất cập trong các quy định của Hiến pháp 1992, việc sửa đổi, bổ sung còn hướng tới mục tiêu là làm cho các quy định về quyền con người, quy
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THÙY DƯƠNG
CHÕ §ÞNH QUYÒN CON NG¦êI, QUYÒN C¤NG D¢N
TRONG HIÕN PH¸P VIÖT NAM
Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con người
Mã số: Chương trình thí điểm
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS VŨ CÔNG GIAO
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thùy Dương
Trang 3MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA QUYỀN CON NGƯỜI VÀ HIẾN PHÁP 8
1.1 Vai trò của quyền con người với sự ra đời và phát triển của hiến pháp 8
1.1.1 Quyền con người 8
1.1.2 Hiến pháp 11
1.1.3 Quyền con người thúc đẩy sự ra đời của Hiến pháp 13
1.2 Vai trò của Hiến pháp với việc bảo vệ, thúc đẩy nhân quyền 17
1.3 Chế định quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp của các nước trên thế giới 18
1.3.1 Cách thức hiến định, vị trí và cấu trúc của chế định quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp của các nước trên thế giới 20
1.3.2 Cách thức xác lập và khuôn khổ các quyền hiến định trong hiến pháp của các nước trên thế giới 21
1.3.3 Sự phát triển của các quyền hiến định trong hiến pháp của các nước trên thế giới từ trước đến nay 24
Chương 2: QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN TRONG CÁC HIẾN PHÁP 1946, 1959, 1980, 1992 CỦA VIỆT NAM 27
Trang 42.1 Khái quát tư tưởng hiến định về quyền con người ở Việt
Nam trước năm 1946 27
2.1.1 Tư tưởng quyền con người trong tập quán, sáng tác dân gian, tác phẩm của một số nhân vật tiêu biểu và pháp luật Việt Nam thời quân chủ 27
2.1.2 Tư tưởng về quyền con người ở Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 30
2.2 Cách thức hiến định, vị trí và cấu trúc của chế định quyền con người, quyền công dân trong các Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 của Việt Nam 36
2.2.1 Hiến pháp 1946 36
2.2.2 Hiến pháp 1959 37
2.2.3 Hiếp pháp 1980 39
2.2.4 Hiến pháp 1992 41
2.3 Cách thức xác lập và khuôn khổ các quyền hiến định trong các Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 của Việt Nam 44
2.3.1 Hiến pháp 1946 44
2.3.2 Hiến pháp 1959 46
2.3.3 Hiến pháp 1980 50
2.3.4 Hiến pháp 1992 54
2.4 So sánh chế định quyền con người, quyền công dân trong các Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 của Việt Nam với các điều ước quốc tế cơ bản về nhân quyền 68
Chương 3: QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN TRONG HIẾN PHÁP VIỆT NAM NĂM 2013 74
3.1 Cách thức hiến định, vị trí, cấu trúc và khuôn khổ của chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013 74
3.1.1 Cách thức hiến định, vị trí và cấu trúc của chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013 74
Trang 53.1.2 Cách thức xác lập và khuôn khổ các quyền hiến định trong Hiến
pháp 2013 75
3.2 Những điểm mới của chế định quyền con người, quyền công
dân trong Hiến pháp 2013 79
3.2.1 Những điểm mới 79 3.2.2 Ý nghĩa của những điểm mới 86
3.3 Những hạn chế của chế định quyền con người, quyền công
dân trong Hiến pháp 2013 88
3.3.1 Những hạn chế 88 3.3.2 Nguyên nhân của những hạn chế 93
3.4 Thực thi chế định quyền con người, quyền công dân trong
Hiến pháp 2013 94
3.4.1 Những thuận lợi, thách thức với việc thực thi chế định quyền con
người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013 94 3.4.2 Một số giải pháp bảo đảm thực thi chế định quyền con người,
quyền công dân trong Hiến pháp 2013 96
KẾT LUẬN 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ICCPR: Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị
(International Covenent on Civil and Political Rights)
ICESCR: Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa
(International Covenent on Economic, Social and Cultural Rights)
LGBT: đồng tính, song tính, chuyển giới (lesbian, gay, bisexual,
transgender)
UDHR: Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền
(Universal Declaration of Human Rights)
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Bảng 2.1: So sánh khuôn khổ các quyền con người, quyền công dân
trong Hiến pháp Việt Nam và Hiến pháp các nước trên
Bảng 3.1: Các điều kiện để giới hạn quyền theo luật nhân quyền
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tư tưởng về quyền con người có mối liên hệ chặt chẽ đến quá trình hình thành và phát triển Hiến pháp của mọi quốc gia trên thế giới Xét tổng quát, việc đảm bảo quyền con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu trong Hiến pháp của các quốc gia, bất kể theo thể chế chính trị nào Có thể nhận thấy một xu hướng là cùng với thời gian, Hiến pháp của các quốc gia trên thế giới ghi nhận các quyền con người, quyền công dân ngày càng rộng rãi và cụ thể hơn [9, tr.38]
Ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam năm 1946, các quyền con người đã được ghi nhận trong Chương 2 về “Nghĩa vụ và quyền lợi của công dân” Vị trí đó cho thấy Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ đã quan tâm đặc biệt đến việc hiến định quyền con người, quyền công dân Trong các bản Hiến pháp về sau của Việt Nam (năm 1959, 1980, 1992 và 2013) chế định này đã có những sửa đổi, bổ sung, trong đó lần sửa đổi, bổ sung gần đây (qua Hiến pháp năm 2013) là cơ bản, toàn diện hơn cả [35, tr.54]
Một trong những trọng tâm của việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm
1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001, sau đây gọi là Hiến pháp 1992) là chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân Về vấn đề này, Kết luận số 20-KL/TW ngày 25/5/2012 của Hội nghị Trung ương 5 Khóa XI đã định hướng, việc sửa đổi chế định quyền con người và quyền công dân nhằm:
Khẳng định Nhà nước ta tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, chăm lo hạnh phúc và sự phát triển tự do của mỗi người Quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc tôn trọng, bảo đảm việc thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa
vụ cơ bản của công dân Các quyền con người, quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân phải do Hiến pháp quy định [35, tr.56]
Trang 9Ngoài việc khắc phục những hạn chế, thiếu sót, bất cập trong các quy định của Hiến pháp 1992, việc sửa đổi, bổ sung còn hướng tới mục tiêu là làm cho các quy định về quyền con người, quyền công dân phù hợp với các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
Từ những định hướng nêu trên, chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp năm 2013 có rất nhiều điểm mới Những điểm mới này xuất phát từ việc nhận thức, đánh giá lại một cách toàn diện về tầm quan trọng, cách thức, phạm vi và nội dung của các quyền hiến định trên cơ sở phân tích so sánh với các điều ước quốc tế cơ bản về quyền con người, chế định quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp của các nước trên thế giới và các hiến pháp trước đó của Việt Nam
Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 28/11/2013, tại kỳ họp lần thứ 6, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014 Ngay sau đó, vào ngày 02/01/2014, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 718/NQ-UBTVQH13 ban hành Kế hoạch chi tiết triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 Theo Nghị quyết này, trong số những công việc cần được thực hiện bao gồm tuyên truyền, giới thiệu, phổ biến nội dung,
ý nghĩa của Hiến pháp, và rà soát, kịp thời sửa đổi, bổ sung, cập nhật các quy định mới của Hiến pháp vào hệ thống pháp luật quốc gia Như vậy, Nghị quyết đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết phải nghiên cứu nội dung của Hiến pháp mới, trong đó bao gồm những quy định về quyền con người, quyền công dân Luận văn này nhằm góp phần vào công việc đó, thông qua việc phân tích, đánh giá những thành tựu và hạn chế của chế định quyền con người, quyền công dân trong các bản Hiến pháp Việt Nam, trong đó tập trung vào Hiến pháp hiện hành năm 2013
Trang 102 Tình hình nghiên cứu
Chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp không phải
là vấn đề mới Từ trước đến nay ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu
về vấn đề này, trong đó những công trình tiêu biểu có thể kể như sau:
- Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, những vấn đề lý luận và thực tiễn,
Phạm Hồng Thái, Nguyễn Sĩ Dũng, Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Hoàng Minh Hiếu, Đặng Minh Tuấn (đồng chủ biên), NXB Hồng Đức Trong
ấn phẩm này có một mục riêng gồm 4 bài nghiên cứu về chế định quyền con người, quyền công dân trong các Hiến pháp các nước trên thế giới và các hiến pháp Việt Nam của các tác giả: Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Tường Duy Kiên, Bùi Tiến Đạt…
- Sửa đổi, bổ sung chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và các chế định khác trong Hiến pháp 1992, PGS.TS
Phạm Hữu Nghị và TS Bùi Nguyên Khánh (đồng chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học xã hội; Viện Nhà nước và Pháp luật, 2012 Trong ấn phẩm này, các tác giả đưa ra các đề xuất sửa đổi, bổ sung các chế định trong Hiến pháp năm 1992 về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học – công nghệ, bảo vệ Tổ quốc, tổ chức bộ máy nhà nước, quyền con người, đặc biệt là về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Các đề xuất sửa đổi, bổ sung dựa trên kết quả tổng kết sâu sắc thực tế thi hành bản Hiến pháp này và các đạo luật có liên quan; quán triệt đầy đủ yêu cầu thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Nghị quyết Đại hội XI của Đảng; tiếp tục kế thừa những quy định của Hiến pháp năm 1992 và các bản Hiến pháp trước đây còn phù hợp
- Phân tích và đề xuất hoàn thiện chế định quyền con người, quyền công dân của Dự thảo 3 Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2013, Vũ Công Giao,
Trang 11Tạp chí Kinh tế- Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, tháng 11/2013 Bài viết tập trung phân tích những thay đổi trong chế định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân trong Dự thảo 3 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2013 Trên cơ sở so sánh, đối chiếu với các quy định liên quan của luật nhân quyền quốc tế, tác giả đã chỉ ra những thành tựu, hạn chế của chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân của Dự thảo, đồng thời đề xuất những điều chỉnh để Dự thảo phù hợp hơn với luật nhân quyền quốc tế
- Báo cáo tổng quan đề tài nghiên cứu khoa học: Quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, Bùi Ngọc Sơn, Bùi Tiến Đạt, Khoa Luật, ĐHQG
Hà Nội, 2010 Đề tài tập trung phân tích lịch sử, khái niệm về quyền con người, lý do bảo vệ quyền con người của Hiến pháp và nội dung của nhiệm vụ bảo vệ quyền con người của Hiến pháp và nội dung về quyền con người trong các Hiến pháp Việt Nam 1946, 1959, 1980, 1992 Trên cơ sở đó đưa ra phương hướng cải cách chế định này trong Hiến pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền con người
- Báo cáo tổng quan đề tài nghiên cứu khoa học: Quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, Bùi Ngọc Sơn, Bùi Tiến Đạt, Khoa Luật, ĐHQG
Hà Nội, 2010 Đề tài tập trung phân tích lịch sử, khái niệm về quyền con người, lý do bảo vệ quyền con người của Hiến pháp và nội dung của nhiệm vụ bảo vệ quyền con người của Hiến pháp và nội dung về quyền con người trong các Hiến pháp Việt Nam 1946, 1959, 1980, 1992 Trên cơ sở đó đưa ra phương hướng cải cách chế định này trong Hiến pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền con người
- Báo cáo tổng quan đề tài nghiên cứu khoa học Quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam và một số nước trên thế giới, Vũ Công Giao, Khoa
Luật, ĐHQG Hà Nội, 2011 Đề tài tập trung phân tích mối quan hệ giữa Hiến pháp và quyền con người, cách thức quy định và nội dung các quyền con
Trang 12người trong hiến pháp của các quốc gia trên thế giới và của Việt Nam Trên
cơ sở đó, tác giả đề xuất những sửa đổi, bổ sung chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 1992
- Các nguyên tắc của chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp sửa đổi của PGS.TS Phạm Hữu Nghị,
đăng trên tạp chú Nhà nước và Pháp luật năm 2013 Bài viết phân tích những nguyên tắc hiến định của chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp 2013 Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các đánh giá, nhận định và kiến nghị về việc thể hiện các nguyên tắc cơ bản của chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp sửa đổi
- Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013 của
PGS.TS Nguyễn Thanh Tuấn đăng trên Tạp chí Cộng sản năm 2013 Bài viết nêu những điểm mới trong Hiến pháp 2013, những thể chế hiến pháp và pháp luật bảo đảm quyền con người, quyền công dân và yêu cầu thể chế hóa các quyền hiến định trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Những công trình nêu trên đã cung cấp một lượng tri thức, thông tin khá lớn về chế định quyền con người, quyền công dân trong các bản hiến pháp của Việt Nam Mặc dù vậy, do nhiều công trình được thực hiện trong giai đoạn đầu của quá trình thảo luận, sửa đổi Hiến pháp nên không cập nhật được những nội dung và ý kiến tranh luận trong giai đoạn quan trọng là hoàn thiện và thông qua dự thảo hiến pháp sửa đổi Thêm vào đó,chưa có công trình nào nêu trên phân tích một cách toàn diện những tiến bộ và hạn chế và
cơ chế bảo đảm thực thi chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân trong các bản Hiến pháp, từ Hiến pháp 1946 đến Hiến pháp 2013
Vì vậy, việc nghiên cứu về chế định này vẫn rất cần thiết và có ý nghĩa lý luận, thực tiễn
Trang 133 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Mục đích của luận văn này là phân tích những cơ sở lý luận, thực tiễn
và nội dung của chế định quyền con người, quyền công dân trong các bản Hiến pháp Việt Nam, trên cơ sở đó chỉ ra những thành tựu, hạn chế và đưa ra những khuyến nghị về việc tổ chức thực hiện và tiếp tục hoàn thiện chế định này trong tương lai
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận nền tảng về mối quan hệ giữa quyền con người và Hiến pháp
- Phân tích chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân trong các bản Hiến pháp Việt Nam (1946, 1959, 1980, 1992, 2013), chỉ ra sự phát triển của chế định này qua từng bản Hiến pháp
- Phân tích những sửa đổi, bổ sung của chế định quyền con người, quyền
và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp 2013 so với chế định này trong Hiến pháp 1992 và những cơ sở, lập luận cho những sửa đổi, bổ sung đó
- Phân tích chỉ ra những điểm tiến bộ và hạn chế của chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp 2013 so với các công ước quốc tế cơ bản về nhân quyền mà Việt Nam đã tham gia, hiến pháp của các nước trên thế giới và các hiến pháp trước đó của Việt Nam
Về phạm vi, quyền con người, quyền công dân là nội dung được ghi nhận không chỉ trong Hiến pháp - đạo luật cơ bản của quốc gia – mà còn được
cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật của nhiều ngành luật khác nhau Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn này, tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu các quy định
về quyền con người, quyền công dân trong các bản Hiến pháp 1946, 1959,
1980, 1992 của Việt Nam (trong đó tập trung vào chế định quyền con người, quyền công dân của Hiến pháp sửa đổi năm 2013) chứ không đề cập đến Hiến pháp các quốc gia khác, cũng như không phân tích các quy định về quyền con
Trang 144 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước Việt Nam về pháp luật và xây dựng pháp luật
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận văn này bao gồm: Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh
5 Tính mới và những đóng góp của luận văn
Như đã đề cập, hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện chế định này trong tất cả các bản Hiến pháp của Việt Nam
Luận văn cung cấp cái nhìn tổng thể về chế định quyền con người, quyền công dân trong các bản Hiến pháp Việt Nam từ trước đến nay, đồng thời cho thấy sự phát triển của chế định này qua các thời kì, trên cơ sở đó đưa
ra các kiến nghị để tiếp tự hoàn thiện chế định quyền con người, quyền công dân trong tương lai Đây là những vấn đề mà các công trình nghiên cứu hiện nay ít đề cập và chưa làm rõ
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc làm ba chương:
Chương 1: Mối quan hệ giữa quyền con người vả Hiến pháp
Chương 2: Quyền con người, quyền công dân trong các bản HIến pháp
