Đồng thời, nó cũng làm xuất hiện những tác giả, nhà báo không ngừng sáng tạo trong việc sử dụng thể loại báo chí với ngôn ngữ, giọng điệu mang đặc trưng riêng của mình để tạo ra những tá
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
======
TRẦN XUÂN THÂN
PHONG CÁCH HÀI TRONG CÁC TIỂU PHẨM BÁO CHÍ HIỆN ĐẠI QUA BA NHÀ BÁO LÝ SINH
SỰ, LÊ THỊ LIÊN HOAN, THẢO HẢO
LUẬN VĂN THẠC Sĩ KHOA HỌC BÁO CHÍ
HÀ NỘI, 2006
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
SỰ, LÊ THỊ LIÊN HOAN, THẢO HẢO
( KHẢO SÁT TRÊN BÁO LAO ĐỘNG, AN NINH THẾ GIỚI CUỐI
THÁNG, THỂ THAO &VĂN HOÁ, TỪ 2002 ĐẾN 2005)
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC BÁO CHÍ
MÃ SỐ: 60.32.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS TS NGUYỄN THỊ MINH THÁI
HÀ NỘI, 2006
Trang 3MỤC LỤC
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
PHONG CÁCH VÀ TIỂU PHẨM BÁO CHÍ
6
1 1 Khái niệm về phong cách ngôn ngữ và phong cách ngôn ngữ báo
chí
6
1.2 Quan niệm về tiểu phẩm và tiểu phẩm trên báo chí 18
1.3 Tác động của tiểu phẩm báo chí đối với xã hội 31 CHƯƠNG II: NỘI DUNG PHẢN ÁNH VÀ PHONG CÁCH VIẾT
TIỂU PHẨM BÁO CHÍ HÀI HƯỚC CỦA LÝ SINH SỰ,
2.1 Những nội dung cơ bản mà các tiểu phẩm của ba nhà báo 36
Trang 42.1.2 Lê Thị Liên Hoan 48
Trang 52.2.5.3 Thảo Hảo: 83
2.3 Chất hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại của ba nhà báo 84
CHƯƠNG III: HIỆU QUẢ THÔNG TIN TỪ BA PHONG CÁCH
HÀI CỦA BA NHÀ BÁO: LÝ SINH SỰ,
3.1 Tiểu phẩm tạo ra tiếng cười vì sự phát triển xã hội: 92 3.2 Hiệu quả đặc biệt của các tiểu phẩm báo chí của Lý Sinh Sự, Lê Thị Hiên Hoan, Thảo Hảo
94
3.2.1.2 Về hiệu quả xã hội của tiểu phẩm báo chí của Lý Sinh Sự: 98
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Báo chí từ khi ra đời và phát triển đến nay luôn vận động trong sự đổi mới cả nội dung và hình thức thể hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của công chúng Điều đó làm hình thành một hệ thống thể loại với nhiều thể loại khác nhau Trong đó, mỗi thể loại có cách thức riêng, lợi thế riêng trong việc phản ánh hiện thực khách quan Đồng thời, nó cũng làm xuất hiện những tác giả, nhà báo không ngừng sáng tạo trong việc sử dụng thể loại báo chí với ngôn ngữ, giọng điệu mang đặc trưng riêng của mình để tạo ra những tác phẩm báo chí luôn tươi mới cả về thông tin thời sự, cả về phong cách thể hiện nhằm hấp dẫn công chúng Sự nỗ lực của bản thân và thực tiễn thành quả báo chí mang lại cho con người, cho cách mạng đã khiến Đảng, Nhà
nước ta xác định:" Báo chí nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân"[52; 19] Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng
nhấn mạnh vai trò quan trọng và tác động to lớn của báo chí đối với xã hội: Tờ báo chỉ là giấy trắng mực đen mà thôi Nhưng với giấy trắng mực đen ấy, người ta có thể viết những bức tối hậu thư, người ta có thể viết những bức thư yêu đương… Một tờ báo có ảnh hưởng trong dân chúng rất mạnh, có thể giúp chính phủ rất nhiều… Đối với những người viết báo, cái bút là vũ khí sắc bén, bài báo là tờ hịch cách mạng Ngày nay, trong công cuộc đổi mới đất nước, nền kinh tế thị trường cũng đặt ra cho báo chí nhiều cơ hội và thách thức Đó
là bên cạnh những mặt tích cực thì cũng có không ít vấn đề tiêu cực đặt ra: tiền tài, địa vị, quyền lực, danh, lợi,… đang làm không ít người bị thoái hoá biến chất, suy giảm đạo đức, xa rời lý tưởng, chạy theo lối sống cơ hội, thực
Trang 7dụng bất chấp luật pháp, luân thường đạo lý Với thực tế xã hội như vậy, báo chí tự đặt ra câu hỏi phải làm gì, mỗi nhà báo phải lựa chọn con đường hoạt động như thế nào để góp phần tuyên truyền, cổ động, tập hợp và tổ chức quần chúng đấu tranh cách mạng, giáo dục nhận thức và hướng dẫn hành động cho quần chúng một cách tích cực
Chức năng cơ bản của báo chí là thông tin thời sự có ý nghĩa chính trị -
xã hội nhất định Nhưng thông tin bằng cách nào, đưa như thế nào để vừa đảm bảo tính khách quan chân thật, vừa không ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội
và lợi ích quốc gia là một vấn đề hết sức quan trọng Những điều này đặt ra hàng loạt các vấn đề đối với nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi nhà báo trong việc biểu dương, cổ vũ nhân tố mới, đồng thời phê phán các hiện tượng tiêu cực Và để làm được điều đó, mỗi nhà báo cần thấm nhuần, ghi nhớ đạo đức nghề nghiệp của mình thì mới đáp ứng được yêu cầu của Đảng, Nhân dân, xã
hội giao phó: " Báo chí của ta thì cần phải phục vụ nhân dân lao động, phục
vụ chủ nghĩa xã hội, phục vụ cho đấu tranh thực sự thống nhất nước nhà, cho hoà bình thế giới Chí vì thế, cho nên tất cả những người làm báo (người viết, người in, người sửa bài, người phát hành)phải có lập trường chính trị vững chắc Chính trị phải làm chủ Đường lối chính trị đúng thì cái khác mới đúng được"[21; 169]
Bên cạnh đó, cùng với báo chí, sự thay đổi trong nhận thức của công chúng, qua những đòi hỏi về một nền báo chí với những sản phẩm báo chí tiến đến vừa đáp ứng nhu cầu thông tin thời sự tươi mới, vừa góp phần làm thư giãn, giải trí cho công chúng Và hơn hết, cả thông tin, cả thư giãn đều nhằm mục đích đạt hiệu quả tác động đến công chúng làm cho họ thay đổi trong nhận thức và hành vi góp phần cải tạo xã hội ngày càng tốt đẹp hơn
Trang 8Chính những yêu cầu cấp thiết đó, trong quá trình hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí của mình, các nhà báo đã cho ra đời nhiều sản phẩm báo chí không những cho công chúng thoả mãn thông tin, cung cấp bức tranh về xã hội đương thời mà còn có cách thể hiện sinh động để qua đó công chúng thấy thoải mái, trong đó có sử dụng phương tiện tiếng cười Chúng không phải là cười cho xong chuyện hay cười chỉ để cười giải trí đơn thuần mà sau những tiếng cười ấy, những công chúng tích cực của xã hội lại có thể "bật khóc" cho những sự rối ren, những điều tiêu cực làm cản trở sự phát triển xã hội Trong
số rất nhiều tác giả đã và đang làm được điều đó, chúng ta phải kể đến Lý
Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo là những cây bút viết tiểu phẩm báo chí hiện đại rất quen thuộc và để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng công chúng
bằng những bài viết đậm chất hài hước trên các báo Lao Động, An ninh thế giới cuối tháng, Thể thao & Văn hoá
Thực tiễn hoạt động báo chí cho thấy họ đã có những thành công, sáng tạo đặc biệt trong hình thức thể hiện thông tin báo chí Thực tiễn đó đã tạo ra cho các tác giả này những phong cách mà công chúng nhận thấy sự độc đáo, hấp dẫn Vì thế thể cho rằng họ đã tạo cho mình một “thương hiệu” trong làng báo Vậy thực chất cái thương hiệu ấy được tạo nên bởi những yếu tố nào, hiệu quả của nó và dự kiến xu hướng phát triển của thể loại đó trong báo giới
sẽ ra sao? Góp phần trả lời câu hỏi nghề nghiệp này, trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ, tôi chọn đề tài nghiên cứu:
PHONG CÁCH HÀI TRONG CÁC TIỂU PHẨM BÁO CHÍ HIỆN ĐẠI QUA BA NHÀ BÁO LÝ SINH SỰ, LÊ THỊ LIÊN HOAN VÀ THẢO HẢO
(Khảo sát trên báo Lao Động, An ninh thế giới cuối tháng,
Thể Thao & Văn hoá từ năm 2002 đến năm 2005)
2 Lịch sử nghiên cứu:
Trang 9Đã có khá nhiều những lá thư của công chúng gửi đến các tác giả Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo bày tỏ sự đồng tình, lời cảm ơn, sự động viên về những đóng góp của họ cho sự phát triển lành mạnh của xã hội Nhưng chưa có các công trình khoa học báo chí học nghiên cứu về họ một cách chuyên sâu mà chỉ có một số bài báo nói về các tác giả này như những hiện tượng đặc biệt của nền báo chí đương đại, đồng thời chỉ có một số khoá luận cử nhân báo chí nghiên cứu gợi mở về một trong số họ, chủ yếu là về Lý
Sinh Sự như các khoá luận "Phong cách báo chí Lý Sinh Sự" của Nghiêm Thị
