Mục đích của luận văn Mục đích của luận văn là góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận, đối chứng với thực tiễn về công tác tư pháp ở cấp xã Ban Tư pháp, cán bộ, công chức làm công tác tư ph
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN HỮU ĐÍNH
CÔNG TÁC TƢ PHÁP - HỘ TỊCH Ở CẤP XÃ:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Ở TỈNH BẮC GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2008
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN HỮU ĐÍNH
CÔNG TÁC TƯ PHÁP - HỘ TỊCH Ở CẤP XÃ:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Ở TỈNH BẮC GIANG
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật
Mã số: 60 38 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Nho Thìn
HÀ NỘI - 2008
Trang 31.1 Phân chia đơn vị hành chính và đặc điểm của chính quyền cấp xã 12
1.2 Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Ban Tư pháp, cán bộ Tư
pháp - hộ tịch cấp xã
18
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Ban Tư pháp, cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN
TƯ PHÁP, ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TƯ PHÁP - HỘ TỊCH CẤP XÃ
38
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức tư pháp cơ sở 38
2.2 Tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp cấp xã 46
2.2.1 Khái lược về Ban Tư pháp và đội ngũ cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã 46 2.2.2 Thực trạng hoạt động của Ban Tư pháp và đội ngũ cán bộ Tư pháp - hộ tịch
trên toàn quốc
50
Trang 42.2.3 Tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp, cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp
xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
53
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ
CHỨC, NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN TƯ PHÁP,
3.2.2 Hoàn thiện mô hình, cơ cấu tổ chức của Ban Tư pháp 76 3.2.3 Xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn; cải tiến lề lối làm việc của Ban Tư
pháp
78
3.2.4 Thực hiện tốt công tác quy hoạch, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ cơ sở vật chất công tác tư pháp cho đội ngũ cán bộ
Tư pháp - hộ tịch cấp xã
82
3.2.5 Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của cấp ủy, chính quyền
địa phương và cơ quan tư pháp cấp trên đối với công tác tư pháp cấp xã và
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) là đơn vị cơ sở trong hệ thống đơn vị hành chính bốn cấp của Nhà nước ta Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại địa phương, trực tiếp giải quyết các mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân; đưa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, trong đó lĩnh vực tư pháp giữ một vị trí hết sức quan trọng Để giúp UBND cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác tư pháp, trong tổ chức bộ máy UBND cấp xã có Ban Tư pháp cùng cán bộ Tư pháp - hộ tịch chuyên trách
Theo quy định của pháp luật, Ban Tư pháp không chỉ là cơ quan chuyên môn của UBND cùng cấp, mà còn là tổ chức cấp cơ sở trong hệ thống các cơ quan tư pháp từ Trung ương đến địa phương, chịu sự chỉ đạo và quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan tư pháp cấp trên
Chế định về Ban Tư pháp là chế định mang tính truyền thống bền vững trong lịch sử của Nhà nước ta Ngay từ những năm đầu tiên của chính quyền cách mạng, hệ thống các cơ quan tư pháp trong bộ máy nhà nước từ Trung ương đến cơ sở đã được hình thành và từng bước được kiện toàn Ban Tư pháp, một mắt xích quan trọng trong hệ thống các cơ quan tư pháp, được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm Hàng loạt các văn bản pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp xã đã được ban hành, đặt cơ sở pháp lý cho tổ chức tư pháp này không ngừng củng cố và tăng cường Qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, trải qua các giai đoạn lịch sử khác
Trang 6nhau, dù thời bình hay thời chiến, dù cơ quan tư pháp cấp trên có sự thay đổi,
bộ máy chính quyền có cơ cấu tổ chức khác nhau, song Ban Tư pháp vẫn tồn tại và khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong bộ máy nhà nước và trong đời sống xã hội Bằng hoạt động của mình, các Ban Tư pháp với hàng vạn cán bộ đã góp phần vào việc giữ gìn trật tự, kỷ cương xã hội, tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật ở cơ sở
Ban Tư pháp với ý nghĩa là một bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước không phải bất biến, mà luôn phát triển, hoàn thiện trong tiến trình lịch sử của Nhà nước ta Trong giai đoạn xây dựng đất nước hiện nay, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996); Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII (6-1997) đã xác định nhiệm vụ cải cách hành chính, cải cách tư pháp, nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 09/12/2003 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách công tác tư pháp đến năm 2020 đều đặc biệt quan tâm tới vấn đề này Việc kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Tư pháp cùng đội ngũ cán bộ Tư pháp - hộ tịch - một bộ phận của UBND cấp xã, một mắt xích quan trọng của ngành Tư pháp là một yêu cầu cấp thiết Những quan niệm, nhận thức, cơ sở pháp lý và thực tiễn tổ chức, hoạt động của Ban Tư pháp đang là vấn đề quan tâm của các nhà lý luận và hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực pháp luật
Tuy nhiên trước yêu cầu mới đặt ra, đội ngũ cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp
xã đang bộc lộ những tồn tại, bất cập như cán bộ chuyên trách còn thiếu về số lượng, yếu về nghiệp vụ; cán bộ chưa được chuẩn hoá, nhất là ở các xã vùng núi, vùng sâu, vùng xa Một bộ phận cán bộ Tư pháp - hộ tịch ở cơ sở chưa được đào tạo cơ bản về chuyên môn, việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ
Trang 7chuyển, bố trí cán bộ làm công tác tư pháp - hộ tịch chưa được quan tâm đúng mức điều này đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng công tác tư pháp ở cơ sở
Trong tình hình đó, việc tìm hiểu những cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức, hoạt động của Ban Tư pháp, của đội ngũ cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp
xã không chỉ mang tính lý luận khoa học, mà còn có ý nghĩa thực tiễn, đáp ứng yêu cầu bức xúc của việc kiện toàn, củng cố tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp, tiêu chuẩn hoá cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã nói riêng và cải cách hành chính, cải cách tư pháp nói chung trong quá trình hoàn thiện bộ máy nhà nước hiện nay
Xuất phát từ những lý do trên nên tôi đã chọn đề tài “Công tác Tƣ pháp
- hộ tịch ở cấp xã: những vấn đề lý luận và thực tiễn ở tỉnh Bắc Giang” để
nghiên cứu viết luận văn Cao học luật của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, vấn đề tư pháp cấp xã đã được nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm, nghiên cứu Một số công trình nghiên cứu về Ban Tư pháp đã được đăng tải trên các sách báo pháp lý như các cuốn sách: “Công tác tư pháp
xã, phường, thị trấn” của tác giả Trần Lý (Nhà xuất bản Pháp lý, Hà Nội 1983); “Công tác tư pháp xã, phường” của Bộ Tư pháp (Nhà xuất bản Pháp
lý, Hà Nội 1984); các bài nghiên cứu đăng trên các tạp trí “Dân chủ và Pháp luật”; “Nhà nước và Pháp luật” và các sách báo pháp lý khác; hoặc các tham luận tại hội thảo, hội nghị chuyên đề về công tác tư pháp xã do Bộ Tư pháp tổ chức vào các năm 1983, 1984, 2001 Tuy nhiên, những công trình khoa học này mới chỉ nghiên cứu về những khía cạnh khác nhau của tư pháp cấp xã mà chưa nghiên cứu, đánh giá được một cách đầy đủ, toàn diện, có hệ thống về thực trạng tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp cùng đội ngũ cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã với cái nhìn thực tiễn từ cơ sở để đề ra những biện pháp
