Tư tưởng quyền con người trong tập quán, sáng tác dân gian, tác phẩm

Một phần của tài liệu Chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam (Trang 34)

phẩm của một số nhân vật tiêu biểu và pháp luật Việt Nam thời quân chủ

Trong thời kỳ quân chủ ở Việt Nam không xuất hiện thuật ngữ “nhân quyền” hay “quyền con người”, thay vào đó được thể hiện qua các ý niệm và các hành xử nhân đạo, khoan dung giữa các lớp người. Lịch sử lâu dài cùng các cuộc di dân theo hướng nam dẫn đến hình thành khí chất mềm mỏng, dễ hấp thu với văn hóa ngoại lai. Theo nhà sử học Đào Duy Anh, về tính chất tinh thần thì người Việt đại khái thông minh nhưng ít người có trí tuệ lỗi lạc. Sức tưởng tượng tốt hơn trí khoa học, giàu trực giác hơn lý luận, điều này phần nào lý giải ít xuất hiện các danh tác lớn trong các lĩnh vực, kể cả nhân quyền, và thiếu hẳn bộ môn triết học. Người Việt Nam cũng ít mộng tưởng do não tưởng tượng thường bị thực tiễn hòa hoãn, cảm giác hơi chậm chạp, song giỏi chịu đựng đau đớn cực khổ và hay nhẫn nhục. Tính tình thực ra nhút nhát và chuộng hòa bình, song gặp lãnh đạo tài giỏi biết ngộ sự cũng thành ra chuộng đại nghĩa và biết hy sinh [1, tr.22-23].

Việt Nam trải qua nhiều cuộc đấu tranh với lân bang nên hình thành tư tưởng biết cấu kết lại và biết dung hòa để sinh sống, nên cả trong các sáng tác dân gian cũng thường đề cao sự tương hợp, gắn bó, chống lại ách bất công và áp bức. Một số nhân vật tiêu biểu lại thể hiện qua các sáng tác văn chương (người Việt kể ra không có những nhà khoa học tự nhiên nổi bật), có thể kể đến như Nguyễn Trãi có Bình Ngô Đại cáo, Quốc âm thi tập, Ức trai thi tập,

28

Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí, Lam sơn thực lục, Phú núi Chí Linh, Ngọc đường di cảo, Lam Sơn Vĩnh lăng thần đạo bí, kế đến là nhà thơ Nguyễn Du với Văn tế thập loại chúng sinh, Truyện Kiều, Sở kiến hành, Thái Bình mại ca giả - các tác phẩm trên khiến ông được đề cao là tác giả tiêu biểu của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn chương cuối thể kỷ 18, đầu thế kỷ 19 [21, tr.34]. Nữ nhà thơ Hồ Xuân Hương được xem là tiếng nói phản kháng lại trật tự Nho giáo bất công, tạo nên sự coi thường người nữ trong xã hội. Qua các tác phẩm như: Lấy chồng chung, Bánh trôi nước, Không chồng mà chửa, Bà đã cho thấy một tính cách khác thường bấy giờ, đó là tiếng lòng khát khao tự do, bình đẳng cho phụ nữ.

Trong thời kỳ quân chủ, Quốc triều Hình luật (còn được gọi là Bộ luật Hồng Đức) được ban hành năm 1483 (triều vua Lê Thánh Tông) là một trong số ít bộ luật cổ của Việt Nam hiện còn được lưu giữ đầy đủ. Cấu tạo của Bộ luật gồm 13 chương, ghi chép trong 6 quyển, tạo 722 điều. Không tránh khỏi qui luật chung của luật lệ thời quân chủ đó là hệ thống luật lệ hà khắc, việc hình sự hóa các quan hệ xã hội, song Quốc triều Hình luật cũng có nhiều quy định bảo vệ những giá trị con người nhất định, đặc biệt là đã cân nhắc đến quyền của phụ nữ và của trẻ em thời đó. Có một số Chương thể hiện rõ hơn cả các nhân quyền như: Danh lệ (Quyển 1); Hộ hôn, Điền sản, Đấu tụng, Đoán ngục (Quyển 2), Tố tụng Điều lệ.

Từ tụng Điều lệ (1468) là tập hợp một số văn bản liên quan đến các điều lệ về tố tụng vào năm Quang Thuận thứ 9 (1468) đời vua Lê Thánh Tông. Ngoài ra, sách còn chép các qui định về việc sắp xếp, bài trí trong công đường, về thể thức quan lại đến nhậm chức và làm việc tại công đường, các cách thức viết văn án, đơn từ bằng chữ Hán, chữ Nôm. Mặc dù không phải là văn kiện pháp lý, cũng không đề cập trực tiếp đến các nhân quyền như Bộ luật Hồng Đức, song Điều lệ đưa ra các qui định về tố tụng nhằm đảm bảo sự công bằng và nhân đạo trong tư pháp xét xử.

29

Ngoài Từ tụng Điều lệ, Hoàng Việt Luật lệ (1813) cũng là bộ sử lớn của nước ta mà hiện nay vẫn còn giữ được nguyên vẹn. Hoàng Việt Luật lệ (còn có tên gọi khác như Hoàng triều Luật lệ, Quốc triều Điều luật, Nguyễn triều Hình luật, Bộ luật Gia Long), là bộ luật chính thức của Việt Nam thời đầu nhà Nguyễn do Bắc thành Tổng trấn Nguyễn Văn Thành soạn thảo và vua Gia Long cho ban hành năm 1813. Bộ luật gồm 22 quyển và 398 điều. Lời tựa của Hoàng đế Gia Long cho Bộ luật thể hiện rõ đường hướng nhân văn mà Bộ luật hướng đến:

Trẫm nghe: Thánh nhân cai trị thiên hạ đều dùng luật pháp để xử tội, dùng đạo đức để giáo hóa họ. Hai điều ấy không thiên bên nào, bỏ bên nào. Thật vậy, sống trong xã hội, con người với những ham muốn vô bờ, nếu không có luật pháp để ngăn ngừa thì không có cách gì để dẫn dắt người ta vào đường giáo hóa mà biết được đạo đức. Cho nên lời xưa có nói: "Pháp luật là công cụ giúp cho việc cai trị thêm tốt đẹp". Lời đó há chẳng phải là chuyện không có thực đâu [17, tr.189].

Nội dung của Bộ luật chứa đựng những qui định về việc không được tra tấn người già, trẻ em; những giảm nhẹ hình phạt cho đàn bà phạm tội, nhất là khi mang thai; cho những gia đình có cả hai người phạm tội, mà lẽ một người phải ở lại chăm cha – mẹ cũng được xem xét cho một người miễn chịu tù đày; cấm việc vô cớ bắt người, đánh đập trước khi được xét xử;…

Lệ làng ở Việt Nam tồn tại song song với pháp luật của triều đình, điều chỉnh những quan hệ trong nội bộ làng xóm. Lệ làng mỗi nơi mỗi khác, song kết cấu đều thể hiện nếp nghĩ, thói quen, thông tục, cách hành xử truyền thống của người Việt. Về tên gọi, lệ làng được gọi dưới nhiều dạng thức như: hương ước, khoán ước, tục lệ, khoán lệ,…

30

Một phần của tài liệu Chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)