1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu về phong cách báo chí hài hước của lý sinh sự, lê thị liên hoan và thảo hảo

66 590 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 96,45 KB

Nội dung

Đồng thời nó cũng làm xuất hiện trong báo giới có những tác giả, nhà báo,những cây bút không ngừng sáng tạo trong việc sử dụng thể loại báo chí vớinhững ngôn ngữ, giọng điệu mang tính đặ

Trang 1

Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài:

Báo chí từ khi ra đời và phát triển đến nay luôn luôn đổi mới cả nộidung thông tin lẫn hình thức thể hiện thông tin đó cho phù hợp với nhu cầuthông tin ngày càng cao của công chúng Điều đó làm hình thành một hệthống thể loại với nhiều thể loại khác nhau, mà trong đó, mỗi thể loại cócách thức riêng, lợi thế riêng trong việc phản ánh hiện thực khách quan

Đồng thời nó cũng làm xuất hiện trong báo giới có những tác giả, nhà báo,những cây bút không ngừng sáng tạo trong việc sử dụng thể loại báo chí vớinhững ngôn ngữ, giọng điệu mang tính đặc trng của mình để cho ra đờinhững tác phẩm báo chí luôn luôn tơi mới cả về thông tin thời sự, cả vềphong cách thể hiện làm hấp dẫn công chúng

Cùng với báo chí, sự thay đổi trong nhận thức của công chúng, quanhững đòi hỏi về một nền báo chí với những sản phẩm báo chí tiến đến vừa

đáp ứng nhu cầu thông tin thời sự tơi mới đến, vừa góp phần làm th giãn, giảitrí cho công chúng Và hơn hết, cả thông tin, cả th giãn đều nhằm mục đích

đạt hiệu quả tác động đến công chúng làm cho họ thay đổi trong nhận thức

và hành vi góp phần cải tạo xã hội ngày càng tốt đẹp hơn

Chính những yêu cầu cấp thiết đó, trong quá trình hoạt động sáng tạotác phẩm báo chí của mình, các nhà báo, những ngời làm báo, đã cho ra đờinhiều sản phẩm báo chí không những cho công chúng thoả mãn thông tin,cung cấp bức tranh về xã hội đơng thời mà còn có cách thể hiện sinh động đểqua đó công chúng thấy thoải mái, trong đó có những tiếng cời Chúngkhông phải là cời cho xong chuyện hay cời chỉ để cời giải trí đơn thuần màsau những tiếng cời ấy, những công chúng tích cực của xã hội lại có thể bậtkhóc cho những sự rối ren, những điều tiêu cực làm cản trở sự phát triển xãhội

Và trong số rất nhiều tác giả đã và đang làm đợc điều đó, chúng ta phải kể

đến Lê Thị Liên Hoan, Lý Sinh Sự, Thảo Hảo là những cây bút viết tiểuphẩm hài hớc rất quen thuộc và để lại nhiều ấn tợng tốt đẹp trong lòng côngchúng bằng những bài viết, đả kích trên các báo Lao Động, An ninh thế giớicuối tháng, Thể thao Văn hoá

Trang 2

Đã có khá nhiều những lá th của công chúng gửi đến các tác giả nàybày tỏ sự đồng tình, lời cảm ơn, sự động viên tác giả về những dòng tâmhuyết vì sự tồn tại và phát triển lành mạnh của xã hội loài ngời Và cũng cókhông ít bài báo nói về các tác giả này nh những hiện tợng đặc biệt của nềnbáo chí đơng đại Nhng trong số đó cha có một tác phẩm, công trình nghiêncứu nào chuyên sâu, đầy đủ về các tác giả đó và đặc biệt là cha có sự lý giảicặn kẽ, khoa học về những thành tựu mà các tác giả cùng tác phẩm của họmang lại cho xã hội Và với những thành công đó thì sự bứt phá, sáng tạo đặcbiệt của các tác giả trong hình thức thể hiện thông tin báo chí rất mới Nó đãtạo ra cho các tác giả này những phong cách mà công chúng nhận thấy sự

độc đáo, hấp dẫn Cũng có thể cho rằng họ đã tạo cho mình một “ thơnghiệu” trong làng báo Vậy thực chất cái thơng hiệu ấy đợc tạo nên bởi nhữngyếu tố nào, hiệu quả của nó và dự kiến xu hớng phát triển của thể loại đótrong báo giới sẽ ra sao? Đi tìm câu trả lời cho những vấn đề đó nên tôi chọn

đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sỹ báo chí của mình là: “Tìm hiểu về phong cách báo chí hài hớc của Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan và Thảo Hảo

( Khảo sát trên báo Lao Động, Thể Thao văn hoá và An ninh thế giới cuốitháng từ 2003 đến 2005)

2 Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu đề tài:

Mục đích của Luận văn là nhằm tìm hiểu và nghiên cứu về phong cáchbáo chí hài hớc của ba nhà báo: Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan và Thảo Hảothể hiện trong các bài báo đậm chất tiểu phẩm đả kích trên các tờ báo đó,khảo sát và phân tích những điểm đã làm đợc và những điểm cha làm đợccủa các cây bút đó Thông qua đó, luận văn có thể tổng kết, đa ra nhữngnhận định mang tính bổ khuyết để nâng cao hơn nữa chất lợng các bài viếtcủa các tác giả và chỉ ra xu hớng vận động, phát triển của hình thức thông tintheo những phong cách đặc biệt này

Luận văn cũng hy vọng tìm hiểu và đánh giá thực tiễn của ba phongcách báo chí độc đáo này nhằm góp phần làm thúc đẩy hơn nữa quá trình giatăng sáng tạo trong hoạt động báo chí để thông tin hiệu quả hơn Bên cạnh

đó, luận văn cũng hy vọng làm tài liệu cho những ai quan tâm nghiên cứu lýluận báo chí và tìm hiểu, học hỏi các phong cách báo chí đó

Trang 3

3 Phơng pháp nghiên cứu:

Thực tế hiện nay những công trình nghiên cứu về lý luận báo chí nóichung còn khiêm tốn, đặc biệt là những công trình nghiên cứu về các tác giả,các cây bút nổi tiếng hiện nay, đặc biệt là ba nhà báo: Lý Sinh Sự, Lê ThịLiên Hoan, Thảo Hảo là rất hiếm Cho nên, nguồn t liệu phục vụ cho việctriển khai đề tài mang tính kế thừa là hạn chế

Trớc thực tế đó, luận văn đi từ phơng pháp luận của chủ nghĩa Mác –Lênin, t tởng Hồ Chí Minh, đờng lối chính sách của Đảng và Nhà nứơc vềbáo chí để định hớng phơng pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích tổng hợp,

so sánh Từ những luận điểm chung về phong cách, về sự sáng tạo phongcách linh hoạt trong quá trình tác nghiệp của các nhà báo, những lý luận vềthể loại báo chí, về tiểu phẩm báo chí, sẽ soi rọi vào các tác phẩm cụ thể của

ba nhà báo trên, để đi tới phân tích, so sánh tổng hợp nhằm đa ra những kếtluận mang tính khái quát

4 Phạm vi nghiên cứu:

Nhằm thể hiện đợc sự sinh động, khác biệt của ba phong cách khácnhau trong việc dùng cùng một loại bài tiểu phẩm mà thông tin thời sự có ýnghĩa chính trị xã hội nóng hổi, tác giả tập trung khảo sát đề tài trên ba tờbáo: Lao Động, An ninh thế giới cuối tháng, Thể thao văn hoá - những tờbáo mà các cây bút này xuất hiện thờng xuyên nhất

Các tác phẩm sử dụng trong việc triển khai đề tài là trên ba tờ báo đó trongthời gian từ 2003 đến 2005

5 Kết cấu của Luận văn:

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Tài liệu tham khảo, Luận văngồm có 3 chơng chính:

Chơng 1: Một số vấn đề lý luận chung về phong cách và tiểu phẩm báo chí Chơng 2: Nội dung sự giễu cợt, phê phán những vấn đề nóng hổi của xã hội

trong các tiểu phẩm của Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo

Chơng 3: Hiệu quả báo chí đặc biệt của các tiểu phẩm báo chí của ba nhà

báo Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo đợc đăng trên báo Lao Động,

An ninh thế giới cuối tháng, Thể thao văn hoá

Trang 4

Tức là ở định nghĩa về mặt từ ngữ này của Từ điển Tiếng Việt chỉdừng lại ở việc khai thác khía cạnh ngôn từ, lột tả nội hàm khái niệm Nóthiên về việc nhìn nhận khái niệm gắn liền với hoạt động sáng tạo của cácnhà hoạt động nghệ thuật hay sáng tác khác nhng trong cùng một thể loại

Ví dụ: Phong cách của một nhà văn, phong cách văn học nghệ thuật,

b, Trong văn học: Từ quan điểm trên đây, tiếp cận với một loại hình nghệ

thuật tiêu biểu là văn học, thì thấy đa số các nhà nghiên cứu và sáng tạo vănhọc, khi nhắc đến khái niệm “phong cách”, ngời ta thờng nghĩ đến nó là mộtthuật ngữ đợc dùng để chỉ đặc điểm sáng tác của nhà văn, của một tác phẩmhay một trào lu văn học

Trang 5

Với khái niệm này, phong cách còn đợc hiểu nó bao hàm cả một số đề về thipháp, trong đó có thế giới quan sáng tác, cá tính sáng tạo nghệ thuật của nhàvăn hoặc của nhiều nhà văn thuộc cùng một trào lu

Ví dụ: Phong cách Nguyễn Du, phong cách thơ lãng mạn, phong cáchTruỵên Kiều,

Tựu chung lại, phong cách ngôn ngữ là khái niệm để chỉ về hình thức

sử dụng ngôn ngữ ứng với từng loại hình sáng tạo nghệ thuật, từng tìnhhuống dùng ngôn ngữ khác nhau mà nó đảm nhiệm những chức năng khácnhau nhằm mục đích chuyển tải đợc ý nghĩa của thông tin mà chủ thể địnhtruyền tải thông qua ngôn ngữ Hay nói đến phong cách ngôn ngữ là ta phảigắn liền ngôn ngữ với những chức năng nhất định của nó

Tiếp cận phong cách ngôn ngữ ở khía cạnh ngôn ngữ học thì việc phânloại và miêu tả các phong cách chức năng ngôn ngữ là hết sức cần thiết Bởi

nó phục vụ đắc lực cho quá trình giao tiếp của con ngừơi trong xã hội loàingời ở đây, nó đóng vai trò là trung gian môi giới, cầu nối giữa các thànhviên trong xã hội thực hiện quá trình thông tin giao tiếp vì mục đích sống.Với vị trí trung gian của mình, tất cả những nét phong phú và sâu sắc, thâmthúy và tinh tế, tất cả những khả năng biến hoá của tiếng Việt đều thể hiệntrong phong cách và qua phong cách Do đó, thực tế đặt ra tất cả những vấn