Trang 8nhằm củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Ban
Tư pháp cấp xã và đội ngũ cán bộ này
3 Mục đích của luận văn
Mục đích của luận văn là góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận, đối chứng với thực tiễn về công tác tư pháp ở cấp xã (Ban Tư pháp, cán bộ, công chức làm công tác tư pháp - hộ tịch ở cấp xã) từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về Ban Tư pháp, cán bộ, công chức phụ trách công tác Tư pháp - hộ tịch ở cấp xã, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban
Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, đáp ứng yêu cầu công tác tư pháp ở cơ sở trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ
X
4 Phạm vi nghiên cứu
Chính quyền cơ sở và quản lý nhà nước của chính quyền cấp cơ sở là vấn
đề lớn, phức tạp Trong phạm vi của một luận văn cao học, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp cùng đội ngũ cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã - một mắt xích trong hệ thống chính quyền bốn cấp của Nhà nước ta, nhằm phục vụ cho công cuộc cải cách, kiện toàn bộ máy nhà nước
Do thời gian và năng lực có hạn, luận văn chỉ nghiên cứu về Ban Tư pháp cùng đội ngũ cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã (không nghiên cứu về
Trang 9luận văn chỉ đề cập những nội dung cơ bản có liên quan làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu trọng tâm
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; về cải cách hành chính, cải cách tư pháp; xây dựng, kiện toàn bộ máy nhà nước nói chung và chính quyền địa phương nói riêng
Phương pháp luận trong nghiên cứu là phương pháp duy vật biện chứng của triết học Mác - Lênin Luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp khảo sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Với kết quả đạt được của luận văn, hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ
sở lý luận về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Ban Tư pháp cùng đội ngũ cán
bộ Tư pháp - hộ tịch chuyên trách cấp xã trong quản lý nhà nước ở cơ sở khi chuyển sang nền kinh tế thị trường
Những đề xuất của luận văn sẽ góp phần vào việc tìm kiếm mô hình tổ chức, phương thức hoạt động của Ban Tư pháp cấp xã trong điều kiện xã hội đang có nhiều chuyển đổi cũng như phương hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bộ máy quản lý nhà nước cùng đội ngũ cán bộ ở cơ sở Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, các cơ quan có chức năng hoạch định chính sách về cơ sở trong quá trình xây
Trang 10dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa nhất là đối với những nhà quản
lý, chỉ đạo công tác tư pháp ở các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội tương tự như tỉnh Bắc Giang
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Vị trí, vai trò của Ban Tư pháp, cán bộ Tư pháp - hộ tịch
trong chính quyền cấp xã
Chương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp, đội ngũ
cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức, nâng cao hiệu
quả hoạt động của Ban Tư pháp, cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã
Trang 11
1.1.1 Phân chia đơn vị hành chính:
Phân chia đơn vị hành chính và quản lý lãnh thổ địa phương từ xa xưa
đối với bất kỳ Nhà nước nào cũng phải tiến hành Bởi lẽ:
+ Không một Chính phủ của một quốc gia nào chỉ thực hiện quyền lực nhà nước của mình ở một chỗ, nơi toạ ngự của các cơ quan nhà nước Trung ương Do vậy, việc quản lý địa phương của Nhà nước luôn là một yêu cầu tất yếu khách quan
+ Phạm vi lãnh thổ quốc gia bao giờ cũng trùng với các phạm vi hoạt động của Nhà nước, là dấu hiệu của Nhà nước Lãnh thổ của mỗi quốc gia bao giờ cũng rất rộng, với số lượng mật độ dân cư khác nhau Để quyết định của Nhà nước Trung ương được thực hiện trên toàn phạm vi lãnh thổ thì bất
kỳ Nhà nước nào cũng phải chia nhỏ lãnh thổ để tiện việc quản lý Hay nói cách khác, để quản lý được toàn bộ dân cư trên toàn bộ lãnh thổ của mình, Nhà nước Trung ương không có cách nào khác phải chia nhỏ lãnh thổ của mình ra các đơn vị hành chính nhỏ hơn để quản lý có hiệu quả
Hiện nay, trên thế giới từ các tiêu chí khác nhau, chính quyền địa phương được nhận thức dưới nhiều góc độ:
Quan điểm truyền thống và được nhiều người thừa nhận là chính quyền địa phương được xây dựng gắn liền với đơn vị hành chính lãnh thổ
Trang 12Theo Micheal P Barber, chính quyền địa phương có thẩm quyền quyết
định và thực thi các vấn đề trong một giới hạn lãnh thổ và có thẩm quyền thấp
hơn thẩm quyền chung của cả nước (Local government means authority to determine and to excute matters with - in a restricted area inside and smaller than the whole state) [42, tr.1]
Quan điểm khác lại cho rằng, việc xác định chính quyền địa phương
không dựa trên cơ sở lãnh thổ mà dựa vào mức độ cung cấp dịch vụ: “Chính quyền địa phương được hiểu là những đơn vị của chính quyền trực tiếp cung cấp dịch vụ cho các công dân tại cấp trung gian thấp và thấp nhất”[43, tr.148]
Dù được xem xét với nhiều góc độ khác nhau, nhưng thông dụng nhất
chính quyền địa phương được hiểu là sự tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước trên một đơn vị hành chính lãnh thổ (nhân tạo hoặc tự nhiên) nhằm thực hiện quản lý và điều chỉnh các hoạt động xã hội và cai trị Chính quyền địa phương lấy đơn vị lãnh thổ là cơ sở nền tảng
+ Lãnh thổ hành chính tự nhiên, tức là lãnh thổ được hình thành một
cách tự nhiên Nhà nước Trung ương bắt buộc phải công nhận các ranh giới hình thành một cách tự nhiên theo các đặc điểm dân cư, địa lý, phong tục tập quán, truyền thống văn hoá, lịch sử… Đó là các cộng đồng dân cư bền vững, Nhà nước cần phải thừa nhận trong quá trình thực hiện sự cai trị - quản lý của mình trên toàn vẹn lãnh thổ quốc gia cũng như đối với từng lãnh thổ hành chính riêng biệt Thí dụ: Commun của các nước phương Tây; làng xã ở Việt Nam, các thành phố cho dù các thành phố rất lớn, rất đông dân Việc tổ chức quản lý những vùng lãnh thổ này cần thiết phải tính đến nguyện vọng và ý chí của cộng đồng dân cư Các cơ quan quản lý nhà nước ở đây, ngoài cơ quan quản lý hành chính còn có cả các cơ quan do dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu
ra Việc tổ chức chính quyền ở đây mang nhiều tính tự quản, tự trị (đơn vị
Trang 13Đặc điểm của các đơn vị hành chính tự nhiên này là được hình thành trên các địa điểm quần cư (xóm làng, thị trấn, thị xã, thành phố), nó liên kết dân cư trong một khối liên hoàn thống nhất Mọi vấn đề của địa phương đều liên quan chặt chẽ với nhau và cần phải được giải quyết trên cơ sở kết hợp hài hoà các lợi ích nhà nước, dân cư Cơ quan chính quyền ở đây không phải chỉ
là cơ quan cai trị mà còn là cơ quan thể hiện lợi ích chung của dân cư - cơ quan tự quản Nói cách khác, cơ quan chính quyền ở các đơn vị hành chính trung gian có nhiệm vụ bảo đảm triển khai pháp luật, chính sách của Nhà nước Trung ương tới cơ sở, thì cơ quan chính quyền ở đơn vị hành chính cơ
sở phải thể hiện lợi ích của dân cư nhiều hơn (mang tính tự quản)
+ Đơn vị lãnh thổ hành chính nhân tạo, là đơn vị được Nhà nước Trung
ương chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính trực thuộc theo nhu cầu quản
lý hay nhu cầu “cai trị” của Trung ương
Việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước ở cấp chính quyền này chủ yếu để thực hiện chức năng quản lý, đảm bảo lợi ích của Nhà nước,
tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước Ở đây chức năng quản
lý lãnh thổ về cơ bản do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện, cơ quan đại diện (nếu có) chỉ đóng vai trò tư vấn
Việc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương trên các lãnh thổ nhân tạo không cần phải tính đến các đặc điểm, đặc thù một cách nặng nề như
ở các đơn vị hành chính tự nhiên mà thiên về việc đáp ứng nhu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên
Ở nước ta, ngay từ khi giành được chính quyền (8/1945), Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống chính quyền địa phương Ngày 22/11/1945 Nhà nước đã ban hành Sắc lệnh số 63/SL quy định tổ chức HĐND và UBHC các cấp ở nông thôn và ngày 21/12/1945 ban hành Sắc lệnh số 77/SL về tổ chức chính quyền ở các thị xã,
Trang 14thành phố Theo tinh thần các văn bản này thì HĐND là cơ quan thay mặt cho dân, UBHC vừa thay mặt cho dân, vừa đại diện cho Chính phủ (Điều 1 Sắc lệnh 63/SL) Đây là cơ sở pháp lý hết sức quan trọng về tổ chức và hoạt động của các cấp chính quyền địa phương ở nước ta
Việc quy định tổ chức và hoạt động của các cấp chính quyền địa phương qua các thời kỳ cách mạng luôn mang tính kế thừa và phát triển theo hướng đổi mới, hoàn thiện dần, ngày càng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
ở địa phương và được quy định trong các bản Hiến pháp năm 1946, 1959,
1980, 1992, cũng như tại các Luật Tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND (UBHC) của các năm 1958, 1962, 1983, 1989, 1994 và 2003
Tinh thần của các văn bản pháp luật này đều xuất phát từ tư tưởng chung, xuyên suốt sau đây:
Thứ nhất, phân chia địa giới hành chính lãnh thổ không tách rời với việc
thiết lập bộ máy chính quyền địa phương (Theo quy định của Hiến pháp năm
1992, đơn vị hành chính nhà nước được phân định thành 4 cấp:
- Nước chia thành tỉnh - thành phố trực thuộc Trung ương;
- Tỉnh chia thành huyện - thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã; thành phố trực thuộc Trung ương chia thành quận, huyện, thị xã;
- Huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã; quận chia thành phường)
Thứ hai, luôn đặt chính quyền địa phương trong một thể thống nhất với
chính quyền nhà nước Trung ương; HĐND luôn xác định là cơ quan quyền lực nhà nước và với xu hướng cùng với Quốc hội tạo thành một hệ thống cơ quan quyền lực thống nhất
Thứ ba, vai trò và sự can thiệp của Chính phủ đối với tổ chức và hoạt
động của HĐND là rất mờ nhạt
Trang 15Ở mức độ khái quát nhất, có thể đánh giá các văn bản pháp luật về chính quyền địa phương đã tạo dựng một khung pháp lý bảo đảm thực hiện các tư tưởng tiến bộ sau đây:
* Khẳng định quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân;
* Thể hiện tính dân chủ trong thực hiện và sử dụng quyền lực nhà nước, khẳng định và đề cao hình thức dân chủ gián tiếp;
* Thể hiện quyền năng của nhân dân trong việc tham gia quản lý nhà nước
Như vậy, từ khi ra đời đến nay Nhà nước ta đều lấy xã, phường, thị trấn (cấp xã) làm đơn vị hành chính lãnh thổ nhỏ nhất và chính quyền cấp xã được coi là chính quyền cơ sở
Sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải thay đổi vai trò của Nhà nước nói chung và chính quyền địa phương các cấp, đặc biệt là chính quyền cấp xã trong quản lý, điều hành nền kinh tế - xã hội Trong bối cảnh mở rộng dân chủ, chính quyền cấp xã là cấp có điều kiện gần dân, sát dân nhất, phải giải quyết trực tiếp nhiều vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu và lợi ích chính đáng của nhân dân, trên cơ sở tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội Mặt khác, để phù hợp với xu thế chung của các nước trên thế giới hiện đang chuyển từ nền hành chính truyền thống sang nền hành chính phát triển với đặc trưng phân quyền rộng rãi và mạnh mẽ, chính quyền cấp xã phải được đảm bảo hơn nữa quyền tự quyết, tự chịu trách nhiệm đối với các công việc của mình theo luật định Chính quyền xã, phường, thị trấn là nơi trực tiếp tổ chức việc thi hành pháp luật, các chính sách của Nhà nước, của Chính phủ Vì vậy, các cơ quan chuyên môn và chính quyền cấp xã nhất là đội ngũ cán bộ, công chức cấp
Trang 16xã phải được chú trọng cả về số lượng lẫn chất lượng mới có thể đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ trên thực tế
1.1.2 Đặc điểm của chính quyền cấp xã:
Xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính nhỏ nhất trong hệ thống chính quyền bốn cấp ở nước ta Hiện nay, tính đến ngày 09/6/2005 tổng số xã, phường, thị trấn trong toàn quốc là 10.831 trong đó có 9045 xã, 1197 phường,
589 thị trấn (theo số liệu của Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ) Chính
quyền cấp xã là cơ quan quản lý nhà nước ở cơ sở; cán bộ, công chức cấp xã hàng ngày sống và làm việc, quan hệ trực tiếp với nhân dân Những người làm việc trong bộ máy chính quyền cấp xã thường có quan hệ họ hàng, làng xóm gắn bó với nhân dân
Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, giải quyết công việc, nhu cầu của nhân dân, một mặt những cán bộ cấp xã phải theo đúng chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, mặt khác phải sát thực tế địa phương, sao cho vừa đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa vừa giữ vững mối quan hệ tốt đẹp với mọi người Đây là đòi hỏi rất cao đối với phẩm chất, năng lực của cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn
Chính quyền cấp xã có vị trí cực kỳ quan trọng trong hệ thống chính quyền nhà nước bốn cấp, là cầu nối giữa Nhà nước với nhân dân, là cấp trực tiếp tổ chức thực hiện mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các văn bản, chỉ thị của cơ quan Nhà nước cấp trên; thực hiện quản lý nhà nước về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn ở cơ sở
Vì vậy, sự vững mạnh và hoạt động có hiệu quả, hiệu lực của chính quyền cấp xã, cơ sở của hệ thống chính quyền nhà nước, là đảm bảo quan trọng cho hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước, là điều kiện tiên quyết
Trang 17sở Vấn đề đặt ra là đội ngũ cán bộ, công chức ở cấp xã phải có nhận thức mới, có trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu công tác quản lý nhà nước trên địa bàn cấp xã Đồng thời các cấp lãnh đạo phải chú trọng vào việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở cấp xã
1.2 Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Ban Tƣ pháp, cán bộ Tƣ pháp - hộ tịch cấp xã
1.2.1 Vị trí, vai trò của Ban Tƣ pháp cấp xã
Ban Tư pháp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ban Tư pháp cấp xã) là tổ chức đã có cơ sở từ thời kỳ trước Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945
ở vùng giải phóng - gọi là Tiểu ban Tư pháp trong Uỷ ban dân tộc giải phóng làng xã, sau đó được quy định trong nhiều văn bản pháp luật của Nhà nước ta (Từ ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà đến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đã có 6 sắc lệnh trong đó quy định về tổ chức, hoạt động của Ban Tư pháp xã, có 3 nghị định và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác quy định về tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp) Trải qua 5 thập kỷ, từ khi hình thành cho đến nay, tổ chức tư pháp xã luôn tồn tại và phát triển, là một bộ phận gắn liền với bộ máy chính quyền cấp
cơ sở (xã, phường, thị trấn) đồng thời là cơ quan thuộc hệ thống của ngành Tư pháp
