5. Cấu trúc luận văn
2.2. Kết cấu trong tiểu thuyết Vỡ bờ
Vỡ bờ là tác phẩm có qui mô lớn với trên dưới 50 nhân vật. Kết cấu xoay quanh số phận nhân vật, theo sự phát triển của các sự kiện, nhân vật lần lượt xuất hiện và diễn biến theo trình tự của nó. Đây là loại tiểu thuyết có nhiều chủ đề, nhiều tuyến và bình diện trong kết cấu, cốt truyện, nhiều phong cách và thanh điệu trong ngôn ngữ kể truyện và miêu tả. Kết cấu của
Vỡ bờ có hai tuyến lớn đi song song với nhau, đan chéo vào nhau: tuyến các sự kiện chính trị, xã hội, kinh tế và tuyến gia đình, nhân vật .
So với truyện ngắn thì tiểu thuyết có lối kết cấu phức tạp hơn. Truyện ngắn nhìn chung chỉ có một tình huống là thiên tự sự cỡ nhỏ nên kết cấu có phần chặt chẽ hơn. Còn tiểu thuyết là một chuỗi những hồi, những tháp đoạn và những hồi những tháp đoạn này chưa được hoàn chỉnh, chưa được khép kín còn được mở theo hướng ra bên ngoài. Lối kết cấu này lại khác so với lối kết cấu của những tác phẩm văn xuôi lớn thời kỳ cổ đại và trung đại phong kiến thường tổ chức cốt truyện theo lối xâu chuỗi những sự kiện. Mỗi sự kiện đều được giải quyết nhanh gọn, dứt khoát theo trình tự thời gian, mỗi chương mỗi hồi đều hoàn chỉnh <như bộ sử thi: Illiade, Odyssée được kết cấu theo kiểu đó>. Thậm chí chỉ có một sự kiện trung tâm và một vài nhân vật chính xuyên suốt toàn bộ tác phẩm .
Cuối thế kỷ 19 ở Phương Tây có sự xuất hiện của loại tiểu thuyết đa tuyến <nhiều sự kiện, nhiều bình diện và môi trường khác nhau>. Như Anna-karênina, Chiến tranh và hoà bình của L.Tolstôi. Trong văn xuôi hiện thực xã hội chủ nghĩa thế kỷ xx có Con đường đau khổ, Sông Đông êm đềm, Cửa biển, Vỡ bờ... ở đây không có sự thống nhất hành động, diễn biến theo trình tự trước sau và không nhất thiết phải có một tấn bi kịch trung tâm, các nhân vật hành động cứ phải xoay quanh tấn bi kịch đó.
„„Kết cấu của tiểu thuyết hiện thực xã hội chủ nghĩa thường gắn với tư tưởng chủ đề và sự phát triển của những tính cách nhiều hơn là phụ thuộc vào sự phát triển theo trình tự thời gian của các sự kiện ”< 5, tr 678 >và điều đặc biệt là kết cấu phải làm cho tư tưởng chủ đề thấm sâu đến từng bộ phận của tác phẩm và góp phần tích cực vào việc xây dựng hệ thống tính cách nhân vật .
Trải qua nhiều năm tháng tiểu thuyết hiện thực xã hội chủ nghĩa đã có những bước tiến mới so với tiểu thuyết trước Cách mạng tháng Tám. Trước đây tiểu thuyết xây dựng theo lối kết cấu đơn tuyến, và xây dựng trên một chuỗi biến cố nhất định. Cốt truyện thường xoay quanh lịch sử của một con người, hoặc một gia đình như trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Tác giả nói đến cuộc sống cực khổ của người dân, nói đến sưu cao thuế nặng thông qua gia đình chị Dậu, hay trong tác phẩm Đời Thừa của nhà văn Nam Cao, cốt truyện là bi kịch vỡ mộng của người trí thức tiểu tư sản Hộ. Hộ là nhà văn có ước mơ có hoài bão lớn, muốn viết những tác phẩm chân chính và làm mờ đi những tác phẩm ra cùng thời “Đói rét không có nghĩa lý gì đối với gã trẻ tuổi say mê lý tưởng ” “đối với hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất cả; ngoài nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm nữa. Hắn băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời ”<23, tr 204> nhưng từ khi Hộ giang tay cứu giúp Từ, Hộ mới hiểu hết giá trị của đồng tiền. Cuộc sống của Hộ khác đi rất nhiều, hàng ngày phải lo những gánh nặng gia đình như cơm - áo - gạo -tiền. Tất cả những thứ đó đã ngốn hết thời gian và tâm trí, Hộ không còn đầu óc để sáng tác, một thứ nghệ thuật cao quí mà Hộ hằng ao