Hiến pháp 1959

Một phần của tài liệu Chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam (Trang 44)

Trong bối cảnh Hiến pháp 1946, Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Nhà nước ta đã hoàn thành sứ mệnh của nó, đồng thời tình hình và nhiệm vụ cách mạng mới được đặt ra. Với Chiến thắng Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơnevơ thắng lợi, miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng, đất nước còn tạm thời chia làm hai miền và việc thống nhất đất nước theo Hiệp định sẽ được thực hiện sau hai năm bằng cuộc Tổng tuyển cử trong cả nước do chính quyền hai miền hiệp thương tổ chức. Trước nhiệm vụ mới của lịch sử, trong kỳ họp lần thứ 6, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà khoá I đã quyết định sửa

38

đổi Hiến pháp 1946 và thành lập Ban dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Sau khi làm xong bản dự thảo đầu tiên, tháng 7 năm 1958 bản dự thảo đã được thảo luận trong các cán bộ trung cấp và cao cấp thuộc các cơ quan quân, dân, chính, Đảng. Sau đợt thảo luận này, bản dự thảo đã được chỉnh lý lại và ngày 1 tháng 4 năm 1959 đem công bố để toàn dân thảo luận và đóng góp ý kiến xây dựng. Cuộc thảo luận này làm trong bốn tháng liền tại khắp các nơi, trong các cơ quan, xí nghiệp, trường học và các tổ chức khác của nhân dân, ở thành thị và nông thôn, việc nghiên cứu và thảo luận dự thảo Hiến pháp tiến hành sôi nổi và đã trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi có đủ các tầng lớp nhân dân tham gia. Ngày 18-12-1959, tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá I, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc báo cáo về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Ngày 31-12- 1959, Quốc hội đã nhất trí thông qua Hiến pháp sửa đổi và ngày 1-1-1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh công bố Hiến pháp.

Hiến pháp 1959 tiếp tục khẳng định chủ quyền thống nhất của nước ta từ Lạng Sơn đến Cà Mau và những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam như lao động cần cù, anh dũng đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước. Bên cạnh đó, Hiến pháp 1959 còn ghi nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) trong công cuộc đấu tranh giành lại độc lập, tự do cho dân tộc và xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, đồng thời xác định bản chất của Nhà nước là Nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo (Lời nói đầu).

Về cấu trúc, Hiến pháp 1959 gồm có Lời nói đầu và 112 điều được phân bổ thành 10 chương. trong đó quyền con người, quyền công dân được quy định tại Chương III - Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (21 điều). Còn lại là các chương: Chương I - Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (8 điều); Chương II - Chế độ kinh tế và xã hội (13 điều); Chương IV - Quốc hội (8 điều); Chương

39

V - Chủ tịch nước (10 điều); Chương VI - Hội đồng Chính phủ (7 điều); Chương VII - Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (14 điều); Chương VIII - Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân (15 điều); Chương IX - Quốc kỳ, Quốc huy, Thủ đô (3 điều); Chương X - Sửa đổi Hiến pháp (1 điều).

Như vậy, về cách thức hiến định, các điều khoản về quyền công dân được hiến định trong một chương – chương III, gồm 21 điều. Về vị trí, chương quy định về quyền con người, quyền công dân đã được dành vị trí sau chương I quy định về Chính thể và chương II về chế độ kinh tế, xã hội.

Một phần của tài liệu Chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam (Trang 44)