1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phong cách kịch Nguyễn Đình Thi

100 675 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

Trong văn học, theo Lại Nguyên Ân: Phong cách là những nét chung, tương đối bền vững của hệ thống hình tượng, của các phương thức biểu hiện nghệ thuật, tiêu biểu cho bản sắc sáng tạo củ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

3 Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu 11

Chương 1: Cảm quan lịch sử, thời đại, dân tộc, con người với chiều sâu

1.1 Trong những tác phẩm khai thác đề tài lịch sử 15 1.2 Trong những tác phẩm dựa vào tích cũ của văn học dân gian 20 1.3 Trong những tác phẩm khai thác đề tài cuộc sống đương đại 28

Trang 4

3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Theo các nhà ngôn ngữ học, khái niệm phong cách - Style, xuất hiện

từ thời kỳ Hy Lạp và La Mã cổ đại cùng với sự xuất hiện của nghệ thuật

hùng biện và tu từ học - Rhetoric Phong cách ngôn ngữ là sự kết hợp của hai yếu tố: “nói gì” và “nói như thế nào”, là sự tổng hòa các phương diện ngôn ngữ “Nói gì” là phạm trù về nội dung và “nói như thế nào” là phạm

trù về hình thức Như vậy, phong cách là sự lựa chọn một cách có chủ đích của chủ thể, để nội dung và hình thức tác phẩm trở thành một tổng thể hoà hợp nhuần nhuyễn với nhau

Trong văn học, theo Lại Nguyên Ân: Phong cách là những nét chung,

tương đối bền vững của hệ thống hình tượng, của các phương thức biểu hiện nghệ thuật, tiêu biểu cho bản sắc sáng tạo của một nhà văn, một tác phẩm, một khuynh hướng văn học, một nền văn học nào đó…

… Phong cách có sự thể hiện cụ thể trực tiếp: những đặc điểm phong cách dường như hiện diện ở bề mặt tác phẩm, như là một sự thống nhất hiển thị và cảm giác được của tất cả các yếu tố chủ yếu thuộc hình thức nghệ thuật Trong nghĩa rộng, phong cách là nguyên tắc xuyên suốt kiến trúc tác phẩm, khiến tác phẩm có tính chỉnh thể, có giọng điệu và màu sắc thống nhất rõ rệt [18,263]

Phong cách gắn liền với dấu ấn riêng, với cá tính sáng tạo của nhà văn Tất cả những người cầm bút, thông thường ai cũng có một đặc điểm nào đó, nhưng phong cách chỉ có thể hình thành và được khẳng định ở những nghệ sĩ có tài năng, nỗ lực lao động và có độ dày nghề nghiệp

“Thể loại tác phẩm văn học là khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác phẩm, trong đó ứng với một loại nội dung nhất định có một loại hình thức

Trang 5

4

nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể” [32,339] Trong cuộc tranh luận về thơ tự do không vần, Nguyễn Đình Thi đã thể hiện chính kiến của mình về hai phạm trù nội dung và hình thức: “Hình thức cũ để tả nội dung cũ Nội dung mới, tự nó sẽ tìm đến hình thức mới” [28,226] Mà

sự lựa chọn về nội dung và hình thức tác phẩm đều thuộc về nhà văn Như thế, tác phẩm cùng với thể loại của nó tất yếu hàm chứa sự lựa chọn phong cách của nhà văn

Trong phạm vi các tác gia văn học của Việt Nam, nhắc thể loại tuỳ bút, người ta nhắc đến Nguyễn Tuân; nhắc đến truyện ngắn, người ta nhắc đến Nam Cao, Nguyễn Công Hoan; nhắc đến phóng sự, người ta nhắc đến

Vũ Trọng Phụng… Trong mối quan hệ biện chứng, phong cách thể loại góp phần tạo nên phong cách tác giả

Nguyễn Đình Thi là một người viết khảo luận triết học, một nhạc sĩ, một nhà thơ, một nhà văn, một kịch tác gia, một nhà lý luận phê bình hội tụ trong một nhà văn hoá So với nhiều người, sự nghiệp sáng tác của ông ở mỗi thể loại không thật đồ sộ, có những thể loại ông chỉ ghé chân qua, nhưng điều đáng trân trọng là ở lĩnh vực nào ông cũng có tác phẩm được nhiều người biết đến Nhắc tới Nguyễn Đình Thi, người ta cũng không thể không nhận ra một chất riêng nghệ sĩ, một phong cách nghệ thuật độc đáo thể hiện xuyên suốt trong hầu hết các tác phẩm của ông Nguyễn Đình Thi trong thơ, trong văn, trong nhạc, hay trong kịch, cũng đều vậy!

Còn lại với thời gian, bộ kịch gồm 10 vở của Nguyễn Đình Thi là một

bộ kịch quan trọng của nền sân khấu hiện đại Đó là những vở kịch xuất sắc từng gây chấn động dư luận một thời 10 tác phẩm này còn có một dấu ấn thể loại riêng, thể hiện những ưu trội riêng có, góp phần khẳng định phong cách tác giả Những vở lớn còn có ý nghĩa như một sự kiện nghệ thuật, đánh dấu những bước chuyển mình, tìm đường đổi mới cho tư duy văn hóa nghệ thuật Việt Nam hiện đại

Trang 6

5

Đã có một thời gian, nhắc đến Con nai đen, Rừng trúc, Nguyễn Trãi

ở Đông Quan, Hoa và Ngần…, nhắc tới kịch Nguyễn Đình Thi như thể là

nhắc tới những “cấn cái” mà ít người muốn “nhúng bút” vào để tránh một vài chuyện gì đó “nhạy cảm” Đến nay, sau một độ lùi thời gian cần thiết, những tác phẩm kịch của Nguyễn Đình Thi được giới thiệu đến với bạn đọc nhiều hơn, thu hút được sự chú ý của nhiều người cầm bút nghiên cứu phê bình hơn Tuy vậy, nghiên cứu về kịch của người nghệ sĩ đa tài này còn chưa nhiều và chưa thể coi là đủ Một số bài viết, một số khía cạnh nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề phong cách kịch Nguyễn Đình Thi nhưng chưa thật toàn diện và sâu sắc

Nay, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Phong cách kịch Nguyễn Đình Thi” với hi vọng mang đến một cái nhìn đầy đủ và sâu sắc hơn về những đóng góp nghệ thuật của Nguyễn Đình Thi trong lĩnh vực sân khấu, gắn liền với phong cách thể loại của tác giả ở loại hình nghệ thuật này Luận văn cũng có ý nghĩa nhận diện đầy đủ hơn vị trí của Nguyễn Đình Thi trong

đời sống văn hóa văn nghệ Việt Nam thế kỷ XX

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nguyễn Đình Thi - Về tác gia, tác phẩm của Nhà xuất bản Giáo dục, Nguyễn Đình Thi - Tác giả, tác phẩm của Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, Nguyễn Đình Thi - Cuộc đời và sự nghiệp của Nhà xuất bản Hội nhà văn là

những tác phẩm chính, tập hợp được khá đầy đủ và toàn diện các bài viết nghiên cứu về tác giả, tác phẩm Nguyễn Đình Thi nói chung Từ trong đó,

số lượng các bài viết nghiên cứu phê bình về kịch Nguyễn Đình Thi chỉ dừng lại ở những con số khá khiêm tốn Phần nhiều trong số đó chỉ dừng lại

ở những ấn tượng hay nhận xét mang tính khái quát

Có nhận xét mang tính khái quát như cách nhà thơ Huy Cận nói:

“Đây là một bộ kịch quan trọng của nhà văn Nguyễn Đình Thi và của nền

Trang 7

Như cách Trần Khánh Thành và Bùi Thị Hợi nói: “Kịch của Nguyễn Đình Thi giàu chất triết lý, hình tượng nghệ thuật đa nghĩa, nhiều ẩn dụ, không dễ hiểu với khán giả bình dân Thế giới nghệ thuật kịch của Nguyễn Đình Thi là một thế giới văn hoá đa dạng nhiều màu sắc, nơi mà dấu vết văn hoá cổ kim, đông tây, dân gian, bác học được hội tụ và toả sáng Dù đa dạng

về sắc thái tính chất nhưng tất cả đều thể hiện tình yêu tha thiết của một nghệ sĩ tài năng tâm huyết với đất nước, với dân tộc, với nhân dân, thể hiện những trăn trở xót xa về số phận con người và những khát vọng sáng tạo nghệ thuật” [37, inter]

Trong cuốn Giáo trình mới nhất về Lịch sử Văn học Việt Nam, tập III,

phần Nguyễn Đình Thi, Chu Văn Sơn đã có cái nhìn khá sắc sảo về nhiều phương diện kịch Nguyễn Đình Thi: “Về căn bản kịch Nguyễn Đình Thi không phải là những tác phẩm sân khấu của một nhà biên kịch mà vẫn là tác phẩm văn học theo phương thức kịch của một nhà văn… Phần lớn các vở kịch của Nguyễn Đình Thi đều ít nhiều mang màu sắc bi kịch, tỏ rõ khuynh hướng tượng trưng và đậm chất triết lý… Kịch là một khám phá khác về chính mình của nghệ sĩ đa tài này” [36,544]

Nghiên cứu thế giới kịch Nguyễn Đình Thi, Tất Thắng cho rằng:

“Thế giới kịch Nguyễn Đình Thi là một thế giới như hư, như thật, nó kì ảo

như một Giấc mơ nhưng lại sờ sờ ra đấy như một Hòn cuội và trong cái thế

giới ấy, Nguyễn Đình Thi đã làm hiển hiện lên trước mặt ta, trong sự tiếp nhận của ta, những con người, những cảnh đời vừa quen vừa lạ, vừa thấy đấy như một dòng sông, một bến nước, một người vợ đêm đêm chờ

Trang 8

Nghiên cứu về xung đột trong kịch Nguyễn Đình Thi, Tất Thắng cho rằng: “Hình thái xung đột quán xuyến các vở kịch của Nguyễn Đình Thi là

sự diễn tả cuộc sống như ta thấy và như ta tưởng, như ta chứng kiến và như

ta ao ước, như ta trải nghiệm và như ta khát khao…” [30,369] Hà Minh Đức phát hiện: “Nguyễn Đình Thi đã bộc lộ mặt mạnh của ngòi bút kịch bằng những đột phá vào thế giới bên trong của nhân vật” [8,25-26]

Nhiều hơn cả là những bài viết nghiên cứu về từng tác phẩm đơn biệt của Nguyễn Đình Thi

Trong bài viết “Về vở Giấc mơ và tác giả”, Marian Tkatchep nhận

ra: “Bầu trời các vở kịch Nguyễn Đình Thi rất phong phú về màu sắc và rất nhiều chất thơ” “Dù là kịch lịch sử hay những biểu tượng thần tiên, Nguyễn Đình Thi đã biết kết hợp cái nhìn thực tế với khái niệm thần thoại, quan hệ

về thời gian như một loại hình cơ động và vĩnh viễn với ý thức lạ lùng về những mối ràng buộc con người với nhau, trong một nhân loại không thể chia cắt được” [30,382]

Trong bài viết “Rừng trúc của Nguyễn Đình Thi và một số vấn đề

lý luận sáng tác về đề tài lịch sử”, Phan Trọng Thưởng bình luận: “Rừng

trúc có thể xem là một vở kịch hiền lành” [30,384] “Rừng trúc cho thấy khả

năng khai thác vào các sự kiện lịch sử tưởng như đã cũ để tìm ra trong đó những bài học mới về đạo đức, về nhân sinh, khả năng lí giải những vấn đề lớn đặt ra cho mọi thời đại” [30,372]