ước. Vì gánh nặng gia đình mà Hộ phải “cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng. Hắn phải viết những bài báo để cho người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc <23, tr205 >. Như vậy nội dung của tác phẩm xoay quanh cuộc đời của nhân vật Hộ... nhưng đến bộ tiểu thuyết lớn như Vỡ bờ <Nguyễn Đình Thi>, Cửa biển <Nguyên Hồng> cốt truyện được mở rộng, phạm vi không gian và thời gian không bị bó hẹp, hay nằm trong một khuôn mẫu nào qui định. Bộ Cửa biển có qui mô sử thi, bao quát được một thời kỳ lịch sử quan trọng với hàng loạt sự kiện và biến cố, với một khối lượng nhân vật đông đảo đi về hoạt động trong những môi trường, hoàn cảnh rộng lớn. Cũng như Cửa biển, Vỡ bờ đã nêu lên hàng loạt các chủ đề như tức nước vỡ bờ <từ chiến
tranh đế quốc chuyển thành chiến tranh cách mạng >, như số phận của nhan sắc tình yêu <Phượng >, và sự sáng tạo nghệ thuật trong xã hội cũ <như hoạ sĩ Tư và hoạ sĩ Thanh Tùng>. Thanh Tùng tiêu biểu cho loại nghệ sĩ, chuyên đem những nét vẽ, đường tô phục vụ cho đồng tiền, cho sự hưởng lạc cá nhân, nhưng bên ngoài lại trưng lên cái danh từ rất kêu “nghệ thuật thuần tuý”. Trong xã hội nhầy nhụa lợi danh đó, cũng có những nghệ sĩ chân chính như Tư, một hoạ sĩ say mê với công việc ; Tư đã bỏ vào đó tất cả sức lực và tuổi trẻ, những năm tháng tốt đẹp nhất của cuộc đời để sáng tạo nghệ thuật, với mong muốn sẽ vẽ được những bức hoạ hiện thực của đời sống. Nhưng những bức tranh cứ chất lên cao, bởi anh chấp nhận cuộc sống nghèo hèn, quyết giữ lấy những tinh hoa của nghệ thuật, phục vụ cho đời sống con người, dùng phương tiện nghệ thuật lên án những cái xấu xa của xã hội. Những người cần đến bức tranh của anh thì họ không còn thời gian, hay tâm trí nào để hưởng thụ nghệ thuật, họ đang phải đối mặt với lịch sử, với chiến tranh, còn lại những con người thuộc tầng lớp thượng lưu thì họ đi theo xu hướng hưởng lạc, ăn chơi với những thị hiếu thấp hèn kiểu những bức vẽ của Thanh Tùng. Họ không còn chú ý đến những gì gọi là nền văn hoá của nước nhà. Đời một hoạ sĩ nghèo cũng có những lúc băn khoăn, suy nghĩ về cái nhục mất nước của những người dân nô lệ. Tài năng nghệ thuật cũng như ước mơ chưa thể hiện được hết, khi một con người không thể chống đỡ nổi với vận mệnh nghèo nàn của mình. Anh đã trút hơi thở cuối cùng khi tuổi đời còn trẻ. Nhưng dù sao đến phút cuối tác giả Vỡ bờ cũng để cho Tư gặp và làm được một việc có ích cho Cách mạng. Tư là hiện thân cho tài năng chân chính, cho nghệ thuật chân chính bị bỏ rơi, bị bạc đãi trong xã hội kim tiền chạy theo thời thượng, chạy theo những thị hiếu thấp hèn. Tư chống lại sự tha hoá còn Thanh Tùng chịu chấp nhận, vì thế hắn có một cuộc sống đầy đủ, tuy nhiên hắn đã bán rẻ nghệ thuật cho xã hội kim tiền. Đây cũng là một chủ đề - tư
tưởng trong Vỡ bờ, chủ đề phụ bên cạnh chủ đề chính về chiến tranh cách mạng, về “tức nước vỡ bờ ”.
Trong mỗi vấn đề của cuộc sống, Nguyễn Đình Thi đều miêu tả được từng lớp người, từng mảnh đời có lối sống rất riêng, có những cái nhìn cuộc sống cũng rất riêng. Nếu chỉ có Tư mà không có Thanh Tùng thì tác phẩm phần nào bị giảm bớt đi giá trị hiện thực rất nhiều. Cuộc sống thật đa dạng khi hai con người đó đứng bên cạnh nhau, đối diện với nhau “tô thêm” cho nhau về cách sống. Tư, Thanh Tùng và Toàn tiêu biểu cho hai khuynh hướng nghệ thuật, Vỡ bờ không những phản ánh cuộc đấu tranh Cách mạng về chính trị, mà còn phản ánh cuộc đấu tranh giữa các khuynh hướng nghệ thuật, một bộ phận không thể thiếu được trong cuộc đấu tranh Cách mạng của nhân dân ta .
