Ở loại hình nhân vật này, dựa trên sự xuất hiện và vai trò của những nhân vật chính, chúng tôi tiến hành khu biệt thành 3 nhóm nhân vật: a, Nhân vật ngƣời cầm quyền; b, Nhân vật ngƣời trí thức, nghệ sĩ; c, Nhân vật ngƣời lính.
a, Nhân vật người cầm quyền
Đây là trƣờng hợp của Trần Cảnh, Lý Chiêu Hoàng, Trần Thủ Độ, Thiên Cực, Thuận Thiên, Trần Liễu… trong một trong những tác phẩm lớn nhất, thành công nhất của Nguyễn Đình Thi, mang tên Rừng trúc.
Xƣa nay ngƣời ta đã nói rất nhiều đến vị thế của ngƣời nắm quyền lực: quyền lợi và trách nhiệm đối với đất nƣớc với quyền tự do và quyền sống của cá nhân; vinh quang và cay đắng; sự hƣởng thụ và hi sinh; quốc gia và tƣ gia… Quyền uy của chế độ phong kiến ở nhiều nƣớc đã gây ra biết
55
bao thảm kịch. Nhƣng tại sao con ngƣời vẫn khao khát quyền lực đến thế? Vì nó mà sẵn sàng đánh đổi, sẵn sàng làm tất cả? Trên thế giới đã có biết bao bi kịch quyền lực có thật trong cuộc đời và trong văn chƣơng?
Đến Rừng trúc, các nhân vật cũng không vƣợt qua đƣợc giới hạn của những tấn bi kịch ấy. Họ đứng giữa dòng lịch sử. Họ gánh hết mọi giông tố của thời đại. Họ chịu trách nhiệm với với vận mệnh non sông, với lịch sử. Họ vẫn mang một số phận, một thân phận, một kiếp ngƣời. Nguyễn Đình Thi chú ý đến họ là đại diện cho một kiếp ngƣời - ngƣời cầm quyền.
Trong giới hạn luận văn này, chúng tôi xin đƣợc lựa chọn phân tích
một nhân vật, đó là Lý Chiêu Hoàng. Đây là nhân vật đƣợc Nguyễn Đình
Thi dành nhiều tâm huyết hơn cả, và có thể nói là thành công hơn cả. Cũng có thể nói đây là nhân vật lý tƣởng - nhân vật mang tầm tƣ tƣởng lớn nhất, kết tinh những suy tƣ chiêm nghiệm, cả những trăn trở tha thiết của ngƣời nghệ sĩ trong suốt một đời hoạt động sáng tác.
Trong lịch sử, Lý Chiêu Hoàng không phải là một nhân vật đặc biệt nổi tiếng và có công trạng gì thật lớn lao với triều đại và non sông. Lịch sử ghi nhận Lý Chiêu Hoàng là vị vua cuối cùng của triều Lý, lên ngôi lúc mới 7 tuổi, và sau một cuộc hôn phối lịch sử, đã nhƣờng ngôi cho Trần Cảnh - lúc đó mới 8 tuổi, kết thúc vƣơng triều nhà Lý tồn tại hơn 200 năm, mở ra triều đại nhà Trần. Về nhân vật này, sử sách ghi lại rất ít, cũng vì thế mà ngƣời đời sau mƣợn chuyện lịch sử này có cơ hội sáng tạo đƣợc nhiều hơn, trong đó có Nguyễn Đình Thi. Ngƣời nghệ sĩ này đã nhìn ra ở Lý Chiêu Hoàng một số phận lịch sử lớn, một bi kịch lớn.
Bƣớc vào kịch Nguyễn Đình Thi, Lý Chiêu Hoàng là một ngƣời đàn bà trƣởng thành, có nhận thức sâu sắc về thời cuộc, nhân sinh, về thân phận của mình. Từ chỗ nhận ra đƣợc vị thế của mình, Lý Chiêu Hoàng làm một cuộc đối thoại với bản thân, với triều đại thông qua những nhân vật trọng yếu, với cả lịch sử ở cả vấn đề tƣ tƣởng và vấn đề con ngƣời.
56
Khi đối thoại với bản thân, tự soi vào mình, Lý Chiêu Hoàng cô độc biết mấy!