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hệ thống của ngành Tư pháp gồm 4 cấp, ở Trung ương có Bộ Tư pháp, ở tỉnh và cấp tương đương có Sở
Tư pháp, ở huyện và cấp tương đương có Phòng Tư pháp, ở xã và cấp tương đương có Ban Tư pháp Trong hệ thống này, Ban Tư pháp ở vào vị trí chân rết, nếu chân rết mà yếu kém thì cả hệ thống sẽ không thể mạnh, vì vậy Ban
Tư pháp có vị trí, vai trò rất quan trọng và cần thiết không chỉ đối với chính quyền cơ sở mà còn quan trọng và cần thiết đối với hệ thống ngành Tư pháp
Trang 18Nghị định 38/CP ngày 04/6/1993 của Chính phủ và Thông tư liên Bộ số 12/TTLB ngày 26/7/1993 của Bộ Tư pháp - Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ
đã xác định:
Ban Tư pháp là CƠ QUAN CHUYÊN MÔN của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, chịu sự chỉ đạo và quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan tư pháp cấp trên, có chức năng giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý nhà nước về các công việc tư pháp ở cơ sở
Điều 128 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm
2003 quy định: Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân là cơ quan tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cùng cấp và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ trung ương đến cơ sở
Theo những quy định trên thì Ban Tư pháp vừa là tổ chức cấp cơ sở trong hệ thống của ngành Tư pháp, vừa là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn
Đối với hệ thống ngành Tư pháp
Ban Tư pháp là cấp cơ sở trong hệ thống 4 cấp của Ngành, có nhiệm vụ trực tiếp triển khai thực hiện công việc tư pháp ở cơ sở
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hoạt động tư pháp không chỉ dừng lại ở cơ quan cấp trên, ở tầng vĩ mô mà được tổ chức thực hiện ở cấp cơ
sở, trong đó có nhiều hoạt động chỉ phát sinh và bắt đầu từ địa hạt cơ sở hoặc chỉ được tiến hành ở cấp cơ sở, cụ thể:
Trang 19Việc đăng ký và quản lý hộ tịch; quản lý và hướng dẫn hoạt động hoà giải mâu thuẫn, giải quyết tranh chấp, xích mích trong nội bộ nhân dân; việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong nhân dân địa phương; việc tổ chức vận động, giáo dục người có nghĩa vụ thi hành tự nguyện thi hành án; việc theo dõi, giám sát, giáo dục người có hành vi vi phạm hành chính được giáo dục tại xã, phường; công tác thống kê tư pháp, quản lý lý lịch tư pháp; công tác theo dõi tình hình chấp hành và vi phạm pháp luật ở địa phương Như vậy, có thể thấy rằng có những công việc có thể và cần phải giải quyết ở tầm vĩ mô, nhưng lại có việc phải được giải quyết ở tầng vi mô, ở cấp cơ sở Ban Tư pháp được xem như cơ quan đại diện của ngành Tư pháp có vai trò và trách nhiệm bảo đảm cho hoạt động tư pháp ở cấp cơ sở được thực hiện đúng quy định pháp luật, đúng sự hướng dẫn và quản lý thống nhất của ngành
Tư pháp Hoạt động tư pháp ở cấp cơ sở còn là việc triển khai, thực hiện chủ trương, kế hoạch công tác của Bộ, ngành, vì thế nếu có một sự ách tắc ở cấp này thì đương nhiên ảnh hưởng đến cả hệ thống, đồng thời cũng qua thực tiễn
mà kiểm nghiệm tính đúng đắn, tính khả thi của những chủ trương, kế hoạch được vạch ra từ cấp cao nhất của ngành, giúp cho việc tổng kết, điều chỉnh công tác chỉ đạo và quản lý của ngành Đặt giả thiết nếu không có cơ quan tư pháp ở cấp cơ sở, không có mạng lưới chân rết thì Bộ Tư pháp không thể trực tiếp vươn tới cơ sở để quản lý hoặc tiến hành hoạt động thay cho cấp cơ sở
Vì vậy, có thể xem Ban Tư pháp như là cánh tay dài của Bộ xuống tận cơ sở thực hiện quản lý nhà nước về công tác tư pháp
Và ngay cả Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp tuy đều là cơ quan tư pháp ở địa phương, hoạt động trong một phạm vi nhất định (tỉnh, huyện) nhưng hai cấp này vẫn là những cấp trung gian, chưa ở vào vị trí trực tiếp như Ban Tư pháp
Chính vì vậy mà trong nhiều năm qua, Bộ Tư pháp đã khẳng định: Phải đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng, củng cố, đẩy mạnh hoạt động tư pháp cấp xã,
Trang 20phường, thị trấn [40, tr.35] Nếu công tác tư pháp của chúng ta được tổ chức tốt từ cơ sở thì chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ vào việc thực hiện chủ trương, yêu cầu hiện nay của Đảng và Nhà nước ta là ổn định xã hội và quản
lý nhà nước bằng pháp luật (Phát biểu của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn
Đình Lộc tại Hội nghị Tư pháp toàn quốc - tháng 8/1994)
Đối với chính quyền cơ sở
Lịch sử hình thành và phát triển của Ban Tư pháp cho chúng ta thấy không phải đợi đến khi giành được chính quyền hoàn toàn về tay nhân dân thì lúc đó Đảng và Nhà nước ta mới thiết kế trong bộ máy chính quyền cấp cơ sở
có Ban Tư pháp, mà trước đó, ngay từ thời tiền chính quyền đã lập Tiểu ban
Tƣ pháp nằm trong Uỷ ban dân tộc giải phóng làng, xã Tiểu ban này do một
Uỷ viên trong Uỷ ban dân tộc phụ trách và “có các người không nhất định phải có chân trong Uỷ ban dân tộc giải phóng”
Điều này chứng tỏ rằng ngay từ những ngày đầu, khi chính quyền của nhân dân đang còn trong phôi thai (Uỷ ban dân tộc giải phóng) thì một tổ chức tư pháp ở cơ sở mang bản chất nhân dân đã hình thành cùng với chính quyền, là một bộ phận của chính quyền, sau này trở thành cơ quan chuyên môn của chính quyền, có chức năng giúp chính quyền cơ sở thực hiện hoạt động hành chính - tư pháp và quản lý nhà nước về tư pháp theo thẩm quyền Chính quyền xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cơ sở, thực hiện quyền quản lý nhà nước ở địa phương Chính quyền cơ sở ở vào vị trí đầu tiên, trực tiếp của mối quan hệ giữa các cơ quan chính quyền với công dân, nơi tiếp giáp giữa Nhà nước và công dân, do đó mọi hoạt động quản lý của chính quyền (trong đó có lĩnh vực tư pháp) là trực tiếp với dân, không phải qua khâu trung gian nào Nói một cách hình ảnh thì chính quyền cơ sở là “sợi dây” nối liền giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước; mọi chủ trương chính
Trang 21xuống đến người dân địa phương tất nhiên phải qua chính quyền cơ sở Chính quyền cơ sở còn là cấp trực tiếp thu thập và phản ánh tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của nhân dân địa phương lên các cơ quan cấp trên trong đó có lĩnh vực quản lý nhà nước về tư pháp
Ở địa phương, các cấp uỷ Đảng và các cấp chính quyền cũng có nhiều chỉ thị, nghị quyết về củng cố Ban Tư pháp, đẩy mạnh công tác hoà giải Thực tiễn trên đây thể hiện sự quan tâm của ngành ở địa phương đồng thời cũng cho thấy vị trí, vai trò quan trọng của Ban Tư pháp Từ những cơ sở trên cho thấy, hiệu quả hoạt động của ngành Tư pháp phụ thuộc một phần không nhỏ ở hiệu quả hoạt động của Ban Tư pháp xã, phường, thị trấn Đặt vấn đề ở mức như vậy sẽ là đúng đắn, hợp lý vì như
Lênin đã nói: “Sở dĩ cách mạng của chúng ta đạt được những thành tích như ngày nay chính là vì có cơ sở, có chính quyền chúng ta phải chú ý thường xuyên đến kinh nghiệm ở cơ sở” [41, tr 376]
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Ban Tƣ pháp, cán bộ Tƣ pháp - hộ tịch cấp xã
1.2.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Ban Tư pháp
Xuất phát từ vị trí, vai trò của Ban Tư pháp, hiện nay cơ sở pháp lý quy định chức năng, nhiệm vụ của Ban Tư pháp được quy định tại Nghị định số 38/CP ngày 04/6/1993 của Chính phủ và Thông tư liên Bộ số 12-TTLB ngày 26/7/1993 của Bộ Tư pháp - Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ và ngày càng mở rộng hơn theo quy định tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch; Quyết định số 69/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về phát hành Công báo nước CHXHCN Việt Nam; Pháp lệnh số 09/1998/PL-UBTVQH10 ngày 25/12/1998; Điều 117 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân; Điều 658, 659 Bộ luật Dân sự; Nghị định 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính,