Thu Hà; và "Chuyên mục Nói hay đừng trên báo Lao Động" của Đào Thái Tư,
sinh viên khoa báo chí trường Đại học KHXH& Nhân văn Hà Nội Còn chưa thấy học viên cao học hoặc nghiên cứu sinh báo chí nào nghiên cứu về các tác phẩm của họ, đặc biệt là các tác giả Lê Thị Liên Hoan và Thảo Hảo thì chỉ được đề cập ở cấp độ các bài báo
3 Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu:
Mục đích của Luận văn là chỉ nhằm tìm hiểu và nghiên cứu những nét riêng trọng tâm về phong cách hài của ba nhà báo: Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan và Thảo Hảo thể hiện trong các tiểu phẩm hài hước trên các tờ báo đó, khảo sát và phân tích những điểm đã làm được và những điểm chưa làm được của các cây bút đó Thông qua đó, luận văn có thể tổng kết, rút ra bài học cho hoạt động viết thể loại tiểu phẩm báo chí hài hước và chỉ ra xu hướng vận động, phát triển của phong cách đặc biệt này
Luận văn cũng hy vọng tìm hiểu và đánh giá hiệu quả thực tiễn của ba phong cách báo chí độc đáo này nhằm góp phần làm thúc đẩy hơn nữa quá trình gia tăng sáng tạo trong hoạt động báo chí để thông tin hiệu quả hơn
Trang 10Đồng thời, luận văn cũng hy vọng làm tài liệu cho những ai quan tâm nghiên cứu và tìm hiểu, học hỏi phong cách báo chí hài hước của các nhà báo này
4 Phương pháp nghiên cứu:
Thực tế hiện nay những công trình nghiên cứu về lý luận báo chí nói chung còn khiêm tốn, đặc biệt là những công trình nghiên cứu về các tác giả, các cây bút nổi tiếng hiện nay, đặc biệt là ba nhà báo: Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo là rất hiếm (như đã trình bày) Cho nên, nguồn tư liệu phục
vụ cho việc triển khai đề tài mang tính kế thừa là hạn chế
Vì thế, Luận văn đi từ phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về báo chí
để định hướng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích tổng hợp, so sánh Từ những luận điểm chung về phong cách, về sự sáng tạo phong cách linh hoạt trong quá trình tác nghiệp của các nhà báo, những lý luận về thể loại báo chí, về tiểu phẩm báo chí, sẽ soi rọi vào các tác phẩm cụ thể của ba nhà báo trên, phân tích, so sánh tổng hợp nhằm đưa ra những kết luận mang tính khái quát
5 Phạm vi nghiên cứu:
Nhằm thể hiện được sự sinh động, khác biệt của ba nhà báo khác nhau trong việc dùng cùng một loại bài tiểu phẩm hài hước mà thông tin thời sự có
ý nghĩa chính trị xã hội nóng hổi, tác giả tập trung khảo sát đề tài trên ba tờ
báo: Lao Động, An ninh thế giới cuối tháng, Thể thao & Văn hoá - những
tờ báo mà các cây bút này xuất hiện thường xuyên nhất
Các tác phẩm sử dụng trong việc triển khai đề tài là trên ba tờ báo đó trong thời gian từ 2002 đến 2005
Trang 115 Kết cấu của Luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Tài liệu tham khảo, Luận văn gồm có 3 chương chính:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về phong cách và tiểu phẩm báo chí Chương 2: Nội dung phản ánh và phong cách viết tiểu phẩm báo chí hài hước
của Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo
Chương 3: Hiệu quả thông tin từ ba phong cách hài của ba nhà báo: Lý Sinh
Sự, Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo
Trang 12CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
PHONG CÁCH VÀ TIỂU PHẨM BÁO CHÍ
1.1 Khái niệm về phong cách ngôn ngữ và phong cách ngôn ngữ báo chí 1.1.1 Phong cách và phong cách ngôn ngữ:
a, Phong cách:
Theo Từ điển tiếng Việt 2000: "Phong cách" là:
"- Những lối, những cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự tạo
nên cái riêng của một người hay của một loại người nào đó (nói tổng quát)(Ví
dụ: Phong cách lao động mới, phong cách lãnh đạo Phong cách quân nhân, phong cách sống giản dị)
- Phong cách là những đặc điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật, biểu hiện trong sáng tác của một nghệ sĩ hay trong các sáng tác nói
chung thuộc cùng một thể loại (nói tổng quát)(Ví dụ: Phong cách của một nhà
văn Phong cách văn học nghệ thuật)
- Phong cách là dạng của ngôn ngữ sử dụng trong những yêu cầu chức năng điển hình nào đó, khác với những dạng khác về đặc điểm từ vựng, ngữ
pháp, ngữ âm (Ví dụ: Phong cách ngôn ngữ khoa học Phong cách chính luận
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật)"
Theo GS Hà Minh Đức: "Vấn đề lý luận về phong cách thường được
vận dụng quen thuộc trong phạm vi sáng tác nghệ thuật hơn là báo chí vì ở đây dấu ấn sáng tạo của người viết in đậm nét Và ở mức độ rõ rệt hơn là tính nhất quán của một bản sắc được thể hiện trong một cấu trúc, một hệ thống những yếu tố về nội dung và hình thức nghệ thuật"[25; 102]
Bên cạnh đó, TS Hữu Đạt trong sách Phong cách học và các phong
cách chức năng tiếng Việt của TS Hữu Đạt: Khái niệm Phong cách được
dùng ở nhiều địa hạt nghiên cứu khác nhau và cả trong giao tiếp đời thường
Trang 13Chẳng hạn, phong cách được dùng trong lý luận văn học (dùng để chỉ đặc điểm sáng tác của nhà văn, của một tác phẩm hay một trào lưu văn học…Phong cách bao hàm cả một số vấn đề về thi pháp, trong đó có thế giới quan sáng tác, cá tính sáng tạo nghệ thuật của nhà văn hoặc của nhiều nhà văn thuộc cùng một trào lưu); trong nghiên cứu văn hoá (dùng để chỉ những đặc điểm văn hoá mang tính dân tộc, thời đại); điêu khắc, hội hoạ (dùng để biểu thị một cách thức, trường phái sáng tác);…
Như vậy, thuật ngữ "phong cách" là một khái niệm chung của nhiều
địa hạt khác nhau Nó chỉ những đặc điểm riêng của con người trong cách hành động sống Hay nó chỉ về hình thức và nội dung của từng sản phẩm trong từng lĩnh vực hoạt động sáng tạo khác nhau mà ở đó dấu ấn cá nhân tác giả thể hiện đậm nét
b, Phong cách ngôn ngữ:
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp cơ bản của xã hội loài người Nó luôn đi kèm với con người và không ngừng thay đổi, hoàn thiện dần Cùng một ngôn ngữ nhưng việc sử dụng nó khác nhau trong những điều kiện giao tiếp khác nhau sẽ đem lại những hiệu quả khác nhau nhất định Sự khác nhau
ấy chính là cách thức sử dụng ngôn ngữ giúp cho nó thực hiện những chức
năng khác nhau mà khoa học ngôn ngữ học thường gọi là phong cách chức
năng ngôn ngữ
Phong cách ngôn ngữ là khái niệm để chỉ về hình thức sử dụng ngôn ngữ ứng với từng loại hình lao động sáng tạo khác nhau Trong cuộc sống, con người sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện phục vụ quá trình giao tiếp Ứng với những tình huống giao tiếp khác nhau mà ngôn ngữ đảm nhiệm những chức năng khác nhau nhằm mục đích chuyển tải được ý nghĩa của
Trang 14thông tin mà chủ thể định truyền tải tới khách thể tiếp nhận thông tin trong quá trình giao tiếp Cho nên, nói đến phong cách ngôn ngữ là ta phải gắn liền ngôn ngữ với những chức năng nhất định của nó
Tiếp cận phong cách ngôn ngữ ở khía cạnh ngôn ngữ học, việc phân loại và miêu tả các phong cách chức năng ngôn ngữ là rất cần thiết Bởi nó phục vụ đắc lực cho quá trình giao tiếp của con người trong xã hội Ngôn ngữ đóng vai trò là trung gian cầu nối giữa các thành viên trong xã hội thực hiện quá trình thông tin giao tiếp vì mục đích sống Tuy nhiên, trong khoa học ngôn ngữ học, có những quan điểm phân loại phong cách ngôn ngữ chưa thật
sự thống nhất cả về số lượng các phong cách và cả về thuật ngữ Có thể khảo
sát qua hai quan điểm về cách phân loại qua hai bộ giáo trình "Phong cách
học và đặc điểm tu từ tiếng Việt" của GS Cù Đình Tú và "Phong cách học tiếng Việt" của GS Đinh Trọng Lạc (chủ biên)
Theo GS Cù Đình Tú phân loại dựa trên sự đối lập giữa phong cách
khẩu ngữ tự nhiên và phong cách ngôn ngữ gọt giũa Sau đó, trên cơ sở chức
năng giao tiếp của xã hội, chia tiếp phong cách ngôn ngữ gọt giũa thành:
Phong cách khoa học, phong cách chính luận, phong cách hành chính Phong
cách ngôn ngữ văn chương được khảo sát riêng không nằm trong phong cách
ngôn ngữ gọt giũa
GS Đinh Trọng Lạc phân loại phong cách chức năng tiếng Việt với 5
loại: Phong cách hành chính – công vụ, Phong cách khoa học – kỹ thuật,
phong cách báo chí – công luận, phong cách chính luận và phong cách sinh hoạt hằng ngày Theo ông, lời nói nghệ thuật không tạo ra phong cách chức
năng riêng mà chỉ là một kiểu chức năng của ngôn ngữ
So sánh hai cách phân loại trên thì thấy: Cách thứ nhất phân loại còn
Trang 15thiếu một phong cách chức năng ngôn ngữ đang tồn tại thực tế hiện nay trong
tiếng Việt, đó là phong cách báo chí Cách thứ hai lại không có phong cách
ngôn ngữ văn chương trong hệ thống phong cách chức năng ngôn ngữ tiếng
Việt Điều này không đảm bảo tính hệ thống của phong cách chức năng ngôn ngữ tiếng Việt và không đảm bảo tính hợp thời thực tiễn trong việc sử dụng ngôn ngữ trong điều kiện xã hội hiện nay- một xã hội mà cả báo chí và văn học đều đang rất phát triển và trở thành những bộ phận không thể tách rời đời sống xã hội loài người
TS Hữu Đạt - nhà nghiên cứu ngôn ngữ học- cho rằng: "Trong lý luận
văn học, thuật ngữ phong cách được đùng để chỉ đặc điểm sáng tác của một nhà văn, một tác phẩm hay một trào lưu văn học Phong cách bao hàm cả một
số vấn đề về thi pháp, trong đó có thế giới quan sáng tác, cá tính sáng tạo của một nhà văn hoặc của nhiều nhà văn thuộc cùng một trào lưu" [14; 22 ]
Trên cở sở những cách phân chia đó, xét thấy trong tình hình ứng dụng ngôn ngữ vào hoạt động sống của con người trong thời hiện đại ngày nay với
sự bổ trợ của rất nhiều công cụ, phương tiện hiện đại khác nhau, và đặc biệt là với những mối quan hệ xã hội, với những môi trường giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp đặc thù phân biệt nhau khá rõ, nên tôi cho rằng, có thể phân chia
phong cách chức năng của ngôn ngữ ra thành 6 phong cách với tên gọi: Phong
cách khẩu ngữ tự nhiên, phong cách khoa học, phong cách hành chính, phong cách chính luận, phong cách văn chương, phong cách báo chí
Với 6 phong cách ngôn ngữ này, nó thực hiện đầy đủ, có hiệu quả chức năng ngôn ngữ là công cụ giao tiếp trong mọi hoạt động sống của con người ở mọi lĩnh vực khác nhau Tuy nhiên, để phục vụ trực tiếp cho việc nghiên cứu
Trang 16của luận văn này nên ở đây tác giả luận văn chỉ tập trung bàn kỹ đến một
phong cách đặc biệt gắn liền với hoạt động truyền thông đại chúng - phong
Thêm nữa, chính báo chí có khả năng thâm nhập khai thác và thông tin
về mọi mặt trong đời sống xã hội với những tình huống, hoàn cảnh giao tiếp khác nhau Báo chí phải tuân thủ nguyên tắc tái hiện sinh động, chân thực về
sự kiện, hiện tượng, con người,… mà nó phản ánh Điều này đòi hỏi báo chí không chỉ đứng trung gian khách quan quan sát, bình luận, kết luận về vấn đề
mà còn phải thể hiện sao cho "báo chí là hơi thở của cuộc sống đương đại" Chính tính đặc thù của loại hình phương tiện truyền thông đại chúng này đã đặt ra yêu cầu cho báo chí một cách sử dụng ngôn ngữ rất riêng mang đậm chất báo chí Và thực tế đó cho thấy trong phong cách ngôn ngữ báo chí có sự hiện diện đủ tất cả các loại phong cách như: khẩu ngữ tự nhiên, khoa học, hành chính, chính luận, văn chương Do vậy, có thể quan niệm về phong cách ngôn ngữ báo chí như sau:
Phong cách ngôn ngữ báo chí là phong cách ngôn ngữ đặc thù (bao
Trang 17hoạt động thông tin về các vấn đề thời sự chính trị - xã hội nhằm truyền tải thông tin bằng các thông điệp báo chí đến với đại chúng một cách nhanh, chính xác, dễ hiểu, đảm bảo vừa thông tin vừa giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt
Theo GS Hà Minh Đức: “Với hoạt động báo chí thì phong cách là một
khâu quan trọng để nghiên cứu về khuôn mặt của báo chí trong từng thời kỳ
và có thể nói đến phong cách của từng tờ báo, từng nhà báo Với báo chí, dấu
ấn của cá nhân không rõ rệt bằng văn học nhưng tác động và ảnh hưởng của
xã hội lại rõ rệt hơn Mỗi thời kỳ lịch sử thường có những tờ báo nổi lên trong
dư luận theo hướng này hoặc hướng khác" [25; 105]
Rõ ràng, phong cách ngôn ngữ báo chí rất quan trọng đối với việc xác định diện mạo, góp phần tạo nên bản sắc của mỗi cơ quan báo chí, mỗi nhà báo Vì vậy, việc xác định phong cách ngôn ngữ báo chí với những đặc điểm
về chức năng, đặc trưng của nó là hết sức quan trọng và cần thiết để định hướng lao động sáng tạo báo chí cũng như đánh giá hiệu quả thông tin của báo chí Với một sự tổng hợp các phong cách ngôn ngữ đó, có thể nhận thấy ở phong cách ngôn ngữ báo chí những chức năng và đặc trưng sau:
Về chức năng: Phong cách ngôn ngữ báo chí có hai chức năng chính là
thông báo và tác động
Báo chí ra đời trước hết là do nhu cầu thông tin – giao tiếp của con người trong xã hội loài người Nhờ sức mạnh vượt trội trong các loại hình phương tiện truyền thông đại chúng, báo chí giúp người ta tiếp cận được nhanh chóng các vấn đề mà mình quan tâm Do đó, phong cách ngôn ngữ báo chí trước tiên phải đáp ứng được chức năng thông báo này
Bên cạnh đó, báo chí còn đảm nhận một nhiệm vụ to lớn khác là tác động đến dư luận xã hội làm cho công chúng của báo chí (người đọc, nghe,
Trang 18xem) hiểu được bản chất của sự thật để phân biệt cái đúng cái sai, cái thật cái giả, cái nên ngợi ca, cái đáng phê phán
Về đặc trƣng: Phong cách ngôn ngữ báo chí có 3 đặc trưng:
+Tính thời sự: Thông tin phải truyền đạt kịp thời, nhanh chóng Chỉ có
những thông tin mới mẻ, cần thiết mới hấp dẫn công chúng Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu trao đổi và tiếp nhận thông tin của con người ngày càng lớn Báo chí thoả mãn nhu cầu thông tin đó của con người kịp thời, nóng hổi, hữu ích
+Tính chiến đấu: Báo chí được xác định là một trong các công cụ đấu
tranh chính trị của một nhà nước, một đảng phái, một tổ chức Tất cả công việc thu thập và đưa tin đều phải phục vụ cho nhiệm vụ chính trị đó Tính chiến đấu là một yếu tố không thể thiếu được trong quá trình tạo nên sự ổn định và phát triển của xã hội trên mặt trận chính trị tư tưởng Đó chính là các cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa cái tích cực và cái tiêu cực
+Tính hấp dẫn: Tin tức báo chí cần phải được thể hiện hấp dẫn để khêu
gợi hứng thú của công chúng Tính hấp dẫn được coi như là một trong những yếu tố quyết định sự sinh tồn của cơ quan báo chí Điều này đòi hỏi ở hai mặt:
- Về nội dung: Thông tin phải mới, đa dạng, chính xác và phong phú
- Về hình thức: Ngôn ngữ phải có sức thu hút, lôi cuốn công chúng
1.1.2.2 Đặc điểm:
a, Ngữ âm: Với các Đài Phát thanh và Đài Truyền hình trung ương đòi
hỏi phải phát âm chuẩn mực khi đưa tin Với các Đài Phát thanh và Truyền hình địa phương hoặc khu vực, có thể sử dụng một cách có chừng mực một số biến thể phát âm thuộc một phương ngôn nào đó, nơi mà đài phủ sóng
Trang 19b, Từ vựng:
b1- Sử dụng lớp từ toàn dân, có tính thông dụng cao Vì báo chí là
phương tiện thông tin đại chúng phục vụ công chúng là đông đảo nhân dân thuộc đủ mội tầng lớp, trình độ văn hoá, học vấn, vùng miền,… khác nhau Tuy nhiên, ở mỗi thể loại có sự thể hiện khác nhau phù hợp với loại thông tin (vấn đề mà nó đề cập) và đặc trưng hình thức thể hiện ngôn ngữ của từng thể loại Chẳng hạn: Viết tin thì ngôn ngữ thường đơn giản, ngắn gọn, thông báo trực tiếp về sự kiện Còn viết tiểu phẩm thì thường uyển chuyển, linh hoạt và
có tính luận lý, giàu chất văn học hơn
Bên cạnh các từ vựng toàn dân thì tuỳ từng lĩnh vực, môi trường giao tiếp truyền thông (đối nội hay đối ngoại, nghi thức quốc gia hay địa phương, hoạt động chính trị - xã hội hay cuộc sống thường nhật của nhân dân…) mà có những khuôn mẫu, những từ vựng được sử dụng khác nhau: Trang trọng, lễ lạt, thuật ngữ khoa học chuyên biệt, khuôn mẫu thông tấn,…