1946, 1959, 1980,1992 của Việt Nam
Chương 3: Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt
Nam năm 2013
Trang 15Chương 1
MỐI QUAN HỆ GIỮA QUYỀN CON NGƯỜI VÀ HIẾN PHÁP
1.1 Vai trò của quyền con người với sự ra đời và phát triển của hiến pháp
Hiến pháp và quyền con người luôn có mối quan hệ mật thiết Hiến pháp và pháp luật ra đời do nhu cầu về việc bảo vệ quyền con người và cho đến nay, Hiến pháp và pháp luật vẫn được coi là những công cụ hữu hiệu nhất
để bảo vệ và thúc đẩy quyền con người Ngay trong bản thân hai khái niệm này đã thể hiện sự liên quan không thể tách rời giữa chúng với nhau
1.1.1 Quyền con người
Quyền con người là một khái niệm có nhiều định nghĩa Tuy nhiên, không có định nghĩa nào được coi là bao hàm đầy đủ khái niệm vốn đa diện này Ở cấp độ quốc tế, định nghĩa thường hay được trích dẫn bởi các nhà nghiên cứu là định nghĩa của Văn phòng cao ủy Liên hợp quốc Theo định nghĩa này, quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người [14, tr.44]
Bên cạnh định nghĩa trên,còn có một định nghĩa khác mang dấu ấn của học thuyết về các quyền tự nhiên, cũng thường được trích dẫn, theo đó, quyền con người là những sự được phép (entitlements) mà tất cả thành viên của cộng đồng nhân loại, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo, địa vị xã hội ; đều có ngay từ khi sinh ra, đơn giản chỉ vì họ là con người [14, tr.44]
Ở Việt Nam, một số cơ quan nghiên cứu và chuyên gia cũng nêu ra nhiều định nghĩa khác nhau về quyền con người, theo những định nghĩa này, quyền con người thường được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có
Trang 16của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế [14, tr.45]
Mặc dù vậy, xét ở bất cứ góc độ và cấp độ nào, quyền con người đều được xác định là những chuẩn mực được cộng đồng quốc tế thừa nhận và tuân thủ Những chuẩn mực này kết tinh những giá trị nhân văn của toàn nhân loại,
áp dụng với mọi thành viên trong gia đình nhân loại, nhằm bảo vệ nhân phẩm
và tạo điều kiện phát triển đầy đủ các năng lực của cá nhân với tư cách là một con người [14, tr.45]
Có hai quan điểm trái ngược nhau về nguồn gốc của quyền con người
Một là những quan điểm dựa trên học thuyết về quyền tự nhiên (natural
right), hai là những quan điểm dựa trên học thuyết về quyền pháp lý (legal right) Theo học thuyết về quyền tự nhiên, quyền con người là những gì bẩm
sinh, vốn có mà mọi cá nhân sinh ra đều được hưởng vì họ là thành viên trong gia đình nhân loại Vì thế, quyền con người không phụ thuộc vào phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa hay ý chí của bất cứ cá nhân, giai cấp, tầng lớp, tổ chức, cộng đồng hay nhà nước nào cũng như không thể bị tước bỏ hay được ban phát từ bất kì chủ thể nào kể cả nhà nước [14, tr.46]
Ngược lại, học thuyết về các quyền pháp lý lại cho rằng, quyền con người không phải là những gì bẩm sinh, vốn có một cách tự nhiên mà phải do các nhà nước xác định và pháp điển hóa thành các quy phạm pháp luật Như vậy, quyền con người luôn có phạm vi, giới hạn và phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như ý chí của tầng lớp thống trị và các yếu tố như phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa của các xã hội [14, tr.47] Quyền con người do đó có thể được ban phát và cũng có thể bị tước bỏ Cho đến nay, cuộc tranh luận về nguồn gốc của quyền con người vẫn còn tiếp tục Tuy nhiên, quyền con người được khẳng định là quyền tự nhiên trong Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 và một số văn kiện pháp luật ở một số quốc gia
Trang 17Theo nhận thức chung của cộng đồng quốc tế, quyền con người có các tính chất cơ bản như sau:
(1) Tính phổ biến (universal)
Tính phổ biến, hay còn gọi là tính phổ quát của quyền con người thể hiện ở chỗ quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn có của con người và được áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi thành viên trong gia đình nhân loại, không có sự phân biệt đối xử về chủng tộc, dân tộc, giới tính, tôn giáo, độ tuổi, thành phần xuất thân
Sự bình đẳng về quyền con người không có nghĩa là cào bằng mức độ hưởng thụ các quyền, mà là bình đẳng về tư cách chủ thể của quyền con người Ở đây, mọi thành viên của nhân loại đều có được công nhận có các quyền con người, song mức độ hưởng thụ các quyền phụ thuộc vào năng lực của cá nhân từng người, cũng như vào hoàn cảnh chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá… mà người đó đang sống [14, tr.49-50]
(2) Tính không thể tước bỏ (inalienable)
Tính không thể tước bỏ của nhân quyền thể hiện ở chỗ các quyền con người không thể bị tước đoạt hay hạn chế một cách tùy tiện bởi bất cứ chủ thể nào, kể cả các cơ quan và quan chức nhà nước Như vậy, quyền con người vẫn có thể bị tước bỏ,hạn chế trong một số trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật Liên quan đến tính chất này, cần có sự phân biệt rõ ràng giữa việc tước bỏ một cách tùy tiện với việc tước bỏ, hạn chế theo quy định của pháp luật [14, tr.50]
(3) Tính không thể phân chia (indivisible)
Tính không thể phân chia thể hiện ở chỗ các quyền con người đều có tầm quan trọng như nhau, nên về nguyên tắc không có quyền nào được coi là có giá trị cao hơn quyền nào Việc tước bỏ hay hạn chế bất kỳ quyền con người nào đều tác động tiêu cực đến nhân phẩm, giá trị và sự phát triển của con người
Trang 18Tuy nhiên, trong từng bối cảnh cụ thể, có những quyền có thể cần được
ưu tiên thực hiện Ví dụ, trong bối cảnh dịch bệnh đe dọa hoặc với những người
bị bệnh tật, quyền được ưu tiên thực hiện là quyền được chăm sóc y tế; … Ở góc
độ khác, trong một số hoàn cảnh nhất định, việc ưu tiên thực hiện quyền của một
số nhóm xã hội dễ bị tổn thương không có nghĩa những quyền này có giá trị cao hơn các quyền khác hay nhóm đối tượng này được ưu tiên hơn các nhóm khác
Sự ưu tiên này là nhằm tạo điều kiện bình đẳng cho các nhóm yếu thế trong xã hội có thể thực hiện quyền của mình một cách bình đẳng [14, tr.51-52]
(4) Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau (interrelated, interdependent)
Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau của quyền con người thể hiện ở các quyền con người đều nằm trong mối liên hệ phụ thuộc và tác động lẫn nhau Sự
vi phạm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo đảm các quyền khác Ngược lại, tiến bộ trong việc bảo đảm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tích cực đến việc bảo đảm các quyền khác Ví
dụ, những vi phạm về quyền lao động cá nhân, đặc biệt là về vấn đề thù lao có thể ảnh hưởng đến quyền có mức sống thích đáng của cá nhân đó [14, tr.51-52]
1.1.2 Hiến pháp
Hiến pháp là thuật ngữ được nhân loại sử dụng từ rất lâu trong lịch sử
Từ thời cổ đại, triết gia nổi tiếng Aristotle đã định nghĩa hiến pháp là “cách
thức tổ chức cơ cấu chính quyền trong một nước, cách thức phân bố quyền lực được ấn định, chủ quyền tối thượng được xác định, và mục tiêu tối hậu của quốc gia mà mọi cơ quan và toàn thể dân chúng nhắm tới” [16, tr.78]
Nói một cách khác, hiến pháp là cơ sở, trên đó mọi luật pháp của quốc gia được ban hành Trong hệ thống pháp luật của các quốc gia, hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất Tất cả các văn bản pháp luật khác đều phải phù hợp với hiến pháp Sở dĩ hiến pháp có vị trí tối cao là vì nó phản ánh chủ quyền của
Trang 19nhân dân Về nguyên tắc, hiến pháp phải do nhân dân thông qua dưới hình thức hội nghị lập hiến, quốc hội lập hiến hoặc trưng cầu dân ý Điều này khác với các đạo luật bình thường mà chỉ do quốc hội thông qua
Sự ra đời của hiến pháp với tính chất là đạo luật cơ bản xuất hiện khi giai cấp tư sản giành chính quyền trong cuộc đấu tranh chống lại nhà nước chuyên chế phong kiến Trong cuộc đấu tranh này, đầu tiên, giai cấp tư sản đã đạt được những thành tựu trong việc hạn chế quyền lực của vương triều phong kiến bằng việc thành lập cơ quan gọi là nghị viện tồn tại bên cạnh vua, hoặc thành lập một chế độ cộng hòa thừa nhận quyền của các công dân có tài sản Văn bản có tính chất hiến pháp đầu tiên có tên gọi là: “Hình thức cai quản nhà nước Anh, Scotland, Iceland…” (1653) Đây là kết quả của cuộc cách mạng tư sản Anh Sau khi Hợp chúng quốc Hoa kỳ được thành lập năm 1787, nước này cũng đã ban hành một bản Hiến pháp mà được coi là văn bản hiến pháp hiện đại đầu tiên của nhân loại, vẫn còn được áp dụng đến ngày nay [2, tr.2]
