Nói đến kịch là nói đến xung đột.
Theo 150 thuật ngữ văn học, ở mục thuật ngữ Kịch: Cơ sở của kịch là những mâu thuẫn xã hội, lịch sử, hoặc những xung đột muôn thuở trong cuộc sống của con ngƣời nói chung. Nét chủ đạo ở kịch là kịch tính - một đặc tính tinh thần của con ngƣời do các tình huống gây nên, khi những điều thiêng liêng, cốt thiết không đƣợc thực hiện hoặc bị đe doạ. [1,171].
Ở mục thuật ngữ Xung đột: “Sự đối lập, mâu thuẫn với tƣ cách một nguyên tắc tƣơng tác giữa các hình tƣợng trong tác phẩm nghệ thuật… Các xung đột thƣờng hiện ra dƣới dạng những va chạm, tức là những đụng độ và chống đối trực tiếp giữa các thế lực hoạt động đƣợc miêu tả trong tác phẩm: giữa tính cách với hoàn cảnh, giữa các tính cách khác nhau, giữa những mặt khác nhau của một tính cách” [1,418].
37
Xung đột làm thành hạt nhân của các đề tài nghệ thuật. Cách thức triển khai và giải quyết xung đột làm thành hạt nhân của tƣ tƣởng nghệ thuật. Trong tác phẩm kịch, xung đột có tính chất tập trung cao độ, chi phối trực tiếp cấu trúc tác phẩm và nhịp độ vận động khác thƣờng của cốt truyện.
Kể từ buổi bình minh của lịch sử hình thành thể loại này cho đến nay, lý thuyết về xung đột luôn đƣợc bổ sung, phát triển; cách nhìn về xung đột hay là các kiểu dạng xung đột cũng ngày càng đa dạng hơn.
Theo Đỗ Đức Hiểu: “Thi pháp kịch cổ điển cho rằng xung đột là đặc trƣng cơ bản, đặc trƣng số một của kịch. Thi pháp kịch hiện đại nhận định xung đột là những biểu hiện bên ngoài, bề mặt của những lực bên trong, những lực này chuyển động tạo thành những mâu thuẫn, trái chiều nhau, xung đột với nhau. Nó quyết định sự tiến triển của hành động, đồng thời nó chỉ rõ những mối quan hệ phức hợp giữa các lực, sự di chuyển của các lực ấy” [56,166].
Nhìn vào chặng đƣờng kịch: Con nai đen, vở kịch đầu tiên ra đời năm 1961, Hòn Cuội, vở kịch cuối cùng ra đời năm 1986, có thể thấy: Các tác phẩm kịch của Nguyễn Đình Thi ra đời vào những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ và những năm đầu của thời kỳ hậu chiến không kém phần khốc liệt. Ở giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, một nền văn nghệ anh hùng ra đời đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống. Những vấn đề thiết cốt nhƣ mâu thuẫn địch - ta, những tấm gƣơng ngƣời anh hùng của thời đại, xây dựng chủ nghĩa xã hội, hình ảnh những ngƣời lao động làm chủ đất nƣớc mới, cảm hứng ngợi ca rộng khắp trong văn nghệ nói chung, kịch nói riêng. Ở giai đoạn sau, một trong hai trào lƣu văn nghệ chính hƣớng đến những vấn đề thế sự. Trong đó, kịch nhìn lại những mặt trái của hiện thực chiến tranh, nhìn nhận những nhu cầu bức thiết của cuộc sống khi chuyển từ thời chiến sang thời bình, những mâu thuẫn trong nội bộ đời sống nhân dân, những vấn đề xã hội đạo đức, những cản trở của cơ chế quan liêu bao cấp v.v.. đã chi phối sâu sắc các mối quan hệ trong thực tiễn đời sống cũng nhƣ
38
trong tƣ tƣởng nhân dân từ qui mô xã hội cho đến mỗi gia đình, mỗi con ngƣời. Trong khi đó, kịch Nguyễn Đình Thi cho thấy cách nhìn và hƣớng giải quyết vấn đề của cuộc sống theo một thiên hƣớng khác. Ngƣời nghệ sĩ tìm đến với kịch để gửi gắm những vấn đề làm ông suy nghĩ mấy chục năm, “… muốn tìm một câu trả lời về ý nghĩa kiếp sống của con ngƣời và phải tìm trong cội nguồn cách sống và cách nghĩ của dân tộc” [9,255].