b2- Từ dùng thường có màu sắc biểu cảm Tức là báo chí tôn trọng sự
sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ tìm cái mới trong ý nghĩa của từ Điều này bộc lộ những khả năng tìm tòi, phát hiện những năng lực tiềm ẩn trong từ hoặc trong các kết hợp mới mẻ có tính năng động dễ đi vào lòng người Nó có thể tạo ra những chệch chuẩn về ngôn ngữ nhưng nhằm tác động cao, hiểu sâu, ấn tượng về sự kiện, hiện tượng được phản ánh
1.2.2.3 Cú pháp:
a, Cấu trúc cú pháp thường lặp đi lặp lại ở một số kiểu nhất định
Trong đó, bài đưa tin thường sử dụng nhiều câu ghép hoặc câu đơn có kết cấu phức tạp; bài phỏng vấn, phóng sự, tiểu phẩm tuỳ lĩnh vực nó đi sâu mà cấu
Trang 20trúc cú pháp có thể đơn giản hay phức tạp, nhưng thường sử dụng nhiều câu ghép và câu phức tạp; quảng cáo thường sử dụng câu đơn
b, Thường theo những khuôn mẫu văn bản và công thức hành văn nhất định Đưa tin có khuôn mẫu và công thức hành văn riêng; quảng cáo,
phỏng vấn, phóng sự,… tuy khuôn mẫu hành văn có khác nhau nhưng cũng đều có những quy định chuẩn về những phương diện đó
Từ những đặc điểm cơ bản trên, ngôn ngữ báo chí là một phần quan trọng, không thể thiếu trong việc thể hiện, chuyển tải thông tin, đồng thời chính nhờ cách sử dụng ngôn ngữ có phần khác nhau với trình độ, môi trường hoạt động thông tin khác nhau mà mỗi người trong quá trình hoạt động báo chí đã hình thành nên cho mình một lối đi có phần riêng biệt với người khác
để tạo nên dấu ấn, phong cách riêng trong sử dụng ngôn ngữ để thể hiện tư tưởng của mình gửi trong tác phẩm và truyền đến công chúng Nó làm hình thành nên phong cách riêng của các tác giả
Theo GS Hà Minh Đức:" Không phải người viết nào cũng có phong
cách Có người theo đuổi nghề văn suốt đời cũng không dễ tạo được phong cách nếu những sáng tác của họ không có bản sắc riêng và rơi vào sự chung chung mờ nhạt Có tác giả trẻ mà những sáng tác đầu tay chưa định hình mà cần chờ sự bồi đắp của thời gian Phong cách nghệ thuật của một tác giả thể hiện ở những đặc điểm của người viết khá ổn định trong phát triển những yếu
tố về nội dung và hình thức sáng tạo nghệ thuật [25; 103]
Mặc dù nhận xét này của GS Hà Minh Đức thiên về nhà văn nhưng nhìn từ góc độ sử dụng ngôn ngữ thì nó cũng phù hợp đối với hoạt động báo chí Bởi bản thân văn học và báo chí đều dùng ngôn ngữ làm chất liệu,
Trang 21phương tiện để thể hiện thông tin, tư tưởng Cả hai cùng phản ánh nhằm vào hiện thực và sẽ vì sự phát triển của hiện thực xã hội mà sáng tạo Có điều, văn học sáng tạo nghệ thuật trên cơ sở xây dựng hình tượng nghệ thuật, khắc hoạ những điển hình của cuộc sống về mọi phương diện Còn báo chí phản ánh hiện thực cuộc sống hằng ngày mang tính thời sự, chính xác Nhưng một điều không thể phủ nhận rằng, cả văn học và báo chí dù phản ánh hiện thực như thế nào thì tác giả của những tác phẩm đó (tác phẩm văn học hay tác phẩm báo chí) cũng đều phấn đấu hình thành nên những nét riêng khẳng định mình tồn tại không sao chép lại của người khác mà có chăng chỉ là, nên là sự kế thừa có sáng tạo
Và do vậy, phong cách của nhà báo bộc lộ ra ở nhiều phương diện khác nhau mà ở mỗi phương diện đều có những điểm riêng biệt dễ nhận thấy Chính những điểm này giúp cho tác giả phân biệt được nhà báo này với nhà báo khác kể cả trong trường hợp họ là những nhà báo có chung sở trường về một loại đề tài nào đó hoặc một thể loại báo chí nào đó Thậm chí những điểm
ấy còn là cái nhãn để độc giả biết cái danh của nhà báo
Từ những điểm xuất phát khác nhau, thâm niên nghề nghiệp khác nhau,
sở trường và ý thích khác nhau, mỗi nhà báo có một lối riêng trong cách khai thác ngôn ngữ Và những lối riêng đó thường đi liền với đặc điểm của thể loại Chính sự tương tác này giữa ngôn ngữ và thể loại của tác giả đã bộc lộ những nét mà chúng ta quen gọi là phong cách tác giả
Do vậy, mỗi nhà báo đến độ phát triển nào đó của tài năng thì cũng bộc
lộ rõ phong cách viết Có phong cách báo chí lớn như Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh Đó là phong cách của một nhà báo chiến sỹ suốt cuộc đời đấu tranh cho độc lập tự do của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân, luôn luận chiến chống lại kẻ thù bằng sức mạnh của chính nghĩa và lý lẽ sắc bén Đó là phong
Trang 22cách báo chí của nhà báo lớn có trình độ hiểu biết sâu rộng, am hiểu vốn văn hoá kim cổ, Đông, Tây Đó cũng là cây bút đa năng, viết luận sắc sảo, châm biếm thâm thuý, kể chuyện, miêu tả sinh động, chi tiết và rất uyển chuyển linh hoạt qua cách viết gợi cảm, gây ấn tượng
Gần đây, Hữu Thọ cũng nổi lên là một phong cách riêng qua những tiểu phẩm báo chí Tuy nhiên, nổi bật hơn cả là cây bút của ông đã để lại ấn tượng trong lòng công chúng và tạo nên một "thương hiệu" cho mình qua các tập
"Người hay cãi", "99 chuyện đời", "Bản lĩnh Việt Nam", giới thiệu gần 300
tiểu phẩm báo chí Và GS Hà Minh Đức nhận xét tiểu phẩm của Hữu Thọ:
"Đúng là những tác phẩm nhỏ nhưng từ chuyện vặt, đời thường biết tìm ra ý
nghĩa về chính trị xã hội, đạo lý nhân sinh để góp phần vào xây dựng cuộc sống mới Viết tiểu phẩm đòi hỏi Hữu Thọ phải có ý thức thường xuyên quan tâm đến cuộc sống, nhạy cảm phát hiện vấn đề và nêu lên thành hiện tượng trên báo chí Phần luận cũng phải linh hoạt chắc tay, đàm luận theo lẽ thường nhưng lại có định hướng để nói về những nguyên tắc"[25; 117]
Nhận xét về Thép Mới, Xuân Trường cho rằng: “Đặc sắc của các bài
báo của Thép Mới là tính chân thực của thông tin báo chí pha tuỳ bút phóng khoáng, bay bổng của tư duy văn học Tính thống nhất giữa văn chương nghệ thuật và báo chí rất rõ nét ở những bài viết của anh, tạo nên cho anh một phong cách độc đáo trong văn học, có thể nói phong cách Thép Mới”[25;115]
Do đó, có thể khẳng định vai trò không thể thiếu của việc các cây bút lão luyện, có nghề thì phong cách, dấu ấn riêng đó thực sự có ích không chỉ cho bản thân quá trình hành nghề của tác giả mà còn có lợi cho "quốc kế dân sinh" Điều rõ rệt là ở mỗi nhà báo, tuy khác nhau về phong cách nhưng đều phải có chung những phẩm chất quan trọng Tất cả đều có bản lĩnh vững vàng
về chính trị, có lòng yêu nghề tha thiết, có trình độ văn hoá cao và năng lực sở
Trang 23trường về nghề nghiệp Và dĩ nhiên, mỗi phẩm chất trên lại được biểu hiện theo hình thức tư duy và năng lực tinh thần riêng để hình thành phong cách độc đáo đậm chất cá nhân trong từng thể loại nhất định
Cũng bàn về vấn đề phong cách ngôn ngữ và phong cách tác giả trong
các tác phẩm báo chí, gần đây, PGS TS Vũ Quang Hào cho rằng: "Ngôn ngữ
báo chí trước hết và chủ yếu là lĩnh vực của ngôn ngữ học - xã hội Vấn đề sử dụng ngôn ngữ báo chí có tác dụng trực tiếp và quyết định nhất tới hiệu quả của thông tin báo chí, do vậy ngôn ngữ báo chí trước hết phải là một thứ ngôn ngữ văn hoá chuẩn mực" [31; 18] Theo ông, "tính chuẩn mực này không loại trừ mà thậm chí còn cho phép những sự sáng tạo của cá nhân nhà báo với tư cách là một hiện tượng đi chệch ra khỏi chuẩn mực"[31; 18] Tác giả cũng
giải thích rất rõ rằng chuẩn ngôn ngữ chính là cái đúng và cái thích hợp Cái
đúng hay còn gọi là sự tiêu chuẩn "đúng phép tắc" được cộng đồng ngôn ngữ hiểu và chấp nhận, là một trong những điều kiện để thừa nhận tính chuẩn mực của ngôn ngữ Từ nhiều phân tích khác nhau, tác giả khẳng định: một hiện tượng ngôn ngữ được coi là đúng phải thoả mãn được những đòi hỏi của cấu trúc nội tại của ngôn ngữ và phải phù hợp với truyền thống ngôn ngữ, được mọi thành viên trong cùng một cộng đồng (trong những điều kiện tương đối thống nhất) hiểu đúng như nhau Cái đúng là yêu cầu bắt buộc trong việc sử dụng ngôn ngữ ở tất cả các cấp độ và ở mỗi cấp độ ấy lại có những yêu cầu, những tiêu chuẩn riêng Như vậy, trong chuẩn mực ngôn ngữ thì cái đúng là nhân tố quan trọng bậc nhất bảo đảm quá trình giao tiếp [31; 25] Tuy nhiên,
