Tư tưởng về quyền con người ở Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ

Một phần của tài liệu Chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam (Trang 37)

19, đầu thế kỷ 20

Giai đoạn cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 (trước khi giành được độc lập cho Việt Nam năm 1945) là một giai đoạn nhiều xáo trộn và đời sống dân sinh ở mức cùng cực. Thời kỳ này, sự cai trị của nhà Nguyễn bộc lộ nhiều sự áp bức lên dân chúng; về chính trị, lại để quốc gia rơi vào cảnh mất độc lập. Năm 1958, đế quốc Pháp nổ pháo tấn công Đà Nẵng để bắt đầu cuộc xâm lược Việt Nam từ đó. Việc Pháp xâm chiếm Việt Nam nằm trong bối cảnh chung của “vấn đề Viễn Đông”. Vào lúc cái chết của vua Tự Đức mở ra một cuộc khủng hoảng chính trị, cuộc chiến của Jules Ferry buộc Huế phải ký hai hiệp ước (1883 – 1884) thiết lập quyền bảo hộ của Pháp, và được Trung Quốc nhìn nhận tại hiệp ước Thiên Tân (1885) [12, tr.465]. Nguyên nhân này dẫn đến nhiều cuộc nổi dậy của nông dân ở khắp các miền chống lại sự đô hộ của đế quốc Pháp, cũng như chống lại sự phản động của triều đình bấy giờ. Kể đến có các phong trào vận động như Đông Kinh Nghĩa Thục, Đông Du, Duy Tân, Việt Minh. Cũng trong bối cảnh này, tư tưởng dân chủ nhân quyền được nhiều nhà cách mạng và nhân sĩ hun đúc từ truyền thống, học hỏi từ trường lớp phương Tây, qua sách vở được dịch, và tuyên truyền vào quần chúng, vận động đứng lên giành độc lập và bảo vệ phẩm giá con người. Rõ ràng, tư tưởng nhân quyền được hình thành trong giai đoạn này ở Việt Nam mang nhiều sự đặc trưng: (1) Được kích thích bởi cuộc đấu tranh giành độc lập; (2) Được tiếp thu từ chính trường lớp do phương Tây mở, qua các ấn phẩm dịch của phương Tây; (3) Được hun đúc trong tình trạng xã hội nhiều cơ cực và bất công; (4) Thiếu một nền pháp lý bảo hộ cho các quyền con người [18, tr.276].

Dưới đây là một số tiêu biểu cho sự hình thành tư tưởng nhân quyền ở Việt Nam trong giai đoạn này

Đông Kinh Nghĩa Thục

31

trào vận động thực hiện cải cách xã hội ở Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Chiến lược hành động của phong trào này là thúc đẩy dân trí thông qua phương thức mở các lớp dạy học miễn phí và tổ chức những cuộc diễn thuyết để trao đổi tư tưởng, cổ động dân chúng. Ra đời trong bối cảnh có nhiều thay đổi về đời sống kinh tế và xã hội cũng như những tư tưởng tiến bộ bắt đầu được du nhập vào Việt Nam, những nhà nho tiến bộ sáng lập ra Đông Kinh Nghĩa Thục nhận thức rõ những hạn chế, lạc hậu của Khổng Giáo cũng như nhu cầu cần có sự thay đổi về tư tưởng và hành động nhằm mục đích tự lực tự cường, chấn hưng đất nước. Tháng 3 năm 1907, trường Đông Kinh Nghĩa Thục được mở ra ở phố Hàng Đào (Hà Nội), với những nhân vật trụ cột là Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Đào Nguyên Phổ, Dương Bá Trạc, Lê Đại,…, kéo theo sự thành lập nhiều cơ sở tương tự ở các địa phương khác. Nhận thấy đây có thể là sự nguy hiểm đối với việc cai trị thuộc địa ở Đông Dương, đế quốc Pháp đã giải tán trường vào tháng 11 cùng năm, đồng thời cấm lưu hành các tác phẩm của nhà trường. Tác phẩm nổi tiếng và đáng kể nhất của nhà trường là “Văn minh tân học sách” phản ánh tư tưởng dân chủ nhân quyền của phong trào này.

