Tối ngày 22/4/2009 , Đêm nghệ thuật Nguyễn Đình Thi tƣởng nhớ ngƣời nghệ sĩ đa tài đã đƣợc tổ chức tại Nhà hát lớn Hà Nội. Nhìn vào tờ nội dung chƣơng trình, có thể thấy kịch bản chƣơng trình đƣợc chuẩn bị khá công phu, bao quát hầu nhƣ đầy đủ các thành tựu nổi bật của tài năng nghệ thuật Nguyễn Đình Thi trên các phƣơng diện thơ, nhạc, kịch, nhƣng rồi Đêm nghệ thuật đã diễn ra với một bố cục chặt nhằm tôn vinh hai nhạc phẩm Người Hà Nội và Diệt phát xít cùng với hai bài thơ Nhớ và Đất nước. Khi dàn hợp xƣớng khép lại đêm nghệ thuật bằng hành khúc Diệt phát xít,
90
trạng thái hẫng. Cá nhân ngƣời thực hiện luận văn này đến với đêm nghệ thuật với một niềm háo hức đón đợi lớn rằng sẽ đƣợc xem trực tiếp một trích đoạn kịch do NSND Lê Khanh độc thoại trong Rừng trúc nhƣng đáng tiếc có thể vì nhiều lý do mà đêm diễn thực sự lại không có đƣợc. Dù vậy, tiếng hát của NSND Lê Dung với Người Hà Nội qua CD trƣớc giờ khai
mạc, giọng nam trung của NSND Quang Thọ và dàn hợp xƣớng cùng biểu diễn lại nhạc phẩm này, nghệ sĩ guitar khiếm thị Văn Vƣợng độc tấu guitar nhƣ “lên đồng” nhạc phẩm Người Hà Nội chuyển soạn cho guitar, nghệ sĩ Đăng Dƣơng cất cao Nhớ qua giai điệu của Hoàng Vân, giọng đọc trầm ấm của nhạc sĩ - nhà văn Nguyễn Đình San thể hiện hai bài thơ Đất nước và
Nhớ ở phần chƣơng trình chính thức, đã làm thăng âm hƣởng trầm hùng
mang hồn cách Nguyễn Đình Thi. Âm hƣởng này không chỉ vang động trong nhạc, trong thơ, mà còn trong tiểu thuyết và trong kịch.
Vỡ bờ là một bức tranh sử thi hoành tráng về đất nƣớc, nhân dân Việt
Nam, lớp từng lớp ngƣời từ máu lửa rũ bùn đứng dậy.
Rừng trúc, Nguyễn Trãi ở Đông Quan là những bản hùng ca đột phá
vào thế giới nội tâm của con ngƣời, đặc biệt là những ngƣời mang tƣ tƣởng lớn, ý thức một cách rõ ràng, sâu sắc và quyết liệt về cá nhân, cộng đồng dân tộc, quốc gia xã tắc, mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, quyền lợi, dục vọng và trách nhiệm, nghĩa vụ.
Có một điều gì tƣơng đồng về nghĩa trong ca từ của hai nhạc phẩm:
Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây Đây lắng hồn núi sông ngàn năm
Đây Đông Đô! Đây Thăng Long! Đây Hà Nội! Hà Nội mến yêu
Hà Nội cháy, khói lửa ngập trời Hà Nội vùng đứng lên
Sông Hồng reo
91
(Ngƣời Hà Nội)
Mau mau mau! Vai kề vai
Không phân già, trẻ, trai, hay gái Vác súng gươm, ta đi lên
Ta tiến lên ta diệt quân thù Việt Nam! Việt Nam! Việt Nam! Ôi đất Việt yêu dấu ngàn năm! Việt Nam! Việt Nam muôn năm!
(Diệt phát xít)
Đó là âm điệu trầm hùng kết hợp với tƣ duy sử thi, màu sắc bi tráng và chất lý tƣởng trong kiểu lãng mạn của chủ thể Nguyễn Đình Thi. Đây là kiểu lãng mạn không tiêu cực.
3.5 Tiểu kết
Có một phong cách nghệ thuật mang tên Nguyễn Đình Thi trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông. Mà nhìn vào con đƣờng nghệ thuật từ thơ, nhạc, văn xuôi đến kịch, thấy hiển hiện một điệu trữ tình, một chất lãng mạn. Qua từng thể loại, ngƣời nghệ sĩ nhƣ đi tìm một cái Tôi, một lý tƣởng. Lý tƣởng đó nằm trong nhân dân, cội nguồn văn hoá truyền thống dân tộc. Nguyễn Đình Thi xứng đáng là ngƣời nghệ sĩ của nhân dân, xứng đáng với Giải thƣởng Nhà nƣớc về văn học nghệ thuật mà nhà nƣớc trao tặng.
92