Nếu như trong tiểu thuyết - sử thi số phận cá nhân còn chiếm địa vị trọng tâm và lịch sử đôi khi chỉ là đường viền cho các nhân vật hoạt động, thì trong sử thi vị trí trung tâm là các bi
Trang 1Đại học quốc gia hà nội Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
-
Mai Thị Ngọc Hoa
Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi
và những vấn đề lý luận tiểu thuyết sử thi
Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn
Chuyên ngành:Văn học Việt Nam
Mã số: 5.04.33
Người hướng dẫn khoa học: GS - Viện sĩ Phan Cự Đệ
Hà Nội 2005
Trang 2Mục lục
Trang
Mục lục
Phần mở đầu 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 1
3 Nhiệm vụ của luận văn 8
4 Phương pháp nghiên cứu 8
5 Cấu trúc luận văn 9
Phần nội dung 10
Chương 1 10
Một số vấn đề lý luận về thể loại sử thi và tiểu thuyết sử thi 1.1 Khái quát về sử thi 11
1.2 Sự giống nhau và khác nhau giữa sử thi và tiểu thuyết - sử thi 14
Chương 2: 24
Kết cấu Vỡ bờ và những vấn đề về tiểu thuyết sử thi hiện đại 2.1 Một số vấn đề về kết cấu 25
2.2 Kết cấu trong tiểu thuyết Vỡ bờ 28
Chương 3: 59
Sự kết hợp sự kiện và nhân vật trong tiểu thuyết - sử thi 3.1 Sự kết hợp các tuyến sự kiện và tuyến nhân vật 62
3.2 Phân tích một số nhân vật cụ thể trong mối quan hệ với 65
sự kiện lịch sử Chương 4: 83
Sự kết hợp giữa sử thi và tâm lý 4.1 Sự kết hợp các yếu tố sử thi và tâm lý trong tiểu thuyết 85
Chiến tranh và hoà bình của L.Tolstôi 4.2 Nghệ thuật miêu tả tâm lý của Nguyễn Du và Nam Cao 90
4.3 Sự kết hợp sử thi và tâm lý trong tiểu thuyết Vỡ bờ của 95
Nguyễn Đình Thi Kết luận 100
Thư mục tham khảo 104
Trang 3Phần mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
Văn học Việt Nam nói chung và tiểu thuyết Việt Nam hiện đại nói
riêng, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đạt được những thành tựu lớn về mặt nội dung và nghệ thuật, phản ánh chân thực và sinh động sự nghiệp Cách mạng vĩ đại của dân tộc
Lần đầu tiên từ những năm 60, chúng ta có những bộ tiểu thuyết nhiều tập, mang cảm hứng và qui mô sử thi, những bức tranh nghệ thuật hoành tráng xứng đáng với tầm vóc của dân tộc trong thời đại mới Đó là
những bộ tiểu thuyết - sử thi như Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi, Cửa biển của Nguyên Hồng, Vùng Trời của Hữu Mai, Dòng sông phẳng lặng của Tô
Nhuận Vĩ Luận văn này muốn nêu lên một số vấn đề lý luận của loại hình
tiểu thuyết - sử thi thông qua một tác phẩm tiêu biểu: Vỡ bờ < 2 tập > của
Nguyễn Đình Thi
2 Lịch sử vấn đề.
Cách mạng tháng 8 năm 1945 đã mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc, mở ra những bước tiến mới về mọi phương diện nhất
là về văn học nghệ thuật Đây là thời kỳ đánh dấu sự trưởng thành lớn mạnh
về văn học, đồng thời lịch sử Việt Nam cũng bước sang một trang sử mới, trang sử hào hùng đấu tranh anh dũng chống lại hai thế lực bạo tàn, giặc Pháp
và giặc Mỹ Sức mạnh của trí tuệ và lòng căm thù giặc của người Việt Nam
đã trở thành truyền thống, nó có sẵn trong tâm hồn và trong cốt cách của dòng giống con Hồng cháu Lạc Con người Việt Nam nhỏ bé, giản dị và yêu hoà bình là thế nhưng khi đấu tranh đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi
để dành lại độc lập thì muôn người như một, nhất tề đứng dậy không chịu khuất phục Thực tế hào hùng đó là chất liệu để tạo nên cảm hứng sử thi
Trang 4sinh động, vừa chân thực, những ngôn từ đầy sáng tạo ghi lại một chặng đường lịch sử đã qua Văn học Việt Nam thời kỳ này đi theo đường lối lãnh đạo của Đảng, Đảng luôn hướng cảm hứng sáng tạo của văn học nghệ thuật vào nhiệm vụ phản ánh chân thực sự nghiệp cách mạng của dân tộc, phục vụ kịp thời cuộc kháng chiến trường kỳ có một không hai trong lịch sử
“Nước Việt Nam từ máu lửa, rũ bùn đứng dậy sáng loà” văn học luôn vận động cùng với sự vận động của xã hội Cảm hứng sử thi đã trở thành một cảm hứng chủ đạo của nền văn học Việt Nam hiện đại và cũng chỉ
có cảm hứng sử thi mới có khả năng bao quát toàn cảnh bức tranh của xã hội Việt Nam trong mọi thời kỳ, nhất là thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám vĩ đại Thời kỳ bão táp, xã hội chìm trong máu và nước mắt Trong kho tàng văn học của dân tộc, sử thi có vai trò quan trọng đã làm sống mãi giá trị tịnh thần, duy trì mãi nguồn sức mạnh vô song của nhân dân trong quá trình dựng nước và giữ nước, bảo vệ Tổ Quốc Vì vậy, cảm hứng sử thi đã trở thành cảm hứng chủ đạo của văn học hiện đại Nhiều đội ngũ nhà văn, nhà thơ có tư tưởng mới đã trưởng thành từ đây Họ vừa là những nhân chứng của lịch sử, trực tiếp cầm súng tham gia cuộc kháng chiến, vừa là “thư ký” trung thành ghi lại một chặng đường đã qua Vì vậy văn học thời kỳ này đã đạt được những thành tựu đáng kể cả về mặt nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật, có sự đóng góp to lớn cho cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và nền văn học nước nhà thêm phong phú Đặc biệt phải kể đến từ những năm 60, tiểu thuyết đã có một tiếng nói đặc biệt, có một sự đổi mới sâu sắc cả về nội dung thể tài và các nguyên tắc xây dựng hình thức thể loại Năm 1960 là năm
kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng, 15 năm nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
và cũng là năm bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ở Miền Nam đồng khởi nổi lên mạnh mẽ ở khắp các vùng nông thôn rộng lớn Những năm 60 cũng chính là những năm văn học mang cảm hứng sử thi Đồng thời xuất
Trang 5hiện hàng loạt hồi ký cách mạng như “Trong xà lim án chém”<của Phạm Hùng và Lê Văn Lương> Một cấu trúc thể loại mới mẻ chưa từng có trong lịch sử phát triển tiểu thuyết Việt Nam đã ra đời với đặc trưng của loại hình tiểu thuyết - sử thi Thể loại đã hình thành do yêu cầu của thời đại phải đáp ứng những nhiệm vụ nặng nề mà vinh quang Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn này đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó
Tiểu thuyết Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi là một minh chứng
Bộ tiểu thuyết từ khi ra đời tuy có những ý kiến khác nhau nhưng nhìn chung
đã được bạn đọc đón nhận nhiệt tình và được nhiều nhà nghiên cứu phê bình đánh giá cao, mang nhiều sức thuyết phục Đây được coi là bộ tiểu thuyết -
sử thi Một bộ tiểu thuyết có qui mô lớn với sự kết hợp những kiểu tổ chức nghệ thuật của tác phẩm, từ kết cấu, các tuyến chủ đề, cốt truyện cho đến việc xây dựng các tuyến nhân vật Bằng vốn sống và sự tích luỹ kinh nghiệm hơn hai chục năm ròng Nguyễn Đình Thi cho ra đời “đứa con ”tinh thần dài hơn
1000 trang - hai tập, mỗi tập cách nhau 8 năm Tiểu thuyết Vỡ bờ là tấm lòng
yêu thương tha thiết của Nguyễn Đình Thi đối với vận mệnh, lịch sử đất nước, là những suy nghĩ sâu lắng, ấp ủ của nhà văn về những đặc điểm tâm hồn và tính cách con người Việt Nam Những con người giàu chất trí tuệ, và một thiên nhiên mang đầy chất thơ, chất trữ tình Một đất nước màu mỡ, xanh tươi mặc dù trên mình vẫn đang phải chịu những vết thương do chiến tranh gây ra
Tiểu thuyết hiện thực xã hội chủ nghĩa nói chung và tiểu thuyết
Vỡ bờ nói riêng “không từ bỏ nhiệm vụ tấn công vào những giai cấp thù địch,
phê phán những tàn tích xấu xa của xã hội cũ nhưng nhiệm vụ hàng đầu của
nó là phải khẳng định, ca ngợi những anh hùng mới trong quần chúng lao động, là những chủ nhân mới của xã hội ”<6, tr360> Ca ngợi những người con anh dũng của dân tộc, những người chủ đất nước một cách thực sự và lúc
Trang 6này đây hơn bao giờ hết những người nông dân, những chủ nhân của cái cày, cái cuốc đi vào trong văn học hết sức sinh động Họ không còn là những đám đông mờ ảo, vô danh, thậm chí họ còn mang nguồn gốc xuất thân, tên tuổi cụ thể
Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi đem đến cho bạn đọc những cảm
xúc mới lạ, chất văn trong sáng, tươi trẻ, đặc biệt là ở đây ông có một cách viết mang sức tổng hợp, khái quát hơn thời kỳ trước Ông nắm bắt được những nét đẹp của đời sống hiện thực trong những năm chiến đấu dành độc
lập của nước nhà Vì thế bộ tiểu thuyết Vỡ bờ ra đời đã được nhiều nhà
nghiên cứu phê bình cũng như bạn đọc đón nhận một cách hồ hởi Sức tái hiện đời sống và chất liệu làm nên tác phẩm đã tạo ra một bộ tiểu thuyết có giá trị lớn, mà nhiều người gọi là tiểu thuyết - sử thi Nguyễn Đình Thi tái tạo được cả một thời kỳ lịch sử thành một bức tranh hoành tráng, trong đó cảm hứng nhân dân và cảm hứng lịch sử là cảm hứng chủ đạo Bộ tiểu thuyết đã nêu bật lên chủ nghĩa anh hùng cách mạng, một sức mạnh vô song diệu kỳ của “biển cả nhân dân ” “tức nước vỡ bờ ”
Vỡ bờ gồm hai tập, mỗi tập cách nhau tám năm <1962 - 1970>
cho nên dư luận đánh giá tập sách cũng tập trung vào hai thời điểm trên Bộ tiểu thuyết đạt được những thành tựu đáng kể, và khi mới ra đời đã có những bài viết, bài nghiên cứu phê bình về bộ tiểu thuyết này, xuất hiện trên các Tạp chí Văn học, Tạp chí Cộng sản, Văn nghệ Quân đội, qua nhiều bài báo khác