Phong trào Đông Du và Việt Nam Quang Phục Hội

Người đi tiên phong cho phong trào này là cụ Phan Bội Châu. Phan Bội Châu sinh năm 1867 tại Nghệ An, tên thật là Phan Văn San, bút hiệu thường dùng là Sào Nam, là một chí sĩ yêu nước nổi tiếng thời bấy giờ. Năm 1904, ông cùng một số khác thành lập hội Duy Tân ở Quảng Nam nhằm mục đích đánh người Pháp, chọn Kỳ Ngoại hầu Cường Để làm hội chủ. Từ năm 1905, ông phát động phong trào Đông Du và đưa hàng trăm thanh niên đi du học ở Nhật. Đến năm 1908, Pháp và Nhật ký với nhau một hiệp ước, theo đó, chính phủ Nhật trục xuất các du học sinh người Việt ra khỏi Nhật Bản, vì vậy mà phong trào Đông Du tan rã. Năm 1912, hội Đông Du giải tán và Việt Nam Quang Phục Hội được thành lập, tôn chỉ hoạt động được thay đổi từ chủ nghĩa

32

quân chủ sang chủ nghĩa dân chủ để đánh đuổi Pháp, khôi phục Việt Nam để thành lập nước Cộng hòa Dân quốc kiến lập Việt Nam.

Năm 1922, phỏng theo Quốc dân Đảng của Tôn Trung Sơn, ông cải tổ Việt Nam Quang Phục Hội thành Đảng Việt Nam Quốc dân. Năm 1925, ông bị thực dân Pháp bắt tại Thượng Hải, đưa về nước và xử án tù chung thân. Do quần chúng đấu tranh đòi thả ông và sự can thiệp của Toàn quyền Varenne, ông ðýợc về sống tại Bến Ngự (thực ra là bị quản thúc). Trong ðời hoạt ðộng, ông có sáng tác vãn chýõng và sử học, những tác phẩm này phần nào thể hiện nhân sinh quan của ông về các giá trị dân chủ - nhân quyền, có thể kể ðến nhý: Việt Nam Quốc sử khảo, Việt Nam vong quốc sử, Chủng diệt dự ngôn, Hải ngoại huyết thý, Nam quốc dân tu tri, Khổng Học Ðãng, Phan Bội Châu niên biểu.

Phong trào Duy Tân của Phan Châu Trinh (1872 – 1926)

Phan Châu Trinh (còn được gọi là Phan Chu Trinh), hiệu là Tây Hồ, quê Quảng Nam. Ông là một văn sĩ và một nhà hoạt động xã hội theo đường hướng dân quyền. Năm 1906, ông bí mật sang Trung Quốc gặp Phan Bội Châu để rồi cùng sang Nhật Bản tính đường làm cuộc Duy Tân tại đây. Về nước, với phương châm “tự lực khai hóa”, Phan Châu Trinh cùng Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp đi khắp tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân cận để vận động cho công cuộc Duy Tân. Khẩu hiệu của phong trào này lúc bấy giờ là “Chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh”. Phương thức của phong trào là hoạt động ôn hòa thúc đẩy dân trí, cải cách trên nhiều lĩnh vực, khuyến khích giáo dục bỏ lối học từ chương, phát động phong trào học chữ Quốc ngữ, mở mang công thương nghiệp, chấn hưng công nghệ, bỏ mê tín dị đoan, kêu gọi cắt tóc ngắn. Năm 1908, phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ nổ ra và bị nhà cầm quyền Pháp đàn áp dữ dội. Phan Châu Trinh cùng nhiều thành viên trong phong trào Duy Tân bị buộc tội là đã khởi xướng phong trào này nên bị bắt, bị kết án và đày đi Côn Đảo. Nhờ dư luận

33

trong nước cùng sự vận động của Hội Nhân quyền tại Pháp, năm 1910 ông được thả về đất liền, sau đó được đưa sang Pháp.

Sang Pháp, ông gửi đến Hội Nhân quyền Pháp bản điều trần về vụ trấn áp những người dân chống sưu thuế tại Trung Kỳ năm 1908 (thường gọi là Trung Kỳ dân biến thỉ mạt ký). Bài viết mổ xẻ nhiều khía cạnh của nạn “bắt xâu” (lao dịch cưỡng bức) và việc “xin xâu” (chống lao dịch) của người dân. Song sau một thời gian hoạt động ở Pháp thấy không thu được kết quả, Phan Châu Trinh nhiều lần xin về nước, nhưng chỉ đến năm 1925, khi sức khỏe của ông đã suy yếu, nhà cầm quyền Pháp mới chấp thuận. Năm 1925, Phan Châu Trinh cùng Nguyễn An Ninh rời nước Pháp trở về Sài Gòn. Tại Sài Gòn, ông có hai bài diễn thuyết nổi tiếng về “Đạo đức và luân lý Đông Tây” và “Quân trị chủ nghĩa và dân trị chủ nghĩa”. Hai bài diễn thuyết này có nội dung sâu sắc nên có những tác động lớn đến giới trẻ Sài Gòn bấy giờ. Khi Phan Châu Trinh qua đời, năm 1926, hàng chục ngàn người đã tham dự tang lễ, đưa linh cữu ông về an táng tại Gò Vấp, Sài Gòn. Bất chấp sự ngăn cản của chính quyền thực dân, phong trào làm lễ truy điệu Phan Châu Trinh đồng loạt diễn ra tại ba kỳ, là một sự kiện chính trị nổi bật, có tác động lớn đến tinh thần dân tộc của người dân Việt Nam.

