Cách thức hiến định, vị trí, cấu trúc và khuôn khổ của chế

Một phần của tài liệu Chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam (Trang 81)

TRONG HIẾN PHÁP VIỆT NAM NĂM 2013

3.1. Cách thức hiến định, vị trí, cấu trúc và khuôn khổ của chế định quyền con ngƣời, quyền công dân trong Hiến pháp 2013 quyền con ngƣời, quyền công dân trong Hiến pháp 2013

3.1.1. Cách thức hiến định, vị trí và cấu trúc của chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013 người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013

Hiến pháp năm 1992 được xây dựng trong bối cảnh những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986 đề ra và trên cơ sở thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bản Hiến pháp này đã tạo cơ sở chính trị, pháp lý quan trọng cho việc thực hiện công cuộc đổi mới như chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường; chuyển từ cơ chế hoạt động theo nguyên tắc tập thể của tổ chức bộ máy nhà nước sang đề cao trách nhiệm cá nhân; tạo tiền đề cho thực hiện cải cách tư pháp, lập pháp, hành chính… Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay khi mà tình hình quốc tế có những biến đổi to lớn, sâu sắc và phức tạp cả về kinh tế, chính trị, môi trường, dân số… đất nước ta cần phải tiếp tục chuyển biến, đổi mới về mọi mặt cho phù hợp với xu thế chung của thời đại. Chính vì vậy, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng vào năm 2011 đã tổng kết sâu sắc thực tiễn và lý luận 25 năm đổi mới (1986 – 2011), bổ sung, phát triển Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, đề ra những chủ trương mới nhằm xác định rõ mục tiêu, định hướng phát triển toàn diện, bền vững của đất nước trong giai đoạn cách mạng mới cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội [31, tr.47].

75

Những chủ trương mới mà Đại hội lần thứ XI của Đảng đã đề ra đòi hỏi phải sửa đổi Hiến pháp để thể chế hóa, hiến định trong Hiến pháp; vừa khắc phục được những điểm bất cập nảy sinh trong thời gian qua, vừa tạo cơ sở thực hiện cho phù hợp với tình hình mới. Do vậy, Hiến pháp cần được sửa đổi, bổ sung nhằm bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Hiến pháp 2013 được thông qua ngày 28-11-2013 tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII. Về cấu trúc, Hiến pháp 2013 có 120 điều được chia thành 11 chương, trong đó, quyền con người, quyền công dân được quy định tại Chương II - Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (36 điều). Còn lại là các chương: Chương I - Chế độ chính trị (13 điều); Chương III - Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường (14 điều); Chương IV - Bảo vệ Tổ quốc (5 điều); Chương V - Quốc hội (17 điều); Chương VI - Chủ tịch nước (7 điều); Chương VII - Chính phủ (8 điều); Chương VIII - Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân (8 điều); Chương X - Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước (7 điều); Chương XI - Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp (2 điều).

Như vậy, về cách thức hiến định, các điều khoản về quyền công dân được hiến định trong một chương – chương II, gồm 36 điều. Về vị trí, giống như Hiến pháp 1946, chương quy định về quyền con người, quyền công dân đã được dành một vị trí trang trọng trong Hiến pháp, chỉ ngay sau chương I quy định về chế độ chính trị.

3.1.2. Cách thức xác lập và khuôn khổ các quyền hiến định trong Hiến pháp 2013

76

2013 được xác lập dựa trên các nguyên tắc hiến định sau: (i) Công nhâ ̣n, tôn trọng, bảo vệ và b ảo đảm quyền con người, quyền công dân (Điều 3); Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan Nhà nước khác (Điều 6); (iii) quyền công dân không tách ròi nghĩa vụ công dân (Điều 15) Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; (iv) Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và không bị phân biệt đối xử trên mọi lĩnh vực của đời sống (Điều 16).

Quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp 2013 được tập trung chủ yếu ở chương II và một số điều khoản ở các chương khác, bao gồm:

(1) Quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình (Điều 5);

(2) Quyền bình đẳng trước pháp luật (Điều 16); (3) Quyền sống (Điều 19);

(4) Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm (Điều 20);

(5) Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật (Điều 20);

(6) Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình (Điều 21);

(7) Quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình (Điều 21);

(8) Quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác (Điều 21);

(9) Quyền có nơi ở hợp pháp (Điều 22);

(10) Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 22);

77

(12) Quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước (Điều 23); (13) Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 24);

(14) Quyền tự do ngôn luận (Điều 25); (15) Quyền tự do báo chí (Điều 25); (16) Quyền tiếp cận thông tin (Điều 25); (17) Quyền hội họp, lập hội (Điều 25); (18) Quyền biểu tình(Điều 25);

(19) Quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân (Điều 27);