Đọc kịch Nguyễn Đình Thi, Hà Minh Đức nhận xét:
“Xung đột kịch Nguyễn Đình Thi không phải là những tình huống mâu thuẫn đúc lại thành xung đột có tính chất sách vở, mà đƣợc khai thác từ cuộc đời thật trong những thời gian và không gian khác nhau. Chuyện của con ngƣời, chuyện của muôn đời không có gì xa lạ mà gần gũi, xót xa, đau đớn…”[8,27].
Tất Thắng khái quát:
“Hình thái xung đột quán xuyến trong kịch Nguyễn Đình Thi là sự diễn tả cuộc sống nhƣ ta thấy và nhƣ ta tƣởng, nhƣ ta chứng kiến và nhƣ ta ao ƣớc, nhƣ ta trải nghiệm và nhƣ ta khát khao để cho ta luôn ở trạng thái lo âu đôi khi đến sợ hãi… Sự diễn tả cuộc sống ở dạng tƣơng phản đầy kịch tính ấy đã tạo nên mối nguy cơ mà đến Bụt cũng không thể thờ ơ đƣợc” [30,369].
Xét ở hình thức cốt truyện và hành động kịch, kịch tác gia không chú tâm khai thác những xung đột mang tính chất thời sự nhƣ xung đột địch - ta, xung đột giai cấp... Hoa và Ngần nóng bỏng trong không khí chiến cuộc
cũng không có những xung đột căng thẳng mà là chuyện đời thƣờng, gần gũi của hậu phƣơng.
Trong luận án tiến sĩ “Nguyễn Đình Thi với thơ và kịch”, Lê Thị Chính tiếp cận xung đột kịch Nguyễn Đình Thi ở 3 hình thái cơ bản: 1- Xung đột Thật - Giả; 2- Xung đột giữa vận nƣớc và số phận con ngƣời; 3- Xung đột giữa quyền lực và quyền sống tự do của con ngƣời. Xét thấy ở hình thái thứ 2 và thứ 3, xung đột kịch đều đƣợc xây dựng lên từ mâu thuẫn
39
ở hai đối cực cái Riêng - cái Chung, Con ngƣời - Dân tộc, Cá nhân - Cộng Đồng, ở luận văn này, chúng tôi thực hiện ghép hai hình thái kịch thứ 2 và thứ 3 thành hình thái xung đột giữa cái Riêng và cái Chung. Nhƣ thế, trên góc độ hành động và cốt truyện kịch, chúng ta có thể thấy xung đột kịch Nguyễn Đình Thi có hai hình thái: 1- Xung đột Thật - Giả; 2 - Xung đột giữa cái Riêng và cái Chung.