Trang 9

8

Trong “Con nai đen của Nguyễn Đình Thi với Vua hươu của Carlo

Gozzi”, Phạm Vĩnh Cư nhận thấy: “cho đến nay thực ra vẫn chưa có làm được cái việc đọc lại bằng con mắt ngày nay, phân tích và đánh giá toàn

diện vở kịch đầu tay của ông Trong khi ấy thì Con nai đen đáng được

nghiên cứu chuyên sâu như thế, do những phẩm chất thẩm mỹ khó phủ nhận của nó và do quan hệ kế truyền sáng tạo của nó với một tác phẩm nổi tiếng của văn học thế giới Một sự nghiên cứu so sánh như thế sẽ làm hiện rõ nét hơn bản sắc cá nhân và dân tộc của ngòi bút Nguyễn Đình Thi và đem lại một vài minh chứng cụ thể cho một số luận điểm mang tính lý thuyết chung của mỹ học tiếp nhận hiện đại” Nhà nghiên cứu đã làm công việc chưa ai

làm, để nhận ra: “Trong trường hợp Con nai đen thì mọi người thưởng thức

không có định kiến đều phải thừa nhận rằng tác giả nhìn chung đã đạt được cái đích nghệ thuật hay là hiệu quả thẩm mỹ ấy Tác phẩm này gây ấn tượng

về sự toàn vẹn và sự hoàn chỉnh nội tại, mà Nguyễn Đình Thi không phải lúc nào cũng đạt được ngay trong lĩnh vực mà theo chúng tôi ông có sở trường hơn cả - sáng tác kịch” Cũng qua so sánh, nhà nghiên cứu khẳng định đặc trưng nổi bật của ngòi bút Nguyễn Đình Thi chính là: “chất trữ tình bao trùm và thẩm thấu tất cả, cảm hứng sử thi - anh hùng gắn chặt với đề tài yêu nước và chiến đấu bảo vệ đất nước, sự tôn vinh lãng mạn tình yêu nam

nữ, sự khẳng định quan hệ thân thiết, đồng chất giữa con người với thiên nhiên, cảm hứng về dân tộc như một giá trị tối cao và bất tử mà chỉ ở đấy con người mới tìm thấy ý nghĩa cho cuộc sống của mình v.v ” [42, inter]

Rải rác đây đó là sự quan tâm của những cây bút nghiên cứu phê bình khác Tô Hoài đặc biệt chú trọng khu vực sáng tác kịch bản sân khấu của Nguyễn Đình Thi và thấy “ở mỗi vở kịch đều mang triết lý của một nhân vật lịch sử, một truyền thuyết hay huyền thoại” [29,79] Lê Thiếu Nhơn lại thấy:

“Những nhân vật trong kịch Nguyễn Đình Thi đa diện và mở ra nhiều hướng tiếp cận” [29,231] Nguyễn Văn Thành cho rằng: “Các kịch bản của Nguyễn Đình Thi được viết với một bút pháp tân kỳ, táo bạo, thật sự là nỗ

Trang 10

9

lực cách tân cung cách biên kịch nhằm mở rộng dung lượng, sức chứa, cũng như tăng cường chất văn học, nâng cao tầm khái quát và chiều sâu triết lý của kịch” [29,237] Mai Quốc Liên và Nghĩa An nhấn mạnh thêm: “Kịch Nguyễn Đình Thi lay động người ta bởi những ý tưởng văn chương sâu sắc [29,176] và “mang đậm những suy tư triết học về con người” [29,110]

Cho đến nay, đã có một luận án tiến sĩ nghiên cứu “Nguyễn Đình Thi với thơ và kịch” của Lê Thị Chính, Đại học Sư phạm Hà Nội Luận án đi sâu vào nghiên cứu thơ và kịch Nguyễn Đình Thi từ một số phương diện cơ bản nhất, gần với đặc trưng thể loại, qua đó nhận diện tư tưởng và những trăn trở tha thiết nhất của nhà văn qua một quá trình hoạt động nghệ thuật lâu dài Với đối tượng là những tác phẩm kịch của Nguyễn Đình Thi, Lê Thị Chính đã tiến hành tìm hiểu và phân loại: 1- Các kiểu xung đột kịch cơ bản, bao gồm: Xung đột Thật - Giả, Xung đột giữa việc nước và số phận con người, Xung đột giữa quyền lực và quyền sống tự do của con người; 2- Những hình tượng nhân vật nổi bật, bao gồm: Hình tượng các nhân vật (Nhân vật người cầm quyền, Nhân vật người trí thức và nghệ sĩ), Những biểu tượng và kiểu nhân vật không nói; 3- Những đặc điểm về ngôn ngữ kịch Về cơ bản, luận án đã mang đến một cái nhìn khá toàn diện về kịch Nguyễn Đình Thi như một thể loại, tuy vậy, lại chưa chú ý nhiều đến nhận diện phong cách tác giả trong lựa chọn thể loại cũng như đánh giá vị trí, vai trò của tác giả kịch bản này trong đời sống sân khấu Việt Nam thế kỷ XX

Nhìn lại, chỉ với 10 vở kịch dài, ngắn, Nguyễn Đình Thi đã ghi tên mình vào lịch sử văn học nghệ thuật nói chung và loại hình kịch nói riêng như một cây bút kịch tài năng và có phong cách Luận văn này là một hướng nghiên cứu, một đóng góp trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các nhà nghiên cứu

đi trước, và cố gắng tiếp cận, khảo sát một cách đầy đủ và sâu sắc hơn về những đóng góp nghệ thuật của ông trong lĩnh vực sân khấu, gắn liền với phong cách tác giả ở loại hình nghệ thuật này Luận văn cũng hướng đến

Trang 11

10

nhận diện đầy đủ hơn vị trí của Nguyễn Đình Thi trong đời sống văn hóa văn nghệ Việt Nam thế kỷ XX

3 Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu

Luận văn hướng đến nghiên cứu kịch Nguyễn Đình Thi trong mối liên hệ với những sáng tác thơ, văn xuôi, nhạc của ông, trong sự so sánh kịch Nguyễn Đình Thi với một số tác phẩm kịch xuất sắc của một số cây bút kịch nổi tiếng cùng thời, để thấy được những nét thuộc về phong cách thể loại, phong cách tác giả Thực hiện đề tài này, phạm vi khảo sát của chúng tôi không thể không mở rộng tới những sáng tác thuộc thể loại và loại hình nghệ thuật khác của tác giả Nguyễn Đình Thi, bao gồm:

- Những tập thơ ưu trội: Người chiến sĩ (1956), Bài ca Hắc Hải (1959), Dòng sông trong xanh (1974), Tia nắng (1983), Trong cát bụi (1992), Sóng reo (2002)

- Những tác phẩm văn xuôi tiêu biểu: Xung kích, Vào lửa, Mặt

trận trên cao, Vỡ bờ I, Vỡ bờ II

- 2 bài hát đi cùng thời gian: Diệt phát xít, Người Hà Nội

- Tuy vậy, đối tượng nghiên cứu trung tâm và trực tiếp của luận

văn là trọn bộ 10 tác phẩm kịch: Con nai đen (2 bản, bản lần đầu viết lần đầu năm 1961, bản sửa lại năm 1983), Hoa và Ngần (1974), Giấc mơ (1977), Rừng trúc (1978), Nguyễn Trãi ở Đông Quan (1979), Tiếng sóng,

Người đàn bà hoá đá (1980), Cái bóng trên tường (1981-1982), Trương Chi

(1983), Hòn Cuội (1983-1986)

Để nhằm khẳng định những nét riêng làm nên phong cách của Nguyễn Đình Thi, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát một số tác phẩm kịch tiêu biểu của những tác gia kịch lớn ngay trước, cùng và ngay sau thời ông

để so sánh Đó là:

- Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng

Trang 12

11

- Chị Nhàn, Nổi gió, Đại đội trưởng của tôi - Đào Hồng Cẩm

- Hồn Trương Ba da hàng thịt, Tôi và Chúng ta - Lưu Quang Vũ

4 Phương pháp nghiên cứu

Tiến hành đề tài nghiên cứu, chúng tôi vận dụng phối hợp các phương pháp như: Nghiên cứu tác giả, nghiên cứu tác phẩm theo đặc trưng thể loại, Phong cách học và các phương pháp tổng hợp liên ngành như văn học sử,

văn học so sánh, thi pháp học…

5 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cảm quan lịch sử, thời đại, dân tộc, con người với chiều sâu triết luận, giàu tính nhân văn

Chương 2: Bút pháp hiện thực và huyền thoại, triết luận và trữ tình

Chương 3: Nét đặc thù của phong cách thể loại trong sự thống nhất

của phong cách nghệ thuật

Trang 13

12

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CẢM QUAN LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI, DÂN TỘC, CON NGƯỜI

VỚI CHIỀU SÂU TRIẾT LUẬN, GIÀU TÍNH NHÂN VĂN

Năm 1949, tại Hội nghị tranh luận Việt Bắc, Nguyễn Đình Thi chân thành giãi bày: “Thơ là niềm tha thiết nhất, là cái tìm tòi rất khổ” của ông Gần 40 năm sau, năm 1988, ông lại tâm sự: “Kịch là điều tôi say mê nhất đã

từ 30 năm nay” [27,390], nhưng “ngẫm lại, tôi thấy việc viết kịch của tôi còn gặp nhiều khó khăn hơn cả thơ: mấy vở viết ra đều bị cấm diễn” [9,256] Nỗi niềm ấy của tác giả chỉ có thể là sau khi đã qua một hành trình thật dài…

Vở Con nai đen hoàn thành tháng 6/1961, tháng 11/1961 mới được

in Năm 1962, Thế Lữ dựng, được diễn trong Hội diễn kịch nói 1962 và gây nhiều tranh luận Vở kịch bị phê bình khá nặng về tư tưởng và không được diễn nữa

Vở Hoa và Ngần viết năm 1974, đoàn kịch Hà Nội dựng (đạo diễn

Dương Ngọc Đức), chỉ xuất hiện duy nhất trong đêm tổng duyệt rồi cũng bị cấm

Nguyễn Trãi ở Đông Quan viết năm 1979 Năm 1980 Nguyễn Đình

Nghi đạo diễn, nhà hát kịch Trung ương thực hiện, cũng chỉ rực sáng trên sân khấu vài buổi rồi có lệnh cấm Giới sân khấu lúc đó có giai thoại vui: Nếu kịch bản mang tên Nguyễn Đình Thi, đạo diễn Nguyễn Đình Nghi thì

vở diễn nhất định mang tên Nguyễn… Đình Chỉ

Số phận của Rừng trúc còn long đong hơn Rừng trúc được viết trước

Nguyễn Trãi ở Đông Quan, ngay tháng giáp Tết 1978 Nguyễn Đình Thi đã

ôm bản thảo đến đoàn kịch Trung ương đọc cho nghệ sĩ Đào Mộng Long, Phạm Thị Thành và Tuệ Minh, cả ba đều xuýt xoa tấm tắc Đoàn kịch định

dàn dựng, nhưng không thành Đạo diễn Nguyễn Đình Nghi rất mê Rừng

Trang 14

13

trúc từ ngày ấy và đem giới thiệu cho một số đoàn kịch (Đoàn kịch Trung

ương, Nhà hát Cải lương Trung ương, nghệ sĩ Bạch Tuyết ở thành phố Hồ

Chí Minh…), nhưng tất cả vẫn chỉ nằm trong dự định Rừng trúc lặng lẽ tồn

tại ở dạng bản thảo đánh máy và truyền từ tay người này sang người khác…

Gần 10 năm sau, bước vào công cuộc đổi mới, Rừng trúc mới được công bố

toàn văn trên tạp chí Tác phẩm mới Sau đó, đạo diễn Nguyễn Đình Nghi

và đoàn kịch Hà Nội đưa vào kế hoạch dàn dựng, nhưng rồi phải gác lại bởi những lí do bất khả kháng

