Xung đột nội tâm nhân vật

Một phần của tài liệu Phong cách kịch Nguyễn Đình Thi (Trang 51)

Đây là dạng xung đột đƣợc Nguyễn Đình Thi dành nhiều suy nghĩ, gửi gắm nhiều tâm sự, kí thác tầm tƣ tƣởng nhiều hơn cả cho các nhân vật đứng trƣớc những nút thắt, những bƣớc quyết định quyết liệt ảnh hƣởng không chỉ đến cuộc đời riêng của nhân vật ấy mà còn là vận mệnh của dân tộc, lẽ sống, những giá trị nhân văn trong cuộc đời.

Đó là trƣờng hợp nhân vật lớn nhất trong những tác phẩm lớn nhất của nhà viết kịch này. Của Lý Chiêu Hoàng. Của Trần Thủ Độ. Của Trần Cảnh. Của Nguyễn Trãi.

Lựa chọn và xây dựng hình tƣợng những nhân vật lịch sử, ngƣời nghệ sĩ đồng thời làm nhiệm vụ đánh giá lại nhân vật ấy theo quan điểm của mình. Lựa chọn đã khó mà đánh giá lại càng khó. Nguyễn Đình Thi lần lƣợt tìm đến những nhân vật lịch sử của mình ở độ chín về nhận thức, trong những ngã rẽ về tƣ tƣởng để nhân vật vừa phân tích con ngƣời mình, vừa thể hiện và khẳng định bản ngã của mình trong những day dứt, giằng xé quyết liệt.

Với Rừng trúc, tại sao Nguyễn Đình Thi không chọn Lý Chiêu Hoàng 7 tuổi nhƣờng ngôi cho Trần Cảnh 8 tuổi? Bởi vì khi 7, 8 tuổi, Trần Cảnh và Lý Chiêu Hoàng đều chƣa thật có ý thức sâu sắc về quyền lực cá nhân và quyền lực vƣơng triều, lại bị tình yêu tuổi trẻ chi phối nên dù có bàn tay sắp đặt của Trần Thủ Độ, thì hai đứa trẻ kia nhƣờng ngôi cho nhau cũng không mấy do dự, phân vân. Mà phải chọn thời điểm khi Trần Cảnh định thoái ngôi lên rừng trúc Yên Tử. Khi đó, Lý Chiêu Hoàng đã trƣởng thành về tuổi tác, đã tận mắt chứng kiến những biến cố diễn ra trong cung thất nhà Trần, trải nghiệm những nỗi bất hạnh về đời riêng (con trai với Trần Cảnh vừa sinh ra đã chết) và nghiền ngẫm sâu sắc về chính sự. Sau sự áp đặt cho công chúa Thuận Thiên thế vào chỗ của Lý Chiêu Hoàng với lý do tìm ngƣời sinh

51

thái tử nối ngôi, kế nghiệp nhà Trần, Lý Chiêu Hoàng nhƣ sực tỉnh, nhận thức ra thân phận lịch sử của mình. Chỉ có điều khi bà ý thức đƣợc đầy đủ về quyền lực cá nhân và vƣơng triều thì quyền lực đã vĩnh viễn tuột khỏi tay. Ở vị thế một bà hoàng, Chiêu Thánh không khỏi có những lúc hối hận, ăn năn, tiếc nuối, khát khao giành lại quyền lực cho cá nhân và vƣơng triều. Nhƣng ở vị thế là một con ngƣời, một ngƣời phụ nữ, Chiêu Thánh lại cảm thấy quyền lực là một nỗi kinh hoàng, vì quyền lực mà nhiều ngƣời dám làm tất cả, dám đánh đổi tất cả. “Nó không chỉ làm điêu đứng mỗi cá nhân mà còn làm điêu đứng cả triều đại, điêu đứng cả nhân tâm thế sự và điêu đứng cả lịch sử” (- Phan Trọng Thƣởng).

Trần Thủ Độ cũng ở thời điểm ông nên rút khỏi vị thế nhiếp chính vƣơng trên vũ đài chính trị để trả lại cơ đồ cho nhà vua. Thoái lui dần dần hay gạch bỏ luôn tất cả? Mà nỗi cơ nghiệp nhà Trần gốc chƣa sâu, rễ chƣa bền vẫn canh cánh bên lòng.

