Cách thức xác lập và khuôn khổ các quyền hiến định trong

Một phần của tài liệu Chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam (Trang 51)

Hiến pháp 1946, 1959,1980,1992 của Việt Nam

2.3.1. Hiến pháp 1946

Cách mạng tháng Tám 1945 đã đưa nước ta từ một nước bị lệ thuộc lên thành một quốc gia độc lập. Hiến pháp 1946 ra đời, là bản hiến pháp dân chủ và tiến bộ đầu tiên ở Đông Nam Á. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, nhân dân trở thành công dân của một đất nước độc lập có chủ quyền, các quyền và tự do cơ bản của con người được ghi nhận và đảm bảo thực hiện bởi một đạo luật tối cao của nhà nước, đó là Hiến pháp. Quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp năm 1946 thể hiện tập trung ở Chương II, ngoài ra còn được đề cập rải rác trong một số chương khác.

Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp 1946 được xác lập dựa trên các nguyên tắc hiến định sau: (i) mọi công dân đều bình đẳng về vị thế và quyền (Điều 6, Điều 7); (ii) bình đẳng về quyền giữa nam và nữ (Điều 8); (iii) các nhóm thiểu số trong xã hội được giúp đỡ, hỗ trợ để có điều kiện phát triển như mức chung của xã hội (Điều 8).

Do bối cảnh thời đại và phù hợp với nhiệm vụ cách mạng nước nhà lúc bấy giờ là phải giữ vững nền độc lập của dân tộc và bảo vệ chính quyền cách mạng còn non trẻ, trong chương II về quyền và nghĩa vụ của công dân, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc được quy định trước quyền. Quyền công dân trong Hiến pháp 1946 bao gồm các quyền sau:

(1) Quyền tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc (Điều 7); (2) Quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia (Điều 21);

(3) Quyền bầu cử, ứng cử (Điều 18);

(4) Quyền của nhân dân bãi miễn đại biểu mà mình đã bầu ra (Điều 20); (5) Quyền của nhân dân phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia (Điều 21);

45 (6) Tự do ngôn luận (Điều 10); (7) Tự do xuất bản (Điều 10); (8) Tự do lập hội (Điều 10); (9) Tự do hội họp (Điều 10); (10) Tự do tín ngưỡng (Điều 10);

(11) Tự do cư trú ở trong nước (Điều 10); (12) Tự do đi lại ở trong nước (Điều 10); (13) Tự do ra nước ngoài (Điều 10);

(14) Quyền bất khả xâm phạm về thân thể (Điều 11); (15) Quyền bất khả xâm phạm về nhà ở (Điều 11); (16) Quyền bất khả xâm phạm về thư tín (Điều 11); (17) Quyền tư hữu về tài sản (Điều 12);

(18) Quyền học tập (Điều 15); (19) Quyền của trí thức (Điều 13);

(20) Quyền của người lao động chân tay (giới cần lao) (Điều 13); (21) Quyền của người già được nhà nước hỗ trợ (Điều 14);

(22) Quyền của người tàn tật được nhà nước hỗ trợ (Điều 14); (23) Quyền của trẻ em được săn sóc về mặt giáo dưỡng (Điều 14); (24) Quyền được xét xử công khai (Điều 67);

(25) Quyền được bào chữa (Điều 67);

(26) Quyền của bị cáo và tù nhân không bị tra tấn, đánh đập, ngược đãi (Điều 68);

(27) Quyền của các dân tộc thiểu số được sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình trước tòa án (Điều 66);

Quyền con người trong Hiến pháp 1946 không những được ghi nhận thông qua các quyền công dân mà còn được thể hiện ở quy định về quyền của chủ thể không phải công dân tại điều 37, đó là quyền của những người nước

46

ngoài đấu tranh cho tự do, chính nghĩa, hòa bình, sự nghiệp khoa học mà bị bức hại được Nhà nước Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam.

Ưu điểm Hiến pháp năm 1946 so với các Hiến pháp khác về sau là các quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân được diễn đạt rất ngắn gọn, mang tính thực tế và khả thi cao.

2.3.2. Hiến pháp 1959

Trên cơ sở kế thừa các quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp 1946, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 1959 được quy định tại chương III, từ Điều 22 đến Điều 42 và một số điều ở một số chương.

Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp 1946 được xác lập dựa trên các nguyên tắc hiến định sau: (i) bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các dân tộc trên đất nước Việt Nam (Điều 3); (ii) bình đẳng trước pháp luật của mọi công dân (Điều 22); cấm lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước và của nhân dân (Điều 38)

(1) Quyền công dân trong Hiến pháp 1959 bao gồm các quyền sau: (2) Quyền bầu cử, ứng cử (Điều 23);

(3) Quyền của cử tri bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) (Điều 5);

(4) Quyền sở hữu đối với của cải thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở và các thứ vật dụng riêng khác (Điều 18);

(5) Quyền thừa kế tài sản tư hữu (Điều 19); (6) Tự do ngôn luận (Điều 25);

(7) Tự do báo chí (Điều 25); (8) Tự do hội họp (Điều 25); (9) Tự do lập hội (Điều 25);

47 (10) Quyền biểu tình (Điều 25);

(11) Tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 26); (12) Bất khả xâm phạm về thân thể (Điều 27); (13) Bất khả xâm phạm về nhà ở (Điều 28);

(14) Quyền được bảo đảm bí mật về thư tín (Điều 28); (15) Tự do cư trú (Điều 28);

(16) Tự do đi lại (Điều 28);

(17) Quyền được xét xử công khai (Điều 101); (18) Quyền được bào chữa (Điều 101);

(19) Quyền của các dân tộc thiểu số được sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình trước tòa án (Điều 102);