Đến tận cuối năm 1999, sau 21 năm “im lặng”, Rừng trúc mới được

hiện diện thực sự trên sân khấu Nhà hát Tuổi trẻ nhờ công của các đạo diễn Nguyễn Đình Nghi và Phạm Thị Thành cùng lớp diễn viên nổi tiếng của nhà hát Vở diễn đoạt Huy chương vàng trong Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp cuối cùng của thế kỷ XX

Các vở khác đều chưa được dàn dựng

Có nhiều lý do dẫn đến những “tai nạn lao động” (theo cách nói của Nguyễn Tuân) của các vở kịch Nguyễn Đình Thi, trong đó có nguyên nhân liên quan đến những vấn đề tư tưởng mang tính thời đại, kể cả hậu quả của bệnh quan liêu, giáo điều, hoặc những ấu trĩ của quan điểm xã hội học dung tục một thời

Đi qua thời gian, Con nai đen, Nguyễn Trãi ở Đông Quan, Rừng

trúc… đang được đánh giá lại, như là những tác phẩm lớn, mang tầm tư

tưởng sâu sắc, và đã trở thành “những sự kiện trong đời sống nước ta mấy chục năm qua” [55,inter]

Thời gian cầm bút, Nguyễn Đình Thi hơn một lần tha thiết “Suy nghĩ

và nguyện vọng của tôi là được viết những điều mình thấy là nên viết” 1

“Tôi muốn tìm một câu trả lời về ý nghĩa kiếp sống của con người và phải tìm trong cội nguồn cách sống và cách nghĩ của dân tộc” [9,255] Nhìn lại

1

Chuyển dẫn theo Hà Minh Đức, “Tác phẩm kịch Nguyễn Đình Thi”

Trang 15

14

10 tác phẩm kịch của ông: Con nai đen (1961), Hoa và Ngần (1974), Giấc

mơ (1977), Rừng trúc (1978), Nguyễn Trãi ở Đông Quan (1979), Người đàn

bà hoá đá (1980), Cái bóng trên tường (1981-1982), Tiếng sóng (1985), Hòn Cuội (1983-1986), để cùng đồng cảm với tác giả “tôi cảm thấy kịch

cho phép tôi nói được những vấn đề làm tôi suy nghĩ mấy chục năm”

Kịch Nguyễn Đình Thi mở ra theo ba dạng khác nhau:

1- Khai thác đề tài lịch sử - 2 vở 2- Dựa vào tích cũ của văn học dân gian - 5 vở 3- Khai thác đề tài cuộc sống đương đại - 3 vở Tất cả đều sáng lên một cảm quan về lịch sử, thời đại, dân tộc, con người với chiều sâu triết luận giàu tính nhân văn

1.1 Trong những tác phẩm khai thác đề tài lịch sử

Thuộc trong nhóm tác phẩm này có Rừng trúc, Nguyễn Trãi ở Đông

Quan Đây là hai trong ba kịch bản được đánh giá cao nhất, gây được tiếng

vang nhất, cũng „nhạy cảm‟ với dư luận nhiều nhất

Rừng trúc gắn liền với sự kiện Trần Thái Tông (Trần Cảnh) bỏ kinh

thành lên Yên Tử Chuyện kịch xảy ra lúc đó Trần Thái Tông 20 tuổi, Hoàng hậu Chiêu Thánh 19 tuổi Lấy lý do vua và hoàng hậu chưa có con nối nghiệp, thái sư Trần Thủ Độ cùng với vợ là công chúa Thiên Cực sắp đặt cho công chúa Thuận Thiên (vợ Trần Liễu - chị gái Lý Chiêu Hoàng) đang mang thai lấy Trần Thái Tông Vì sự kiện này, nhà Trần lục đục Trần Thái Tông hoang mang trước triều chính và thế sự, bỏ ngôi vua lên Yên Tử tìm đến cửa Thiền Trần Thủ Độ theo lên Yên Tử rước vua về Lúc đầu vua không nghe nhưng do thù trong giặc ngoài, sự an nguy của quốc gia xã tắc, Trần Thái Tông trở về kinh đô ổn định triều chính, chấn hưng đất nước

Với cốt truyện này, Trần Cảnh có vẻ như nhân vật chính nhưng thực

ra, đó chỉ là một cái cớ lịch sử, một sự kiện hạt nhân để những nhân vật như

Trang 16

15

Trần Thủ Độ, Thiên Cực, Lý Chiêu Hoàng, Trần Liễu… xung quanh Tất cả các nhân vật đều là những yếu nhân của hai triều đại Họ vừa là người tận mắt chứng kiến cuộc chuyển giao quyền lực chính trị giữa hai vương triều, vừa là chủ nhân, vừa là nạn nhân của những biến cố lịch sử diễn ra dưới tác động của những nhân tố chủ quan, khách quan

Vào kịch Nguyễn Đình Thi, nghiệp lớn của nhà Trần mới dựng, gốc còn chưa sâu, rễ còn chưa bền, lòng người đang cơn xáo trộn, tam giác nhân vật Trần Thủ Độ - Trần Cảnh - Lý Chiêu Hoàng rơi vào cơn biến loạn Mỗi người ở vị thế của mình phân tích thời cuộc, nhìn lại chỗ đứng của mình, đưa ra những quyết sách hành động Trần Thủ Độ là người thức thời hơn cả

“từ khi nhà Trần ta mở nghiệp, tiếng vậy tôi cũng mới là lo được một việc quét dọn đấy thôi Từ nay trở đi, công việc mới càng ngày càng nhiều” Ông

ý thức rất rõ được việc đến lúc ông phải lui về sân sau, cũng lại không quên cảnh tỉnh: “Nhưng tôi mà chưa chết thì không ngủ đâu Tôi còn phải mở to mắt cho anh em bệ hạ đừng có đem cơ nghiệp nhà Trần này mà đổ xuống sông xuống biển, rồi còn làm cho cả thế nước phải nghiêng ngả rối ren” Lý Chiêu Hoàng là người thức thế hơn cả Khi nói với Trần Thủ Độ: “Việc nước là việc lớn nhưng việc người cũng không phải nhỏ hơn” Khi nói với Chiêu Cực: “từ hôm nay Lý Chiêu Hoàng này rời bỏ ngôi báu… Ta cởi bỏ cho các người ra khỏi thân phận một bọn tiếm quyền, mà được chính danh giữ việc nước, thế thì các người hãy ra khỏi cõi tối tăm, quỷ quyệt, mưu mô,

từ nay giữa thanh thiên bạch nhật hãy hết lòng phù tá người kế nghiệp ta, giữ gìn lấy giang sơn nhà Lý ta giao lại Bờ cõi này còn chưa vững chắc thì các người phải ăn không ngon, ngủ không yên! Còn ta, từ nay ta sẽ làm một người dân thường, xa nơi triều chính… Ta đã nói, bà đã nghe Hãy tuân theo

ý ta, từ nay hãy để ta yên” Còn Trần Cảnh hành động nhiều hơn cả, cũng dùng dằng nhiều hơn cả: “Đêm nay rời bỏ cung điện này, ta không nghĩ đến trở về Ta muốn tìm đến nơi rừng trúc Yên Tử, xa mọi việc đời, theo hầu Đức Phật” Nói là đi, đi rồi nhìn đời nhìn người, và nhận ra “Còn phải đi tìm

Trang 17

16

Phật ở rừng trúc nào”… “con chim non, ra ngoài trời gió, tiếng vậy cũng bay được rồi!” Cả ba nhân vật, ở vị thế nào cũng đều vì xã tắc, cũng tự nhận lấy hi sinh về mình

Một Trần Cảnh - vua một nước, một Lý Chiêu Hoàng - vua của triều đại trước, một Trần Thủ Độ - nhiếp chính vương, thiết tưởng ba người ở ngôi cao chí vị ấy có thể sắp đặt, xoay chuyển mọi lẽ của lịch sử, quốc gia, dân tộc, con người tuỳ sở thích Nhưng không phải! Đứng trước ranh giới tận hạn của phận vị cá nhân, trong sự nhìn nhận con người cá nhân với xã tắc dân tộc, với quốc gia lịch sử, cá nhân trở thành bé nhỏ Họ buộc phải thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm trước khi biết đến quyền lợi, hưởng thụ Nếu vì những điều chung, lớn lao mà quyền lợi, tham vọng cá nhân có bị ảnh hưởng thì quyền lợi, tham vọng ấy cũng là điều hi sinh trước nhất

Có thể thấy Nguyễn Đình Thi không xoáy sâu vào tình huống đất nước với những rối ren, biến loạn gươm đao, những xung đột vũ lực giữa các thế lực mà tập trung bút lực vào xây dựng những tính cách, những số phận có tính quyết định đến vận mệnh đất nước trong hoàn cảnh đó Những cuộc đấu tranh thầm lặng mà giằng xé, quyết liệt trong nội tâm của con người Những bóng tối và ánh sáng làm sao để khai thông trong tư tưởng Mỗi cá nhân vượt qua nỗi sợ hãi, sự mất mát, đớn đau trong bản thể nhỏ bé của mình để hi sinh cho những điều lớn lao, cho quốc gia dân tộc

Nhìn lại thời điểm ra đời của vở kịch, Tết Mậu Ngọ năm 1978, đất nước vừa được giải phóng hoàn toàn nhưng không phải đã hết thù trong giặc ngoài lăm le phá hoại nền hoà bình mới được thành lập, nhiều khu vực còn tranh tối tranh sáng, bản thân cuộc sống mới còn non trẻ “gốc chưa sâu, rễ chưa bền”, tinh thần chưa phải đã hết lung lạc, niềm tin vào chế độ chưa phải là duy nhất, chưa phải ai ai cũng đồng chí đồng lòng Nguyễn Đình Thi nhận rõ tình thế dân tộc một cách thật nhạy bén mà sâu sắc Những màn kịch của ông hồi qui về quá khứ lịch sử, mở ra câu chuyện đời Trần dựng nghiệp, như gióng lên một tiếng chuông đánh thức mọi người đừng ngủ

Trang 18

17

quên trong chiến thắng Còn nhiều việc cần phải làm! Mỗi con người phải tự

ý thức lại mình!

Trường hợp Nguyễn Trãi ở Đông Quan cũng vậy!