“Nào chồng, nào mẹ, nào chị… còn ai gần gũi hơn (cười)… Nào ta
còn ai khác là máu mủ ruột thịt trên đời này nữa!... Chẳng còn ai khác. Ta chẳng còn ai…
Cả mấy ngƣời ở một bên… Bỏ ta một mình ở một bên này. Chƣa đến nỗi là thù… Chƣa đến nỗi… Nhƣng không phải những ngƣời còn ở với ta cùng một đời nữa rồi… Sao lại nhƣ vậy!
Chỉ có một ngƣời ở với ta mãi thôi. Một ngƣời không bao giờ bỏ ta. Chỉ có một ngƣời thật thƣơng ta, thƣơng ta mọi nỗi. Cha ơi cha! (khóc)
Nào chồng, nào mẹ, nào chị… Ừ thôi, hôm nay ta sẽ không lánh đi đâu nữa. Ta sẽ gặp tất cả. Muốn nói chuyện gì với ta, ta sẽ nghe tất cả. Thế nào cũng đƣợc. Ta đâu còn ở đây nữa, dù có chuyện gì xảy ra, đâu còn động gì đƣợc đến ta. Làm gì còn ta ở đây. Ta ở chỗ khác rồi. Tất cả bọn các ngƣời chẳng làm gì đƣợc. Ta chẳng phải một mình. Ta vẫn có ngƣời thƣơng ta chứ, thƣơng ta mà chẳng nói một lời, ngƣời ấy đi xa lắm rồi, đi chẳng bao giờ về nữa, thế mà tình thƣơng ấy vẫn cứ bao bọc, che chở cho ta, nuôi cho ta sống đƣợc đấy…
Mẹ chắc cũng còn có đôi chút tình mẹ con chứ nhỉ… Là mẹ ta nhƣng lại là vợ kẻ bắt cha ta phải chết. Thế thì ta là con gái đáng thƣơng của bà, hay ta là kẻ thù đáng sợ của vợ chồng bà? Bà nhìn thấy ta là con bà hay nhìn thấy ta chỉ nhƣ cái oán hiện hình, không thể nào tan đi đƣợc!
Tội nghiệp cho chị, chị Thuận Thiên ạ, đáng lẽ chỉ còn có chị với em thôi. Thế nhƣng bây giờ họ đang lôi chị vào đấy, biết đâu, lúc này chị nhìn em chẳng thấy em đã hoá ra nhƣ một cái gai, một cái gai phải bẻ đi, nhổ đi, không thì cũng phải làm thế nào gói kín cất sang một bên…
Đáng lẽ ngƣời gần ta nhất, thƣơng ta nhất, là chàng đấy, chàng Hai của em ơi… Chàng chẳng có tội gì với cha em. Có lẽ chàng cũng thƣơng yêu em từ năm ấy em lên bảy, chàng lên tám nhỉ, cho đến bây giờ, hơn
57
mƣời năm, có lẽ lòng chàng cũng chƣa đến nỗi chút nghĩa cũ từ ngày ấy. Nhƣng mà chàng chẳng phải chỉ là chàng Hai của ta. Xƣa kia thì mỗi lần ta gọi, chàng vội quì lạy và sợ hãi nói với ta: muôn tâu Bệ hạ. Còn bây giờ thì trƣớc mặt chàng, ta lại phải quỳ lạy và cúi đầu nói với chàng: muôn tâu Bệ hạ (cười rũ rượi, chảy nước mắt, cười mãi) Vì đâu nhƣ vậy chàng Hai! Tại cái mũ ngọc này! (ném mũ miện xuống đất). Vứt nó đi! Nó làm cho ta mỗi
lần muốn gần chàng, bỗng nhiên chỉ còn là một cái xác lạnh nhƣ đồng. Nó làm cho trong lòng ta cứ băng giá đi dần, mắt ta nhìn chàng chỉ thấy cứ xa đi mãi, xa mãi, chàng cũng đi sang bên kia với tất cả bọn họ rồi. Vứt cho xa đi, vứt nó đi!”
