Hiến pháp 1980

Một phần của tài liệu Chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam (Trang 57)

Kế thừa và phát triển Hiến pháp năm 1959, quyền và nghĩa vụ của công dân Hiến pháp năm 1980 được quy định chủ yếu ở chương V và một số điều ở một vài chương khác. Quyền và nghĩa vụ của công dân Hiến pháp 1980 được xác lập dựa trên các nguyên tắc hiến định sau: (i) bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các dân tộc (Điều 5); (ii) quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân với Nhà nước và xã hội (Điều 54); (iii) mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật (Điều 55); (iv) bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa nam và nữ (Điều 63), (v) nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp (Điều 6).

Quyền công dân Hiến pháp năm 1980 bao gồm các quyền sau:

(1) Quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội (các Điều 3,11,17,23);

(2) Quyền có quốc tịch (Điều 53);

(3) Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội (Điều 56); (4) Quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 73);

(5) Quyền tham gia bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (Điều 77); (6) Quyền bầu cử, ứng cử (Điều 57);

(7) Quyền của cử tri bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND (Điều 7);

(8) Quyền của công đoàn tham gia quản lý nhà nước, kiểm tra hoạt động của nhà nước, quản lý xí nghiệp (Điều 10);

51

(9) Quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt (Điều 27);

(10) Quyền thừa kế tài sản (Điều 27); (11) Tự do ngôn luận (Điều 67); (12) Tự do báo chí (Điều 67); (13) Tự do hội họp (Điều 67); (14) Tự do lập hội (Điều 67);

(15) Tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 68); (16) Tự do đi lại và cư trú (Điều 71); (17) Quyền biểu tình (Điều 67);

(18) Quyền bất khả xâm phạm về thân thể (Điều 69);

(19) Quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, danh dự, nhân phẩm và tài sản (Điều 70);

(20) Quyền được xét xử công khai (Điều 133); (21) Quyền được bào chữa (Điều 133);

(22) Quyền được sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình trước tòa án (Điều 134);

(23) Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở (Điều 71);

(24) Quyền được bảo đảm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín (Điều 71); (25) Quyền tác giả và sở hữu công nghiệp của người phát minh, sáng chế (Điều 72);

(26) Quyền được bồi thường của người bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của cơ quan, viên chức nhà nước (Điều 73);

(27) Quyền có việc làm (Điều 58);

(28) Quyền sử dụng đất và được hưởng kết quả lao động của mình theo quy định pháp luật (Điều 20);

52

sinh hoạt, những công cụ sản xuất dùng trong những trường hợp được phép lao động riêng lẻ (Điều 27);

(30) Quyền của hợp tác xã và các tổ chức tập thể khác được sở hữu tư liệu sản xuất và các tài sản khác (Điều 23);

(31) Quyền học tập (Điều 60);

(32) Quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, sáng tác văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hóa khác (Điều 72);

(33) Quyền của các dân tộc được dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình (Điều 5);

(34) Quyền được nghỉ ngơi của người lao động (Điều 59); (35) Quyền được bảo vệ sức khỏe (Điều 61);

(36) Quyền có nhà ở (Điều 62);

(37) Quyền được Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình (Điều 64); (38) Quyền được bảo đảm điều kiện làm việc an toàn (Điều 58);

(39) Quyền hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với công nhân, viên chức (Điều 59); (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(40) Quyền được nghỉ trước và sau khi đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương đối với nữ công nhân, viên chức, được hưởng phụ cấp sinh đẻ đối với nữ xã viên hợp tác xã (Điều 63);

(41) Quyền của trẻ em được Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc, giáo dục (Điều 65);

(42) Quyền của thanh niên được Nhà nước và xã hội quan tâm giúp đỡ, giáo dục (Điều 66);

(43) Quyền của thương binh được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước (Điều 74);

(44) Quyền của người có công với cách mạng được hưởng chế độ khen thưởng và chăm sóc của Nhà nước (Điều 74);

53

(45) Quyền của người già được Nhà nước và xã hội giúp đỡ (Điều 74); (46) Quyền của người tàn tật được Nhà nước và xã hội giúp đỡ (Điều 74); (47) Quyền của trẻ mồ côi được Nhà nước và xã hội nuôi dạy (Điều 74); (48) Quyền của gia đình liệt sĩ được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước (Điều 74);

Bên cạnh ghi nhận quyền của công dân, cũng như hai bản Hiến pháp trước, Hiến pháp 1980 còn ghi nhận một số quyền của các chủ thể không phải là công dân, cụ thể là quyền được nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của Việt kiều (Điều 75); và quyền cư trú đối với người nước ngoài đấu tranh vì tự do, độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ và hòa bình hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại (Điều 81).