nhau Phong Lê “Chung quanh vấn đề Vỡ bờ”, Nguyễn Văn Hạnh “Vỡ bờ
và nghệ thuật tiểu thuyết” của Nguyễn Đình Thi, Hà Minh Đức “Vỡ bờ một thành công mới” của Nguyễn Đình Thi, Vũ Ngọc Phan <<Vỡ bờ>> <quyển
một> của Nguyễn Đình Thi, Phan Cự Đệ “Tiểu thuyết Vỡ bờ” của Nguyễn
Đình Thi mỗi nhà phê bình đều có cách đánh giá, nhìn nhận theo quan điểm riêng của mình nhưng nhìn chung khen hơn là chê Bởi điều mà Nguyễn
Trang 7Đình Thi đạt được chính là quan điểm đánh giá, nhận thức đúng đắn, sâu sắc
một thời kỳ lịch sử Sức mạnh của tiểu thuyết Vỡ bờ chính là tác giả đã có
một ngòi bút thấm đẫm tình cảm yêu thương, trong sáng và những lý tưởng đẹp đẽ, cao quí, một trình độ tổng hợp và khái quát tài hoa, thông minh Chính tư chất đó đã tạo đà cho Nguyễn Đình Thi trong việc tổ chức kết cấu tác phẩm, cốt truyện hiện đại không đi theo lối truyền thống, nhiều chủ đề phức tạp, nhiều tuyến nhân vật đan xen nhau Một điều chúng ta không thể phủ nhận là tác giả có ý thức học hỏi kinh nghiệm của các nhà tiểu thuyết lớn
đặc biệt là Lep.Tônxtôi tác giả của bộ sử thi nổi tiếng “ Chiến tranh và hoà
bình”
Chu Nga đã đánh giá sự thành công trong tiểu thuyết Vỡ bờ ở
chỗ, Vỡ bờ hầu như là cuốn tiểu thuyết đầu tiên đã xây dựng được một hình
ảnh chân thực và tương đối hoàn chỉnh về người Đảng viên cộng sản, đó là Khắc “Khắc chỉ là một Đảng viên bình thường, nhưng trước con mắt chúng
ta, anh hiện lên như một mẫu người lý tưởng Con người ấy sắt đá trước kẻ thù, thà chết chứ không khi nào chịu đầu hàng khuất phục Nhưng cũng chính con người ấy lại có một tình yêu thương đằm thắm với gia đình, bạn bè, sẵn sàng hy sinh đời mình cho Cách mạng ”<Chu Nga> Hầu hết các nhà lý luận cho rằng Nguyễn Đình Thi vốn sở trường về mặt miêu tả các nhân vật thuộc tầng lớp trí thức tiểu tư sản như Tư, Hội Và miêu tả các nhân vật phụ nữ nông thôn đều đẹp, một vẻ đẹp thuần khiết của làng quê, họ giàu có về tình cảm như Xoan, Quyên “Nguyễn Đình Thi thường thành công khi xây dựng những con người chính diện Ngược lại, các nhân vật phản diện của anh hiện lên không sắc nét ”<11, tr46> ở những nhân vật chính diện có những phẩm chất nổi bật là anh hùng và nhân văn Phẩm chất nhân văn biểu hiện qua vẻ đẹp tâm hồn với mối quan hệ tình cảm của nhân vật với tình yêu quê hương đất nước, đồng chí, đồng bào và người thân Mối quan hệ tình cảm hết sức
Trang 8trong sáng, mặn nồng Những cung bậc tình cảm ấy được tác giả đặt vào trong thử thách khắc nghiệt để bộc lộ rõ phẩm chất cao đẹp, tiềm ẩn trong sự mộc mạc giản dị
Riêng về nhân vật Phượng thì có nhiều ý kiến khác nhau, tác giả dành cho nhân vật này hơi nhiều tình cảm và nhẹ phần phê phán Tác giả xây dựng nhân vật này như một nhân vật phức tạp đầy mâu thuẫn “Phượng sống trong cuộc sống giàu sang nhung lụa, Phượng bị lôi cuốn theo tiền tài danh vị khoái lạc trong mối tình với Huyện Môn, và chuyện sa ngã với Thanh Tùng Nhưng ở Phượng cũng có những mong muốn chân thật, muốn thoát khỏi sự xấu xa, giả dối Những tình cảm thực của Phượng với hoạ sĩ Tư, tâm trạng của Phượng trước thái độ của chồng, cũng gợi lên được hình ảnh của Phượng ngày xưa trong lứa tuổi học trò trong trắng”<11, tr134> Nhưng lại có nhà phê bình cho rằng khi xây dựng Phượng người ta chỉ thấy được Phượng là một cô gái con nhà giàu, có sắc đẹp, bất mãn với chồng, rồi để trả thù chồng lắm thủ đoạn, như mồi chài Thanh Tùng, rồi “đá” hắn, như tích trữ đầu cơ chứ không phải là người “không có nét giả dối ” “sự tự tử của Phượng có một vẻ lãng mạn, không mang một ý nghĩa xã hội gì đáng kể”<Phong Lê> Việc Phượng may cờ, thậm chí Phượng giác ngộ Cách mạng cũng không sao, bởi không hiếm những con em tư sản, địa chủ đã đi theo cách mạng nhưng Phượng với những tính cách như trên, có thể đi theo Cách mạng được không? Hay nói sát hơn, một cô Phượng như vậy đã có thể trang bị cho mình những gì
để đi theo Cách mạng ? ”<16> Phải chăng Nguyễn Đình Thi miêu tả Phượng bằng tất cả tình cảm, yêu mến của mình, chính điều đó mà hình tượng Phượng lại làm cho người đọc khó chịu “Một con người vô dụng, quen ăn bám, sống một cuộc sống vô vị, mang một nhân sinh quan rất “lắm vấn đề ”một cô nương ”“phè phỡn” đang chán ứ lên trong cảnh sống trưởng giả, như cách nói của Lê Nin, thử hỏi có gì khiến cho tác giả băn khoăn nhiều đến thế Nhân vật
Trang 9đó có ý nghĩa gì? Tác giả đấu tranh cho cái gì ở họ? ”<16, tr173> Nguyễn Đình Thi giới thiệu cho bạn đọc “một cô Phượng đáng thương hơn là đáng giận” <Nguyễn Văn Hạnh> Riêng Phượng, người ta chưa thể hình dung Phượng muốn đổi một cuộc đời như thế nào, và có khả năng đổi được không, trong khi Phượng chẳng có một “vốn liếng” gì cả, ngoài sắc đẹp, ngoài khả năng ăn chơi, đầu cơ, và những ham muốn hưởng thụ của đời sống tư sản Những cô gái như thế có lẽ chỉ có khả năng may cờ và mặc quần áo đẹp Mà cách mạng thì không phải như thế <Phong Lê> Đối với nhân vật Phượng còn
có nhiều ý kiến bàn luận nữa, nhưng trong khuôn khổ của bài viết này người viết chỉ đưa ra những ý kiến nổi bật hơn cả
Vỡ bờ đã phản ánh một hiện thực khá rộng lớn của xã hội Việt
Nam trước Cách mạng tháng tám 1945 Thời kỳ chiến tranh thế giới bùng nổ, Pháp thua trận, Nhật đến chiếm đóng Đông Dương, nhân dân ta phải ở dưới hai ách thống trị, Cách mạng do Đảng lãnh đạo âm ỉ rồi bùng cháy trong quần chúng Sự đè nén áp bức cũng chỉ đến độ và cảnh “tức nước vỡ bờ ”đã diễn ra
Nhiều tầng lớp người đã được khắc hoạ trong Vỡ bờ, các thành phố lớn, nhỏ là
nơi các nhân vật hoạt động đi về Các nhân vật hiện lên sinh động, có cá tính
và nhất là những diễn biến trong quá trình phát triển nội tâm của nhân vật Vỡ
bờ đã miêu tả được một trường rộng lớn, khái quát hiện thực cuộc sống toàn
xã hội Tiểu thuyết mang nhiều chủ đề và nhiều tư tưởng, nhiều tuyến nhân
vật, đủ các loại người Vỡ bờ là bức tranh nhiều màu vẻ về cuộc sống xã hội
nước ta trong những năm 39- 40 và đầu năm 41 Mỗi nhân vật đều có một hình, một vẻ, một ngôn ngữ riêng biệt
Trong quá khứ, lịch sử nhân loại chúng ta đã có một kho tàng văn học nghệ thuật Ngay trong buổi bình minh của các dân tộc, con người đã biết sống thành tập đoàn người chống lại những khốc liệt, thử thách của thiên nhiên Cơ sở đó đã gợi những nguồn cảm hứng và sức mạnh cộng đồng trẻ
Trang 10trung tạo ra một dòng văn học tươi mát khoẻ khoắn như chính lịch sử, thuần khiết và mãnh liệt về phương diện cảm xúc và thẩm mỹ, mang tầm vóc hoành tráng về phương diện bao quát cuộc sống Có nghĩa ngay từ đầu tiểu thuyết đã được làm bằng chất bột đặc biệt, được xây dựng ở khu vực tiếp xúc trực tiếp với cái thời hiện tại không hoàn thành Và ở nó đã nảy sinh tương lai của toàn
bộ văn học
Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại nói chung và tiểu thuyết - sử thi
Vỡ bờ nói riêng, có giá trị vô cùng lớn lao đã ghi lại một chặng đường lịch sử
anh dũng hào hùng Bên cạnh đó nó còn bồi dưỡng cho tâm hồn người Việt Nam biết trân trọng, quí mến hơn những tình cảm chân thành đối với Tổ Quốc của những thế hệ đi trước, đặc biệt là những nhà văn xông pha nơi chiến trường để ghi lại những “thước phim ”quí giá đi cùng năm tháng Thế hệ chúng ta, lớp con cháu cần ghi nhớ, học hỏi và gìn giữ
3 Nhiệm vụ của luận văn
3.1 Đánh giá lại tiểu thuyết Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi
3.2 Nêu lên những vấn đề lý luận của loại hình tiểu thuyết - sử thi như:
- Các tuyến chủ đề nhân vật, cốt truyện trong kết cấu
- Mối liên hệ giữa tuyến sự kiện và tuyến nhân vật
- Sự kết hợp giữa các yếu tố sử thi và tâm lý
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu trên, luận văn vận dụng một
số phương pháp nghiên cứu như sau:
4.1 Phương pháp phân tích tổng hợp - nhằm nghiên cứu một cách khái quát từ chi tiết cụ thể đến tổng hợp giúp cho việc nghiên cứu có sức thuyết phục cao
Trang 114.2 Phương pháp loại hình <loại hình sử thi, loại hình tiểu
thuyết - sử thi, và loại hình tiểu thuyết nói chung >
5 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của luận văn được triển
khai trong 4 chương
Trang 12Phần nội dung
Chương 1
Một số vấn đề lý luận về thể loại sử thi
và tiểu thuyết - sử thi
1.1 Khái quát về sử thi
Sử thi cổ đại là những tác phẩm văn học thuộc loại tự sự ra đời
từ rất sớm, khi cộng sản nguyên thuỷ đã tan rã, nhưng xã hội phong kiến chưa hình thành Một thời đại có những biến cố lịch sử đặc biệt quan trọng, quyết định lớn đến toàn bộ đời sống tinh thần và vận mệnh của dân tộc và nhân dân Đó là xung đột giữa các bộ tộc, bộ lạc người, cách làm ăn sinh sống, những phong tục tập quán để đi đến một sự thống nhất chung, một khát vọng cao cả mang lý tưởng nhân loại Cho nên những tác phẩm văn học này nó vừa mang nét tươi mới hồn nhiên, ngây thơ của buổi hồng hoang vừa
