5. Cấu trúc luận văn
3.2. Phân tích một số nhân vật cụ thể trong mối quan hệ với
sự kiện lịch sử.
Dòng sông Lương lặng lẽ và hiền hoà ngày đêm đã chứng kiến cuộc sống của những con người nơi đây, những bi kịch hàng ngày diễn ra trong những làng quê xơ xác ven sông, buồn tủi sống trong những ngày thoi thóp. Hội trở về quê như “chim vừa xổ lồng” dứt ra khỏi cuộc đời tù túng, nhay nhắt của một anh giáo khổ dạy tư ở Hà Nội “quê hương như bà mẹ hiền xoa dịu những nỗi buồn tủi của đứa con ở xa về ”<22, q1, tr7>.
Hội là nhân vật đầu tiên được giới thiệu trong tác phẩm, một con người trí thức đang phải vật lộn với cuộc sống. Người có trí thức luôn là nền tảng trong mọi thời đại để xã hội phát triển, vì vậy không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Đình Thi chọn Hội là nhân vật đầu tiên xuất hiện, thậm chí tác giả còn muốn cho bạn đọc thấy được những băn khoăn suy nghĩ của một người trí thức nhạy cảm với những vấn đề xã hội. Khi chiến tranh thế giới lần thứ hai
nổ ra, xã hội đảo lộn, khắp nơi đang có sự bắt bớ của bọn thực dân Pháp. Hội đã chứng kiến nhiều phen kinh hoàng. Anh có những suy nghĩ về Cách mạng, mặc dù nghĩ đến cách mạng anh cảm thấy khó khăn quá. Dù sao Hội cũng biết mình sẽ phải làm gì trước tình hình đó, phải báo ngay cho Khắc để Khắc rút nhanh vào bí mật. Khắc là một chính trị phạm đang bị quản thúc ở quê. Lúc này xã hội đang biến động và có sự chuyển hoá mạnh mẽ, bọn phát xít lợi dụng chiến tranh chúng thắt chặt mọi gọng kìm vây ráp, bắt bớ các chính trị phạm. Bão táp của cuộc đời đang lùa vào từng căn nhà, từng nếp sống và từng suy nghĩ của mỗi con người. Đến như ông cụ Tư gạch sống lẻ loi trong túp lều cạnh ga cũng nóng lòng muốn biết được thời sự như thế nào “bên Tây bên Tàu đánh nhau đến đâu rồi, ông vào uống nước chè với lão đã. Trên Hà Nội, người ta chạy loạn cả rồi phải không ông giáo ? ”... <22, q1, tr5>.
Khi xây dựng nhân vật, Nguyễn Đình Thi đặt các nhân vật trong từng gia đình cụ thể, gia đình là tế bào nhỏ nhất trong xã hội, như gia đình Khắc đại diện cho gia đình nhà Nho có truyền thống cách mạng, gia đình Hội đại diện cho gia đình tiểu tư sản, gia đình chị Gái đại diện cho tầng lớp công nhân, gia đình Xoan đại diện cho những người nông dân nghèo, còn đối với bọn địa chủ cường hào có gia đình Nghị Khanh gian ác chúng làm giàu theo hướng kinh doanh tư bản, ngoài ra còn có Huyện Môn, Chánh hội, Bá Soạn. Những nhân vật trên lần lượt xuất hiện, cùng với sự tác động mạnh mẽ của Cách mạng đối với từng con người, từng giai cấp cụ thể, mỗi người có những trình độ tiếp thu khác nhau. Những con người thuộc những giai cấp khác nhau đã tạo nên một cuộc sống đa dạng, phức tạp đầy mâu thuẫn, một cuộc sống khách quan bình thường, tự nhiên như nó vốn có. Những sự kiện nóng bỏng của chiến tranh tuy đã lan toả đến từng con người, nhưng tiểu thuyết không phải lúc nào cũng căng thẳng, nghiêm trang dồn dập như bi kịch, châm biếm gay gắt, chua cay, hài hước như hài kịch. Nhịp điệu của tiểu
thuyết Vỡ bờ đi không chậm, không nhanh, nhưng bạn đọc thấy được bóng đen của chiến tranh đang dần ập xuống cuộc sống của người dân, họ đang phải lần mò từng bước đi trong bóng đêm. Cuộc sống sẽ không có ánh sáng, không có tia hy vọng nếu họ không nắm bắt kịp thời ánh sáng của Cách mạng .