Khái niệm Hiến pháp có thể được hiểu theo những cách khác nhau, phụ thuộc vào những ngữ cảnh khác nhau Có 4 cách hiểu cơ bản về Hiến pháp: thuật ngữ Hiến pháp, đạo luật cơ bản, ngành luật Hiến pháp, ngành khoa học pháp lý Tuy nhiên, theo các hiểu thông thường nhất, Hiến pháp là đạo luật cơ bản do cơ quan quyền lực nhà nước được nhân dân ủy quyền ban hành, thường gọi là Quốc hội lập hiến, quy định việc tổ chức nhà nước, cơ cấu, thẩm quyền các cơ quan nhà nước và quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân [2, tr.4]
Hiến pháp theo cách hiểu cơ bản nhất là đạo luật cơ bản của quốc gia, xác định thể chế chính trị, cách thức tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, bảo vệ quyền con người, quyền công dân [4, tr.13] Như vậy, Hiến pháp
ra đời chính là do nhu cầu bảo vệ một nền dân chủ vì quyền con người
Ngay từ thời cổ đại, đã có những văn bản có tính hiến pháp đề cập đến quyền con người như Bộ luật Hammurabi (1810 - 1750 TCN) ở Babylon; Đại
Trang 20Hiến chương Magna Carta (the Magna Carta, 1215) và Bộ luật về các quyền
(The Bill of Rights, 1689) của nước Anh [7, tr.23] Đến thời kì cách mạng tư
sản, do như cầu về việc hoàn hiện các quy định về cách thức tổ chức bộ máy nhà nước và quan trọng hơn là ghi nhận các quyền tự do của người dân để tránh sự lạm dụng quyền lực của chính quyền mới, hàng loạt văn kiện pháp luật nổi tiếng của nhân loại về quyền con người đã ra đời: Tuyên ngôn Độc
lập (the Declaration of Independence, 1776) của nước Mỹ; Tuyên ngôn về các quyền của con người và của công dân (the Declaration of the Rights of
Man and of the Citizen, 1789) của nước Pháp.… Những văn kiện này đều ghi
nhận các quyền con người, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, ở các mức độ và góc độ khác nhau, như là nhữngquyền tự nhiên, vốn có và bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình nhân loại [9, tr.35]
Lời nói đầu của Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ đã khẳng định:"Mọi
người sinh ra đều bình đẳng Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền đó có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc" Như vậy, quyền con người là tự nhiên, vốn có
chứ không phải được ban phát bởi vua chúa hay nhà nước [27, tr.36] Điều này gắn liền với học thuyết về quyền tự nhiên, trong đó cho rằng quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn có mà mọi cá nhân sinh ra đều được hưởng với tư cách là một con người, không phụ thuộc vào phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa hay ý chí của bất cứ cá nhân, giai cấp, tầng lớp, tổ chức, cộng đồng nào cũng như không thể bị tước bỏ hay được ban phát từ tất cả các chủ thể nào trong đó có nhà nước [9, tr.56]
1.1.3 Quyền con người thúc đẩy sự ra đời của Hiến pháp
Học thuyết về quyền tự nhiên xuất phát tư tưởng về luật tự nhiên (còn
được gọi là luật của tự nhiên - natural law/law of nature, nguyên gốc từ tiếng La-tinh: lex naturalis) Luật tự nhiên là những qui tắc trong tự nhiên, những
Trang 21quy tắc này tồn tại độc lập với luật lệ được đặt ra bởi bất cứ chủ thể cai trị nào Con người tuân theo luật tự nhiên như một quy luật tất yếu Tư tưởng về luật tự nhiên có vai trò như là một nguyên lý chính yếu trong mọi nền văn hoá
và các trường phái tư tưởng lớn, thậm chí bao gồm các tôn giáo lớn như Hindu giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo Mọi luật lệ được đặt ra từ trước đến nay đều phải xây dựng dựa trên những quy chuẩn trung về đạo đức
xã hội mà các chuẩn mực này đều hình thành nhờ các quy luật của luật tự nhiên Do vậy, pháp luật không thể được xây dựng đi ngược lại luật tự nhiên Ngay từ thời cổ đại, triết gia Aristotle, người được coi là đặt nền móng cho lý thuyết về luật tự nhiên, cho rằng trong tự nhiên đã có sẵn những quy luật, luật
lệ và công lý mà con người phải tuân thủ khi hành xử cũng như khi xây dựng
và thực thi pháp luật Nhà triết học nổi tiếng ở châu Âu thời Trung cổ
Augustine đã từng nói: “Một luật mà không công bằng là một luật chỉ có trên
danh nghĩa.”Bên cạnh Aristotle và Augustine, nhà triết gia cổ và trung đại
tiêu biểu cho học thuyết này là Thomas Aquinas, Francisco Suárez, Richard Hooker, Thomas Hobbes, Hugo Grotius, Samuel von Pufendorf, John Locke, Francis Hutcheson, Jean Jacques Burlamaqui, và Emmerich de Vattel Nói chung, các nhà tư tưởng theo học thuyết tự nhiên đều khẳng định luật tự nhiên được hình thành từ các quy luật vốn có của tự nhiên, do vậy nó nên được áp dụng vào việc bảo vệ đời sống của con người, cụ thể là trong việc xây dựng
hệ thống pháp luật [7, tr.56]; [27, tr.34]
Những tư tưởng về quyền con người đã thúc đẩy con người đứng lên đấu tranh chống lại ách áp bức bóc lột của những nền cai trị chuyên chế Hàng loạt cuộc cách mạng tư sản ở Châu Âu đã nâng địa vị của những thần dân lên thành công dân Hiến pháp ra đời và trở thành công cụ để hạn chế quyền lực nhà nước và bảo vệ quyền công dân Quyền con người với tư cách
là những quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm đã được ghi
Trang 22nhận trực tiếp trong Hiến pháp của nhiều nước Có thể lấy ví dụ điển hình là
Tu chính án (điều sửa đổi, bổ sung) thứ 14 của Hiến pháp Hoa Kỳ Khoản 1 Điều này quy định:
Không một bang nào được ban hành hoặc thực thi bất cứ đạo luật nào nhằm hạn chế đặc quyền hoặc quyền bất khả xâm phạm của công dân Hoa Kỳ Cũng không một bang nào có thể tước đoạt sinh mệnh, tự do hoặc tài sản của một cá nhân mà không theo một quy trình do luật định Cũng không thể phủ nhận quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng của một cá nhân trong phạm vi
thẩm quyền tài phán của bang đó [17, tr.267]
Như vậy, theo quy định trên, quyền con người, quyền công dân là những quyền bất khả xâm phạm và được pháp luật tôn trọng Không có luật lệ được ban ra có thể đi ngược lại những quyền này Mọi công dân đều có quyền được bảo hộ về tính mạng, tự do và tài sản, quyền bình đẳng trước pháp luật Những quyền này đều không thể bị tước bỏ hoặc xâm phạm một cách tùy tiện Quy định phản ánh rất rõ ảnh hưởng của tư tưởng và lý thuyết về các quyền
và luật tự nhiên [7, tr.45]
Không chỉ thúc đẩy sự ra đời của Hiến pháp, quyền con người còn là cảm
hứng cho chủ nghĩa Hiến pháp (Constitutionalism) Khái niệm chủ nghĩa Hiến
pháp được khởi xướng bởi John Locke, một trong các triết gia tiêu biểu theo học thuyết quyền tự nhiên Không có định nghĩa thống nhất dành cho chủ nghĩa hiến pháp, nhưng về cơ bản, chủ nghĩa hiến pháp nhấn mạnh vai trò của Hiến pháp, đạo luật tối cao của Nhà nước Đồng thời, chủ nghĩa Hiến pháp cũng đề cập và giải quyết mối quan hệ giữa quyền lực của nhân dân và quyền lực của nhà nước bằng cách xác lập và đảm bảo thực hiện các nguyên tắc sau [7, tr 57]:
Thứ nhất, quyền lực tuyệt đối thuộc về nhân dân;
Thứ hai, quyền lực nhà nước là do nhân dân trao cho, có giới hạn và
phải chịu sự kiểm soát;
Trang 23Thứ ba, những hành động tùy tiện của nhà nước phải bị ngăn chặn
Tư tưởng về các quyền con người nói chung, các quyền tự nhiên của con người nói riêng không chỉ là cảm hứng cho các cuộc cách mạng xã hội của nhân loại nhằm lật đổ ách thống trị chuyên chế, bất công, bắt đầu từ các chế độ chiếm hữu nô lệ, sang đến chế độ phong kiến, chế độ thực dân-đế quốc, mà còn có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của Hiến pháp và chủ nghĩa Hiến pháp các nước trên thế giới [7, tr 63]
Theo dòng thời gian, quyền con người đang ngày càng được ghi nhận rộng rãi hơn trong Hiến pháp của các quốc gia Theo các nghiên cứu về thực tiễn lịch sử lập hiến nhân loại [7, tr.59], số lượng quyền con người được ghi nhận trong Hiến pháp đã tăng lên đáng kể theo thời gian Trong giai đoạn từ năm 1800 đến 2000, số lượng các quyền con người được các Hiến pháp các nước trên thế giới quy định đã tăng liên tục từ con số không vào thời điểm năm 1800 đến trên 60 quyền vào thời điểm năm 2000 Số quyền này thậm chí