có tầm vóc về khối lượng và qui mô lớn trong sự phản ánh thực tại Vì vậy
mà được gọi là thời đại của sử thi, thời đại anh hùng Hơn nữa đây là những tác phẩm có màu sắc dân gian, nội dung kể lại các sự kiện và các nhân vật lịch sử hoặc tôn giáo đã được trí tưởng tượng dân gian tô vẽ thêm thành những huyền thoại Nếu như trong tiểu thuyết - sử thi số phận cá nhân còn chiếm địa vị trọng tâm và lịch sử đôi khi chỉ là đường viền cho các nhân vật hoạt động, thì trong sử thi vị trí trung tâm là các biến cố lịch sử đối với đời sống, và vận mệnh của các dân tộc Trong tác phẩm sử thi nổi bật là tính khái
Trang 13quát cao và nhiều giá trị nhận thức, giáo dục tư tưởng và thẩm mĩ lớn, vì vậy
nó đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền văn hoá dân tộc: Ramayana,
Mahabharata, Illiade, Odyssée, Đam san, Xinh nhã là những tác phẩm
thuộc các nền văn học khác nhau nhưng dường như chúng có những tiêu
điểm chung là đều đem đến cho bạn đọc những lý tưởng tốt đẹp, xứng đáng
là những tác phẩm được lưu truyền mãi mãi không bị mai một theo thời gian
Ra đời từ một thế giới “khởi nguyên‟‟, một thế giới tốt đẹp, thế
giới “ban mai”, đặc biệt là một thế giới mang tính cộng đồng và ý thức cộng
đồng sâu sắc, đoàn kết muôn người như một là động lực mạnh mẽ tạo ra một
sức mạnh phi thường để hướng tới một cuộc sống cao đẹp Mỗi cá nhân đều
có ý thức, trách nhiệm hoà đồng vớí mục đích chung của cộng đồng
Sử thi được chia làm hai loại: sử thi cổ sơ và sử thi cổ đại Thời
đại của sử thi cổ sơ là thời đại chưa có giai cấp và đối kháng giai cấp Sử thi
Ê Đê ra đời trước khi hình thành nhà nước chiếm hữu nô lệ Còn sử thi cổ đại
ra đời sau khi hình thành nhà nước: “Sự liên kết thành nhà nước của các bộ
tộc là một nhân tố quyết định của sự phát triển của sử thi Chính yếu tố nhà
nước này trong tuyệt đại đa số tác phẩm, qui định sự khác nhau giữa sử thi cổ
sơ và sử thi cổ đại‟‟ Vấn đề này ta thấy rõ trong sử thi ấn Độ Xã hội trong
Mahabharata có sự mâu thuẫn lớn giữa “dân chủ bộ lạc và chiếm hữu nô lệ,
mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp bao gồm mâu thuẫn các dòng họ và các cá
nhân”<4, tr577> Những mâu thuẫn trên, là nguyên nhân của chiến tranh
Chiến tranh làm nhiệm vụ “bà đỡ của lịch sử”, thống nhất lực lượng đưa cộng
đồng thành bộ lạc đến bộ tộc và liên minh bộ tộc dần dần đến dân tộc Vậy
chiến tranh chính là đề tài của sử thi Bởi nó mang những xung đột dữ dội từ
xã hội đến tư tưởng tình cảm con người Mỗi dân tộc, mỗi đất nước đều mang
những sắc thái dân tộc khác nhau Tuy nhiên điều khác biệt ở sử thi ấn Độ
khi miêu tả chiến tranh là nhằm phục vụ cho tư tưởng “phi bạo lực”<4, tr
Trang 14577> Sự tàn sát thảm hại của chiến tranh cho người ta bài học về tự kìm chế, phẫn nộ và căm thù Mọi sự kiện, mọi vấn đề phong tục, nghi lễ, các tầng lớp trong xã hội đều được phản ánh trong sử thi ấn Độ, nó được coi như “bộ bách khoa toàn thư‟‟ Nhưng tất cả các vấn đề đó không phải đều là sự thật Bởi họ cho rằng huyền thoại và tưởng tượng luôn gắn chặt với nhau Khối sản phẩm tinh thần này tạo nên một thứ lịch sử vừa thật, vừa không thật, gọi chung là “lịch sử tưởng tượng” Điều đó ta dễ hiểu, mỗi một dân tộc, một đất nước đều có cách suy nghĩ và phong cách riêng Vì vậy người ấn Độ xưa nay vẫn tôn sùng và tu dưỡng theo những châm ngôn: “điều gì mình không thích thì đừng làm cho kẻ khác ” “chân lý, tự kìm chế khổ hạnh, lòng quảng đại, phi bạo lực, kiên trì, đạo đức - đó là những phương tiện thành công ” “đạo đức tôn hơn sự trường sinh và cuộc sống” Tuy nhiên “lịch sử tưởng tượng” nhiều khi không giống với cuộc sống thực tại của xã hội, nhưng dù sao ta cũng biết được bản chất con người và mục đích của nhân dân của thời đại đặc biệt đó
Sử thi ấn Độ cũng như Iliade, Odyssée đưa ra một cái nhìn tổng hợp hơn là phân tích, sau này tiểu thuyết, nhất là tiểu thuyết thế kỷ 19 của
Phương Tây như Bà Bovary của Flaubert, Anna-Karenina của Tolstôi đi sâu vào phân tích tâm lý con người Còn sử thi của thời đại mới <kiểu Chiến
tranh và hoà bình của Tolstôi, Sông Đông êm đềm của Cholokhov >là kiểu
sử thi kết hợp hài hoà giữa tổng hợp và phân tích, giữa biện chứng pháp lớn của lịch sử và biện chứng pháp nhỏ của tâm hồn >
Cũng như sử thi ấn Độ, sử thi Êđê cũng chứa đựng nhiều mặt, nhiều sự kiện của đời sống người Êđê như cưới hỏi, đi săn, bắt cá, làm rẫy, kể
cả tục nối dây những nhân vật trung tâm trong sử thi Êđê là những anh hùng chiến đấu vì sự giàu có, mạnh mẽ về tài năng, trí tuệ sáng ngời, luôn toả sáng vẻ đẹp phi thường và họ chiến đấu cho sự yên vui của thôn bản Ngoài
Trang 15ra còn có đề tài lấy vợ và làm lụng Thực ra đề tài chiến tranh của sử thi Êđê
là nhằm mục đích hoà bình, no ấm cho mọi người Sử thi Êđê ra đời khi mà đời sống của họ còn rất nguyên sơ, xã hội chưa có đẳng cấp, toàn bộ công xã sống trong tinh thần cộng đồng hoà hợp theo tinh thần đoàn kết, bình đẳng thương yêu nhau và đặc biệt là chưa hình thành nhà nước Bên cạnh đó sử thi
ấn Độ ra đời khi ấn Độ đã hình thành nhà nước, có trình độ văn hoá phát triển cao, có nhiều ngành nghề như luyện kim, trong xây dựng đã biết chế biến đá,
gỗ và gạch ngói, biết chế biến nhiều loại thuốc trong đó có cả loại thuốc ướp được xác chết có nghĩa là tình hình công nghiệp, thủ công nghiệp, nội ngoại thương phát triển cao
Những đặc trưng trên đã chi phối toàn bộ các phương diện, các thành tố của cấu trúc xã hội và ý thức xã hội Khi đó con người chưa có ý thức tách khỏi cộng đồng của nó cả trong sinh hoạt thực tiễn lẫn trong ý thức
“Cá nhân mang trong mình một phân số nào đó của lực lượng thể chất của tập thể, và đồng thời lại có được tất cả những hiểu biết, tất cả sức mạnh tinh thần của tập thể” Thời kỳ có sự thống nhất giữa cá nhân và cộng đồng, sự thống nhất trong cơ cấu cộng đồng được phản ánh trong ý thức, và làm thành
sự thống nhất nội tại của tâm lý, và tính cách con người
Theo Bielinxki, anh hùng ca chỉ xuất hiện trong thời đại chưa có
sự phân rã của đời sống thành những yếu tố biệt lập Phải có sự gắn kết giữa
cá nhân và cộng đồng cả trong cách cảm, cách nghĩ và trong hành động Sự thống nhất này chính là đặc trưng tiêu biểu của đời sống cổ đại Thậm chí nó còn nằm ở nhiều mặt, xét cả ở chiều sâu <trong tâm hồn con người>, chiều rộng <qui mô cộng đồng, tập thể > cả chiều dài <giữa quá khứ và hiện tại>
Đó chính là cơ sở tâm lý và xã hội cho sự hình thành, sự tồn tại và sức tác động mãnh liệt của những cảm hứng lịch sử, và cảm hứng nhân dân vốn là linh hồn của sử thi cổ đại
Trang 161.2 Sự giống nhau và khác nhau giữa sử thi và tiểu thuyết - sử thi
Tiểu thuyết ra đời cách xa với sử thi, vì vậy cuộc sống được miêu
tả trong tiểu thuyết hướng đến cuộc sống bình thường hàng ngày của quần chúng, những nhân vật trong tiểu thuyết sinh động như trong cuộc đời Bằng sức mạnh của nghệ thuật điển hình hoá, tiểu thuyết nâng cái cá biệt, cái cụ thể lên tới chiều cao của lý tưởng và sự khái quát Sức mạnh phi thường, tài năng, lý tưởng, khát vọng hy sinh cho dân tộc vẫn được nối tiếp, và đổi mới trong hệ thống hình tượng nhân vật anh hùng Vẻ đẹp của hiện đại luôn hoà quyện với những phẩm chất sử thi được chắt lọc, tạo nên phẩm chất anh hùng trong thời đại mới, thời đại Hồ Chí Minh Trong sử thi cổ đại thần linh chiếm giữ một vai trò quan trọng, trực tiếp tham gia vào diễn biến của đời sống con người và lý giải các hiện tượng của đời sống Cái hiện thực bện kết với “lịch
sử tưởng tượng” Những ảnh hưởng của thế giới siêu thần không dẫn đến sự bóp méo thực tại và xoá đi chân lý nghệ thuật Đó là những lý tưởng, là khát vọng là niềm tin và sức mạnh tinh thần “nó trở thành một nhân tố sinh động trong đời sống của họ”, luôn luôn vực họ từ một cuộc sống sơ đẳng, từ kiếp đời nô lệ và xấu xa lên một lĩnh vực cao hơn Vì vậy mà các nhân vật đã có
sự hoá thân vào các hình tượng thần thoại Mặc dù những suy nghĩ rất thô sơ, hoang tưởng nhưng đây là phương thức duy nhất mà thời đại nguyên thuỷ có
để giải thích thế giới, đúc kết kinh nghiệm và biểu hiện nguyện vọng của nhân dân
Khi lịch sử tiến lên, xã hội có sự biến đổi thì cách nghĩ, cách cảm của người xưa cũng dần qua đi cùng với thời gian Bởi khi mà giai cấp và giai cấp đối kháng xuất hiện, thì những điều kiện sản sinh ra những tác phẩm
sử thi không còn, thì sử thi cổ đại cũng không còn lý do để tiếp tục tồn tại, nó vĩnh viễn qua đi cùng với thời thơ ấu của nhân loại
Trang 17Đặc trưng của sử thi là lời tiên tri, lời sấm truyền được thực hiện hoàn toàn trong khuôn khổ quá khứ tuyệt đối Những lời sấm truyền đó đôi khi chỉ là những ước mơ mang màu sắc huyễn tưởng Còn đối với tiểu thuyết,