Mỗi mảnh đời cụ thể đều được Nguyễn Đình Thi miêu tả bằng những ngôn ngữ, giọng điệu, những nét bút khác nhau, làm cho người đọc không cảm thấy chán bởi những nguyên mẫu na ná giống nhau. Trong sử thi cổ đại các nhân vật trung tâm thường dùng những ngôn ngữ chung mang sức mạnh của cả cộng đồng, của tập thể không mang màu sắc cá thể hoá “nó bao gồm cả các yếu tố nghệ thuật của ngôn ngữ văn xuôi, ngôn ngữ thơ ca, âm nhạc và cả ngôn ngữ sân khấu nữa. Nghệ thuật ngôn ngữ trên là một tổng thể kết hợp hài hoà gắn bó hữu cơ với nhau, tạo nên giá trị độc đáo “không thể nào bắt chước được ” của các bản sử thi anh hùng” <13, tr772>. Như vậy để tạo nên giá trị độc đáo của các bản sử thi chính là yếu tố ngôn ngữ, với cách nói ví von, giàu hình ảnh tràn ngập khắp tác phẩm “... Đam San móc dao vào phên rồi lại ngồi giữa nhà, trông dẻo như con rắn trong hang, con hùm bên bờ suối. Tiếng nói tiếng cười của chàng nghe như sấm vang sét đánh. Chẳng ở đâu có người nói như Đam San ”<23, tr28 >. Hay trong đoạn miêu tả Nữ thần Mặt Trời “nàng đi ra khỏi buồng, và tới đâu thì chỗ ấy sáng lên. Dáng cười dáng đi như chim diều bay, như chim phượng hoàng liệng, như nước chảy êm đềm. Lúc dừng lại hay đứng, cũng đẹp không ai so tày. Tiếng nàng nghe rõ mặc dầu người chưa thấy. Cổ nàng đẹp như cổ con công. Nàng con của Trời và Đất” <23, tr30 >. Cũng nói về vẻ đẹp của con người thì nghệ nhân kể “Anh đi trên đường cái thoăn thoắt như con rắn Prao huê. Anh đi trong đám cỏ tranh nhanh như con rắn Prao hơmát... mỗi khi anh giẫm mạnh vào ngạch cửa làm nhà sàn rung rinh bảy lần... ”<13, tr773 >. Đó chính là vẻ đẹp vừa nhanh nhẹn, mềm mại vừa khoẻ khoắn của chàng trai. Như vậy ngôn ngữ
được sử dụng đắc địa, nó có một sức mạnh khiến cho các cảm quan trong con người có một sự giao lưu hài hoà, nhạy bén lạ thường. Bên cạnh ngôn ngữ, giọng điệu cũng là một yếu tố quan trọng góp phần tạo ra đặc trưng riêng cho mỗi loại hình văn học và tạo ra phong cách riêng của mỗi nhà văn, của từng trào lưu văn học. Ngôn ngữ trong sử thi là một thứ ngôn ngữ sử dụng nhiều biện pháp tu từ <nhân cách hoá, tỷ dụ phóng đại và lý tưởng hoá...>. Ngôn ngữ tiểu thuyết - sử thi đòi hỏi phải cá thể hoá, mỗi nhân vật có một giọng điệu riêng, khác với giọng điệu ngôn ngữ kể chuyện. Giọng điệu và ngôn ngữ gắn bó chặt chẽ với nhau. Từng nhân vật, từng sự kiện, từng chi tiết đều mang tính chất đa dạng về màu sắc thẩm mĩ. ở mỗi mảng của hiện thực cuộc sống, sự kiện lịch sử nhà văn phải lựa chọn nhân vật để thực hiện ý đồ của mình. Như chỉ riêng chủ đề về tình yêu Nguyễn Đình Thi đã miêu tả ở nhiều cấp độ khác nhau: Có tình yêu sôi nổi, trầm lắng trong sáng, thậm chí có những mối tình lợi dụng sắc