Nguyễn Đình Thi tiếp cận với triết học từ rất sớm, sớm có những tác phẩm về triết học Nietzche, triết học Kant, triết học Einstein, siêu hình học. Chất triết học có ảnh hƣởng khá rõ nét đến toàn bộ các sáng tác nghệ thuật của ông, trong đó có kịch. Ở kịch Nguyễn Đình Thi, chúng ta thấy có hình thái xung đột giữa những quan điểm và giải quyết xung đột dựa trên sự nhận thức, tự ý thức của các nhân vật. Nguyễn Đình Thi còn là một nhà thơ với một điệu tâm hồn riêng, có sức lôi cuốn, ám ảnh. Điệu trữ tình này hàm ẩn sâu sắc trong những diễn đạt về cảm xúc, tâm trạng trong các nhân vật kịch của ông. Nguyễn Đình Thi cũng là một ngƣời viết tiểu thuyết với một bút pháp nghệ thuật riêng, ông quan niệm: “Vấn đề trung tâm của nghệ thuật viết tiểu thuyết… là miêu tả những con ngƣời và tìm hiểu con đƣờng đi của họ trong xã hội” [48,123], “chỉ khi nào nhà văn tìm ra đƣợc ý nghĩa của sự việc đối với vận mệnh những con ngƣời, và nhìn đƣợc rõ sự diễn biến của những con ngƣời tham gia vào sự việc ấy thì bấy giờ mới thực có cốt truyện để viết thành tiểu thuyết” [48,125], ngƣời viết tiểu thuyết phải có “cái nhìn từ bên trong”, “viết có chiều sâu” [48,127] và “miêu tả nhân vật từ bên trong ra” [48,134] . Bút pháp xây dựng nhân vật tiểu thuyết này cũng phát huy sức mạnh trong xây dựng nhân vật kịch. Đó là những nhân vật có tâm lý đa chiều, có suy nghĩ đa diện, có diễn biến nội tâm phong phú, có những xung đột nội tâm quyết liệt. Vì thế, xung đột trong nội tâm nhân vật là một hình thái quan trọng, có thể nói là quan trọng hơn cả trong bút pháp xây dựng xung đột kịch Nguyễn Đình Thi. Đây cũng là nét riêng nhận diện phong cách kịch của kịch tác gia này.
40
2.1.1 Xung đột thể hiện qua hành động và cốt truyện kịch
Ở diện trƣờng này, xung đột kịch thể hiện trong hai hình thái: Xung đột Thật - Giả và xung đột giữa cái Riêng và cái Chung.
* Xung đột Thật - Giả
Thật và giả, nội dung và hình thức, bản chất và hiện tƣợng… là những mặt đối lập hằng tồn trong tự nhiên, xã hội, con ngƣời. Và cảm hứng chân lý, cảm hứng tìm hiểu sự thật chƣa bao giờ nguôi cạn trong đời sống con ngƣời nói chung và đời sống nghệ thuật nói riêng.
Ơ-đíp làm vua của Hi Lạp, Faust của Đức, câu chuyện nhầm lẫn của
thần linh (cái đầu của nhà triết học chắp vào thân thể một lực sĩ, cái đầu anh lực sĩ lại chắp vào thân hình gày gò của nhà triết học, mà hai ngƣời là bạn thân của nhau, từ đó nảy sinh nhiều rắc rối khó xử nhất là cho một cô gái đang phải lựa chọn giữa hai ngƣời) trong huyền thoại Ấn Độ, hay tích tuồng cổ của Việt Nam Trương Ba, sau này Lƣu Quang Vũ chuyển thành kịch nói
Hồn Trương Ba da hàng thịt … từ xƣa đến nay, từ Á đến Âu, từ văn học dân gian đến văn học viết… đều day dứt, ám ảnh một nỗi Thật - Giả.
Ở kịch Nguyễn Đình Thi, chuyện Thật - Giả đƣợc đặt ra trong hầu hết các vở, khi ở dạng xung đột quyết liệt giữa hai chiến tuyến, lúc đƣợc diễn tả ở thái độ, khi lại đƣợc thể hiện trong cách ứng xử của con ngƣời trƣớc sự thật. Giải quyết vấn đề xung đột Thật - Giả, kịch tác gia đi liền với giải quyết vấn đề Thiện - Ác, Tốt - Xấu, Chính nghĩa - Gian tà.