cái đúng mới chỉ là một mặt của chuẩn mực Bên cạnh đó, thông tin đúng mà không thích hợp thì hiệu qủa thông tin kém Cái thích hợp chính là dùng ngôn ngữ phù hợp với môi trường giao tiếp, phù hợp với đối tượng tiếp nhận Và
Trang 24"cái thích hợp đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị thẩm mỹ
của ngôn từ" [31; 26]
Bên cạnh đó, vì ngôn ngữ luôn luôn vận động theo sự vận động khách quan của đời sống, nên chuẩn ngôn ngữ cũng không nhất thành bất biến, mà
nó còn có những biến thể chệch chuẩn "Chệch chuẩn không phải là cái sai
mà là một sự sáng tạo nghệ thuật được công chúng chấp nhận và đón nhận một cách thú vị"[31; 28]
Và, từ đó có thể khẳng định, phong cách riêng độc đáo của mỗi nhà báo chính là việc sử dụng trong sự sáng tạo ngôn từ đi theo hướng tạo ra những chệch chuẩn để tái hiện những cái chuẩn của đời sống xã hội một cách rất chuẩn
Hay nói cách khác, phong cách ngôn ngữ báo chí của mỗi nhà báo
chính là sự thể hiện những thủ pháp nghệ thuật ngôn từ khác nhau một cách độc đáo riêng biệt trên cơ sở sáng tạo tác phẩm theo một thể loại báo chí nhất định để thể hiện nội dung thông tin báo chí
1.2 Quan niệm về tiểu phẩm và tiểu phẩm trên báo chí
Quan niệm về tiểu phẩm
Trong lịch sử báo chí thế giới, người ta ghi nhận tiểu phẩm đã xuất hiện
từ hơn 200 năm trong thời gian diễn ra cuộc cách mạng dân chủ tư sản Pháp lần thứ nhất- cuối thế kỷ XVIII Tiểu phẩm lúc bấy giờ là những bài văn ngắn,
có tính chất châm biếm, đăng trên những tờ phụ của số báo hoặc bên dưới dòng kẻ đậm ở cuối các tờ báo
Cũng như các thể loại báo chí khác, tiểu phẩm ra đời do yêu cầu khách quan của xã hội Giai cấp tư sản tìm thấy ở tiểu phẩm một thứ vũ khí sắc bén
để chống lại các thế lực phong kiến, quý tộc bảo thủ, phản động cùng chế độ
Trang 25phong kiến lỗi thời lạc hậu đã mục ruỗng từ bên trong Là con đẻ của cuộc cách mạng dân chủ tư sản, tiểu phẩm ngay từ đầu đã mang tính chiến đấu cao
Nó là tiếng nói của giai cấp cách mạng, của khuynh hướng vận động tích cực hợp quy luật lịch sử chống lại giai cấp phản động, những thế lực cản trở bánh
xe lịch sử Và không ai có thể phủ nhận vị trí, giá trị của nó đối với đời sống tinh thần của con người, với sự phát triển xã hội loài người
Tuy nhiên đến nay, tình hình nghiên cứu về tiểu phẩm nằm trong tình trạng chung là chưa phát triển Chưa có một công trình nào nghiên cứu và đánh giá một cách đầy đủ về tiểu phẩm Các ý kiến về tiểu phẩm nằm rải rác trong một số bài báo, chuyên luận của các nhà nghiên cứu văn học, các nhà nghiên cứu báo chí hoặc trong những phát biểu của các nhà báo có kinh nghiệm đăng tải trên các tờ báo, tạp chí Nói chung, đánh giá đã nhìn nhận một số đặc trưng khá cơ bản của thể loại này, song còn phiến diện hoặc chưa
rõ ràng, đầy đủ
Theo Từ điển Tiếng Việt 2000: Tiểu phẩm là bài báo ngắn về một vấn
đề thời sự, có tính chất châm biếm Hay nó là một màn kịch ngắn có tính chất
hài hước, châm biếm hoặc đả kích"
Với định nghĩa này, các nhà khoa học ngôn ngữ học đã gắn liền ngay khái niệm "tiểu phẩm" với các "bài báo" hay "màn kịch" Chứng tỏ họ đã tách bạch ra có cả tiểu phẩm văn học và tiểu phẩm báo chí Điều này khá thống nhất với một số nhà nghiên cứu khác về tiểu phẩm Chẳng hạn như TS Đoàn
Hương viết:“ Ký và tiểu phẩm là hai thể tài khó viết trong nghề báo, vì hai thể
tài này yêu cầu ở người viết nhiều điều: Sự từng trải, sự nhạy bén trực giác về đời sống chính trị, xã hội, văn hoá, về bút pháp ”[70; 3] Ở đây tác giả đã
khẳng định tiểu phẩm cũng là một thể tài của báo chí
Trang 26Còn PGS TS Dương Xuân Sơn cho rằng: " Tiểu phẩm là một thể loại
báo chí ở nhóm chính luận - nghệ thuật, mang tính văn học, được diễn đạt bằng ngôn ngữ châm biếm, đả kích hoặc hài hước về một sự kiện, sự việc, hiện tượng có thực, cụ thể hoặc khái quát, qua đó tác giả thể hiện quan điểm của mình về sự kiện, hiện tượng đó"[67; 125] Với quan điểm này, PGS TS
Dương Xuân Sơn đã xếp tiểu phẩm đứng độc lập trong hệ thống thể loại báo chí Và chỉ ra được một số đặc điểm của thể loại này: mang tính văn học, được diễn đạt bằng ngôn ngữ châm biếm, đả kích hoặc hài hước, cái tôi tác giả thể hiện rõ nét trong tiểu phẩm
Một kết luận khá thuyết phục về "tiểu phẩm" là của PGS TS Tạ Ngọc
Tấn trong bài "Nhận diện thể loại tác phẩm trong di sản báo chí của Ngô Tất
Tố" Sau khi đưa ra sự so sánh, phân tích quan điểm của một số nhà nghiên
cứu khác về tiểu phẩm nói chung và tiểu phẩm của Ngô Tất Tố nói riêng, ông
đã kết luận: "Từ quan niệm đó, có thể phân định tiểu phẩm nói chung và tiểu
phẩm Ngô Tất Tố là những tác phẩm báo chí thông qua sự phản ánh các sự kiện thời sự và phương pháp biện luận trào lộng để châm biếm, phê phán cái
xấu, cái tiêu cực cũng như những mặt hạn chế trong xã hội [113]
Quan điểm này của PGS TS Tạ Ngọc Tấn đã thêm một lần cùng các nhà nghiên cứu "gọi tên" đúng hơn, thuyết phục hơn về một thể loại báo chí đã
và đang phát huy sức mạnh của mình đóng góp vào việc tạo nên sức mạnh chung của báo chí Đến đây, Tạ Ngọc Tấn đã chỉ ra được khá cụ thể về mục đích của thể loại này thực hiện nhiệm vụ chung của báo chí là đấu tranh làm lành mạnh hoá xã hội Trong cuộc đấu tranh ấy, mỗi thể loại có cách thức,
hình thức thể hiện và sức mạnh riêng Và với tiểu phẩm thì "…châm biếm, phê
phán cái xấu, cái tiêu cực cũng như những mặt hạn chế trong xã hội" là mục
tiêu hướng tới trên cơ sở sử dụng "phương pháp biện luận trào lộng"
Trang 27Qua nhà nghiên cứu viết về tiểu phẩm, đến giai đoạn hiện nay đã chứng
tỏ, thực tế, đa số họ không bàn nhiều đến việc phân chia ranh giới giữa tiểu phẩm văn học và tiểu phẩm báo chí như một số người đã làm, mà hầu hết đều xuất phát điểm từ tác phẩm đăng tải trên báo chí để nghiên cứu
Xích Điểu, với kinh nghiệm của một nhà báo viết tiểu phẩm báo chí
được đông đảo người đọc biết đến đã nhận xét về tiểu phẩm như sau: “ Là thể
loại vừa cho phép phát triển tính chất điển hình của văn học, vừa mang tính chất chân thật, khoa học và kịp thời của báo chí, tiểu phẩm vốn mang một tính chiến đấu cao, có khả năng vạch bản chất tàn bạo của kẻ thù một cách trực tiếp sâu cay và châm biếm làm cho người đọc vừa căm thù vừa khinh ghét cười vào mũi chúng”[65; 289] Khi nói đến tác phẩm “Bản án chế độ Thực dân Pháp” của Hồ Chí Minh, tác giả viết: “Có thể nói cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp xuất bản tại Paris năm 1925 là một thiên tiểu phẩm dài”[65;
290]
Như vậy, theo Xích Điểu, cả về nội dung và phương pháp thể hiện, tiểu phẩm đều mang tính chất đặc trưng của tác phẩm báo chí Nhưng tiểu phẩm cũng cho phép phát triển phương pháp điển hình trong sáng tạo văn học Tính chất điển hình hoá của tiểu phẩm không được tạo nên do hư cấu mà nó được hình thành theo quy luật sáng tạo của nhà báo, nghĩa là qua sự chọn lọc, phân tích khách quan những sự kiện, vấn đề có thực trong cuộc sống để phản ánh trong tác phẩm trên cơ sở ưu tiên nội dung chính trị, tư tưởng Khả năng, mục đích của tiểu phẩm là phê phán, châm biếm kẻ thù Nếu coi tiểu phẩm báo chí
có những đặc điểm trên thì việc xếp “Bản án chế độ thực dân Pháp” vào thể
loại tiểu phẩm là hợp lý Tuy nhiên, trong nhận định của Xích Điểu về tiểu phẩm thì ông tập trung nhấn mạnh vào đối tượng tác động của Tiểu phẩm là
kẻ thù của dân tộc, đó là giặc ngoại xâm, là bọn tay sai bán nước với "bản chất
Trang 28tàn bạo" của chúng để người đọc "vừa căm thù vừa khinh ghét cười vào mũi
chúng" Chính việc chỉ ra cụ thể đối tượng tác động, mục đích chĩa mũi nhọn