(20) Quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 29);

(21) Quyền được bồi thường thiệt hại do hành vi phạm pháp của nhân viên nhà nước (Điều 29);

(22) Quyền làm việc (Điều 29);

(23) Quyền sở hữu của người làm nghề thủ công và người lao động riêng lẻ khác đối với tư liệu sản xuất (Điều 11);

(24) Quyền sở hữu của nhà tư sản dân tộc đối với tư liệu sản xuất (Điều 11); (25) Quyền của nông dân được Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu đối với ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác (Điều 14);

(26) Quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất của hợp tác xã (Điều 11); (27) Quyền học tập (Điều 33);

(28) Quyền nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hóa khác (Điều 34);

(29) Quyền của các dân tộc được duy trì hoặc sửa đổi phong tục, tập quán, dùng tiếng nói, chữ viết, phát triển văn hóa dân tộc (Điều 3);

48

(31) Quyền của nữ công nhân, viên chức được hưởng chế độ thai sản (Điều 24);

(32) Quyền của người mẹ sinh con và nuôi con nhỏ được Nhà nước bảo hộ (Điều 24);

(33) Quyền của trẻ em được Nhà nước bảo hộ (Điều 24);

(34) Quyền của công nhân, viên chức được nghỉ ngơi (Điều 31);

(35) Quyền của người lao động khi già yếu được Nhà nước giúp đỡ về vật chất (Điều 32);

(36) Quyền của người lao động ốm đau được Nhà nước giúp đỡ về vật chất (Điều 32);

(37) Quyền của người lao động mất sức lao động được Nhà nước giúp đỡ về vật chất (Điều 32);

(38) Quyền của thanh niên được Nhà nước chăm sóc, giáo dục (Điều 35); Như vậy, so với Hiến pháp 1946, chế định về quyền công dân trong Hiến pháp 1959 có tăng thêm nhiều quyền mới, đó là các quyền: quyền duy trì hoặc sửa đổi phong tục tập quán, dùng tiếng nói chữ viết, phát triển văn hoá dân tộc mình (Điều 3); Quyền thừa kế tài sản tư hữu (Điều 19); quyền lợi của người mẹ và của trẻ em, bảo đảm phát triển các nhà đỡ đẻ, nhà giữ trẻ và vườn trẻ (Điều 24); quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình. Nhà nước bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền đó (Điều 25); quyền khiếu nại và tố cáo (Điều 29); quyền nghỉ ngơi của người lao động (Điều 31); quyền được giúp đỡ về vật chất khi già yếu, bệnh tật, hoặc mất sức lao động (Điều 32); quyền tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học, nghệ thuật, và tiến hành các hoạt động văn hoá khác (Điều 34).

Tương tự như Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 cũng công nhận một số quyền của các chủ thể không phải công dân, đó là các quyền: quyền của Việt kiều được nhà nước bảo hộ các quyền lợi chính đáng (Điều 36) và quyền của

49

những người nước ngoài đấu tranh cho tự do, chính nghĩa, hòa bình, sự nghiệp khoa học mà bị bức hại được Nhà nước Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam (Điều 37). Trong hai quyền trên, quyền được bảo hộ lợi ích chính đáng của Việt kiều, quy định tại Điều 36 là một quyền mới.

Bên cạnh việc quy định quyền, chương III Hiến pháp 1959 còn quy định công dân, bên cạnh việc được hưởng quyền, còn có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ sau: Nghĩa vụ lao động (Điều 21),Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật (Điều 6,39), Nghĩa vụ tuân theo kỷ luật lao động (Điều 39), Nghĩa vụ tuân theo trật tự công cộng (Điều 39), Nghĩa vụ tuân theo những quy tắc sinh hoạt xã hội (Điều 39), Nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản công cộng (Điều 40), Nghĩa vụ nộp thuế (Điều 41), Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc (Điều 42), Nghĩa vụ quân sự (Điều 42), Nghĩa vụ của nhân viên nhà nước trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, tuân theo Hiến pháp và pháp luật, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân (Điều 6).

Nhìn chung, so với Hiến pháp 1946, quy định về quyền công dân trong Hiến pháp 1959 có tăng mạnh về số lượng quyền và được quy định rải rác thêm ở nhiều chương hơn. Tuy nhiên, xét về vị trí, chương về quyền công dân bị đẩy xuống chương III sau chương I về chính thể và chương II về chế độ kinh tế, xã hội, thay vì ở vị trí ngay chương II như ở Hiến pháp 1946.

Theo Hiến pháp năm 1959, các quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định ở nhiều chương (mặc dù tập trung nhất trong Chương III “quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân”), trong khi ở Hiến pháp 1946, các quyền và nghĩa vụ của công dân chủ yếu được ghi nhận trong Chương II. Điều này cho thấy vị trí, vai trò của quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 1959 không còn được đặc biệt coi trọng như trong Hiến pháp 1946. Bên cạnh đó, số lượng các quyền tuy có tăng đáng kể nhưng Hiến pháp 1959 bắt đầu theo xu hướng đưa ra những quyền và nghĩa vụ có nội hàm trừu tượng, thiếu cụ thể,

50

mang tính định hướng, cương lĩnh về chính trị-xã hội, khó thực thi và khó đánh giá mức độ bảo đảm trên thực tế, có thể kể như: Quyền của thanh niên được Nhà nước chăm sóc, giáo dục (Điều 35), Quyền của Việt kiều được nhà nước bảo hộ các quyền lợi chính đáng (Điều 36), Nghĩa vụ tuân theo những quy tắc sinh hoạt xã hội (Điều 39), Nghĩa vụ của nhân viên nhà nước trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân (Điều 6)….

Một phần của tài liệu Chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)