Trang 22chứng thực chữ ký; Nghị định 114/2003/NĐ-CP và Nghị định số 121/2003/NĐ-CP cùng ngày 21/10/2003 và cán bộ công chức xã, phường và chính sách chế độ đối với đội ngũ này; Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về tiêu chuẩn đối với cán bộ công chức
+ Giúp Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện quản lý nhà nước
về các công việc tư pháp;
+ Giúp Uỷ ban nhân dân soạn thảo, ban hành các quyết định, chỉ thị và
tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó;
+ Tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân, tổ chức thực hiện các biện pháp thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;
+ Quản lý tủ sách pháp luật và hàng ngày tổ chức phục vụ cho cán bộ, nhân dân có nhu cầu nghiên cứu trực tiếp đọc những văn bản pháp luật của Nhà nước;
+ Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp thực hiện với các cơ quan chức năng trong việc thi hành án; tham mưu UBND cấp xã quyết định biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người nhiều lần có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh;
Trang 23+ Tổ chức và hướng dẫn hoạt động của các tổ hoà giải, kịp thời giải quyết các vi phạm pháp luật và các tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật;
+ Tổ chức việc đăng ký, quản lý hộ tịch theo quy định của pháp luật; + Thực hiện một số việc về chứng thực như: Chứng thực di chúc, chứng thực việc từ chối nhận di sản, chứng thực các việc khác theo quy định của pháp luật
Có thể thấy rằng những công việc cụ thể này, theo yêu cầu của công tác quản lý nhà nước ở cấp cơ sở thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thi hành đầy đủ, đúng pháp luật Khi tiến hành thực hiện các công việc được giao phải làm đúng trình tự, thủ tục và phải có chuyên môn, nghiệp vụ, muốn vậy UBND cơ sở phải dựa vào cơ quan chuyên môn Trong các trường hợp này Ban Tư pháp vừa có trách nhiệm là cơ quan chuyên môn
để giúp UBND thi hành pháp luật về lĩnh vực tư pháp ở cơ sở, vừa có vai trò đại diện cho ngành Tư pháp, đặt cơ sở để “đảm bảo sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ Trung ương đến cơ sở”
1.2.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã
Lý luận cũng như thực tiễn đã khẳng định, cán bộ và công tác cán bộ luôn giữ vai trò quyết định trong một thời kỳ cách mạng Lênin đã chỉ rõ: Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị nếu không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào
Trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói
“cán bộ là cái gốc của mọi việc” và “công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” Ngay từ khi ra đời cũng như trong suốt quá trình lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt
Trang 24Nam, Đảng ta luôn coi việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ ngang tầm với nhiệm vụ là khâu then chốt, có ý nghĩa quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Nghị quyết Hội nghị lần thứ Ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước đã xác định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” [6, tr 66]
Hơn nửa thế kỷ qua, đội ngũ cán bộ, công chức của Nhà nước ta đã không ngừng được củng cố và phát triển, trong đó, đội ngũ cán bộ cơ sở đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong việc “đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ chúng, để đặt chính sách cho đúng” Đội ngũ cán bộ cơ sở là những người trực tiếp đưa chủ trương, đường lối, chính sách cho Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống Thực tiễn cho thấy, không có đội ngũ cán bộ cơ sở tốt thì
dù chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có đầy đủ và đúng cũng khó
có thể đi vào cuộc sống Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ cách mạng mới, ngày 21/10/2003 Chính phủ ban hành hai nghị định là Nghị định
số 114/2003/NĐ-CP và Nghị định số 121/3003/NĐ-CP quy định về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và chế độ chính sách đối với đội ngũ này Với vị trí là một bộ phận của đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở, cán bộ
Tư pháp - hộ tịch cấp xã phải đảm nhiệm một khối lượng công việc lớn và không ngừng gia tăng để góp phần giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật
tự, kỷ cương xã hội, trong đó phần lớn là các hoạt động chỉ phát sinh từ địa hạt cơ sở hoặc chỉ được tiến hành tại cấp cơ sở Trong giai đoạn hiện nay, khi việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và mở rộng hình thức dân chủ trực tiếp ở cơ sở đang là mối
Trang 25quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước, vị trí quan trọng của đội ngũ cán
bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã không chỉ được khẳng định trong bộ máy chính quyền mà còn được khẳng định trong toàn bộ hệ thống chính trị ở cơ sở Trước tình hình trên, Nghị quyết Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở
cơ sở đã khẳng định đội ngũ cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã là một bộ phận quan trọng, cán bộ chuyên trách được UBND tuyển chọn, có chế độ làm việc
và chính sách về cơ bản như cán bộ, công chức nhà nước
Trong hệ thống tổ chức ngành Tư pháp, Ban Tư pháp là cấp cơ sở, bảo đảm sự quản lý thống nhất công tác tư pháp từ Trung ương tới cơ sở Ngay từ khi cách mạng tháng Tám (1945) thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, Ban Tư pháp và đội ngũ cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã không chỉ
là một bộ phận cấu thành của chính quyền cơ sở mà đồng thời còn là một mắt xích không thể thiếu được của ngành Tư pháp Kể từ đó đến nay, dù trong thời chiến hay thời bình, dù cơ quan tư pháp cấp trên có lúc không tồn tại, cơ cấu của bộ máy hành chính cấp xã có khi thay đổi nhưng đội ngũ cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã vẫn luôn tồn tại, phát triển và khẳng định vị trí vai trò của mình trong quản lý nhà nước và quản lý xã hội Theo quy định tại Nghị định 38/CP ngày 04/6/1993, Nghị định 114/2003/NĐ-CP; 121/2003/NĐ-/CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ và Thông tư liên Bộ số 12/TTLB ngày 26/7/1993 của Bộ Tư pháp và Ban Tổ chức - cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ); Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội
vụ và các văn bản pháp luật hiện hành quy định về tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp, đội ngũ cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã có trách nhiệm tổ chức triển khai phương hướng, chương trình, kế hoạch công tác của cơ quan tư pháp cấp trên Đồng thời Ban Tư pháp là đầu mối tiếp nhận các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước để tổ chức thực hiện
Trang 26và đưa pháp luật đến với người dân Đây là cấp cơ sở, gần dân nhất, trực tiếp thực hiện công tác tư pháp, độ ngũ cán bộ này mạnh hay yếu có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của toàn ngành Tư pháp Việc xác định vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã trong hệ thống chính trị ở cơ sở và hệ thống cơ quan Tư pháp cấp xã trong hệ thống chính trị ở cơ sở và hệ thống cơ quan Tư pháp trong tiến trình đổi mới
và nâng cao chất lượng hoạt động đòi hỏi cấp bách phải tăng cường, củng cố đội ngũ cán bộ này, không chỉ đủ về số lượng, mà còn phải nâng cao về chất lượng trình độ chuyên môn, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức như Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã nhận định: “Những yếu kém của