đề quan trọng nh Gữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Chuẩn hoá ngôn ngữ,phát triển và nâng cao tiếng Việt văn hoá,… đều phải đ đều phải đợc giải quyết trong sựgắn bó mật thiết với phong cách Mọi sự non kém, thiếu sót về ngôn ngữ.Mọi sự non kộm, thiếu sút về ngụn ngữ đều sẽ bộc lộ khi sử dụng cỏc phongcỏch chức năng ngụn ngữ

éối với nhà trường, sự phõn loại và miờu tả cỏc PC sẽ tạo ra những cơ

sở khoa học về tiếng Việt để biờn soạn những tài liệu học tập, giảng dạyhoàn chỉnh về tiếng Việt Sự phõn loại và miờu tả cỏc phong cỏch cú ý nghĩa

về nhiều mặt: ý nghĩa xó hội, ý nghĩa lớ luận và ý nghĩa sư phạm

Trang 6

2- Các cách phân loại PCNN:

Việc phân loại các phong cách chức năng là một vấn đề đã được đặt ra

từ thời Mĩ từ pháp cổ đại với lược đồ bánh xe phong cách của Virgile Riêng

ở Việt Nam vấn đề này chỉ mới thực sự quan tâm từ khi có các giáo trình vềphong cách học Cụ thể là trong quyển Giáo trình Việt ngữ tập III của ÐinhTrọng Lạc xuất bản năm 1964 Từ đó đến nay đã có rất nhiều quan điểmkhác nhau về cách phân loại các PCCNTV Và, thực tế vấn đề này vẫn chưa

có tiếng nói chung cả về số lượng các phong cách và cả về thuật ngữ Cóthể khảo sát hai quan điểm về cách phân loại qua hai bộ giáo trình Phongcách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt của giáo sư Cù Ðình Tú và Phong cáchhọc tiếng Việt của giáo sư Ðinh Trọng Lạc (chủ biên ) và Nguyễn Thái Hoà

1- GS Cù Ðình Tú phân loại dựa trên sự đối lập giữa PC khẩu ngữ tựnhiên và PC ngôn ngữ gọt giũa Sau đó, trên cơ sở chức năng giao tiếp của

xã hội mà chia tiếp PC ngôn ngữ gọt giũa thành : PC khoa học, PC chínhluận, PC hành chính PC ngôn ngữ văn chương được khảo sát riêng khôngnằm trong phong cách ngôn ngữ gọt giũa Sơ đồ phong cách tiếng Việtđược biểu hiện như sau :

Tiếng Việt toàn dân

Phong cách khẩu ngữ tự

nhiên

Phong cách ngôn ngữ gọt giũa

Trang 7

Phongcáchkhoahọc

Phongcáchchínhluận

Phongcáchhànhchính

Phongcách ngônngữ vănchương

2 - GS Ðinh Trọng Lạc phân loại phong cách chức năng tiếng Việt ra làm 5loại : PC Hành chính - công vụ, PC khoa học - kỹ thuật, PC báo chí - côngluận, PC chính luận và PC sinh hoạt hàng ngày Theo giáo sư, lời nói nghệthuật không tạo ra phong cách chức năng riêng mà chỉ là một kiểu chứcnăng của ngôn ngữ

So sánh hai cách phân loại trên chúng ta thấy: Cách thứ nhất phân loạicòn thiếu một phong cách CNNN đang tồn tại thực tế hiện nay trong tiếng

Việt , đó là PC thông tấn ( Ở đây chúng tôi dùng thuật ngữ thông tấn thay

cho thuật ngữ báo chí ) Cách thứ hai lại không có PC ngôn ngữ văn chươngtrong hệ thống PCCNNN tiếng Việt Ðiều này không đảm bảo tính hệthống của PCCNNN tiếng Việt và mâu thuẫn về khái niệm phong cách đãđược đề cập ở phần phân loại của tác giả Giáo trình này phân loại các

PCCNNN tiếng Việt ra làm 6 loại Ðó là : PC khẩu ngữ, PC khoa học, PC thông tấn, PC chính luận, PC hành chính và PC văn chương

1.2 Phong c¸ch ng«n ng÷ b¸o chÝ:

a Khái niệm:

PC thông tấn là PC được dùng trong lĩnh vực thông tin của xã hội

về tất cả những vấn đề thời sự (Thông tấn : có nghĩa là thu thập và biên

tập tin tức để cung cấp cho các nơi.)

Trang 8

Báo chí, nhất là báo hàng ngày, là nơi đăng tải các loại tin tức, kiến thức có tính tổng hợp và cập nhật hoá, trong đó hầu như hiện diện

đủ tất cả các loại phong cách như : khoa học, hành chính, chính luận, văn chương Do đó, không nên gọi phong cách thông tấn là phong cách báo chí

PC thông tấn có các loại: văn bản cung cấp tin tức, văn bản phảnánh công luận và văn bản thông tin - quảng cáo Phong cách thông tấntồn tại cả ba dạng: dạng nói (kênh nói được dùng ở các đài phát thanh);dạng hình và nói (kênh nói và hình được dùng ở đài truyền hình); dạngviết ( kênh viết được dùng trên báo và tạp chí )

2- Ðặc trưng : PC thông tấn có 3 đặc trưng:

2.1- Tính thời sự: Thông tin phải truyền đạt kịp thời, nhanhchóng Chỉ có những thông tin mới mẻ, cần thiết mới hấp dẫn ngườiđọc, người nghe Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu trao đổi và tiếpnhận thông tin của con người ngày càng lớn Báo chí sẽ thoả mãn nhucầu thông tin đó của con người, nhưng đồng thời người ta đòi hỏi đấy

Trang 9

phải là những thông tin kịp thời, nóng hổi

2.2 - Tính chiến đấu: Báo chí là công cụ đấu tranh chính trị củamột nhà nước, một đảng phái, một tổ chức Tất cả công việc thu thập vàđưa tin đều phải phục vụ cho nhiệm vụ chính trị đó Tính chiến đấu làmột yếu tố không thể thiếu được trong quá trình tạo nên sự ổn định vàphát triển của xã hội trên mặt trận chính trị tư tưởng Ðấy chính là cáccuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới; giữa cái tiến bộ và lạc hậu; giữatích cực và tiêu cực

2.3- Tính hấp dẫn: Tin tức của báo, đài cần phải được trình bày vàdiễn đạt hấp dẫn để khêu gợi hứng thú của người đọc, người nghe Tínhhấp dẫn được coi như là một trong những yếu tố quyết định sự sinh tồncủa một tờ báo, tạp chí hay các đài phát thanh, truyền hình Ðiều nàyđòi hỏi ở hai mặt: nội dung và hình thức

-Về nội dung: Thông tin phải luôn luôn mới, đa dạng, chính xác

Trang 10

2- Từ ngữ:

2.1- Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng Do vậy, từ ngữđược dùng trong phong cách thông tấn trước hết phải là từ ngữ toàndân, có tính thông dụng cao Tuy nhiên, ở mỗi thể loại có sự thể hiệnkhác nhau:

- Từ ngữ trong các bài đưa tin phần lớn là lớp từ ngữ chuyêndùng trong các hoạt động của bộ máy Nhà nước và các đoàn thể Ví dụ:

(TT- Hà Nội-TP.HCM) - Theo tin từ Vụ trung học chuyên nghiệp và

dạy nghề (Bộ GD-ÐT), tiếp theo ba đợt tuyển sinh của các trường ÐH,CÐ,

hơn 200 trường THCN trong cả nước đã bắt đầu muà tuyển sinh năm 2000.Trong đó 124 trường THCN khối trung ương và trường ÐH,CÐ có tuyển hệ THCN tập trung thi tuyển từ nay đến đầu tháng tám, 90 trường THCN địa phương trong cả nước sẽ thi tuyển đến cuối tháng tám ( Báo Tuổi trẻ )

- Từ ngữ các mẫu quảng cáo thường là tên các hàng hoá, các từ chỉ địa danh,nhân danh và các tính từ chỉ phẩm chất Ví dụ:

Raid- nhãn hiệu luôn dẫn đầu về thị phần tại hơn 120 quốc gia trên thế

giới trong đó có Việt Nam và được xếp vào danh sách những sản phẩm bán chạy nhất tại Mỹ Do đó, Raid thực sự là một nhãn hiệu đáng tin cậy cho mọi gia đình Việt Nam, với những lợi ích thiết thực:

Raid- hiệu quả cao: Tiêu diệt tất cả các loại côn trùng (Gián, Muỗi, Kiến ) và diệt ngay khi tiếp xúc; duy trì hiệu quả sau 4 tuần ( đối với các

loại côn trùng bò như Gián, Kiến )

Raid- An toàn cho sức khoẻ: chỉ có tác dụng đối với côn trùng Raid - Giết côn trùng chết ( Báo Tuổi trẻ )

- Từ ngữ trong các bài phỏng vấn, phóng sự thì thường là những từngữ chuyên dùng trong lĩnh vực được tiến hành phỏng vấn hay phóng sự

Trang 11

Ví dụ:

* Hội đồng văn hoá khi giới thiệu ông với giải thưởng Rockefeller III

đã đánh giá về bảo tàng do ông làm giám đốc là một trong những bảo tàng có ấn tượng nhất trong loại hình này ở châu Á Thưa ông, về phiá chủ quan mình, chữ ấn tượng này nên hiểu như thế nào?