của tiểu phẩm vào kẻ thù đã làm cho nhận định của ông chỉ hợp với thời điểm lịch sử khi đó Cho đến nay, tình hình thời sự xã hội, môi trường xã hội của nước ta đã khác Do đó, tiểu phẩm không thể chỉ giới hạn trong việc tấn công vào kẻ thù như trước Mà nó phải làm nhiệm vụ của thời bình Tức là đối tượng tiểu phẩm hướng tới để phản ánh đã khác Nó có cả kẻ thù ngoại quốc đang âm mưu chống phá nước nhà, nhưng quan trọng và trực tiếp hơn phải chính là những thói hư tật xấu ở đời, những phần tử phản tiến bộ trong xã hội hiện nay đang thực hiện những hành vi sai trái, đi ngược luật pháp, trái với thuần phong mỹ tục, trái chuẩn mực đạo đức xã hội đương thời Đó cũng là những yếu tố cản trở sự phát triển xã hội cần được "mổ xẻ", lên án nhằm tiêu diệt chúng
Một vấn đề đặt ra là có hay không ranh giới giữa tiểu phẩm báo chí và tiểu phẩm văn học Như đã nhắc đến ở trên, không riêng gì tiểu phẩm mà nguồn gốc việc dùng các thể loại báo chí khác nhau và sự phong phú ngày càng lớn trong các thể loại là dựa trên cơ sở nhu cầu xã hội nhiều mặt, căn cứ vào khả năng mỗi ngày một lớn hơn và căn cứ trên các nhiệm vụ nhiều mặt được giao phó cho báo chí Tất nhiên, mỗi thể loại báo chí ra đời đều tiếp thu những yếu tố tích cực, có lợi trong nền văn hoá để làm tăng khả năng thông tin hiệu quả của nó Trong quá trình hình thành, tiểu phẩm báo chí cũng tiếp thu các yếu tố, thủ pháp châm biếm, giễu cợt của văn học và văn hoá dân tộc Điều đó không có nghĩa là trước khi tiểu phẩm báo chí ra đời đã có tiểu phẩm văn học mà thực tế chỉ có những yếu tố mầm mống của tiểu phẩm báo chí
Mặt khác, với tư cách là một thể loại, lịch sử ra đời, phát triển của tiểu phẩm gắn liền với báo chí, nằm trong sự vận động của báo chí Tiểu phẩm ra
Trang 29đời do yêu cầu xã hội và do yêu cầu mà những nhiệm vụ của báo chí đặt ra Quy luật sáng tạo của tiểu phẩm nằm trong quy luật chung của báo chí: Phản ánh khách quan, trung thực các sự kiện, vấn đề của đời sống xã hội hiện thời,
ưu tiên nội dung chính trị, tư tưởng, thời sự Tiểu phẩm phản ánh không thông qua hư cấu văn học- nghệ thuật Hơn nữa, dù nhà văn hay nhà báo đều viết tiểu phẩm theo yêu cầu “đơn đặt hàng” của báo chí Hiếm có tiểu phẩm nào không được bắt đầu số phận của mình bằng sự có mặt trên báo, tạp chí
Như vậy, rõ ràng là không có lý do tồn tại ranh giới giữa “tiểu phẩm
báo chí” và “tiểu phẩm văn học”, mà chỉ có một thể loại được gọi với những
tên khác nhau: “Tiểu phẩm”, “Tiểu phẩm báo chí”, “Tiểu phẩm văn học” Cho
nên, căn cứ vào nội dung và hình thức thể hiện của các tiểu phẩm, căn cứ vào thực tế tiểu phẩm được công bố trên báo chí, người viết cho rằng nên thống
nhất gọi nó bằng cái tên "tiểu phẩm báo chí" là hợp lý nhất (ở đây không có ý
chia ra tiểu phẩm báo chí và tiểu phẩm văn học, như đã trình bày, mà mục đích là nhận diện một thể loại đã, đang và sẽ song hành cùng các thể loại báo chí khác thực hiện chức năng chung của báo chí Nó xứng đáng được đứng vào hàng ngũ một trong các thể loại xung kích của báo chí) Và mỗi tiểu
phẩm có tính chất, mức độ, khả năng biểu hiện khác nhau nên yếu tố giàu chất văn học, đậm tính thông tin thời sự báo chí đan xen, hoà quyện nhau với liều lượng khác nhau mà hình thành những tiểu phẩm có phần khác nhau nhưng tựu trung vẫn phải đảm bảo đặc trưng cơ bản của báo chí là thông tin về những vấn đề thời sự có ý nghĩa chính trị xã hội nhất định Tính nghệ thuật trong tiểu phẩm được biểu hiện như khả năng vận dụng những thủ pháp trong xây dựng văn bản, trong việc tổ chức lô gic các chi tiết để tạo ra tiếng cười châm biếm Bên cạnh đó, sẽ là nhầm lẫn nếu đồng nhất tính nghệ thuật trong tiểu phẩm với việc hư cấu để tạo ra hình tượng nghệ thuật Tiểu phẩm báo chí
Trang 30không cho phép xây dựng hình tượng nghệ thuật Nó chỉ khai thác yếu tố thực của cuộc sống chính xác đang có để phản ánh một cách rất…tiểu phẩm và được báo chí chấp nhận
Từ những phân tích trên, ta có thể quan niệm về tiểu phẩm như sau:
"Tiểu phẩm là một trong những thể loại báo chí, thông qua sự phản ánh các sự kiện thời sự bằng phương pháp biện luận, châm biếm hài hước nhằm phê phán cái xấu, cái tiêu cực, những mặt hạn chế trong xã hội"
Việc xác định rõ tiểu phẩm là một thể loại báo chí để cụ thể hoá chức năng nhiệm vụ mà nó phải đảm nhận trong quá trình tồn tại của mình Tức đã
là thể loại báo chí thì phải có những đặc trưng của báo chí Và tất nhiên, đã
tham gia hoạt động báo chí thì phải "phản ánh các sự kiện thời sự" Nhưng
chính "bằng phương pháp biện luận hài hước, châm biếm" là cái đặc trưng
riêng có của tiểu phẩm báo chí nhằm hướng tới mục đích "phê phán cái xấu,
cái tiêu cực, những mặt hạn chế trong xã hội" Cho nên, vai trò quyết định của
tiểu phẩm báo chí phải là nội dung chính trị tư tưởng và tính thời sự nóng hổi, thời gian sáng tạo của nhà báo được tính bằng giờ, phút chứ không tính bằng năm, tháng như nhà văn Tất nhiên, nội dung chính trị tư tưởng muốn tác động
có hiệu quả đến xã hội phải thông qua nghệ thuật thể hiện phong cách ngôn
ngữ báo chí một cách hiệu quả cho tiểu phẩm
1.2.2 Tiểu phẩm trên báo chí
Tiểu phẩm báo chí ở Việt Nam, theo một số tài liệu nghiên cứu, có từ
những năm đầu thế kỷ XX với những tờ báo như: Đông Tây, Duy Tân, Đông Dương tạp chí, Phong Hoá, Vịt Đực, Con Ong,… Nhưng tiểu phẩm thực sự
bắt đầu phát triển từ giai đoạn cách mạng dân chủ 1936 -1939 (khi báo chí tiến
Trang 31bộ và cách mạng có điều kiện phát triển công khai) nhằm vạch trần bộ mặt xã hội thối nát, kệch cỡm, bản chất xấu xa của chế độ thực dân phong kiến, sự đớn hèn của những kẻ bán nước cầu vinh Những tên tuổi viết tiểu phẩm báo chí thời kỳ này như Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan,…
Trong các cây tiểu phẩm ở nước ta, không thể không nhắc đến Nguyễn
Ái Quốc- Hồ Chí Minh- với nhiều tiểu phẩm mẫu mực Các tiểu phẩm của Người thực sự là vũ khí đấu tranh cách mạng sắc bén, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù xâm lược và bè lũ tay sai bán nước
Thời kỳ nước nhà độc lập, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới, bên cạnh những thành tựu thì cũng nổi lên nhiều vấn đề bất cập, tiểu phẩm đã nhanh chóng trở thành một trong những thể loại hấp dẫn, có sức mạnh trong việc phản ánh những tiêu cực, bức xúc của nhân dân nhằm đẩy lùi, tiêu diệt những cái phản tiến bộ để xây dựng một xã hội phát triển vững mạnh theo hướng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Hiện nay, tiểu phẩm xuất hiện thường xuyên, là một bộ phận không thể thiếu và có vị trí xứng đáng trên mặt báo, xuất hiện nhiều trên báo trong các
chuyên mục như: "Chuyện thường ngày" (báo Tuổi trẻ); "Từ phủ khai
phong " (báo Pháp luật TP HCM); "Xả xú pap", "Nói hay đừng" (báo Lao
Động); "Nhàn đàm" (báo Thanh Niên); "Chuyện cuối tuần" (báo Văn hoá),
"Tôi xem, đọc, thấy, nghe" (báo Thể thao & Văn hoá), "Mua vui cũng được
một vài trống canh" (báo An ninh thế giới cuối tháng);
Tiểu phẩm báo chí là một thể loại độc lập nên cũng mang những đặc trưng cơ bản của báo chí như thông tin thời sự, chân thật, khách quan, chịu sự chi phối bởi tính khuynh hướng,… Song, thông tin thời sự của tiểu phẩm được thể hiện ngắn gọn, không ôm đồm phản ánh mọi vấn đề bao quát trước một sự kiện, hiện tượng mà chỉ là nhìn ở một góc độ, một khía cạnh nào đó của vấn
Trang 32đề Tiếp cận vấn đề từ góc quan sát nhỏ nhưng không hẹp, nhà báo có thể bộc
lộ quan điểm, lập trường, thái độ của mình trước nó Nhân vật xuất hiện trong tiểu phẩm có thể trực tiếp chính danh, địa chỉ, nhưng cũng có thể là điển hình hoá một loại người, một tầng lớp hay một giai cấp nào đó Mục tiêu chính của tiểu phẩm là cười vào thói hư tật xấu ở đời, châm biếm, đả kích nhằm làm đẹp, lành mạnh hoá xã hội, hướng xã hội, con người tới giá trị Chân - Thiện- Mỹ