là lời tiên đoán, lời dự báo, tiểu thuyết có tham vọng tiên đoán những sự thực, dự báo và ảnh hưởng đến cái tương lai hiện thực, tương lai của tác giả
và độc giả Vì thế thời đại của tiểu thuyết cách xa với thời đại của sử thi, đó
là thời đại của chủ nghĩa hiện thực, một thời đại mà khoa học chiếm vị trí quan trọng trong đời sống, nó không còn là thế giới của thần bí, siêu hình Trước đây con người nằm trong sự thống nhất trực tiếp với cộng đồng, thì giờ đây con người được tách riêng với tư cách là một cá nhân Con người làm chủ bản thân mình theo nghĩa chung của nó, không còn lệ thuộc vào bất cứ sự hoang đường hay viễn tưởng nào cả Nó không còn là khát vọng, là ước mơ
mà nó đã trở thành hiện thực
Tiểu thuyết và sử thi là sản phẩm của những thời đại khác nhau
Sử thi tuyệt đối hoá quá khứ, phân cách nó với hiện tại bằng “khoảng cách sử thi tuyệt đối ” Sử thi kể những gì ngược trở lại với thời gian, một quá khứ tuyệt đối” vốn đã hoàn tất, và khép kín cả trong tổng thể cũng như ở từng bộ phận của nó Vì thế bộ phận nào cũng có thể có được bố cục và trình bày như một chỉnh thể ở trong đó diễn ra các sự kiện quan trọng có ý nghĩa lớn đối với toàn thể cộng đồng Trong đó họ xây dựng nhân vật anh hùng có thể là một tù trưởng, người đứng đầu một bộ tộc, một buôn làng và tập trung tất cả những mặt tốt đẹp, sức mạnh của cả cộng đồng Theo quan niệm của tác giả
sử thi, đó là tổ tiên của cộng đồng Sử thi không dành chỗ cho hiện tại, nó quan tâm đến những cái đã hình thành, cái hoàn thiện, có nghĩa cái đã thuộc
về phạm trù quá khứ “Sử thi không tranh luận mà nó khẳng định, sử thi không gợi ý, nó khuyến cáo, không đề nghị suy nghĩ mà đòi hỏi thừa nhận ; không giả định mà mặc nhiên tự coi là đã giải quyết trọn vẹn, một lần cho
Trang 18mãi mãi ”<8> <<Ký ức chứ không phải nhận thức là sức mạnh là năng lực sáng tạo cơ bản của văn học cổ đại truyền thống về quá khứ là thiêng liêng Không thể nào lại có ý thức về tính tương đối của bất kỳ quá khứ nào hết” sử thi tuyệt đối hoá quá khứ, nó bị tách rời hiện tại “nó bị phân cách bằng một ranh giới tuyệt đối với tất cả những cái hiện đại kế tiếp và trước hết là với hiện đại của ca sỹ và thính giả của nó; cái ranh giới đó nằm trong bản chất của hình thức sử thi với tư cách là một thể loại”
Khác với sử thi, tiểu thuyết tiếp xúc trực tiếp với cái hiện thực đang phát triển và tiếp diễn, cái chưa hoàn thành Nó hình thành chính trong quá trình phá bỏ khoảng cách sử thi, nó cụ thể, nó bám sát lịch sử và nó mang tính xã hội hơn các thể loại khác Tiểu thuyết không hề khép kín, luôn luôn biến động và hướng về tương lai Cơ sở của nó chính là những kinh nghiệm, vốn sống cá nhân và sự hư cấu sáng tạo tự do Sử thi chính là sự thống nhất, tính cộng đồng được đẩy lên cao độ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật Như vậy, ngay từ đầu trong tiểu thuyết đã có sự hình thành những chất liệu khác biệt so với sử thi cổ đại Hình tượng nghệ thuật mới mẻ, các tác giả có những suy nghĩ và hành động bắt nguồn từ cuộc sống thực tại, họ làm chủ về tư tưởng và ngôn từ Vì vậy những con người nhỏ bé nhất trong xã hội, có những vị trí nhất định, cũng có thể có lịch sử cá nhân và có một tính cách riêng Còn trong sử thi cổ đaị, ngôn ngữ dường như đã có sẵn, những nhân vật không có ngôn ngữ riêng được cá thể hoá, họ sử dụng những ngôn ngữ giàu hình ảnh, thậm chí sử dụng một cách đắc địa, tạo nên một thứ “ma thuật
”nào đó, khiến cho các cảm quan trong con người như thị giác, thính giác có một sự giao lưu hài hoà, nhạy bén lạ thường Ngôn ngữ giàu hình ảnh mang tính ước lệ, tính biểu tượng không chỉ được sử dụng để khắc hoạ các nhân vật, hoặc để miêu tả các cảnh lớn như cảnh sinh hoạt nhộn nhịp của buôn làng, cảnh sinh hoạt hội hè đông vui với tiếng chiêng ngân không ngớt mà
Trang 19còn được sử dụng ngay trong quá trình giao tiếp hàng ngày Cách sử dụng ngôn ngữ như vậy khiến cho các nhân vật không mang được cá tính riêng biệt, chúng là những con người được lý tưởng hoá của cộng đồng Muốn phân biệt con người, hay xây dựng những nhân vật được cá thể hoá phải dựa vào những vị trí khác nhau và những số phận khác nhau Những nhân vật trong sử thi cổ đại là những con người khổng lồ của một thời đại, được xây dựng trong một chỉnh thể, họ mang tầm vóc của cả một cộng đồng người, mang sức mạnh tinh thần, sức mạnh thể chất lớn lao chưa từng có Là con người của sự hoàn thiện hoàn mĩ, phẩm giá của nó ở tất cả các mặt, sức mạnh cũng như tài năng, đạo đức cũng như ngoại hình đều tương xứng với vị trí hiển quí của nó Ngược lại với sử thi cổ đại, tiểu thuyết - sử thi có khả năng xây dựng một kết cấu ngôn ngữ đa thanh, bởi trong tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết - sử thi nói riêng, các nhân vật trong tác phẩm có những thế giới quan và nhân sinh quan khác nhau, từ đó có những quan điểm sống, cách sống khác nhau Có nghĩa là trong tiểu thuyết xuất hiện những tư tưởng và ngôn từ của các nhân vật khác nhau Cùng một sự vật, hiện tượng có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau, và được đánh giá từ nhiều phía, được soi rọi
từ nhiều khía cạnh và ai cũng tự cho mình là chân lý Vấn đề này đối với người này thì có giá trị, nhưng đối với người khác nó lại không mang ý nghĩa
gì Như vậy ngôn ngữ trong tiểu thuyết - sử thi rất đa dạng và phong phú, nó mang tầm rộng lớn của tri thức, đòi hỏi các tác giả phải có vốn sống lớn và phải tiếp nhận thế giới thực tại để rồi lại mở rộng, phản ánh một cách toàn diện Ngôn ngữ trong sử thi không có khả năng đi sâu vào thế giới bên trong của từng nhân vật Tiểu thuyết - sử thi của chúng ta có một lợi thế là có khả năng phân tích Phân tích thực tại, phân tích thế giới vô cùng bí ẩn nó nằm sâu trong tâm hồn con người một cách sâu sắc
Trang 20“illiade”là bài ca về thành Iliông, Achille - người anh hùng trong chiến trận, nhân vật chính của tác phẩm đã được tác giả miêu tả thành một biểu tượng về sức mạnh thể chất của người Hi Lạp và cũng là hình ảnh lý tưởng của người anh hùng bộ tộc trong chiến tranh thời đại Homerơ Hay Ramayana là thiên sử thi vĩ đại đầy chất bi hùng, chói lọi hào quang huyền thoại, đây là bức tranh xã hội rộng lớn phản ánh hiện thực đời sống, tư tưởng của nhân dân ấn Độ cổ đại Nó còn là bài ca vĩ đại, ca ngợi chiến công hiển hách, khí phách hào hùng của những vị anh hùng, mẫu người lý tưởng mà nhân dân ấn Độ đề cao và ngưỡng mộ Rama con người thiện của đẳng cấp Kơ-xatrya và tấm lòng chung thuỷ kiên trinh của Xita - người phụ nữ mẫu mực của thời đại Tác phẩm là món ăn tinh thần không thể thiếu của nhân dân
ấn Độ Sử thi đi ngược lại thời gian trong quá khứ Còn trọng tâm nhận thức của tiểu thuyết là hiện tại chứ không phải quá khứ Hay nói như Bakhtin, một trong những đặc điểm cơ bản, phân biệt về nguyên tắc giữa tiểu thuyết và tất
cả các thể loại còn lại là ở chỗ nó có một phạm vi mới, hình tượng trong tiểu thuyết được khai thác trong “vùng tiếp xúc tối đa với cái hiện tại <cái đương thời>trong sự không hoàn thiện của nó”
Trong quá khứ sử thi là anh hùng ca, thì trong thời đại của chúng
ta tiểu thuyết chính là “anh hùng ca của thời đại mới” Tiểu thuyết tái hiện toàn bộ thực tại với tính chân thực của nó là “sự mô tả bức tranh xã hội, sự phân tích nghệ thuật đời sống xã hội” Sử thi trang trọng oai nghiêm lộng lẫy như cái quá khứ huyền thoại hoá của nó Đối với tiểu thuyết thì lại cần cái sống thực, sức mạnh của nó gắn bó với cái còn đang làm nên, cái còn dang dở, đang mở ra một chân trời rộng lớn, cái có thể nhìn nhận lại, mọi cái đều nằm trong sự trở thành chứ không phải sự kết thúc Bakhtin viết “tiểu thuyết là thể loại duy nhất đang trở thành, vì thế nó phản ánh sâu sắc hơn, cơ bản, tinh tế và nhanh nhạy hơn sự trở thành của bản thân thực tại Chỉ có cái đang trở thành
Trang 21mới có thể hiểu được sự trở thành” Tất cả cái đang trở thành luôn luôn mới
mẻ, chưa có sẵn, cho nên hiện tại chứ không phải ký ức, ở đây tư duy nhận thức kinh nghiệm cá nhân có ý nghĩa quyết định”
Đối tượng của sử thi cận đại là số phận của dân tộc, đời sống của nhân dân, là các cảnh tượng lịch sử vĩ đại Sử thi quan tâm trực tiếp đến những vấn đề lớn lao đối với xã hội và con người, cố gắng xây dựng những bức tranh toàn cảnh về thế giới, trong đó thống nhất chặt chẽ với nhau cái cá nhân và cái toàn dân, cái tâm lý và cái xã hội Không gian và thời gian nghệ thuật nới giãn đến mức tối đa Con người bước vào dòng thác lớn của lịch sử, nằm trong quan hệ trực tiếp với các sự kiện có tầm vóc toàn xã hội, được lý giải, đánh giá
từ góc độ của những vấn đề chung, những sự kiện cộng đồng đó Tiềm năng nhận thức, ưu thế về tầm vóc bao quát thực tại được mở rộng, được khai thác
đến mức tối đa trong sử thi cận đại, với những mẫu mực của nó như: <<Chiến