Từ tác phẩm kịch đầu tay Con nai đen, xung đột Thật - Giả đã trở
thành một vấn đề nhức nhối. Con ngƣời ai cũng khao khát muốn biết sự thật. Một vị vua sống trong cung vàng điện ngọc cũng khao khát sự thật. Trên đƣờng trở lại rừng quế mong tìm ngƣời con gái chân thật giản dị năm nào, nhà vua gặp một ông lão hát rong. Đƣợc ông lão tặng một pho tƣợng đá có phép thiêng, có khả năng nhận biết ai đang nói thật, ai đang nói dối, nhà
41
vua khao khát sự thật là thế cũng không khỏi băn khoăn: “Thế thì chìa khoá của ta đây rồi. Không còn ai có thể lừa dối nổi ta. Nắm cái chìa khoá này cũng đáng sợ lắm thay! Lúc nào ta cũng sẽ biết sự thật, sẽ phải nhìn thẳng vào sự thật!”. Để rồi đau đớn nhận ra: “Từ khi ngƣơi về đây làm bạn cùng ta, ngƣơi đã làm cho ta buồn thêm biết chừng nào! Ôi, nhìn vào sự thật sao mà khó vậy, sao mà nhức nhối đau khổ vậy!”.
Tƣợng đá giúp nhà vua nhận ra cả tiểu thƣ, cả Quận chúa, cả Đạo đức phu nhân đều dối gạt. Tƣợng đá giúp nhà vua nhận ra tình yêu thƣơng thành thật của ngƣời con gái nơi suối nai rừng quế. Lần đầu tiên nhà vua thấy sung sƣớng “Chƣa bao giờ thấy ngƣời nói dối mà ta lại sung sƣớng nhƣ thế này!”, thấy biết ơn “Hỡi tƣợng đá, ta cám ơn nụ cƣời lạnh lẽo của mi. Bây giờ đã đến lúc ta có thể trả mi về nơi rừng xanh của mi”. Tƣợng đá giúp nhà vua tìm thấy tình yêu đích thực, kén đƣợc vợ hiền.
Nhƣng câu chuyện Thật - Giả chƣa dừng ở đó. Cái Thật - cái Giả đƣợc hoán chuyển vào vị trí của cái Thiện - cái Ác, cái Tốt - cái Xấu, cái Chính nghĩa - cái Gian tà đấu tranh không khoan nhƣợng trong một cốt truyện đoạt ngôi thứ: viên quận công mƣợn bùa chú ma thuật cƣớp xác vua, cƣớp ngôi vua. Mầm mống xung đột bắt đầu khi tên quận công muốn đoạt ngôi vua, muốn chiếm hoàng hậu. Xung đột kịch tăng dần đến điểm nút thắt kịch tính thứ nhất, khi tên quận công chiếm đoạt đƣợc xác vua, nhà vua thật bị đánh cắp mất hình hài. Tên quận công trong xác nhà vua lộng hành, tìm cách cƣỡng đoạt hoàng hậu nhƣng hoàng hậu chỉ tƣởng nhớ đến nhà vua, chỉ thấy con nai đen, thân thiết với con nai đen nhƣ với nhà vua. Quận công điên cuồng tìm cách giết con nai đen nhƣ giết nhà vua một lần nữa, nhà vua thật lúc này đã sống lại trong xác của ông lão, một bên là quận công, một bên là nhà vua tạo thành hai phe, xung đột kịch tính đi đến nút thắt kịch tính thứ hai. Không chế ngự đƣợc hoàng hậu, quận công tự rơi vào bi kịch, hắn “thèm nhìn thấy cái mặt thật” của hắn. Xung đột chùng xuống. Chờ đến hồi kết, nhà vua trong xác ông lão đối mặt với quận công trong xác vua. Tên
42
quận công bị lật mặt nạ, điên cuồng “ta không thể chịu đƣợc nữa. Ừ, ta sẽ cho chúng mày nghe tiếng nói thật của ta… ta là Quận công đây! Ta là Quận công đây!”, tự huỷ diệt. Nhà vua trở lại với hình hài và tinh thần trong chiến thắng.