- TS Nguyễn Văn Huy: Có lẽ trước hết vì bảo tàng này giới thiệu một

cách bình đẳng 54 nền văn hoá của 54 dân tộc ở Việt Nam Ðó là điều

không phải ở đâu cũng làm được Chủ thể của những nền văn hoá này được tôn trọng trong các cách giới thiệu từng thành tố văn hoá Bảo tàng đã phản ánh một cách chân thật lịch sử, đời sống văn hoá và cuộc sống của các dân tộc ( Báo Tuổi trẻ CN )

2.2- Từ ngữ dùng thường có màu sắc biểu cảm - cảm xúc Có xuhướng đi tìm cái mới trong ý nghĩa của từ Ðiều này bộc lộ những khả năngtìm tòi, phát hiện những năng lực tiềm tàng ẩn chứa trong từ hoặc trong cáckết hợp mới mẻ có tính năng động dễ đi vào lòng người Ví dụ: Hội chứng

chiến tranh vùng Vịnh, tội ác xuyên quốc gia, cuộc chiến chống bệnh tật đói

nghèo, quả bom dân số, chiến tranh lạnh, xa lộ thông tin, bùng nổ thông tin, cái chết trắng, bên bờ vực phá sản, liên minh ma quỷ

2.3- Có mối tương quan giữa những từ ngữ diễn cảm và những từ ngữdùng theo khuôn mẫu có tính năng động và linh hoạt

2.4- Dùng nhiều từ ngữ có màu sắc trang trọng

2.5- Có lớp từ riêng dùng trong PC này, gọi là từ ngữ thông tấn

3- Cú pháp:

3.1- Cấu trúc cú pháp thường lặp đi lặp lại một số kiểu nhất định

Trang 12

Trong đó, quảng cáo thường sử dụng câu đơn; bài đưa tin thường sử dụngnhiều câu ghép hoặc câu đơn có kết cấu phức tạp; bài phỏng vấn phóng sựthì tùy lĩnh vực nó đi sâu mà cấu trúc cú pháp có thể đơn giản hay phức tạp,nhưng thường là hay sử dụng nhiều câu ghép và câu phức tạp Ví dụ: Theo

Kyodo, trong cuộc họp ngay sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh G-8 ở Okinawa ngày 23-7, Tổng thống Nga Vlađimia Putin và Thủ tướng Nhật Bản Yoshiro Mori đã thoả thuận rằng ông Putin sẽ đi thăm Nhật Bản từ 3 đến 5-9 để có các cuộc hội đàm về kế hoạch kí kết một hiệp ước hoà bình song phương Nga và Nhật đã thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1956 nhưng chưa kí hiệp ước hoà bình vì còn bất đồng về chủ quyền quần đảo Kurin (Báo Tuổi trẻ )

3.2- Thường theo những khuôn mẫu văn bản và công thức hành văn nhất định Ðưa tin có khuôn mẫu và công thức hành văn riêng; quảng cáo, phỏng vấn, phóng sự, tuy khuôn mẫu văn bản và công thức hành văn có khác nhau nhưng cũng đều có những quy định chuẩn về những phương diện

đó

3.3- Trong các bài phóng sự điều tra, tiểu phẩm những cấu trúccâu khẩu ngữ, câu trong PC văn chương như: câu hỏi, câu cảm thán, câuchuyển đổi tình thái, câu tỉnh lược, câu đảo trật tự các thành phần cú phápcũng được khai thác sử dụng nhằm thực hiện chức năng riêng của mỗi thểloại

(trong phÇn nµy tr×nh bµy mét sè quan ®iÓm vÒ ng«n ng÷ b¸o chÝ nãi chung, phong c¸ch s¸ng t¹o t¸c phÈm b¸o chÝ cña mét sè nhµ b¸o tiªu biÓu ë ViÖt Nam, cã ph©n tÝch vÝ dô minh ho¹)

Trang 13

Phong cách báo chí là thể hiện sự sáng tạo của nhà báo trong việc sángtạo và sử dụng ngôn ngữ nhằm mục đích thông tin báo chí kịp thời, chínhxác mà hiệu quả tác động cao nhất có thể.

Phong cách của nhà báo bộc lộ ra ở nhiều phơng diện khác nhau mà ởmỗi phơng diện đều có những điểm riêng biệt dễ nhận thấy Chính những

điểm này giúp cho tác giả phân biệt đợc nhà báo này với nhà báo khác kể cảtrong trờng hợp họ là những nhà báo có chung sở trờng về một loại đề tàinào đó hoặc một thể loại báo chí nào đó Thậm chí những điểm ấy còn là cáinhãn để độc giả biết cái danh của nhà báo

Từ những điểm xuất phát khác nhau, thâm niên nghề nghiệp khácnhau, sở trờng và ý thích khác nhau, mỗi nhà báo có một lối riêng trong cáchkhai thác ngôn ngữ Và những lối riêng đó thờng đi liền với đặc điểm của thểloại Chính sự tơng tác này giữa ngôn ngữ và thể loại của tác giả đã bộc lộnhững nét mà chúng ta quen gọi là phong cách tác giả

Do vậy, trong làng báo đã xuất hiện những cây bút với những nét đặctrng về phong cách mà công chúng quen gọi nh: Hàm Châu đậm chất khoahọc trong các bút ký chân dung các nhà khoa học sâu sắc mà hấp dẫn, nhngvẫn dễ hiểu đối với đại chúng: Thế Văn có sở trờng về đề tài lịch sử, danhnhân, lễ hội đã bộc lộ rất rõ vẻ trầm t, sâu lắng và rất lạnh lùng sau nhữngchệch chuẩn do ông khéo léo tạo ra; Huỳnh Dũng Nhân trong những phóng

sự đậm hơi thở cuộc sống, đặc biệt là cuộc sống của tầng lớp cần lao, Vàtất cả dù tạo đợc cho mình một lối đi riêng trong phong cách cũng không thểtách rời yếu tố thể loại

Từ đó có thể khẳng định, phong cách riêng độc đáo của mỗi nhà báochính là việc sử dụng trong sự sáng tạo ngôn từ đi theo hớng tạo ra nhữngchệch chuẩn để tái hiện những cái chuẩn của đời sống xã hội một cáchrất chuẩn

Hay nói cách khác, phong cách ngôn ngữ báo chí của mỗi nhà báo chính là sự thể hiện những thủ pháp nghệ thuật ngôn từ khác nhau một cách độc đáo riêng biệt trên cơ sở sáng tạo tác phẩm theo một thể loại báo chí nhất định để thể hiện nội dung thông tin báo chí.

Trang 14

1 Vấn đề phong cách của báo chí Hà Minh đức Cơ sở lý luậnbáo chí,đặc tính chung và phong cách Nxb ĐHQG Hà Nội, 2000

Vấn đề lý luận về phong cách thờng đợc vận dụng quen thuộc trongphạm vi sáng tác nghệ thuật hơn là báo chí vì ở đây dấu ấn sáng tác của ngờiviết in đậm nét Và ở mức độ rõ rệt hơn là tính nhất quán của một bản sắc đ-

ợc thể hiện trong một cấu trúc, một hệ thống những yếu tố về nội dung vàhình thức nghệ thuật

Thực ra, phong cách là một khái niệm có nội hàm mở Có thể mở rộng

đến những đặc điểm của một thời đại khi những đặc điểm của thời kỳ lịch sử

đó biểu hiện tập trung mang những yếu tố mới khác biệt với thời đại đã qua

Phổ biến hơn, khái niệm phong cách mang ý nghĩa khoa học và nghệthuật thực sự khi đợc vận dụng vào các khoa nghiên cứu văn học và nghệthuật Khái niệm đợc sử dụng và có hiệu quả trong nghiên cứu là thuật ngữphong cách tác giả Không phải ngời viết nào cũng có phong cách Có ngời

theo đuổi nghề văn suốt đời cũng không dễ tạo đợc phong cách nếu những sáng tác của họ không có bản sắc riêng và rơi vào sự chung chung mờ

nhạt Có tác giả trẻ mà những sáng tác đầu tay cha định hình mà cần chờ sựbồi đắp của thời gian Phong cách nghệ thuật của một tác giả thể hiện ởnhững đặc điểm của ngời viết khá ổn định trong phát triển những yếu tố vềnội dung và hình thức sáng tạo nghệ thuật

Phong cách trong những ứng dụng quen thuộc thờng đợc dùng trong phạm vingôn ngữ và từ thực tế này đã hình thành khái niệm về phong cách học Đó

là khoa học nghiên cứu, luận bàn nhằm ứng dụng có hiệu quả nhất ngôn ngữ

“Phong cách học nghiên cứu các sự kiện biểu đạt của ngôn ngữ trên quan

điểm nội dung biểu cảm của chúng nghĩa là sự biểu đạt với tình cảm”

“ Với hoạt động báo chí thì phong cách là một khâu quan trọng để nghiêncứu về khuôn mặt của báo chí trong từng thời kỳ và có thể nói đến phongcách của từng tờ báo, từng tờ báo Với báo chí, dấu ấn của cá nhân không rõrệt bằng văn học nhng tác động và ảnh hởng của xã hội lại rõ rệt hơn Mỗithời kỳ lịch sử thờng có những tờ báo nổi lên trong d luận theo hớng nàyhoặc hớng khác

Mặt bằng văn hoá của tờ baó: Mặt bằng văn hoá là yếu tố quan trọng gópphần quyết định giá trị của tờ báo Không phải ngẫu nhiên mà nhiều tờ báothờng chiêu danh là văn hoá xã hội nh phơng hớng và nội dung của tờ báo

Trang 15

Một tờ báo có văn hoá trớc hết thể hiện ở những bài viết đem lại nhiềutri thức xã hội và tự nhiên, giàu chất t liệu, góp phần lý giải những băn khoăncủa ngời đọc về nhiều phạm vi của đời sống Kiến thức đợc đề cập chính xác,

có chuẩn mực, tránh tình trạng sao chép, cóp nhặt vụng về Những tin tức tốtnhất là đợc khai thác từ gốc, qua ngôn ngữ và báo chí của bản địa Phóngviên tờ Acahata thừơng than phiền là một số tin tức về Nhật Bản trên một sốbáo Việt Nam thờng khai thác lại qua báo chí nớc ngoài và có tình trạng “tam sao thất bản”

Mặt bằng văn hoá còn thể hiện ở sự quan tâm đặc biệt đến những vấn

đề văn hoá của xã hội từ giáo dục, văn học nghệ thuật, du lịch, thể thao.Những giá trị sáng tạo tinh thần luôn đợc đề cao trớc sự thách thức của đồngtiền, trứơc xu hớng thực dụng tuỳ tiện Văn hoá là yếu tố nôi sinh và sứcmạnh của nội lực có thể góp phần vào sự phát triển xã hội Tuy nhiên, vănhoá cần đến sự hỗ trợ và xây dựng của xã hội và báo chí phải phản ánh đợcquan hệ đó

Tính chất văn hoá của một tờ báo còn thể hiện ở thái độ xử lý có vănhoá những vấn đề phức tạp với cả những ngời cùng hoặc trái ngợc về quan

điểm Những cuộc phỏng vấn chân thực, tế nhị, những tranh luận học thuậtsôi nổi, những giao lu nhiều chiều về văn hoá t tởng nhng không mang tính

đố kỵ, áp đặt thô bạo

Tờ báo nào cũng cần xác định chuyên mục chính và đầu t để tạo sứchấp dẫn riêng Nhiều khi chỉ một chuyên mục nhỏ cũng gây sức chú ý Tờbáo Nhân dân trong nhiều năm đăng tải những bài viết của Chủ tịch Hồ ChíMinh với bút danh CB Bài viết ngắn gọn nhng chứa đựng nhiều thông tinmang ý nghĩa chỉ đạo trong nhiều hoạt động xã hội Chúng ta cũng nhớ tớichuyên mục những việc cần làm ngay của NVL, một chuyên mục ngắn đặtnhiều vấn đề bức thiết của xã hội và gợi mở hớng giải quyết Nguyễn ĐìnhThi suy nghĩ về nghề báo với nhận xét:

“ Bình luận về chính trị, kinh tế xã hội thể hiện rõ khuynh hớng của tờ báo.Cần phải có những nhà bình luận có trí thức, có kinh nghiệm giỏi nh nhàbình luận nổi tiếng của báo Nhân đạo Pháp là Andres Wilsere