đẹp để trăng hoa thoả mãn dục vọng của mình. ở mỗi nhân vật, ông sử dụng những giọng điệu ngôn ngữ trần thuật khác nhau, khi gần gũi cảm thông, khi hài hước, châm biếm hết sức đa dạng và phong phú. Nguyễn Đình Thi phải mất rất nhiều công sức trong việc dựng lên từng nhân vật, ông đứng ở nhiều góc độ khác nhau và đặt nhân vật trong nhiều hoàn cảnh để họ tự bộc lộ được tính cách, bản chất của mình. Trong tính cách những người anh hùng, thì vẻ đẹp cao cả của lý tưởng vẫn là màu sắc chủ đạo. Trong họ phẩm chất sáng ngời vẫn có sức hấp dẫn lớn đối với bạn đọc .
Nguyễn Đình Thi đặt tất cả niềm tin yêu vào Khắc, ông đã tập trung ánh sáng, trí lực vào tư tưởng và hành động, tâm trạng và số phận của Khắc để dựng lên một một tính cách có thể soi sáng cho nhiều người trong quan hệ với gia đình, bạn bè đồng chí ở những phương diện khác nhau, hoàn
thuỷ chung, giàu tình cảm và mực thước. Khắc có một tâm hồn hết sức phong phú, yêu mến gia đình nhỏ bé. Nguyễn Đình Thi đặt Khắc trong hoàn cảnh hết sức éo le, mẹ thì già yếu, con gái thì nhỏ mồ côi mẹ, em gái lớn mà chưa lập gia đình. Khắc suy nghĩ rất nhiều về cái tổ ấm của mình. Nhưng sự nghiệp giang sơn chưa thành, Tổ Quốc đang cần những người con như Khắc, Khắc không thể khoanh tay đứng nhìn cảnh người dân mất nước. Nước mất thì liệu cái gia đình nhỏ bé kia của Khắc có còn không, và một lần nữa Khắc lại xông vào nơi lửa cháy, bỏ lại sau lưng bao nỗi niềm đắng cay. Phải có tấm lòng can trường mới làm được điều đó. ở Khắc luôn là một chiến sĩ cách mạng rất mực trung thành với sự nghiệp của dân tộc, của Đảng, dũng cảm và có khí tiết sẵn sàng hy sinh tất cả cuộc đời mình cho lý tưởng cách mạng. Mặc dù Nguyễn Đình Thi không giới thiệu cuộc đời hoạt động cách mạng trước của Khắc, nhưng chúng ta tin rằng vào những khoảnh khắc gay go nhất, những nơi thử thách dữ dội nhất Khắc luôn có mặt, có cả đội ngũ những chiến sĩ cách mạng dày dạn, trung kiên như Lê, Thiết, Gái... số phận của họ gắn với những biến cố lịch sử như chiến tranh và cách mạng, gắn với những đau thương mất mát và chiến công phi thường. Họ còn tìm thấy cơ sở vững chắc nuôi dưỡng đùm bọc cho mình ở những con người nghèo đói, khổ đau và nhân hậu. Bức tranh về cách mạng sẽ không đầy đủ nếu thiếu đi cái tình cảm sâu xa, rộng lớn đó. Con thuyền cách mạng phải trải qua bao sóng gió của hiện thực, cái còn, cái mất, nhưng duy có tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường “ người ta là hoa đất” ý chí đó là tinh hoa, được kết tinh qua nhiều thế hệ, nó nguyên