Theo nguyên tắc quyền không tách rời nghĩa vụ, bên cạnh việc quy định quyền, theo Hiến pháp 1980, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ sau: chấp hành Hiến pháp, pháp luật, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác (Điều 12); bảo vệ, cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường sống (Điều 36); thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh (Điều 52); nghĩa vụ lao động (Điều 58); nghĩa vụ học tập (Điều 60); nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc (Điều 76); nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc (Điều 77); nghĩa vụ quân sự (Điều 77); nghĩa vụ xây dựng quốc phòng toàn dân (Điều 77); nghĩa vụ tuân theo pháp luật, kỷ luật lao động, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật nhà nước, tôn trọng những quy tắc công cộng (Điều 78); nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 79); nghĩa vụ đóng thuế (Điều 80); nghĩa vụ lao động công ích (Điều 80), nghĩa vụ bảo vệ, bồi bổ và khai thác đất theo chính sách và kế hoạch của Nhà nước (đối với cá nhân sử dụng đất) (Điều 20); nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân có ích cho xã hội (đối với cha, mẹ) (Điều

54

64); nghĩa vụ kính trọng và chăm sóc cha mẹ (đối với con cái) (Điều 64); nghĩa vụ xung kích trong phong trào thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc (đối với thanh niên) (Điều 66).

Các quy định về quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp 1980 cơ bản giống như Hiến pháp 1959. Dù số lượng quyền có được mở rộng hơn nhưng vẫn theo xu hướng đưa ra những quyền và nghĩa vụ có nội hàm trừu tượng, thiếu cụ thể, mang tính định hướng, cương lĩnh về chính trị-xã hội, khó thực thi và khó đánh giá mức độ bảo đảm trên thực tế, thậm chí còn rõ rệt hơn so với Hiến pháp 1959, ví dụ như những quy định sau: Quyền của thanh niên được Nhà nước và xã hội quan tâm giúp đỡ, giáo dục (Điều 66); Nghĩa vụ xung kích trong phong trào thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc (đối với thanh niên) (Điều 66)….

Về vị trí, chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân tiếp tục bị đẩy xuống chương V sau các chương về chế độ chính trị; chế độ kinh tế; văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật; bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Điều này cho thấy vị trí, vai trò của quyền con người, quyền công dân tiếp tục bị coi nhẹ so với các vấn đề về thể chế và những nội dung thể hiện bản sắc của chế độ và Hiến pháp xã hội chủ nghĩa. Hay nói một cách khác, Hiến pháp 1980, cũng như Hiến pháp 1959, có xu hướng nhấn mạnh các yếu tố thể chế và chính sách kinh tế, xã hội mà không coi quyền con người, quyền công dân như là một trong hai nội dung cốt lõi của Hiến pháp, như nhận thức chung trên thế giới từ trước đến nay.

2.3.4. Hiến pháp 1992

Tương tự như ở Hiến pháp 1980, quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp năm 1992 thể hiện tập trung ở chương V và một số điều trong một vài chương khác. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp 1992 được xác lập dựa trên các nguyên tắc hiến định

55

sau: (i) Tôn trọng quyền con người (Điều 50); (ii) Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân với Nhà nước và xã hội (Điều 51); (iii) Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định (Điều 51); (iv) mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật (Điều 52); (v) Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp (Điều 6).

Các quyền công dân trong Hiến pháp 1992 bao gồm:

(1) Quyền tham gia công việc của Nhà nước và xã hội (Điều 11, 53), (2) Quyền có quốc tịch (Điều 49),

(3) Quyền thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân (Điều 53),

(4) Quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 74)

(5) Quyền tham gia bảo vệ Tổ quốc (Điều 77).