Tiểu phẩm là thể loại độc lập nên nó có những đặc trưng riêng:
Thứ nhất - Tính châm biếm hài hước:
Đây là một phương pháp nghệ thuật đặc biệt, tái tạo lại hiện thực, khám phá ra nó là một cái gì đó sai lệch, vô lý, không xác đáng ở bên trong (khía cạnh nội dung) bằng các hình tượng đáng cười, đáng phê phán, chế nhạo (khía cạnh hình thức Nhờ đó, nó biến tiểu phẩm thành một công cụ quan trọng, sắc bén trong việc châm biếm, phê phán gay gắt những hiện tượng sai trái, tiêu cực cũng như các tệ nạn trong xã hội bằng cách viết hài hước Cho nên, phê phán có độ sâu sắc của tư tưởng, chứa đựng các ẩn ý, khiến cho kẻ "có tật giật mình", còn độc giả thì thích thú, tự suy ngẫm, nhận thức được cốt lõi, bản chất thực của sự việc, mà qua đó tự sửa mình, giáo dục mình Sự đối ngược, xung đột trái khoáy trong cuộc sống thể hiện trong tiểu phẩm trở thành những bi hài kịch vừa tức vừa cười Hiện tượng, sự việc thật trong đời sống xã hội được tái hiện bằng tất cả các thủ pháp nghệ thuật: Ngoa dụ, ẩn dụ, so sánh, hoán dụ,…
Nhà văn tư tưởng Nga Sécnưsepxki đã viết: "Cái hài là sự trống rỗng
và sự vô nghĩa bên trong được che đậy bằng một cái vỏ huênh hoang tự cho rằng có nội dung và ý nghĩa thực sự"[59; 35] Và cái hài hước trong tiểu phẩm
báo chí thuộc phạm trù mỹ học Nó biểu hiện cái mâu thuẫn, sự không tương
xứng mà người ta có thể cảm nhận được "Trong hài hước, phép biện chứng
của trí tưởng tượng phóng khoáng hé mở cho thấy đằng sau cái tầm thường là
Trang 33vẻ cao qúy, sau cái điên rồ là sự anh minh Trong châm biếm, đối tượng của tiếng cười là thói hư tật xấu, vì thế nổi bật lên là giọng đả kích, phủ định, tố cáo dẫn đến tiếng cười mang sắc thái khác nhau"[67; 95] Sức mạnh phê phán
vừa mang tính khẳng định vừa mang tính phủ định "Người ta thường coi
humour, hài hước là cung bậc đầu tiên và châm biếm là cung bậc cuối cùng"
[67; 95] Điều quan trọng là cái hài của tiểu phẩm báo chí thường biểu hiện tính thâm trầm, kín đáo, không lộ liễu, biểu hiện trí tuệ, tài năng của tác giả
Và dù ở cung bậc nào cái hài đó cũng thể hiện gồm ba yếu tố cơ bản:
+ Bản chất mang tính hài hước của đối tượng mà công chúng có thể
Trong báo chí, người ta căn cứ vào 3 tiêu chí sau đây để phân loại các
tác phẩm và phân biệt sự khác nhau giữa các thể loại Đó là: Đối tượng phản
ánh; Mục đích, nhiệm vụ; Phương pháp phản ánh, phương tiện sáng tạo
Trang 34Tính chất khác biệt của mỗi thể loại báo chí không phải do một trong các đặc điểm mà do toàn bộ những đặc điểm đó Xét về khung thời gian, đối tượng phản ánh của báo chí cơ bản, trọng yếu nhất là cái hiện thời, cụ thể có tính thời sự, thời cuộc, trong đó nội dung chính trị tư tưởng được ưu tiên
Cũng như các thể loại báo chí khác, đối tượng phản ánh của tiểu phẩm báo chí là hiện thực đời sống xã hội đương thời nhưng thu hẹp lại trong phạm
vi cái xấu của kẻ thù và cái xấu của nội bộ xã hội, dân tộc
Tiểu phẩm của Hồ Chí Minh, Ngô Tất Tố, đều là một thể loại châm biếm, tạo nên tiếng cười (tiếng cười hiểu theo cả nghĩa bóng) Nhưng nhiệm
vụ, mục đích của tiểu phẩm không chỉ là gây cười Bản thân cái cười có nhiều cung bậc, nhiều khía cạnh và nảy sinh trong nhiều điều kiện cụ thể khác nhau Trong dân gian nói: “36 điệu cười” là để chỉ sự phong phú, sinh động của cười Trên thực tế, cái cười sinh động, phong phú hơn nhiều Cười có khi chỉ
là kết quả sự đùa vui, không ác ý như kiểu “chồng còng mà lấy vợ còng, nằm
phản thì chật nằm nong thì vừa” Nhưng có tiếng cười biểu thị sự phản kháng,
sự căm ghét Thậm chí “cái cười nhiều khi có sức mạnh giết người” Cười là
một vũ khí quan trọng của kỷ luật xã hội thuộc một giai cấp nhất định hoặc là một hình thức gây áp lực của một giai cấp này đối với một giai cấp khác Ở
một khía cạnh khái quát có tính lịch sử, nói như Xích Điểu: "tiếng cười là yêu
cầu của cuộc sống đang vươn lên Vì thế con người đưa đám một hình thái xã hội của họ không phải bằng những điệu kèn lâm khốc bi ai, mà bằng những tiếng cười vui vẻ” Tiếng cười châm biếm, phê phán trong tiểu phẩm cũng là
tiếng cừơi như thế, tiếng cười tỉnh táo, có phân biệt đối xử, tiếng cười của kẻ mạnh, tiếng cười có nhiều cung bậc, ý nghĩa khác nhau
Khi đề cập đến những cái xấu, lạc hậu, lỗi thời trong nội bộ dân tộc, nội
bộ đất nước, cười là vũ khí quan trọng của kỷ luật xã hội Nó là sự phê bình
Trang 35những cái xấu, cái hạn chế nhằm mục đích xây dựng, phát triển cái mới, cái đẹp làm cho xã hội ngày càng tốt hơn
Đối với kẻ thù, cười trong tiểu phẩm thuộc về những cung bậc khác Đó
là cười sâu cay, tiếng cười phê phán để đánh đổ, tiêu diệt cái ác Tiếng cười
ấy, chính là “hình thức gây áp lực của giai cấp này với giai cấp khác”, của một dân tộc đối với kẻ thù đang dày xéo lên Tổ quốc thân yêu Ngọn đòn của tiểu phẩm phơi trần bản chất kẻ thù ở những khía cạnh xấu xa nhất, phản động nhất qua những sự kiện, vấn đề thời sự sinh động không thể chối cãi Ở thế của kẻ mạnh, là vũ khí của kẻ mạnh, tiếng cười khi cất lên chứa đựng sự khinh
bỉ, dấy lên sự phẫn nộ, căm thù, lúc lại lắng xuống châm biếm sâu cay, chứng minh sự diệt vong tất yếu của kẻ thù
Thậm chí có những tiểu phẩm không thể gây cười khi đề cập đến những mâu thuẫn nào đó trong nội bộ nhân dân, nội bộ kẻ thù và buộc người đọc phải suy nghĩ đến những vấn đề sâu xa Ở nước ta ngày nay, vấn đề đấu tranh loại bỏ những thói hư tật xấu ở đời, đấu tranh chống tệ nạn xã hội, thói cửa quyền, hách dịch của cán bộ, thói bệ dạc trây lỳ của không ít phần tử phản tiến
bộ trong nội bộ công dân nước nhà là việc làm thường xuyên và cấp thiết của báo chí, trong đó có sự tham gia đắc lực của tiểu phẩm
Nói chung, trong mỗi tiểu phẩm, người viết đều sử dụng vũ khí là tiếng cười Việc tạo ra tiếng cười châm biếm trong tiểu phẩm báo chí là cả một nghệ thuật Về cơ bản, nghệ thuật gây cười trong tiểu phẩm dựa vào việc thiết lập nên những mối quan hệ mâu thuẫn, những liên hệ bất ngờ, những tình huống
éo le với nhiều tầng lớp nghĩa, nhiều cách hiểu không cùng chiều Nhưng trong nhiều trường hợp, tính chất của cái cười đó khác nhau, nó luôn là biện pháp thể hiện ý đồ, thái độ của tác giả đối với cái ác, cái xấu đã được phản ánh
và lên án Hơn nữa, tính chất, liều lượng của cái cười tạo nên trong tiểu phẩm
Trang 36báo chí phụ thuộc rất nhiều vào tài năng, đôi khi vào những phẩm chất cá nhân thuần tuý năng khiếu của tác giả
Chứng tỏ thực chất mục đích của tính chất hài hước, châm biếm trong tiểu phẩm ở đây không phải chỉ viết ra để cười giải trí đơn thuần mà nó cười
để chiếu đấu vì sự phát triển lành mạnh của xã hội
Thứ hai: Dung lượng tác phẩm nhỏ:
Có thể nói rằng, trong báo chí, tiểu phẩm có dung lượng nhỏ (trung bình mỗi tiểu phẩm thường dài từ 300 đến 500 chữ) và tần số xuất hiện ít hơn so
với các thể loại tin, phóng sự, bình luận, nhưng với sự ra đời và phát triển
của mình, tiểu phẩm khẳng định vai trò là một vũ khí sắc bén vạch mặt, đấu tranh với kẻ thù chính trị, là một phương tiện có tác dụng tự phê bình, phê bình, chỉ cho xã hội thấy những khía cạnh chủ yếu của từng sự việc xấu cản trở quá trình tiến triển của xã hội, góp phần bồi dưỡng cái tốt đẹp và tích cực
Do vậy, trên mặt báo, tiểu phẩm thường được ưu tiên dành cho những vị trí
xứng đáng và ổn định trong các chuyên mục với các tên gọi: "Nói hay đừng" (Báo Lao Động), "Tôi xem, đọc, thấy, nghe"(Báo Thể Thao & Văn hoá),
"Mua vui cũng đựơc một vài trống canh" (Báo An ninh thế giới cuối
tháng), …
Thứ ba: Sự kết hợp giữa những phương pháp thể hiện của báo chí
và thủ pháp nghệ thuật của văn học, giữa ngôn ngữ thông tin chính luận với ngôn ngữ hình tượng nghệ thuật:
Sự kết hợp này rất phong phú, sinh động tuỳ theo tài liệu về sự kiện khách quan và tài năng của người viết Tất nhiên, khả năng và mức độ sự kết hợp này cũng nằm trong phạm vi khống chế của những quy luật sáng tạo trong
Trang 37báo chí là ưu tiên nội dung chính trị tư tưởng, đáp ứng kịp thời yêu cầu thông tin của xã hội do những nhiệm vụ chính trị - xã hội đặt ra, tôn trọng hoàn toàn tính chân thật khách quan của sự kiện Trong các tiểu phẩm của Hồ Chí Minh, Ngô Tất Tố, Hữu Thọ, Lý Sinh Sự, Bút Bi, Thảo Hảo đều có sự kết hợp rất linh hoạt giữa các yếu tố của chính luận, tự sự, thông tin và thơ ca, hò vè, ca
dao, dân ca, Đôi khi, trong các tiểu phẩm còn có hình thức đối thoại của
kịch bản sân khấu, hình thức điểm tin thời sự có sự so sánh, đối lập tạo ra
mâu thuẫn Với một nội dung rất nhỏ so với các thể loại ký, phóng sự, tường thuật, nhưng vốn từ sử dụng trong tiểu phẩm rất phong phú Có thể nhận thấy ở đặc điểm này là lối viết giàu hình ảnh, hình tượng, khả năng diễn đạt "
ý tại ngôn ngoại" của ngôn ngữ và có sự đan xen giữa ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật, tạo nên giọng điệu đa thanh cho tác phẩm, khi bông đùa khôi hài, lúc trang trọng, nghiêm túc, có lúc trùng xuống nhẹ nhàng, nhưng có lúc lại căng lên trong lập luận, kết luận vấn đề;… Nhiều tiểu phẩm có cốt truyện, giàu yếu tố tự sự và được hư cấu trong giới hạn nhất định trên cơ sở sự kiện, hiện tượng có thật Trong việc sử dụng ngôn ngữ, tác giả phải có vốn từ rộng, có khả năng tạo ra chệch chuẩn để gây ấn tượng mạnh, tác động vào nhận thức của độc giả
Các thủ pháp nghệ thuật thường thấy trong văn học như: ví von, ẩn dụ,
so sánh, ngoa dụ, phóng dụ, cài bẫy, nhân cách hoá các con vật, đồ vật… đều được sử dụng triệt để, đa dạng, khéo léo nhằm dẫn dắt người đọc suy luận theo một hướng rồi bất ngờ tạo kết thúc theo hướng khác mà vẫn lô gíc gây nên sự thích thú, "tức cười"
Từ sự phân tích trên, có thể kết luận: Tiểu phẩm báo chí là một thể loại
châm biếm có tính chiến đấu cao, kết hợp sinh động giữa nội dung và phương pháp thể hiện của báo chí với các thủ pháp nghệ thuật văn học, sử
Trang 38dụng vũ khí là tiếng cười, nhằm biểu thị thái độ đối với cái xấu của nội bộ
xã hội và kẻ thù được phản ánh chân thật và vạch trần bản chất
Với thế mạnh như vậy, tiểu phẩm đã tạo nên cho nhiều tác giả những phong cách đặc thù và có "thương hiệu", uy tín trong làng báo Tuy nhiên, sử dụng hiệu quả, thành công thể loại này không đơn giản, không phải ai cũng làm được Nó đòi hỏi tác giả phải có một tư duy sắc bén trước các sự kiện của đời sống, nắm vững đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, biết cách phát hiện vấn đề, cũng như phân tích, lý giải vấn đề Tác phẩm phải thể hiện được quan điểm, chính kiến, tư tưởng của cá nhân tác giả song cũng
là tiếng nói của đông đảo quần chúng nhân dân, của công lý và lẽ phải
1.3 Tác động của tiểu phẩm báo chí đối với xã hội
Trong xã hội hiện nay, sức tác động của báo chí đối với công chúng ngày càng mạnh Báo chí không ngừng sáng tạo, tìm ra những lối đi riêng, mới cho cách thể hiện thông tin báo chí vừa thời sự vừa tác động sâu rộng, hiệu quả đến công chúng Trong đó có một thể loại tiểu phẩm báo chí đang tỏ
ra rất lợi thế trong việc sáng tạo các tác phẩm báo chí vừa đậm chất thời sự mà lại uyển chuyển linh hoạt, tấn công sắc bén vào nhận thức của công chúng, vào xã hội
Dưới góc nhìn truyền thông báo chí, phong cách ngôn ngữ báo chí (đã trình bày phần trên) phải thực hiện chức năng thông tin và tác động Để đạt hiệu quả tốt, các tác phẩm báo chí bên cạnh việc lựa chọn thông tin gì để phản ánh (yếu tố về nội dung) thì phản ánh như thế nào (yếu tố về hình thức) cũng hết sức quan trọng Tiểu phẩm báo chí với thế mạnh của mình là thông tin thời
sự nhưng bằng chất giọng hài hước nhẹ nhàng mà sâu sắc đã thực sự ấn tượng, thu hút được công chúng và có sức lay động lòng người cao Điều này được lý
Trang 39giải khi chúng ta đánh giá hiệu quả của một tác phẩm báo chí trên cơ sở việc nghiên cứu tâm lý tiếp nhận của độc giả sẽ rõ Thực tế xã hội hiện đại công chúng đang ngập chìm trong xã hội bùng nổ thông tin đa dạng, nhiều chiều Chính yếu tố này vừa tạo điều kiện cho họ dễ dàng tiếp cận thông tin nhưng cũng dễ gây áp lực khi cứ phải tiếp xúc nhiều với những thông tin khô cứng, gân guốc Cho nên, nhu cầu công chúng cũng cần tiếp nhận thông tin dưới dạng "mềm" hơn Đó là cách viết sao cho giúp công chúng vừa thư giãn, bớt căng thẳng mà vẫn lĩnh hội được những vấn đề thiết thực của cuộc sống đang đặt ra và phương hướng giải quyết những vấn đề đó Và nó đáp ứng được một trong những tiêu chí của báo chí hiện đại là vừa thông tin vừa thư giãn đồng thời nâng cao dân trí trên cơ sở của sự tác động định hướng nhận thức và hành
vi của công chúng theo chiều hướng tích cực
Chẳng hạn, về vấn đề liên quan đến cách ăn mặc của ca sỹ khi biểu diễn, tác giả Lý Sinh Sự không thông tin dưới dạng văn bản, chỉ thị cứng nhắc
mà đã bàn đến vấn đề bằng một tiểu phẩm hài hước có tiêu đề: Hở một nửa là
được?(14.9.2004) Ngay ở tiêu đề bài báo đã là một dấu hỏi(?) Và bằng chất
giọng hài hước hóm hỉnh, tác giả tái hiện thực tế nực cười bằng một tình
huống:" … trước khi diễn, hội đồng nghệ thuật đã đề nghị Hồ Quỳnh Hương
đổi áo vì hở nhiều quá, nhưng cô này vẫn mặc vì lý do "không có áo nào khác"(?!) Vấn đề là đến nay đã rõ là nếu hở 3 phần 4 ngực như cô Hương đã mặc như thế là vi phạm Còn hở ít hơn, ví dụ hở một nửa chắc không sao, bác nhỉ?" Rồi phương châm chống ăn mặc gây "phản cảm" trong ca sĩ được lý giải
khiến "gã đài phường" hiểu rằng :"Hát phải hoà với nhạc Như thế nếu hát
nhạc "não tình" thì ca sĩ phải rũ ra như dưa héo Còn hát " tóc gió thôi bay" thì đương nhiên đầu phải trọc tếu hoặc dựng đứng, cứng đơ như dây thép!"
Trang 40Với cách thể hiện tiểu phẩm dưới dạng cuộc trò chuyện giữa hai người
về một vấn đề hiện thực, tác giả đã lồng ghép vừa bình luận thời sự, vừa hóm hỉnh so sánh khiến công chúng đọc nó phải "phì cười" vì cái cách quản lý máy móc, thiếu chặt chẽ, thiếu thực tiễn của các vị quản lý nghệ thuật biểu diễn khiến ca sỹ và họ cứ săn nhau như "mèo vờn chuột" Cuối cùng thì "cấm hở" nhưng thực ra "càng cấm càng hở" Và cái tức cười bật ra ngay từ tiêu đề tác
phẩm Hở một nửa là được? Nó là một câu hỏi vừa khẳng định, vừa nghi vấn,
nhưng thực ra ý đồ tác giả thể hiện là để phủ định cái kiểu nửa chừng- đã cấm
hở lại còn một nửa cũng được
Rõ ràng với tác phẩm báo chí viết theo phong cách của một tiểu phẩm hài hước như vậy, hiệu quả truyền thông đã rất cao nhờ cách đặt vấn đề và thể hiện, chứng minh vấn đề nhẹ nhàng mà thâm thuý Nó khiến công chúng cười đấy nhưng rồi lại không thể không nghĩ về cái mình đã cười Mà xét theo lý thuyết và thực tế truyền thông báo chí thì khi một thông điệp đưa ra khiến công chúng thích thú đọc, xong rồi lại ngẫm nghĩ và có những hành động nhất định về nó thì đã là một sự thành công Mặc dù không thể kiểm chứng thực tiễn hiệu quả tác động của tác phẩm đó, nhưng hoàn toàn có thể khẳng định
rằng, bất kể ai sau khi đọc xong bài Hở một nửa là được?, ít nhiều cũng phải
có cái nhìn khác hơn, đúng đắn hơn về thực tế ăn mặc của ca sỹ ở Việt Nam
và nhìn nhận khách quan hơn về họ, đồng thời cũng đánh giá được mức độ đúng đắn, hữu dụng của một quyết định quản lý
Do đó, "Tiếng cười, nhất là tiếng cười mang nội dung chiến đấu mạnh
mẽ và nghệ thuật tinh tế, có khả năng lan truyền nhanh chóng, chẳng những không ai kìm lại được, mà mọi người còn bị lôi cuốn theo, kể cả những kẻ cùng lũ với đối tượng bị mang ra để cười" [59; 44] Cho nên, tiểu phẩm báo
chí thực sự lợi hại trong việc dùng cái hài hước để đi vào lòng người và nhanh