Đối thoại với Thiên Cực, Lý Chiêu Hoàng bàng hoàng giữa hai thân phận đứa “con gái đáng thƣơng” hay “kẻ thù đáng sợ” của ngƣời mẹ ruột của mình. Lý Chiêu Hoàng muốn từ bỏ sự sắp đặt bấy lâu dành cho mình, lấy lại tƣ thế của mình: “… hôm nay, bà đã vứt bỏ cái mũ Hoàng hậu kia rồi. Từ bây giờ tôi lìa bỏ tất cả chốn này, tất cả những ngƣời ở đây, tôi trở lại làm một con ngƣời, không phải giấu giếm những nỗi niềm thật của tôi”. Bởi lẽ, vị vua cuối cùng của triều Lý đã nhận ra địa vị thực sự của mình, hối hận, ăn năn, tiếc nuối và khao khát giành lại quyền lực cho cá nhân và vƣơng triều: “Lâu nay, bọn các ngƣời chỉ thấy ta là Hoàng hậu của Trần Cảnh. Đâu phải. Ta là Lý Chiêu Hoàng. Ta không phải vợ vua. Ta là vua nƣớc này… Ta là vua dòng triều Lý đã trị vì trên hai trăm năm nơi giang sơn này, đã xây thành Thăng Long, đã mấy phen đánh Tống, dẹp Chiêm, đã dạy dân nghề dệt, nghề in, cùng trăm nghề khéo, đã mở mang văn hiến rực rỡ, làm cho đất nƣớc Việt ta đẹp quý nhƣ viên ngọc một cõi đất trời. Khi ta lên bảy tuổi mà nhƣờng ngôi cho Trần Cảnh thì đó chỉ là một trò xếp đặt của các ngƣơi. Trần Cảnh chẳng qua lúc ấy chỉ là một đứa trẻ, mặc áo đội mũ, trong tay các ngƣơi. Đến nay ta đã đủ trí xét đoán mọi việc, ta vẫn là nữ hoàng của đất nƣớc này, là nhà vua của các ngƣơi đây”. Nhận lại tổ tông huân nghiệp, ở vị thế một bà hoàng, Lý Chiêu Hoàng lại đau đớn nhận ra
58
ngõ cụt của triều đại mình: “Ta đã nghĩ nhiều… nhà Lý ta đã đến lúc xong công việc!”, vẫn không hết oai nghiêm, dõng dạc phán quyết một việc hệ trọng, đó là chuyển giao quyền lực với một lời cảnh cáo đanh thép: “Từ hôm nay Lý Chiêu Hoàng này rời bỏ ngôi báu. Ngƣời đàn bà đƣợc Đức vua cha ta thƣơng yêu kia, ta cho bà trở về họ Trần, từ nay bà không còn phải là bày tôi nhà Lý ta nữa. Ta cởi bỏ cho các ngƣời ra khỏi thân phận một bọn tiếm quyền, mà đƣợc chính danh giữ việc nƣớc, thế thì các ngƣời hãy ra khỏi cõi tối tăm, quỷ quyệt, mƣu mô, từ nay giữa thanh thiên bạch nhật hãy hết lòng phù tá ngƣời kế nghiệp ta, giữ gìn lấy giang sơn nhà Lý ta giao lại. Bờ cõi này còn chƣa vững chắc thì các ngƣời phải ăn không ngon, ngủ không yên! Còn ta, từ nay ta sẽ làm một ngƣời dân thƣờng, xa nơi triều chính… Ta đã nói, bà đã nghe. Hãy tuân theo ý ta, từ nay hãy để ta yên”.
Với Thuận Thiên, Lý Chiêu Hoàng nhƣ thắt lòng lại: “Ta mừng cho Hoàng hậu mới của Đức vua ta. Xin mừng Hoàng hậu Thuận Thiên… Em mừng cho chị thật. Mà càng mừng hơn nữa cho em”.