Vấn đề phong cách của nhà báo

Mỗi nhà báo đến độ phát triển nào đó của tài năng thì cũng bộc lộ rõphong cách Có phong cách báo chí lớn nh Nguyễn ái Quốc- Hồ Chí Minh

Trang 16

với cuộc đời trên 50 năm hoạt động báo chí và hàng ngàn bài báo Đó làphong cách của một nhà báo chiến sỹ suốt cuộc đời đấu tranh cho độc lập tự

do của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân, luôn luận chiến chống lại kẻ thù.Bằng sức mạnh của chính nghĩa và lý lẽ sắc bén Đó là phong cách báo chícủa nhà báo lớn có trình độ hiểu biết sâu rộng, am hiểu vốn văn hoá kim cổ,

Đông Tây và vận dụng có hiệu quả trên trang viết Đó cũng là cây bút đanăng, viết luận sắc sảo, châm biếm thâm thuý, kể chuyện, miêu tả sinh động,chi tiết và rất uyển chuyển linh hoạt qua cách viết gợi cảm, gây ấn tợng.Chúng ta nhớ đến Hải Triều, nhà lý luận, nhà báo có bản lĩnh vững vàng đãtiến hành trên báo chí hai cuộc luận chiến về triết học và nghệ thuật và giành

đợc phần thắng Hải Triều với t duy tỉnh táo sắc bén đã chủ động tấn côngnhững quan điểm sai lệch của đối phơng và bảo vệ luận điểm khoa học củamình

Ngô Tất Tố, nhà văn hiện thực xuất sắc, nhà báo lớn đã có một phongcách báo chí độc đáo Với ý thức đấu tranh kiên trì, không mệt mỏi cho côngbằng và dân chủ xã hội, với vốn học cổ uyên thâm và sự am hiểu sâu sắc thựctrạng nông thôn và bộ mặt văn hoá thành thị, Ngô Tất Tố đã dùng tiểu phẩm

để tấn công, chỉ tên từng đối thủ thực dân, phong kiến, trí thức rởm ở thànhthị Tiểu phẩm báo chí và tiểu phẩm văn học của Ngô Tất Tố thống nhất vàhoà hợp tạo nên cốt cách sáng tạo mới mang đậm dấu ấn của một thời kỳ lịchsử

Từ sau Cách mạng tháng Tám hoạt động của báo chí mang những đặc

điểm mới gắn với thời cuộc Báo chí không còn thu lại trong môi trờng hẹpgiữa những tờ báo và độc giả thành thị Cuộc kháng chiến mở rộng đến nhiềuvùng đất nớc Các nhà báo phải có mặt và lăn lộn nơi chiến trờng Bên cạnhnhững nhà báo cao niên, một thế hệ các nhà báo mới xuất hiện Họ giàunhiệt huyết vừa làm báo, vừa làm văn với phong cách mới Trần Đăng, đếnvới báo chí là đến với cuộc sống và có khả năng miêu tả rất thời sự nhữngvấn đề nóng bỏng của cuộc chiến đấu Từ thực tế hoạt động của báo chí đãhình thành nhiều phong cách Nhiều nhà báo đích thực trong thời kỳ nàycũng ảnh hởng nhiều cách viết của văn học Nhận xét về thép mới, Xuân Tr-ờng cho rằng: “ Đặc sắc của các bài báo của Thép Mới là tính chân thực củathông tin báo chí pha tuỳ bút phóng khoáng, bay bổng của t duy văn học.Tính thống nhất giữa văn chơng nghệ thuật và báo chí rất rõ nét ở những bài

Trang 17

viết của anh, tạo nên cho anh một phong cách độc đáo trong văn học, có thểnói phong cách Thép Mới” Thực ra thì Thép Mới vẫn là một nhà báo Ôngnhạy cảm với cái mới, cái hay của cuộc sống và đôi lúc khai thác thành côngdới góc độ văn hoá

Chúng ta cũng bắt gặp một sự kết hợp giữa văn học và báo chí quaphong cách của Phan Quang Phan Quang đã có 50 tuổi nghề Phan Quangviết nhiều loại bình luận, ghi chép tiểu phẩm nhng thành công hơn cả là ở thểloại ký Ký của Phan Quang lu ý tính thời sự của báo chí, tính chân thật của

đối tợng kết hợp với việc mở rộng khai phá sâu hơn, kỹ hơn theo hớng vănhọc Bút ký lu giữ cả cái đẹp của cuộc đời trên dòng chảy tự nhiên của nó.Tuy nhiên, trong ranh giới giữa báo chí và văn học thì Phan Quang đứng ởphía báo chí và ông chỉ vận dụng thành công phơng thức biểu hiện của vănhọc qua thể loại ký

Hớng theo phong cách luận ta có Hoàng Tùng, Hữu Thọ HoàngTùng là cây bút có trình độ Hoạt động báo chí của Hoàng Tùng chủ yếu là

từ sau Cách mạng tháng Tám kéo dài suốt thời kỳ chống Pháp, chống Mỹcứu nớc, đến sau thời kỳ đất nớc thống nhất Hoàng Tùng chủ yếu viết luận,xã luận, luận chiến, trên tờ Nhân dân Nhạy cảm với những vấn đề chính trịquan trọng của thời cuộc, từ căn nguyên đến diễn biến của sự kiện, HoàngTùng phân tích một cách sáng tỏ, sắc bén ý nghĩa chính trị, xã hội Viết xãluận, bình luận trong hai cuộc chiến tranh nên văn báo chí của Hoàng Tùngmang nhiều tính luận chiến Có một số bài xã luận của ông mang tính chuẩnmực về thể loại

Cũng tiếp nối thể luận, Hữu Thọ lại tạo cho mình một phong cáchriêng qua những tiểu phẩm báo chí Thực ra trớc khi đi vào viết tiểu phẩm,Hữu Thọ đã có nhiều bài điều tra về nông thôn, đặc biệt trong thời kỳ đổimới Sau đó, Hữu Thọ tập trung viết tiểu phẩm Các tập Ngời hay cãi, 99chuyện đời, Bản lĩnh Việt Nam, giới thiệu gần 300 tiểu phẩm báo chí

Đúng là những tác phẩm nhỏ nhng từ chuyện vặt, đời thờng biết tìm ra ýnghĩa về chính trị xã hội, đạo lý nhân sinh để góp phần vào xây dựng cuộcsống mới Viết tiểu phẩm đòi hỏi Hữu Thọ phải có ý thức thờng xuyên quantâm đến cuộc sống, nhạy cảm phát hiện vấn đề và nêu lên thành hiện tợngtrên báo chí Phần luận cũng phải linh hoạt chắc tay, đàm luận theo lẽ thờngnhng lại có định hớng để nói về những nguyên tắc

Trang 18

Điều rõ rệt là các nhà báo trên, tuy khác nhau về phong cách nhng đều

có chung những phẩm chất quan trọng Tất cả đều có bản lĩnh vững vàng vềchính trị, có lòng yêu nghề tha thiết, có trình độ văn hoá cao và năng lực sởtrờng về nghề nghiệp Và dĩ nhiên, mỗi phẩm chất trên lại đợc biểu hiện theohình thức t duy và năng lực tinh thần riêng để hình thành phong cách

2 Ngôn ngữ báo chí

Trong đời sống xã hội, báo chí và văn học là hai hoạt động tinh thần

có vị trí đặc biệt quan trọng Ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ văn học lànhững hình thái đựơc phổ biến rộng, và có tình chuẩn mực cao Ngôn ngữvăn học là ngôn ngữ nghệ thuật Nhà văn là ngời chiếm lĩnh và sử dụng ngôn

từ nh một nghệ thuật Ngôn ngữ báo chí chủ yếu là ngôn ngữ chính luận,

đảm nhiệm chức năng thông tin Nhà báo phải thành thục trong việc dùngngôn ngữ

Nếu nh trong văn học, ngôn ngữ có những điểm tựa góp phần tạo nêntính nhiều màu vẻ qua cốt truyện, ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ nhân vật, tâmtrạng, sự việc, thì trong báo chí, ngôn ngữ báo chí nh mang tính đơn độc hơn.Chỉ có những ý tởng, những luận điểm bộc lộ qua ngôn từ Ngôn ngữ báo chí

đến thẳng trực tiếp với ngời đọc không thông qua trung gian nào Không cần

đến những hình thức diễn đạt quanh co gián tiếp, những ẩn dụ, phóng dụ,những thách đố về chữ nghĩa, những trò chơi ngôn từ Ngôn ngữ báo chí tiếpcận với ngôn ngữ chuẩn mực của các hình thức thông báo của ngôn ngữchính luận Chính vì thế, ngôn ngữ báo chí đòi hỏi tính chính xác cao, cô

đúc, từ ngữ chọn lọc và câu chữ hình thành chuẩn mực Không thể chấp nhậncách viết phóng túng không xuống dòng, không chấm câu của một số tácphẩm của các nhà tiểu thuyết mới Cũng không thể chấp nhận lối viết cầu kỳxem bài viết nh một trò chơi ngôn từ có mục đích tự thân Ngôn ngữ báo chícũng không tạo nghĩa mơ hồ phù hợp với tâm trạng tác giả và nhân vật.Những hiện tợng trên có chăng là thuộc khu vực ngôn ngữ văn học Ngônngữ báo chí đòi hỏi sự mạch lạc, dễ tiếp nhận Trớc tờ báo là ngời đọc, ngời

đọc thuộc nhiều thế hệ, trình độ khác nhau Thực ra suy cho cùng thì ngừơi

đọc báo và ngời đọc văn không hoàn toàn là một Báo chí có đối tợng bạn

đọc rộng hơn Có ngời đọc báo nhng không đọc văn Có ngời lại chỉ đọc mộtloại văn nh không thích truyện mà lại thích thơ Còn ngời đọc báo lại đông