Vở kịch mượn lại hai biến cố lịch sử trong cuộc đời Nguyễn Trãi: -

Bỏ trốn theo cha sang Trung Quốc nhưng không thoát, phải quay về Đông Quan; - Nghe được danh tiếng của nghĩa quân Lam Sơn, Nguyễn Trãi như gặp được minh chủ, quyết tìm đường đến nơi hội ngộ

Nguyễn Trãi ở Đông Quan vẫn kể chuyện về người trí thức Nguyễn

Trãi từ phương Bắc xa xôi trở lại thành cũ mà chẳng gặp lại người xưa, vận nước lại đang lâm nguy, đâu đâu cũng chỉ thấy bóng giặc, hàm hồ những lời chiêu mời, phóng dụ quy hàng Đứng trước lẽ mất còn của dân tộc, sự lầm than, những cái chết oan của những người dân vô tội, nhiều trí thức đang đắp tai cài trốc, ngoảnh mặt làm ngơ, chỉ riêng Nguyễn Trãi đau đớn, trăn trở, tìm đường cứu nước, cứu dân 10 năm Nguyễn Trãi ở Đông Quan là 10 năm ém mình, im lặng trước cơn bão táp lịch sử, 10 năm của những con sóng tư tưởng cuộn ngầm trong lòng bể

Nguyễn Đình Thi viết kịch bằng vốn văn hoá và tri thức Người nghệ

sỹ đã vượt qua nhãn quan lịch sử ở chỗ: Xây dựng hình tượng một người trí thức trong cơn vần vũ của lịch sử, trong đó, Nguyễn Trãi sáng lên như một tượng đài với một tầm tư tưởng lớn

Vở kịch như một câu trả lời cho sứ mệnh của giới trí thức - “lõi sáng

trí tuệ của cả nước” trước tình thế mất - còn của dân tộc, hiểm hoạ ngàn năm Bắc thuộc nữa đang gần kề Sinh ra, lớn lên trong một gia đình truyền thống Nho học nhiều đời, Nguyễn Trãi hiểu hơn ai hết về chữ Trung và chữ Nghĩa, về tiết tháo của kẻ sĩ, nhưng trước tình thế cả dân tộc đang nguy cấp, Nguyễn Trãi trưởng thành một bước về tư tưởng: “Hai ông nhà nho lớn, nói đến tên, nơi nơi người đều kính trọng Một ông quay lưng lại việc đời, tìm một nơi góc vắng để chết một mình cho sạch! Một ông lẫm liệt nhảy vào

mũi dao của chúng nó, để chết cho anh hùng! (như gầm lên) Sao lại chết?

Trang 19

18

(Im lặng một lúc)… Đêm nay đất trời sao thăm thẳm… Non sông cách

đường nghìn dặm… Sự nghiệp buồn đêm trống ba … Các ông ấy còn bận lo giữ lấy trung nghĩa! Trung… Nghĩa… Trung nào? Nghĩa nào? Trung với ai? Nghĩa với ai? Tôn miếu nhà này… Xã tắc nhà kia…”

Vở kịch có khắc hoạ cuộc sống lầm than của nhân dân, những cái chết vô tội, dòng sông lềnh bềnh những xác người, nhưng đó chỉ là cái nền

để tô đậm hình ảnh một người nhìn xa xăm ra sông với một suy nghĩ nung nấu “Mối hoạ lớn đâu phải bỗng dưng đến trong một ngày! Lật thuyền rồi, mới thấy dân là như nước”, một tấm lòng “Chịu nhịn đói để dân có cái ăn, chịu xả thân để dân còn được sống, nói cho cùng, ở đâu rõ nhân nghĩa thì lòng người hướng về đấy”, một tư tưởng “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”, một ý chí xả thân quyết liệt “Việc nghĩa đương nhiên chết chẳng từ” Tượng đài người trí thức - người nghĩa sĩ từ đó mà sáng lên! Tư tưởng về một dân tộc anh hùng, nhân dân anh hùng từ đó mà sáng lên!

Nhìn lại năm 1979, thời điểm ra đời của vở kịch cũng là năm giao tranh biên giới phía Bắc Nhân dân Việt Nam đấu tranh để giành lại đất đai, chủ quyền lãnh thổ của mình trước sự xâm lấn, bành trướng của Trung Quốc Mượn đôi hài của nghệ thuật kịch, Nguyễn Đình Thi đi đến địa vùng văn hoá Ở nơi ấy, ông gửi gắm những trăn trở về lẽ mất còn của vốn văn hoá truyền thống, của bản sắc dân tộc trong âm mưu nuốt chửng, đồng hoá của văn hoá Trung Quốc, để tôn vinh điều Nhân - Nghĩa, điều “phải lẽ” của người Việt ta Từ nơi ấy, ông xây dựng và tôn cao vị thế, trách nhiệm của người trí thức trước vận mệnh của dân của nước

Nhìn lại lịch sử kịch nói Việt Nam giai đoạn 1940-1945, kịch sôi động, phong phú, nhiều thành tựu với các sáng tác về đề tài lịch sử Điểm

danh tác giả, tác phẩm, chúng ta có thể kể đến: Vũ Hoàng Chương (Vân

Muội, Trương Chi, Hồng Điệp), Trần Tử Anh (Thế Chiến quốc), Nguyễn

Bính và Yến Lan (Bóng giai nhân), Thao Thao (Quán biên thuỳ, Duy Tân,

Người mù dạo trúc); Lưu Trọng Lư (Ngọc Du, Ngọc Duệ); Lưu Quang

Trang 20

19

Thuân (Lê Lai đổi áo, Người Hoa Lư, Chu Du đại chiến Uất trì, Lữ Gia,

Yêu Ly, Quán Thăng Long); Nguyễn Xuân Trâm (Trưng Vương khởi nghĩa, Hội nghị Diên Hồng, Lam Sơn họp mặt), Nguyễn Huy Tưởng (Vũ Như Tô)… “Về mặt nội dung, có thể xem đây là kết quả của thái độ quay lưng lại

với thực tại, gián tiếp thể hiện lòng yêu nước, tinh thần dân tộc qua lăng kính lịch sử, qua ý thức tôn sùng, đề cao nghĩa khí của các cá nhân gắn liền với các sự kiện lịch sử” [52,90]

Rừng trúc là một, Nguyễn Trãi ở Đông Quan là hai, Nguyễn Đình Thi

không xa rời ý thức tìm về lịch sử để sáng tạo lại lịch sử Kịch tác gia phiêu lưu trong thế giới nghệ thuật tìm về quá khứ, tìm kiếm nguyên cớ lịch sử, lựa chọn tình huống để gửi gắm ý tưởng nghệ thuật, tư tưởng của thời đại mình Người nghệ sĩ nhìn lại lịch sử không phải để quay lưng lại với thực tại, điểm danh những biến cố, ngợi ca những chiến thắng hào hùng mà là để ngợi ca con người - những con người là một phần của lịch sử, con người làm nên lịch sử Nhìn vào con người, người nghệ sĩ lại chú trọng đến bản chất người Cả Trần Cảnh, cả Lý Chiêu Hoàng, cả Trần Thủ Độ, cả Nguyễn Trãi… dù cho có cuồng quay trong vũ đài của chính trị, quyền lực thì họ trước hết và sau cùng vẫn là những con người, mang thân phận của kiếp người! Ở đây, chúng tôi xin chia sẻ quan điểm với nhà nghiên cứu văn học Phan Trọng Thưởng: “Vở kịch của Nguyễn Đình Thi là một sự kiện lịch sử

ba động Trong khi tái tạo lại sự kiện ông vừa đứng trên lập trường của công dân, vừa đứng trên lập trường nghệ sĩ để thể hiện chính kiến của mình Trên lập trường công dân ông khẳng định “Việc nước là việc lớn” nhưng trên lập trường nghệ sĩ ông xem “việc người với người không thể nhỏ hơn” [10, inter]

1.2 Trong những tác phẩm dựa vào tích cũ của văn học dân gian

Trang 21

20

Thuộc trong nhóm tác phẩm này có: Con nai đen, Người đàn bà hoá

đá, Cái bóng trên tường, Trương Chi, Hòn Cuội Nguyễn Đình Thi tiếp tục

trăn trở với những thân phận, những kiếp người

Phỏng theo một truyện cổ nước Ý, Con nai đen kể chuyện một ông

vua đôn hậu cả tin, người vợ một lòng một dạ trung thành với ông và tên gian thần vì say mê hoàng hậu đã dùng ma thuật đội lốt vua chiếm đoạt ngai vàng nhưng cuối cùng thất bại Tương ứng với kiểu tam giác nhân vật nàylà kiểu xung đột hành động đầy kịch tính: âm mưu đeo mặt nạ giả làm người khác  giết người  đeo mặt nạ  mặt nạ hoành hành  mặt nạ bị lột, người bị giết sống lại trong một vầng hào quang chói sáng hơn

Ẩn đằng kiểu xung đột đầy kịch tính ấy, Con nai đen đề cập đến một

cuộc chiến không khoan nhượng giữa cái Thiện và cái Ác, giữa Chính nghĩa

và Gian tà, giữa Thật và Giả Cuộc đấu tranh không diễn ra đơn giản, thuận chiều mà lẫn lộn, phức tạp Có lúc cái Ác, cái Gian tà, cái Giả đã bước lên bục chiến thắng, tác oai tác quái, hoành hành ngang dọc Chỉ đến cuối cùng, cái Thiện, cái Chính nghĩa, cái Thật mới thực sự được ca khúc khải hoàn

Ở Con nai đen, Nguyễn Đình Thi cũng đặc biệt chú ý đến vai trò của

nhân dân như những hòn đá thử vàng để phân biệt đúng sai Đó là một ông lão hát rong, một hoàng hậu Quế Nga xuất thân là con một người tiều phu đốn củi, một vài người lính gác thành tốt bụng, một cung nữ già trung thành,

tận tuỵ trong cung cấm… Hình tượng nhân dân trong Con nai đen gắn liền

với cảm hứng về sự thật

Cho đến nay, Con nai đen tồn tại ở hai văn bản: Con nai đen năm

1961 - bản đầu tay và Con nai đen năm 1983 - bản sửa lại Trong lần viết lại

này, tác giả kịch bản đã làm công việc lược bớt nhiều thành phần của cốt truyện Dễ nhận thấy nhất là sự biến mất của một tuyến truyện phụ, tuyến truyện phản ánh tình thế dân tộc, mâu thuẫn xã hội, đó là giặc Tây qua đang muốn mượn đường đất của Tô Chiêm để đánh Đông Thổ với điều kiện trao đổi là những món hời, là giao thương qua lại, là nhượng 2 tỉnh Đông Chiếu

Trang 22

21

Một bên là Tô Chiêm và Trung Dũng đại diện cho đường lối “cho giặc mượn đường là mất nước”, một bên là Quận Khung và Công Tử Đãng mờ mắt trước những món hời mà bí mật liên kết với Tây qua, hòng mượn Tây qua lật đổ Tô Chiêm, cướp ngôi, hai bên tạo thành hai phe xung đột Cảm hứng chiến cuộc thù trong giặc ngoài được thay thế bằng cảm hứng toàn dân đồng tâm nhất chí đánh giặc cứu nước Mâu thuẫn giữa lòng yêu nước thương nòi và chủ nghĩa cá nhân ích kỷ sẵn sàng bán nước được Nguyễn

Đình Thi thêm vào, giúp Con nai đen năm 1961 khác đi so với Vua Hươu, thì đến Con nai đen năm 1983, ta thấy chỉ còn lại xung đột kiểu kịch cổ điển

đã vắt kiệt trong Vua Hươu giữa tình yêu nhân tính và dục vọng thú tính

Nhân vật Tô Chiêm nhà vua cũng nhoè mất nhiều phương diện: Sự cô độc của người ở ngôi cao, giữa cung vàng điện ngọc mà bao vây là những điều gian dối, bản lĩnh trị quốc an dân của một vị vua, mà chỉ còn lại là một người đàn ông đi tìm một người thương thất lạc trong dân gian, đấu tranh để gìn giữ một tình yêu thuỷ chung Những biểu hiện nhiều lớp của xung đột, nhiều phía của thế giới đa phức của nhân vật kịch bị lược gọt, vì thế, chiều kích vấn đề, lớp lang ý tứ cũng giảm đi Lý giải về sự thay đổi này của tác

phẩm Con nai đen, cũng là sự thay đổi trong tâm thế của tác giả kịch bản,

nhà nghiên cứu Phạm Vĩnh Cư cho đó là “thiếu cái nền xã hội tương phản (rất hiện thực, luôn luôn có mặt trong đời thực)” [5,32] Phải chăng năm

1983, đất nước hoà bình, dân tộc độc lập, toàn dân thống nhất thì kịch tác gia cũng hứng trọn cảm hứng hoà bình, độc lập, thống nhất ấy di chuyển vào tác phẩm?