vẹn và ngời sáng, nó làm nên sức sống bất diệt của cách mạng. Nguyễn Đình Thi đã mất rất nhiều công phu để xây dựng nhân vật Khắc.Trong quá trình hoạt động Cách mạng của Khắc, người đọc thấu hiểu được nỗi vất vả gian lao của những chiến sĩ Cộng sản: đói, rét, sống chui lủi... vật lộn đương đầu với cuộc chiến, số phận “ngàn cân treo sợi tóc ”. Hình ảnh của Lê, Thiết, Cảnh tuy không được khắc
hoạ đậm nét như Khắc, nhưng qua cách miêu tả của tác giả, ở họ cũng ngời sáng tấm gương anh dũng. Tuy những nhân vật này xuyên suốt toàn bộ cuốn tiểu thuyết, nhưng họ không thể là nhân vật chính, lại càng không thể thay thế cho Khắc. Tác giả để cho Khắc chết ở quá nửa quyển đầu, nhiều người cho rằng Khắc chết quá sớm, khi mà Khắc đang đóng một vai trò rất tiêu biểu ở quyển một. Thật ra Khắc đang thu hút sự chú ý của bạn đọc, thì Khắc hy sinh khiến người đọc hụt hẫng, trong khi không tìm thấy nhân vật nào có thể thế chỗ cho Khắc. Theo Vũ Ngọc Phan, ông cho rằng để Khắc chết đó là một dụng ý của tác giả . “ở Khắc có nhiều ưu điểm của một cán bộ lãnh đạo, nhưng Khắc cũng có những khuyết điểm và nhược điểm, nên anh mới sớm hy sinh. Con người ấy tuy đã chiến đấu rất nhiều, nhưng vốn là con nhà nho, nhưng vẫn có những nếp cảm nghĩ, những hành động luộm thuộm không khoa học cho lắm. Con nguời ấy rất cứng rắn trước bọn địch, nhưng lại có những phút yếu ớt trước người phụ nữ dịu hiền.
Trong tiểu thuyết Vỡ bờ - Nguyễn Đình Thi muốn dựng lên một thời kỳ lịch sử dân tộc Việt Nam với những sự kiện trọng đại. Người dân Việt Nam đã đứng lên mạnh mẽ như vũ bão, dưới sự lãnh đạo của Đảng trong những năm 1939-1945 nhằm đánh đổ bọn phát xít Nhật, thực dân Pháp cùng với bọn tay sai để giành chính quyền về tay nhân dân .
Đất nước, Cách mạng, chiến tranh và người chiến sĩ luôn là chủ đề, là hình ảnh lớn đặt cho tác giả những suy nghĩ và trách nhiệm sáng tạo. Khắc là sự tiếp nối truyền thống Cách mạng của cha ông, là hình ảnh chân thực và tương đối hoàn chỉnh về người Đảng viên Cộng sản, trước con mắt của bạn đọc, Khắc hiện lên như một nguyên mẫu lý tưởng. Con người ấy sắt đá trước kẻ thù, thà chết chứ không chịu đầu hàng, khuất phục.
Khắc được bạn đọc chú ý ngay từ đầu tập một. Cùng lúc Khắc xuất hiện, cũng là lúc sự kiện lớn bắt đầu xảy ra, bọn thực dân Pháp công khai
chế độ phát xít ở Việt Nam. Cuộc khủng bố lan tràn khắp thành thị và nông thôn, đàn áp bắt phu bắt lính. Mặc dù ở tập một chỉ là những dấu hiệu của sự đe doạ, chiến tranh còn đang ở xa, nhưng cuộc sống của người dân đang bị dồn nén, bức bách và ngột ngạt. Chủ yếu ở tập một, tác giả trình bày cảnh “tức nước ”.