tranh và hoà bình” của L.Tolstôi Và người ta lại thấy xuất hiện trong nghệ
thuật một cái gì đó ngang bằng về tầm vóc, kích thước, cũng toàn vẹn, hoành tráng, sâu sắc và hùng mạnh như sử thi truyền thống xa xưa Với tư cách là một dạng, một biến thể của tiểu thuyết, một hiện tượng nghệ thuật có quan hệ sinh thành trực tiếp với tiểu thuyết, sử thi cận đại nằm trong “vùng tiếp xúc trực tiếp với cái hiện tại” sự chú ý của nó, trọng tâm nhận thức của nó hướng vào cái hiện tại chứ không phải là vào quá khứ truyền thuyết như trong sử thi
cổ đại nữa
Đối với tiểu thuyết, không còn sự phân tách thực tại ra thành cái cao quí và cái thấp hèn, cái đáng tái hiện nghệ thuật và cái không đáng được tái hiện như thế một cách tiền định nữa Đời sống được cảm thụ biện chứng hơn Những cái gì trước kia ở cách biệt nhau thì ngày nay hoá ra tất cả đều chịu sự chi phối chung của qui luật Với chủ nghĩa hiện thực, tiểu thuyết đã diễn ra một quá trình dân chủ hoá rõ rệt trong nghệ thuật, kể từ đề tài đến cách
Trang 22xử lý đề tài, phương thức nhìn nhận, đánh giá thế giới và con người cho đến
quan niệm về công chúng và phương thức tác động của nghệ thuật về công
chúng Đứng từ góc độ khác, đây là quá trình mở rộng, quá trình trở nên bớt
khắc nghiệt, cứng đờ tuyệt đối của ranh giới giữa cái thẩm mĩ và cái phi thẩm
mĩ, giữa thông tin nghệ thuật và thông tin phi nghệ thuật
Tiểu thuyết và sử thi cổ đại là những thể khác nhau trong loại
hình tự sự, sản phẩm của những thời kỳ nhất định và mang những giá trị thẩm
mĩ độc đáo khác nhau
Tiểu thuyết - sử thi gần như một thể loại đứng giữa tiểu thuyết và
sử thi Nó qui mô hơn, hoành tráng hơn tiểu thuyết nhưng lại chưa đạt đến
chất lượng của sử thi như Chiến tranh và hoà bình của L.Tônxtôi hay Sông
Đông êm đềm của Cholokhov Trong những bộ sử thi đã nêu, lịch sử được coi
là một cảm hứng chủ đạo, lịch sử được tái hiện chứ không phải được kể lại và
chỉ được coi như một đường viền như trong tiểu thuyết - sử thi, một cái phông
trên đó các nhân vật hành động Những sự kiện lịch sử lớn như Hội nghị Tân
Trào, cuộc Tổng khởi nghĩa trong Vỡ bờ hoặc không được tái hiện hoặc chỉ
được kể lại dưới dạng một phóng sự ghi nhanh Mặt khác hình tượng nhân dân
rộng lớn đi vào lịch sử, chưa được khắc hoạ rõ nét, trong khi tuyến đời tư,
tuyến số phận cá nhân <như chuyện Tư, Phượng trong Vỡ bờ, Giáng Hương
trong Cửa biển> lại được dành quá nhiều không gian, quá nhiều ánh sáng
Chúng tôi cho rằng Vỡ bờ, Cửa biển, Vùng trời nên gọi là tiểu
thuyết - sử thi hơn là sử thi
Sự kết hợp giữa các yếu tố sử thi, kịch và trữ tình là đặc trưng của
tiểu thuyết hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ những năm 60 trở về sau Tiểu thuyết là bức tranh có tầm khái quát, có qui mô rộng lớn về
thế giới <như sử thi >; tiểu thuyết khai thác những mâu thuẫn, những xung đột
căng thẳng giữa ý chí chủ quan của con người với tính tất yếu lịch sử <như ở
Trang 23bi kịch >; tiểu thuyết còn đi sâu vào thế giới nội tâm, vào cái tôi mang màu sắc chủ quan trong cảm thụ thẩm mĩ, vào thiên nhiên đầy thanh sắc và cảm xúc
Nhìn chung, trước năm 1945 trong nhiều tác phẩm các nhân vật của văn học hiện thực phê phán thường đi về hoạt động trong một môi trường hẹp, hoặc một góc chợ ở làng quê hay trong một gia đình Nhưng giờ đây hiện thực của chiến tranh và cách mạng không cho phép chỉ miêu tả nhân vật trong một hoàn cảnh tù đọng, mà phải tạo điều kiện cho nhân vật tiếp xúc với hoàn cảnh xã hội rộng lớn, tắm mình trong dòng sông bao la cuồn cuộn của lịch sử, của thời đại Hiện thực đó đòi hỏi các nhà văn phải nâng cao tầm khái quát, tổng hợp vốn sống từ nhiều mặt, cho phép mở ra những hoàn cảnh rộng với nhiều thành phố, nhiều vùng nông thôn rộng lớn Trong các nhà văn hiện thực phê phán, ngoài Nam Cao còn có Nguyên Hồng là những người có
Trang 24chuyển biến rất nhanh ngay sau Cách mạng tháng Tám Điều đó không phải là ngẫu nhiên: ngay từ những năm 1938, 1939 Nguyên Hồng đã tham gia phong trào Mặt trận dân chủ và viết được một vài tác phẩm chịu ảnh hưởng rõ rệt của phong trào; năm 1943 Nguyên Hồng lại có chân trong nhóm Văn hoá cứu quốc bí mật
Để có được những tác phẩm phù hợp với thời đại, các nhà văn đều phải trải qua một bước ngoặt về thế giới quan và phương pháp sáng tác
Sự chuyển biến về phương pháp sáng tác thường bắt đầu bằng một sự chuyển biến về thế giới quan Nguyên Hồng đã lao vào cuộc kháng chiến một lòng một dạ đi theo cách mạng, nhưng tư tưởng nhà văn không phải lúc nào cũng biến chuyển kịp với tình hình cách mạng Cho nên phải đến bộ tiểu thuyết
Cửa biển <4 tập> thì tiểu thuyết của Nguyên Hồng mới có quy mô sử thi, bao
quát được những thời kỳ lịch sử quan trọng với hàng loạt sự kiện và biến cố, với một khối lượng nhân vật đông đảo đi về hoạt động trong những môi trường, những hoàn cảnh rộng lớn <Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định> Âm hưởng sử thi, quy mô sử thi là nét nổi bật trong hàng loạt tiểu thuyết của Nguyên Hồng, Nguyễn Đình Thi, Hữu Mai, Nguyên Ngọc, Phan Tứ, Anh Đức, Nguyễn Minh Châu Nhưng không phải tất cả những cuốn tiểu thuyết mang âm hưởng sử thi đều thuộc loại tiểu thuyết - sử thi, trong đó cảm hứng lịch sử và cảm hứng nhân dân là hai cảm hứng chủ đạo Những cảm hứng đó
đã qui định hình thức và qui mô của những bộ tiểu thuyết lớn
Cùng với bộ tiểu thuyết Cửa biển của Nguyên Hồng, bộ tiểu thuyết Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi là tác phẩm có qui mô tương đối lớn của
nền văn xuôi Việt Nam hiện đại Tác phẩm đã nêu lên hàng loạt vấn đề, kể cả những vấn đề như số phận của tình yêu và sự sáng tạo nghệ thuật trong xã hội
cũ, vai trò của người vợ, người mẹ trong gia đình và trong toàn bộ đời sống xã hội Việt Nam nhưng chủ đề lớn nhất ở đây vẫn là đề tài chiến tranh và cách
Trang 25mạng trên đất nước ta Vỡ bờ thuộc vào loại tiểu thuyết nhiều chủ đề, nhiều
tuyến nhân vật và bình diện trong kết cấu và cốt truyện, nhiều phong cách và thanh điệu trong ngôn ngữ kể chuyện và miêu tả Tác phẩm đã bao quát một thời kỳ lịch sử dài, từ chiến tranh thế giới thứ hai đến Cách mạng tháng Tám
thắng lợi Vỡ bờ đã dựng lên một bức tranh rộng lớn với mấy chục nhân vật
đại biểu cho nhiều tầng lớp người trong xã hội, mỗi nhân vật đều có một tâm
tư riêng trước những diễn biến lớn của thời đại và những vấn đề nóng hổi của cuộc sống, có quan điểm và cách yêu đương khác nhau, có khuynh hướng nghệ thuật khác nhau
Như trên đã chứng minh tiểu thuyết - sử thi thường tái hiện một thời kì lịch sử dài hoặc một sự kiện lịch sử cực kì quan trọng đối với vận
mệnh đất nước Cửa biển <Nguyên Hồng> dựng lại toàn cảnh phong trào mặt
trận dân chủ, những hoạt động bí mật của Đảng cộng sản trong thời kỳ tiền khởi nghĩa tiến tới cuộc Cách mạng Tháng Tám trong toàn quốc
Tóm lại, sử thi và tiểu thuyết - sử thi là hai khái niệm gần gũi nhau, mặc dù vậy nhưng chúng vẫn có những sắc thái khác nhau Đó là sự vận động theo thời gian, những điều kiện lịch sử xã hội, nhu cầu thẩm mĩ tạo nên
sự khác biệt về nội dung cũng như về phong cách nghệ thuật, kể từ những bộ
sử thi cổ đại đến sử thi cận đại cho đến những bộ tiểu thuyết mà chúng ta gọi
là tiểu thuyết - sử thi hiện thực xã hội chủ nghĩa Sử thi tuyệt đối hoá quá khứ,
xa rời thực tại, còn tiểu thuyết - sử thi tiến đến thế giới thực tại và những gì còn đang ở trong tương lai
Trang 26
là một hệ thống những sự kiện, hệ thống tính cách, và cách bố trí, sắp xếp cũng khác nhau, hết sức đa dạng và phong phú
Kết cấu là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết đối với một tác phẩm nghệ thuật Bởi lẽ muốn đánh giá một tác phẩm trước hết người
ta xem đến sự bố trí chặt chẽ và lôgíc giữa các chương, hồi, các cảnh các tính cách, hoàn cảnh, các biến cố trong cốt truyện, từ đó làm nổi bật lên chủ
Trang 27nhà văn bao giờ cũng dựa trên một cơ sở thứ bậc nhất định <chính - phụ>, chính diện, phản diện luôn ở tư thế đối lập để loại trừ nhau, nhất là chủ đề về chiến tranh cách mạng, mâu thuẫn giai cấp Những mâu thuẫn, xung đột bao giờ cũng đến một hồi kết, lý tưởng và ánh sáng bao giờ cũng chiến thắng thế lực bạo tàn, đen tối Các nhân vật chính diện thường mang trong mình một nguyên tắc sống, một lý tưởng cách mạng sáng ngời, ở mọi nơi, mọi lúc họ đều như một nguyên mẫu làm tấm gương soi sáng ở mọi thời đại, âm vang mãi trong lịch sử dân tộc Những người con ưu tú của Đảng, của nhân dân luôn đi đầu trong những khó khăn thử thách ác liệt Họ đứng trong hàng ngũ tiên phong, cho nên khi xây dựng, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng, nhà văn không dừng lại ở một cá nhân nào, mà phải hướng tới tập thể anh hùng, mang ý nghĩa toàn dân Về vấn đề này gần giống với sử thi cổ đại, những nhân vật anh hùng trong sử thi thường mang tầm vóc, trí tuệ, ánh sáng và khát vọng của cả một cộng đồng người