Xuất hiện lần đầu năm 1961, Con nai đen đã tạo nên được những liên

hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống nhất là trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp vừa kết thúc, một số người có quyền lực dễ biến chất trong cuộc sống giàu có phồn vinh Vở kịch bị quy kết là “biểu tượng hai mặt” - một khái niệm nặng tính chính trị và quá trình diễn biến đổi thay của các nhân vật quá phức tạp Sau một độ lùi thời gian, chúng ta cùng nhìn lại Tính biểu

Trang 23

22

tượng hai hay nhiều mặt không phải là hiện tượng bình thường, là một đặc tính của văn học nghệ thuật nảy sinh từ tính đa nghĩa tự thân của hình tượng nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật ngôn từ đó chăng? Và, những tính cách nhân vật đa chiều, mang xung đột phức tạp đó chẳng phải là kiểu nhân vật,

là biểu hiện của phương pháp xây dựng nhân vật kịch thực sự nghệ thuật đó chăng?

Bốn tác phẩm còn lại trong nhóm này, Nguyễn Đình Thi sầu nặng hơn với những kiếp người

Người đàn bà hoá đá mượn lại tích truyện Núi Vọng Phu - Nàng Tô

Thị Tích truyện về sự nhầm lẫn khốc liệt Hai vợ chồng cũng là hai anh em ruột thịt, một mối quan hệ loạn luân Khi người chồng, người anh nhận ra sự thật về người vợ, người em gái của mình, bế tắc mà bỏ đi Người vợ, người

em ở nhà không hiểu chuyện gì đã xảy ra, chỉ biết ngóng đợi Đau đớn, day dứt, thảm sầu, hi vọng, thất vọng lại hi vọng trong lan tràn thời gian, mờ mịt không gian Không gì ám ảnh hơn hình ảnh người đàn bà bồng con ngóng chờ chồng, không gì có thể diễn đạt vừa lắng đọng vừa âm vang hơn lời tự thán của người đàn bà, ngày qua tháng:

“Tôi đứng đây, bế con tôi, bao nhiêu ngày rồi, tôi chẳng biết, bao nhiêu tháng rồi, tôi chẳng biết, bao nhiêu năm rồi, tôi chẳng biết

Chồng tôi đi đâu, có ai biết không?

Chúng tôi yêu nhau lắm, sao tự nhiên chồng lại đi mất!

Không ai biết tại sao… không ai hiểu vì đâu…

Mắt tôi vẫn mở mà không nhìn thấy gì cả

Tôi không hiểu thế nào Tôi không được một tin tức gì

Không ai bảo cho tôi được một điều gì

Tôi bế con tôi đứng đợi ở đây…

Sáng rồi trưa, rồi chiều, rồi tối, ngày rồi đêm, đêm rồi lại ngày… Nắng, mưa, gió, sương… có lúc tất cả im lặng, lúc tất cả ầm ầm như trời đổ xuống

Trang 24

23

Khi thì xanh biếc tất cả, khi thì trắng xoá, khi cuộn mây đen, khi thì

có mặt giời, khi thì có mặt trăng, khi thì chi chít những sao…

Tôi vẫn đứng đây bế con tôi, đợi người đã đi xa Tôi đợi, đợi mãi Lâu quá rồi, tôi không còn nhớ rõ gì nữa Tôi không còn trông thấy

gì, tôi không còn nghe thấy gì, tôi không còn nghĩ gì nữa

Xương thịt tôi hoá đá, đầu óc tôi hoá đá, tim tôi hoá đá, không đập nữa Tôi vẫn đợi

Hình như tôi đứng đây để đợi một cái gì ở xa lắm Hình như tôi đứng đây để đợi một cái gì ở chân trời kia, ở xa hơn chân trời kia

Tôi vẫn đứng đây Tôi vẫn đợi.”

Cái bóng trên tường mượn lại tích truyện nàng Vũ Thị Thiết bị chồng

hồ oan Người chồng đi lính nhiều năm không về Ở nhà người vợ sinh con, nuôi con một mình Con quấy khóc đòi gặp cha, người vợ không biết làm thế nào đành chỉ cái bóng của mình trên tường nói đó là cha con Từ đó, đứa con chỉ biết nó có một người cha trên tường khi trời tối Một ngày người chồng trở về, nhận con, nhưng đứa con không nhận cha Đứa trẻ khăng khăng người cha của nó ở trên tường và chỉ đến thăm nó vào mỗi tối Người chồng nghe vậy, không tìm hiểu rõ thực hư đã nghi ngờ, kết tội vợ không chung thuỷ Người vợ không làm sao thanh minh được, chỉ biết lấy cái chết

để chứng minh tấm lòng trong sạch của mình Tối đến, đứa trẻ chỉ cái bóng của người cha trên tường và nói đó là cha nó Lúc này người chồng mới nhận ra sự thật Nhưng đã muộn!

Từ trong Truyền kì mạn lục, các tác giả dân gian đã sáng tạo ra cảnh người chồng gặp lại bóng ma của người vợ, giải oan cho vợ Đến kịch Cái

bóng trên tường, Nguyễn Đình Thi không chỉ tiếp nối mối liên hệ giữa con

người - con người vượt qua mọi giới hạn, mọi Âm - Dương cách trở mà còn nối thêm vào câu chuyện một sợi dây thời gian vĩnh cửu:

“BÓNG NGƯỜI VỢ

Trang 25

24

Nếu anh vẫn yêu thương em, thì đến lúc anh không còn nhớ rõ được nét mặt em, lúc ấy em vẫn ở gần anh nhất, lúc ấy em chẳng còn bóng hình, nhưng em vẫn ở cùng anh với con…

NGƯỜI CHỒNG

Làm thế nào để cho anh được thấy em! Làm thế nào anh gọi được em!

BÓNG NGƯỜI VỢ

Cứ mỗi tối, anh thắp đèn, thì em sẽ về, cứ mỗi tối anh thắp đèn thì sẽ

thấy em Anh thắp đèn lên, sẽ thấy em (biến đi)

NGƯỜI CHỒNG

(tỉnh dậy) Em ơi, chẳng phải riêng một mình anh mà từ nay, hễ có ai

thắp đèn buổi tối, trông lên cái bóng trên tường thì sẽ nhìn thấy em…”

Trương Chi lại là một bi kịch kiếp người khác Lời truyền chàng

Trương “người thì thậm xấu, hát thì thậm hay” từ ngày nảo ngày nào vẫn còn vang vọng, một lần nữa lại tấu lên khúc bi thương trong kịch Nguyễn Đình Thi: Khúc bi thương về một chuyện tình éo le, nhiều ám ảnh!

Chàng Trương dầu có hát hay đến mấy thì tiếng hát của chàng cũng không che giấu được vẻ ngoài thậm xấu xí của chàng!

Nàng Mỵ Nương dầu có say mê tiếng hát của chàng Trương đến mấy, dầu có lúc sẵn sàng “em bỏ tất cả, đi ngay với anh bây giờ” thì cũng không thể chấp nhận được vẻ ngoài thậm xấu xí của chàng!

Trang 26

25

TRƯƠNG CHI

Thôi, em ở lại, anh đi

MỊ NƯƠNG

Không! Anh Trương Chi! (Vùng đến bên Trương Chi, muốn ôm rồi

lại quay đi, bưng mặt, khóc nức nở) Tôi… Tôi không thể nào… tôi xin lỗi…

Nguyễn Đình Thi nói về Hòn Cuội: “Tôi viết vở kịch vui Hòn cuội,

một truyện “cổ tích” do tôi đặt ra, đó cũng như người nghệ sĩ cười vẫy cuộc đời trên trái đất” [9,256-257] Mượn lại lời truyền miệng “nói dối như Cuội”, tích chèo cổ “đánh tráo cô dâu”, tác giả kịch bản xây dựng những tình huống hài trong lẫn lộn Dối - Thật, Giả - Chân, ám ảnh người ta bằng câu hỏi: Ai là ai? Làm người là như thế nào? Sống là thế nào?

Bà cụ già nơi túp lều tranh đến lúc đi hết cuộc đời, nhận ra: “Sống làm người lúc cười lúc khóc, cái gánh nặng này chẳng ai gánh thay được cho mình, con đường này chẳng ai đi hộ được cho mình”, “…có biết bà khổ nhất về cái nỗi gì không? Là cái nỗi những người mình quý, mình thương gặp tai gặp nạn mà mình chẳng làm được gì”, “người ta cứ bảo ở hiền gặp lành, chứ nghiệm thấy ở đời, ai thật thà hiền lành thì chịu thiệt Những kẻ lắm nanh lắm vuốt họ vơ vét mọi phần Người đời họ chỉ nể kẻ ác, con ạ Hễ thương người thì khó đến thân… Vậy mà cái tính thương người thì vẫn không chừa được!”

Một sư ông hám lợi tụng kinh gõ mõ ăn chay niệm Phật bao nhiêu lâu

mà vẫn không hết sân si, không diệt được ham muốn để đến nỗi cám cảnh

Trang 27

26

“ở đây nữa thì tôi cũng chỉ còn đến nước ngày ngày vác bát đi quanh xóm

mà ăn xin Thôi, tôi xin chào ông, tôi sang chùa bên làng Mạ… Sang chùa bên ấy, tôi cũng ăn chay, tụng kinh, lo tu hành tử tế, sau này vẫn là được lên Niết Bàn, mà lúc còn ở đời này cũng không đến nỗi nào…”, mà lòng vẫn không chút từ bi bác ái:

“CUỘI

Anh gõ mõ, tụng kinh, niệm Bụt nhưng Bụt đến thì anh đuổi đi! Này, người ăn xin mù loà đói rách mà anh vừa đuổi đi ấy, bây giờ ông lão còn đang quanh quẩn ở ngoài cổng chùa kia… Ông lão ấy là ai đấy?

Thưa thầy, đệ tử là kẻ tu hành đã xa lánh mọi việc đời.”

Triết lý của đạo Phật là Phật tại Tâm Sư ông niệm Phật mà tâm không có Phật, muốn tìm đến cõi từ bi mà lòng dạ lại tham lam, độc ác… tạo nên một tiếng cười!