đã vượt qua tổng số các quyền (theo cách tính của nhiều chuyên gia) được ghi nhận trong các văn kiện quốc tế tiêu biểu nhất về quyền con người Cụ thể, theo kết quả thống kê, số lượng quyền được ghi nhận trong Tuyên ngôn về các quyền của con người và của công dân 1789 của Pháp là 13, trong Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền (1948) là 34, trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (1966) là 34, trong Công ước châu Mỹ về nhân quyền (1969) là 36, trong Hiến chương châu Phi về quyền con người và quyền của các dân tộc (1981) là 30 [7, tr.31] Không chỉ ghi nhận những quyền con người trong các văn kiện quốc tế tiêu biểu về quyền con người đã nêu trên, các quyền con người được ghi nhận trong Hiến pháp còn có xu hướng tương thích hơn với các các quy định của luật nhân quyền quốc tế
Như vậy, quyền con người là những quyền tự nhiên, bất khả xâm phạm Hiến pháp và pháp luật ra đời do nhu cầu quản lí xã hội mà mục đích cao nhất
Trang 24chính là bảo vệ quyền con người, quyền công dân, giúp cho mọi thành viên trong xã hội đều được có cơ hội thụ hưởng quyền lợi chính đáng của mình mà không có bất cứ sự xâm phạm nào Quyền con người chính là yếu tố quyết định cho sự ra đời, hình thành và phát triển của Hiến pháp, đạo luật cơ bản
của mỗi Quốc gia
1.2 Vai trò của Hiến pháp với việc bảo vệ, thúc đẩy nhân quyền
Như đã phân tích ở mục trên, Hiến pháp ra đời là do nhu cầu về hạn chế quyền lực của chính quyền và bảo vệ các quyền con người, quyền công dân
Do vậy, Hiến pháp là công cụ pháp lý cơ bản để bảo vệ quyền con người ở các quốc gia
Theo quan điểm của luật nhân quyền quốc tế, quốc gia là chủ thể chịu
trách nhiệm chính (duty-bearer) trong việc bảo vệ quyền con người Cụ thể
quốc gia có trách nhiệm hành động hoặc không hành động đểu thực hiện ba nghĩa vụ cơ bản sau: nghĩa vụ tôn trọng, nghĩa vụ bảo vệ và nghĩa vụ thực hiện [14, tr.84-85] Hiến pháp, tư cách là đạo luật cơ bản của các quốc gia, luôn có các quy định khẳng định rõ các quyền và tự do của cá nhân dưới hình thức các quyền con người hoặc quyền công dân Điều này trực tiếp nhấn mạnh rằng quyền con người là những quyền thiêng liêng, không thể bị xâm phạm một cách tùy tiện Ngoài ra, các quy định trong Hiến pháp, cụ thể như các quy định về cách thức tổ chức, giới hạn và kiểm soát quyền lực nhà nước, cũng nhằm tới mục tiêu cao nhất là bảo vệ nền dân chủ, quyền con người, quyền công dân thông qua việc giới hạn và kiểm soát quyền lực nhà nước; tránh việc quyền con người, quyền công dân bị lạm dụng và xâm hại một cách tùy tiện [7, tr.78]
Do có cùng khách thể là quyền con người nên Hiến pháp nói riêng và pháp luật quốc gia nói chung có mối quan hệ chặt chẽ với luật nhân quyền quốc tế ở nhiều phương diện Ở thời kì đầu, pháp luật quốc gia chính là nền
Trang 25tảng thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển luật nhân quyền quốc tế Hiến pháp và pháp luật quốc gia cũng chính là phương tiện hữu hiệu nhất để truyền tải pháp luật quốc tế về quyền con người, đảm bảo cho pháp luật quốc tế về quyền con người được thực hiện
Hiện tại, hầu hết các quyền con người theo luật quốc tế về quyền con người đã được ghi nhận trong hiến pháp của các quốc gia trên thế giới ở mức
độ khác nhau.Với hiệu lực tối cao của mình, hiến pháp đóng vai trò là công cụ pháp lý cơ bản để hiện thực hóa các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người ở các quốc gia [4, tr.43]
1.3 Chế định quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp của các nước trên thế giới
Cùng với sự ra đời của Hiến pháp, khái niệm quyền công dân cũng xuất hiện Chính những cuộc cách mạng tư sản đã đưa con người từ địa vị thần dân lên địa vị công dân và pháp điển hóa các quyền tự nhiên của con người dưới hình thức các quyền công dân Về bản chất, quyền công dân là quyền con người được các nhà nước thừa nhận và áp dụng cho công dân của mình [14, tr.99]
Quyền của cơ bản của công dân là những quyền được ghi nhận trong Hiến pháp, những quyền này xuất phát từ các quyền tự nhiên thiêng liêng và bất khả xâm phạm của con người như quyền sống, quyền bình đẳng, quyền tự
do mưu cầu hạnh phúc và là các quyền được hầu hết các quốc gia trên thế giới thừa nhận
Quyền công dân là một tập hợp những quyền tự nhiên được pháp luật một nước ghi nhận và bảo đảm đối với công dân của nước mình Hệ thống quyền con người ở mỗi quốc gia có thể được quy định khác nhau, có thể tương thích hoặc chưa được tương thích với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người Quyền công dân có các đặc điểm như sau:
Thứ nhất, quyền cơ bản của công dân có liên hệ chặt chẽ với quyền con
Trang 26Tuy nhiên nên tránh quan điểm đồng nhất quyền công dân với quyền con người Quyền con người được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ bởi pháp luật quốc gia và quốc tế Quyền con người không bị bó hẹp trong mối quan hệ giữa cá nhân với nhà nước mà thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với toàn thể cộng đồng nhân loại
Thứ hai, quyền cơ bản của công dân luôn gắn liền với nghĩa vụ cơ
bản của công dân, thực hiện nghĩa vụ là tiền đề cho việc được hưởng quyền trên thực tế
Thứ ba, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân thường được quy định
trong Hiến pháp, đạo luật cơ bản của Nhà nước Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp là cơ sở chủ yếu để xác định địa
vị pháp lí của công dân, là nền tảng cho mọi quyền và nghĩa vụ khác của công dân được quy định trong hệ thống pháp luật Hay nói một cách khác, tất cả mọi quyền và nghĩa vụ khác của công dân đều bắt nguồn từ quyền và nghĩa
vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp
Thứ tư, chỉ có người có quốc tịch mới có thể trở thành công dân và có
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Khái niệm công dân luôn gắn liền với khái niệm quốc tịch Để xác định một cá nhân là công dân của nước nào luôn phải căn cứ vào quốc tịch của cá nhân đó, cá nhân không có quốc tịch sẽ không được thừa nhận là công dân của một nước
Chế định quyền con người, quyền công dân là tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa Nhà nước và các thể nhân, có thể là công dân hoặc không phải công dân Chế định quyền con người, quyền công dân là chế định quan trọng, vì vậy nó luôn được ghi nhận trong Hiến pháp, đạo luật cơ bản của mỗi quốc gia Chế định quyền con người, quyền công dân điều chỉnh địa vị pháp lý công dân, được hình thành bởi tổng thể các quy định
Trang 27về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, làm nền tảng cho việc quy định quyền và nghĩa vụ trong các ngành luật khác
Các chế định điều chỉnh địa vị pháp lý của công dân nằm trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác tạo thành quy chế pháp lý công dân, đó là các chế định điều chỉnh các mối quan hệ về: quốc tịch, năng lực pháp luật và năng lực hành vi của công dân, các nguyên tắc hiến pháp của quy chế pháp lý của công dân, quyền tự do, nghĩa vụ pháp lí của công dân, các biện pháp đảm bảo thực hiện quy chế pháp lý của công dân
1.3.1 Cách thức hiến định, vị trí và cấu trúc của chế định quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp của các nước trên thế giới
Quyền con người được pháp điển hóa vào Hiến pháp các nước trên thế giới theo ba cách thức cơ bản sau:
Thứ nhất, quyền con người đề cập trực tiếp thành các điều khoản trong
một chương riêng hoặc rải rác trong một số chương của Hiến pháp Trong trường hợp được quy định trong một chương riêng, chế định quyền con người
sẽ có vị trí là một chương trong Hiến pháp, chương này thường có tên là
“quyền con người”, “quyền con người, quyền công dân”, “quyền công dân” hoặc quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Đây là cách hiến định nhân quyền phổ biến nhất hiện nay, được áp dụng bởi đa số quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam
Thứ hai, chế định quyền con người, quyền công dân được quy định
trong một văn bản riêng và được thừa nhận như là một cấu phần của Hiến pháp Ví dụ, Tuyên ngôn Nhân quyền năm 1689 và Bộ luật về quyền năm
2008 được coi là hai văn bản nguồn của Hiến pháp nước Anh Một ví dụ tiêu biểu khác là Pháp Lời mở đầu của Hiến pháp năm hiện hành Cộng hòa Pháp quy định: “Nhân dân Pháp trung thành với bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789” Điều đó có nghĩa là bản Tuyên ngôn dù được ban hành
Trang 28trước Hiến pháp hơn 150 năm nhưng vẫn được thừa nhận như là một nội dung của Hiến pháp