Các nhân vật phản diện bao giờ cũng có một màu sắc khác biệt
dù là ngoài đời hay trong các tác phẩm văn học Họ xuất hiện như là để tô thêm ánh sáng chói lọi cho những nhân vật chính diện Bởi những con người này luôn được tác giả xây dựng theo một chiều hướng vừa lố bịch, kệch cỡm vừa mang màu sắc hài hước từ cách đi đứng, ngoại hình cho đến cách sử dụng
từ ngữ
Nhìn chung, hình thức kết cấu của tác phẩm là một hiện tượng của đời sống văn học, nó chịu sự qui định của hai mặt: khách quan và chủ quan Về mặt khách quan, thì hiện thực đời sống phát triển tất yếu theo sự biến đổi của xã hội, vì thế nó sẽ là một cơ sở cho mọi hình thức kết cấu trong văn học, đồng thời đối tượng miêu tả cũng sẽ qui định hình thức kết cấu trong những tiểu thuyết hiện thực xã hội chủ nghĩa Để đạt được một hình thức nghệ thuật với lối kết cấu đa tuyến, nhà văn phải nắm bắt đầy đủ mọi vấn đề của
Trang 28đời sống, phải có cái nhìn nghệ thuật về con người, về nhân vật, cảm hứng tư tưởng, ngôn ngữ và giọng điệu bên cạnh đó phải nhất thiết gắn liền với cảm hứng sử thi Cảm hứng sử thi cho chúng ta thấy xuất hiện hàng loạt các hình tượng nhân vật có số phận - tâm hồn song trùng với lịch sử Cách mạng của dân tộc Tính cách con người họ vận động theo chiều hướng đi lên của lịch
sử, với tinh thần yêu nước và Cách mạng cao cả, với lợi ích lớn nhất là vì Tổ quốc, vì tập thể, ở họ mang đậm dấu ấn sử thi của một thời đại anh hùng Những nhân vật lý tưởng này được xây dựng theo một chuẩn mực chung với kinh nghiệm cộng đồng như: Tình yêu quê hương đất nước <đặt cái chung lên cái riêng>, ý thức xả thân vì cách mạng, tư tưởng lạc quan trong mọi hoàn cảnh khó khăn nguy hiểm Chính cảm hứng sử thi góp phần quan trọng và chi phối đến phương diện kết cấu Bởi chỉ có cảm hứng này mới tập trung phản ánh được đầy đủ những sự kiện lịch sử trọng đại và những nhân vật anh hùng một cách sâu sắc Ví dụ như nhà văn miêu tả một vấn đề, một khía cạnh của đời sống người nông dân trước năm 1945 về nạn đói, về sưu cao, thuế
nặng, hãm hại dân lành, về bọn cường hào ác bá, như trong tác phẩm Chị Dậu
của Ngô Tất Tố, vấn đề chính trong tác phẩm xoay quanh gia đình nhà chị
Dậu Hay tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao Người cố nông hiền lành chăm
chỉ, trở thành con quỉ dữ của làng Vũ Đại, Chí Phèo đã bị xã hội phong kiến nhào nặn, xô đẩy vào con đường lưu manh hoá, con đường không lối thoát Những tác phẩm trên chỉ có một tuyến cốt truyện, một tuyến chủ đề Nhưng với nhà văn Nguyễn Đình Thi muốn miêu tả những diễn biến đa dạng, phức tạp của đời sống xã hội, ông đã dùng lối kết cấu đa tuyến như trong tác phẩm
Vỡ bờ hay trường hợp Cửa Biển của Nguyên Hồng cũng vậy Còn về mặt
chủ quan thì hình thức kết cấu của một tác phẩm lại phụ thuộc vào phong cách sáng tác cũng như ý đồ tư tưởng của tác giả Điều đáng nói ở đây là trong mỗi tác phẩm cụ thể, các nhà văn đều phải chọn cho mình một hình
Trang 29thức kết cấu thích hợp nhất để đạt được hiệu qủa cao, truyền tải được tư tưởng chủ đề của tác phẩm đến bạn đọc
Văn học của chúng ta đang đi trên con đường xã hội chủ nghĩa cho nên cần có những kiểu quan hệ mới giữa văn nghệ và thực tại Văn học vừa đồng thời phản ánh hiện thực khách quan, vừa phải là vũ khí để cải tạo cuộc sống ấy Cách mạng Việt Nam luôn luôn là vấn đề then chốt, hết sức quan trọng đối với mỗi người dân Việt Nam mà ở đây đỉnh cao là cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 Vì vậy chiến tranh cách mạng là mảng hiện thực
mà tiểu thuyết hiện đại tập trung vào phản ánh, là nguồn đề tài chủ yếu và cảm hứng chủ đạo của tiểu thuyết Cách mạng tháng Tám chiếm một vị trí đặc biệt trong lịch sử Việt Nam, mở ra một giai đoạn mới, đất nước bước vào một trang sử vẻ vang mới chấm dứt một thời nô lệ Ngoài những truyện ngắn, những bộ tiểu thuyết lớn của chúng ta cũng bắt nguồn từ đề tài này như hai bộ
tiểu thuyết Vỡ bờ, Cửa biển Trong tác phẩm Vỡ bờ nhà văn Nguyễn Đình Thi muốn nói đến những sự kiện quan trọng cuộc Tổng khởi nghĩa năm 1945
và Đại chiến thế giới lần thứ hai ở đây lịch sử trở thành một cái nền, một đường viền cho nhân vật hoạt động Các nhân vật được tác giả đặt trong gia đình: gia đình cụ Tú Mai, bác Mùi, ông đồ Giao, Nghị khanh, ích Phong và một số nhân vật độc lập như ông Tư Gạch, chị Đơn, hoạ sĩ Tư, Thanh Tùng,
Vũ ”< 5, tr 670 >
2.2 Kết cấu trong tiểu thuyết Vỡ bờ
Vỡ bờ là tác phẩm có qui mô lớn với trên dưới 50 nhân vật
Kết cấu xoay quanh số phận nhân vật, theo sự phát triển của các sự kiện, nhân vật lần lượt xuất hiện và diễn biến theo trình tự của nó Đây là loại tiểu thuyết
có nhiều chủ đề, nhiều tuyến và bình diện trong kết cấu, cốt truyện, nhiều phong cách và thanh điệu trong ngôn ngữ kể truyện và miêu tả Kết cấu của
Trang 30Vỡ bờ có hai tuyến lớn đi song song với nhau, đan chéo vào nhau: tuyến các
sự kiện chính trị, xã hội, kinh tế và tuyến gia đình, nhân vật
So với truyện ngắn thì tiểu thuyết có lối kết cấu phức tạp hơn Truyện ngắn nhìn chung chỉ có một tình huống là thiên tự sự cỡ nhỏ nên kết cấu có phần chặt chẽ hơn Còn tiểu thuyết là một chuỗi những hồi, những tháp đoạn và những hồi những tháp đoạn này chưa được hoàn chỉnh, chưa được khép kín còn được mở theo hướng ra bên ngoài Lối kết cấu này lại khác so với lối kết cấu của những tác phẩm văn xuôi lớn thời kỳ cổ đại và trung đại phong kiến thường tổ chức cốt truyện theo lối xâu chuỗi những sự kiện Mỗi
sự kiện đều được giải quyết nhanh gọn, dứt khoát theo trình tự thời gian, mỗi chương mỗi hồi đều hoàn chỉnh <như bộ sử thi: Illiade, Odyssée được kết cấu theo kiểu đó> Thậm chí chỉ có một sự kiện trung tâm và một vài nhân vật chính xuyên suốt toàn bộ tác phẩm
Cuối thế kỷ 19 ở Phương Tây có sự xuất hiện của loại tiểu thuyết đa tuyến <nhiều sự kiện, nhiều bình diện và môi trường khác nhau>
Như Anna-karênina, Chiến tranh và hoà bình của L.Tolstôi Trong văn xuôi hiện thực xã hội chủ nghĩa thế kỷ xx có Con đường đau khổ, Sông Đông êm
đềm, Cửa biển, Vỡ bờ ở đây không có sự thống nhất hành động, diễn biến
theo trình tự trước sau và không nhất thiết phải có một tấn bi kịch trung tâm, các nhân vật hành động cứ phải xoay quanh tấn bi kịch đó
„„Kết cấu của tiểu thuyết hiện thực xã hội chủ nghĩa thường gắn với tư tưởng chủ đề và sự phát triển của những tính cách nhiều hơn là phụ thuộc vào sự phát triển theo trình tự thời gian của các sự kiện ”< 5, tr 678 >và điều đặc biệt là kết cấu phải làm cho tư tưởng chủ đề thấm sâu đến từng bộ phận của tác phẩm và góp phần tích cực vào việc xây dựng hệ thống tính cách nhân vật
Trang 31Trải qua nhiều năm tháng tiểu thuyết hiện thực xã hội chủ nghĩa
đã có những bước tiến mới so với tiểu thuyết trước Cách mạng tháng Tám Trước đây tiểu thuyết xây dựng theo lối kết cấu đơn tuyến, và xây dựng trên một chuỗi biến cố nhất định Cốt truyện thường xoay quanh lịch sử của một
con người, hoặc một gia đình như trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố
Tác giả nói đến cuộc sống cực khổ của người dân, nói đến sưu cao thuế nặng
thông qua gia đình chị Dậu, hay trong tác phẩm Đời Thừa của nhà văn Nam
Cao, cốt truyện là bi kịch vỡ mộng của người trí thức tiểu tư sản Hộ Hộ là nhà văn có ước mơ có hoài bão lớn, muốn viết những tác phẩm chân chính và
làm mờ đi những tác phẩm ra cùng thời “Đói rét không có nghĩa lý gì đối với
gã trẻ tuổi say mê lý tưởng ” “đối với hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất cả; ngoài nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm nữa Hắn băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời ”<23, tr 204>
nhưng từ khi Hộ giang tay cứu giúp Từ, Hộ mới hiểu hết giá trị của đồng tiền Cuộc sống của Hộ khác đi rất nhiều, hàng ngày phải lo những gánh nặng gia đình như cơm - áo - gạo -tiền Tất cả những thứ đó đã ngốn hết thời gian và tâm trí, Hộ không còn đầu óc để sáng tác, một thứ nghệ thuật cao quí mà Hộ
hằng ao ước Vì gánh nặng gia đình mà Hộ phải “cho in nhiều cuốn văn viết
vội vàng Hắn phải viết những bài báo để cho người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc <23, tr205 > Như vậy nội dung của tác phẩm xoay quanh cuộc đời
của nhân vật Hộ nhưng đến bộ tiểu thuyết lớn như Vỡ bờ <Nguyễn Đình Thi>, Cửa biển <Nguyên Hồng> cốt truyện được mở rộng, phạm vi không
gian và thời gian không bị bó hẹp, hay nằm trong một khuôn mẫu nào qui
định Bộ Cửa biển có qui mô sử thi, bao quát được một thời kỳ lịch sử quan
trọng với hàng loạt sự kiện và biến cố, với một khối lượng nhân vật đông đảo
đi về hoạt động trong những môi trường, hoàn cảnh rộng lớn Cũng như Cửa
biển, Vỡ bờ đã nêu lên hàng loạt các chủ đề như tức nước vỡ bờ <từ chiến