Trần Cảnh, ngƣời làm cả triều đình một phen hỗn loạn khi lặng lẽ rời bỏ ngôi, tìm đƣờng lên rừng trúc Yên Tử, chính con ngƣời ấy cũng đang trong đỉnh điểm hoang mang một bên là quyền uy của Phật pháp một bên là quyền uy của vƣơng triều, bất lực trƣớc triều chính, trƣớc lẽ ngƣời, lẽ đời. Song, cái quyết tâm tìm đến cửa Thiền của Trần Cảnh có vẻ nhƣ chƣa đƣợc nung nấu nhiều nên sự ra đi của ông xem ra còn dùng dằng, chƣa dứt khoát. Trên lộ trình về Yên Tử, ông và thân vệ của ông vẫn còn muốn lắng nghe tiếng nói của lê dân về chính sự, muốn nhìn thấy tận mắt núi sông, đồng ruộng, làng mạc, giang sơn, xã tắc của mình. Chính những điều tai nghe, mắt thấy từ ông lão lang thang đã giúp cho Trần Cảnh giác ngộ lại về thân phận, về thiên chức, về quyền lợi quốc gia, nhận ra “Phật sống trong dân”, “Phật tại Tâm”, “Còn phải đi tìm Phật ở rừng trúc nào”. Đó là con đƣờng nhận thức, hành trình tƣ tƣởng mà Nguyễn Đình Thi “xây dựng” để lí giải lịch sử, lý giải chuyện ngay sau đó Trần Cảnh về lại triều, chăm lo chính sự. Còn thực tế lịch sử, vì chuyện này, Trần Thủ Độ phải chiêng trống, cờ

52

nhiễu, diễu hành một phen lên tận Yên Tử mời vua về đƣợc “ỉm” đi trong một vài câu nói của Trần Thủ Độ: “Thế thì nội trong ngày mai, tất cả các quan đầu triều sẽ cùng ta lên đƣờng đi Yên Tử! Các bô lão đầu họ ở Thăng Long này sẽ cùng đi! Không có gì phải đắn đo… Vua ở đâu thì triều đình ở đấy! Mà nếu nhƣ Nhà vua mến cảnh, muốn ở lại trên ấy, thì ta sẽ cho xây kinh đô ngay tại Yên Tử. Có vậy thôi, Vua ở đâu thì triều đình ở đấy!”.

Nguyễn Trãi cũng ở một tình thế tranh tối tranh sáng, nhiều giằng xé quyết liệt về tƣ tƣởng nhƣ thế. Thân thế bị giam lỏng, nƣớc đang bị chiếm, dân đang chết dần, chết oan, phong hoá bị đồng hoá, kẻ sĩ trong nƣớc ngƣời thủ sẵn tuẫn tiết bảo toàn liêm sỉ, kẻ bị quân thù thu phục, Nguyễn Trãi đơn độc cùng nhận thức về dân - nƣớc, nƣớc - dân, về Nhân - Nghĩa, về Trung - Hiếu, đơn phƣơng về thế lực bảo quốc an dân. Một Nguyễn Trãi lặng lẽ đơn độc trong lẽ xuất - xử, hành - tàng. Ông sống trong dân, đi giữa biển ngƣời, nhƣng cái dáng ông một mình nhìn xác đồng bào bị giặc tàn sát trôi trong dòng nƣớc đỏ ngầu sao mà nhiều ám ảnh!

Cả Trần Cảnh, cả Lý Chiêu Hoàng, cả Trần Thủ Độ, cả Nguyễn Trãi đều đang ở trong những xáo trộn về tƣ tƣởng, đó là tình thế mà Nguyễn Đình Thi lựa chọn cho họ trong tác phẩm của mình. Trong tình thế ấy, các nhân vật tự phân tích chính bản thân mình, đối thoại với bản thân, với thời cuộc, với dân tộc, cuối cùng tự nhận thức, tự đƣa ra lựa chọn quyết liệt của mình. Trong và qua đó, nhân vật của Nguyễn Đình Thi trình bày tƣ tƣởng của họ cũng là diễn đạt tƣ tƣởng của thời đại họ.

Đến lƣợt Nguyễn Đình Thi, ông làm nhiệm vụ gạch nối nhân vật, tƣ tƣởng trong lịch sử với con ngƣời, thời đại mình. Kịch tác gia khai thác vào các sự kiện lịch sử tƣởng nhƣ đã cũ để tìm ra trong đó những bài học mới về đạo đức, nhân sinh, đƣa ra cách lí giải những vấn đề lớn đặt ra cho mọi thời đại.

Lựa chọn hƣớng tiếp cận nhân vật từ tƣ tƣởng, với những giằng xé nội tâm quyết liệt, Nguyễn Đình Thi để cho nhân vật nhiều khoảng lặng

53

không nói, nhiều lúc độc thoại, những tâm sự đƣợc chia sẻ đến nhiều giới hạn mà hành động nhƣ thể bị “ém” lại. Mang nhiều yếu tố nội cảm, kịch Nguyễn Đình Thi ở một số phƣơng diện có thể xem nhƣ kịch trữ tình.

Một phần của tài liệu Phong cách kịch Nguyễn Đình Thi (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)