Trang 19

đảo hơn vì ai cũng có nhu cầu tiếp nhận thông tin Thông tin báo chí đợcchọn lọc và diễn tả ngắn gọn Viết ngắn là giữ đợc tính chuẩn xác của ngônngữ nội dung phù hợp với ngôn ngữ diễn tả, không kéo dài dây cà ra dâymuống Viết ngắn là khó Trong sách viết cho độc giả, Loic Hervouet chorằng: Viết ngắn quả thực là một công việc đòi hỏi ngừơi viết mất nhiều thờigian và công sức nh Pascal đã từng nói ở cuối một bức th gửi cho bạn ông “Xin lỗi vì tôi không có nhiều thì giờ để viết ngắn hơn” Nghe có vẻ vô lý nh-

ng quả thực là nh vậy Tuy nhiên, viết ngắn không phải là mục đích tự thân (

tr 18) Ngắn gọn phù hợp với đặc trng của báo chí, của ngôn ngữ thông tin.Xét về thể loại báo chí thì trừ đi hình thức ký còn lại ở phần tin và luận đềucần đến sự ngắn gọn Một tin chính xác và chuẩn mực sử dụng đến một lợng

từ đến mức tối thiểu để có khả năng nói lên cái tối đa Ngay với thể luậncũng đòi hỏi đợc viết chặt chẽ, logic, ngắn gọn Nhà văn Nguyễn Đình Thi

ca ngợi nhà bình luận nổi tiếng Andre Wilsere của báo Nhân đạo “ Mỗi ngày

ông chỉ viết một bài bình luận ngắn khoảng 10 – 15 dòng Những bài viếtnày khi thì viết về những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội lại có khi chỉ viết

về đờng phố Những bài viết của ông tuy ngắn nhng súc tích và gợi mở” Đó

là quy luật chung của thông tin báo chí Ngay trong văn chơng nhiều nhà văncũng thích đặt câu ngắn Câu văn chải chuốt kiểu Tự lực văn đoàn, cầu kỳnghệ thuật kiểu Nguyễn Tuân có thể thích hợp với một số đối tợng ở thànhthị Các nhà văn Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài đều thích đặt câungắn Ngắn không phải là mục đích tự thân, nhng bao giờ cũng là biện pháptối u để diễn tả cái chân thực, khoẻ khoắn của cuộc sống thực tế NguyễnCông Hoan tâm sự: “ Tôi thờng cố gắng sao cho câu của tôi đợc gọn, gầy và

rõ Cho nên tôi chỉ đặt những câu ngắn Phải để một câu dài quá hai dòng là

điều vạn bất đắc dĩ và là sự khổ tâm cho tôi Câu văn ngắn thì nó nhẹ Ngời

đọc nó đợc nghỉ đựơc thở luôn sẽ không thấy mệt và không oán ngời viết Dùtruyện của tôi không hay thì tôi cũng dùng đợc điểm ấy để vớt lại chút tìnhcảm của độc giả”

Văn chơng có giá trị không lệ thuộc vào độ dài hay ngắn, song nếuviết ngắn mà đủ mà hay thì vẫn tốt hơn Riêng với báo chí, thông tin báo chíkhông phải là dòng tâm tình của nhân vật trong tiểu thuyết, không phải là đ-ờng giây sự kiện tiếp nối trong truyện ký, nên càng phải chính xác, gọn, cô

đúc Nói nh nhà báo Hoàng Tùng “ báo chí ngày nay phát triển phong phú

Trang 20

nhng về bản chất vẫn là tân văn, là văn học Một bên là t duy lô gíc, một bên

là t duy hình tợng Trong báo chí không có một thể nào tồn tại bất biến Nóthay đổi theo cuộc sống, mà ngời đọc mỗi thời một khác Các thể loại đangthay đổi Tôi thích các thể ngắn mà có khả năng nói đợc nhiều sự kiện gấpviết văn dài không hợp”

Do hai hình thái t duy, hai hình thức biểu hiện khác nhau nên nhịp

điệu của ngôn ngữ báo chí thờng khoẻ, phát triển theo nhịp đều đặn củamạch chính luận Không phải là mạch chuyện kể gợi cảm của văn chơnghoặc dòng tâm tình của thi ca Mục đích của ngôn ngữ báo chí không nhằmgợi xúc động về tình cảm, không để ngời đọc quẩn quanh trong tâm trạngbuồn vui Ngôn ngữ chính luận có thể tạo cảm xúc hào hùng qua việc luậnbàn những vấn đề chính trị xã hội quan trọng với tinh thần chủ động và cảmhứng ngợi ca, khẳng định Tuy nhiên, ngôn ngữ báo chí không nhằm tác

động vào khu vực tình cảm mà chủ yếu là nhận thức của lý trí, không gợinhiều về quá khứ và tơng lai mà chủ yếu hớng về hiện tại, không thiên về lýthuyết trừu tợng mà chú ý đến hành động, hiệu quả

Ngôn ngữ báo chí trong hình thái nh ổn định của mình nhng hàngngày không ngừng làm phong phú cho ngôn ngữ của nhân dân và của chuyênngành Những hoạt động nhiều mặt về chính trị, xã hội, kinh tế, khoa họcluôn làm nảy sinh và du nhập nhiều từ ngữ mới và những từ ngữ này nhanhchóng tìm đến dòng chảy trên kênh thông tin của báo chí để gia nhập vàovốn từ ngữ của ngôn ngữ dân tộc, xác định nội dung hàm chứa và năng lựcbiểu hiện Nhận xét về tờ báo Thanh niên do Nguyễn ái Quốc Chánh mậtthám Pháp Louis Marty viết: “ Lần lợt những từ ngữ Hán Việt tơng ứng vớingữ vựng cộng sản mới đã đợc định nghĩa một cách rõ ràng và chính xác”.Nhà báo Thép Mới cho rằng, ngoài công truyền bá chủ nghĩa Mác và đờnglối cách mạng Việt Nam, trên tờ báo “ Bác là ngừơi đầu tiên nhào nặn ngônngữ Việt Nam hiện đại mà chúng ta ngày nay vận dụng” “ Nhờ ngôn ngữ ấy

mà đã phát triển không ngừng trí tuệ cách mạng Việt Nam Ôi cái nhiệmmàu của tiếng Việt ngôn ngữ của cha ông đến lúc đó đã đủ độ điêu luyện, độ

tinh tế để chở đi những t tởng mới, những khái niệm mới Cái công làm chữ

của Bác là rất lớn Xin nhớ là những từ ngữ nh vật chất, tinh thần, tuyên

truyền, tổ chức, phản cách mệnh, hoạt đầu, bãi công, bạo động, dân chủ, tập

Trang 21

trung, đảng, chi bộ, tổ trởng, đồng chí, báo cáo, tổ chức ngang, tổ chứcdọc, đều đã vận dụng trong sách Đờng kách mệnh và báo Thanh niên”.

Ngôn ngữ báo chí cũng nh văn học hằng ngày phải thờng xuyên thanhlọc theo tiêu chí tiếp nhận của công chúng Những phẩm chất về tính nhândân, tính dân tộc của ngôn ngữ tuy không hình thành nh những quy tắc đểphân tích đối chiếu nhng thực sự thấm sâu trong thị hiếu của công chúngtrong quá trình tiếp nhận và chọn lọc Nhà thơ Tú Mỡ nhận xét sâu sắc “

Nếu tiếng nói mà không giữ đợc tính dân tộc thì không thể theo đợc Những

vết xe trên con đờng lịch sử văn học còn trơ trơ đó Ngày xa văn xuôi mà viếtbằng cái lối văn chơng biền ngẫu và nói xa xôi bằng toàn điển tích TrungQuốc của cha ông ta, và mới mấy chục năm nay bằng cái lối văn chơng dây

cà dây muống đầy dãy những “ thì thì mà mà” của Nguyễn Văn Vĩnh, bằngcái lối văn chơng nhan nhản những chữ Hán mới nhập cảng của PhạmQuỳnh, bằng cái lối văn chơng gọt rũa, tỉ mỉ, du dơng nh thơ cuả Tản Đà rồi

đến cái lối văn chơng cộc lốc lập dị Tây hơn cả Tây của Hoàng Tích Chu chỉthịnh hành một thời, chẳng ai muốn phục hồi lại”

Cách đánh giá của Tú Mỡ ở từng trờng hợp, từng tác giả có thể còn cóchỗ bàn luận thêm nhng cái ý tởng cơ bản đề cao tính dân tộc trong ngôn ngữ

là đúng đắn Báo chí xuất hiện ở phơng Tây sớm hơn chúng ta nhiều thế kỷ.Chúng ta cũng học cách làm báo của họ Song phải thấy mỗi dân tộc có mộtnền báo chí và nền báo chí đó phải mang tính dân tộc trong nội dung và nghệthuật biểu hiện Ngôn ngữ góp một phần không nhỏ trong trách nhiệm này

Báo chí là tiếng nói đối thoại trực tiếp với nhân dân Chẳng phải thế

mà số lợng ấn phẩm luôn là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá ảnh ởng của tờ báo với độc giả Công chúng của tờ báo nhiều khi lại thay đổi tuỳthuộc vào ho n cảnh xã hội, môi tràn cảnh xã hội, môi tr ờng hoạt động Do đó, ngôn ngữ báo chíkhông thể dùng phơng thức biểu hiện xa lạ với quần chúng và trực tiếp là vớicông chúng Khi đọc Tuyên ngôn độc lập trớc công chúng, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã nghĩ đến vấn đề giao cảm với quần chúng Ngời nói “ Tôi nói đồngbào nghe rõ không?” Câu nói đã xoá đi khoảng cách giữa lãnh tụ và quầnchúng

h-Trong nhiệm vụ xây dựng và phát triển một nền báo chí phong phú vững mạnh, có trách nhiệm quan trọng của ngôn ngữ báo chí Ngôn ngữ báo chí phải là ngôn ngữ chuẩn mực, thống nhất của toàn quốc Ngôn

Trang 22

ngữ báo chí mở rộng sự giao lu với quốc tế nhng vẫn phải giữ bản sắc dântộc Ngôn ngữ báo chí luôn có hớng hiện đại hoá, thờng xuyên tiếp nhậnnhiều từ ngữ mới về chính trị xã hội, khoa học nhng vẫn theo quy luật tiếpnhận có chọn lọc Những vấn đề trên cần đựơc giải quyết theo nguyên tắc

và quy luật chung, không tuỳ tiện, cảm tính

Trớc hết là mối quan hệ giữa ngôn ngữ chuẩn mực của báo chí Trung

ơng với các địa phơng Báo chí địa phơng có vị trí quan trọng trong hệ thống báo chí cách mạng của một quốc gia Báo chí địa phơng vừa có nhiệm vụ truyền đạt đừơng lối chính sách của trung ơng đến từng địa phơng, vừa có trách nhiệm phản ánh những vấn đề chính trị xã hội của

địa phơng Đối tợng trực tiếp là ngời đọc của địa phơng Có những địa

ph-ơng nhng cũng mang tính chất là trung tâm kinh tế, chính trị trong cả nớc nh

TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội nên nhiều vấn đề của địa

ph-ơng nhng mang tầm vóc và có quan hệ chung trong cả nớc Riêng về ngônngữ thì có cấp độ và tính chất tiêu biểu của ngôn ngữ địa phơng cũng khônggiống nhau ở các tờ báo địa phơng, ngôn ngữ địa phơng luôn có xu hớngtràn vào làm cho ngôn ngữ báo chí chuẩn mực của trung ơng giảm đi tínhthuần nhất Ngôn ngữ báo chí có thể chấp nhận một phân lợng nhỏ ngôn ngữ

