người, quyền công dân trong hiến pháp của các nước trên thế giới
Quyền con người được pháp điển hóa vào Hiến pháp các nước trên thế giới theo ba cách thức cơ bản sau:
Thứ nhất, quyền con người đề cập trực tiếp thành các điều khoản trong một chương riêng hoặc rải rác trong một số chương của Hiến pháp. Trong trường hợp được quy định trong một chương riêng, chế định quyền con người sẽ có vị trí là một chương trong Hiến pháp, chương này thường có tên là “quyền con người”, “quyền con người, quyền công dân”, “quyền công dân” hoặc quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Đây là cách hiến định nhân quyền phổ biến nhất hiện nay, được áp dụng bởi đa số quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Thứ hai, chế định quyền con người, quyền công dân được quy định trong một văn bản riêng và được thừa nhận như là một cấu phần của Hiến pháp. Ví dụ, Tuyên ngôn Nhân quyền năm 1689 và Bộ luật về quyền năm 2008 được coi là hai văn bản nguồn của Hiến pháp nước Anh. Một ví dụ tiêu biểu khác là Pháp. Lời mở đầu của Hiến pháp năm hiện hành Cộng hòa Pháp quy định: “Nhân dân Pháp trung thành với bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789”. Điều đó có nghĩa là bản Tuyên ngôn dù được ban hành
21
trước Hiến pháp hơn 150 năm nhưng vẫn được thừa nhận như là một nội dung của Hiến pháp.
Thứ ba, chế định quyền con người được xác định như là những điều bổ sung của Hiến pháp. Như vậy, theo cách thức hiến định này, chế định quyền con người không được quy định trực tiếp trong nội dung, cũng như không thành một văn bản riêng mà có hình thức như những điều bổ sung của Hiến pháp. Đây là cách thức pháp điển hóa quyền con người ít gặp nhất mà trường hợp là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Hiến pháp Hoa Kỳ ban đầu không có quy định trực tiếp nào về nhân quyền, nhưng sau đó được bổ sung 10 tu chính án quy định về các quyền cơ bản mà sau này được gọi là Bộ luật về các quyền của Mỹ [7, tr.39]; [27, tr.33].
Tuy nhiên, dù được hiến định theo cách thức nào thì chế định quyền con người, quyền công dân vẫn thế chế định quan trọng trong Hiến pháp của các quốc gia. Sự tiến bộ trong các quy định về quyền con người trong pháp luật của một quốc gia phản ánh mức độ dân chủ của quốc gia đó [7, tr.40].
Về mặt cấu trúc, các bản Hiến pháp hiện đại thường có Lời nói đầu và ba phần lớn đó là: (i) Các nguyên tắc cơ bản; (ii) Quyền con người, quyền công dân hoặc quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và (iii) Bộ máy nhà nước. Trong ba phần này, chế định về quyền con người, quyền công dân thường được đặt ở vị trí trang trọng ngay sau chế định về các nguyên tắc nền tảng của Hiến pháp.