Với Con nai đen, do kế thừa nguyên thể cốt truyện của truyện cổ nƣớc Ý, xung đột kịch của Nguyễn Đình Thi đi theo một cấu trúc hoàn chỉnh nhất theo thi pháp kịch cổ điển. Điều mà kịch tác gia này viết lại, tạo thành giá trị riêng cho tác phẩm của ông chính là tính chất kịch trữ tình - anh hùng, theo cách định nghĩa của nhà nghiên cứu Phạm Vĩnh Cƣ. Nhà
nghiên cứu nhấn mạnh “về bản chất loại hình khác xa “truyện cổ tích cho sân khấu” của Gozzi đã làm nguyên mẫu cho nó” [5,29].
Cảm hứng về xung đột Thật - Giả một lần đƣợc thăng hoa ở Con nai
đen sẽ tiếp tục sáng lên trong những tác phẩm về sau của cùng tác gia kịch này.
Ta gặp trong Nguyễn Trãi ở Đông Quan khi Nguyễn Trãi trăn trở: “Làm thế nào để nhận ra sự thật?”. Con ngƣời ta “có khi dám lăn vào lửa mà không dám mở mắt nhìn vào cái thật”. “Nhìn cho thấu một con ngƣời không dễ chút nào”. “Có khi càng lọc lõi khôn ngoan, thì hai con mắt lại tối mờ đi. Có khi cứ ngây thơ trong trẻo mà lại nhìn rõ”.
Ta gặp trong Cái bóng trên tường khi ngƣời cha nhận ra đƣợc sự khác biệt giữa ngƣời thật và cái bóng giả, nhận ra nỗi oan của ngƣời vợ, sự nhầm lẫn chết ngƣời của mình.
Ta gặp trong Người đàn bà hoá đá khi sự thật về vết sẹo trên đầu
ngƣời vợ đƣợc khám phá ra, sự thật về mối nhân duyên bi kịch hai vợ chồng - hai anh em ruột bị bung ra. “Đến thế này thì con ngƣời còn biết đằng nào! Sao ông giời làm ra những chuyện ghê gớm!”
Ta gặp trong Tiếng sóng, ngậm ngùi một nỗi con ngƣời ứng xử nhƣ
43
Ta gặp trong Trương Chi, bi kịch về tình yêu bất hạnh không phải do phân biệt đẳng cấp sang hèn mà là do sự khác nhau giữa điều - của - hiện thực - khát khao và điều - của - hiện thực khiến ngƣời trong cuộc không thể chấp nhận đƣợc đƣợc sự khác biệt đó. Mỵ Nƣơng con quan lớn đƣơng triều mê tiếng hát Trƣơng Chi mà hình dung “anh ấy có đôi mắt dịu dàng”, “gƣơng mặt anh ấy sáng láng, thông minh ít thấy ở đời. Anh ấy đẹp lắm”. Cô yêu Trƣơng Chi đến nỗi “ốm mòn ốm mỏi, héo hắt ruột gan”. Không gặp đƣợc Trƣơng Chi thì cô chỉ có nƣớc “héo dần đi mà chết”. Khi gặp Trƣơng Chi trong cái bóng mờ, cô đã sẵn sàng “bỏ tất cả, đi ngay với anh bây giờ”. Nhƣng khi Trƣơng Chi hiện ra trong ánh đèn cho Mỵ Nƣơng nhìn rõ mặt mình thì Mị Nƣơng nhìn sững rồi quay mặt đi, bƣng mặt, khóc nức nở: “Tôi … tôi không thể nào… tôi xin lỗi… xin lỗi”. Tƣởng nhƣ không có tình yêu nào tha thiết, mãnh liệt và táo bạo nhƣ tình yêu của Mị Nƣơng, vậy mà nàng vẫn không thể vƣợt lên đƣợc trƣớc sự thật về chàng Trƣơng “thậm xấu”.
Ta gặp chiếc lá đa mọc ra từ tai ngƣời nói dối trong Hòn Cuội. Ngƣời xƣa nói “dối nhƣ Cuội”, nhƣng Cuội trong kịch Nguyễn Đình Thi là biểu tƣợng của sự thật. Mọi ngƣời không ai tin nó, nó phải thề: “Tôi nói thật đấy