Phan Châu Trinh sáng tác một số tác phẩm thể hiện rõ tư tưởng dân chủ, nhân quyền như: Đầu Pháp chính phủ thư (1906), Tây Hồ thi tập (tuyển tập thơ), Trung Kỳ dân biến thỉ mạt ký (1912), Santé thi tập (gồm hơn 200 bài thơ soạn trong tù, tại Pháp năm 1915), Thư thất điều (thư vạch 7 tội của vua Khải Định năm 1922), Tỉnh quốc hồn ca I, II (phần I làm ở Việt Nam và phần II làm khi ở Pháp), Đông Dương chính trị luận (1925).

Huỳnh Thúc Kháng (1876 – 1947) với Tiếng Dân

Huỳnh Thúc Kháng quê ở Quảng Nam, hiệu Minh Viên. Ông đậu thủ khoa của kỳ thi hương năm Canh Tý (1900), đỗ tiến sĩ năm Giáp Thìn

34

(1904). Ông cùng với Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu và Trần Quý Cáp là những nhà lãnh đạo phong trào Duy Tân. Ông bị bắt vì lý do đó năm 1908, rồi bị đày đi Côn Đảo đến năm 1921 mới được trả tự do. Năm 1926, ông đắc cử dân biểu rồi được cử làm Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ. Trong ba năm hoạt động ở Viện, ông cương quyết tranh đấu trong nghị trường, rồi nhân việc chống lại Khâm sứ Pháp Jabouille, ông từ chức. Năm 1927, ông sáng lập tờ báo Tiếng Dân, làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo này tại Huế cho đến khi tờ báo này bị đình bản (1943). Sau khi phong trào Việt Minh thắng lợi và thành lập chính phủ, Hồ Chí Minh đề nghị ông tham gia nội các Chính phủ Liên hiệp lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, để ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Ông cũng viết một số tác phẩm thể hiện đậm nét tư tưởng về dân chủ, nhân quyền như: Bài tựa sách Phan Tây Hồ tiên sinh lịch sử để ca ngợi nỗ lực tranh đấu của Phan Châu Trinh, Bài diễn văn đọc trước Viện Dân biểu Trung Kỳ (1928) nêu lên những nỗi khổ của người dân, vai trò của cơ quan đại diện và kêu gọi một bản hiến pháp cho Việt Nam, và một bài viết về tự do ngôn luận đăng trên báo Tiếng Dân năm 1929.

Phan Khôi (1887 – 1959): Tự do gì lại có tự do xin?

Phan Khôi là một học giả, nhà thơ, nhà văn và một nhà báo tài năng. Ông là người tích cực áp dụng tư tưởng duy lý phương Tây, phê phán một cách hài hước thói hư tật xấu của quan lại phong kiến và thực dân Pháp. Ông học giỏi Nho văn, đậu tú tài năm 19 tuổi. Ông nổi tiếng với sự trực ngôn, nên trước năm 1945, được gọi là “Ngự sử văn đàn”. Ông phê phán chính sách cai trị của thực dân Pháp một cách sát sườn, đối thoại với học giả, giới báo chí từ Bắc đến Nam không e dè kiêng nể. Từ năm 1907, Phan Khôi làm việc cho nhiều tờ báo, tạp chí như Đăng Cổ Tùng Báo, Nam Phong, Thực Nghiệp Dân Báo, Phụ nữ thời đàm, là những tờ báo ở Hà Nội. Ngoài ra ông làm cho các

35

báo Lục Tỉnh Tân Văn, Thần Chung, Phụ nữ tân văn ở Sài Gòn. Năm 1936, ông vào Huế và viết cho tờ Tràng An và xin được phép xuất bản báo Sông Hương. Năm 1939, báo Sông Hương đóng cửa, Phan Khôi lại trở vào Sài Gòn dạy học chữ Nho và viết tiểu thuyết cho đến năm 1945.