Với Trần Cảnh, Lý Chiêu Hoàng nhƣ một ngƣời vợ yếu đuối đoạn tuyệt đƣờng tình trong giằng xé: “Ngày hôm tôi bế trong tay cái xác nhỏ bé tím bầm của đứa con tội nghiệp, có lẽ hôm ấy tôi đã trông thấy nỗi oan nghiệt nó thắt buộc mối duyên nợ hai vợ chồng ta. Trần Cảnh chàng hỡi, chàng Hai của tôi ơi, không phải lòng tôi phụ bạc với chàng. Từ buổi lần đầu tôi đùa, ném chiếc khăn cho chàng, tuy mới là đứa bé chƣa đủ trí khôn, tôi đã gửi tất cả hồn xác cho chàng. Ừ, giá nhƣ chàng mãi mãi chỉ là chàng Hai của tôi nhỉ, giá nhƣ không có việc đời gì khác xen vào, để cho thân này chỉ sống mãi vì có chàng mà thôi! Nhƣng nào có nhƣ vậy đƣợc. Biết bao dây nhợ ghê gớm buộc kéo chàng đi xa dần, tay tôi quá yếu nhỏ, làm sao níu lại! Biết bao nỗi đời tàn bạo nhƣ đám lửa táp vào cái cây non, đốt thân lá nó quắt đen chết rũ xuống. Tôi chỉ còn mong có đứa con thì nó chƣa kịp khóc mấy tiếng đã bỏ đi. Bây giờ nghĩ lại, tôi đã hiểu. Từ lúc ấy, Chiêu Thánh của bệ hạ đã chết rồi”. Lại từ ngôi vị nhà vua, Lý Chiêu Hoàng bàn việc
59
nƣớc: “Cái ngày lễ năm Dậu, tôi từ ngai vàng bƣớc xuống mời bệ hạ lên ngôi, bây giờ nhớ lại, tôi thấy thƣơng cho cả hai đứa trẻ lúc ấy. Bệ hạ cũng biết, tất cả do ông chú họ bệ hạ cùng với bà mẹ tôi kết liên với bọn mấy viên đại thần của cha tôi trƣớc, cùng nhau bàn tính xếp đặt. Rồi bấy nhiêu năm nay, việc triều chính nhất cử nhất động cũng vẫn là ở tay những ngƣời ấy. Cứ nhƣ thế mãi sao! Đành rằng Thái sƣ Thủ Độ hết lòng hết sức với cơ nghiệp nhà Trần, nhƣng rồi đây, nếu phải khi nƣớc nhà gặp nạn giặc ngoài kéo đến, giữa cơn sóng to gió lớn, đâu phải một mình ông ta thay đƣợc cả nƣớc! Lúc nƣớc nhà có việc lớn, phải có ngƣời mang nghĩa lớn mới thu phục đƣợc lòng dân, kêu gọi đƣợc trăm họ. Nếu lúc ấy đạo nghĩa không rõ ràng, e nguy hại chƣa biết đến thế nào cho cả giang sơn này. Hôm nay, tôi đã thẳng lời truyền bảo cho bà mẹ tôi. Tôi muốn nhắn cho ông Thủ Độ cùng đám đại thần vây cánh kia biết, từ nay đã đến lúc phải khác đi”. Rồi chính thức chuyển ngôi vị, từ địa vị một ngƣời dân thƣờng xin đƣợc ban ơn: “Tiếc rằng nhà Lý tôi đến đây là hết, nhƣng tôi mừng là nhà Trần mở đầu đƣợc có bệ hạ. Xin bệ hạ tha lỗi, tôi vẫn thầm coi chuyện nhƣờng ngôi mƣời một năm trƣớc là không có. Hôm nay mới thật là ngày, trƣớc trời đất núi sông, Chiêu Hoàng tôi kính mời Đức vua mở nghiệp lớn nhà Trần nhận lấy công việc đất nƣớc Đại Việt này. Từ lúc này, tôi xin chỉ là một dân thƣờng, cái tên Lý Chiêu Hoàng từ nay cũng không còn trong trí nhớ tôi nữa, dám mong bệ hạ rộng lƣợng cho tôi đƣợc một gian nhà không xa chùa Bảo Quang, để tiện đƣờng đi lại trông nom hƣơng khói cho cha tôi. Đƣợc nhƣ vậy, xin không dám quên ơn”.
Với Trần Liễu - ngƣời muốn tôn phò Lý Chiêu Hoàng, Lý Chiêu Hoàng lƣợng trên phủ nhận dứt khoát vị thế cũ xƣa của mình: “Lý Chiêu Hoàng không còn ở đời này, đã từ lâu rồi”, vậy mà vẫn không nguôi việc nƣớc: “Ông Cả nên hoà với nhà vua. Có đắng đấy, nhƣng mà giữ đƣợc cơ đồ nhà Trần các ông, mà to hơn nữa là giữ đƣợc nƣớc”.