địa phơng để tăng sắc thái và in dấu ấn địa phơng trên trang báo Tuy nhiên,

đây là công việc phải dè dặt Vì nếu chỉ gia tăng quá liều lợng thì tính chấttrong sáng, thuần nhất của ngôn ngữ sẽ bị vi phạm Trong văn chơng cũng cóhiện tợng tơng tự Một bài thơ nhớ của Hồng Nguyên đợc viết ra trong khuvực ngôn ngữ các tỉnh miền Trung, đặc biệt là Thanh Hoá nên tác giả đã sửdụng có hiệu qủa một ít từ ngữ địa phơng Hơn nữa, những ngời lính vốn lànhững ngời tứ xứ nên khi đợc quây quần lại cũng mang theo tiếng nói củacác địa phơng trong sinh hoạt và trong câu chuyện hằng ngày Cảnh chia tayhẹn gặp lại của cụ già địa phơng với ngời lính ra đi mang nhiều nét ấm cúng

và sinh động nhờ sự tô điểm thêm của đôi từ ngữ địa phơng:

Với báo chí, nguyên tắc tiếp nhận từ ngữ địa phơng có thể khắt khehơn Báo chí không dừng lại và sử dụng nhiều ngôn ngữ địa phơng để miêutả một nhân vật ở một miền đất nào hoặc khai thác quá sâu vào những phongtục, tập quán, chất liệu của địa phơng để tạo không khí Một mặt khác, nhàbáo phải biết chọn lọc qua những từ ngữ đồng nghĩa đợc sử dụng trong nhiềuvùng, từ ngữ chuẩn mực Cùng biểu thị thái độ không chấp nhận, từ chối có

Trang 23

thể có nhiều cách nói ở các địa phơng nh: Không, Nọ có, Đâu có, Hổng

có, thì báo chí phải dùng từ ngữ không Xng hô về những ngời sinh ramình có rất nhiều từ ngữ trong cả nớc nh: Ba má, Bố mẹ, thầy u, cậu mợ, cha

mẹ, Ngôn ngữ báo chí phải chọn lọc từ ngữ chuẩn mực và thống nhấtchung cho cả nớc kể cả báo chí trung ơng và địa phơng

Về báo chí địa phơng còn có một vấn đề quan trọng đặt ra là sử dụngngôn ngữ các dân tộc vùng cao trên báo chí nh thế nào? Điều quan trọng làphải hiểu, phải nhập vào cách t duy của ngời dân tộc vùng cao để thể hiệntâm trạng, tình cảm của họ Có thể sử dụng một ít từ ngữ để tạo thêm khôngkhí nhng phải thận trọng Nhà văn Tô Hoài, một tác giả có nhiều tác phẩmthành công về đề tài miền núi, đã chân tình tâm sự : “ Muốn cho nó có màusắc miền núi, tôi tơng vào câu văn nguyên si những tiếng của ngời miền núinói mà mới nghe ngời miền xuôi thấy lạ tai Ví dụ: Cái cán bộ chẳng hạn.Sau một câu nói bằng tiếng Kinh không đúng mẹo mực tôi thêm một tiếng lớ

ở cuối Tôi cho thế là đắc sách Và thế là miền núi quá đi rồi còn gì Nhngtôi đã thất bại Tại sao? Tại không học lại sách nói chữ Tại biết mà cứ huênhhoang là biết nhiều” Và đó là kinh nghiệm lúc đầu Sau này, Tô Hoài đã đisâu tìm hiểu cẩn thận phong tục tập quán và ngôn ngữ của các dân tộc anh

em Ông hiểu t duy của ngời dân tộc nên khi viết miền Tây, Tô Hoài đã cónhững sáng tạo mới “ Bây giờ tôi viết cuốn miền Tây, trong ngôn ngữ cụ thểtừng câu anh em ở trên ấy đọc nói rằng tôi không bắt chớc tiếng nói và lốinói ngời Mèo nhng lại có vẻ Mèo Anh em không thể phân tích đợc ra làMèo ở chỗ nào Tôi cho đó là con đờng mình đi đã có kết quả” Kinh nghiệmviết về vùng cao của nhà văn Tô Hoài có thể cũng là kinh nghiệm của báochí Ngôn ngữ báo chí mang sắc thái địa phơng nhng không bị kẹt câu, kẹtchữ trong những từ địa phơng sử dụng không trôi chảy

Trong ngôn ngữ báo chí còn có những loại từ đặc biệt tuy vận dụng cóhiệu quả nhng phải tuân theo những nguyên tắc chung Từ cổ gần đây xuấthiện nhiều trên báo chí Để tạo không khí quan trọng, gợi về truyền thốnghoặc để nhấn mạnh một trọng điểm, một ý tứ độc đáo đôi khi nhà báo cũng

phải dùng từ Từ ngôi nhà toạ lạc bên hồ, đến một trờng hợp hi hữu, cuộc

đấu võ hạ nhục, Trong những từ cổ trên, từ nào là thích hợp và hữu ích từnào là gợng ép? Bên các từ cổ là những từ mới nảy sinh Chỉ riêng chuyện dulịch đã xuất hiện nhiều từ mới: du lịch xanh, du lịch sinh thái, các từ ngữ

Trang 24

về chính trị, xã hội, khoa học thờng xuyên nảy sinh nh: Internet, virus máytính, kinh tế tri thức,

Nhiều từ ngữ đã xuất hiện nh: Du kích, phục kích rồi viền kích, tần số

sử dụng trên báo chí cũng giảm dần trên bao chí khi chiến tranh kết thúc Và

có từ nh viền kích thì càng hiếm thấy đựơc dùng.

Ngôn ngữ báo chí là một bộ phận tạo nên phong cách của một nhà báo.Ngôn ngữ của nhà báo góp phần bộc lộ trình độ văn hoá, năng lực t duy và

sự thuần thục trong nghề nghiệp của nhà báo Không có một nhà báo tiêubiểu nào lại tỏ ra non yếu về nghệ thuật viết Từ sau cách mạng, ngôn ngữbáo chí phát triển trên chặng đờng mới với nhiều phẩm chất mới Đợc tăng c-ờng về tính dân tộc và tính nhân dân, gắn liền với nhiệm vụ đấu tranh xãhội và có xu hớng hiện đại hoá Những trang viết sắc sảo và mang khí thếcách mạng của Hoàng Tùng, Quang Đạm, Lối viết cô đúc và luôn gợi mởvấn đề của Hữu Thọ, trang trọng và gợi cảm của Phan Quang, chân thực vàthuyết phục của Thái Duy đã để lại nhiều bài học cho ngôn ngữ báo chí cáchmạng thời hiện đại

2.Khái niệm về thể loại báo chí

(trong phần này sẽ trinhf bày về một số quan niệm về thể loại báo chí và hệthống thể loại Từ đó rút ra một ssó nhận xét về lý luận và thực tiễn trongviệc sử dụng thể loại trong hoạt động sáng tạo báo chí Đặc biệt là sự sosánh u thế nổi trội của một số thể loại mang tính xung khích mũi nhọn hiệnnay)

Thể loại báo chí chính là hình thức thể hiện cơ bản thống nhất và tơng

đối ổn định của các bài báo đợc phân chia theo phơng thức phản ánh hiệnthực sử dụng ngôn ngữ và các công cụ khác để truyền tải nội dung thông tinmang tính chính trị t tỏng nhất định

Và trong nghiên cứu lý luận báo chí, đa số các nhà nghiên cứu thừanhận hiện nay các thể loại báo chí đợc xếp tồn tại trong một hệ thống thể loạibáo chí với 3 nhóm thể loại:

Trang 25

3 Quan niệm về tiểu phẩm và tiểu phẩm trên báo chí

( Trong phần này một số quan điểm về tiểu phẩm và tiểu phẩm báo chí ,những đặc điểm nổi bật của tiểu phẩm báo chí trong việc thể hiện thông tin.Sau đó rút ra một số tổng kết cơ bản mang tính đại diện để làm cơ sở lý luậntrực tiếp phục vụ việc nghiên cứu phong cách tiểu phẩm của 3 nhà báo)

3.1 Quan niệm về tiểu phẩm

Theo Từ điển Tiếng Việt 2002: Tiểu phẩm là bài báo ngắn về một vấn đềthời sự, có tính chất châm biếm

Hay nó là một màn kịch ngắn có tính chất hài hớc, châm biếm hoặc đảkích

Tiến sỹ Đoàn Hơng, trong phần viết lời giới thiệu cho cuốn “ Hành trình

hớng thiện” của Nguyễn Viết Sơn(Nxb Quân đội nhân dân, 1995) viết: “ Ký

và tiểu phẩm là hai thể tài khó viết trong nghề báo, vì hai thể tài này yêucầu ở ngời viết nhiều điều: Sự từng trải, sự nhạy bén trực giác về đời sốngchính trị, xã hội, văn hoá, về bút pháp ”

1.Có một thể loại tiểu phẩm trong lịch sử báo chí Việt Nam

Trong lịch sử báo chí thế giới, ngời ta ghi nhận tiểu phẩm đã xuất hiện từhơn 200 năm trong thời gian diễn ra cuộc cách mạng dân chủ t sản Pháplần thứ nhất- Cuối thế kỷ 18 Tiểu phẩm (tiếng pháp là Feuilleton gốc ở từFeuille nghĩa là những tờ giấy rời) lúc bấy giờ là những bài văn ngắn, cótính chất châm biếm, đăng trên những tờ phụ của số báo hoặc bên dớidòng kẻ đậm ở cuối các tờ báo

Cũng nh các thể loại tác phẩm báo chí khác, tiểu phẩm ra đời do yêu cầukhách quan của xã hội Giai cấp t sản tìm thấy ở tiểu phẩm một thứ vũ khísắc bén để chống lại các thế lực phong kiến, quý tộc bảo thủ, phản độngcùng chế độ phong kiến lỗi thời lạc hậu đã mục ruỗng từ bên trong Làcon đẻ của cuộc cách mạng dân chủ t sản, tiểu phẩm ngay từ đầu đã mangtính chiến đấu cao Nó là tiếng nói của giai cấp cách mạng, tiếng nói củakhuynh hớng vận động tích cực hợp quy luật lịch sử chống lại giai cấpphản động, những thế lực cản trở bánh xe lịch sử

Phẩm chất tiêu biểu tạo nên tính chiến đấu của tiểu phẩm chính là cáicời Khi mới ra đời, cái cời trong tiểu phẩm vạch mặt, lên án bản chất xấu

xa, sự lạc hậu, thối nát của chế độ xã hội phong kiến đã mục ruỗng, suy

Trang 26

tàn Dần dần về sau, cái cời trong tiểu phẩm nhằm vào cái cũ, cái xấu nóichung, kể cả những biểu hiện tiêu cực trong nội bộ nhân dân Nhiều nhàvăn, nhà báo lớn có t tởng tiến bộ ở châu Âu trớc đây, đã sử dụng tiểuphẩm trên diễn đàn báo chí công khai để châm biếm, giễu cợt, lên án sựthối nát, bất công của xã hội đơng thời, những biểu hiện giả dối, lừa bịptrong hoạt động tôn giáo hay sự lợi dụng tôn giáo để thực hiện nhữngmục tiêu chính trị vụ lợi, ích kỷ Lịch sử tiểu phẩm thế giới đã từng gắn

bó với những con ngời nổi tiếng, dùng ngòi bút của mình đấu tranh cho sựtiến bộ, công bằng xã hội, cho chủ nghĩa nhân đạo cũng nh những lý tởngtốt đẹp của nhân loại nh: Tuốc – ghê- nhi-ép, Ghéc- xen, U- xpen- xki,Gooc- ky,