Một người hành hương than vãn “đã từ lâu quên cả thế nào là mặn, là ngọt, là chua, là cay, quên cả thế nào là cơm nóng, canh sốt, có vợ có con

Trang 28

Nhân vật Cuội như người dẫn truyền tư tưởng này từ đầu đến cuối, để cuối cùng cũng nhận ra về Thân - phận - Cuội: “Nhờ có bà tôi thương mà bây giờ tôi thành người, nhưng tôi vẫn là hòn cuội, không sống ở đời này như mọi người được”

Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Xét đến cùng, một dân tộc còn tồn tại hay không là ở chỗ nó có nền văn hoá của mình hay không? Những giá trị văn hóa là cái nguồn sâu nuôi sức chiến đấu của nhân dân ta” [48,399] Trong sáng tác của mình, người nghệ sĩ tìm thấy bản sắc văn hoá dân tộc ở những triết lý sống từ lâu đời của người Việt qua ca dao, cổ tích, và làm sống lại những triết lý ấy bằng những hình tượng sinh động

Nguyễn Đình Thi tìm đến với những chuyện cổ, tích cũ để kết nối với hiện tại Chuyện thân phận một người mà gọi ra bi kịch của cả kiếp người,

nhiều thế hệ, hôm qua, hôm nay và mai sau Cái bóng trên tường, Người

đàn bà hoá đá, Trương Chi đầy bi kịch, ngậm ngùi, xót xa, đau đớn mà

không bi luỵ Hòn Cuội giễu nhại, tiếng cười bật lên để sau đó lại nhường

chỗ cho khoảng lặng suy ngẫm Nhìn vào mỗi kiếp người, soi vào những bi kịch trong cuộc đời để mà sống tốt hơn, thiện hơn, nhân ái hơn Hiệu ứng thẩm mỹ để lại sau mỗi vở kịch thật không nhỏ!

1.3 Trong những tác phẩm khai thác đề tài cuộc sống đương đại

Trang 29

28

Thuộc trong nhóm tác phẩm này có Hoa và Ngần, Giấc mơ, Tiếng

sóng Nguyễn Đình Thi khôn nguôi trăn trở về kiếp người

Hoa và Ngần, hai nhân vật nữ chính được đặt thành tên của tác phẩm, cùng với chị Mười, Khánh, Lâm, Duyên, Bình, Toàn,… cuộc sống của họ, hạnh phúc của họ bị quần đảo, mất mát trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ của toàn dân tộc Người có chồng thì xa chồng, như chị Mười

“ông Mười ở lại trong Nam… bà ấy ra tập kết một mình ở ngoài này, không con cái gì Có một thằng cháu họ ở xa, thỉnh thoảng đến thăm thôi, tôi thấy

nó cũng bòn rút bà ấy tợn Còn Khánh “nhà tôi vào Nam năm 53, nghe đâu

ở Sài Gòn” hẹn một ngày về Một ngày tin dữ ập đến, tin nói rằng anh Bình chồng chị đã hi sinh Đau đớn tưởng như chết đi được, vì đứa con chị phải sống Cuộc sống mỉm cười với chị lần thứ hai khi chị tái hôn với bác sĩ Đằng Không ngờ, Bình của chị trở về, lại ra đi vì không muốn làm xáo trộn cuộc sống của chị Ngần thất bại trong hôn nhân, rủi ro trong tình yêu Còn Hoa mới đầu xanh tuổi trẻ đã phải thờ chồng, cha cô mất vì trúng đạn đại bác mấy tháng trước, mấy tháng sau mẹ cô cũng đi theo, chỉ còn cô em - Duyên sống sót được bà dì nuôi giấu trong hầm bí mật Gặp được Lâm, hai người nên duyên, vì chiến tranh, họ lại phải xa nhau “yêu nhau nên họ xa nhau”

Vở kịch viết về đề tài chiến tranh, những nhân vật dũng cảm, mạnh

mẽ lên nhiều, trưởng thành lên nhiều trong cuộc sống và chiến đấu, trong tình cảm, ý thức, trong niềm tin và hi vọng, hoà điệu với cảm hứng tự hào

về những con người của thời đại Nhìn về hiện thực chiến tranh, Nguyễn Đình Thi không né tránh cái chết, đau thương, mất mát, thiệt thòi, xa cách Chuyện quốc gia dân tộc đại cục đi liền với chuyện riêng tư cá nhân bé nhỏ Hiện thực về lịch sử, thời đại, dân tộc, nhân dân trong kịch của ông có hai mặt như mặt trước và mặt sau của những tấm huy chương, như Máu và Hoa Đôi chỗ bề bộn, nhưng cũng bởi Nguyễn Đình Thi đã xây dựng nhân vật của mình trong trọn - vẹn - cuộc - sống của họ

Trang 30

29

Giấc mơ đặt vấn đề số phận con người, người lính, đi ra khỏi chiến

tranh với bao di tật làm sao đối mặt với những vấn đề bức thiết cuộc sống bình thường? Vở kịch được viết theo lối hiện đại Sự xuất hiện của các nhân vật của thế giới thực - ảo, quá khứ - hiện tại, phương Đông - phương Tây, đại đế, nữ hoàng - người dân, trẻ nhỏ… xoá nhoà mọi ranh giới không gian, trong sự đồng hiện của thời gian

Thể hiện bằng cuộc thử thách giữa Người lính và Thần Chết với một mệnh đề:

“THẦN CHẾT

Anh bạn thân mến!

Làm sao anh còn có thể sống bình thường

Với từng ấy vết thương

Trên tay chân, trên lưng, trên bụng, trên ngực và cả trên đầu anh nữa Đáng sợ - trí óc anh chắc đâu còn nguyên lành

Anh sẽ trở thành một sự rắc rối cho mọi người

Một gánh nặng

Cho những người thân, cho cả vợ con anh

Đó là sự thật

(…)

Hỡi người lính can đảm nơi chiến trường

Anh có can đảm nhìn rõ những cái tầm thường ở đời hay không? Chi bằng ngay bây giờ anh đi theo ta

Nhẹ nhõm sang cõi yên ổn

Yên cho anh và yên cho những người thân yêu của anh

Trang 31

Từ lúc này anh sẽ quên…

Quên nhiều chuyện việc đời anh về trước

Để mà đi không vướng bận trên đường dài

Đôi mắt nhìn mọi thứ thảnh thơi

Cho đến ngày nào sẽ cùng ta gặp lại”

Sống, đối thoại lịch đại, đồng đại với anh cán bộ, với em gái, với ông càu nhàu, với em học sinh, với lái buôn, với ông già, với bà già, với anh chàng khôn ngoan, với Chử Đồng Tử, với công chúa Tiên Dung, với người đàn bà trẻ, với các em, với mấy thanh niên… người lính vẫn làm chủ được cuộc đời của mình, vẫn nhận ra được giá trị của cuộc sống được làm người

“Là con người

Ta phải gánh cái gánh buồn, vui, hiểu, biết của loài người

Này hỡi cái chết, gặp lại ngươi hôm nay

Ta cảm thấy ta sắp rũ được hẳn màn sương mù trên trí óc

Ta đang đợi một cái gì chưa biết Ta đang đợi

Và bên trong ta đang sáng dần, rõ dần

Như buổi sớm bình minh đang mờ mờ bay lên từ mặt đất…”

Tình yêu thương con người, tình yêu đối với cuộc sống đã đem lại sức mạnh hàn gắn những vết thương, đem lại nghị lực sống, niềm tin cho con người đứng trên bờ vực của cái chết ấy Cảm hứng về con người, tình yêu

thương, lòng nhân ái, tinh thần nhân đạo vì thế mà lộng trào

Tiếng sóng không có một cốt truyện xuyên suốt, chỉ có một nhân vật

biểu trưng, người con gái huyền ảo - dòng sông, lúc dữ dội khi hiền từ, và những con sóng của tình yêu thương, của sự suy nghĩ, của những vui buồn, của niềm hi vọng… không ngừng động sóng

Trang 32

31

Mở đầu người con gái tâm sự: “Tôi là dòng sông bên trong mỗi đời người Từ những nguồn xa, tôi cuộn chảy không ngừng về phía trước, tôi trôi đi lặng lẽ, thường ngày người ta không nhớ là có tôi nữa Rồi một hôm bỗng nhiên, người ta nghe thấy có sóng vỗ… Người ta lắng nghe… Tiếng sóng vỗ như gọi, như nói những điều gì… Tiếng sóng vỗ lạ lùng… Người ta lắng nghe… Tiếng sóng vỗ không yên… Người ta bỗng như đi vào một thế giới nào, một cuộc đời nào vẫn ở đấy từ bao nhiêu lâu mà người ta không nhìn thấy…”

Kết thúc vẫn là hình ảnh người con gái huyền ảo: “Tôi là dòng sông khi dữ dội, khi hiền từ Bạn lắng nghe xem… trong đời bạn có một dòng sông không lúc nào ngừng động sóng Có phải không, bạn nghe xem, tôi là tình thương yêu dào lên mãi, dào lên mãi, không bao giờ hết… Tôi là sự suy nghĩ ném mình đập vào một bến bờ, lại ném mình lên phía trước, không thể ngưng đọng lại, dù chỉ chút giây… Tôi là bao nhiêu điều vui buồn từ mọi ngả cuộn lên, hết đợt này đến đợt khác vọng đi những khoảng mênh mông,

ào ào không nguôi… Tôi là niềm hi vọng khi xa khi gần, mất đi lại sống lại,

có lúc cuộn trắng xoá, có lúc mơ mộng rì rào…”

Tiếng sóng là một thể nghiệm thi pháp kịch hiện đại của Nguyễn

Đình Thi Nếu hình dung vở kịch như một dòng sông thì dòng sông ấy được tạo bởi nhiều khúc, mỗi khúc là một hoạt cảnh, kể chuyện một cảnh ngộ, một vài con người trong cuộc đời, hoặc một biểu tượng có ý nghĩa bao trùm nào đó Chuyện sinh hoạt của mấy người đàn bà đi làm về, mấy người thuỷ thủ, bà Hai, bà Nhiêu, tên quan, người lính; chuyện bí mật về người bố trong gia đình hai mẹ con; chuyện ông X tham quyền thích thế muốn lên

“tiên” bằng “ghế”; chuyện người vợ bộ đội nhường hết số thuốc Xteptomixin mà người chồng khó khăn lắm mới kiếm được để chữa bệnh cho vợ, để cứu một cô gái khác; chuyện cô Việt kiều về tìm lại người thân lần lượt đi vào thế giới kịch của Nguyễn Đình Thi Không thấy mối liên hệ giữa các tình huống trong kịch Mỗi tình huống tự nó xôn xao lên một tiếng

Trang 33

32

sóng, một tiếng lòng, gửi gắm một lời tâm sự, một trải nghiệm, một suy nghĩ

về con người, cuộc đời, thế sự, nhân sinh Con người ứng xử như thế nào khi nhận ra những sự thật của cuộc đời mình để luôn sẵn sàng “Chào thế

giới! Chào cuộc đời!”