Trang 32tranh đế quốc chuyển thành chiến tranh cách mạng >, như số phận của nhan sắc tình yêu <Phượng >, và sự sáng tạo nghệ thuật trong xã hội cũ <như hoạ
sĩ Tư và hoạ sĩ Thanh Tùng> Thanh Tùng tiêu biểu cho loại nghệ sĩ, chuyên đem những nét vẽ, đường tô phục vụ cho đồng tiền, cho sự hưởng lạc cá nhân, nhưng bên ngoài lại trưng lên cái danh từ rất kêu “nghệ thuật thuần tuý” Trong xã hội nhầy nhụa lợi danh đó, cũng có những nghệ sĩ chân chính như
Tư, một hoạ sĩ say mê với công việc ; Tư đã bỏ vào đó tất cả sức lực và tuổi trẻ, những năm tháng tốt đẹp nhất của cuộc đời để sáng tạo nghệ thuật, với mong muốn sẽ vẽ được những bức hoạ hiện thực của đời sống Nhưng những bức tranh cứ chất lên cao, bởi anh chấp nhận cuộc sống nghèo hèn, quyết giữ lấy những tinh hoa của nghệ thuật, phục vụ cho đời sống con người, dùng phương tiện nghệ thuật lên án những cái xấu xa của xã hội Những người cần đến bức tranh của anh thì họ không còn thời gian, hay tâm trí nào để hưởng thụ nghệ thuật, họ đang phải đối mặt với lịch sử, với chiến tranh, còn lại những con người thuộc tầng lớp thượng lưu thì họ đi theo xu hướng hưởng lạc, ăn chơi với những thị hiếu thấp hèn kiểu những bức vẽ của Thanh Tùng
Họ không còn chú ý đến những gì gọi là nền văn hoá của nước nhà Đời một hoạ sĩ nghèo cũng có những lúc băn khoăn, suy nghĩ về cái nhục mất nước của những người dân nô lệ Tài năng nghệ thuật cũng như ước mơ chưa thể hiện được hết, khi một con người không thể chống đỡ nổi với vận mệnh nghèo nàn của mình Anh đã trút hơi thở cuối cùng khi tuổi đời còn trẻ Nhưng dù sao đến phút cuối tác giả Vỡ bờ cũng để cho Tư gặp và làm được một việc có ích cho Cách mạng Tư là hiện thân cho tài năng chân chính, cho nghệ thuật chân chính bị bỏ rơi, bị bạc đãi trong xã hội kim tiền chạy theo thời thượng, chạy theo những thị hiếu thấp hèn Tư chống lại sự tha hoá còn Thanh Tùng chịu chấp nhận, vì thế hắn có một cuộc sống đầy đủ, tuy nhiên hắn đã bán rẻ nghệ thuật cho xã hội kim tiền Đây cũng là một chủ đề - tư
Trang 33tưởng trong Vỡ bờ, chủ đề phụ bên cạnh chủ đề chính về chiến tranh cách
mạng, về “tức nước vỡ bờ ”
Trong mỗi vấn đề của cuộc sống, Nguyễn Đình Thi đều miêu
tả được từng lớp người, từng mảnh đời có lối sống rất riêng, có những cái nhìn cuộc sống cũng rất riêng Nếu chỉ có Tư mà không có Thanh Tùng thì tác phẩm phần nào bị giảm bớt đi giá trị hiện thực rất nhiều Cuộc sống thật
đa dạng khi hai con người đó đứng bên cạnh nhau, đối diện với nhau “tô thêm” cho nhau về cách sống Tư, Thanh Tùng và Toàn tiêu biểu cho hai
khuynh hướng nghệ thuật, Vỡ bờ không những phản ánh cuộc đấu tranh Cách
mạng về chính trị, mà còn phản ánh cuộc đấu tranh giữa các khuynh hướng nghệ thuật, một bộ phận không thể thiếu được trong cuộc đấu tranh Cách mạng của nhân dân ta
Mỗi hiện tượng nghệ thuật, đều có cơ sở lịch sử xã hội của nó Bởi như trên đã nói, xã hội luôn luôn vận động, chuyển mình và không thể không kèm theo vô số những phức tạp của đời sống Trong khi đó cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai bắt đầu bùng nổ, nhân dân ta chịu bao tầng áp bức, kìm kẹp, trong không khí oi bức, bế tắc ngột ngạt từ mọi bề, cỏ cây, hoa lá dường như cũng đang thối ruỗng ra Con người không thể khoanh tay đứng nhìn trước cảnh tượng đó, mà họ phải vùng dậy, phải đối mặt với thực tại, phải chiến đấu đến cùng Giữa lúc đó văn học nghệ thuật dùng sức mạnh của mình là một vũ khí sắc bén lột tả những bộ mặt xấu xa hèn hạ của bọn cướp nước và kêu gọi quần chúng nổi dậy
Văn học nảy nở và phát triển ngay trong bản thân của đời sống,
đó là điều kiện khách quan cần thiết cho sự đổi mới về phương diện nghệ thuật cũng như về mặt thẩm mỹ Chỉ có qui mô sử thi, tầm khái quát sử thi mới có thể thâu tóm được toàn bộ hiện trạng xã hội lúc bấy giờ Vì vậy sự phát triển xu hướng sử thi trong văn học Việt Nam hiện đại là vấn đề tất yếu,
Trang 34phù hợp với qui luật phát triển của lịch sử tiểu thuyết Việt Nam, phù hợp với qui luật phát triển văn học của nhân loại Mỗi thời đại của lịch sử xã hội, văn học lại có một thể tài chiếm vị trí trọng tâm, tạo sức mạnh tinh thần không chỉ cho những người ở tiền tuyến, mà còn ở hậu phương, đồng thời nó còn đánh dấu một thời kỳ lịch sử gian khổ mà hào hùng của cha anh truyền lại cho hậu thế Thế kỷ 20 của chúng ta đã đi vào lịch sử với những trang sử hào hùng của dân tộc, một thế kỷ ghi lại bao cuộc chiến khốc liệt, bao cuộc đổi thay của đất nước Thời đại của chúng ta là thời đại Cách mạng, tất cả người dân trên mọi miền của Tổ Quốc đều hướng về Cách mạng Chủ đề từ chiến tranh đế quốc chuyển thành chiến tranh cách mạng đã chiếm một vị trí quan trọng trong nền văn học nghệ thuật nước nhà, chỉ có tiểu thuyết - sử thi mới có thể lý giải được toàn cảnh cuộc cách mạng có một không hai trong lịch sử nước nhà, nó
có tầm bao quát lớn cả về chiều sâu, chiều rộng và chiều dài Giai đoạn này đã
xuất hiện hàng loạt tiểu thuyết sử thi như Vỡ bờ, Cửa biển, Vùng trời, Dòng
sông phẳng lặng Những bộ tiểu thuyết nhiều tập đồ sộ đáp ứng tiêu chí qui
mô sử thi, những tiểu thuyết có dung lượng không lớn đáp ứng tiêu chí âm hưởng sử thi<Dấu chân người lính, Mẫn và tôi, Rừng u Minh >
Một thời đại anh hùng, một giai đoạn văn học ngời sáng chủ nghĩa anh hùng Cách mạng đã đem lại những trang văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng, một vẻ đẹp chói loà, xứng đáng với thời đại Hồ Chí Minh Tiểu thuyết - sử thi ra đời giữa hoàn cảnh đặc biệt đó, nó có ý nghĩa quyết định đối với đời sống tinh thần và vận mệnh của dân tộc và nhân dân Thời đại diễn ra những xung đột dữ dội, những sự kiện kỳ vĩ, người dân Việt Nam sống trong thời đại ấy không thể đứng nhìn, mà lúc này hơn bao giờ hết, tinh thần dân tộc và ý thức cộng đồng là động lực mạnh mẽ tạo ra sức mạnh tinh thần to lớn cho cả cộng đồng, đoàn kết muôn người như một “nhân dân bốn cõi một nhà ” để chiến thắng kẻ thù, vượt qua trở ngại, thực hiện mục đích
Trang 35chung của cả cộng đồng Thời điểm ác liệt, đánh đuổi quân thù ra khỏi bờ cõi cũng là lúc lòng tự hào dân tộc và ý thức gắn bó sống còn với cộng đồng đã khiến mỗi cá nhân tự giác đề cao ý thức trách nhiệm trước dân tộc, động cơ cá nhân luôn hoà đồng với mục đích và quyền lợi của cộng đồng Tất nhiên không có cuộc chiến nào là không có những hy sinh, mất mát, không có đau thương, không có nước mắt Mẹ mất con, vợ mất chồng, những đứa con bơ vơ chiến tranh đòi hỏi họ phải có tấm lòng quảng đại Cách mạng chính là thước đo giá trị con người ở nhiều góc độ khác nhau, nơi khói lửa đạn bom, nơi khốc liệt nhất làm sáng thêm bao tấm gương anh dũng, con người được lớn thêm lên với đất nước anh hùng <Khắc> Cách mạng là mốc son sáng chói ghi lại một chặng đường gian lao mà anh dũng, một chặng đường đen tối trong bùn lầy mà “đứng dậy sáng loà” Con người đứng giữa trận tuyến phải xác định cho mình hướng đi mà không được phân vân, phải hướng tới tương lai, mà không được dậm chân tại chỗ hay quay đầu lại <Hội>
Những con người góp phần làm nên lịch sử tuy không trực tiếp nhưng họ là hậu tuyến vững chắc, đó là vai trò của người mẹ, người vợ gánh vác mọi công việc trong gia đình như cụ Tú Mai, Quyên, vợ Hội Chủ đề chính trong tác phẩm vẫn là chiến tranh và cách mạng trên đất nước ta, của dân tộc ta Các nhân vật thuộc mọi tầng lớp từ người già cho đến những em
bé, với nhiều tính cách khác nhau, đủ các giới, các nghề nghiệp Họ sống và
hành động ở thành thị và nông thôn trên ba địa điểm tiêu biểu: Hà Nội, Hải
Phòng, Hải Dương <thôn Gành, Thôn Chẩm> Tác phẩm mang nhiều chủ đề,
nhiều sự kiện cho nên kết cấu không phải là đơn giản, cũng không thể nào chỉ xoay quanh một bi kịch, một vài nhân vật ở đây “các tuyến cá nhân và tuyến lịch sử đan chéo vào nhau, các cảnh nông thôn, thành phố chiến khu, hầm mỏ, nhà tù luân phiên thay thế nhau” <5, tr680 > Nhà văn xông xáo nhiều nẻo đường khác nhau và quan tâm đến đủ mọi thân phận, mọi tầng lớp người, mọi
Trang 36vấn đề của đời sống xã hội <chính trị, quân sự, kinh tế, văn học, nghệ thuật
gíáo dục > để xây dựng được kết cấu như vậy, nhà văn phải có tài năng, có
trình độ nghề nghiệp và phải tốn công sức lao động nghệ thuật
Mở đầu tác phẩm Nguyễn Đình Thi đã khéo giới thiệu với bạn
đọc về Hội và Tư những nhân vật thuộc tầng lớp trí thức tiểu tư sản Hội một
anh giáo nghèo, nhưng người đọc đã phải chú ý từ những trang đầu tiên Một
người tốt luôn băn khoăn về vận mệnh của mình, vận mệnh gia đình, Tổ quốc
mình Anh muốn hiểu rõ nguyên nhân tình trạng bi đát của xã hội, nhưng
không sao hiểu nổi Anh muốn tìm một lối thoát cho cuộc sống, mong sao có
sự đổi đời, nhưng anh lại thấy hành động cách mạng khó khăn và nguy hiểm
quá Tuy nhiên anh vẫn rất tin tưởng những chiến sĩ cách mạng Tư đại diện
