Cách thức xác lập và khuôn khổ các quyền hiến định trong hiến

Một phần của tài liệu Chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam (Trang 28)

hiến pháp của các nước trên thế giới

Các quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong pháp luật quốc gia thường là các quyền và tự do cơ bản của con người được ghi nhận trong Tuyên ngôn nhân quyền thế giới (UDHR, 1948), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR, 1966), Công ước quốc tế về các quyền

22

kinh tế, văn hóa và xã hội (ICESCR, 1966) và các văn kiện quốc tế khác về quyền con người.

Các quyền được ghi nhận chủ yếu là các quyền sau: quyền sống (Điều 3 UDHR, Điều 6 ICCPR); quyền tự do đi lại (Điều 13 UDHR, Điều 12, 13 ICCPR); quyền tự do biểu đạt (Điều 19 UDHR, Điều 18, 19 ICCPR); quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng (Điều 18 UDHR, Điều 18 ICCPR); quyền tự do hội họp (Điều 20 UDHR, Điều 21, 22 ICCPR); quyền tự do hiệp hội (Điều 20 UDHR, Điều 21, 22 ICCPR); tự do tư tưởng, ý kiến, quan điểm (Điều 18 UDHR, Điều 18 ICCPR); cấm kiểm duyệt (hàm chứa trong Điều 18, 19 UDHR, Điều 18, 19 ICCPR); quyền được thành lập hoặc gia nhập công đoàn (Điều 8 ICESCR); quyền bảo vệ đời tư (Điều 12 UDHR, Điều 17 ICCPR); quyền sở hữu tài sản (Điều 17 UDHR); quyền được lựa chọn nghề nghiệp (Điều 13 UDHR, Điều 12, 13 ICCPR); cấm chế độ nô lệ, nô dịch hoặc cưỡng bức lao động (Điều 4 UDHR, Điều 8 ICCPR); quyền có quốc tịch (Điều 15 UDHR, Điều 24 ICCPR); cấm hồi tố (Điều 11.2 UDHR, 15 ICCPR); quyền không bị trừng phạt khi luật chưa quy định là tội phạm (Điều 11 UDHR, Điều 15 ICCPR); quyền không bị tước tự do một cách tùy tiện (Điều 9 UDHR, 9 ICCPR); quyền được suy đoán vô tội (Điều 11 UDHR); Quyền được im lặng hoặc không phải tự chứng minh mình không phạm tội (Điều 14 ICCPR); Quyền được yêu cầu xem xét lại việc bắt giữ mình (Điều 14 ICCPR); quyền được kháng cáo (Điều 14 ICCPR); quyền được xét xử công khai (Điều 10 UDHR); quyền không bị xét xử hai lần vì cùng một hành vi phạm tội (Điều 14 ICCPR); cấm tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục (Điều 5 UDHR, Điều 7 ICCPR); quyền có luật sư bào chữa (Điều 14 ICCPR); quyền được tại ngoại chờ xét xử (Điều 9 ICCPR); quyền được xét xử công bằng (Điều 10 UDHR); quyền được đền bù khi bị xét xử oan sai (Điều 9 ICCPR);

23

Quyền được sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình trong tố tụng (Điều 14 ICCPR); Quyền được có và thẩm vấn nhân chứng (Điều 14 ICCPR); Quyền được xét xử nhanh chóng (Điều 14 ICCPR); Quyền không bị bỏ tù vì không hoàn thành được nghĩa vụ theo hợp đồng (Điều 11 ICCPR); Các quyền của trẻ em (Điều 25 UDHR, Điều 24 ICCPR); Quyền được có thời gian nghỉ ngơi, giải trí vẫn được hưởng lương (Điều 7, 9 ICESCR); Quyền được tự do kinh doanh (hàm chứa trong Điều 6 ICESCR); Quyền được đình công (Điều 8 ICESCR); Quyền được đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, lành mạnh (Điều 7 ICESCR); Các quyền về sở hữu trí tuệ (hàm chứa trong Điều 15 ICESCR); Quyền được chăm sóc y tế (Điều 12 ICESCR); Quyền được kết hôn (Điều 16 UDHR, Điều 10 ICESCR); Quyền được hưởng chuẩn mực sống thích đáng (Điều 11 ICESCR); Cấm sử dụng lao động trẻ em (Điều 32 CRC, Điều 10 ICESCR, Công ước số 138 và Công ước số 182 của ILO); Cấm trừng phạt thể chất (Điều 5 UDHR, Điều 7 ICCPR); quyền được có nơi ở (hàm chứa trong Điều 11 ICESCR); Quyền tự quyết dân tộc (Điều 1 ICCPR, Điều 1 ICESCR); Quyền tiếp cận thông tin do các cơ quan nhà nước nắm giữ (hàm chứa trong Điều 19 UDHR, Điều 18, 19 ICCPR) [7, tr.56]; [41, tr.32].

Trong số các quyền nêu trên, các quyền con người được Hiến pháp nhiều quốc gia ghi nhận nhất là: quyền sống (47%); quyền tự do đi lại (67%); quyền tự do biểu đạt (83%); quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng (80%); quyền tự do hội họp (76%); quyền tự do lập hội (76%); quyền tự do báo chí (50%); tự do tư tưởng, ý kiến, quan điểm (73%); Quyền bảo vệ đời tư (61%), quyền sở hữu tài sản (66%); Cấm hồi tố (62%); Không bị trừng phạt khi luật chưa quy định là tội phạm (60%); Quyền không bị tước tự do một cách tùy tiện (59%); Quyền được yêu cầu xem xét lại việc bắt giữ mình (57%); Quyền được xét xử công khai (47%); Cấm tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục (43%) [7, tr.56 -57]; [41, tr.32].

24

Một phần của tài liệu Chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam (Trang 28)