Sự phát triển của các quyền hiến định trong hiến pháp của các

Một phần của tài liệu Chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam (Trang 31)

nước trên thế giới từ trước đến nay

Theo một luật gia nổi tiếng ở châu Âu là Karel Vasak, trong lịch sử phát triển của mình, quyền con người được có thể được chia thành ba thế hệ (generations of human rights) [14, tr.69-70]; [25, tr.69]. Thế hệ thứ nhất là các quyền dân sự, chính trị, thế hệ thứ hai là các quyền kinh tế, văn hóa xã hội và thế hệ thứ ba. Thế hệ thứ nhất và thứ hai của quyền con người hiện nay trở thành quyền hiến định trong hiến pháp của hầu hết các quốc gia trên thế giới.

1.3.3.1. Thế hệ thứ nhất - các quyền dân sự, chính trị

Tiêu biểu cho các quyền thuộc thế hệ thứ nhất là quyền sống, quyền tự do tư tưởng, tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tự do biểu đạt, quyền được bầu cử, ứng cử, quyền được xét xử công bằng. Các quyền này đại diện cho tự do cơ bản của mỗi cá nhân. Các quyền dân sự, chính trị được hành thành nhờ những tư tưởng về quyền tự nhiên. Nhóm quyền này là những quyền đầu tiên được hiến định, đó là kết quả của cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến. Mục đích của việc ghi nhận những quyền này là để hạn chế, ngăn chặn và kiểm soát quyền lực nhà nước.

Từ năm 1850 đến 2000, số lượng quyền dân sự, chính trị được hiến định trong Hiến pháp các nước liên tục gia tăng. Những tự do chính trị cơ bản như tự do ngôn luận, tự do biểu đạt, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội và các quyền liên quan đến bảo vệ đời tư có sự gia tăng mạnh, ổn định và cao nhất. Điều này chứng tỏ các tự do cơ bản ở các quốc gia đang ngày càng được tôn trọng. Nhóm các quyền dân sự khác như quyền khiếu nại, tố cáo; quyền không bị bắt làm nô lệ, nô dịch; quyền không bị kiểm duyệt; quyền tiếp cận thông tin; quyền được bảo vệ danh dự so với nhóm tự do chính trị cơ bản đã nêu trên thì có mức gia tăng chậm hơn và không ổn định. Điều này chứng tỏ các quốc gia còn chưa có thái độ hoàn toàn cởi mở với nhóm các quyền này. Một trong những

25

quyền khá đặc biệt là quyền sở hữu súng, về căn bản không có nhiều quốc gia cho rằng quyền sở hữu vũ khí cá nhân là một quyền hiến định. Tính đến thời điểm năm 2000, chỉ có rất ít Hiến pháp của các quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Guatemala và Mexico thừa nhận quyền này [41, tr.38].

Còn một nhóm quyền dân sự không thể không kể đến, đó là nhóm các quyền tố tụng. Ở một số quốc gia, các quyền tố tụng được quy định trong Hiến pháp bên cạnh việc được quy định trong bộ luật tố tụng hình sự. Trong giai đoạn từ năm 1850 đến 2000, các quyền tố tụng trong Hiến pháp các nước trên thế giới phát triển không đồng đều. Trong khi các quyền như quyền không bị tước tự do tùy tiện, quyền giữ im lặng, quyền không bị áp dụng hồi tố, quyền được xét xử công bằng, quyền được hỗ trợ bởi luật sư phát triển khá nhanh và ổn định thì các quyền tố tụng như quyền không bị trừng phạt thể chất, quyền của con nợ không bị bắt giữ, các quyền tố tụng đặc biệt của trẻ em, quyền được đền bù oan sai, quyền đăng ký công khai của tù nhân lại phát triển chậm chạp hoặc hầu như không phát triển [39, tr.19].

1.3.3.2. Thế hệ thứ hai – các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội

Nhóm các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội bắt đầu phát triển mạnh từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Khủng hoảng kinh tế ở các nước tư bản đã dẫn tới tình cảnh khốn khổ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Các cuộc đấu tranh của những người theo tư tưởng mới và của nhân dân lao động nhằm cải thiện đời sống của giai cấp lao động và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trong xã hội đã dẫn đến kết quả là nhà nước tư sản ban hành một số chính sách phúc lợi để xoa dịu tình hình. Các quyền quy định về an sinh xã hội được đưa vào Hiến pháp của một số nước. Đặc biệt sau khi tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ra đời, các quyền liên quan đến việc làm ngày càng được thúc đẩy và phát triển.

26

ngoại trừ quyền gia nhập, thành lập công đoàn và quyền sở hữu tư nhân về tài sản, kém phát triển hơn so với nhóm quyền dân sự. Tỷ lệ Hiến pháp ghi nhận nhóm quyền này nhìn chung không cao và tốc độ phát triển không ổn định [7, tr.60]. Trong nhóm quyền kinh tế, ngoại trừ quyền sở hữu tư nhân về tài sản, hầu hết các quyền còn lại chỉ thực sự phát triển sau khi Liên hợp quốc được thành lập. Điều này cho thấy rõ ràng ảnh hưởng của luật nhân quyền quốc tế đến Hiến pháp của các quốc gia [41, tr.34].

Nhóm các quyền xã hội, văn hóa cũng có vị trí rất quan trọng trong hệ thống quyền con người, càng ngày càng chiếm một số lượng lớn trong chế định về quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp của nhiều quốc gia. Trong giai đoạn 1850 đến 2000, các quyền xã hội, văn hóa nhìn chung kém phát triển hơn so với nhóm quyền dân sự. Tỷ lệ Hiến pháp ghi nhận nhóm quyền này không cao và tốc độ phát triển nhiều quyền không ổn định. Trong nhóm quyền xã hội, văn hóa, ngoại trừ hai quyền tự do đi lại và tự do tôn giáo, các quyền còn lại chỉ có sự phát triển sau khi Liên hợp quốc được thành lập. Điều này cũng cho thấy rõ ràng ảnh hưởng của luật nhân quyền quốc tế đến việc ghi nhận nhóm quyền này trong Hiến pháp của các quốc gia [41, tr.34].

1.3.3.3. Thế hệ thứ ba

Thế hệ thứ ba của quyền con người là những quyền phát sinh trong bối cảnh mới, bao gồm các quyền tiêu biểu là quyền tự quyết dân tộc, quyền phát triển, quyền với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, quyền được sống trong hòa bình, quyền được sống trong môi trường lành mạnh, quyền được hưởng thụ các giá trị văn hóa… Danh sách này đang được tiếp tục bổ sung. Trong nhóm quyền này, chỉ có quyền tự quyết dân tộc là quyền được pháp điển hóa trong Hiến pháp của các quốc gia [41, tr.35].

27

Chương 2

QUYỀN CON NGƢỜI, QUYỀN CÔNG DÂN TRONG CÁC HIẾN PHÁP 1946, 1959, 1980, 1992 CỦA VIỆT NAM

2.1. Khái quát tƣ tƣởng hiến định về quyền con ngƣời ở Việt Nam trƣớc năm 1946

Một phần của tài liệu Chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam (Trang 31)