Mỗi hiện tượng nghệ thuật, đều có cơ sở lịch sử xã hội của nó. Bởi như trên đã nói, xã hội luôn luôn vận động, chuyển mình và không thể không kèm theo vô số những phức tạp của đời sống. Trong khi đó cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai bắt đầu bùng nổ, nhân dân ta chịu bao tầng áp bức, kìm kẹp, trong không khí oi bức, bế tắc ngột ngạt từ mọi bề, cỏ cây, hoa lá dường như cũng đang thối ruỗng ra. Con người không thể khoanh tay đứng nhìn trước cảnh tượng đó, mà họ phải vùng dậy, phải đối mặt với thực tại, phải chiến đấu đến cùng. Giữa lúc đó văn học nghệ thuật dùng sức mạnh của mình là một vũ khí sắc bén lột tả những bộ mặt xấu xa hèn hạ của bọn cướp nước và kêu gọi quần chúng nổi dậy .
Văn học nảy nở và phát triển ngay trong bản thân của đời sống, đó là điều kiện khách quan cần thiết cho sự đổi mới về phương diện nghệ thuật cũng như về mặt thẩm mỹ. Chỉ có qui mô sử thi, tầm khái quát sử thi mới có thể thâu tóm được toàn bộ hiện trạng xã hội lúc bấy giờ. Vì vậy sự phát triển xu hướng sử thi trong văn học Việt Nam hiện đại là vấn đề tất yếu,
phù hợp với qui luật phát triển của lịch sử tiểu thuyết Việt Nam, phù hợp với qui luật phát triển văn học của nhân loại. Mỗi thời đại của lịch sử xã hội, văn học lại có một thể tài chiếm vị trí trọng tâm, tạo sức mạnh tinh thần không chỉ cho những người ở tiền tuyến, mà còn ở hậu phương, đồng thời nó còn đánh dấu một thời kỳ lịch sử gian khổ mà hào hùng của cha anh truyền lại cho hậu thế. Thế kỷ 20 của chúng ta đã đi vào lịch sử với những trang sử hào hùng của dân tộc, một thế kỷ ghi lại bao cuộc chiến khốc liệt, bao cuộc đổi thay của đất nước. Thời đại của chúng ta là thời đại Cách mạng, tất cả người dân trên mọi miền của Tổ Quốc đều hướng về Cách mạng. Chủ đề từ chiến tranh đế quốc chuyển thành chiến tranh cách mạng đã chiếm một vị trí quan trọng trong nền văn học nghệ thuật nước nhà, chỉ có tiểu thuyết - sử thi mới có thể lý giải được toàn cảnh cuộc cách mạng có một không hai trong lịch sử nước nhà, nó có tầm bao quát lớn cả về chiều sâu, chiều rộng và chiều dài. Giai đoạn này đã xuất hiện hàng loạt tiểu thuyết sử thi như Vỡ bờ, Cửa biển, Vùng trời, Dòng sông phẳng lặng... Những bộ tiểu thuyết nhiều tập đồ sộ đáp ứng tiêu chí qui mô sử thi, những tiểu thuyết có dung lượng không lớn đáp ứng tiêu chí âm hưởng sử thi<Dấu chân người lính, Mẫn và tôi, Rừng u Minh...>.
Một thời đại anh hùng, một giai đoạn văn học ngời sáng chủ nghĩa anh hùng Cách mạng đã đem lại những trang văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng, một vẻ đẹp chói loà, xứng đáng với thời đại Hồ Chí Minh. Tiểu thuyết - sử thi ra đời giữa hoàn cảnh đặc biệt đó, nó có ý nghĩa quyết định đối với đời sống tinh thần và vận mệnh của dân tộc và nhân dân. Thời đại diễn ra những xung đột dữ dội, những sự kiện kỳ vĩ, người dân Việt Nam sống trong thời đại ấy không thể đứng nhìn, mà lúc này hơn bao giờ hết, tinh thần dân tộc và ý thức cộng đồng là động lực mạnh mẽ tạo ra sức mạnh tinh thần to lớn cho cả cộng đồng, đoàn kết muôn người như một “nhân dân bốn cõi một nhà ” để chiến thắng kẻ thù, vượt qua trở ngại, thực hiện mục đích
chung của cả cộng đồng. Thời điểm ác liệt, đánh đuổi quân thù ra khỏi bờ cõi cũng là lúc lòng tự hào dân tộc và ý thức gắn bó sống còn với cộng đồng đã khiến mỗi cá nhân tự giác đề cao ý thức trách nhiệm trước dân tộc, động cơ cá nhân luôn hoà đồng với mục đích và quyền lợi của cộng đồng. Tất nhiên không có cuộc chiến nào là không có những hy sinh, mất mát, không có đau thương, không có nước mắt. Mẹ mất con, vợ mất chồng, những đứa con bơ vơ... chiến tranh đòi hỏi họ phải có tấm lòng quảng đại. Cách mạng chính là thước đo giá trị con người ở nhiều góc độ khác nhau, nơi khói lửa đạn bom, nơi khốc liệt nhất làm sáng thêm bao tấm gương anh dũng, con người được lớn thêm lên với đất nước anh hùng <Khắc>. Cách mạng là mốc son sáng chói ghi lại một chặng đường gian lao mà anh dũng, một chặng đường đen tối trong bùn lầy mà “đứng dậy sáng loà”. Con người đứng giữa trận tuyến phải xác định cho mình hướng đi mà không được phân vân, phải hướng tới tương lai, mà không được dậm chân tại chỗ hay quay đầu lại <Hội> .