Thứ ba, chế định quyền con người được xác định như là những điều bổ
sung của Hiến pháp Như vậy, theo cách thức hiến định này, chế định quyền con người không được quy định trực tiếp trong nội dung, cũng như không thành một văn bản riêng mà có hình thức như những điều bổ sung của Hiến pháp Đây là cách thức pháp điển hóa quyền con người ít gặp nhất mà trường hợp là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Hiến pháp Hoa Kỳ ban đầu không có quy định trực tiếp nào về nhân quyền, nhưng sau đó được bổ sung 10 tu chính án quy định về các quyền cơ bản mà sau này được gọi là Bộ luật về các quyền của Mỹ [7, tr.39]; [27, tr.33]
Tuy nhiên, dù được hiến định theo cách thức nào thì chế định quyền con người, quyền công dân vẫn thế chế định quan trọng trong Hiến pháp của các quốc gia Sự tiến bộ trong các quy định về quyền con người trong pháp luật của một quốc gia phản ánh mức độ dân chủ của quốc gia đó [7, tr.40]
Về mặt cấu trúc, các bản Hiến pháp hiện đại thường có Lời nói đầu và
ba phần lớn đó là: (i) Các nguyên tắc cơ bản; (ii) Quyền con người, quyền công dân hoặc quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và (iii) Bộ máy nhà nước Trong ba phần này, chế định về quyền con người, quyền công dân thường được đặt ở vị trí trang trọng ngay sau chế định về các nguyên tắc nền tảng của Hiến pháp
1.3.2 Cách thức xác lập và khuôn khổ các quyền hiến định trong hiến pháp của các nước trên thế giới
Các quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong pháp luật quốc gia thường là các quyền và tự do cơ bản của con người được ghi nhận trong Tuyên ngôn nhân quyền thế giới (UDHR, 1948), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR, 1966), Công ước quốc tế về các quyền
Trang 29kinh tế, văn hóa và xã hội (ICESCR, 1966) và các văn kiện quốc tế khác về quyền con người
Các quyền được ghi nhận chủ yếu là các quyền sau: quyền sống (Điều
3 UDHR, Điều 6 ICCPR); quyền tự do đi lại (Điều 13 UDHR, Điều 12, 13 ICCPR); quyền tự do biểu đạt (Điều 19 UDHR, Điều 18, 19 ICCPR); quyền tự
do tôn giáo, tín ngưỡng (Điều 18 UDHR, Điều 18 ICCPR); quyền tự do hội họp (Điều 20 UDHR, Điều 21, 22 ICCPR); quyền tự do hiệp hội (Điều 20 UDHR, Điều 21, 22 ICCPR); tự do tư tưởng, ý kiến, quan điểm (Điều 18 UDHR, Điều 18 ICCPR); cấm kiểm duyệt (hàm chứa trong Điều 18, 19 UDHR, Điều 18, 19 ICCPR); quyền được thành lập hoặc gia nhập công đoàn (Điều 8 ICESCR); quyền bảo vệ đời tư (Điều 12 UDHR, Điều 17 ICCPR); quyền sở hữu tài sản (Điều 17 UDHR); quyền được lựa chọn nghề nghiệp (Điều 13 UDHR, Điều 12, 13 ICCPR); cấm chế độ nô lệ, nô dịch hoặc cưỡng bức lao động (Điều 4 UDHR, Điều 8 ICCPR); quyền có quốc tịch (Điều 15 UDHR, Điều 24 ICCPR); cấm hồi tố (Điều 11.2 UDHR, 15 ICCPR); quyền không bị trừng phạt khi luật chưa quy định là tội phạm (Điều 11 UDHR, Điều 15 ICCPR); quyền không bị tước tự do một cách tùy tiện (Điều 9 UDHR, 9 ICCPR); quyền được suy đoán vô tội (Điều 11 UDHR); Quyền được im lặng hoặc không phải tự chứng minh mình không phạm tội (Điều 14 ICCPR); Quyền được yêu cầu xem xét lại việc bắt giữ mình (Điều 14 ICCPR); quyền được kháng cáo (Điều 14 ICCPR); quyền được xét xử công khai (Điều 10 UDHR); quyền không bị xét xử hai lần vì cùng một hành vi phạm tội (Điều 14 ICCPR); cấm tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục (Điều 5 UDHR, Điều 7 ICCPR); quyền có luật sư bào chữa (Điều 14 ICCPR); quyền được tại ngoại chờ xét xử (Điều 9 ICCPR); quyền được xét xử công bằng (Điều 10 UDHR); quyền được đền bù khi bị xét xử oan sai (Điều 9 ICCPR);
Trang 30Quyền được sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình trong tố tụng (Điều 14 ICCPR); Quyền được có và thẩm vấn nhân chứng (Điều 14 ICCPR); Quyền được xét xử nhanh chóng (Điều 14 ICCPR); Quyền không bị bỏ tù vì không hoàn thành được nghĩa vụ theo hợp đồng (Điều 11 ICCPR); Các quyền của trẻ
em (Điều 25 UDHR, Điều 24 ICCPR); Quyền được có thời gian nghỉ ngơi, giải trí vẫn được hưởng lương (Điều 7, 9 ICESCR); Quyền được tự do kinh doanh (hàm chứa trong Điều 6 ICESCR); Quyền được đình công (Điều 8 ICESCR); Quyền được đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, lành mạnh (Điều 7 ICESCR); Các quyền về sở hữu trí tuệ (hàm chứa trong Điều 15 ICESCR); Quyền được chăm sóc y tế (Điều 12 ICESCR); Quyền được kết hôn (Điều 16 UDHR, Điều 10 ICESCR); Quyền được hưởng chuẩn mực sống thích đáng (Điều 11 ICESCR); Cấm sử dụng lao động trẻ em (Điều 32 CRC, Điều 10 ICESCR, Công ước số 138 và Công ước số 182 của ILO); Cấm trừng phạt thể chất (Điều 5 UDHR, Điều 7 ICCPR); quyền được có nơi ở (hàm chứa trong Điều 11 ICESCR); Quyền tự quyết dân tộc (Điều 1 ICCPR, Điều 1 ICESCR); Quyền tiếp cận thông tin do các cơ quan nhà nước nắm giữ (hàm chứa trong Điều 19 UDHR, Điều 18, 19 ICCPR) [7, tr.56]; [41, tr.32]
Trong số các quyền nêu trên, các quyền con người được Hiến pháp nhiều quốc gia ghi nhận nhất là: quyền sống (47%); quyền tự do đi lại (67%); quyền tự do biểu đạt (83%); quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng (80%); quyền tự
do hội họp (76%); quyền tự do lập hội (76%); quyền tự do báo chí (50%); tự
do tư tưởng, ý kiến, quan điểm (73%); Quyền bảo vệ đời tư (61%), quyền sở hữu tài sản (66%); Cấm hồi tố (62%); Không bị trừng phạt khi luật chưa quy định là tội phạm (60%); Quyền không bị tước tự do một cách tùy tiện (59%); Quyền được yêu cầu xem xét lại việc bắt giữ mình (57%); Quyền được xét xử công khai (47%); Cấm tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục (43%) [7, tr.56 -57]; [41, tr.32]
Trang 311.3.3 Sự phát triển của các quyền hiến định trong hiến pháp của các nước trên thế giới từ trước đến nay
Theo một luật gia nổi tiếng ở châu Âu là Karel Vasak, trong lịch sử phát triển của mình, quyền con người được có thể được chia thành ba thế hệ
(generations of human rights) [14, tr.69-70]; [25, tr.69] Thế hệ thứ nhất là
các quyền dân sự, chính trị, thế hệ thứ hai là các quyền kinh tế, văn hóa xã hội
và thế hệ thứ ba Thế hệ thứ nhất và thứ hai của quyền con người hiện nay trở thành quyền hiến định trong hiến pháp của hầu hết các quốc gia trên thế giới
1.3.3.1 Thế hệ thứ nhất - các quyền dân sự, chính trị
Tiêu biểu cho các quyền thuộc thế hệ thứ nhất là quyền sống, quyền tự
do tư tưởng, tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tự do biểu đạt, quyền được bầu cử, ứng cử, quyền được xét xử công bằng Các quyền này đại diện cho tự do cơ bản của mỗi cá nhân Các quyền dân sự, chính trị được hành thành nhờ những
tư tưởng về quyền tự nhiên Nhóm quyền này là những quyền đầu tiên được hiến định, đó là kết quả của cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến Mục đích của việc ghi nhận những quyền này là để hạn chế, ngăn chặn và kiểm soát quyền lực nhà nước
Từ năm 1850 đến 2000, số lượng quyền dân sự, chính trị được hiến định trong Hiến pháp các nước liên tục gia tăng Những tự do chính trị cơ bản như tự
do ngôn luận, tự do biểu đạt, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội và các quyền liên quan đến bảo vệ đời tư có sự gia tăng mạnh, ổn định và cao nhất Điều này chứng tỏ các tự do cơ bản ở các quốc gia đang ngày càng được tôn trọng Nhóm các quyền dân sự khác như quyền khiếu nại, tố cáo; quyền không
bị bắt làm nô lệ, nô dịch; quyền không bị kiểm duyệt; quyền tiếp cận thông tin; quyền được bảo vệ danh dự so với nhóm tự do chính trị cơ bản đã nêu trên thì có mức gia tăng chậm hơn và không ổn định Điều này chứng tỏ các quốc gia còn chưa có thái độ hoàn toàn cởi mở với nhóm các quyền này Một trong những
Trang 32quyền khá đặc biệt là quyền sở hữu súng, về căn bản không có nhiều quốc gia cho rằng quyền sở hữu vũ khí cá nhân là một quyền hiến định Tính đến thời điểm năm 2000, chỉ có rất ít Hiến pháp của các quốc gia trên thế giới như Hoa
Kỳ, Guatemala và Mexico thừa nhận quyền này [41, tr.38]
Còn một nhóm quyền dân sự không thể không kể đến, đó là nhóm các quyền tố tụng Ở một số quốc gia, các quyền tố tụng được quy định trong Hiến pháp bên cạnh việc được quy định trong bộ luật tố tụng hình sự Trong giai đoạn từ năm 1850 đến 2000, các quyền tố tụng trong Hiến pháp các nước trên thế giới phát triển không đồng đều Trong khi các quyền như quyền không bị tước tự do tùy tiện, quyền giữ im lặng, quyền không bị áp dụng hồi