Tiếp cận với hiện thực đời sống trong và sau chiến tranh, Nguyễn Đình Thi đặt thước ngắm đến gần con người nhất Mỗi nhân vật bé nhỏ, bình dị bộn bề trong cuộc sống của họ với những điều ăn - ở, những ứng xử con người - con người, con người - tự nhiên, con người - xã hội Mỗi nhân vật sống cuộc sống của họ, thật đến từng chi tiết nhỏ, dù hạnh phúc hay đớn đau, dù đủ đầy hay mất mát, biết vượt lên những khó khăn trong cuộc đời riêng của mình, vượt lên số phận để nhìn về một giá trị Được - Làm - Người Đó là bởi Nguyễn Đình Thi tìm thấy niềm tin vào con người, tin vào lòng yêu nước và lẽ sống của con người từ những con người bình dị như thế

Không gian, thời gian kịch trong Hoa và Ngần, Giấc mơ, Tiếng sóng theo

dòng cảm xúc và ý thức của nhân vật mở rộng và di chuyển linh hoạt, đôi chỗ bề bộn, dường như tác giả tha thiết muốn di chuyển toàn bộ, di chuyển hết cuộc sống đang náo hoạt, đang sinh sôi ở ngoài đời vào trong kịch bản

Trong khoảng rộng rãi ấy, Nguyễn Đình Thi phóng túng với nhân vật của mình: Số lượng nhân vật nhiều, thuộc nhiều giai tầng, nhiều độ tuổi, nhiều trình độ,… nhiều người trong số họ được nhận dạng thông qua nghề nghiệp hay giới tính chung chung, tạo thành bức tranh xã hội rộng khắp Cảm hứng về nhân dân, dân tộc, thời đại có thể nói là khá rõ nét

Qua mỗi nhân vật, Nguyễn Đình Thi vẫn tiếp tục chuyển tải những suy nghĩ, những điều ông nung nấu: chuyện số phận, hạnh phúc cá nhân với

số phận, sự tồn vong của dân tộc âm vang trong Hoa và Ngần; chuyện

người lính, chiến công và di tật trong chiến tranh với hiện thực hậu chiến,

con người và cuộc đời có phải như một Giấc mơ; chuyện con người với những bí mật cuộc đời, khi một vài sự thật hé mở cuộn trào trong mỗi Tiếng

sóng Nguyễn Đình Thi nhìn vào mỗi con người để nhìn ra cuộc đời!

Trang 34

33

1.4 Tiểu kết

Lựa chọn 3 kiểu đề tài: 1- Đề tài lịch sử, 2- Dựa trên tích truyện cũ của văn học dân gian, 3- Đề tài hiện thực cuộc sống đương đại, trước hết cần phải khẳng định không phải là “đặc sản” của Nguyễn Đình Thi Ta có thể bắt gặp hiện tượng này trong sáng tác kịch, tiểu thuyết của Nguyễn Huy

Tưởng với: Vũ Như Tô, Cột đồng Mã viện, Đêm hội Long Trì, Những người

ở lại, Bắc Sơn, Anh Sơ đầu quân; trong những sáng tác kịch của Lưu Quang

Vũ với: Hồn Trương Ba da Hàng thịt, Nàng Sita, Đam San, Ông vua hoá

hổ, Linh hồn của đá, Đôi dòng sữa mẹ, Hẹn ngày trở lại, Muối mặn của đời con, Tôi và chúng ta, Người tốt số nhà 5, Bệnh sĩ, Lời thề thứ 9… Trong

hành trình chinh phục những đỉnh cao của sáng tạo nghệ thuật, người nghệ

sĩ có xu hướng lựa chọn những đề tài khác nhau, những điểm nhìn khác nhau và thể hiện chúng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp Nguyễn Huy

Tưởng viết Vũ Như Tô mà “chẳng biết Vũ Như Tô phải hay kẻ giết Vũ Như

Tô phải… Cửu trùng đài không thành nên mừng hay nên tiếc… Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm” Đây là sự băn khoăn day dứt của một nghệ sĩ mang lương tâm nghệ thuật nhưng loay hoay không biết đường

đi đến nỗi lạc vào mê cung của nghệ thuật! Còn Lưu Quang Vũ hiện đại trong chủ đề tư tưởng ngay cả khi viết về những đề tài lịch sử Điều có thể thấy là khác hơn ở hiện tượng Nguyễn Đình Thi chính nằm ở sự liên hệ trực tiếp giữa những vấn đề lịch sử trong tác phẩm với những vấn đề cốt yếu của hiện thực xã hội đương đại, như vấn đề dân tộc, chủ quyền nổi bật trong

Rừng trúc, như vấn đề dân tộc và giữ gìn bản sắc văn hoá trong Nguyễn Trãi

ở Đông Quan Ở những tác phẩm sau cùng, lại là những vấn đề kiếp người,

thân phận con người Nguyễn Đình Thi vừa nhạy bén, hiện đại với thời cuộc vừa sâu lắng, truyền thống của một bản lĩnh văn hoá

Khi có điều kiện nhìn lại, 10 tác phẩm kịch của Nguyễn Đình Thi cho

thấy một hành trình sáng tác: Thời kỳ đầu với Con nai đen, Hoa và Ngần,

Trang 35

34

Giấc mơ, Rừng trúc, Nguyễn Trãi ở Đông Quan, Nguyễn Đình Thi viết

trong nung nấu “viết những điều mình thấy là nên viết” bằng những suy nghĩ cân não, một tầm nhìn sâu rộng về những vấn đề lớn lao, đại cục Đến

thời kỳ sau với Tiếng sóng, Người đàn bà hoá đá, Cái bóng trên tường,

Trương Chi, nhà viết kịch viết trong chiêm nghiệm về những điều bé nhỏ,

bình dị, bằng con đường tìm về gần hơn với mảnh đất văn hoá dân gian sâu lắng từ thuở nào, như một bông lúa chín rủ về với đất 7/10 tác phẩm kịch của ông mượn đề tài là những tích cũ, chuyện xưa, 3/10 tác phẩm còn lại phảng phất hơi hướng huyền thoại, vậy nhưng Nguyễn Đình Thi không hướng đến khai thác tỉ mỉ cốt, tích truyện cũ hay làm mới nội dung những cốt, tích đã cũ ấy, mà tiếp cận ở hai góc độ, một là ý nghĩa xã hội và nhân bản của xung đột kịch, hai là mối liên hệ giữa vấn đề của ngày hôm qua với

cuộc sống hôm nay

Dù có khai thác vỉa tầng nào của lịch sử, của hiện thực, của dân tộc, của con người, kịch Nguyễn Đình Thi nơi nào cũng hướng tới những vấn đề

cơ bản, lớn lao, nhân văn hơn cả Người nghệ sĩ luôn tin vào nhân dân, tin vào lòng yêu nước và lẽ sống của người Việt Ông coi đó là cội nguồn bản lĩnh và sức sống của dân tộc theo trường kỳ lịch sử Đến với mỗi kiếp người bằng thể loại kịch, mỗi tình huống, mỗi cách ứng xử, mỗi kiểu hành động được đưa vào trong thế giới kịch của ông đểu là những lựa chọn quyết liệt trong vô vàn những trăn trở, ưu thời mẫn thế của một người nghệ sĩ nhiều tri

ân với cuộc đời Ta cảm nhận được rằng phía sau bức màn của những thách thức, những lựa chọn quá ư khắc nghiệt ấy, người nghệ sĩ chỉ tha thiết chỉ một điều: Hãy để con người được sống cuộc sống bình thường, tự nhiên!

Trang 36

Mặc dù vậy, kịch bản văn học, tự nó là một tác phẩm độc lập và hoàn chỉnh Là đối tượng của lý luận văn học, kịch bản văn học là một trong ba loại hình chính của văn học: Tự sự, Trữ tình và Kịch Theo đuổi mỗi thiên hướng nghệ thuật khác nhau, ba thể loại từ khi ra đời đã tự hoàn thiện và khẳng định vị trí của mình như các loại hình độc lập, có giá trị tự thân Cũng trên dòng thời gian ấy, chúng ta có đủ tư liệu để nhận định rằng sự phân biệt giữa ba thể loại ấy chỉ là tương đối Trong bất kỳ thể loại nào ta cũng tìm thấy những yếu tố của hai loại kia, kịch mà vẫn có trữ tình, vẫn có tự sự

Có một hiện tượng khá phổ biến mà không thành qui luật rằng các cây bút văn chương tìm đến với loại hình kịch khi đã ở độ chín của tuổi đời, tuổi nghề, khi cảm xúc đã lắng đọng và suy nghĩ đến độ chiêm nghiệm Nguyễn Đình Thi cũng vậy Nhìn vào đường văn nghệ của ông, chúng ta dễ dàng nhận ra ông đến với thơ, nhạc, tiểu thuyết sớm hơn kịch Khao khát đi tìm lẽ phải, thao thức nhận đường với một điệu tâm hồn riêng, người nghệ sĩ tìm đến với kịch như là “nỗi tâm huyết nhất”, “nỗi đau nhức nhối nhất”2

Trang 37

Trở lên, chúng tôi tiếp cận Bộ kịch 10 vở của người nghệ sĩ này như

là những kịch bản văn học đặc thù, và như là kịch mang tên Nguyễn Đình Thi Tiếp cận những đặc trưng trong kịch Nguyễn Đình Thi để nhận diện những cái riêng trong bút pháp kịch của kịch tác gia này

2.1 Xây dựng xung đột kịch

Nói đến kịch là nói đến xung đột

Theo 150 thuật ngữ văn học, ở mục thuật ngữ Kịch: Cơ sở của kịch là

những mâu thuẫn xã hội, lịch sử, hoặc những xung đột muôn thuở trong cuộc sống của con người nói chung Nét chủ đạo ở kịch là kịch tính - một đặc tính tinh thần của con người do các tình huống gây nên, khi những điều thiêng liêng, cốt thiết không được thực hiện hoặc bị đe doạ [1,171]

Ở mục thuật ngữ Xung đột: “Sự đối lập, mâu thuẫn với tư cách một

nguyên tắc tương tác giữa các hình tượng trong tác phẩm nghệ thuật… Các xung đột thường hiện ra dưới dạng những va chạm, tức là những đụng độ và chống đối trực tiếp giữa các thế lực hoạt động được miêu tả trong tác phẩm: giữa tính cách với hoàn cảnh, giữa các tính cách khác nhau, giữa những mặt khác nhau của một tính cách” [1,418]

Trang 38

37

Xung đột làm thành hạt nhân của các đề tài nghệ thuật Cách thức triển khai và giải quyết xung đột làm thành hạt nhân của tư tưởng nghệ thuật Trong tác phẩm kịch, xung đột có tính chất tập trung cao độ, chi phối trực tiếp cấu trúc tác phẩm và nhịp độ vận động khác thường của cốt truyện

Kể từ buổi bình minh của lịch sử hình thành thể loại này cho đến nay,

lý thuyết về xung đột luôn được bổ sung, phát triển; cách nhìn về xung đột hay là các kiểu dạng xung đột cũng ngày càng đa dạng hơn

Theo Đỗ Đức Hiểu: “Thi pháp kịch cổ điển cho rằng xung đột là đặc trưng cơ bản, đặc trưng số một của kịch Thi pháp kịch hiện đại nhận định xung đột là những biểu hiện bên ngoài, bề mặt của những lực bên trong, những lực này chuyển động tạo thành những mâu thuẫn, trái chiều nhau, xung đột với nhau Nó quyết định sự tiến triển của hành động, đồng thời nó chỉ rõ những mối quan hệ phức hợp giữa các lực, sự di chuyển của các lực ấy” [56,166]

Nhìn vào chặng đường kịch: Con nai đen, vở kịch đầu tiên ra đời năm

1961, Hòn Cuội, vở kịch cuối cùng ra đời năm 1986, có thể thấy: Các tác

phẩm kịch của Nguyễn Đình Thi ra đời vào những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ và những năm đầu của thời kỳ hậu chiến không kém phần khốc liệt Ở giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, một nền văn nghệ anh hùng ra đời đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống Những vấn đề thiết cốt như mâu thuẫn địch - ta, những tấm gương người anh hùng của thời đại, xây dựng chủ nghĩa xã hội, hình ảnh những người lao động làm chủ đất nước mới, cảm hứng ngợi ca rộng khắp trong văn nghệ nói chung, kịch nói riêng