Những con người góp phần làm nên lịch sử tuy không trực tiếp nhưng họ là hậu tuyến vững chắc, đó là vai trò của người mẹ, người vợ gánh vác mọi công việc trong gia đình như cụ Tú Mai, Quyên, vợ Hội... Chủ đề chính trong tác phẩm vẫn là chiến tranh và cách mạng trên đất nước ta, của dân tộc ta. Các nhân vật thuộc mọi tầng lớp từ người già cho đến những em bé, với nhiều tính cách khác nhau, đủ các giới, các nghề nghiệp. Họ sống và hành động ở thành thị và nông thôn trên ba địa điểm tiêu biểu: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương <thôn Gành, Thôn Chẩm>. Tác phẩm mang nhiều chủ đề, nhiều sự kiện cho nên kết cấu không phải là đơn giản, cũng không thể nào chỉ xoay quanh một bi kịch, một vài nhân vật. ở đây “các tuyến cá nhân và tuyến lịch sử đan chéo vào nhau, các cảnh nông thôn, thành phố chiến khu, hầm mỏ, nhà tù luân phiên thay thế nhau” <5, tr680 >. Nhà văn xông xáo nhiều nẻo đường khác nhau và quan tâm đến đủ mọi thân phận, mọi tầng lớp người, mọi
vấn đề của đời sống xã hội <chính trị, quân sự, kinh tế, văn học, nghệ thuật gíáo dục ...> để xây dựng được kết cấu như vậy, nhà văn phải có tài năng, có trình độ nghề nghiệp và phải tốn công sức lao động nghệ thuật.
Mở đầu tác phẩm Nguyễn Đình Thi đã khéo giới thiệu với bạn đọc về Hội và Tư những nhân vật thuộc tầng lớp trí thức tiểu tư sản. Hội một anh giáo nghèo, nhưng người đọc đã phải chú ý từ những trang đầu tiên. Một người tốt luôn băn khoăn về vận mệnh của mình, vận mệnh gia đình, Tổ quốc mình. Anh muốn hiểu rõ nguyên nhân tình trạng bi đát của xã hội, nhưng không sao hiểu nổi. Anh muốn tìm một lối thoát cho cuộc sống, mong sao có sự đổi đời, nhưng anh lại thấy hành động cách mạng khó khăn và nguy hiểm quá. Tuy nhiên anh vẫn rất tin tưởng những chiến sĩ cách mạng. Tư đại diện cho những con người có tài năng nghệ thuật, yêu mến và biết trân trọng những giá trị văn hoá cổ truyền <như trên đã trình bày>. Ngoài ra còn có Khắc, một chiến sĩ Cách mạng, một nhân vật trung tâm của tiểu thuyết Vỡ bờ
tập một, dễ gây ấn tượng với bạn đọc. Sự kiện chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ đã được soi vào tính cách hai nhân vật chính là Khắc và Hội. Hình ảnh của Khắc là hình ảnh của truyền thống Cách mạng “cha truyền con nối”, ăn sâu vào trong tâm khảm của mỗi người dân Việt Nam. Hình tượng người chiến sĩ Cách mạng nêu cao tinh thần chiến đấu anh dũng, quả cảm. Thật xúc động biết bao khi ở trong một con người mà sao tâm hồn và tình cảm lại phong phú đến như thế trong cái đêm thao thức suy nghĩ về quê hương làng
mạc, về cuộc đời của mẹ và em gái, trước lúc anh lao vào hoạt động bí mật. Hội, Tư và Khắc mỗi người hoạt động trên một lĩnh vực khác