CHƢƠNG 2: BÚT PHÁP HIỆN THỰC VÀ HUYỀN THOẠI, TRIẾT LUẬN VÀ TRỮ TÌNH

Một phần của tài liệu Phong cách kịch Nguyễn Đình Thi (Trang 36)

TRIẾT LUẬN VÀ TRỮ TÌNH

Nghệ thuật sân khấu nói chung, kịch nói nói riêng, là một loại hình nghệ thuật tổng hợp mà kịch bản là phần lời, là thành phần gạo cội đầu tiên của nó. Không có kịch bản thì tất yếu không thể có vở diễn. Kịch bản văn học hoàn thành trên văn bản, sau đó chuyển sang ngôn ngữ dàn dựng của đạo diễn, ngôn ngữ biểu diễn của diễn viên trên sàn diễn… trong một cộng đồng tiếp biến sáng tạo mới thành ra vở diễn. Phải nói rằng, tác phẩm kịch chỉ sống đƣợc trọn vẹn khi đƣợc trình diễn trên sân khấu. Vì thế, khi tiếp cận một kịch bản văn học, sẽ là khoa học và nghệ thuật hơn nếu chúng ta xem xét đến đặc trƣng này của nó.

Mặc dù vậy, kịch bản văn học, tự nó là một tác phẩm độc lập và hoàn chỉnh. Là đối tƣợng của lý luận văn học, kịch bản văn học là một trong ba loại hình chính của văn học: Tự sự, Trữ tình và Kịch. Theo đuổi mỗi thiên hƣớng nghệ thuật khác nhau, ba thể loại từ khi ra đời đã tự hoàn thiện và khẳng định vị trí của mình nhƣ các loại hình độc lập, có giá trị tự thân. Cũng trên dòng thời gian ấy, chúng ta có đủ tƣ liệu để nhận định rằng sự phân biệt giữa ba thể loại ấy chỉ là tƣơng đối. Trong bất kỳ thể loại nào ta cũng tìm thấy những yếu tố của hai loại kia, kịch mà vẫn có trữ tình, vẫn có tự sự.

Có một hiện tƣợng khá phổ biến mà không thành qui luật rằng các cây bút văn chƣơng tìm đến với loại hình kịch khi đã ở độ chín của tuổi đời, tuổi nghề, khi cảm xúc đã lắng đọng và suy nghĩ đến độ chiêm nghiệm. Nguyễn Đình Thi cũng vậy. Nhìn vào đƣờng văn nghệ của ông, chúng ta dễ dàng nhận ra ông đến với thơ, nhạc, tiểu thuyết sớm hơn kịch. Khao khát đi tìm lẽ phải, thao thức nhận đƣờng với một điệu tâm hồn riêng, ngƣời nghệ sĩ tìm đến với kịch nhƣ là “nỗi tâm huyết nhất”, “nỗi đau nhức nhối nhất”2

.

2

36

Có ngƣời nói kịch Nguyễn Đình Thi là kịch của một nhà văn, kịch của một thi sĩ…

Không phát biểu trực tiếp thành quan niệm nghệ thuật khi viết kịch, Nguyễn Đình Thi khi nói về kịch cổ điển Pháp vốn có ảnh hƣởng nhiều đến kịch Việt Nam, đã nhận xét: “Những kịch đó phần nhiều gò bó trong những khuôn khổ chật hẹp nhƣ những bài thơ Đƣờng, bố trí một cách đơn sơ quá, không hợp với cuộc sống mãnh liệt của xã hội ngày nay” [49,36]. Bắt tay vào sáng tác, ngƣời nghệ sĩ tâm niệm: “Viết theo lƣơng tâm và tình cảm tự nhiên, viết theo sự thật mình thấy và hiểu biết, viết vì lẽ phải mà mình nhận đƣợc, viết để cố gắng làm hay làm đẹp cho con ngƣời” [48,338].

Trở lên, chúng tôi tiếp cận Bộ kịch 10 vở của ngƣời nghệ sĩ này nhƣ

là những kịch bản văn học đặc thù, và nhƣ là kịch mang tên Nguyễn Đình Thi. Tiếp cận những đặc trƣng trong kịch Nguyễn Đình Thi để nhận diện những cái riêng trong bút pháp kịch của kịch tác gia này.

Một phần của tài liệu Phong cách kịch Nguyễn Đình Thi (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)