Ở giai đoạn sau, một trong hai trào lưu văn nghệ chính hướng đến những vấn đề thế sự Trong đó, kịch nhìn lại những mặt trái của hiện thực chiến tranh, nhìn nhận những nhu cầu bức thiết của cuộc sống khi chuyển từ thời chiến sang thời bình, những mâu thuẫn trong nội bộ đời sống nhân dân, những vấn đề xã hội đạo đức, những cản trở của cơ chế quan liêu bao cấp v.v đã chi phối sâu sắc các mối quan hệ trong thực tiễn đời sống cũng như

Trang 39

38

trong tư tưởng nhân dân từ qui mô xã hội cho đến mỗi gia đình, mỗi con người Trong khi đó, kịch Nguyễn Đình Thi cho thấy cách nhìn và hướng giải quyết vấn đề của cuộc sống theo một thiên hướng khác Người nghệ sĩ tìm đến với kịch để gửi gắm những vấn đề làm ông suy nghĩ mấy chục năm,

“… muốn tìm một câu trả lời về ý nghĩa kiếp sống của con người và phải tìm trong cội nguồn cách sống và cách nghĩ của dân tộc” [9,255]

Đọc kịch Nguyễn Đình Thi, Hà Minh Đức nhận xét:

“Xung đột kịch Nguyễn Đình Thi không phải là những tình huống mâu thuẫn đúc lại thành xung đột có tính chất sách vở, mà được khai thác từ cuộc đời thật trong những thời gian và không gian khác nhau Chuyện của con người, chuyện của muôn đời không có gì xa lạ mà gần gũi, xót xa, đau đớn…”[8,27]

Tất Thắng khái quát:

“Hình thái xung đột quán xuyến trong kịch Nguyễn Đình Thi là sự diễn tả cuộc sống như ta thấy và như ta tưởng, như ta chứng kiến và như ta

ao ước, như ta trải nghiệm và như ta khát khao để cho ta luôn ở trạng thái lo

âu đôi khi đến sợ hãi… Sự diễn tả cuộc sống ở dạng tương phản đầy kịch tính ấy đã tạo nên mối nguy cơ mà đến Bụt cũng không thể thờ ơ được” [30,369]

Xét ở hình thức cốt truyện và hành động kịch, kịch tác gia không chú tâm khai thác những xung đột mang tính chất thời sự như xung đột địch - ta,

xung đột giai cấp Hoa và Ngần nóng bỏng trong không khí chiến cuộc

cũng không có những xung đột căng thẳng mà là chuyện đời thường, gần gũi của hậu phương

Trong luận án tiến sĩ “Nguyễn Đình Thi với thơ và kịch”, Lê Thị Chính tiếp cận xung đột kịch Nguyễn Đình Thi ở 3 hình thái cơ bản: 1- Xung đột Thật - Giả; 2- Xung đột giữa vận nước và số phận con người; 3- Xung đột giữa quyền lực và quyền sống tự do của con người Xét thấy ở hình thái thứ 2 và thứ 3, xung đột kịch đều được xây dựng lên từ mâu thuẫn

Trang 40

39

ở hai đối cực cái Riêng - cái Chung, Con người - Dân tộc, Cá nhân - Cộng Đồng, ở luận văn này, chúng tôi thực hiện ghép hai hình thái kịch thứ 2 và thứ 3 thành hình thái xung đột giữa cái Riêng và cái Chung Như thế, trên góc độ hành động và cốt truyện kịch, chúng ta có thể thấy xung đột kịch Nguyễn Đình Thi có hai hình thái: 1- Xung đột Thật - Giả; 2 - Xung đột giữa cái Riêng và cái Chung

Nguyễn Đình Thi tiếp cận với triết học từ rất sớm, sớm có những tác

phẩm về triết học Nietzche, triết học Kant, triết học Einstein, siêu hình học

Chất triết học có ảnh hưởng khá rõ nét đến toàn bộ các sáng tác nghệ thuật của ông, trong đó có kịch Ở kịch Nguyễn Đình Thi, chúng ta thấy có hình thái xung đột giữa những quan điểm và giải quyết xung đột dựa trên sự nhận thức, tự ý thức của các nhân vật Nguyễn Đình Thi còn là một nhà thơ với một điệu tâm hồn riêng, có sức lôi cuốn, ám ảnh Điệu trữ tình này hàm ẩn sâu sắc trong những diễn đạt về cảm xúc, tâm trạng trong các nhân vật kịch của ông Nguyễn Đình Thi cũng là một người viết tiểu thuyết với một bút pháp nghệ thuật riêng, ông quan niệm: “Vấn đề trung tâm của nghệ thuật viết tiểu thuyết… là miêu tả những con người và tìm hiểu con đường đi của

họ trong xã hội” [48,123], “chỉ khi nào nhà văn tìm ra được ý nghĩa của sự việc đối với vận mệnh những con người, và nhìn được rõ sự diễn biến của những con người tham gia vào sự việc ấy thì bấy giờ mới thực có cốt truyện

để viết thành tiểu thuyết” [48,125], người viết tiểu thuyết phải có “cái nhìn

từ bên trong”, “viết có chiều sâu” [48,127] và “miêu tả nhân vật từ bên trong ra” [48,134] Bút pháp xây dựng nhân vật tiểu thuyết này cũng phát huy sức mạnh trong xây dựng nhân vật kịch Đó là những nhân vật có tâm lý

đa chiều, có suy nghĩ đa diện, có diễn biến nội tâm phong phú, có những

xung đột nội tâm quyết liệt Vì thế, xung đột trong nội tâm nhân vật là một

hình thái quan trọng, có thể nói là quan trọng hơn cả trong bút pháp xây dựng xung đột kịch Nguyễn Đình Thi Đây cũng là nét riêng nhận diện phong cách kịch của kịch tác gia này

Ngày đăng: 23/03/2015, 09:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2003
2. Hoàng Hữu Các, “Ẩn số Nguyễn Đình Thi” http://www.anninhthudo.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=20816&ChannelID=8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ẩn số Nguyễn Đình Thi
3. Đào Hồng Cẩm (2003), Chị Nhàn, Nổi gió, Đại đội trưởng của tôi, Nxb Sân khấu Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chị Nhàn, Nổi gió, Đại đội trưởng của tôi
Tác giả: Đào Hồng Cẩm
Nhà XB: Nxb Sân khấu Hà Nội
Năm: 2003
4. Lê Thị Chính (2005), Nguyễn Đình Thi với thơ và kịch, Luận án tiến sĩ, Đại học Sƣ phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Đình Thi với thơ và kịch
Tác giả: Lê Thị Chính
Năm: 2005
5. Phạm Vĩnh Cƣ (2003), “Con nai đen của Nguyễn Đình Thi với Vua Hươu của Carlo Gozzi”, Tạp chí văn học, số 6, tr.25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con nai đen của Nguyễn Đình Thi với Vua Hươu của Carlo Gozzi
Tác giả: Phạm Vĩnh Cƣ
Năm: 2003
6. Phạm Vĩnh Cƣ, “Nguyễn Đình Thi: Ảo giác hiện hình” http://edu.net.vn/forums/t/57509.aspxnhanvat/2004/12/49695.cand?SearchTerm=Nguy?n%20Ðình%20Thi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Đình Thi: Ảo giác hiện hình
7. Hà Minh Đức (chủ biên) (1996), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996
8. Hà Minh Đức, Trần Khánh Thành (2002), Nguyễn Đình Thi, về tác gia và tác phẩm, Tái bản lần 2, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Đình Thi, về tác gia và tác phẩm
Tác giả: Hà Minh Đức, Trần Khánh Thành
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
9. Hà Minh Đức (biên soạn) (1998), Nhà văn nói về tác phẩm, “Về bài thơ Đất nước”, “Đôi nét về cuộc đời và tác phẩm”, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn nói về tác phẩm", “Về bài thơ Đất nước”, “Đôi nét về cuộc đời và tác phẩm
Tác giả: Hà Minh Đức (biên soạn)
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1998
10. Hà Minh Đức (2008), “Tác phẩm kịch của Nguyễn Đình Thi”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 6, tr.3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm kịch của Nguyễn Đình Thi
Tác giả: Hà Minh Đức
Năm: 2008
11. Trường Giang, “Xin vẽ lại chân dung Nguyễn Đình Thi” http://www.tuanvietnam.net//vn/nhanvattrongngay/4292/index.aspx 12. Văn Giá, “Nguyễn Đình Thi nghĩ về lao động viết văn”http://www.vietvan.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xin vẽ lại chân dung Nguyễn Đình Thi” http://www.tuanvietnam.net//vn/nhanvattrongngay/4292/index.aspx 12. Văn Giá, “Nguyễn Đình Thi nghĩ về lao động viết văn
13. Thu Hà, “Rừng trúc - Sự thăng hoa của kịch lịch sử” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rừng trúc - Sự thăng hoa của kịch lịch sử
14. Vũ Hà, Ngô Thảo (1998), Lưu Quang Vũ - Một tài năng một đời người, Nxb Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lưu Quang Vũ - Một tài năng một đời người
Tác giả: Vũ Hà, Ngô Thảo
Nhà XB: Nxb Thông tin
Năm: 1998
15. Đặng Hiển (2004), “Mâu thuẫn giữa khát vọng nghệ thuật và thực tế xã hội trong vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 5, tr.120 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mâu thuẫn giữa khát vọng nghệ thuật và thực tế xã hội trong vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng
Tác giả: Đặng Hiển
Năm: 2004
16. Đỗ Đức Hiểu (1998), “Mấy vấn đề về kịch và thi pháp kịch”, Tạp chí Văn học, số 2, tr.3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề về kịch và thi pháp kịch
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu
Năm: 1998
17. Phan Kế Hoành, Huỳnh Lý (1978), Bước đầu tìm hiểu lịch sử kịch nói Việt Nam (trước cách mạng tháng Tám), Nxb Văn hoá, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu tìm hiểu lịch sử kịch nói Việt Nam (trước cách mạng tháng Tám)
Tác giả: Phan Kế Hoành, Huỳnh Lý
Nhà XB: Nxb Văn hoá
Năm: 1978
18. Phan Kế Hoành, Vũ Quang Vinh (1982), Bước đầu tìm hiểu lịch sử kịch nói Việt Nam 1945-1975, Nxb Văn hoá, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu tìm hiểu lịch sử kịch nói Việt Nam 1945-1975
Tác giả: Phan Kế Hoành, Vũ Quang Vinh
Nhà XB: Nxb Văn hoá
Năm: 1982
19. Hà Khải Hưng, “Nguyễn Đình Thi - Người nghệ sĩ đa tài” http://antgct.cand.com.vn/vi-VN/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Đình Thi - Người nghệ sĩ đa tài
20. Đặng Thị Thanh Hương, “Ẩn hiện Nguyễn Đình Thi” http://vietimes.vietnamnet.vn/vn/tinhcachviet/4540/index.viet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ẩn hiện Nguyễn Đình Thi
21. Trọng Khôi (2003), “Kịch Nguyễn Đình Thi”, Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kịch Nguyễn Đình Thi
Tác giả: Trọng Khôi
Năm: 2003

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w