bộ máy quản lý nhà nước và công tác cán bộ chậm được khắc phục Cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu, chưa theo kịp yêu cầu phát triển Năng lực và phẩm chất của nhiều cán bộ, công chức còn yếu, một bộ phận không nhỏ thoái hoá, biến chất Dân chủ ở nhiều nơi bị vi phạm, kỷ cương phép nước chưa nghiêm Quan liêu, tham nhũng lãng phí còn nghiêm trọng, đặc biệt là tình trạng nhũng nhiễu, cửa quyền, thiếu trách nhiệm của bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, nhất là ở các cơ quan giải quyết công việc cho dân và doanh nghiệp Bộ máy chính quyền cơ sở nhiều nơi yếu kém” [10, tr 174,175]
Phương hướng, tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, của Chính phủ, của các cơ quan tư pháp, đẩy mạnh cải cách hành chính và cải cách tư pháp, tăng cường hiệu lực và hiệu quả các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020
Nhiệm vụ của cán bộ Tƣ pháp - hộ tịch cấp xã
Trang 27* Giúp UBND cấp xã soạn thảo, ban hành các văn bản quản lý theo quy định của pháp luật
Ban hành văn bản là một hình thức hoạt động quản lý cơ bản của các cơ quan Nhà nước Yêu cầu của việc ban hành văn bản phải bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời phải phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước cũng như của từng vùng, miền, địa phương
Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996, UBND cấp xã có thẩm quyền ban hành các quyết định, chỉ thị để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban Thường
vụ Quốc hội, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp
Để giúp UBND cấp xã thực hiện nhiệm vụ này, cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã chủ động thực hiện những công việc cụ thể sau:
+ Nắm nhu cầu và lập kế hoạch soạn thảo, ban hành các quyết định, chỉ thị của UBND cấp xã ban hành; đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các văn bản pháp luật của chính quyền cấp xã
+ Rà soát, hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương
để phát hiện những văn bản mâu thuẫn, chồng chéo, không đảm bảo hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, thống nhất Từ đó, kiến nghị với UBND cấp xã có biện pháp xử lý đối với những văn bản trái pháp luật
* Giúp UBND cấp xã tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với các dự án luật, pháp lệnh theo kế hoạch của Uỷ ban nhân dân cấp xã và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn cấp trên
Theo nguyên tắc pháp luật muốn vào cuộc sống thì văn bản luật đó phải
có tính khả thi Do vậy việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân là cần thiết và
Trang 28càng quan trọng hơn khi xây dựng nhà nước pháp quyền, do vậy cán bộ tư pháp - hộ tịch cấp xã có vai trò quan trọng giúp UBND cấp xã lấy ý kiến đóng góp của nhân dân vào các dự án luật trước khi ban hành
* Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân xã, phường, thị trấn
Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội, là phương tiện, công cụ để nhân dân thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp cũng như nghĩa
vụ của mình có công cụ, phương tiện rồi chưa đủ, cái chính là làm sao để tất
cả các cơ quan, tổ chức, các đoàn thể xã hội và mọi công dân đều biết, hiểu và
sử dụng được một cách có hiệu quả công cụ đó
Phổ biến, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của hoạt động thực thi pháp luật, là cầu nối chuyển tải pháp luật vào cuộc sống và là biện pháp quan trọng để tăng cường pháp chế XHCN Giáo dục pháp luật nhằm hình thành lòng tin vào pháp luật, thói quen và ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật cho mọi công dân, nhằm phát huy vai trò, hiệu lực của pháp luật trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN
Từ nhận thức tầm quan trọng công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật như vậy ngày 09/3/2003 Ban Bí thư Trung ương Đảng có Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật; Quyết định số 28/2006/QĐ-TTg ngày 28/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án chi tiết thuộc chương trình hành động quốc gia phổ biến giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành cho cán bộ, nhân dân xã, phường, thị trấn giai đoạn 2005-2010; các địa phương đều xây dựng chương trình tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trên cơ sở chỉ đạo của chính phủ và nòng cốt chỉ đạo là Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật được thành lập ở các cấp
Trang 29Đối với xã, phường, thị trấn, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật càng
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Bởi vì xã, phường, thị trấn là đơn vị cơ sở trong hệ thống chính quyền bốn cấp của nước ta, là nơi tổ chức, triển khai thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, biến chúng thành hiện thực trong đời sống hàng ngày Xã phường, thị trấn là cấp chính quyền gần dân nhất, nơi có thể hiểu, nắm được những diễn biến tâm tư, tình cảm, ý chí, nguyện vọng của nhân dân, là nơi lãnh đạo nhân dân trực tiếp
tổ chức cuộc sống Do vậy, triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở
xã, phường, thị trấn là con đường gần nhất, có hiệu quả nhất để đưa pháp luật đến với cuộc sống
Để giúp UBND cấp xã thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi địa phương, cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã tổ chức thực hiện các công việc cụ thể sau:
+ Nắm bắt, tổng hợp nhu cầu và lập kế hoạch tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ở địa phương theo hướng dẫn của cơ quan Tư pháp cấp trên theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị của xã, phường, thị trấn;
+ Tổ chức phối hợp với các Ban, tổ công tác của UBND cấp xã (công
an, văn hoá - thông tin, quản lý thị trường ), các đoàn thể quần chúng, trưởng thôn, trưởng bản, tổ trưởng tổ dân phố, tổ hoà giải, các trường phổ thông để truyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân;
+ Theo dõi đôn đốc thực hiện hoặc kiến nghị UBND cấp xã có biện pháp phù hợp cho việc tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở địa phương như: điều chỉnh kế hoạch, nội dung, tạo điều kiện về
cơ sở vật chất, kinh phí, lực lượng ;
+ Sơ kết, tổng kết, phổ biến kinh nghiệm tuyên truyền, giáo dục pháp luật ở địa phương
Trang 30* Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã chỉ đạo cộng đồng dân cư tự quản xây dựng hương ước, quy ước, kiểm tra việc thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật
- Giúp UBND cấp xã, chỉ đạo, hỗ trợ các làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư xây dựng hương ước, quy ước có nội dung phong phú, thiết thực, phù hợp quy định của pháp luật hiện hành và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; kiểm tra việc tổ chức thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn (điểm
6 Chỉ thị 24/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/6/1998 về việc xây dựng hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư)
- Thực hiện rà soát, thống kê nhu cầu giúp đỡ pháp luật, các vướng mắc của đối tượng được trợ giúp pháp lý (Luật Trợ giúp pháp lý ngày 29/6/2006);
* Quản lý tủ sách pháp luật, tổ chức phục vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật
Quản lý tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn; tổ chức phục vụ cho cán bộ, nhân dân tìm hiểu pháp luật (Quyết định số 69/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 và Quyết định số 1067/1998/QĐ-TTg ngày 25/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng và quản lý tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn);