cho những con người có tài năng nghệ thuật, yêu mến và biết trân trọng
những giá trị văn hoá cổ truyền <như trên đã trình bày> Ngoài ra còn có
Khắc, một chiến sĩ Cách mạng, một nhân vật trung tâm của tiểu thuyết Vỡ bờ
tập một, dễ gây ấn tượng với bạn đọc Sự kiện chiến tranh thế giới lần thứ hai
bùng nổ đã được soi vào tính cách hai nhân vật chính là Khắc và Hội Hình
ảnh của Khắc là hình ảnh của truyền thống Cách mạng “cha truyền con nối”,
ăn sâu vào trong tâm khảm của mỗi người dân Việt Nam Hình tượng người
chiến sĩ Cách mạng nêu cao tinh thần chiến đấu anh dũng, quả cảm Thật xúc
động biết bao khi ở trong một con người mà sao tâm hồn và tình cảm lại
phong phú đến như thế trong cái đêm thao thức suy nghĩ về quê hương làng
mạc, về cuộc đời của mẹ và em gái, trước lúc anh lao vào hoạt động bí mật Hội, Tư và Khắc mỗi người hoạt động trên một lĩnh vực khác
nhau nhưng lại có những mối quan hệ với nhau <Hội là học trò cũ của cụ Tú
Mai, cha Khắc >, không chỉ ở mặt tình cảm, làng xóm mà trên cả phương diện
xã hội Bên cạnh đó các nhân vật trong tác phẩm đều có mối quan hệ khác
nhau tuỳ thuộc vào hoàn cảnh tính cách, địa vị trong xã hội
Trang 37Tinh thần yêu nuớc và sức sống bất diệt của Khắc đã có sức âm vang mãi trong cuộc đời Quyên cũng như Mầm, chị Gái Dù sao bạn đọc còn thấy được có sự đùm bọc, yêu thương lẫn nhau của những con người cùng giai cấp nghèo khó
Mặc dù kết cấu có phức tạp bởi một lúc tác giả phải xoay nhiều chiều để làm sao ở mỗi phần, các nhân vật phải được dàn trải đều, các sự kiện nối tiếp nhau, không để trống Mặt khác ta phải hiểu rằng trong tiểu thuyết không phải là những tập hợp tuỳ tiện, theo lối xâu chuỗi các phần được khép
kín và diễn ra theo chiều xuôi của thời gian Tác phẩm Vỡ bờ đạt đến tiêu chí qui mô sử thi, không chỉ dừng lại ở những chủ đề phụ như đời sống khốn
cùng của người dân, số phận của sắc đẹp - tình yêu Từ những chủ đề phụ
này dẫn đến chủ đề chính Chiến tranh và Cách mạng Tác phẩm đã phản ánh
hiện thực cuộc sống qua những xung đột trong xã hội và xung đột trong tư
tưởng, tình cảm con người Trong Vỡ bờ xung đột chiến tranh đã trở thành
trung tâm, đóng vai trò nòng cốt và động lực phát triển của cốt truyện Nhưng không nhất thiết trong sử thi phải miêu tả xung đột chiến tranh, mà nó còn được miêu tả ở nhiều phương diện khác nữa như trong tác phẩm sử thi cổ đại
Odyssée của Homère, có đoạn trích Uylítxơ trở về đây chính là đoạn miêu tả
tài trí, sức mạnh tinh thần của Uylítxơ Sức mạnh của Uylítxơ cũng là sức mạnh của cả cộng đồng, mang tính tập thể rộng lớn và là một trong những đặc trưng chính của sử thi các dân tộc trên thế giới
Tập một của Vỡ bờ bao gồm ba phần, phần một có 21 chương,
phần hai có 27 chương, phần ba có 17 chương Ngay từ phần đầu bạn đọc đã nhận ra cuộc sống lam lũ của người dân nói chung và của thôn Gành, thôn Chẩm nói riêng Cuộc sống trong những xóm thợ, những bến sông, công xưởng ở Hải Phòng sao mà tối tăm, ảm đạm, bi đát tuyệt vọng Cái đói dường như là định mệnh bóp nát bao con người vô tội Cuộc sống dẫn họ đến những
Trang 38hành động không còn phải của chính mình Bởi những cơn đói khủng khiếp
đe doạ số mệnh mỗi con người nên có lúc, họ cấu xé lẫn nhau, chửi bới nhau, tranh giành nhau cuộc đời đen tối ấy bao giờ mới thoát khỏi Nó càng thêm thê lương hơn trong sự tương phản với lối sống của bọn tay sai, địa chủ sống
xa hoa truỵ lạc trong chiến tranh Cảnh bọn nhà giàu ở Hải Phòng buôn chợ
đen, bịp bợm được phản ánh qua nhà Nghị Khanh “Làm xong nhà, vợ chồng
Nghị Khanh mở tiệc khánh thành Đèn lồng treo khắp vườn hoa, ô tô xe kéo nườm nượp đưa quan khách tới Người ở và dân ấp lên phục dịch chạy rối như đèn cù Đến đêm ánh đèn măng sông thắp lên sáng khắp trên gác, dưới nhà Đêm ấy cũng như những đêm trước, ánh đèn măng sông nhà Nghị Khanh lại chiếu ra sáng trưng một vùng Chủ cũng như khách, mặt mũi đỏ bừng vì bữa cơm rượu thịnh soạn vừa xong Đám các bà ngồi nói chuyện trên cái sập gụ bên bộ bàn ghế đệm gấm kiểu tàu ở một góc phòng Còn các ông thì ngả lưng hút thuốc ở bộ xa lông và đi văng đỏ kiểu tây ở gần cửa, nom ra ngoài sân gác ” <22, q1, tr55,56>
Tác giả khéo đan cài nhân vật cách mạng và con người trí thức
<Khắc, Hội > rất hài hoà Tuy ở các phần sau có những nhân vật mới xuất hiện
mà ở phần một chưa có, nhưng những nhân vật được tác giả giới thiệu ở phần một là đã rất đầy đủ, thuộc nhiều tầng lớp trong xã hội Có những nhân vật là người con ưu tú của cách mạng, là những tri thức, là những người mẹ người vợ tần tảo chịu đựng bao nỗi đau mà chồng và con trai họ đang gánh vác những sứ mệnh lớn lao của đất nước Lại có những bé con như cái Hiền, cái Vân <con của Hội > cũng phải tham gia công việc gia đình Những bàn tay non nớt phải xay thóc, xay ngô thật tủi cực, tuổi thần tiên đã bị chiến tranh xoá nhoà tâm hồn trắng trong Đáng thương hơn đó là bé Thu không những mồ côi mẹ, mà người cha cũng phải ra đi vì giang sơn tổ quốc, nhưng chiến tranh không thể
Trang 39làm cho gia đình tan đàn xẻ nghé mà càng thêm gắn bó yêu thương nhau hơn bao giờ hết
Chiến tranh không chỉ diễn ra trên đất nước ta mà nó đã xảy ra trên toàn thế giới Nguyễn Đình Thi đã đưa người đọc không những từ thành phố này sang thành phố khác mà ông còn đưa người đọc qua nhiều nước khác nhau Nó không còn là chuyện của một người, một gia đình mà lan rộng khắp nơi trên đất nước Việt Nam và toàn thế giới
Vấn đề chính của tác phẩm là chiến tranh và Cách mạng, không kém phần quan trọng đó là nạn đói và sẽ rất thảm hoạ khi xã hội còn có người bóc lột người Những tên quan lại cường hào lợi dụng quyền hành chúng thẳng tay bóc lột nông dân Chúng công khai dùng bọn lưu manh côn đồ trắng trợn áp bức hành hạ những người lao động Chúng tìm mọi cách để thu hết những thửa ruộng của dân về tay mình, rồi lại cho họ cấy thuê, chúng vắt kiệt sức người, sức của khi vụ mùa đến những người dân đi nộp thuế cho nhà Nghị Khanh phải mang theo cả gà và xôi mà vẫn bị đánh đập, chúng không những bóc lột hết thóc lúa sau mỗi vụ thu hoạch, chúng còn bộc lộ buôn gian
bán lận, lừa bịp” “Sao lại chỉ có hai mươi ba thùng Vụ này anh cấy của tôi
mẫu rưỡi, ba mươi thùng chứ, chưa kể một thùng hao bẩm bà lớn con cấy
có mẫu hai thôi ạ ” mấy đứa du côn nhà Nghị Khanh xúm đến đến, đứa gậy đứa đòn gánh, hè nhau vụt túi buị máu ở mắt ở đầu ở miệng anh chảy nhiều quá, hai mắt anh tối đen lại Anh ngã lăn xuống gục mặt vào đống thóc vung vãi ” <22, q1, tr130> Lúc đầu những người dân còn có bát cơm, bát cháo
mỗi khi vụ mùa đến, khi hết mùa lại tìm củ rau, củ cháo nuôi nhau sống cho qua bữa Những cái đó cuối cùng cũng không đủ để nuôi sống từng ấy con người Chiến tranh nổ ra dữ dội, chúng bắt người dân nhổ lúa trồng đay người chết khắp thôn, khắp các ngả đường Ngòi bút của Nguyễn Đình Thi đã lách sâu vào tận “hang cùng ngõ hẻm” của cuộc sống người dân Việt Nam
Trang 40trước Cách mạng tháng Tám Con người phải đối mặt với hiện thực một cách dứt khoát không thể nào khác được Những trận tuyến giai cấp, trận tuyến tư tưởng thâm nhập vào từng khối óc con người chính điều này đã tạo cho văn chương cái đà mạnh mẽ thể hiện qui luật của lịch sử vào trong tác phẩm, đặt đời sống của các nhân vật trên một bối cảnh lịch sử rộng rãi và hết sức khách quan Con người lúc này không còn bị động, là nạn nhân, mà là những con người chủ động, đang từng bước vươn lên để chiến thắng hoàn cảnh Xung đột và kịch tính giữa con người và hoàn cảnh, giữa con người với các thế lực đối lập hoặc trong chính nội tâm con người ngày một gay gắt Trước hoàn cảnh đó, không có một con người nào ngồi im không hoạt động, không suy nghĩ, không tình cảm, không tư tưởng Văn học trở nên giàu kịch tính như chính thực tại, thể hiện ở những xung đột gay gắt, những cuộc đấu tranh quyết liệt bao trùm toàn bộ mảng đời mà nó tái hiện, những cơn bão lòng khốc liệt nổi lên trên dòng tâm lý
Những xung đột trong tác phẩm xuất phát từ những mâu thuẫn giai cấp Những người dân lao động thật thà chất phác luôn bị đè nén không chỉ về mặt tinh thần do những thủ đoạn mỵ dân, xảo trá gây nên, mà còn cả về mặt vật chất do bọn quan lại cường hào <Nghị Khanh> làm tay sai cho giặc giằng miếng cơm, miếng cháo từ miệng họ Nguyễn Đình Thi đã miêu tả được cái tình thế căng thẳng “tức nước” khi xã hội đang có sự đấu tranh quyết liệt giữa ta và địch, giữa nông dân và địa chủ trong mối thù truyền kiếp Số phận của từng cá nhân lúc này dường như đang hoà chung vào số phận của cả dân tộc Bão táp trong tâm hồn mỗi con người cũng chính là bão táp trong hiện thực lịch sử bấy giờ
Một vấn đề không thể vắng bóng, dù cuộc sống có tăm tối, chiến tranh có cướp đi mạng sống của họ nhưng những trái tim nồng ấm vẫn hướng về nhau, cần có nhau, cần có một mái ấm gia đình Trong tác phẩm