tố, quyền được xét xử công bằng, quyền được hỗ trợ bởi luật sư phát triển khá nhanh và ổn định thì các quyền tố tụng như quyền không bị trừng phạt thể chất, quyền của con nợ không bị bắt giữ, các quyền tố tụng đặc biệt của trẻ
em, quyền được đền bù oan sai, quyền đăng ký công khai của tù nhân lại phát triển chậm chạp hoặc hầu như không phát triển [39, tr.19]
1.3.3.2 Thế hệ thứ hai – các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội
Nhóm các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội bắt đầu phát triển mạnh từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất Khủng hoảng kinh tế ở các nước tư bản đã dẫn tới tình cảnh khốn khổ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Các cuộc đấu tranh của những người theo tư tưởng mới và của nhân dân lao động nhằm cải thiện đời sống của giai cấp lao động và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trong xã hội đã dẫn đến kết quả là nhà nước tư sản ban hành một số chính sách phúc lợi để xoa dịu tình hình Các quyền quy định về an sinh xã hội được đưa vào Hiến pháp của một số nước Đặc biệt sau khi tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ra đời, các quyền liên quan đến việc làm ngày càng được thúc đẩy và phát triển
Trong giai đoạn từ 1850 đến 2000, nhìn chung nhóm quyền kinh tế,
Trang 33ngoại trừ quyền gia nhập, thành lập công đoàn và quyền sở hữu tư nhân về tài sản, kém phát triển hơn so với nhóm quyền dân sự Tỷ lệ Hiến pháp ghi nhận nhóm quyền này nhìn chung không cao và tốc độ phát triển không ổn định [7, tr.60] Trong nhóm quyền kinh tế, ngoại trừ quyền sở hữu tư nhân về tài sản, hầu hết các quyền còn lại chỉ thực sự phát triển sau khi Liên hợp quốc được thành lập Điều này cho thấy rõ ràng ảnh hưởng của luật nhân quyền quốc tế đến Hiến pháp của các quốc gia [41, tr.34]
Nhóm các quyền xã hội, văn hóa cũng có vị trí rất quan trọng trong hệ thống quyền con người, càng ngày càng chiếm một số lượng lớn trong chế định
về quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp của nhiều quốc gia Trong giai đoạn 1850 đến 2000, các quyền xã hội, văn hóa nhìn chung kém phát triển hơn so với nhóm quyền dân sự Tỷ lệ Hiến pháp ghi nhận nhóm quyền này không cao và tốc độ phát triển nhiều quyền không ổn định Trong nhóm quyền xã hội, văn hóa, ngoại trừ hai quyền tự do đi lại và tự do tôn giáo, các quyền còn lại chỉ có sự phát triển sau khi Liên hợp quốc được thành lập Điều này cũng cho thấy rõ ràng ảnh hưởng của luật nhân quyền quốc tế đến việc ghi nhận nhóm quyền này trong Hiến pháp của các quốc gia [41, tr.34]
1.3.3.3 Thế hệ thứ ba
Thế hệ thứ ba của quyền con người là những quyền phát sinh trong bối cảnh mới, bao gồm các quyền tiêu biểu là quyền tự quyết dân tộc, quyền phát triển, quyền với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, quyền được sống trong hòa bình, quyền được sống trong môi trường lành mạnh, quyền được hưởng thụ các giá trị văn hóa… Danh sách này đang được tiếp tục bổ sung Trong nhóm quyền này, chỉ có quyền tự quyết dân tộc là quyền được pháp điển hóa trong Hiến pháp của các quốc gia [41, tr.35]
Trang 34Chương 2
QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN TRONG
CÁC HIẾN PHÁP 1946, 1959, 1980, 1992 CỦA VIỆT NAM
2.1 Khái quát tư tưởng hiến định về quyền con người ở Việt Nam trước năm 1946
2.1.1 Tư tưởng quyền con người trong tập quán, sáng tác dân gian, tác phẩm của một số nhân vật tiêu biểu và pháp luật Việt Nam thời quân chủ
Trong thời kỳ quân chủ ở Việt Nam không xuất hiện thuật ngữ “nhân quyền” hay “quyền con người”, thay vào đó được thể hiện qua các ý niệm và các hành xử nhân đạo, khoan dung giữa các lớp người Lịch sử lâu dài cùng các cuộc di dân theo hướng nam dẫn đến hình thành khí chất mềm mỏng, dễ hấp thu với văn hóa ngoại lai Theo nhà sử học Đào Duy Anh, về tính chất tinh thần thì người Việt đại khái thông minh nhưng ít người có trí tuệ lỗi lạc Sức tưởng tượng tốt hơn trí khoa học, giàu trực giác hơn lý luận, điều này phần nào lý giải ít xuất hiện các danh tác lớn trong các lĩnh vực, kể cả nhân quyền, và thiếu hẳn bộ môn triết học Người Việt Nam cũng ít mộng tưởng do não tưởng tượng thường bị thực tiễn hòa hoãn, cảm giác hơi chậm chạp, song giỏi chịu đựng đau đớn cực khổ và hay nhẫn nhục Tính tình thực ra nhút nhát
và chuộng hòa bình, song gặp lãnh đạo tài giỏi biết ngộ sự cũng thành ra chuộng đại nghĩa và biết hy sinh [1, tr.22-23]
Việt Nam trải qua nhiều cuộc đấu tranh với lân bang nên hình thành tư tưởng biết cấu kết lại và biết dung hòa để sinh sống, nên cả trong các sáng tác dân gian cũng thường đề cao sự tương hợp, gắn bó, chống lại ách bất công và
áp bức Một số nhân vật tiêu biểu lại thể hiện qua các sáng tác văn chương (người Việt kể ra không có những nhà khoa học tự nhiên nổi bật), có thể kể đến như Nguyễn Trãi có Bình Ngô Đại cáo, Quốc âm thi tập, Ức trai thi tập,
Trang 35Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí, Lam sơn thực lục, Phú núi Chí Linh, Ngọc đường di cảo, Lam Sơn Vĩnh lăng thần đạo bí, kế đến là nhà thơ Nguyễn Du với Văn tế thập loại chúng sinh, Truyện Kiều, Sở kiến hành, Thái Bình mại ca giả - các tác phẩm trên khiến ông được đề cao là tác giả tiêu biểu của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn chương cuối thể kỷ 18, đầu thế kỷ
19 [21, tr.34] Nữ nhà thơ Hồ Xuân Hương được xem là tiếng nói phản kháng lại trật tự Nho giáo bất công, tạo nên sự coi thường người nữ trong xã hội Qua các tác phẩm như: Lấy chồng chung, Bánh trôi nước, Không chồng mà chửa, Bà đã cho thấy một tính cách khác thường bấy giờ, đó là tiếng lòng khát khao tự do, bình đẳng cho phụ nữ
Trong thời kỳ quân chủ, Quốc triều Hình luật (còn được gọi là Bộ luật Hồng Đức) được ban hành năm 1483 (triều vua Lê Thánh Tông) là một trong
số ít bộ luật cổ của Việt Nam hiện còn được lưu giữ đầy đủ Cấu tạo của Bộ luật gồm 13 chương, ghi chép trong 6 quyển, tạo 722 điều Không tránh khỏi qui luật chung của luật lệ thời quân chủ đó là hệ thống luật lệ hà khắc, việc hình sự hóa các quan hệ xã hội, song Quốc triều Hình luật cũng có nhiều quy định bảo vệ những giá trị con người nhất định, đặc biệt là đã cân nhắc đến quyền của phụ nữ và của trẻ em thời đó Có một số Chương thể hiện rõ hơn cả các nhân quyền như: Danh lệ (Quyển 1); Hộ hôn, Điền sản, Đấu tụng, Đoán ngục (Quyển 2), Tố tụng Điều lệ
Từ tụng Điều lệ (1468) là tập hợp một số văn bản liên quan đến các điều lệ về tố tụng vào năm Quang Thuận thứ 9 (1468) đời vua Lê Thánh Tông Ngoài ra, sách còn chép các qui định về việc sắp xếp, bài trí trong công đường, về thể thức quan lại đến nhậm chức và làm việc tại công đường, các cách thức viết văn án, đơn từ bằng chữ Hán, chữ Nôm Mặc dù không phải là văn kiện pháp lý, cũng không đề cập trực tiếp đến các nhân quyền như Bộ luật Hồng Đức, song Điều lệ đưa ra các qui định về tố tụng nhằm đảm bảo sự
Trang 36Ngoài Từ tụng Điều lệ, Hoàng Việt Luật lệ (1813) cũng là bộ sử lớn của nước ta mà hiện nay vẫn còn giữ được nguyên vẹn Hoàng Việt Luật lệ (còn có tên gọi khác như Hoàng triều Luật lệ, Quốc triều Điều luật, Nguyễn triều Hình luật, Bộ luật Gia Long), là bộ luật chính thức của Việt Nam thời đầu nhà Nguyễn do Bắc thành Tổng trấn Nguyễn Văn Thành soạn thảo và vua Gia Long cho ban hành năm 1813 Bộ luật gồm 22 quyển và 398 điều Lời tựa của Hoàng đế Gia Long cho Bộ luật thể hiện rõ đường hướng nhân văn mà Bộ luật hướng đến:
Trẫm nghe: Thánh nhân cai trị thiên hạ đều dùng luật pháp để
xử tội, dùng đạo đức để giáo hóa họ Hai điều ấy không thiên bên nào, bỏ bên nào Thật vậy, sống trong xã hội, con người với những ham muốn vô bờ, nếu không có luật pháp để ngăn ngừa thì không
có cách gì để dẫn dắt người ta vào đường giáo hóa mà biết được đạo đức Cho nên lời xưa có nói: "Pháp luật là công cụ giúp cho việc cai trị thêm tốt đẹp" Lời đó há chẳng phải là chuyện không có thực đâu [17, tr.189]
Nội dung của Bộ luật chứa đựng những qui định về việc không được tra tấn người già, trẻ em; những giảm nhẹ hình phạt cho đàn bà phạm tội, nhất là khi mang thai; cho những gia đình có cả hai người phạm tội, mà lẽ một người phải ở lại chăm cha – mẹ cũng được xem xét cho một người miễn chịu tù đày; cấm việc vô cớ bắt người, đánh đập trước khi được xét xử;…
