Chế định quyền con ngƣời, quyền công dân trong hiến pháp

Một phần của tài liệu Chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam (Trang 25)

của các nƣớc trên thế giới

Cùng với sự ra đời của Hiến pháp, khái niệm quyền công dân cũng xuất hiện. Chính những cuộc cách mạng tư sản đã đưa con người từ địa vị thần dân lên địa vị công dân và pháp điển hóa các quyền tự nhiên của con người dưới hình thức các quyền công dân. Về bản chất, quyền công dân là quyền con người được các nhà nước thừa nhận và áp dụng cho công dân của mình [14, tr.99].

Quyền của cơ bản của công dân là những quyền được ghi nhận trong Hiến pháp, những quyền này xuất phát từ các quyền tự nhiên thiêng liêng và bất khả xâm phạm của con người như quyền sống, quyền bình đẳng, quyền tự do mưu cầu hạnh phúc và là các quyền được hầu hết các quốc gia trên thế giới thừa nhận.

Quyền công dân là một tập hợp những quyền tự nhiên được pháp luật một nước ghi nhận và bảo đảm đối với công dân của nước mình. Hệ thống quyền con người ở mỗi quốc gia có thể được quy định khác nhau, có thể tương thích hoặc chưa được tương thích với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người. Quyền công dân có các đặc điểm như sau:

Thứ nhất, quyền cơ bản của công dân có liên hệ chặt chẽ với quyền con người, xuất phát từ những quyền tự nhiên, bất khả xâm phạm của con người.

19

Tuy nhiên nên tránh quan điểm đồng nhất quyền công dân với quyền con người. Quyền con người được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ bởi pháp luật quốc gia và quốc tế. Quyền con người không bị bó hẹp trong mối quan hệ giữa cá nhân với nhà nước mà thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với toàn thể cộng đồng nhân loại.

Thứ hai, quyền cơ bản của công dân luôn gắn liền với nghĩa vụ cơ bản của công dân, thực hiện nghĩa vụ là tiền đề cho việc được hưởng quyền trên thực tế.

Thứ ba, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân thường được quy định trong Hiến pháp, đạo luật cơ bản của Nhà nước. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp là cơ sở chủ yếu để xác định địa vị pháp lí của công dân, là nền tảng cho mọi quyền và nghĩa vụ khác của công dân được quy định trong hệ thống pháp luật. Hay nói một cách khác, tất cả mọi quyền và nghĩa vụ khác của công dân đều bắt nguồn từ quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp.

Thứ tư, chỉ có người có quốc tịch mới có thể trở thành công dân và có quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Khái niệm công dân luôn gắn liền với khái niệm quốc tịch. Để xác định một cá nhân là công dân của nước nào luôn phải căn cứ vào quốc tịch của cá nhân đó, cá nhân không có quốc tịch sẽ không được thừa nhận là công dân của một nước.

Chế định quyền con người, quyền công dân là tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa Nhà nước và các thể nhân, có thể là công dân hoặc không phải công dân. Chế định quyền con người, quyền công dân là chế định quan trọng, vì vậy nó luôn được ghi nhận trong Hiến pháp, đạo luật cơ bản của mỗi quốc gia. Chế định quyền con người, quyền công dân điều chỉnh địa vị pháp lý công dân, được hình thành bởi tổng thể các quy định

20

về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, làm nền tảng cho việc quy định quyền và nghĩa vụ trong các ngành luật khác.

Các chế định điều chỉnh địa vị pháp lý của công dân nằm trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác tạo thành quy chế pháp lý công dân, đó là các chế định điều chỉnh các mối quan hệ về: quốc tịch, năng lực pháp luật và năng lực hành vi của công dân, các nguyên tắc hiến pháp của quy chế pháp lý của công dân, quyền tự do, nghĩa vụ pháp lí của công dân, các biện pháp đảm bảo thực hiện quy chế pháp lý của công dân.

Một phần của tài liệu Chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam (Trang 25)