Nhìn vào một văn bản kịch bản, chúng ta có thể nhận ra sự phân biệt khá rõ nét của các hình thức ngôn ngữ. Đó là ngôn ngữ chú thích của tác giả, thƣờng đƣợc đƣa vào ngoặc đơn và in nghiêng, chỉ dẫn về thời gian, bối cảnh, về những hành động không lời của nhân vật, cũng có khi là gợi ý của tác giả về trang trí, ánh sáng, âm nhạc… Cơ bản nhất và quan trọng nhất lại là ngôn ngữ nhân vật. Trên sân khấu biểu diễn, chúng ta chỉ còn thấy dạng ngôn ngữ nhân vật.
Ngôn ngữ kịch không phải là ngôn ngữ miêu tả, ngôn ngữ tác giả mà là ngôn ngữ hành động, ngôn ngữ nhân vật. Trong kịch, hành động của nhân vật đƣợc biểu hiện chủ yếu qua lời nói chứ không phải động tác và hành vi.
71
Với lời nói, nhân vật thực hiện những hành vi có mục đích của mình, tỏ rõ phản ứng của mình đối với các sự kiện và bộc lộ cá tính của mình.
Trong kịch nói nói riêng, lời thoại tồn tại ở hai dạng chính: Đối thoại và độc thoại. Đối thoại là nói với nhau. Độc thoại là nói với chính mình. Đối thoại hay độc thoại, ngôn ngữ kịch phải phù hợp với tính cách nhân vật. Giống nhƣ trong đời sống, mỗi ngƣời có một tiếng nói, một cách nói thì nhân vật trên sân khấu cũng vậy. Kiểu nhân vật nào sẽ có kiểu ngôn ngữ ấy.
Gắn với sự đa dạng về loại hình kịch và sự phong phú về thế giới nhân vật, ngôn ngữ kịch Nguyễn Đình Thi cũng nhiều vẻ: khi bi, khi hài, khi trữ tình nhƣ ngôn ngữ thơ, khi tâm tình tự sự, khi sang trọng đài các, khi bình dị nôm na… Dù mang dáng vẻ nào, ngôn ngữ kịch Nguyễn Đình Thi cũng là thứ ngôn ngữ mang đậm dấu ấn văn hoá.