(20) Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở,địa phương và cả nước (Điều 28);

(21) Quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân (Điều 29); (22) Quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 30);

(23) Quyền được suy đoán vô tội (Điều 31);

(24) Quyền được xét xử kịp thời, công bằng, công khai (Điều 31); (25) Quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa trong xét xử (Điều 31);

(26) Quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự khi bị bắt, tạm gi ữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật (Điều 31);

(27) Quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác (Điều 32);

(28) Quyền sở hữu tư nhân (Điều 32);

(29) Quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ (Điều 32);

(30) Quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm (Điều 33);

78

(31) Quyền được bảo đảm an sinh xã hội (Điều 34); (32) Quyền làm việc (Điều 35);

(33) Quyền kết hôn, ly hôn (Điều 36);

(34) Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề liên quan đến lứa tuổi của trẻ em (Điều 37);

(35) Quyền được tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân của thanh niên (Điều 37);

(36) Quyền của người già được tôn trọng, chăm sóc (Điều 37);

(37) Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế (Điều 38);

(38) Quyền học tập (Điều 39);

(39) Quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó (Điều 40);

(40) Quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa (Điều 41);

(41) Quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp (Điều 42);

(42) Quyền được sống trong môi trường trong lành (Điều 43); (43) Quyền được tố tụng công bằng (Điều 44)

Theo Hiến pháp 2013, người không có quốc tịch Việt Nam cũng được bảo vệ quyền lợi, cụ thể là các quyền: bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam (Điều 48); quyền được xem xét cho cư trú của người nước ngoài đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ và hòa bình hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại (Điều 49).

79

định quyền, theo Hiến pháp 2013, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cá nhân sống trên lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ sau: nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác (Điều 15); nghĩa vụ học tập (Điều 39) (đối với công dân); nghĩa vụ bảo vệ môi trường (Điều 43); nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc (Điều 44) (đối với công dân); nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân (Điều 45) (đối với công dân); nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng (Điều 46) (đối với công dân); nghĩa vụ nộp thuế (Điều 47).

3.2. Những điểm mới của chế định quyền con ngƣời, quyền công dân trong Hiến pháp 2013

3.2.1. Những điểm mới

Tiến trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) bắt đầu từ tháng 5/2011 và kết thúc vào ngày 28/11/2013. Chương về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là chương tập trung nhiều điểm mới nhất. Cụ thể là các điểm sau:

Thứ nhất, thay đổi về vị trí của chương.

Chế định về quyền con người, quyền công dân được quy định tại chương II, thay vì chương V như Hiến pháp 1992. Điều này là phù hợp với xu thế chung của thế giới, nhấn mạnh bảo vệ quyền con người là một trong hai nội dung cơ bản, cốt lõi của Hiến pháp [9]; [32].

Thứ hai, Hiến pháp 2013 không còn đồng nhất quyền con người và quyền công dân (như ở Điều 50 Hiến pháp 1992), mà đã sử dụng hợp lý hai thuật ngữ này cho các quyền/tự do hiến định.

Sự thay đổi đầu tiên là việc đổi tên gọi của chương từ “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” thành “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân”. Ngay từ tên gọi này cũng đã có sự phân biệt nhất định giữa quyền

80

con người và quyền công dân và khắc phục được tình trạng tên gọi cũ “quyền và nghĩa vụ công dân” không bao quát hết nội dung của chương. Các quyền và tự do cơ bản như các quyền bình đẳng trước pháp luật;quyền tự do kinh doanh; quyền sở hữu tư nhân về tài sản và tư liệu sản xuất; quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó; quyền được bảo vệ, chăm sóc s ức khỏe; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm…trong Hiến pháp 1992 chỉ quy định cho công dân, nhưng trong Hiến pháp 2013 quy định chủ thể quyền là “mọi người”. Như vậy, với những quyền này, không chỉ công dân Việt Nam mà tất cả những người nước ngoài có mặt hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam cũng được bảo vệ. Những quy định mới này phù hợp với luật nhân quyền quốc tế và đồng thời cho thấy các nhà lập hiến đã nhận thức rõ về tầm quan trọng của chế định quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp,và về tính chất, phạm vi điều chỉnh của chế định này.

Thứ ba,Hiến pháp 2013 đã ghi nhận cả ba nghĩa vụ của nhà nước đối với quyền con người là tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo thực hiện.