(6) Quyền của cử tri bãi miễn đại biểu Quốc hội và HĐND (Điều 7), (7) Quyền bầu cử, ứng cử (Điều 54),

(8) Quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt (Điều 58);

(9) Quyền thừa kế (Điều 58);

(10) Quyền tác giả và sở hữu công nghiệp (Điều 60); (11) Tự do đi lại, cư trú (Điều 68);

(12) Tự do ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước (Điều 68); (13) Tự do ngôn luận (Điều 69);

(14) Tự do báo chí (Điều 69); (15) Tự do hội họp (Điều 69); (16) Tự do lập hội (Điều 69);

(17) Tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 70) (18) Quyền được thông tin (Điều 69);

56 (19) Quyền biểu tình (Điều 69); (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(20) Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng, danh dự, nhân phẩm (Điều 71);

(21) Quyền được suy đoán vô tội (Điều 72); (22) Quyền được xét xử công khai (Điều 131); (23) Quyền được bào chữa (Điều 132);

(24) Quyền được sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình trước tòa án (Điều 133);

(25) Quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự khi bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật (Điều 72);

(26) Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 73);

(27) Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín (Điều 73);

(28) Quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự của người bị thiệt hại bởi hành vi trái pháp luật của cơ quan, viên chức nhà nước (Điều 74).

(29) Quyền được chuyển quyền sử dụng đất được Nhà nước giao theo quy định của pháp luật (Điều 18);

(30) Quyền thành lập doanh nghiệp (Điều 20); (31) Quyền lao động (Điều 55);

(32) Quyền tự do kinh doanh (Điều 57);

(33) Quyền sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác (Điều 58)

(34) Quyền của người sản xuất và tiêu dùng được Nhà nước bảo hộ quyền lợi (Điều 28)

(35) Quyền học tập (Điều 59);

(36) Quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hóa khác (Điều 60).

57

(37) Quyền của các dân tộc được dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình (Điều 5)

(38) Quyền được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe (Điều 61);

(39) Quyền được xây dựng nhà ở, cho thuê và được thuê nhà (Điều 62); (40) Quyền của viên chức và người lao động được nghỉ ngơi, được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (Điều 56);

(41) Quyền của lao động nữ được hưởng chế độ thai sản (Điều 63) (42) Quyền của thương binh, bệnh binh được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước (Điều 67);

(43) Quyền của người có công với nước được Nhà nước khen thưởng, chăm sóc (Điều 67).

(44) Quyền của trẻ em được gia đình, Nhà nước, xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục (Điều 65);

(45) Quyền của thanh niên được gia đình, Nhà nước, xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí (Điều 66);

(46) Quyền của người già được Nhà nước và xã hội giúp đỡ (Điều 67); (47) Quyền của người tàn tật được Nhà nước và xã hội giúp đỡ (Điều 67); (48) Quyền của trẻ mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ (Điều 67).

(49) Quyền của gia đình liệt sĩ được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước (Điều 67);

(50) Quyền của gia đình có công với nước được Nhà nước khen thưởng, chăm sóc (Điều 67).

Hiến pháp 1992 còn có những quy định để bảo vệ quyền con người thông qua các quy định về quyền của các chủ thể không phải là công dân Việt Nam. So với các bản Hiến pháp trước, quyền của các chủ thể không phải công

58

dân có sự mở rộng hơn, bao gồm các quyền: quyền được nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Điều 75); quyền được nhà nước bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi chính đáng của người nước ngoài cư trú ở Việt Nam (Điều 81); Quyền được cư trú đối với người nước ngoài đấu tranh vì tự do, độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ và hòa bình hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại (Điều 82).

Theo nguyên tắc quyền không tách rời nghĩa vụ, bên cạnh việc quy định quyền, theo Hiến pháp 1992, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ sau: Bảo vệ của công, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giữ gìn an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, tổ chức đời sống cộng đồng (Điều 11); Chấp hành Hiến pháp và pháp luật (Điều 12,76); Đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác (Điều 12); Giữ bí mật quốc gia, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội (Điều 79); Bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm đất (Điều 18); Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường (Điều 29); Bảo vệ, chăm sóc bà mẹ và trẻ em, thực hiện chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình (Điều 40); Thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh (Điều 44); Lao động (Điều 55); Học tập (Điều 59); Thực hiện vệ sinh phòng bệnh và vệ sinh công cộng (Điều 61); Trung thành với Tổ quốc (Điều 76); Bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quân sự, xây dựng quốc phòng toàn dân (Điều 77); Tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng (Điều 78); Chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng (Điều 79); Đóng thuế (Điều 80); Lao động công ích (Điều 80); Nuôi dạy con thành những công dân tốt (Điều 64); Kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ (Điều 64).