60
Với Trần Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng biết mình biết ngƣời: “Thƣa quốc công, tôi đƣợc về ở đây yên ổn, tự biết là may lắm. Nhờ ơn Đức vua, nhờ ơn Quốc công rộng lƣợng, tôi đâu dám quên” mà vẫn kiêu hãnh: “Vâng, việc nƣớc là lớn nhất, nhƣng việc ngƣời với ngƣời cũng không phải là nhỏ hơn… Nếu nhƣ Chiêu Thánh tôi lại trở về làm Hoàng hậu, nếu nhƣ mọi sự lại an bài theo cách ấy, thì bề ngoài tƣởng chừng vẫn đâu vào đấy y nguyên nhƣ cũ, nhƣng thật ra nào có phải nhƣ vậy! Có khi lại thành ra nhƣ có con sâu bên trong Nhà vua nhìn thấy nhƣ vậy, e rằng sẽ có nỗi đau đớn thầm. Mà rồi có khi chàng Hai sẽ không còn thấy có gì tin đƣợc nữa ở đời!... Xin Quốc công cho tôi vẫn đƣợc ở nơi đây, dạ, tôi nghĩ nhƣ vậy phải lẽ hơn, mà cũng tốt lành hơn!”
Và Lý Chiêu Hoàng rạng rỡ cho đến cuối cùng: “Tết năm nay, có lẽ là cái Tết vui mừng nhất của cả nƣớc ta từ bao nhiêu năm. Cây đào nở hoa đẹp quá! Ta vẫn còn gài đƣợc bông hoa này lên tóc chứ, bà nhỉ? Kìa chim én đang bay về đầy trời. Những chồi lá non nhƣ muôn nghìn lƣỡi gƣơm, đã lấm tấm xanh biếc cả… Mặt nƣớc sƣơng bay, mấy khu rừng trúc xa bên kia nhƣ đang ngơ ngẩn. Mùa xuân đến rồi…”.
Nhân vật Lý Chiêu Hoàng trong Rừng trúc đƣợc đặt trong nhiều mối quan hệ chằng chéo ở nhiều vị thế khác nhau, mà rõ nhất là sự kết hợp của tƣ cách nhà vua với tƣ cách con ngƣời, với một nhận thức sâu sắc, một bản lĩnh vững vàng, một diễn biến nội tâm phức tạp, nhiều nỗi giằng xé đớn đau mà quyết liệt. Là một ngƣời cầm quyền, Lý Chiêu Hoàng không khỏi có những lúc tỏ ra hối hận, ăn năn, tiếc nuối khao khát giành lại quyền lực và vƣơng triều. Nhƣng ở vị thế một con ngƣời, một ngƣời phụ nữ, quyền lực đối với bà là một nỗi kinh hãi. “Nó không chỉ làm điêu đứng mỗi cá nhân mà còn làm điêu đứng cả triều đại, điêu đứng cả nhân tâm thế sự và điêu đứng cả lịch sử”, theo cách bình luận của nhà nghiên cứu Phan Trọng Thƣởng. Điều đáng chú ý là ở bất kỳ thời điểm nào, trong bất kỳ mối quan hệ nào, Lý Chiêu Hoàng đều nổi bật, giống nhƣ một nhân vật đƣợc nhà viết
61
kịch chắp cho một đôi cánh lý tƣởng. Ở một vài điểm nào đó, tính chân thực lịch sử của nhân vật bị giảm đi, nhƣng bù lại, với sáng tạo của Nguyễn Đình Thi, nhân vật lại có sức sống thời đại hơn rất nhiều. “Việc nƣớc là lớn nhất, nhƣng việc ngƣời với ngƣời cũng không phải là nhỏ hơn”, đó là tƣ tƣởng quan trọng mà Nguyễn Đình Thi gửi gắm vào Lý Chiêu Hoàng, qua nhân vật để gửi một thông điệp tới cả lịch sử. Lý Chiêu Hoàng thực sự là một hình tƣợng nghệ thuật, một biểu tƣợng đẹp, có tầm vóc.
b, Nhân vật nghệ sĩ, trí thức
Đây là trƣờng hợp của Nguyễn Trãi, Nguyễn Cảnh Tuân, Vũ Mộng Nguyên, cô đào hát rong, cô gái câm múa rong trong Nguyễn Trãi ở Đông Quan, ông lão hát rong trong Con nai đen, cô Thêu trong Hòn Cuội, Trƣơng