Hiến pháp 1992 chỉ mới đề cập đến nghĩa vụ tôn trọng ở Điều 50, khắc phục hạn chế trên, Hiến pháp 2013 đã ghi nhận cả ba nghĩa vụ của nhà nước theo tinh thần chung của luật nhân quyền quốc tế về nghĩa vụ quốc gia, đó là tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người (trong các Điều 3 và 14). Sự thay đổi này không chỉ bảo đảm sự hài hòa với luật nhân quyền quốc tế, mà còn tạo cơ sở hiến định ràng buộc các cơ quan nhà nước phải thực hiện đầy đủ và nghiêm túc những nghĩa vụ về quyền con người, quyền công dân trong thực tế, đặc biệt là hai nghĩa vụ bảo vệ và bảo đảm.

Thứ tư, Hiến pháp 2013 là bản hiến pháp đầu tiên của nước ta có quy định nguyên tắc về giới hạn quyền.

81

14, theo đó, quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng theo quy định của luật. Đây là nguyên tắc đã được nêu trong luật nhân quyền quốc tế và trong hiến pháp của một số quốc gia. Việc hiến định nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng vì nó làm rõ tinh thần của luật nhân quyền quốc tế là các nhà nước phải tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền con người nhưng cũng được đặt ra và áp dụng những giới hạn cho một số quyền, nhằm thực hiện chức năng của nhà nước là quản lý xã hội, bảo đảm các quyền, lợi ích chung của cộng đồng và các quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân khác, đồng thời cũng góp phần phòng ngừa những suy nghĩ và hành động cực đoan trong việc hưởng thụ các quyền [6].

Thứ năm, Hiến pháp 2013 đã ghi nhận một số quyền mới so với các bản Hiến pháp trước của nước ta.

Hiến pháp 2013 đã ghi nhận một số quyền mới, chưa từng được đề cập trong các bản hiến pháp trước đây của nước ta, cụ thể là các quyền: Quyền sống (Điều 21); Các quyền về văn hóa (Điều 41); Quyền xác định dân tộc, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp (Điều 42); Quyền sống trong môi trường trong lành (Điều 43); Quyền của công dân không bị trục xuất, giao nộp cho nước khác (Điều 17 khoản 2); Quyền có nơi ở hợp pháp (Điều 22); Quyền hưởng an sinh xã hội (Điều 34);….

Bên cạnh đó các quyền trên cả hai lĩnh vực dân sự, chính trị và kinh tế, xã hội, văn hóa cũng được mở rộng phạm vi bảo vệ để đáp ứng những nhu cầu mới về quyền con người nảy sinh trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại và hội nhập quốc tế hiện nay ở nước ta.

Thứ sáu, Hiến pháp 2013 đã củng cố hầu hết các quyền đã được ghi nhận trong Hiến pháp 1992

82

cố các quyền đã được ghi nhận trong Hiến pháp 1992 bằng cách quy định rõ hơn hoặc tách thành điều riêng. Cụ thể các quyền sau:

(1) Quyền bình đẳng theo pháp luật được quy định tại Điều 16. Theo Hiến pháp 2013, chủ thể của quyền này đã được mở rộng từ đối tượng là công dân như trong Hiến pháp 1992 sang chủ thể là “tất cả mọi người”. Đồng thời tính chất và phạm vi của sự bình đẳng được xác định rõ ràng, đó là mọi người đều được đối xử như nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Với quy định sửa đổi này, quyền bình đẳng trước pháp luật sẽ được bảo đảm ở mức độ rộng, chặt chẽ và phù hợp hơn với luật nhân quyền quốc tế.

(2) Quyền không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình quy định tại Điều 20, khoản 1: Hiến pháp 2013 lần đầu tiên đề cập đến cấm “tra tấn”, đồng thời nhấn mạnh quyền không bị áp dụng bất kỳ hình thức bạo lực, đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tất cả mọi người. Quy định này cụ thể, rõ ràng và rộng hơn rất nhiều so với quy định cũ ở Điều 71 Hiến pháp 1992 là chỉ cấm truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân. Nó tạo cơ sở hiến định để nội luật hóa và thực thi hiệu quả Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và những sự đối xử, trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hay hạ nhục mà Việt Nam vừa ký kết cuối năm 2013.

(3) Quyền được bảo vệ đời tư và nơi ở quy định tại Điều 21, 22: Hiến pháp 2013 mở rộng chủ thể được bảo vệ quyền này từ công dân sang mọi người, đồng thời dành hai điều riêng để quy định hai quyền này, Điều 21 về bảo vệ quyền về nơi ở và Điều 22 về bảo vệ quyền về đời tư. Quyền về đời tư được quy định rõ, bao gồm các yếu tố: đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, danh dự, uy tín của cá nhân, mở rộng hơn so với quy định tại Điều 73 Hiến pháp 1992, chỉ đề cập đến quyền về đời tư là các quyền: quyền

83

bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Điều 22 Hiến pháp 2013 còn bảo vệ quyền

Một phần của tài liệu Chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)