* Phối hợp hướng dẫn hoạt động đối với tổ hoà giải Phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố sơ kết, tổng kết công tác hoà giải, báo cáo với UBND cấp xã và cơ quan tư pháp cấp trên
Tổ hoà giải ở cơ sở là tổ chức tự quản của nhân dân được thành lập ở thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố và các cụm dân cư khác để thực hiện hoặc tổ chức thực hiện việc hoà giải những vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật nhằm củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, làm tốt đẹp hơn quan hệ gia đình, họ hàng, xóm
Trang 31phố và góp phần tuyên truyền, phổ biến nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân, chủ động ngăn ngừa vi phạm pháp luật, hạn chế các vụ việc phải đưa ra Toà án giải quyết
Theo quy định tại Pháp lệnh về Tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở, Nghị định số 160/1999/NĐ-CP ngày 18/10/1999 của Chính phủ, cán bộ Tư pháp - hộ tịch giúp UBND cấp xã trong công tác hoà giải ở cơ sở, có trách nhiệm thực hiện các công việc cụ thể sau:
- Tham mưu giúp UBND cấp xã về xây dựng các tổ hoà giải; quyết định công nhận và miễn nhiệm tổ trưởng và tổ viên tổ hoà giải;
- Thực hiện việc bồi dưỡng nghiệp vụ hoà giải, cung cấp tài liệu nghiệp
vụ cho tổ hoà giải ở địa phương theo sự hướng dẫn của cơ quan tư pháp cấp trên;
- Sơ kết, tổng kết công tác hoà giải ở địa phương; báo cáo công tác hoà giải với UBND cấp xã và cơ quan tư pháp cấp trên; tổ chức thi đua, khen thưởng công tác hoà giải ở địa phương
Bên cạnh đó, cán bộ Tư pháp - hộ tịch còn được UBND cấp xã giao nhiệm vụ trực tiếp hoà giải các mâu thuẫn, tranh chấp, phát sinh ở địa phương khi:
- Các bên tranh chấp không đồng ý để tổ hào giải tiến hành hoà giải mà đưa thẳng việc tranh chấp lên UBND cấp xã và yêu cầu hoà giải;
- Các vụ tranh chấp mà tổ hoà giải không hoà giải thành và hai bên đương sự yêu cầu UBND xã giải quyết;
- Các vụ việc do Toà án nhân dân cấp huyện chuyển đến Đó là các vụ việc mà nhân dân trực tiếp đưa đơn đến Toà án nhân dân cấp huyện nhưng Toà án thấy còn khả năng hoà giải được ở xã, phường, thị trấn và được các
Trang 32bên đương sự chấp thuận thì Toà án nhân dân cấp huyện chuyển về xã, phường, thị trấn để hoà giải
* Thực hiện đăng ký và quản lý hộ tịch theo các nhiệm vụ cụ thể được phân cấp quản lý và đúng thẩm quyền được giao
Việc quản lý và đăng ký hộ tịch giúp UBND cấp xã và cơ quan nhà nước cấp trên theo dõi thực trạng sự biến động về hộ tịch, nhằm bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức; thống kê, phân tích dân số, thu thập các thông số quan trọng về gia đình và xã hội, tạo cơ sở hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và chính sách dân
số, kế hoạch hoá gia đình
Cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã có trách nhiệm giúp UBND cùng cấp thực hiện việc quản lý và đăng ký hộ tịch theo quy định tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ cụ thể như sau:
- Xác nhận các sự kiện: sinh; kết hôn; tử; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch; xác định lại giới tính; xác định lại dân tộc;
- Căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ghi vào
sổ hộ tịch các việc: xác định cha, mẹ, con; thay đổi quốc tịch; ly hôn; huỷ việc kết hôn trái pháp luật; chấm dứt nuôi con nuôi
* Thực hiện việc chứng thực theo thẩm quyền đối với các công việc thuộc nhiệm vụ được pháp luật quy định
Giúp UBND xã, phường, thị trấn thực hiện một số hành vi chứng thực theo thẩm quyền (Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký; Thông tư số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 hướng dẫn
Trang 33công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất);
* Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện một số công việc về quốc tịch theo quy định của pháp luật
Giúp UBND xã, phường, thị trấn giải quyết các vấn đề về quốc tịch thuộc thẩm quyền (Nghị định số 104/1998/NĐ-CP ngày 31/12/1998 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam);
* Quản lý lý lịch tư pháp, thống kê tư pháp ở xã, phường, thị trấn (theo yêu cầu)
* Giúp Uỷ ban nhân dân xã công tác thi hành án theo nhiệm vụ cụ thể được phân cấp
Thi hành án là hoạt động cụ thể của các cơ quan, tổ chức và công dân theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, nhằm đưa những nội dung được quyết định (phán quyết) trong các bản án, quyết định của Toà án hoặc các quyết định khác theo quy định của pháp luật được thực hiện trong thực tế
để đảm bảo lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân
Trong lĩnh vực thi hành án dân sự, việc tổ chức thi hành án thuộc trách nhiệm của Chấp hành viên thuộc các cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc cấp huyện, cán bộ Tư pháp - hộ tịch chỉ tham gia với tư cách là cơ quan chuyên môn giúp UBND cùng cấp tổ chức phối hợp thi hành án dân sự
Theo quy định tại Pháp lệnh Thi hành án dân sự, Nghị định số 30/CP ngày 2/6/1993, Nghị định số 69/CP ngày 18/10/1993 của Chính phủ, Thông
tư liên ngành số 981/TTLN ngày 21/9/1993 của Bộ Tư pháp - TANDTC - VKSNDTC, Thông tư số 67/TT-THA ngày 05/7/1996 của Bộ Tư pháp, Thông tư liên tịch số 06/1998/TTLT ngày 24/10/1998 của TANDTC -
Trang 34VKSNDTC - Bộ Công an - Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp, trong công tác thi hành án dân sự, cán bộ Tư pháp - hộ tịch thực hiện những công việc cụ thể sau:
- Tiến hành khấu trừ một phần thu nhập của người bị kết án cải tạo không giam giữ (mà UBND được giao giám sát, giáo dục) theo quyết định của Toà án để giao nộp cho cơ quan thi hành án dân sự;
- Chuyển cho cơ quan thi hành án dân sự những khoản tiền, tài sản của người phải thi hành án do mình đang quản lý hoặc các khoản tiền, tài sản khác theo yêu cầu của cơ quan thi hành án;
- Tổ chức, phối hợp với các cơ quan hữu quan, tổ chức kinh tế, tổ chức
xã hội, đoàn thể quần chúng, tổ dân phố, tổ an ninh và các cơ quan, tổ chức khác, các cá nhân trong việc thi hành án;
- Đôn đốc, thi hành đối với các vụ việc có giá trị không quá 500.000 đồng, dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan thi hành án (Chỉ thị số 20/2001/CT-TTg ngày 11/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác thi hành án dân sự);
- Cung cấp địa chỉ, tài liệu, điều kiện về thu nhập, tài sản của người phải thi hành án cho cơ quan thi hành án;
- Cử đại diện đến chứng kiến, tham gia cưỡng chế thi hành án hoặc xử
ký tang vật, tài sản có liên quan đến việc thi hành án;
- Xác nhận đơn trình bày về việc không có tài sản hoặc thực sự có khó khăn về kinh tế của người phải thi hành án hoặc đơn chứng minh những sự kiện khách quan làm cho người được thi hành án không thể yêu cầu thi hành
án đúng thời hạn yêu cầu thi hành án;
Trang 35- Tạo điều kiện thuận lợi, bố trí địa điểm, chỗ làm việc để cơ quan thi hành án triệu tập đương sự đến làm việc và những công việc khác theo quy định của pháp luật;
- Thông báo, niêm yết công khai các văn bản, giấy tờ về thi hành án như: thông báo về việc cưỡng chế kê biên, bán đấu giá tài sản để thi hành án;
- Chuyển các quyết định về thi hành án, giấy báo tự nguyện thi hành án cho các đương sự, giấy báo gọi đương sự đến cơ quan thi hành án hoặc trụ sở UBND để giải quyết việc thi hành án;
- Giáo dục, thuyết phục, động viên người phải thi hành án tự nguyện thi hành án;
- Xác minh điều kiện thi hành án về tài sản của người phải thi hành án
* Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã trong việc phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan quyết định việc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.(Nghị định số 163/2003/NĐ-CP ngày 19/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn)
* Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm về quyền sử dụng đất, bất động sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật
Giúp UBND xã, phường, thị trấn thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm với quyền sử dụng đất, bất động sản gắn kiền với đất trong trường hợp bên bảo đảm là hộ gia đình, cá nhân (Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm)
* Chấp hành quy chế làm việc của cơ quan, cơ chế quản lý hồ sơ tài liệu, chế độ báo cáo công tác theo quy định
* Thực hiện các nhiệm vụ tư pháp khác theo quy định của pháp luật
Trang 37CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN TƯ PHÁP,
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TƯ PHÁP - HỘ TỊCH CẤP XÃ
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức tư pháp cơ sở
2.1.1 Giai đoạn trước từ năm 1945 đến năm 1960
Ban Tư pháp xã, phường, thị trấn là tổ chức đã có cơ sở từ thời kỳ trước Tổng khởi nghĩa Tháng 8 năm 1945, ở vùng giải phóng gọi là Tiểu Ban Tư pháp trong Uỷ ban giải phóng làng, xã
Sau cách mạng Tháng 8 thành công, lập nên Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Ban Tư pháp xã được chính thức thành lập theo Sắc lệnh số 63 ngày 22/11/1945 và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định một cách chi tiết ngay tại Sắc lệnh số 13 về cách tổ chức các Toà án và các ngạch Thẩm phán ngày 24/01/1946 Theo đó, Ban Tư pháp có 3 uỷ viên (Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Thư ký của Uỷ ban hành chính cấp xã) cả 3 uỷ viên đều có quyền kiến nghị Về thẩm quyền, theo Sắc lệnh số 13, Ban Tư pháp xã có quyền:
- Hoà giải tất cả các việc dân sự và thương sự Nếu hoà giải được, Ban
Tư pháp có thể lập Biên bản hoà giải có các uỷ viên và những người đương sự ký;
- Phạt các việc vi cảnh, nhưng chỉ có quyền phạt từ năm hào đến sáu đồng bạc Các tiền phạt sẽ do thủ quỹ nhận và phát biên lai tiền phạt bỏ vào quỹ làng tiêu dùng Nếu người phạm tội không chịu nộp phạt, thì Ban Tư pháp lập biên bản và đệ lên Toà án cấp sơ cấp xét xử;
- Thi hành những mệnh lệnh của các Thẩm phán cấp trên;
Trang 38- Ban Tư pháp xã không có quyền tịch thu tài sản của ai; cũng không có quyền bắt bớ, giam giữ ai trừ khi có tráp nã của một Thẩm phán, hay khi thấy người phạm tội quả tang Khi bắt người trong hai trường hợp kể trên, Ban Tư pháp phải lập biên bản hỏi cung và giải bị can ngay Toà án cấp trên trong hạn
24 giờ;
- Nếu cần Ban Tư pháp có thể khám xét nhà các tư nhân để thu giữ tang vật song phải lập biên bản minh bạch và không xâm phạm đến các đồ vật khác Các tang vật thu giữ phải bao gói cẩn thận và niêm phong rồi đệ ngay lên Toà án cấp trên (Điều 2-6, Sắc lệnh số 13 ngày 24/01/1946)
Theo Sắc lệnh số 51 ngày 17/4/1946 về ấn định thẩm quyền của các Toà
án và sự phân công giữa các nhân viên trong Toà án đã trao thêm quyền cho Ban Tư pháp ngoài các quyền đã quy định trong Sắc lệnh số 13, đó là: Ban Tư pháp xã hoà giải tất cả các việc hộ và thương mại do đương sự muốn mang ra trước Ban Tư pháp ấy Biên bản hoà giải thành chỉ có hiệu lực như chứng thư Việc hoà giải được hình thành và thực hiện có hiệu quả trong suốt quá trình hình thành và phát triển của Ban Tư pháp
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, nhân dân ta đã hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nhưng miền Nam còn bị đế quốc thống trị Cách mạng Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới Cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, miền Bắc xây dựng CNXH, miền Nam tiếp tục đấu tranh thống nhất nước nhà Để góp phần tăng cường đoàn kết ở nông thôn và trấn áp kịp thời những hành động phá hoại trật
tự trị an và sản xuất ở địa phương, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 1869-VHC ngày 25/10/1955 về hướng xây dựng và củng cố Uỷ ban hành chính xã về mặt tư pháp Trong Thông tư này quy định một cách cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức và lề lối làm việc của UBHC xã về tư pháp bao gồm:
Trang 39- Hoà giải những xích mích, tranh chấp về quyền lợi trong nhân dân Uỷ ban hành chính xã có quyền công nhận những việc thuận tình ly hôn mà hai bên không có tranh chấp nhau về con cái hoặc tài sản;
- Kiểm thảo, giáo dục những người phạm những lỗi nhỏ làm mất trật tự ở nông thôn như: say rượu, làm huyên náo thôn xóm, đánh chửi nhau thường, trộm cắp vặt, hủ hoá thường Nếu có gây thiệt hại cho người khác, Uỷ ban hành chính xã có thể bắt người phạm lỗi phải bồi thường;
- Nghiêm khắc cảnh cáo những tên địa chủ có những phản ứng nhỏ như: láo xược với nông dân, không chịu lao động, trộm cắp vặt, dây dưa thuế; không chịu đi dân công ;
- Thi hành mệnh lệnh của cấp trên như: Tống đạt giấy gọi, tống đạt án, điều tra cung cấp thêm tài liệu về một vụ án theo yêu cầu của TAND huyện hoặc TAND tỉnh
Theo quy định của Thông tư này, Uỷ ban hành chính xã không có quyền phạt giam hoặc giữ người phạm lỗi một vài ngày để bắt họ quét trụ sở, đắp đường, đào ao, đào giếng Bỏ hình thức phạt vi cảnh ở xã theo quy định của Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1945; số 51/SL ngày 17/4/1946; số 85/SL ngày 22/5/1950 và trong các văn bản hướng dẫn thi hành các Sắc lệnh này
Về tổ chức hoạt động, tuỳ điều kiện cụ thể của từng địa phương mà phân công Chủ tịch, Phó Chủ tịch hay Uỷ viên công an phụ trách cả công việc tư pháp
xã
Ngày 24/8/1956 Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 1507-HCTP sửa đổi,
bổ sung Thông tư số 1869-VHC ngày 25/10/1955 về vấn đề công nhận thuận tình ly hôn
2.1.2 Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1980
Trang 40Do tình hình của cách mạng trong giai đoạn mới, theo quy định của Hiến pháp năm 1959 và pháp luật hiện hành, Bộ Tư pháp tạm thời bị giải thể, các nhiệm vụ tư pháp được chuyển giao cho các cơ quan nhà nước khác Công tác
tư pháp xã do Toà án nhân dân đảm nhận Theo quy định của Luật Tổ chức Toà
án nhân dân ngày 14/7/1960 và Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức của Toà
án nhân dân Tối cao và tổ chức của các Toà án nhân dân địa phương ngày 30/3/1961 thì:
- Chánh án TAND Tối cao có nhiệm vụ chỉ đạo công tác xây dựng tổ chức tư pháp; công tác giáo dục và đào tạo cán bộ Toà án; công tác tuyên truyên và giáo dục pháp luật trong nhân dân
- Chánh án Toà án nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, huyện hoặc đơn
vị tương đương có nhiệm vụ: Chỉ đạo công tác xây dựng tổ chức tư pháp ở địa phương và công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân
Thực hiện chức năng do luật định, ngày 26/02/1964 Toà án nhân dân Tối cao đã ban hành Thông tư số 02-TC về việc xây dựng tổ hoà giải và kiện toàn
tổ chức tư pháp xã, khu phố Thông tư này chỉ rõ nhiệm vụ của UBHC xã về công tác tư pháp như sau:
- Hoà giải những việc ly hôn và tranh chấp về dân sự mà hai bên yêu cầu
Uỷ viên Tư pháp xã hay khu phố giúp đỡ, tổ chức các tổ hoà giải và hướng dẫn công tác của tổ hoà giải;
- Tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân;
- Thi hành những mệnh lệnh của Toà án về tống đạt giấy gọi và thi hành
án
* Về tổ chức, Uỷ ban hành chính (UBHC) xã và Ban hành chính khu phố (BHC KP) phân công Phó Chủ tịch hoặc Uỷ viên thường trực phụ trách công tác
tư pháp