So với Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1992 tiếp tục quy định thêm các quyền và nghĩa vụ, trong đó nhiều quyền và nghĩa vụ vẫn còn mang tính định hướng, cương lĩnh, tuy nhiên đã có một số thay đổi đáng kể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

59

Thứ nhất cần phải kể đến là lần đầu tiên khái niệm “quyền con người” xuất hiện trong hiến pháp và được đảm bảo tôn trọng theo quy định tại Điều 50. Điều này rất gần với xu hướng lập hiến chung của các quốc gia trên thế giới với quan điểm Hiến pháp là công cụ để ghi nhận và bảo vệ cả các quyền tự nhiên lẫn các quyền pháp lý, không chỉ của công dân và của cả những người nước ngoài đang sinh sống trên lãnh thổ của một quốc gia. Ở một góc độ khác, điều này còn chứng minh cam kết của nhà nước Việt Nam với việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền qua một hành động lập hiến cụ thể.

Điểm mới quan trọng thứ hai đó là, tuy còn nhiều quy định mang tính định hướng và cương lĩnh nhưng so với Hiến pháp 1980, Hiến pháp năm 1992 đã có những bước tiến mới trong việc phát triển và hoàn thiện chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Một số quyền về kinh tế, xã hội, văn hóa đã được điều chỉnh, một số quyền mới, đặc biệt là các quyền về kinh tế, được bổ sung hoặc củng cố theo hướng khả thi, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của Việt Nam, cũng như với những yêu cầu của quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế. Ví dụ, Hiến pháp 1992 bổ sung các quyền mới được trong bao gồm: quyền sở hữu hợp pháp đối với vốn, tài sản và các quyền lợi khác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam (Điều 25); Nhà nước bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi chính đáng của người nước ngoài cư trú ở Việt Nam (Điều 81) và quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Điều 75); Quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự khi bị bắt, bị giam giữ và xét xử trái pháp luật (Điều 72); Quyền được khiếu nại, tố cáo những hành vi trái pháp luật của các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang hoặc của bất cứ cá nhân nào (Điều 72); Quyền được thông tin (Điều 73); Quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất (Điều 58)…. Bên cạnh đó, các quyền đã có như quyền về việc làm, quyền về nhà ở, quyền học tập, v.v… cũng được sửa đổi để bảo đảm tính thực tế, khả thi.

60

Hiến pháp năm 1992 đã có những bước tiến mới trong việc phát triển và hoàn thiện chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế về nội dung và kĩ thuật lập hiến.

(1)Hạn chế về nội dung

Thứ nhất, Hiến pháp 1992 quy định hệ thống quyền còn chưa đầy đủ. So với các quyền được ghi nhận trong các văn kiện quốc tế về quyền con người và Hiến pháp của một số quốc gia trên thế giới, Hiến pháp 1992 còn chưa có các quy định về các quyền sau: quyền sống; tự do tư tưởng, ý kiến, quan điểm; cấm kiểm duyệt; quyền được thành lập hoặc gia nhập công đoàn; cấm chế độ nô lệ, nô dịch hoặc cưỡng bức lao động; cấm hồi tố; không bị trừng phạt khi luật chưa quy định là tội phạm; quyền được im lặng hoặc không phải tự chứng minh mình không phạm tội; quyền được yêu cầu xem xét lại việc bắt giữ mình; quyền được kháng cáo; quyền không bị xét xử hai lần vì cùng một hành vi phạm tội; cấm tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục; quyền được tại ngoại chờ xét xử; quyền được xét xử công bằng; quyền được đền bù khi bị xét xử oan sai; quyền được có và thẩm vấn nhân chứng; quyền được xét xử nhanh chóng; quyền không bị bỏ tù vì không hoàn thành được nghĩa vụ theo hợp đồng; các quyền của người không quốc tịch; quyền được trả thù lao công bằng và thích đáng; quyền được đình công; quyền được đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, lành mạnh; quyền được kết hôn; quyền được lập gia đình; quyền được hưởng chuẩn mực sống thích đáng; cấm sử dụng lao động trẻ em; cấm trừng phạt thể chất; quyền đặc biệt của trẻ em trong tố tụng hình sự; quyền tự quyết dân tộc; quyền được hưởng những thành quả của khoa học; quyền được chuyển nhượng tài sản; quyền được xin

Một phần của tài liệu Chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam (Trang 57)