Các Mác, Ph Ăng ghen, V.I Lênin – Những lãnh tụ vĩ đại của giai cấpcông nhân thế giới, bên cạnh những tác phẩm khoa học, chính trị lớn củamình, cũng đã sử dụng tiểu phẩm báo chí nh vũ khí sắc bén trong cuộc

đấu tranh chống kẻ thù giai cấp

ở nớc ta, do báo chí hình thành và phát triển chậm nên tiểu phẩm cũng ra

đời muộn hơn so với các nớc phơng Tây Vào những năm 20, tiểu phẩm

đã bắt đầu xuất hiện trên mặt báo, tuy nhiên không nhiều và cha tạo đợc

sự chú ý của d luận xã hội Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từhai mặt

Thứ nhất, các sản phẩm báo chí còn qúa ít trong khi trình độ văn hoá của

c dân còn thấp nên ảnh hởng của báo chí trong xã hội rất hạn chế

Thứ hai, chế độ thống trị hà khắc của bọn thực dân, phong kiến phản

động cùng lỡi kéo kiểm duyệt của bộ máy thống trị đơnng thời không chophép báo chí chĩa mũi nhọn đả kích vào chính quyền thực dân- phongkiến Trên thực tế, có lẽ phải đến những năm 30 của thế kỷ này, khi màbáo chí công khai phát triển rầm rộ thì tiểu phẩm mới thực sự khẳng địnhvai trò, vị trí của mình là một thể loại báo chí có uy lực Đặc biệt trongthời kỳ mặt trận dân chủ( 1936-1939) khi báo chí tiến bộ và cách mạng

có điều kiện phát triển công khai, tiểu phẩm thực sự có đất để cắm rễ và

nở rộ

Trong giai đoạn này, tác giả tiểu phẩm để lại dấu ấn đợc biệt sâu đậmtrên mặt báo trong nớc là Ngô Tất Tố(1892- 1954) Có thể nói, các tiểuphẩm của Ngô Tất Tố làm thành một bộ biên niên sử của giai đoạn này,

Trang 27

trong đó phản ánh đầy đủ những biến cố chính trị quan trọng, phơi bày bộmặt thật sinh động và cụ thể của đủ mặt những kẻ thực dân tồi tệ, nhữngtên quan trờng phong kiến thối nát.

ở nớc ngoài, đầu những năm 20, Hồ Chí Minh dới bút danh Nguyễn áiQuốc đã viết một loạt tiểu phẩm bằng tiếng Pháp, đăng tải trên tờ NgờiCùng khổ do Ngời sáng lập và tờ Nhân đạo, cơ quan Trung ơng của Đảngcộng sản Pháp Đó là các tiểu phẩm: Thù ghét chủng tộc, Sở thích đặcbiệt, Chế độ nô lệ “hiện đại hoá”, Hồ Chí Minh trở thành cây bút bậcthầy về thể loại này Hàng trăm tiểu phẩm mẫu mực của Ngời dới nhiềubút danh, đăng trên các báo Trên các mặt báo, một số tác giả viết tiểuphẩm khá nổi tiếng, đợc nhiều ngời biết đến nh: Xích Điểu, Hơng Xuân,

1.Tiểu phẩm báo chí hay tiểu phẩm văn học?

Tiểu phẩm là một thể loại có lịch sử khá lâu, có vị trí không kém phầnquan trọng trong mối tơng quan chung với các thể loại báo chí khác Tuynhiên, sự khái quát lý luận về thể loại này lại chậm ở Liên Xô, đầu nhữngnăm 1930, tiểu phẩm cha đợc coi là một thể loại báo chí Mi- kha –inCam – sốp- một nhà báo Xô Viết nổi tiếng đã nhìn nhận tiểu phẩm bênngoài khuôn khổ của một thể loại Ông coi tiểu phẩm có thể là ký, thơchâm biếm nằm trong loại tác phẩm chính luận Chỉ đến cuối nhữngnăm 50 của thế kỷ này, báo chí Xô -Viết mới chính thức thừa nhận tiểuphẩm là một thể loại báo chí đặc biệt trong bảng phân loại- thể loại tácphẩm mang tính châm biếm

Đối với nớc ta, tình hình nghiên cứu về tiểu phẩm nằm trong tình trạngchung là cha phát triển Hiện nay cha có một công trình nào nghiên cứu

và đánh giá một cách đầy đủ về tiểu phẩm Các ý kiến về tiểu phẩm nằm

Trang 28

rải rác trong một số tác phẩm nghiên cứu của các nhà nghiên cứu văn học,các nhà nghiên cứu báo chí hoặc trong những phát biểu của các nhà báo

có kinh nghiệm đăng tải trên các tờ báo, tạp chí Nói chung các ý kiến,nhận định đã nhìn nhận một số đặc trng khá cơ bản của thể loại này, songcòn phiến diện hoặc cha rõ ràng, đầy đủ

Từ góc độ báo chí, xa nay tiểu phẩm chỉ sử dụng mà ít đợc xem xét, đánhgiá Rất ít nhà báo phát biểu ý kiến về thể loại này Xích Điểu, với kinhnghiệmcủa một nhà báo viết tiểu phẩm báo chí đợc đông đảo ngời đọcbiết đến đã nhận xét nh sau: “ Là thể loại vừa cho phép phát triển tínhchất điển hình của văn học, vừa mang tính chất chân thật, khoa học vàkịp thời của báo chí, tiểu phẩm vốn mang một tính chiến đấu cao, có khảnăng vạch bản chất tàn bạo của kẻ thù một cách trực tiếp sâu cay vàchâm biếmlàm cho ngời đọc vừa căm thù vừa khinh ghét cời vào mũichúng”( Nhiều tác giả Tập nghiên cứu bình luận chọn lọc về thơ văn HồChủ tịch, Nxb Giáo dục, H., 1978, tr.289) Khi nói đến tác phẩm “ Bản

án chế độ Thực dân Pháp” của Hồ Chí Minh, tác giả viết: “ Có thể nóicuốn Bản án chế độ thực dân Pháp xuất bản tại Paris năm 1925 là mộtthiên tiểu phẩm dài” hay nói đúng hơn, là một tác phẩm gồm nhiều bài đ-

ợc sắp xếp theo một chủ đề thống nhất”

Nh vậy, theo ý kiến của Xích Điểu, cả về nội dung và phơng pháp thểhiện, tiểu phẩm đều mang tính chất đặc trng của tác phẩm báo chí Nhngtiểu phẩm cũng cho phép phát triển phơng pháp điển hình trong sáng tạovăn học Tính chất điển hình hoá của tiểu phẩm không đợc tạo nên do hcấu mà nó đợc hình thành theo quy luật sáng tạo của nhà báo, nghĩa làqua sự chọn lọc, phân tích khách quan những sự kiện, vấn đề có thựctrong cuộc sống để phản ánh trong tác phẩm trên cơ sở u tiên nội dungchính trị, t tởng “ Khả năng” cũng nh là mục đích của tiểu phẩm là phêphán, châm biếm kẻ thù.Nếu coi tiểu phẩm báo chí có những đặc điểmtrên thì việc xếp “Bản án chế độ thực dân Pháp” vào thể loại tiểu phẩmlàhợp lý

Một vấn đề đặt ra là có hay không ranh giới giữa tiểu phẩm báo chí vàtiểu phẩm văn học Nh đã nhắc đến ở trên, không riêng gì tiểu phẩm mà “nguồn gốc việc dùng các thể loại báo chí khác nhau và sự phong phúngày càng lớn trong các thể loại là dựa trên cơ sở nhu cầu xã hội nhiều

Trang 29

mặt, căn cứ vào khả năng mỗi ngày một lớn hơn và căn cứ trên các nhiệm

vụ nhiều mặt đợc giao phó cho báo chí Lịch sử phát sinh của bất kỳ thểloại báo chí nào cũng đều chứng minh” ( Các thể tài báo chí, T2, Hội nhàbáo Việt Nam, H, 1977, tr.4) Tất nhiên, mỗi thể loại tác phẩm báo chí ra

đời đều tiếp thu những yếu tố tích cực, có lợi trong nền văn hoá để làmtăng khả năng thông tin hiệu quả của nó.Tiểu phẩm báo chí trong quátrình ra đời vận động, cũng tiếp thu các yếu tố, thủ pháp châm biếm, giễucợt của văn học và văn hoá dân tộc Điều đó không có nghĩa là trớc khitiểu phẩm báo chí ra đời đã có tiểu phẩm văn học mà thực tế chỉ cónhững yếu tố mầm mống của tiểu phẩm báo chí

Mặt khác, với tính cách là một thể loại tác phẩm, lịch sử ra đời, pháttriển của tiểu phẩm gắn liền với báo chí, nằm trong sự vận động của báochí Tiểu phẩm ra đời do yêu cầu xã hội và do yêu cầu mà những nhiệm

vụ của báo chí đặt ra Quy luật sáng tạo của tiểu phẩm nằm trong quy luậtchung của báo chí: Phản ánh khách quan, trực tiếp các sự kiện, vấn đềcủa đời sống xã hội hiện thời, u tiên nội dung chính trị, t tởng, thời sự.Tiểu phẩm phản ánh trực diện, cụ thể, chân thực sự kiện, vấn đề trong xãhội một cách khách quan, không thông qua h cấu văn học- nghệ thuật.Hơn nữa, dù nhà văn hay nhà báo đều viết tiểu phẩm theo yêu cầu “ đơn

đặt hàng” của báo chí.Hỗu nh, không có tiểu phẩm nào không đợc bắt

đầu số phận của mình bằng sự có mặt trên mặt báo, tạp chí

Nh vậy, rõ ràng là không có lý do tồn tại ranh giới giữa “ tiểu phẩmbáo chí” và “tiểu phẩm văn học”, mà chỉ có một “ thể loại đợc gọi vớinhững tên khác nhau : “ Tiểu phẩm”, “ Tiểu phẩm báo chí”, “ Tiểu phẩmvăn học” và tính chất, mức độ, khả năng biểu hiện khác nhau của mỗi tiểuphẩm Tính nghệ thuật trong tiểu phẩm đợc biểu hiện nh khả năng vậndụng những thủ pháp trong xây dựng văn bản, trong việc tổ chức lô giccác chi tiết để tạo ra tiếng cời châm biếm Sẽ là nhầm lẫn nếu đồng nhấttính nghệ thuật trong tiểu phẩmvới việc h cấu để tạo ra hình tợng nghệthuật Nói cách khác, “điển hình trong văn tiểu phẩm khác với điển hìnhtrong kịch, truyện, tiểu thuyết” Đó chính là bắt đầu sự lựa chọn, pháthiện ra cho đợc sự kiện, vấn đề, chi tiết cuộc sống có tính tiêu biểu về mặttiêu cực để vạch mặt, lên án nhằm hớng tới những điều tốt đẹp Vấn đềtiếp theo mới là nghệ thuật thể hiện Vai trò quyết định của tiểu phẩm báo

Trang 30

chí phải là nội dung chính trị t tởng và tính thời sự nóng hổi, thời giansáng tạo của nhà báo đợc tính bằng giờ, phút chứ không tính bằng năm,tháng nh nhà văn.Tất nhiên, nội dung chính trị t tởng muốn tác động cóhiệu quả đến xã hội phải thông qua nghệ thuật thể hiện Vì thế, nghệthuật thể hiện mới có vai trò quan trọng của nó.