Lệ làng ở Việt Nam tồn tại song song với pháp luật của triều đình, điều chỉnh những quan hệ trong nội bộ làng xóm Lệ làng mỗi nơi mỗi khác, song kết cấu đều thể hiện nếp nghĩ, thói quen, thông tục, cách hành xử truyền thống của người Việt Về tên gọi, lệ làng được gọi dưới nhiều dạng thức như: hương ước, khoán ước, tục lệ, khoán lệ,…
Trang 372.1.2 Tư tưởng về quyền con người ở Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ
19, đầu thế kỷ 20
Giai đoạn cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 (trước khi giành được độc lập cho Việt Nam năm 1945) là một giai đoạn nhiều xáo trộn và đời sống dân sinh ở mức cùng cực Thời kỳ này, sự cai trị của nhà Nguyễn bộc lộ nhiều sự
áp bức lên dân chúng; về chính trị, lại để quốc gia rơi vào cảnh mất độc lập Năm 1958, đế quốc Pháp nổ pháo tấn công Đà Nẵng để bắt đầu cuộc xâm lược Việt Nam từ đó Việc Pháp xâm chiếm Việt Nam nằm trong bối cảnh chung của “vấn đề Viễn Đông” Vào lúc cái chết của vua Tự Đức mở ra một cuộc khủng hoảng chính trị, cuộc chiến của Jules Ferry buộc Huế phải ký hai hiệp ước (1883 – 1884) thiết lập quyền bảo hộ của Pháp, và được Trung Quốc nhìn nhận tại hiệp ước Thiên Tân (1885) [12, tr.465] Nguyên nhân này dẫn đến nhiều cuộc nổi dậy của nông dân ở khắp các miền chống lại sự đô hộ của
đế quốc Pháp, cũng như chống lại sự phản động của triều đình bấy giờ Kể đến có các phong trào vận động như Đông Kinh Nghĩa Thục, Đông Du, Duy Tân, Việt Minh Cũng trong bối cảnh này, tư tưởng dân chủ nhân quyền được nhiều nhà cách mạng và nhân sĩ hun đúc từ truyền thống, học hỏi từ trường lớp phương Tây, qua sách vở được dịch, và tuyên truyền vào quần chúng, vận động đứng lên giành độc lập và bảo vệ phẩm giá con người Rõ ràng, tư tưởng nhân quyền được hình thành trong giai đoạn này ở Việt Nam mang nhiều sự đặc trưng: (1) Được kích thích bởi cuộc đấu tranh giành độc lập; (2) Được tiếp thu từ chính trường lớp do phương Tây mở, qua các ấn phẩm dịch của phương Tây; (3) Được hun đúc trong tình trạng xã hội nhiều cơ cực và bất công; (4) Thiếu một nền pháp lý bảo hộ cho các quyền con người [18, tr.276]
Dưới đây là một số tiêu biểu cho sự hình thành tư tưởng nhân quyền ở Việt Nam trong giai đoạn này
Đông Kinh Nghĩa Thục
Trang 38trào vận động thực hiện cải cách xã hội ở Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 Chiến lược hành động của phong trào này là thúc đẩy dân trí thông qua phương thức
mở các lớp dạy học miễn phí và tổ chức những cuộc diễn thuyết để trao đổi tư tưởng, cổ động dân chúng Ra đời trong bối cảnh có nhiều thay đổi về đời sống kinh tế và xã hội cũng như những tư tưởng tiến bộ bắt đầu được du nhập vào Việt Nam, những nhà nho tiến bộ sáng lập ra Đông Kinh Nghĩa Thục nhận thức
rõ những hạn chế, lạc hậu của Khổng Giáo cũng như nhu cầu cần có sự thay đổi về tư tưởng và hành động nhằm mục đích tự lực tự cường, chấn hưng đất nước Tháng 3 năm 1907, trường Đông Kinh Nghĩa Thục được mở ra ở phố Hàng Đào (Hà Nội), với những nhân vật trụ cột là Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Đào Nguyên Phổ, Dương Bá Trạc, Lê Đại,…, kéo theo sự thành lập nhiều cơ sở tương tự ở các địa phương khác Nhận thấy đây có thể là sự nguy hiểm đối với việc cai trị thuộc địa ở Đông Dương, đế quốc Pháp đã giải tán trường vào tháng 11 cùng năm, đồng thời cấm lưu hành các tác phẩm của nhà trường Tác phẩm nổi tiếng và đáng kể nhất của nhà trường là “Văn minh tân học sách” phản ánh tư tưởng dân chủ nhân quyền của phong trào này
Phong trào Đông Du và Việt Nam Quang Phục Hội
Người đi tiên phong cho phong trào này là cụ Phan Bội Châu Phan Bội Châu sinh năm 1867 tại Nghệ An, tên thật là Phan Văn San, bút hiệu thường dùng là Sào Nam, là một chí sĩ yêu nước nổi tiếng thời bấy giờ Năm 1904, ông cùng một số khác thành lập hội Duy Tân ở Quảng Nam nhằm mục đích đánh người Pháp, chọn Kỳ Ngoại hầu Cường Để làm hội chủ Từ năm 1905, ông phát động phong trào Đông Du và đưa hàng trăm thanh niên đi du học ở Nhật Đến năm 1908, Pháp và Nhật ký với nhau một hiệp ước, theo đó, chính phủ Nhật trục xuất các du học sinh người Việt ra khỏi Nhật Bản, vì vậy mà phong trào Đông Du tan rã Năm 1912, hội Đông Du giải tán và Việt Nam Quang Phục Hội được thành lập, tôn chỉ hoạt động được thay đổi từ chủ nghĩa
Trang 39quân chủ sang chủ nghĩa dân chủ để đánh đuổi Pháp, khôi phục Việt Nam để thành lập nước Cộng hòa Dân quốc kiến lập Việt Nam
Năm 1922, phỏng theo Quốc dân Đảng của Tôn Trung Sơn, ông cải tổ Việt Nam Quang Phục Hội thành Đảng Việt Nam Quốc dân Năm 1925, ông
bị thực dân Pháp bắt tại Thượng Hải, đưa về nước và xử án tù chung thân
Do quần chúng đấu tranh đòi thả ông và sự can thiệp của Toàn quyền Varenne, ông ðýợc về sống tại Bến Ngự (thực ra là bị quản thúc) Trong ðời hoạt ðộng, ông có sáng tác vãn chýõng và sử học, những tác phẩm này phần nào thể hiện nhân sinh quan của ông về các giá trị dân chủ - nhân quyền, có thể kể ðến nhý: Việt Nam Quốc sử khảo, Việt Nam vong quốc sử, Chủng diệt dự ngôn, Hải ngoại huyết thý, Nam quốc dân tu tri, Khổng Học Ðãng, Phan Bội Châu niên biểu
Phong trào Duy Tân của Phan Châu Trinh (1872 – 1926)
Phan Châu Trinh (còn được gọi là Phan Chu Trinh), hiệu là Tây Hồ, quê Quảng Nam Ông là một văn sĩ và một nhà hoạt động xã hội theo đường hướng dân quyền Năm 1906, ông bí mật sang Trung Quốc gặp Phan Bội Châu để rồi cùng sang Nhật Bản tính đường làm cuộc Duy Tân tại đây Về nước, với phương châm “tự lực khai hóa”, Phan Châu Trinh cùng Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp đi khắp tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân cận để vận động cho công cuộc Duy Tân Khẩu hiệu của phong trào này lúc bấy giờ là “Chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh” Phương thức của phong trào là hoạt động ôn hòa thúc đẩy dân trí, cải cách trên nhiều lĩnh vực, khuyến khích giáo dục bỏ lối học từ chương, phát động phong trào học chữ Quốc ngữ, mở mang công thương nghiệp, chấn hưng công nghệ, bỏ mê tín dị đoan, kêu gọi cắt tóc ngắn Năm 1908, phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ nổ ra và bị nhà cầm quyền Pháp đàn áp dữ dội Phan Châu Trinh cùng nhiều thành viên trong phong trào Duy Tân bị buộc tội là đã khởi xướng phong trào này nên bị bắt, bị kết án và đày đi Côn Đảo Nhờ dư luận
Trang 40trong nước cùng sự vận động của Hội Nhân quyền tại Pháp, năm 1910 ông được thả về đất liền, sau đó được đưa sang Pháp
Sang Pháp, ông gửi đến Hội Nhân quyền Pháp bản điều trần về vụ trấn
áp những người dân chống sưu thuế tại Trung Kỳ năm 1908 (thường gọi là Trung Kỳ dân biến thỉ mạt ký) Bài viết mổ xẻ nhiều khía cạnh của nạn “bắt xâu” (lao dịch cưỡng bức) và việc “xin xâu” (chống lao dịch) của người dân Song sau một thời gian hoạt động ở Pháp thấy không thu được kết quả, Phan Châu Trinh nhiều lần xin về nước, nhưng chỉ đến năm 1925, khi sức khỏe của ông đã suy yếu, nhà cầm quyền Pháp mới chấp thuận Năm 1925, Phan Châu Trinh cùng Nguyễn An Ninh rời nước Pháp trở về Sài Gòn Tại Sài Gòn, ông
có hai bài diễn thuyết nổi tiếng về “Đạo đức và luân lý Đông Tây” và “Quân trị chủ nghĩa và dân trị chủ nghĩa” Hai bài diễn thuyết này có nội dung sâu sắc nên có những tác động lớn đến giới trẻ Sài Gòn bấy giờ Khi Phan Châu Trinh qua đời, năm 1926, hàng chục ngàn người đã tham dự tang lễ, đưa linh cữu ông về an táng tại Gò Vấp, Sài Gòn Bất chấp sự ngăn cản của chính quyền thực dân, phong trào làm lễ truy điệu Phan Châu Trinh đồng loạt diễn
ra tại ba kỳ, là một sự kiện chính trị nổi bật, có tác động lớn đến tinh thần dân tộc của người dân Việt Nam
Phan Châu Trinh sáng tác một số tác phẩm thể hiện rõ tư tưởng dân chủ, nhân quyền như: Đầu Pháp chính phủ thư (1906), Tây Hồ thi tập (tuyển tập thơ), Trung Kỳ dân biến thỉ mạt ký (1912), Santé thi tập (gồm hơn 200 bài thơ soạn trong tù, tại Pháp năm 1915), Thư thất điều (thư vạch 7 tội của vua Khải Định năm 1922), Tỉnh quốc hồn ca I, II (phần I làm ở Việt Nam và phần
II làm khi ở Pháp), Đông Dương chính trị luận (1925)
Huỳnh Thúc Kháng (1876 – 1947) với Tiếng Dân
Huỳnh Thúc Kháng quê ở Quảng Nam, hiệu Minh Viên Ông đậu thủ khoa của kỳ thi hương năm Canh Tý (1900), đỗ tiến sĩ năm Giáp Thìn