TRONG SỰ THỐNG NHẤT CỦA PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT
Thơ có: Người chiến sỹ, Bài thơ Hắc Hải, Dòng sông trong xanh, Tia
nắng, Trong cát bụi, Sóng reo…; Văn có: Xung kích, Vào lửa, Mặt trận trên cao, Vỡ bờ I, Vỡ bờ II…; Nhạc có: Diệt phát xít, Người Hà Nội; Kịch có: Con nai đen, Rừng trúc, Nguyễn Trãi ở Đông Quan, Giấc mơ…; Tiểu luận
nghiên cứu phê bình có: Sức sống của nhân dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích, Nhận đường, Mấy ý nghĩ về thơ, Nam Cao, Nguyễn Tuân…, đó là
gia tài văn học nghệ thuật của Nguyễn Đình Thi còn lại với thời gian. Mà nhìn vào đó, chúng ta thấy Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đa tài. Có nhiều ý kiến khác nhau, đôi chỗ trái ngƣợc nhau trong nhìn nhận về diện trƣờng, mức độ, giá trị của sự đa tài này, nhƣng chúng tôi chia sẻ với quan điểm cho rằng: Nguyễn Đình Thi là một ngƣời nghệ sĩ tài năng mà cái tài trải rộng trên nhiều lĩnh vực.
Trong bài viết “Chất “elite” trong sáng tạo của Nguyễn Đình Thi”, TS. Đức Uy đã hệ thống một số luận điểm: một kiểu tâm trạng, một tính tiểu tƣ sản, một khí chất Thăng Long - Hà Nội, một giọng triết lý, một nghệ sĩ và một quan chức cấp cao, một ngƣời mang gen của hai nền văn minh lớn của nhân loại: sông Hằng (Ấn Độ) và sông Hoàng Hà (Trung Hoa), lại giỏi có năng khiếu bẩm sinh, giỏi tiếng Pháp và có một mối tình lớn với nữ kiệt ngƣời Pháp (Madeleine Riffaud). Gọi đó là một Elite theo nghĩa Tinh hoa, hay xét trong phạm vi sáng tạo nghệ thuật đơn thuần, chúng tôi gọi đó là một phong cách. Nguyễn Đình Thi đã xây dựng, định hình và khẳng định đƣợc phong cách nghệ thuật riêng của ông.
Trong từng loại thể nghệ thuật, phong cách mang tên Nguyễn Đình Thi thể hiện ra uyển chuyển, linh hoạt trong sự thống nhất. Mà xét trong kịch, có thể thấy: Kịch Nguyễn Đình Thi có trữ tình Nguyễn Đình Thi, có tự
82
sự Nguyễn Đình Thi, có nhạc Nguyễn Đình Thi. Hay nói cách khác, nét đặc thù của phong cách thể loại thống nhất với phong cách nghệ thuật tác giả.