1.Châm biếm- đặc trng cơ bản của tiểu phẩm

Trong báo chí, ngời ta căn cứ vào 3 tiêu chí sau đây để phân loại các tácphẩm và phân biệt sự khác nhau giữa các thể loại Đó là:

Cũng nh các thể loại tác phẩm báo chí khác, đối tợng phản ánh của tiểuphẩm báo chí là hiện thực đời sống xã hội đơng thời nhng hiện thực ấythu hẹp lại trong phạm vi cái xấu của kẻ thù và cái xấu của nội bộ xãhội, dân tộc Chúng ta thấy đối tợng phản ánh trong tiểu phẩm của NgôTất Tố rất phong phú Nó bao gồm những cái xấu của chế độ thực dân,phong kiến thời kỳ trớc năm 1945 với sự độc ác, ích kỷ của bọn thực dânPháp, sự hèn đớn, ngu muội, dốt nát của bọn phong kiến bán nớc hại dân,những hủ tục mê tín dị đoan, thói ham tiền, ham danh vọng, ham địa vị,bán rẻ nhân phẩm của một số kẻ dại dột, lạc hậu, cả tin phản dân tộctrong nội bộ nhân dân Trong tiểu phẩm của mình, Hồ Chí Minh tậptrung ngọn đòn chính về phía kẻ thù dân tộc, bọn thực dân Pháp và đếquốc Mỹ xâm lợc Qua những cái xấu cụ thể biểu hiện trong những sựkiện sinh động của kẻ thù, bằng ngòi bút châm biếm sâu cay, ngời vạchtrần bản chất phản động, dối trá, vô nhân đạo của chúng Tiểu phẩm của

Trang 31

Hồ Chí Minh, Ngô Tất Tố, đều là một thể loại châm biếm, tạo nêntiếng cời( tiếng cời hiểu theo cả nghĩa bóng) Nhng sẽ sai lầm nếu chorằng nhiệm vụ, mục đích của tiểu phẩm chỉ là gây cời Bản thân cái cời

có nhiềun cung bậc, nhiều khía cạnh và nảy sinh trong nhiều điều kiện cụthể khác nhau Trong dân gian nói: “ 36 điệu cời” là để chỉ sự phong phú,sinh động của cời Trên thực tế, cái cời sinh động, phong phú hơn nhiềucon số 36 Cời có khi chỉ là kết quả sự đùa vui, không ác ý nh kiểu “chồng còng mà lấy vợ còng, nằm phản thì chật nằm nong thì vừa” Nhng

có tiếng cừơi biểu thị sự phản kháng, sự căm ghét Thậm chí “ cái cờinhiều khi có sức mạnh giết ngời” Lu – na- sác – xki đã nhận xét “ Cời

là một vũ khí quan trọng của kỷ luật xã hội thuộc một giai cấp nhất địnhhoặc là một hình thức gây áp lực của một giai cấp này đối với một giaicấp khác” ở một khía cạnh khái quát có tính lịch sử, nói nh Xích Điểu “

tiếng cời là yêu cầu của cuộc sống đang vơn lên Vì thế con ngời đa

đám một hình thái xã hội của họ không phải bằng những điệu kèn lâm khốc bi ai, mà bằng những tiếng cời vui vẻ” Tiếng cời châm biếm,

phê phán trong tiểu phẩm cũng là tiếng cừơi nh thế, tiếng cời tỉnh táo, cóphân biệt đối xử, tiếng cời của kẻ mạnh, tiếng cời có nhiều cung bậc, ýnghĩa khác nhau

Khi đề cập đến những cái xấu, lạc hậu, lỗi thời trong nội bộ dân tộc, nội

bộ đất nớc, “ cời là vũ khí quan trọng của kỷ luật xã hội”.Nó là sự phêbình những cái xấu, cái hạn chế nhằm mục đích xây dựng, phát triển cáimới, cái đẹp làm cho xã hội ngày càng tốt hơn

Đối với kẻ thù, cời trong tiểu phẩm thuộc về những cung bậc khác Đó làcời sâu cay, tiếng cời phê phán để đánh đổ, tiêu diệt cái ác Tiếng cời ấy,chính là “ hình thức gây áp lực của giai cấp này với giai cấp khác”, củamột dân tộc đối với kẻ thù đang dày xéo lên Tổ quốc thân yêu Ngọn đòncủa tiểu phẩm phơi trần bản chất kẻ thù ở nhữnh khía cạnh xấu xa nhất,phản động nhất qua những sự kiện, vấn đề thời sự sinh động không thểchối cãi ở thế của kẻ mạnh, là vũ khí của kẻ mạnh, tiếng cời khi cất lênchứa đựng sự khinh bỉ, dấy lên sự phẫn nộ, căm thù, lúc lại lắng xuốngchâm biếm sâu cay, chứng minh sự diệt vong tất yếu của kẻ thù

Trang 32

Thậm chí có những tiểu phẩm không thể gây cời khi đề cập đến những mâu thuẫn nào đó trong nội bộ nhân dân, nội bộ kẻ thù và buộc ngời đọc phải suy nghĩ đến những vấn đề sâu xa

Nói chung, trong mỗi tiểu phẩm, ngời viết đều sử dụng vũ khí là tiếng cời.Việc tạo ra tiếng cời châm biếm trong tiểu phẩm báo chí là cả một nghệthuật Về cơ bản, nghệ thuật gây cời trong tác phẩm dựa vào việc thiết lậpnên những mối quan hệ mâu thuẫn, những liên hệ bất ngờ, những tìnhhuống éo le với nhiều tầng lớp nghĩa, nhiều cách hiểu không cùng chiều.Nhng trong nhiều từng trờng hợp, tính chất của cái cời đó khác nhau, nóluôn là biện pháp thể hiện ý đồ của tác giả, thể hiện thái độ của tác giả

đối với cái ác, cái xấu đã đợc phản ánh và lên án Hơn nữa, tính chất, liềulợng của cái cời tạo nên trong tiểu phẩm báo chí phụ thuộc rất nhiều vàotài năng, đôi khi vào những phẩm chất cá nhân thuần tuý năng khiếu củatác giả

Một đặc trng cơ bản của tiểu phẩm là sự kết hợp giữa những phơng phápthể hiện của báo chí và thủ pháp nghệ thuật của văn học, giữa ngôn ngữthông tin chính luận với ngôn ngữ hình tợng nghệ thuật Sự kết hợp nàyrất phong phú, sinh động tuỳ theo tài liệu về sự kiện khách quan và tàinăng của ngời viết Tất nhiên, khả năng và mức độ sự kết hợp này cũngnằm trong phạm vi khống chế của những quy luật sáng tạo trong báo chí

là u tiên nội dung chính trị t tởng, đáp ứng kịp thời yêu cầu thông tin củaxã hội do những nhiệm vụ chính trị – xã hội đặt ra, tôn trọng hoàn toàntính chân thật khách quan của sự kiện Trong các tiểu phẩm của Hồ ChíMinh, Ngô Tất Tố, Xích Điểu, đều có sự kết hợp rất linh hoạt giữa cácyếu tố của chính luận, tự sự, thông tin và thơ ca, hò vè, ca dao, dân ca,

Đôi khi, trong các tiểu phẩm còn có hình thức đối thoại của kịch bản sân khấu, hình thức điểm tin thời sự có sự so sánh, đối lập tạo ra mâu

thuẫn Với một nội dung rất nhỏ so với các thể loại ký, phóng sự, tờngthuật, nhng vốn từ sử dụng trong tiểu phẩm rất phong phú

Từ sự phân tích trên, có thể kết luận: Tiểu phẩm báo chí là một thểloại châm biếm có tính chiến đấu cao, kết hợp sinh động giữa nội dung

và phơng pháp thể hiện của báo chí với các thủ pháp nghệ thuật văn học,

sử dụng vũ khí là tiếng cời, nhằm biểu thị thái độ đối với cái xấu của nội

bộ xã hội và kẻ thù đã đợc phản ánh chân thật và vạch trần bản chất

Trang 33

Cho nên- nói nh Xích Điểu- “ Việc Bác Hồ của chúng ta cũng đã nắm lấy

vũ khí sắc bén này từ những ngày đầu hoạt động cách mạng không phải làmột hiện tợng ngẫu nhiên”

3.2.Tiểu phẩm trên báo chí

a, Quan niệm của Trần Quang (trong cuốn Làm báo – Lý thuyết và thực

hành Nxb.ĐHQG,HN.,2000): Tiểu phẩm đả kích và châm biếm là hai thểloại Nhng giữa chúng có sự khác nhau:

Bài phân tích thể hiện sự kiên quyết, hăng say của giọng văn mà trong

đó đợc sử dụnh rộng rãi sự mỉa mai, châm biếm sâu cay, và thủ pháp lố bịch

Đả kích có phạm vi, quy mô nhằm mục đích bắn vào hệ thống các quan

điểm, vạch trần cái cốt lõi trong chính sách của kẻ thù, trong quan điểm t ởng, trong phơng pháp hành động của chúng

t-Châm biếm: Không đòi hỏi đến sự huỷ bỏ Đối tợng khách quan của bài

châm biếm là ngời có khuyết điểm nhng không nhất định là kẻ thù t tởng,chính trị

Châm biếm thờng liên hệ đến các sự kiện sẵn có Tác giả làm rõ bảnchất của sự kiện hay sự việc đó, ý nghĩa của nó nh là biểu hiện của cáichung trong cái riêng, nh một mắt xích trong dây chuyền của chính sáchphản động, hệ t tởng phản động

Cho nên, sự khác nhau giữa đả kích và châm biếm chính là ở tính chấtcủa đối tợng khách quan đợc nhắc tới Và mục đích phê phán từ tính chấtcủa đối tợng phản ánh

Ví dụ: Nguyễn Aí Quốc đã sử dụng ăn đả kích nh một vũ khí lợi hạinhất để tấn công chủ nghĩa thực dân pháp và bù nhìn An Nam của chúng, nhcác bài: Lời than vãn của bà Trng Trắc, Sở thích đặc biệt, Vi hành, Khôngphải chuyện đùa, Con rùa,

Ngày đăng: 23/12/2014, 22:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w