Một số tác phẩm tiêu biểu ông viết như: “Dù được ngôn luận tự do, chúng ta cũng chưa chắc sử dụng được cái quyền ấy” đăng trên tờ Sông Hương năm 1936; “Quyền ngôn luận tự do với báo giới nghiệp đoàn” đăng trên tờ Sông Hương năm 1936; “Tự do gì lại có tự do xin?” đăng trên báo Sông Hương năm 1937; “Cấm một tờ báo sẽ là quyền của tòa án” đăng trên báo Sông Hương năm 1937; “Đọc cuốn Hoàng Việt Hộ luật” đăng trên báo Sông Hương năm 1937; “Đến Hoàng Việt Hình luật” cùng đăng trên báo Sông Hương năm 1937.

Nguyễn An Ninh (1900 – 1943) qua “Tiếng chuông rè”

Nguyễn An Ninh là nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu tôn giáo và là nhà hoạt động cách mạng. Quê ông thuộc về tỉnh Long An ngày nay. Trong thời gian ở Pháp, ông có sự liên hệ chặt chẽ với Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, và có sự liên hệ với cả Nguyễn Ái Quốc. Tại Pháp, ông cũng dành thời gian nghiên cứu các học thuyết cách mạng trên thế giới. Năm 1922, ông về nước hoạt động, đến nhiều nơi diễn thuyết nhưng bị thực dân Pháp cản trở. Năm 1923, ông cho ra tờ báo Pháp ngữ La Cloche Fêlée (Tiếng chuông rè) ở Sài Gòn để công kích chính sách thực dân Pháp, đề cao các nhà cách mạng, làm cho người đọc tin tưởng vào sức mạnh dân tộc và truyền bá những tư tưởng tự do. Không những ông làm chủ bút, viết bài, xếp chữ, tự tay chăm sóc tờ báo về mọi mặt mà ông còn tự ôm đi rao bán. Do những hoạt động này mà ông bị Pháp bắt giam, bỏ tù năm lần. Lần chót, ông nhận án 5 năm tù lưu đày ra Côn Đảo. Trên đảo, ông bị đối xử tàn ác khiến ông kiệt sức và mất vào năm 1943.

36

chống áp bức, bất công. Ngay từ năm 1922, khi viết báo, Nguyễn An Ninh đã vận dụng bản Tuyên ngôn dân quyền của Pháp đề đòi hỏi các quyền cơ bản cho người Việt. Trong cuộc đấu tranh đó, ông luôn nhất quán rằng: “Tự do phải tự giành lấy, chứ tự do không ai ban cho”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ Nguyễn Ái Quốc (1890 – 1969) đến Hồ Chí Minh

Nguyễn Ái Quốc tên lúc nhỏ thường gọi là Nguyễn Sinh Cung, tự Tất Thành, sinh ra ở Nam Đàn – Nghệ An. Ông có một tuổi thơ nhiều bất hạnh, mẹ mất lúc ông mới khoảng 10 tuổi, phải cùng cha đi đây đi đó nhiều nơi để sinh sống. Thực tế, giai đoạn trước khi ông ra nước ngoài cũng có nhiều giả thiết về công việc và nơi ông ở, cũng như những suy tư thời cuộc của ông.

Từ năm 1911 đến năm 1945, Nguyễn Ái Quốc bôn ba qua nhiều quốc gia ở khắp các lục địa. Do vậy, ông có điều kiện quan sát những chuyển biến tại các nước châu Phi, châu Âu, châu Á, Bắc Mỹ và Trung Đông. Chủ nghĩa Cộng sản ra đời và thành công ở Liên Xô đã gây sự chú ý sâu sắc của Nguyễn Ái Quốc. Nhận định đây là một thời cơ, ông đã đưa vào và áp dụng tại Việt Nam, dẫn tới thắng lợi của Việt Minh vào năm 1945 trước đế quốc Pháp và các đối chủ chính trị khác. Ông thành lập Chính phủ và trở thành Chủ tịch nước đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất và độc lập (giai đoạn 1945 – 1969).

Trong đời hoạt động, ông có nhiều bài viết về các vấn đề dân chủ, nhân quyền, thể hiện khuynh hướng dân chủ - dân tộc như: “Yêu sách của nhân dân An Nam” năm 1919; “Bản án chế độ thực dân Pháp; “Mười chính sách của Việt Minh”, “Tuyên ngôn độc lập năm 1945”.

2.2. Cách thức hiến định, vị trí và cấu trúc của chế định quyền con ngƣời, quyền công dân trong các Hiến pháp 1946,1959, 1980, 1992 của Việt Nam quyền công dân trong các Hiến pháp 1946,1959, 1980, 1992 của Việt Nam

Một phần của tài liệu Chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam (Trang 37)