Như trên đã nói sự kiện và nhân vật hoà quyện vào nhau. Mỗi sự kiện tác giả đều soi vào một vài nhân vật điển hình. Khi Đảng ta chủ trương rút vào hoạt động cách mạng bí mật, Khắc được tác giả tin yêu giao cho trọng trách quan trọng gánh vác sứ mệnh cao cả của đất nước. Khắc phải lần mò tìm các cơ sở Đảng và tổ chức tập hợp lại, đây là việc làm đầy thử thách và gian nguy. Cùng sự chỉ dẫn và kinh nghiệm trong hoạt động cách mạng, Khắc đã thành lập được một nhóm người tin cậy để giao công việc và mở rộng thêm cơ sở Đảng như Lập, chị Gái... ở Khắc người đọc không chỉ thấy được cái cao cả, đẹp đẽ mà còn thấy một cuộc sống đa dạng phức tạp, đầy mâu thuẫn. Khi bị bắt và bị tra tấn hết sức dã man Khắc vẫn luôn là người con ưu tú của Đảng, kiên trung đến giây phút cuối cùng. Về một mặt nào đó thì Khắc vẫn chưa được nhanh nhẹn cho lắm, đó là khi ở quê anh chưa vận động và tổ chức truyền bá Cách mạng cho quần chúng ở quê nhà, hay khi bắt đầu đến nhà An, Khắc chưa chú ý để tìm cho mình lối thoát nếu có động. Nhưng theo ý kiến của người viết, tác giả để cho Khắc khiếm khuyết một chút gì đó thì Khắc hoàn toàn là một con người thực, hết sức sống động, còn ngược lại nếu Khắc hoàn thiện quá sẽ làm cho nhân vật thiếu đi tính chân thật và sẽ quay trở về với con người của sử thi. Tuy nhiên Khắc vẫn là một điển hình thành công có sức cổ vũ, giáo dục tình cảm Cách mạng cho người đọc. Sang tập hai Khắc không còn nhưng ở Khắc vẫn là chỗ dựa tinh thần, là ánh sáng kín đáo soi tỏ dặm đường cho các nhân vật: Hội, An, Quyên... đi lên.
Lần đầu An xuất hiện hết sức bình thường, nhưng dần dần đã chiếm được cảm tình với bạn đọc. An không trực tiếp tham gia cách mạng như chị Gái, Quyên... nhưng với tấm lòng trong sáng và tình yêu thuỷ chung với Khắc, yêu Khắc và cô yêu luôn Cách mạng. Hình ảnh An làm bạn đọc nghĩ đến những người phụ nữ Việt Nam, đảm đang giàu lòng nhân hậu nhưng cũng rất mực thông minh. An thay cha mẹ nuôi em khôn lớn, trưởng thành. An là nhân vật phụ trong tác phẩm, nhưng có thể nói Nguyễn Đình Thi đã xây dựng thành công những hình ảnh người phụ nữ, An ngày càng được tô đậm thêm ở tính cách, ở tấm lòng trong trắng, dịu hiền, đầy yêu thương trìu mến. Một lòng thờ chồng nuôi con, mặc dù Khắc không còn, nhưng An vẫn nghĩ và luôn có trách nhiệm với gia đình nhà chồng, muốn đón dì và con gái Khắc về nuôi. Cũng có lúc tác giả để An được thử thách với tấm lòng của mình. Đó là khi An đi làm ở hiệu Kéo Vàng, luôn phải để ý giữ mình với lão chủ, hắn luôn giở trò với đàn bà con gái. Mặt khác An cũng giúp đỡ người nghèo hơn mình như bác Hai gày ở ngay cạnh nhà, củ khoai, củ sắn cho qua bữa. Nguyễn Đình Thi không miêu tả An ở hình dáng, vẻ đẹp bên ngoài, nhưng ở An toát lên một ấn